Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

đánh giá hiện trạng môi trường địa chất phục vụ quy hoạch hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn p cam phúc bắc – thành phố cam ranh – tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.69 MB, 80 trang )

MỤC LỤC
TÓM TẮT ...................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 2
1.Tính cấp thiết của ĐATN ..........................................................................................2
2. Mục tiêu của ĐATN .................................................................................................3
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu .............................................................................3
3.1. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 5
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC....................5
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước ................................................................. 5
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước .................................................................. 5
1.2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU..........................................................6
1.2.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................... 6
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 15
1.3. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIS VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT ....18
1.3.1. Tổng quan về phương pháp GIS ................................................................... 18
1.3.2. Tổng quan về môi trường địa chất ................................................................ 20
1.4. TỔNG QUAN CÔNG TÁC ĐIỀU TRA, THĂM DÒ KHAI THÁC VÀ SỬ
DỤNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ...................................................................21
1.4.1. Tổng quan công tác điều tra, thăm dò khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng
sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa .............................................................................. 21
1.4.2. Tổng quan công tác điều tra, thăm dò khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng
sản trên địa bàn phường Cam Phúc Bắc ................................................................. 22
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 23
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU VÀ THAM KHẢO TÀI LIỆU ........23
2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC ĐỊA....................................23
2.3. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ .........................................................24
2.4. PHƯƠNG PHÁP GIS .........................................................................................25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 26



iii


3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT TRÊN
ĐỊA BÀN PHƯỜNG CAM PHÚC BẮC ..................................................................26
3.1.1. Địa hình......................................................................................................... 26
3.1.2. Địa chất và khoáng sản ................................................................................. 27
3.1.3. Thổ nhưỡng ................................................................................................... 28
3.1.4. Hiện trạng sử dụng đất .................................................................................. 29
3.2. QUY HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG CAM PHÚC BẮC ....................................................................................29
3.2.1. Nguyên tắc chung về quy hoạch ................................................................... 29
3.2.2. Cơ sở quy hoạch ........................................................................................... 30
3.2.3. Các khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản............................ 30
3.2.4. Đối tượng quy hoạch .................................................................................... 31
3.2.5. Quy hoạch chi tiết cho từng loại khoáng sản................................................ 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 41

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐĐCKS-50

Quy định đo vẽ bản đồ địa chất và
điều tra tài nguyên khoáng sản

CNH-HĐH


Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa

ĐCKS

Địa chất khoáng sản

ĐCMT

Quy hoạch khoáng sản

ĐCTV

Địa chất thủy văn

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

KTKS

Khai thác khoáng sản

KT-XH

Kinh tế - xã hội

QHKS

Quy hoạch khoáng sản


TNKS

Tài nguyên khoáng sản

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

TP

Thành phố

UBND

Uỷ ban nhân dân

VLXDTT

Vật liệu xây dựng thông thường

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng thống kê nhiệt độ trung bình các tháng trong 5 năm (2011-2015) ........ 9
Bảng 1.2. Bảng thống kê gió trong năm trong 5 năm (2011 – 2015) .............................. 9
Bảng 1.3. Bảng thống kê lượng mưa trung bình các tháng trong 5 năm (2011-2015).. 10
Bảng 1.4. Bảng thống kế độ ẩm trung bình các tháng trong 5 năm (2011-2015) (%) .. 11


vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý phường Cam Phúc Bắc, Tp. Cam Ranh ............................. 7
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí lộ trình tuyến khảo sát dự kiến .................................................. 24
Hình 2.2 . Một số hình ảnh thực địa .............................................................................. 24
Hình 2.3. Phương pháp GIS trong thành lập bản đồ ĐCMT phục vụ quy hoạch
KTKS ............................................................................................................................. 25
Hình 3.1. Sơ đồ địa hình phường Cam Phúc Bắc.......................................................... 26
Hình 3.2. Sơ đồ địa chất phường Cam Phúc Bắc .......................................................... 27
Hình 3.3. Sơ đồ thổ nhưỡng phường Cam Phúc Bắc .................................................... 28
Hình 3.4. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất phường Cam Phúc Bắc ................................... 29
Hình 3.5. Sơ đồ địa chất và khoáng sản kết hợp với sự phân bố dân cư ....................... 32
Hình 3.6. Khu vực phân bố khoáng sản cát xây dựng ................................................... 34
Hình 3.7. Khu vực phân bố khoáng sản cát xây dựng trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng
đất .................................................................................................................................. 35
Hình 3.8. Khu vực phân bố khoáng sản cát xây dựng trên nền bản đồ thổ nhưỡng ..... 36
Hình 3.9. Khu vực phân bố khoáng sản sét gạch ngói và đất san lấp ........................... 37
Hình 3.10. Khu vực phân bố khoáng sản sét gạch ngói và đất san lấp trên nền hiện trạng
sử dụng đất..................................................................................................................... 38

vii


TÓM TẮT
Hiện nay, việc nghiên cứu đánh giá chi tiết các yếu tố môi trường địa chất phục
vụ cho công tác quy hoạch khai thác khoáng sản ở nước ta chưa được ứng dụng rộng
rãi. Chính vì lý do đó mà hiện nay vẫn thường xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản
gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh. Chính vì thế, việc quy hoạch

hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn phường Cam Phúc Bắc, dựa trên các yếu tố
môi trường địa chất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ tài nguyên khoáng
sản chưa khai thác và giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường.
Để đánh giá hiện trạng các yếu tố môi trường địa chất tại khu vực phường Cam
Phúc Bắc, phương pháp chính được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này là phương
pháp GIS. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra được rằng trên địa bàn phường Cam Phúc
Bắc có những loại khoáng sản nào và với những khu vực nào được phép và không được
phép khai thác khoáng sản.
Phương pháp GIS dùng để đánh giá hiện trạng các yếu tố môi trường địa chất
được áp dụng trong nghiên cứu này cho độ chính xác cao. Tuy nhiên, trong nghiên cứu
này sinh viên chưa vận dụng hết các tính năng phân tích và tích hợp của GIS để thành
lập một bản đồ số thống nhất mà chỉ dừng lại ở mức chồng lớp các bản đồ và lý giải
phân tích vấn đề theo quan điểm của sinh viên, chính vì thế độ chính xác và độ tin cậy
của kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở mức tương đối.

