Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu đô thị cửa khẩu mộc bài, tỉnh tây ninh, công suất 3 000 m3 ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.5 MB, 129 trang )

TÓM TẮT
Đồ án tốt nghiệp: “Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu đô thị cửa khẩu
Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, công suất 3.000 m3/ngày.đêm”, sử dụng nguồn nước dưới
đất làm nguồn nước thô để xử lý. Khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh là khu
đô thị đang trong quá trình đầu tư xây dựng để trở thành một đô thị hiện đại, là trung
tâm và động lực phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh nói riêng, đầu cầu khu vực hành lang
kinh tế dọc đường Xuyên Á nói chung. Việc xây dựng mới nhà máy xử lý nước cấp
nhằm: đáp ứng chương trình mục tiêu quốc qia về cấp nước sạch, hợp vệ sinh đảm bảo
chất lượng, phù hợp về mặt kinh tế và không gây tác động môi trường.
Trước tính cấp thiết về nhu cầu nước sinh hoạt cung cấp cho khu đô thị, đề tài đã
thu thập tài liệu tổng quan về khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài, tổng quan về nguồn nước
và các biện pháp xử lý, từ đó tính toán nhu cầu dùng nước và công suất trạm xử lý.
Trong đồ án đã chọn nguồn nước dưới đất để dùng cấp cho nhà máy, từ nguồn nước đã
xác định, đã lựa chọn được sơ đồ công nghệ phù hợp và tính toán thiết kế các công trình
xử lý nước đơn vị bao gồm: thùng quạt gió, bể trộn, bể lắng, bể lọc, bể chứa, hồ cô đặc
bùn cặn. Bố trí mặt bằng trạm xử lý, đồng thời tính toán cao trình trạm xử lý. Trong đồ
án đã khái toán sơ bộ kinh phí xây dựng nhà máy xử lý nước cấp và đánh giá sơ bộ công
tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành nhà máy xử lý
nước cấp. Lập bản vẽ thiết kế nhà máy xử lý nước cấp và các công trình xử lý, đáp ứng
được yêu cầu trong nhiệm vụ đồ án.


ABSTRACT
Graduation project: "Design of water treatment plant for urban area of Moc Bai
border gate, Tay Ninh province, capacity of 3.000 m3 /ngay.dem", using groundwater
as raw water for processing. . Moc Bai border gate urban area, Tay Ninh province is an
urban area in the process of investment and construction to become a modern city, the
center and motive force for economic development in Tay Ninh province in particular.
the economic corridor along the Trans-Asia Highway. The construction of new water
treatment plants shall be aimed at: meeting the national target programs on clean water
supply and hygiene, ensuring quality, economically suitable and not causing


environmental impacts.
Prior to the urgency of the demand for water supply for urban areas, the subject
has collected a comprehensive overview of Moc Bai border gate, an overview of water
resources and treatment measures. Water demand and capacity of treatment plant. In
the project selected underground water to use for the factory, from the water source has
been identified, have selected the appropriate technology map and design calculations
of the water treatment unit consists of tanks blower, mixing tank, settling tank, filter
tank, reservoir, sedimentation tank. Layout of the treatment station site, while
calculating the processing station elevation. The project has roughly estimated the costs
of constructing a water treatment plant and preliminary assessment of environmental
protection in the construction phase and operation stage of the water treatment plant.
Make design drawings for water treatment plants and treatment facilities that meet the
requirements of the project task.


DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Vị trí và giới hạn khu vực thiết kế..................................................................... 2
Hình 1.1 Vị trí địa lý của khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài ............................................... 5
Hình 1.2 Trạm cấp nước Bến Cầu hiện hữu.................................................................. 8
Hình 3.1 Biểu đồ cấp nước các giờ trong ngày............................................................. 31
Hình 3.2 Đề xuất các phương án công nghệ xử lý ........................................................ 33
Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ phương án chọn .................................................................. 36
Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ trạm xử lý ........................................................................... 38
Hình 4.2 Sơ đồ cấu tạo giếng khoan ............................................................................. 38
Hình 4.3 ......................................................................................................................... 39
Hình 4.4 Sơ đồ bố trí giếng khoan ................................................................................ 43
Hình 4.5 ......................................................................................................................... 46
Hình 4.6 Các bộ phận của thùng quạt gió ..................................................................... 47
Hình 4.7 Đồ thị để xác định pH của nước đã bão hòa Canxi Cacbonat đến trạng thái
cân bằng......................................................................................................................... 56

Hình 4.8 Biều đồ xác định hệ số β khi sử dụng ổn định nước bằng kiềm hóa trong
trường hợp pHo < pHs < 8,4 ........................................................................................... 57
Hình 4.9 ........................................................................................................................ 60
Hình 4.10 Bể trộn đứng kiểu thu nước bằng máng ....................................................... 61
Hình 4.11 ....................................................................................................................... 63
Hình 4.12 Sơ đồ cấu tạo bể lắng đứng .......................................................................... 64
Hình 4.13 ....................................................................................................................... 70
Hình 4.14 Bể lọc nhanh trọng lực ................................................................................. 70
Hình 4.15 ....................................................................................................................... 83
Hình 4.16 ....................................................................................................................... 86


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Chiều dày các tầng chứa nước ....................................................................... 12
Bảng 2.2 So sánh chất lượng nguồn nước thô............................................................... 13
Bảng 3.1 Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt.................................................................... 27
Bảng 3.2 Chế độ dùng nước của khu vực ..................................................................... 30
Bảng 3.3 Chỉ tiêu hóa lý chất lượng nước dưới đất ...................................................... 32
Bảng 3.4 So sánh lựa chọn công nghệ xử lý ................................................................. 34
Bảng 4.1 Hệ số thấm K và bán kính ảnh hưởng R trong các tầng chứa nước ............. 39
Bảng 4.2 Số giếng dự phòng theo bậc tin cậy............................................................... 41
Bảng 4.3 Tổn thất dọc đường trên ống đẩy từ giếng xa nhất đến trạm xử lý................ 45
Bảng 4.4 Tổn thất cục bộ trên ống đẩy từ giếng xa nhất (G1) đến trạm xử lý ............. 45
Bảng 4.5. Chiều cao lớp vật liệu tiếp xúc ..................................................................... 49
Bảng 4.6 Thông số thiết kế thùng quạt gió ................................................................... 52
Bảng 4.7 Hằng số phân ly bậc 1 của axit cacbonic....................................................... 53
Bảng 4.8 Lượng oxy bão hòa trong nước...................................................................... 54
Bảng 4.9 Hệ số KD đối với chất khí ............................................................................. 55
Bảng 4.10 Liều lượng PAA cho vào nước .................................................................... 59
Bảng 4.11 Thông số thiết kế bể trộn đứng ................................................................... 63