1


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của ĐATN
Môi trường sống của con người bao gồm nhiều nhóm yếu tố và điều kiện tự nhiên,
xã hội khác nhau. Một trong những yếu tố và điều kiện tự nhiên đặc biệt quan trọng tạo
nên môi trường nói trên đó là môi trường địa chất. Môi trường địa chất không chỉ bao
gồm các yếu tố hợp thành của trái đất như khoáng sản, đá, trầm tích, đất, nước mà còn
bao gồm cả địa hình bề mặt của Trái Đất.
Môi trường địa chất không chỉ cung cấp cho con người tài nguyên khoáng sản,
vật liệu xây dựng, nhiên liệu, là nền móng cho mọi thành tạo nhân sinh (cơ sở hạ tầng,
nhà ở, đô thị, khu công nghiệp...) mà còn là nơi chứa đựng và tiêu huỷ chất thải. Ngoài
ra, môi trường địa chất còn là nơi phát sinh và xảy ra những tai biến địa chất rất nguy
hiểm như động đất, núi lửa, lũ lụt.... Như vậy có thể thấy, môi trường địa chất vừa là nơi

chứa đựng tài nguyên địa chất vừa là nơi xảy ra các tai biến địa chất, nhưng lại vô cùng
cần thiết cho cuộc sống của con người (Mai Trọng Nhuận, 2012).
Khoáng sản là một trong những yếu tố hợp thành nên môi trường địa chất. Ngày
nay để góp phần thực hiện quá trình CNH-HĐH đất nước thì nhu cầu về khoáng sản là
hết sức cần thiết. Ở nước ta hiện nay hoạt động khai thác khoáng sản đang diễn ra tràn
lan, không có quy hoạch, gây lãng phí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Chính
vì thế, việc đánh giá chi tiết các yếu tố môi trường địa chất phục vụ trong công tác quy
hoạch khai thác khoáng sản là hết sức quan trọng. Việc quy hoạch sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác bảo vệ TNKS chưa khai thác và giảm thiểu những tác động xấu từ hoạt
động khai thác khoáng sản đến môi trường.
Cam Phúc Bắc là một phường nằm ở phía bắc của thành phố Cam Ranh, tỉnh
Khánh Hòa. Hoạt động kinh tế trong phường chủ yếu là nghề nông và nuôi trồng thủy
hải sản. Các ngành nghề công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp khai khoáng vẫn
chưa phát triển mạnh. Chính vì thế, hiện nay đòi hỏi địa phương cần phải đẩy mạnh phát
triển ngành công nghiệp khai khoáng để có thể tận dụng tối đa nguồn lợi TNTN sẵn có,
đồng thời đáp ứng được tốc độ phát triển KT-XH khá cao như hiện nay của tỉnh Khánh
Hòa nói chung và Tp. Cam Ranh nói riêng. Tuy nhiên vấn đề khai thác và sử dụng
khoáng sản sao cho hiệu quả, hợp lý đang là mối quan tâm lớn của địa phương. Để giải

2


quyết vấn đề trên, đòi hỏi chính quyền địa phương cần phải nhanh chóng tìm ra một
phương án hợp lý.
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng môi
trường địa chất phục vụ hoạt động quy hoạch khai thác khoáng sản trên địa bàn
phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa” là hết sức cần thiết.

2. Mục tiêu của ĐATN
Làm rõ hiện trạng các yếu tố môi trường địa chất nhằm mục đích phục vục cho

công tác quy hoạch khai thác khoáng sản trên địa bàn phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam
Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra cần thực hiện các nội dung nghiên cứu
như sau:
Kế thừa các tài liệu sẵn có:
 Điều kiện tự nhiên và điều kiện KT-XH khu vực nghiên cứu.
 Bản đồ địa chất và khoáng sản, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ
nhưỡng tỷ lệ 1:50.000.
 Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000.
 Luật khoáng sản 2010 và Nghị định 158/2016 qui định chi tiết thi hành
một số điều của Luật khoáng sản 2010.
 Báo cáo quy hoạch khoáng sản kì trước.
Biên hội các bản đồ:
 Biên hội các bản đồ địa chất và khoáng sản, bản đồ hiện trạng sử dụng đất,
bản đồ thổ nhưỡng từ tỷ lệ 1:50.000 xuống tỷ lệ 1:25.000.
 Biên hội bản đồ địa hình từ tỷ lệ 1:10.000 lên tỷ lệ 1:25.000.
Khảo sát thực địa nhằm mục đích làm rõ thêm hiện trạng các yếu tố môi trường
địa chất (điều kiện địa chất, địa hình, khoáng sản, hiện trạng sử dụng đất thổ nhưỡng)
tại khu vực nghiên cứu.
Dựa vào những kết quả của quá trình khảo sát thực địa, tiến hành chỉnh sửa bổ
sung dữ liệu (nếu có) vào các bản đồ thành phần môi trường địa chất đã được biên hội
3


trước đó, kết hợp viết thuyết minh báo cáo. Đồng thời nhận xét kết quả báo cáo quy
hoạch khai thác khoáng sản kì trước và đề xuất định hướng khai thác khoáng sản trong
tương lai.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố môi trường địa chất nhưng được
giới hạn lại chỉ bao gồm các yếu tố: địa hình, địa chất, khoáng sản, thổ nhưỡng, hiện
trạng sử dụng đất.
Phạm vi về không gian nghiên cứu
Nghiên cứu được triển khai trên địa bàn phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh,
Tỉnh Khánh Hòa.

4. Phương pháp nghiên cứu
Tương ứng với từng nội dung nghiên cứu là các phương pháp thực hiện. Các
phương pháp sẽ được áp dụng trong nghiên cứu này bao gồm:
-

Phương pháp thu thập tài liệu và tham khảo tài liệu.

-

Phương pháp thành lập bản đồ: sử dụng phần mềm Mapinfo 12.5 để biên

hội các bản đồ, sơ đồ.
-

Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: nhằm mục đích làm rõ hiện trạng

các yếu tố môi trường địa chất tại khu vực nghiên cứu.
-

Phương pháp GIS: để chồng các lớp bản đồ thành phần môi trường địa


chất.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước
Hiện nay, vấn đề khảo sát các yếu tố môi trường địa chất đã được ứng dụng rộng
rãi vào nhiều lĩnh vực khác nhau như lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy
hoạch hoạt động khai thác khoáng sản...Có thể kể đến như là nghiên cứu của X.H Zhang,
trong công trình nghiên cứu “GIS-based geo-environmental evaluation for urban landuse planning: a case study” (2001). Nghiên cứu đã sử dụng công cụ viện trợ GIS vào
việc đánh giá các yếu tố môi trường địa chất phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng
đất đô thị tại thành phố Lan Châu và các vùng phụ cận ở Tây Bắc Trung Quốc. Cơ sở
của việc đánh giá các yếu tố môi trường địa chất trong nghiên cứu này là dựa trên sự kết
hợp các bản đồ địa hình, địa chất bề mặt và đá ngầm, điều kiện nước ngầm và các nguy
cơ địa chất lịch sử. Kết quả của nghiên cứu đã minh chứng rằng phương pháp GIS có
chức năng cao trong việc đánh giá các yếu tố môi trường địa chất.
Nghiên cứu của Kai Xu và các cộng sự trong công trình nghiên cứu “Suitability
evaluation of urban construction land based on geo-environmental factors of Hangzhou,
China” (2011). Kết quả của nghiên cứu đã đánh giá được sự phù hợp của từng loại đất
xây dựng đô thị (đất xây dựng cao tầng và cao tầng, đất xây dựng tòa nhà nhiều tầng,
đất nền cho các tòa nhà thấp tầng và đất phi xây dựng) dựa trên yếu tố môi trường địa
chất. Quá trình này bao gồm việc khảo sát địa mạo, địa chất, địa chất công trình, các
mối nguy địa chất và các yếu tố địa chất khác và là cơ sở của việc quy hoạch và quản lý
đất đai đô thị.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Công trình nghiên cứu “Ảnh hưởng của môi trường địa chất tới quy hoạch phát
triển đô thị” do Phạm Anh Phương và các cộng sự thực hiện năm 2005. Nghiên cứu đã

đưa ra nhận định rằng một trong những yếu tố đầu tiên, trực tiếp tác động tới sự phát triển
bền vững của đô thị chính là yếu tố môi trường địa chất. Do vậy việc nghiên cứu rà soát
một cách tổng thể ảnh hưởng tác động của môi trường địa chất tới quy hoạch và phát triển
hệ thống đô thị quốc gia là một việc làm cần thiết và hết sức quan trọng.

5


Khảo sát các yếu tố môi trường địa chất ngoài việc ứng dụng vào công tác lập
các báo cáo quy hoạch thì còn có thể ứng dụng vào công tác quản lý lãnh thổ. Chẳng
hạn như đề tài nghiên cứu của Trần Tuấn Tú trong việc ứng dụng viễn thám Gis vào
nghiên cứu đặc điểm môi trường địa chất lưu vực Sông Bé phục vụ cho công tác quản
lý lãnh thổ được thực hiện 2003. Kết quả nghiên cứu của đề tài là dựa trên việc giải đoán
và xử lý các tư liệu viễn thám kết hợp với Gis nhằm làm sáng tỏ đặc điểm môi trường
địa chất lưu vực sông Bé. Đồng thời, phân vùng nguy cơ rủi ro môi trường trên lưu vực
sông Bé phục vụ cho công tác quản lý lãnh thổ.
Báo cáo “Quy hoạch tài nguyên khoáng sản tỉnh Long An giai đoạn 2011 – 2015
và định hướng đến năm 2020”, được thực hiện năm 2011, do tập thể tác giả đoàn
địa chất I – liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam thực hiện. Kết quả của báo cáo đã tổng
hợp khá đầy đủ các nguồn tài liệu nghiên cứu về địa chất, khoáng sản và hoạt động thăm
dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh, từ đó xây dựng nên bản đồ quy
hoạch, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản của tỉnh. Đồng thời báo cáo còn chỉ ra
được một số kết quả mới so với báo cáo quy hoạch khoáng sản năm 2007.
Nhận xét chung: Những nghiên cứu trong và ngoài nước đều đã đạt được những
kết quả to lớn về khoa học cũng như ứng dụng được vào thực tiễn. Kết quả của những
nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở hầu hết mọi lĩnh vực, việc tiến hành khảo sát kĩ các yếu tố
môi trường địa chất có vai trò hết sức quan trọng.
Trong công tác quy hoạch hoạt động khai thác khoáng sản cũng vậy, nếu như
không tiến hành nghiên cứu chi tiết các yếu tố môi trường địa chất thì kết quả của báo
cáo quy hoạch sẽ thiếu tính khoa học, và có thể dễ gây ra những sự cố đáng tiếc nếu như

các cơ quan chức năng căn cứ vào đó để cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Có thể kể
ra ví dụ như dự án mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh sau 7 năm hoạt động đã gây ra nhiều
hệ lụy về môi trường như làm hạ thấp và ô nhiễm mực nước ngầm trong khu vực, gây
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và hoạt động du lịch, ngoài ra còn gây thất nguồn
tài nguyên rất lớn.
1.2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý

6


Cam Phúc Bắc là một phường trực thuộc thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa,
cách Tp.HCM 390 km về phía Nam, với diện tích tự nhiên là 13,55 km2. Phía Bắc và
phía Nam lần lượt giáp với phường Cam Nghĩa và phường Cam Phúc Nam, phía Tây
giáp với xã Cam Thành Nam và phía Đông giáp với vịnh Cam Ranh với chiều dài bờ
biển kéo dài hơn 2,4 km.

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý phường Cam Phúc Bắc, Tp. Cam Ranh
Về hành chính, phường Cam Phúc Bắc được phân chia thành 9 tổ dân phố. Trong
đó tổ dân phố Hòa Do 6B có diện tích lớn nhất (1,57 km2) và tổ dân phố Hòa Do 4 có
diện tích nhỏ nhất (0,07 km2).
Ngoài ra, phường Cam Phúc Bắc còn có một lợi thế quan trọng khác về vị trí địa
lý đó là vị trí tọa lạc của phường nằm bên bờ vịnh Cam Ranh, một vịnh biển tự nhiên và
được xem là vịnh tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á, vì thế sẽ hội tụ những điều kiện tự
nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển dịch vụ cảng biển và du lịch.
b. Địa hình, địa mạo
7