Bảng 4.12 Thông số thiết kế bể lắng đứng.................................................................... 70
Bảng 4.13 Thông số thiết kế bể lọc nhanh .................................................................... 80
Bảng 4.14 Thống kê lưu lượng nước điều hòa của bể chứa.......................................... 84
Bảng 4.15 Thông số thiết kế bể chứa nước sạch........................................................... 85
Bảng 4.16 Thông số thiết kế hồ cô đặc, nén và phơi khô bùn ...................................... 88
Bảng 5.1 Bảng chi phí xây dựng ................................................................................... 93
Bảng 5.2 Chi phí thiết bị ............................................................................................... 94
Bảng 5.3 Chi phí nhân công .......................................................................................... 95
Bảng 5.4 Chi phí điện năng........................................................................................... 95
Bảng 5.5 Chi phí hóa chất ............................................................................................. 96
Bảng 6.1 Tóm tắt các biện pháp giảm thiểu.................................................................. 98
Bảng 6.2 Dự đoán mức độ ảnh hưởng có thể đối với môi trường ................................ 100


DANH MỤC BẢN VẼ
Bản vẽ số 01: Mặt bằng tổng thể
Bản vẽ số 02: Mặt bằng công nghệ
Bản vẽ số 03: Sơ đồ cao trình công nghệ
Bản vẽ số 04: Thùng quạt gió
Bản vẽ số 05: Bể trộn đứng
Bản vẽ số 06: Mặt bằng cụm bể lắng
Bản vẽ số 07: Mặt cắt A-A cụm bể lắng
Bản vẽ số 08: Mặt cắt B-B cụm bể lắng
Bản vẽ số 09: Mặt bằng cụm bể lọc
Bản vẽ số 10: Mặt cắt A-A cụm bể lọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN .............................................................................. 1

2 ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỒ ÁN ...................................................................................... 3
3 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI ĐỒ ÁN ........................................................................... 3
4 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỒ ÁN ......................................................................................... 3
5 PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN ................................................................................ 3
6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 4
7 CÁC TÀI LIỆU CƠ SỞ ............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHU ĐÔ THỊ CỬA KHẨU MỘC BÀI,
TỈNH TÂY NINH .............................................................................................................. 5
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ......................................................................................... 5
1.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................... 5
1.1.2 Điều kiện khí hậu ................................................................................................ 5
1.1.3 1Điều kiện địa hình ............................................................................................. 6
1.1.4 Điều kiện địa chất................................................................................................ 6
1.1.5 Điều kiện thủy văn .............................................................................................. 6
1.2 HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG ......................................................................... 7
1.2.1 Hiện trạng hệ thống giao thông ........................................................................... 7
1.2.2 Hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường .............................................. 7
1.2.3 Hiện trạng cấp nước ............................................................................................ 7
1.2.4 Hiện trạng cấp điện ............................................................................................. 8
1.2.5 Hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc ................................................................. 8
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ
LÝ NƯỚC ........................................................................................................................ 10
2.1 CÁC LOẠI NGUỒN NƯỚC .................................................................................. 10
2.1.1 Nước mặt .......................................................................................................... 10
2.1.2 Nước dưới đất ................................................................................................... 10
2.1.3 Nước mưa ......................................................................................................... 11
2.2 CÁC NGUỒN NƯỚC TRONG KHU VỰC .......................................................... 11
2.2.1 Nguồn nước mặt ............................................................................................... 11



2.2.2 Nguồn nước dưới đất ........................................................................................ 12
2.3 LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC ................................................................................ 13
2.4 TÍNH CHẤT VÀ CHỈ TIÊU VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT ................ 14
2.4.1 Tính chất ........................................................................................................... 14
2.4.2 Các chỉ tiêu chất lượng nước ............................................................................ 14
2.5 CÁC CÔNG TRÌNH THU NƯỚC DƯỚI ĐẤT ................................................... 19
2.5.1 Phân loại ........................................................................................................... 19
2.5.2 Phạm vi và phân loại giếng khoan .................................................................... 19
2.6 CÁC QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT ................................................... 20
2.6.1 Làm thoáng ....................................................................................................... 20
2.6.2 Quá trình khuấy trộn hóa chất .......................................................................... 21
2.6.3 Quá trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn ...................................................... 22
2.6.4 Quá trình lắng ................................................................................................... 23
2.6.5 Quá trình lọc ..................................................................................................... 24
2.6.6 Khử trùng nước ................................................................................................. 25
2.6.7 Ổn định nước .................................................................................................... 26
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP ........... 27
3.1 TÍNH TOÁN NHU CẦU DÙNG NƯỚC VÀ CÔNG SUẤT TRẠM XỬ LÝ ...... 27
3.1.1 Tính toán nhu cầu dùng nước và công suất trạm xử lý .................................... 27
3.1.2 Lập bảng thống kê lưu lượng nước tiêu thụ theo từng giờ trong ngày............. 29
3.2 ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC ................................................ 31
3.2.1 Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý nước dưới đất ....................................... 31
3.2.2 Dữ liệu chất lượng nước nguồn ........................................................................ 31
3.2.3. Đề xuất và lựa chọn công nghệ xử lý nước dưới đất ....................................... 33
CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ XỬ LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
.......................................................................................................................................... 38
4.1 GIẾNG KHOAN ..................................................................................................... 38
4.1.1 Số liệu tính toán ................................................................................................ 39
4.1.2 Chọn tầng chứa nước ........................................................................................ 39
4.1.3 Tính toán công suất giếng khoan ...................................................................... 40

4.2 THÙNG QUẠT GIÓ .............................................................................................. 46
4.2.1 Nhiệm vụ .......................................................................................................... 46


4.2.2 Cấu tạo và chức năng........................................................................................ 47
4.2.3 Tính toán thiết kế .............................................................................................. 48
4.2.4 Xác định hàm lượng CO2, O2 và pH sau khi làm thoáng. ................................ 52
4.2.5 Kiểm tra độ ổn định của nước sau làm thoáng ................................................. 55
4.2.6 Tính toán liều lượng hóa chất (vôi) để kiềm hóa ............................................. 56
4.2.7 Tính toán hóa chất trợ keo tụ (Poliacrylamid PAA) ......................................... 59
4.3 BỂ TRỘN ĐỨNG ................................................................................................... 60
4.3.1 Nhiệm vụ .......................................................................................................... 60
4.3.2 Cấu tạo và chức năng........................................................................................ 61
4.3.3 Tính toán bể trộn đứng ..................................................................................... 61
4.4 CỤM BỂ LẮNG ĐỨNG ........................................................................................ 63
4.4.1 Nhiệm vụ .......................................................................................................... 63
4.4.2 Cấu tạo và chức năng........................................................................................ 64
4.4.3 Tính toán thiết kế .............................................................................................. 64
4.5 BỂ LỌC NHANH ................................................................................................... 70
4.5.1 Nhiệm vụ .......................................................................................................... 70
4.5.2 Cấu tạo và chức năng........................................................................................ 70
4.5.3 Tính toán thiết kế .............................................................................................. 71
4.6 TÍNH TOÁN KHỬ TRÙNG .................................................................................. 81
4.6.1 Nhiệm vụ .......................................................................................................... 81
4.6.2 Tính toán liều lượng clo ................................................................................... 81
4.7 BỂ CHỨA NƯỚC SẠCH ....................................................................................... 83
4.7.1 Nhiệm vụ .......................................................................................................... 83
4.7.2 Tính toán bể chứa ............................................................................................. 83
4.8 HỒ CÔ ĐẶC, NÉN VÀ PHƠI KHÔ BÙN ............................................................ 85
4.8.1 Nhiệm vụ .......................................................................................................... 86

4.8.2 Cấu tạo và chức năng........................................................................................ 86
4.8.3 Tính toán thiết thế ............................................................................................. 86
4.9 CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ ................................................................................ 88
4.10 BỐ TRÍ MẶT BẰNG TRẠM XỬ LÝ ................................................................. 89
4.11 CAO TRÌNH CÁC CÔNG TRÌNH TRONG NHÀ MÁY XỬ LÝ ...................... 89


CHƯƠNG 5 KHÁI TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ............................ 93
5.1 CHI PHÍ XÂY DỰNG – THIẾT BỊ ..................................................................... 93
5.1.1 Chi phí xây dựng ............................................................................................... 93
5.1.2 Chi phí thiết bị ................................................................................................... 94
5.1.3 Chi phí khác ...................................................................................................... 94
5.2 CHI PHÍ QUẢN LÝ VẬN HÀNH ....................................................................... 95
5.2.1 Chi phí công nhân ............................................................................................. 95
5.2.2 Chi phí điện năng .............................................................................................. 95
5.2.3 Chi phí hóa chất ................................................................................................ 96
5.2.4 Chi phí khấu hao cơ bản.................................................................................... 96
5.3 CHI PHÍ SẢN XUẤT 1 M3 NƯỚC SẠCH .......................................................... 96
CHƯƠNG 6 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .................... 97
6.1 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ....................................................................................... 97
6.2 CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG .............................. 97
6.3 TỔNG QUAN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ................................................. 97
6.4 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ .... 100
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ............................................................................................ 102
1 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 102
2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 102
NGUỒN THAM KHẢO ................................................................................................ 103
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 104



Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, công suất
3.000 m3/ngày.đêm

MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN
Nước là một nhu cầu thiết yếu đối với mọi sinh vật trên trái đất. Không có nước, cuộc
sống trên trái đất không thể tồn tại. Nhu cầu dùng nước của con người là 100 – 150
l/ngày.đêm, cho các hoạt động bình thường chưa kể đến hoạt động sản xuất. Nước cấp
cho nhu cầu ăn uống, vệ sinh và các hoạt động giải trí, ngoài ra nước còn sử dụng cho các
hoạt động khác như: cứu hỏa, phun nước, tưới cây, rửa đường,… Và hầu hết mọi ngành
công nghiệp sử dụng nguồn nước như là một nguồn tài nguyên không thể thay thế được
trong sản xuất.
Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, nằm ở vị trí cầu nối giữa
thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, vương quốc Campuchia và là một trong
những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mộc Bài là cửa khẩu quốc tế
đường bộ lớn nhất Việt Nam trên tuyến đường biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia,
đồng thời cửa khẩu Mộc Bài có lợi thế đặc biệt nằm trên tuyến đường Xuyên Á, chỉ cách
thành phố Hồ Chí Minh 73 km. Cửa khẩu Mộc Bài không chỉ là một cửa ngõ của tỉnh Tây
Ninh trong việc phát triển giao lưu thương mại với Campuchia mà còn giữ vai trò quan
trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại, trở thành trung tâm giao dịch thương
mại quốc tế, thực hiện chương trình hợp tác tiểu vùng trong chiến lược phát triển kinh tế
ở phía Nam Việt Nam.

SVTH: Võ Thị Kim Tuyết
CBHD: Ths Nguyễn Trường Phúc

1



Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, công suất
3.000 m3/ngày.đêm

Hình 1 Vị trí và giới hạn khu vực thiết kế.
Khu đô thị Mộc Bài đang trong quá trình đầu tư xây dựng để trở thành một đô thị hiện
đại, là trung tâm và động lực phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh nói riêng, đầu cầu khu vực
hành lang kinh tế dọc đường Xuyên Á nói chung. Việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng
kỹ thuật một cách đồng bộ và hoàn chỉnh sẽ là cơ sở thúc đẩy việc phát triển khu thương
mại – đô thị cửa khẩu Mộc Bài trước mắt cũng như lâu dài. Mặt khác, việc xây dựng mới
nhà máy xử lý nước cấp nhằm:
- Đáp ứng chương trình mục tiêu quốc qia về cấp nước sạch.
- Cải thiện đời sống và hỗ trợ xóa đói giảm nghèo trong khu vực.
- Tạo ra các trục đường chính nối liền các khu vực đô thị, công nghiệp quan trọng
của khu đô thị Mộc Bài.
- Tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước để đẩy nhanh tốc độ thu
hút đầu tư phát triển sản xuất tại khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài.