Trên địa bàn phường Cam Phúc Bắc có thể chia thành 3 dạng địa hình chính, với
đặc điểm chung là địa hình tương đối bằng phẳng ở phía Đông và phần trung tâm, và
hơi dốc ở phía Tây và Tây Nam. Thảm thực vật chủ yếu là các loại cây ăn quả (xoài,
dừa), cây công nghiệp ngắn ngày (mía) và cây bụi.
Vùng núi trung bình – thấp: phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam của phường, tiếp
giáp với núi Hàm Rồng, có độ cao giao động từ 400 -550m, địa hình bị phân cắt phức
tạp, bề mặt lởm chởm, đỉnh núi nhọn và sườn dốc.
Vùng đồi: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi trung bình – thấp với vùng đồng
bằng, phân bố tập trung ở ven quốc lộ 1A, độ cao tuyệt đối các đỉnh thường gặp từ 50250 m, có đặc điểm sườn thoải, đỉnh tròn, gò đồi, núi thấp xen kẽ với các thung lũng
sông suối nhỏ, khá bằng phẳng, nghiêng về phía biển.
Vùng đồng bằng và cồn cát ven biển: phân bố thành một dải kéo dài theo đường
bờ biển, độ cao tuyệt đối dưới 50 m. Địa hình của tỉnh Khánh Hòa do bị một số dãy núi
phân cắt nên đã hình thành ba đồng bằng riêng biệt (đồng bằng Vạn Ninh - Ninh Hòa,
đồng bằng Diên Khánh – Nha Trang và đồng bằng Cam Ranh) trong đó khu vực nghiên
cứu phường Cam Phúc Bắc thuộc đồng bằng Cam Ranh, với địa hình tương đối bằng
phẳng, ít phân cắt, độ cao tăng dần về phía Tây từ 2-30 m.
Về cơ bản, nhìn chung phường Cam Phúc Bắc có ba dạng địa hình chính: Vùng
núi trung bình – thấp, có độ cao giao động từ 400 -550m, chiếm 1,7% diện tích toàn
phường. Vùng đồi với độ cao dao động 50 – 250m, chiếm khoảng 20,33% diện tích toàn
phường và vùng đồng bằng và cồn cát ven biển có độ cao dưới 50m, chiếm khoảng
77,67% diện tích toàn phường.
c. Khí hậu, khí tượng
Khu vực nghiên cứu phường Cam Phúc Bắc, thuộc địa phận thành phố Cam
Ranh, tỉnh Khánh Hòa mang đặc điểm khí hậu của miền khí hậu nhiệt đới nóng ẩm chịu
ảnh hưởng của khí hậu đại dương.
Đặc điểm khí tượng thủy văn của khu vực được trích dẫn từ Tài liệu “ Đặc điểm
khí hậu thủy văn tỉnh Khánh Hòa” do Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ
và Sở Khoa học công nghệ và Môi trường tỉnh Khánh Hòa phát hành như sau:
Nhiệt độ


8


Đặc điểm nổi bật trong chế độ nhiệt của phường Cam Phúc Bắc nói riêng và
thành phố Cam Ranh nói chung là có nền nhiệt độ khá cao với nhiệt độ trung bình năm
khoảng 270C.
Chênh lệch nhiệt độ trung bình năm rất nhỏ vào khoảng 10C, chênh lệch nhiệt độ
trung bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 4-60C.
Bảng 1.1. Bảng thống kê nhiệt độ trung bình các tháng trong 5 năm (2011-2015)
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI


XII

Năm

T.Bình 24,2 25,4 26,2 27,5 28,6 29,3 28,6 28,8 28,4 26,9 25,9 24,7 27,04
Max

24,8 25,1 27,0 28,4 30,0 29,9 28,9 29,2 28,7 27,2 26,4 25,0

27,3

Min

23,5 24,7 25,0 26,5 27,3 28,9 28,1 28,9 28,2 26,7 25,0 24,4

26,7

Nguồn: Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn – Trạm khí tượng thủy văn khu vực
Nam Trung Bộ - Trạm khí tượng Cam Ranh
Chế độ bức xạ nắng
Biến động trong khoảng 2300 – 2700 h, bức xạ vào khoảng 90 – 96 Kcal/cm2,
thuộc loại cao nhất nước ta.
Trong thời kì từ tháng 3 đến tháng 8, giá trị phổ biến của đặc trưng này là trên 9
Kcal/cm2/tháng, cực đại lên tới 12 Kcal/cm2/tháng và cực tiểu xấp xỉ 4 Kcal/cm2/tháng.
Gió
Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Về mùa đông,
hướng gió thịnh hành trong vùng là gió Đông và Đông Bắc, tổng tần suất 2 hướng gió
này trong tháng 1 khoảng 70 ÷ 80%.
Về mùa hè, hướng gió thịnh hành là hướng gió Tây Nam, Nam và Đông Nam với

tần suất tổng cộng của các hướng gió khoảng 80 ÷ 90%. Tốc độ gió dao động từ 1 ÷ 6,5
m/s.
Bảng 1.2. Bảng thống kê gió trong năm trong 5 năm (2011 – 2015)
Thời gian

Hướng gió

Tốc độ gió trung bình
(m/s)

I

N

4,7

II

NE

4,5
9


Thời gian

Hướng gió

Tốc độ gió trung bình
(m/s)


III

NE

4,8

IV

SE

4,6

V

SE

4,7

VI

SW

3,6

VII

SW

3,7


VIII

SW

3,8

IX

SE

3,9

X

NE

4,1

XI

N

4,8

XII

N

5,1


Trung bình

4,4

Lượng mưa
Khu vực phường Cam Phúc Bắc nói riêng và thành phố Cam Ranh nói chung
thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng.
Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến tháng 12 dương lịch, tập trung vào
hai tháng là tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong
năm.
Bảng 1.3. Bảng thống kê lượng mưa trung bình các tháng
trong 5 năm (2011-2015) (mm)
I

II

III

IV

7,6

50,7

103

V

VI


IX

X

XI

XII

Năm

VII

VIII

68,5

78,5 165,9 488,8 470,9 118,4 1780,6

Tháng
T.Bình 52,1
Max
Min

151,7 24,6

98,9 21,8 75,9 203,1 214,2 46,8 110,3
22

-


25,9

4,5

53,1

9,9

35,3

132

207,8 943,4

942

40,9 127,5 168,2 144,5

197,4 2622,8
42,5

Nguồn: Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn – Trạm khí tượng thủy văn khu vực
Nam Trung Bộ - Trạm khí tượng Cam Ranh
10

1326,6


Độ ẩm

Độ ẩm không khí chủ yếu biến đổi theo mùa và biến đổi theo lượng mưa, ngược
lại với sự biến đổi trung bình. Độ ẩm bình quân năm là 70-80%.
Bảng 1.4. Bảng thống kế độ ẩm trung bình các tháng
trong 5 năm (2011-2015) (%)
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII


Năm

T.Bình

80

79

79

80

79

76

77

78

80

82

82

79

79


Max

83

81

80

83

85

78

80

79

81

83

85

81

80

Min


78

78

78

78

75

73

75

76

77

81

80

77

78

Nguồn: Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn – Trạm khí tượng thủy văn khu vực
Nam Trung Bộ - Trạm khí tượng Cam Ranh
d. Thủy Văn
Do cấu tạo các dãy núi chạy gần sát biển, nhiều chỗ đuôi núi thò ra tận biển, hình

thành hệ thống sông, suối trong tỉnh Khánh Hòa nói chung và thành phố Cam Ranh nói
riêng khá phong phú với mật độ 0,5 - 1 km/km2, hệ thống sông suối có đặc điểm chung
là ngắn và dốc, phân bổ trong 3 lưu vực sau:
- Lưu vực sông Dinh (sông Cái Ninh Hòa).
- Lưu vực sông Cái Nha Trang.
- Các lưu vực suối trong đồng bằng Cam Ranh, đáng kể nhất là lưu vực suối
Trà Dục - Suối Hành.
Trên địa bàn phường Cam Phúc Bắc, mạng lưới hệ thống sông suối ở đây thuộc
lưu vực suối trong đồng bằng Cam Ranh, các suối phần lớn chỉ là những dòng tạm thời,
chảy trong mùa mưa.
Ngoài ra, trên địa bàn phường còn có hồ thủy lợi là hồ số 8, với diện tích tự nhiên
khoảng 8,2 ha, với nhiệm vụ tích trữ nước vào mùa mưa và cấp nước vào mùa khô nên
có thể đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu phục vụ hoạt động canh tác của người dân.
Đặc điểm dao động mực nước:
-

Dao động mực nước tại phường Cam Phúc Bắc nói riêng cũng như Tp.

Cam Ranh nói chung mang tính chất thủy triều (nhật triều không đều). Tuy nhiên các
kết quả
11


khảo sát cho thấy thủy triều ở Cam Ranh thường chậm hơn Nha Trang từ 10-15 phút.
-

Mặt khác, do đặc điểm địa hình của vịnh Cam Ranh (trục vịnh dài, một

cửa chính), khi có bão có thể gây ra hiện tượng nước dâng cao hơn tại vịnh Nha Trang.
Đồng thời dòng chảy do gió có thể gây ra hiện tượng nước dồn hoặc nước rút tại các

khu vực bờ phía Đông Nam và phía Tây Nam của vịnh Cam Ranh, do đó cũng sẽ ảnh
hưởng đến phường Cam Phúc Bắc vì vị trí của phường nằm tiếp giáp với vịnh Cam
Ranh.
f. Địa chất
Theo tài liệu bản đồ địa chất và khoáng sản tỉnh Khánh Hòa tỷ lệ 1:50.000 thì
đặc điểm địa chất trên phạm vi khu vực phường Cam Phúc Bắc liên quan đến sản phẩm
phong hóa của các đá thuộc phức hệ Đèo Cả, các thành tạo trầm tích hệ Đệ Tứ tuổi
Holocen trung (Q22), Holocen thượng (Q23) phần giữa, Pleistocen thượng (Q13), và các
trầm tích đệ tứ không phân chia (lũ tích – sườn tích, trầm tích sông – lũ tích).
HỆ KRÊTA
Phức hệ Đèo Cả
Phức hệ Đèo Cả được Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân Bao xác lập năm 1979. Khối
Đèo Cả nằm giáp ranh giữa tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa được nghiên cứu làm khối
chuẩn. Các thành tạo magma của phức hệ Đèo Cả bao gồm 3 pha xâm nhập chính là
pha 1 (GDi/Kđc1), pha 2 (Gsy/Kđc2), pha 3 (G/Kđc3) và 1 pha đá mạch.
Trong khu vực phường Cam Phúc Bắc các đá thuộc phức hệ Đèo Cả thuộc pha 1
và pha 2, đôi chỗ gặp pha đá mạch. Phân bố chủ yếu ở khu vực đồi núi phía Tây Nam.
Các đá pha 1 (GDi/Kđc1) phân bố hạn chế hơn pha 2, diện tích khoảng 0,95 km2
phân bố ở khu vực sườn núi, thuộc phía Đông núi Hòn Rồng, thành phần gồm các đá
monsodiorit, granodiorit, monsonit thạch anh màu nâu hồng, xám sáng, cấu tạo khối,
kiến trúc hạt trung dạng porphyr. Thành phần khoáng vật gồm: pagioclas 2540 %,
felspat kiềm 3545 %, thạch anh 1020 %, biotit 37 %, hornblend 48 %, khoáng vật
phụ gặp apatit, sphen, zircon, octit, magnetit, ilmenit.
Các đá pha 2 (Gsy/Kđc2) là pha chính của phức hệ, diện tích lộ khoảng 1,9 km2
km2 , thành phần gồm các đá granosyenit, granit biotit có hornblend màu xám hồng, cấu
tạo khối, kiến trúc nửa tự hình hạt lớn, dạng porphyr. Thành phần khoáng vật: felspat

12



kiềm 45

50 %, plagioclas 2030 %, thạch anh 2535 %, biotit 57 %,

hornblend 25 % và apatit, sphen, zircon, orthit, magnetit, ilmenit.
Pha đá mạch: gồm granit aplit porphyr, granesyenit porphyr.
Về thạch hóa: các đá của phức hệ Đèo Cả thuộc nhóm axit dãy kiềm không
felspat, hoặc á kiềm. Các nguyên tố vi lượng phổ biến là V, Ga, Be, Yb, Zn có độ tập
trung thấp còn Cu, Pb, Mo có độ tập trung cao. Quặng hóa liên quan có Mo, Cu, Pb,
Au.
Các đá xâm nhập phức hệ Đèo Cả có tiềm năng rất lớn khai thác làm đá ốp lát,
đá chẻ XD.
Tuổi của phức hệ xếp vào Creta dựa vào mối quan hệ xuyên cắt các đá hệ tầng
Nha Trang với giá trị tuổi tuyệt đối 97  3 và 77 3 triệu năm của 2 mẫu đơn khoáng
biotit và felspat kali trong granit lấy tại Phú Bình, Suối Hiệp, còn ở chân Đèo Cả là 127
triệu năm.
HỆ ĐỆ TỨ
Thống Pleistocen (Q1)
Phụ thống thượng (Q13)
Trầm tích biển (mQ13)
Trầm tích Pleistocen thượng phân bố dưới dạng thềm biển cổ bị bóc mòn, rửa
trôi bám theo chân núi thuộc phía tây các đồng bằng với bề mặt nghiêng thoải có độ cao
tuyệt đối 1030 m.
Mặt cắt tổng hợp của tầng này gồm 2 tập từ trên xuống như sau:
- Tập 1: lộ ra ở khu thị trấn Ninh Hòa, Diên Thọ, nam thị trấn Diên Khánh; thành
phần là sét, sét pha màu loang lổ nâu vàng, xám tro, nén vừa đến chặt, đôi nơi kẹp tập
á cát mỏng màu xám sáng; dày trung bình 210m, nhiều chỗ khá dày.
- Tập 2: chủ yếu gặp trong các lỗ khoan, ngoài ra còn gặp lộ thành dải lớn ở phía
tây đồng bằng Cam Ranh. Thành phần chủ yếu là cát, cát pha, cát sạn chứa cuội màu
xám nâu, xám vàng loang lổ liên kết yếu, dễ rời vụn; có chỗ xen kẹp lớp sét pha mỏng.