SVTH: Võ Thị Kim Tuyết
CBHD: Ths Nguyễn Trường Phúc

2


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, công suất
3.000 m3/ngày.đêm

Do đó, việc xây dựng một nhà máy xử lý nước cấp phục vụ cụm dân cư ĐTCK Mộc
Bài, tỉnh Tây Ninh là hết sức cần thiết và cấp bách. Nó đáp ứng được nhu cầu sử dụng

nước trong sinh hoạt của người dân trong hiện tại và tương lai theo định hướng phát triển
của khu đô thị. Đó cũng chính là lý do đề tài: “Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu
đô thị cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, công suất 3.000 m3/ngày.đêm” được hình thành.
2 ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỒ ÁN
 Nguồn nước dưới đất sử dụng để xử lý.
 Thành phần, tính chất của nguồn nước và quy chuẩn cấp nước.
 Các công nghệ xử lý nước cấp.
3 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI ĐỒ ÁN
 Giới hạn
 Thiết kế công trình thu và nhà máy xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước dưới đất,
công suất 3.000 m3/ngày.đêm.
 Chất lượng nước đầu ra đạt QCVN 02:2009/BYT, QCVN 01:2009/BYT.
 Phạm vi
 Nguồn nước cấp phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân trong khu ĐTCK
Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.
 Toàn bộ khu đô thị Mộc Bài gồm: thị trấn Bến Cầu, các xã An Thạnh, Lợi Thuận
và một số xã phụ cận như: Long Thuận, Tiên Thuận (thuộc Huyện Bến Cầu); các
xã Bình Thạnh, Phước Lưu, Phước Chỉ (thuộc huyện Trảng Bàng).
4 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỒ ÁN
 Đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân khu ĐTCK Mộc Bài, tỉnh Tây
Ninh kể cả hiện tại và đảm bảo dự phòng phát triển trong tương lai.
 Cung cấp nước sạch một cách ổn định và lâu dài cho nhu cầu sinh hoạt của người
dân. Giải quyết vấn đề môi trường, tránh việc phá hoại địa tầng do khai thác nguồn
nước dưới đất tùy tiện, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
5 PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN
 Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu và các số liệu cần thiết về khu
đô thị. Tìm hiểu thành phần, tính chất nguồn nước thô tại khu đô thị.
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước dưới đất
qua các tài liệu chuyên ngành và các công nghệ hiện đang áp dụng tại Việt Nam.
 Phương pháp so sánh: So sánh ưu khuyết điểm của các công nghệ xử lý để đưa ra

giải pháp lựa chọn công nghệ xử lý nước phù hợp nhất.

SVTH: Võ Thị Kim Tuyết
CBHD: Ths Nguyễn Trường Phúc

3


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, công suất
3.000 m3/ngày.đêm

 Phương pháp toán học: Sử dụng các công thức toán học để tính toán các công trình
đơn vị trong hệ thống xử lý nước cấp, dự toán chi phí xây dựng và chi phí vận hành
trạm xử lý nước cấp.
 Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm Autocad để mô tả kiến trúc các công trình
đơn vị trong hệ thống xử lý nước cấp.
6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài mang tính khả thi, khi thực hiện sẽ mang lại các ý nghĩa sau:
 Ý nghĩa đối với kinh tế - xã hội
 Giải quyết vấn đề thiếu nước sạch của người dân.
 Nâng cao dời sống của người dân, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Tạo điều kiện và
đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của người dân, cải tiến quan hệ xã hội, nâng
cao chất lượng văn hóa.
 Làm cơ sở cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị và thu hút đầu tư nước ngoài.
 Ý nghĩa đối với khoa học – kỹ thuật
 Là nơi nghiên cứu thực tập cho các sinh viên ngành môi trường và các ngành khác.
 Học hỏi, áp dụng và nâng cao trình độ kỹ thuật từ những khoa học kỹ thuật mới ở
những nước đang phát triển.
 Tạo điều kiện cho các nghiên cứu, mở rộng dự án sau này.

 Ý nghĩa đối với môi trường
 Giảm thiểu bệnh tật do sử dụng nguồn nước không đạt chất lượng.
 Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, làm giảm tác động của
ô nhiễm môi trường.
7 CÁC TÀI LIỆU CƠ SỞ
 TCXDVN 33:2006: Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết
kế.
 QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
 QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống.
 TCVN 2622:1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
 Quyết định 1849/QĐ-TTg: Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa
khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh đến năm 2020.
 QCXDVN 01:2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng.
 Các giáo trình chuyên ngành.
 Các tài liệu liên quan đến khu vực thực hiện đồ án thiết kế (nguồn Internet).
SVTH: Võ Thị Kim Tuyết
CBHD: Ths Nguyễn Trường Phúc

4


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, công suất
3.000 m3/ngày.đêm

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ
KHU ĐÔ THỊ CỬA KHẨU MỘC BÀI, TỈNH TÂY NINH
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý
Khu đô thị cửa khẩu (ĐTCK) Mộc Bài nằm ở phía Tây Nam tỉnh Tây Ninh, sát biên

giới nước Campuchia, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 73km. Khu ĐTCK Mộc Bài
nằm trên hành lang kinh tế đô thị quốc gia, quốc tế theo các trục: đường sắt Xuyên Á,
đường cao tốc TPHCM – Mộc Bài, Quốc lộ 22 (QL 22), vị trí tạo thuận lợi cho khu ĐTCK
Mộc Bài trong mối liên hệ quốc gia, quốc tế về đường bộ và đường sắt.
Ranh gới địa lý:
- Phía Bắc giáp xã Long Phước huyện Bến Cầu và sông Vàm Cỏ Đông.
- Phía Tây giáp biên giới Campuchia.
- Phía Đông giáp sông Vàm Cỏ Đông.
- Phía Nam giáp tỉnh Long An.

Hình 1.1 Vị trí địa lý của khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài.

SVTH: Võ Thị Kim Tuyết
CBHD: Ths Nguyễn Trường Phúc

5


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, công suất
3.000 m3/ngày.đêm

1.1.2 Điều kiện khí hậu
Khí hậu ở Mộc Bài mang các đặc điểm khí hậu của tỉnh Tây Ninh, do đó tương đối ôn
hòa, được chia ra hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Địa phương ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác. Bên cạnh những
thuận lợi, một số hạn chế chủ yếu của khí hậu ở đây là sự biến động và phân hóa rõ rệt
của các yếu tố theo mùa.
Sự tương phản giữa mùa khô và mùa mưa, về chế độ mưa, chế độ gió và chế độ ẩm ít

nhiều gây cản trở cho phát triển sản xuất và đời sống.
1.1.3 1Điều kiện địa hình
Khu ĐTCK Mộc Bài nằm trên khu đất bằng phẳng, tương đối thấp (với cao độ khoảng
0 – 4m) và dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Khu vực cao nhất xung quanh cửa khẩu,
cao độ bình quân trên 3m. Khu vực thấp nhất thuộc về phía Đông Nam có các ruộng cỏ
năng ngập nước, có cao độ thấp trung bình từ 1m đến 0,3m.
Quanh khu vực có nhiều sông, rạch, kênh mương.
- Phía Bắc có kênh Đìa Xù theo hướng Đông Tây từ sông Vàm Cỏ Đông tới biên
giới.
- Phía Đông có sông Vàm Cỏ Đông.
- Phía Nam có một số kênh rạch nhỏ và vùng đất trũng, ngập.
Địa hình trong khu vực nhìn chung chia làm một số khu vực chính:
- Phía Tây Bắc, đến tỉnh lộ 786 (LT 786) và biên giới Capuchia: địa hình nhìn
chung cao, là vùng gò đồi thấp xen kẽ một số ruộng lúa thấp.
- Phía Đông Bắc, đến sông Vàm Cỏ và thị trấn Bến Cầu: địa hình cao hơn khu vực
giữa đến thị trấn Bến Cầu. Địa hình thấp hơn ở hai phía từ giữa đến LT 786 và
sông Vàm Cỏ Đông, tạo thành các ruộng lúa và đầm lầy.
- Phía Nam đến QL 22: địa hình thấp, chủ yếu là ruộng lúa.
- Phía Nam từ QL 22 đến hết biên giới: địa hình cao ở phía giữa và thấp dần về
phía Đông và Tây.
1.1.4 Điều kiện địa chất
Trong khu vực có một số khoáng sản sau: sét gạch ngói ở khu vực Lợi Thuận và than
bùn ở Long Chữ, Tiên Thuận.

SVTH: Võ Thị Kim Tuyết
CBHD: Ths Nguyễn Trường Phúc

6



Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, công suất
3.000 m3/ngày.đêm

1.1.5 Điều kiện thủy văn
Nguồn nước mặt tại địa phương phụ thuộc chủ yếu vào chế độ hoạt động của sông
Vàm Cỏ Đông. Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ vùng đồi cao 150km ở Campuchia, chảy
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với tổng chiều dài 220km (trong đó địa phận khu ĐTCK
Mộc Bài khoảng 39km).
Sông Vàm Cỏ Đông chảy đến ngã ba Bầu Quỳ (Cần Đước, Long An) hợp với sông
Vàm Cỏ Tây đổ ra biển. Diện tích lưu vực 8.500km2, lưu lượng nước trung bình 96m/s.
Sông Vàm Cỏ Đông chính là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho khu ĐTCK Mộc Bài
trong tương lai. Tuy nhiên, sông Vàm Cỏ Đông bị nhiễm phèn nặng.
Ngoài sông Vàm Cỏ Đông, trong khu vực còn có các kênh rạch từ sông Vàm Cỏ Đông
đi sâu vào nội địa tạo nên hệ thống giao thông đường thủy, phân bố tương đối đều từ Bắc
xuống Nam.
1.2 HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
1.2.1 Hiện trạng hệ thống giao thông
Hiện trạng giao thông đường bộ đối ngoại của khu ĐTCK Mộc Bài bao gồm:
 QL 22 đi từ TPHCM đến Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, hiện nay
đường đã được nâng cấp mở rộng thành đường Xuyên Á với chiều dài trong khu
đô thị khoảng 10m.
 TL 786 từ Châu Thành đi Long An qua khu ĐTCK Mộc Bài được tráng nhựa với
chiều dài 20,23km từ xã Phước Chỉ đến xã Tiên Thuận.
 Tuyến đường từ trị trấn Bến Cầu đến Bến Đình nối vào QL 22B đi thị xã Tây
Ninh, tuyến đường này là tuyến giao thông có ý nghĩa quốc phòng, có khoảng
cách ngắn hơn 20km so với tuyến đường đi qua Gò Dầu.
 Giao thông trong khu vực chưa có đường hàng không, đường sắt và cảng sông,
giao thông đường thủy còn hạn chế.
Nhìn chung hệ thống giao thông cần được xây dựng hoàn thiện thêm với các tuyến dọc

biên giới, dọc sông Vàm Cỏ Đông và các tuyến ngang để phát triển kinh tế biên giới.
1.2.2 Hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường
Hầu hết các điểm dân cư trong vùng chưa có hệ thống thoát nước thải, riêng tại khu
thương mại – đô thị đã xây dựng một số tuyến cống thu gom nước thải dọc theo các trục
đường hiện hữu.
Chất thải rắn hiện nay chỉ mới được xử lý thông qua tổ chức tư nhân của huyện Bến
Cầu, thu gom hàng ngày và đem về xử lý ở hầm rác trong huyện. Việc này về lâu dài sẽ
ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực.
SVTH: Võ Thị Kim Tuyết
CBHD: Ths Nguyễn Trường Phúc

7


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, công suất
3.000 m3/ngày.đêm

1.2.3 Hiện trạng cấp nước
Hiện tại, hầu hết dân cư trong vùng đều sử dụng giếng khoan tầng nông sâu từ 20 đến
30m, hoặc giếng đóng sâu 40 đến 50m, được sử dụng trực tiếp không qua xử lý. Chất
lượng nước chưa được xét nghiệm, riêng tại khu vực thị trấn Bến Cầu hiện có hệ thống
cấp nước sạch gần kênh Đìa Xù, được xây dựng năm 2003 công suất 3.000m3/ngày.đêm,
đang khai thác và sử dụng. Hệ thống sử dụng nguồn nước thô là nguồn nước dưới đất
mạch sâu. Nước sau khi xử lý sẽ được cấp đến các hộ tiêu thụ qua mạng lưới đường ống
chuyển tải và phân phối.
Nhà máy xử lý nước đã xuống cấp và hiện hoạt động không còn hiệu quả. Trong tương
lai, nếu tiếp tục hoạt động, nhà máy nước hiện hữu sẽ không đáp ứng được nhu cầu về lưu
lượng, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế.


Hình 1.2 Trạm cấp nước Bến Cầu hiện hữu
1.2.4 Hiện trạng cấp điện
Lưới điện:
- Phát triển và cải tạo lưới điện trung thế lên cấp điện áp 22kV để chuyển sang vận
hành ở một chuẩn chung theo quy định.
- Liên kết mạch vòng lưới phân phối, nâng cao độ tin cậy của lưới điện, bảo đảm
huy động thuận lợi các nguồn điện trong khu vực.
- Từng bước ngầm hóa lưới điện phân phối để bảo đảm mỹ quan đô thị.