Chiều dày trung bình 28 m, có chỗ dày hơn 10 m.
Cát thường là hạt thô thành phần chủ yếu là thạch anh, chọn lọc vừa; sạn, sỏi,
cuội có kích thước 1020 mm, nhiều chỗ tới 40-50 mm, mài tròn kém đến trung bình,
thành phần sạn, sỏi, cuội đa khoáng gồm laterit, sạn sỏi thạch anh, đá phun trào, xâm
13


nhập, cát kết, bột kết. Thỉnh thoảng gặp cuội tảng mài tròn kém lẫn trong các lớp cát,
sạn sỏi.
Trầm tích Pleistocen thượng phủ không chỉnh hợp trên đá gốc trước Đệ tứ và bị
các thành tạo Holocen phủ không chỉnh hợp. Chiều dày của tầng thay đổi từ 332 m.
Trong khu vực phường Cam Phúc Bắc, trầm tích Pleistocen thượng nguồn gốc
biển phân bố ở khu vực vùng trung tâm của phường, diện rộng khoảng 3,39 km2, kéo
dài khoảng 4 km theo hướng Bắc Nam, nằm ở vùng có địa hình có độ cao tương đối (20
-50m).
Thống Holocen (Q2)
Phụ thống trung (Q22)
Trầm tích biển (mQ22)
Trầm tích biển Holocen trung phân bố thành dải khá liên tục ven biển Vạn Ninh,
Cam Ranh, tạo thành dải lớn từ Đại Lãnh xuống thị trấn Vạn Giã và dải từ Cam Hòa
xuống Cam Thịnh Đông, gối lên trầm tích Pleistocen thượng ở phía tây với bề mặt thềm
cao 4  8m. Diện tích phân bố khoảng 144 km2. Ngoài ra, chúng còn nằm chìm trong
đồng bằng Nha Trang, được phát hiện qua các lỗ khoan. Thành phần chủ yếu là cát đa
khoáng, cát pha chứa ít itmenit, mảnh vỡ vỏ sò, san hô, ít cuội sỏi màu xám sáng; một
số chỗ ở Vạn Ninh gặp sét, sét pha có thể sử dụng để sản xuất gạch được, ở Hòn Gốm
chứa các dải sa khoáng titan (ilmenit) có giá trị công nghiệp trong cát nguồn gốc biển
Holocen trung.
Trầm tích biển Holocen trung thường bị trầm tích sông - biển Holocen trung thượng và trầm tích biển Holocen thượng phủ. Chiều dày trầm tích từ 29m.
Trong khu vực phường Cam Phúc Bắc, trầm tích biển Holocen trung nguồn gốc
biển phân bố ở khu vực phía Đông của phường, nằm liền kề với thống Pleistocen thượng

nguồn gốc biển (mQ13), diện rộng khoảng 1,88 km2, kéo dài khoảng 2,7 km theo hướng
Đông Bắc – Tây Nam, nằm ở vùng địa hình có độ cao vài mét.
Thống Holocen (Q2)
Phụ thống thượng (Q23b)
(phần giữa)
Trầm tích biển ngập triều (mQ23b): bao gồm các dải tích tụ cát ngầm bám theo
đường bờ biển, chỉ phơi lộ một phần khi triều xuống. Chúng phát triển thành các bãi cát
14


ngầm khá liên tục và rộng (từ 2001000 m) gồm bãi cát phía tây bán đảo Hòn Gốm, bãi
cát kéo dài từ Tu Bông xuống Vạn Hưng - Hòn Khói - Ninh Thủy, bãi Đường Đệ - Cầu
Đá, bãi cửa sông Đồng Bò, Bãi Dài, bãi phía đông và tây Vịnh Cam Ranh.
Thành phần trầm tích chủ yếu là cát thạch anh hạt mịn đến vừa màu xám sáng,
có chứa ít cuội sỏi và các rạn san hô. Số lượng rạn san hô khá phong phú, tập trung ở
các vùng sau: các đảo thuộc vịnh Văn Phong, ven bờ Vạn Hưng, Hòn Mỹ Giang, Đường
Đệ, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Tre, Hòn Nội, Hòn Ngoại, Mũi Lỗ Gió v.v...
San hô có màu xám sáng, xám trắng, xám tro; cấu tạo dạng bọt, tỏa tia, khối.Chiều dày
của trầm tích ngập triều thay đổi từ 14 m.
Trong khu vực phường Cam Phúc Bắc, trầm tích biển Holocen thượng nguồn gốc
biển phân bố ở khu vực phía Đông của phường, tiếp giáp với vịnh Cam Ranh, diện rộng
khoảng 1,1 km2, kéo dài khoảng 2,9 km theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
Các thành tạo trầm tích Đệ tứ không phân chia
Lũ tích - sườn tích (pdQ): phát triển rộng rãi nhất trong nhóm các thành tạo Đệ
tứ không phân chia, ở hầu hết các cửa khe, suối cạn, dòng tạm thời, thung lũng suối đổ
xuống đồng bằng. Chúng hình thành các nón phóng vật với kích thước nón rất khác
nhau, diện tích phân bố trong khu vực nghiên cứu khoảng 1,98 km2. Thành phần trầm
tích thay đổi từ đỉnh nón (là các vật liệu thô gồm tảng lăn đá gốc, sạn, cát) xuống vành
nón tiếp giáp với đồng bằng (gồm các vật liệu sét pha, cát pha, sét chứa sạn sỏi).
Trầm tích thường có màu xám vàng, xám tro, xám đen, rời rạc. Một số chỗ tạo

thành các tập sét khá dày được khai thác làm gạch. Chiều dày trầm tích thay đổi từ
312m.
Trầm tích sông - lũ tích (apQ): phát triển khá rộng rãi, tạo thành bậc đồng bằng
cao, bằng phẳng bao lấy phía tây các đồng bằng, diện tích phân bố trong khu vực phường
Cam Phúc Bắc khoảng 2,94 km2, chúng nằm ở bậc địa hình 5  20 m.
Thành phần trầm tích gồm cát, sét chứa cuội sạn, ít tảng lăn đá gốc màu xám tro,
xám sáng, xám đen, mềm bở. Chiều dày trầm tích thay đổi từ 2 10 m.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân cư và dân tộc

15


Theo số liệu thống kê thì tính đến năm 2015, trên địa bàn phường Cam Phúc Bắc
có tổng cộng 2.390 hộ gia đình bao gồm 12.754 nhân khẩu.
Dân cư trên địa bàn phường hầu hết đều sống tập trung ở dọc các trục đường
chính như quốc lộ 1A và khu vực 2 bên trục đường trong xã. Dân cư chủ yếu là người
Kinh, số ít dân tộc Đaklây. Trình độ văn hóa trung bình.
Phường Cam Phúc Bắc vốn là một phường nông nghiệp nên dân cư chủ yếu sinh
sống bằng nghề nông, chiếm tỷ lệ 70%. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 2015 là
10,75%. Mật độ dân số trung bình là 323 người/km2.
Dân số phường Cam Phúc Bắc thuộc loại dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao
động 68,5%, đây cũng là điều kiện thuận lợi trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên nguồn nhân lực này đa số là lao động thủ công, còn lao động có tay nghề và
lao động có trình độ lại chiếm tỷ lệ thấp.
b. Văn hóa, giáo dục, y tế
Giáo dục
Hiện nay, trên địa bàn phường Cam Phúc Bắc có hai trường tiểu học đó là trường
tiểu học Cam Phúc Bắc 1 và trường tiểu học Cam Phúc Bắc 2 và một trường trung học
cơ sở là trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, nhìn chung về cơ sở vật chất của ngành

giáo dục tương đối tốt, hầu hết các trường học đều ở dạng kiên cố.
Số lượng giáo viên và học sinh hằng năm đều tăng, tuy nhiên giáo viên còn thiếu,
nhất là ở những môn ngoại ngữ, toán, nhạc…. Tính bình quân trên 30 học sinh mới có
một giáo viên.
Y tế, sức khỏe cộng đồng
Công tác phòng chống dịch, phòng chống các bệnh xã hội, vệ sinh phòng bệnh
hoạt động ngày càng có hiệu quả. Các mục tiêu của chương trình y tế Quốc gia và của
ngành
được triển khai đạt hiệu quả cao.
Trên địa bàn phường hiện đã có trạm y tế và tại thành phố Cam Ranh cũng đã có
trung tâm y tế.
Hệ thống cung cấp điện và lĩnh vực thông tin liên lạc
Nguồn điện cung cấp cho địa bàn phường Cam Phúc Bắc khá ổn định cho sản
xuất
16


và sinh hoạt. Hầu hết các tổ dân phố trong phường đều đã có điện sử dụng. Phường Cam
Phúc Bắc được cấp điện chủ yếu từ lưới điện quốc gia qua trạm biến thế 500 KV thông
qua trạm 500/220/110 KV Plâyku.
Cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn phường xếp vào loại khá, mạng lưới cáp
quang đã được mở rộng đến tận các khu phố, trường học, công nghệ 3G được triển khai
diện rộng và đang từng bước phát triển công nghệ 4G, vùng phủ sóng thông tin di động
được mở rộng đến vùng sâu, vùng xa.
Hệ thống bưu chính được từng bước cải tạo, phương thức hoạt động cải tiến,
nhiều dịch vụ mới phát triển, điểm bưu điện văn hóa phường được duy trì hoạt động ổn
định, hiệu quả.
Với các điều kiện điện và thông tin liên lạc nêu trên, sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác phát triển ngành khai thác khoáng sản trên địa bàn phường.
c. Giao thông vận tải

Mạng lưới giao thông trên địa bàn phường Cam Phúc Bắc gồm 3 loại hình giao
thông, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy nên rất thuận lợi cho việc giao lưu
trong và ngoài nước.
Đường bộ: Có tuyến quốc lộ 1A tạo trục xương sống chạy xuyên suốt chiều dài
từ Bắc xuống Nam của phường, nối liền với các tỉnh phía Nam và phía Bắc, ngoài ra
còn có các tuyến giao thông tỉnh lộ, liên xã cũng rất phát triển, tạo thuận lợi cho việc đi
lại, giao lưu hàng hóa.
Đường sắt: So với đường bộ thì giao thông đường sắt có phần hạn chế hơn, trên
địa bàn phường Cam Phúc Bắc nằm gần tuyến đường sắt Thống Nhất.
Giao thông đường sắt mặc dù cũng đã góp phần đáng kể trong việc lưu thông và
vận chuyển hàng hóa, tuy nhiên, nền đường hẹp, yếu, ta luy không ổn định mặt khác
vào mùa mưa lớn, hệ thống cầu cống qua đường sắt thường không đáp ứng nổi khối
lượng nước lớn từ khu đồi núi phía Tây tràn xuống, gây úng lụt trong vùng và tắc nghẽn
giao thông đường bộ.
Đường thủy: Việc nằm tiếp giáp với vịnh Cam Ranh, lại gần các cảng biển như
cảng Ba Ngòi, cảng Cam Ranh do đó giao thông đường thủy trong phường tương đối
phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ hàng hóa (xuất, nhập khẩu) trong
nước và quốc tế.
17


d. Các ngành kinh tế
Nông, lâm, nghiệp
Nông lâm nghiệp là thế mạnh của phường Cam Phúc Bắc. Tiềm năng phát triển
ngành nông, lâm nghiệp đang có triển vọng lớn.
Trên địa bàn phường, diện tích trồng cây công nghiệp và đặc biệt là cây ăn quả
liên tục gia tăng, đặc biệt là diện tích trồng các loại cây ăn quả (xoài, dừa…) đã tăng
mạnh trong những năm gần đây.
Công nghiệp và xây dựng
Các ngành công nghiệp chủ yếu của phường là chế biến thủy hải sản, công nghiệp

khai thác và các loại khác.
Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp gồm đá khai thác, chế biến bảo quản
thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, quần áo may sẵn, gỗ xẻ, đũa tre…
Mặt khác, trong tương lai trên địa bàn phường sẽ hình thành cụm công nghiệp
(CCN) Cam Phúc Bắc, nằm trên địa bàn 2 phường Cam Phúc Bắc và Cam Phúc Nam.
Khi CCN Cam Phúc Bắc đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao
động, nâng cao mức sống dân cư trong vùng.
1.3. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIS VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT
1.3.1. Tổng quan về phương pháp GIS
a. Khái niệm
Hệ thống thông tin địa lý (HTTĐL)- Geographical information system ( GIS) là
một tổ chức tổng thể của bốn hợp phần: phần cứng máy tính, phần mềm, dữ liệu địa lý
và con người điều hành được thiết kế hoạt động một cách có hiệu quả nhằm tiếp nhận,
lưu trữ, điều khiển, phân tích và hiển thị toàn bộ các dạng dữ liệu địa lý.
HTTĐL có mục tiêu đầu tiên là xử lý hệ thống dữ liệu trong môi trường không
gian địa lý. (Viện nghiên cứu môi trường Mỹ - 1994).
Một định nghĩa khác có tính chất giải thích, hỗ trợ là: “HTTĐL là một hệ thống
máy tính có chức năng lưu trữ và liên kết các dữ liệu địa lý với các đặc tính của bản đồ
dạng đồ họa, từ đó cho một khả năng rộng lớn về việc xử lý thông tin, hiển thị thông tin
và cho ra các sản phẩm bản đồ, các kết quả xử lý cùng các mô hình”
b. Các thành phần của GIS
Phần cứng: bao gồm máy tính và các thiết bị ngoại vi.
18