SVTH: Võ Thị Kim Tuyết
CBHD: Ths Nguyễn Trường Phúc

8


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, công suất
3.000 m3/ngày.đêm

1.2.5 Hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc
Hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc tại khu ĐTCK Mộc Bài được phép nối vào mạng
viễn thông cửa Bưu điện tỉnh Tây Ninh bằng hệ thống cáp quang với các bưu điện hiện
hữu trong khu đô thị như bưu điện cửa khẩu Mộc Bài, bưu điện thị trấn Bến Cầu, huyện
Bến Cầu,…

SVTH: Võ Thị Kim Tuyết
CBHD: Ths Nguyễn Trường Phúc

9



Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, công suất
3.000 m3/ngày.đêm

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP VÀ
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC
2.1 CÁC LOẠI NGUỒN NƯỚC
Để cung cấp nước sạch, có thể khai thác các nguồn nước thiên nhiên (thường gọi là
nước thô) từ nước mặt, nước dưới đất, nước mưa.
2.1.1 Nước mặt
a. Nguồn gốc của nước mặt
Nước mặt có nguồn gốc từ các lớp nước ở dưới sâu mà sự xuất hiện của nó tạo nên các
suối, sông, hồ,… Chúng có thể được chứa vào các bể chứa tự nhiên hoặc nhân tạo hoặc
được hợp lại thành dòng, với đặc trưng là bề mặt tiếp xúc nước – khí quyển bất động hoặc
chuyển động.
b. Các đặc tính chung
Thành phần hóa học của nước mặt phụ thuộc vào bản chất của đất mà nước chảy qua
các nơi chứa. Do kết hợp từ dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không
khí nên các đặc trưng của nước mặt là:
- Chứa khí hòa tan, đặc biệt là oxy.
- Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao đầm, hồ do
xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại trong nước có nồng độ tương
đối thấp và chủ yếu ở dạng keo.
- Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
- Có sự hiện diện của nhiều rong, tảo.
- Chứa nhiều vi sinh vật.
2.1.2 Nước dưới đất
a. Nguồn gốc của nước dưới đất
Nước dưới đất được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước dưới

đất phụ thuộc vào thành phần khoáng hóa và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy,
nước chảy qua các địa tầng chứa cát và granit thường có tính axit và chứa ít chất khoáng.
Khi nước dưới đất chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm
hydrocacbonat khá cao.
b. Các đặc tính chung
Bản chất địa chất của đất có ảnh hưởng đến xác định thành phần hóa học của nước
dưới đất. Ở mọi thời điểm, nước luôn tiếp xúc với đất, trong đó có thể bị giữ lại hoặc lưu
thông, nó tạo nên sự cân bằng giữa thành phần của đất và của nước. Các đặc trưng chung
của nước dưới đất là:
SVTH: Võ Thị Kim Tuyết
CBHD: Ths Nguyễn Trường Phúc

10


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, công suất
3.000 m3/ngày.đêm

-

Độ đục thấp.
Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định.
Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như CO2, H2S,…
Không có sự hiện diện của vi sinh vật.

2.1.3 Nước mưa
Nước mưa có thể xem như nước cất tự nhiên nhưng không hoàn toàn tinh khiết bởi vì
nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi khí, bụi và thậm chí cả vi khuẩn có trong không khí. Khi
rơi xuống, nước mưa tiếp tục bị ô nhiễm do tiếp xúc với các vật thể khác nhau. Hơi nước

gặp không khí chứa nhiều khí oxit nitơ hay oxit lưu huỳnh sẽ tạo nên các trận mưa axit.
Hệ thống thu gom nước mưa dùng cho mục đích sinh hoạt gồm hệ thống mái, máng
thu gom dẫn về bể chứa. Nước mưa có thể dự trữ trong các bể chứa có mái che để dùng
quanh năm.
2.2 CÁC NGUỒN NƯỚC TRONG KHU VỰC
2.2.1 Nguồn nước mặt
a. Sông Vàm Cỏ Đông
Sông Vàm Cỏ Đông nằm ở phía Đông, vị trí thuận lợi cho khai thác là tại khu vực sông
Gò Dầu thượng, cách khu đô thị Mộc Bài khoảng 7km. Lưu lượng trung bình năm của
sông Vàm Cỏ Đông tại đây tương đối dồi dào, khoảng 95m3/s.Tuy nhiên, sông Vàm Cỏ
Đông tại khu vực này không bị nhiễm mặn nhưng bị nhiễm chua phèn và thuốc bảo vệ
thực vật từ kênh rạch trong khu vực nội đồng.
Ngoài ra khu vực này nằm ở hạ lưu của thị xã Tây Ninh, của các nhà máy công nghiệp
(mía, đường, cao su,…) nên sẽ tiếp nhận lượng nước thải lớn, gây ô nhiễm nguồn nước
trong tương lai. Vì vậy, nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông khó có thể làm nguồn nước thô
lâu dài cho khu vực.
b. Kênh Đông
Kênh Đông là kênh chính lấy nước từ hồ Dầu Tiếng, nằm ở phía Đông, vị trí thuận lợi
cho khai thác là khu vực cầu Bến Sắn. Có chất lượng nước tốt, đảm bảo tiêu chuẩn là
nguồn cung cấp nước thô. Lưu lượng thiết kế là 93 m3/s, lưu lượng vận hành hiện tại là
40m3/s, nên đảm bảo yêu cầu về mặt công suất để khai thác cấp nước cho khu vực. Việc
khai thác nước thô ở xa khu vực tiêu thụ sẽ tốn kém kinh phí đầu tư xây dựng lớn. Ngoài
ra, việc khai thác nước kênh Đông rất khó để phân làm nhiều đợt đầu tư xây dựng. Vì vậy,
nguồn nước kênh Đông chỉ nên lựa chọn làm nguồn cung cấp nước cho khu vực trong
tương lai, khi không còn nguồn nước nào khác nằm gần khu vực hơn.

SVTH: Võ Thị Kim Tuyết
CBHD: Ths Nguyễn Trường Phúc

11



Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, công suất
3.000 m3/ngày.đêm

2.2.2 Nguồn nước dưới đất
Căn cứ vào đề án thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất vùng Mộc Bài – Bến Cầu
– Tây Ninh, đất đá chứa nước có trong vùng Mộc Bài được chia thành các phân vị địa
tầng địa chất thủy văn theo thứ tự từ trên xuống:
 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen (Q2). Thành phần thạch học chủ
yếu là hạt mịn, khả năng chứa nước kém.
 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen giữa – trên (Q12-3). Thành phần
đất đá của tầng này của chủ yếu là hạt mịn đến trung, thô nhiều nơi đến sạn sỏi,
khả năng chứa nước trung bình.
 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Plicocen trên – phần trên (N22a). Khả năng
chứa nước trung bình đến phong phú. Nước dưới đất trong tầng này có chất lượng
biến đổi phức tạp, phân thành hai khu vực nước nhạt và nước mặn theo tổng độ
khoáng hóa.
 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Plicocen trên – phần dưới (N22b). Phân bố
rộng trên toàn vùng, chất lượng nước về lý – hóa – sinh đạt tiêu chuẩn về nguồn
nước thô để khai thác.
 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Plicocen dưới (N21). Có trữ lượng nước
phong phú. Nguồn nước dưới đất ở tầng này chưa được khai thác để phục vụ, vì
vậy là nguồn dự trữ khi nhu cầu dùng nước lớn.
 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Miocen trên (N13). Tầng này có khả năng
chứa nước kém.
 Đới chứa nước khe nứt các trầm tích Mezozoi (Mz). Thành phần chủ yếu là bột kết,
khả năng chứa nước kém.
Bảng 2.1 Chiều dày các tầng chứa nước

Thông số

Q2

Q12-3

N22a

N22b

N2 1

N1 3

Mz

-

21,5

26,8

38,9

76,5

-

-


3,3

33

40,65

58,2

81,2

37

-

-

48,5

54,5

77,2

86,5

-

-

Chiều dày nhỏ nhất (m)
Chiều dày trung bình (m)

Chiều dày lớn nhất (m)

Nhận xét: Tại khu vực có chất lượng nước dưới đất dồi dào và phong phú, phù hợp thực
hiện khai thác sử dụng cho nhà máy sử lý nước cấp phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Chọn
tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Plicocen trên – phần trên (N22a) để khai thác, vì có
diện tích phân bố rộng trên toàn vùng và chất lượng nước về lý – hóa – vi sinh đạt tiêu
chuẩn là nguồn nước thô để khai thác.

SVTH: Võ Thị Kim Tuyết
CBHD: Ths Nguyễn Trường Phúc

12


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, công suất
3.000 m3/ngày.đêm

2.3 LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC
Qua phân tích từng nguồn nước thô ở trên cho thấy:
Bảng 2.2 So sánh chất lượng nguồn nước thô
NGUỒN
NƯỚC

ĐẶC
ĐIỂM

NƯỚC MẶT

NƯỚC DƯỚI ĐẤT


- Sông Vàm Cỏ Đông: có lưu lượng đảm - Nước dưới đất: có trữ
lượng đảm bảo, chất lượng
bảo được yêu cầu về mặt công suất để khai
nước đạt tiêu chuẩn làm
thác, nhưng chất lượng không đạt tiêu
nguồn nước thô, chiều sâu
chuẩn làm nguồn nước thô (bị nhiễm chua
khai thác không lớn (100m
phèn và thuốc bảo vệ thực vật), khả năng
đến 150m), nên chi phí
ô nhiễm nguồn nước trong tương lai là rất
đầu tư xây dựng có thể
lớn do phải tiếp nhận lượng nước thải ở
chấp nhận được. Vì vậy,
thượng lưu. Để xử lý nước sông Vàm Cỏ
tiếp tục khai thác nguồn
Đông làm nước sinh hoạt sẽ rất phức tạp,
nước dưới đất tại tầng
chi phí đắt đỏ. Vì vậy, trong khoảng thời
chứa nước lỗ hổng có trầm
gian trước mắt khi công tác bảo vệ môi
tích Pliocen trên – phần
trường nguồn nước chưa khả quan, không
trên (N22a).
nên sử dụng nguồn nước sông Vàm Cỏ
Đông để làm nguồn nước cung cấp nước
thô.
- Kênh Đông: có lưu lượng và chất lượng
đạt yêu cầu. Tuy nhiên, vị trí khai thác

nằm khá xa khu vực tiêu thụ, cần phải giải
tỏa mặt bằng để làm hành lang đặt ống
truyền tải, làm cho chi phí đầu tư xây
dựng sẽ rất lớn. Vì vậy, chỉ nên lựa chọn
kênh Đông làm nguồn cung cấp nước thô
trong tương lai, khi không còn nguồn
nước nào khác ở gần khu vực tiêu thụ.
Việc khai thác nguồn nước này trong
tương lai nên được nghiên cứu tổng thể để
kết hợp cấp cho toàn vùng thị trấn Bến
Cầu – Mộc Bài – thị trấn Trảng Bàng thì
chi phí đầu tư nói chung sẽ giảm.

SVTH: Võ Thị Kim Tuyết
CBHD: Ths Nguyễn Trường Phúc

13


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, công suất
3.000 m3/ngày.đêm

Vì vậy, sử dụng nguồn nước dưới đất tại tầng chứa nước lỗ hổng có trầm tích Pliocen
trên – phần trên (N22a) để khai thác làm nguồn nước thô để xử lý phục vụ cho khu ĐTCK
Mộc Bài với công suất 3.000 m3/ngày.đêm.
2.4 TÍNH CHẤT VÀ CHỈ TIÊU VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
2.4.1 Tính chất
Chất lượng nước thiên nhiên có thể được phân loại và đánh giá theo các chỉ tiêu sau:
các chỉ tiêu lý học, các chỉ tiêu hóa học, các chỉ tiêu vi sinh.

Để thu được các chỉ tiêu chất lượng nước về lý hóa khi phân tích phản ánh đúng chất
lượng của nguồn cấp nước, điều quan trong là phải tuân theo các quy tắc lấy mẫu nước,
bảo quản và vận chuyển.
- Đối với nước dưới đất không có áp: Số mẫu phân tích theo mùa không ít hơn 4 và
đặc biệt là mẫu phân tích ngay sau những đợt mưa lớn và kéo dài.
- Đối với nước dưới đất áp lực (các giếng sâu): Số mẫu cần thiết không ít hơn 2, thời
gian lấy mẫu cách nhua 24 giờ trở lên. Trước khi lấy mẫu phải bơm nước liên tục
12 giờ với lưu lượng lơn hơn hoặc bằng 30% lưu lượng dự định khai thác sau này.
2.4.2 Các chỉ tiêu chất lượng nước
a. Các chỉ tiêu vật lý
 Độ đục
Nước nguyên chất là một môi trường trong suốt và có khả năng truyền ánh sáng tốt,
nhưng khi trong nước có các tạp chất huyền phù, cặn rắn lơ lửng, các vi sinh vật và cả các
hoá chất hoà tan thì khả năng truyền ánh sáng của nước giảm đi. Dựa trên nguyên tắc đó
mà người ta xác định độ đục của nước.
- Có nhiều đơn vị đo độ đục, thường dùng: mg SiO2/l, NTU, FTU.
- Nước cấp cho ăn uống độ đục không vượt quá 5 NTU. Nước mặt thường có độ đục
20 – 100 NTU, mùa lũ có khi cao đến 500 – 600 NTU.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam, độ đục được xác định bằng chiều sâu lớp nước thấy được
gọi là độ trong, ở độ sâu đó người ta có thể đọc được hàng chữ tiêu chuẩn.
 Độ màu
Được xác định theo phương pháp so màu với thang độ màu Coban. Độ màu của nước
bị gây ra bởi các hợp chất hữu cơ, các hợp chất sắt và mangan không hoà tan làm nước có
màu nâu đỏ, các chất mùn humic gây ra màu vàng còn các loại thuỷ sinh tạo cho nước có
màu xanh lá cây. Nước bị nhiễm bẩn nước thải công nghiệp hay sinh hoạt có màu đen.