Phần mềm: là bộ não của hệ thống, phần mềm GIS rất đa dạng và có thể chia
làm 3 nhóm (nhóm phần mềm quản đồ họa, nhóm phần mềm quản trị bản đồ và nhóm
phần mềm quản trị, phân tích không gian).
Dữ liệu: bao gồm dữ liệu không gian (dữ liệu bản đồ) và dữ liệu thuộc tính (dữ
liệu phi không gian). Dữ liệu không gian miêu tả vị trí địa lý của đối tượng trên bề mặt

Trái đất. Dữ liệu thuộc tính miêu tả các thông tin liên quan đến đối tượng, các thông tin
này có thể được định lượng hay định tính.
Phương pháp: một phần quan trọng để đảm bảo sự hoạt động liên tục và có hiệu
quả của hệ thống phục vụ cho mục đích của người sử dụng.
Con người: Trong GIS, thành phần con người là thành phần quan trọng nhất bởi
con người tham gia vào mọi hoạt động của hệ thống GIS (từ việc xây dựng cơ sở dữ
liệu, việc tìm kiếm, phân tích dữ liệu …). Có 2 nhóm người quan trọng là người sử dụng
và người quản lý GIS.
c. Chức năng của GIS
GIS có 5 chức năng chủ yếu:
Thu thập dữ liệu: là công việc khó khăn và nặng nề nhất trong quá trình xây
dựng một ứng dụng GIS. Các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như dữ
liệu đo đạc từ thực địa, dữ liệu từ các loại bản đồ, dữ liệu thống kê…
Thao tác dữ liệu: vì các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn có định dạng khác
nhau và có những trường hợp các dạng dữ liệu đòi hỏi được chuyển dạng và thao tác
theo một số cách để tương thích với hệ thống. Ví dụ: các thông tin địa lý có giá trị biểu
diễn khác nhau tại các tỷ lệ khác nhau (lớp dân cư trên bản đồ địa chính được thể hiện
chi tiết hơn trong bản đồ địa hình). Trước khi các thông tin này được tích hợp với nhau
thì chúng phải được chuyển về cùng một tỷ lệ (cùng mức độ chi tiết hoặc mức độ chính
xác). Đây có thể chỉ là sự chuyển dạng tạm thời cho mục đích hiển thị hoặc cố định cho
yêu cầu phân tích.
Quản lý dữ liệu: là một chức năng quan trọng của tất cả các hệ thông tin địa lý.
Hệ thống thông tin địa lý phải có khả năng điều khiển các dạng khác nhau của dữ liệu
đồng thời quản lý hiệu quả một khối lượng lớn dữ liệu với một trật tự rõ ràng. Một yếu
tố quan trọng của GIS là khả năng liên kết hệ thống giữa việc tự động hóa bản đồ và
quản lý cơ sở dữ liệu (sự liên kết giữa dữ liệu không gian và thuộc tính của đối tượng).
19


Các dữ liệu thông tin mô tả cho một đối tượng bất kỳ có thể liên hệ một cách hệ thống

với vị trí không gian của chúng. Sự liên kết đó là một ưu thế nổi bật của việc vận hành
GIS.
Hỏi đáp và phân tích dữ liệu: Khi đã xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu
GIS thì người dùng có thể hỏi các câu hỏi đơn giản như:
+ Thông tin về thửa đất: Ai là chủ sở hữu của mảnh đất?, Thửa đất rộng bao
nhiêu m2?
+ Tìm đường đi ngắn nhất giữa hai vị trí A và B?
+ Thống kê số lượng cây trồng trên tuyến phố?
+ Hay xác định được mật độ diện tích trồng cây xanh trong khu vực đô thị?…
GIS cung cấp khả năng hỏi đáp, tìm kiếm, truy vấn đơn giản “chỉ nhấn và nhấn”
và các công cụ phân tích dữ liệu không gian mạnh mẽ để cung cấp thông tin một cách
nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hỗ trợ ra quyết định cho những nhà quản lý và quy
hoạch.
Hiển thị dữ liệu: GIS cho phép hiển thị dữ liệu tốt nhất dưới dạng bản đồ hoặc
biểu đồ. Ngoài ra còn có thể xuất dữ liệu thuộc tính ra các bảng excel, tạo các bản báo
cáo thống kê, hay tạo mô hình 3D, và nhiều dữ liệu khác.
1.3.2. Tổng quan về môi trường địa chất
Là một hợp phần của môi trường nói chung, môi trường địa chất được định nghĩa
là một phần của thạch quyển, nơi tác động trực tiếp đến điều kiện sống, sự tồn tại và
phát triển của xã hội loài người, cũng là nơi mà con người đang khai thác và biến đổi nó
(Hrasna, 2002).
Môi trường sống của con người bao gồm nhiều nhóm yếu tố và điều kiện tự nhiên
và xã hội khác nhau. Một trong những yếu tố và điều kiện tự nhiên đặc biệt quan trọng
tạo nên môi trường nói trên là môi trường địa chất. Ở đây môi trường địa chất không chỉ
bao gồm các yếu tố hợp thành của trái đất như khoáng sản, đá, trầm tích, đất, nước mà
còn bao gồm cả địa hình, bề mặt của Trái Đất và đặc biệt là những quá trình làm biến
đổi Trái Đất. Môi trường địa chất cung cấp cho con người tài nguyên khoáng sản, vật
liệu xây dựng, nhiên liệu, là nền móng cho mọi thành tạo nhân sinh (cơ sở hạ tầng, nhà
ở, đô thị, khu công nghiệp...), là nơi chứa đựng và tiêu huỷ chất thải. Mặt khác, môi


20


×