SVTH: Võ Thị Kim Tuyết
CBHD: Ths Nguyễn Trường Phúc

14



Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, công suất
3.000 m3/ngày.đêm

 Mùi, vị của nước
Các chất khí và các chất hoà tan trong nước làm cho nước có mùi vị. Nước thiên nhiên
có thể có mùi đất, mùi tanh, mùi thối hoặc mùi đặc trưng của các hoá chất hoà tan trong
nó như mùi clo, amoniac, sunfua hydro… Nước có thể có vị mặn, ngọt, chát,… tuỳ theo
thành phần và hàm lượng muối hoà tan trong nước.
 Hàm lượng chất rắn trong nước
Gồm có chất rắn vô cơ (các muối hoà tan, chất rắn không tan như huyền phù đất,
cát…), chất rắn hữu cơ (gồm các vi sinh vật, vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo và các
chất rắn hữu cơ vô sinh như phân rác, chất thải công nghiệp…). Trong xử lý nước khi nói
đến hàm lượng chất rắn, người ta đưa ra các khái niệm:
 Tổng hàm lượng cặn lơ lửng TSS (Total Suspended Solid) là trọng lượng khô tính
bằng miligam của phần còn lại sau khi bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thuỷ rồi
sấy khô ở 1030C tới khi có trọng lượng không đổi, đơn vị là mg/l.
- Cặn lơ lửng SS (Suspended Solid) là phần trọng lượng khô tính bằng miligam của
phần còn lại trên giấy lọc khi lọc 1 lít mẫu nước qua phễu, sấy khô ở 1030C - 1050C
tới khi có trọng lượng không đổi, đơn vị là mg/l.
- Chất rắn hoà tan DS (Disolved Solid) bằng hiệu giữa tổng lượng cặn lơ lửng TSS và
cặn lơ lửng SS: DS = TSS – SS
- Chất rắn bay hơi VS (Volatile Solid) là phần mất đi khi nung ở 5500C trong một thời
gian nhất định. Phần mất đi là chất rắn bay hơi, phần còn lại là chất rắn không bay hơi.
b. Các chỉ tiêu hoá học
 Độ pH
pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường được dùng để
biểu thị tính axit và tính kiềm của nước.

Độ pH của nước có liên quan dạng tồn tại của kim loại và khí hoà tan trong nước, pH
có ảnh hưởng đến hiệu quả tất cả quá trình xử lý nước. Độ pH có ảnh hưởng đến các
quá trình trao chất diễn ra bên trong cơ thể sinh vật nước. Do vậy rất có ý nghĩa về khía
cạnh sinh thái môi trường.
 Độ kiềm
Độ kiềm toàn phần là tổng hàm lượng của các ion bicacbonat, cacbonat, hydroxyl và
anion của các muối axit yếu. Do hàm lượng các muối này rất nhỏ nên có thể bỏ qua.
Ở nhiệt độ nhất định, độ kiềm phụ thuộc vào độ pH và hàm lượng khí CO2 tự do có
trong nước. Độ kiềm là chỉ tiêu quan trọng trong công nghệ xử lý nước. Để xác định độ
kiềm dùng phương pháp chuẩn độ mẫu nước thử bằng axit clohydric.
SVTH: Võ Thị Kim Tuyết
CBHD: Ths Nguyễn Trường Phúc

15


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, công suất
3.000 m3/ngày.đêm

 Độ cứng
Độ cứng là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion Ca2+ và Mg2+ có trong nước. Trong
xử lý nước thường phân biệt ba loại độ cứng:
 Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng các ion canxi, magie có trong nước.
 Độ cứng tạm thời: biểu thị tổng hàm lượng các ion canxi, magie trong các muối
cacbonat (hydrocacbonat canxi, hydrocacbonat magie) có trong nước.
 Độ cứng vĩnh cửu: biểu thị tổng hàm lượng các ion canxi, magie trong các muối
axit mạnh của canxi và magie.
Dùng nước có độ cứng cao trong sinh hoạt sẽ gây lãng phí xà phòng do canxi và magie
phản ứng với các axit béo tạo thành các hợp chất khó tan. Trong sản xuất, nước cứng có

thể tạo lớp cặn trong các lò hơi hoặc gây kết tủa ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
 Khí hydro sunfua (H2S)
Khí hydro sunfua là sản phẩm của quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ, phân rác
có trong nước thải. Khí làm cho nước có mùi trứng thối khó chịu. Với nồng độ cao khí
mang tính ăn mòn vật liệu.
 Clorua
Tồn tại ở dạng Cl-, ở nồng độ cho phép không gây độc hại, nồng độ cao (>250mg/l)
nước có vị mặn. Nguồn nước nöôùc döôùi ñaát có thể có hàm lượng clo lên tới 500 1000
mg/l. Sử dụng nước có hàm lượng clo cao có thể gây bệnh thận. Nước chứa nhiều ion Clcó tính xâm thực đối với bêtông. Ion Cl- có trong nước do sự hoà tan muối khoáng, do quá
trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ.
 Các hợp chất của axit silic
Trong thiên nhiên thường có các hợp chất của axit silic, mức độ tồn tại của chúng phụ
thuộc vào độ pH của nước. Ở pH< 8 - 11 silic chuyển hoá dạng HSiO3-, các hợp chất này
có thể tồn tại dạng keo hay dạng ion hoà tan.
Sự tồn tại của các hợp chất này gây lắng đọng cặn silicat trên thành ống, nồi hơi, làm
giảm khả năng vận chuyển và khả năng truyền nhiệt.
 Sunfat SO42Ion sunfat thường có nguồn gốc khoáng chất hay nguồn gốc hữu cơ. Nước có hàm
lượng sunfat hơn 250mg/l có tính độc hại cho sức khoẻ người sử dụng.
 Sắt và mangan
Trong nöôùc döôùi ñaát sắt tồn tại ở dạng Fe2+, kết hợp với gốc SO42-, Cl-. Đôi khi tồn
tại dưới dạng keo của axit humic hoặc silic. Khi tiếp xúc với oxy không khí tạo ra Fe3+dễ
SVTH: Võ Thị Kim Tuyết
CBHD: Ths Nguyễn Trường Phúc

16


×