Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

sử dụng google earth engine trong giám sát biến động diện tích rừng tỉnh lâm đồng giai đoạn 2010 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.34 MB, 83 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.Đặt vấn đề .............................................................................................................1
2.Lịch sử nghiên cứu ...............................................................................................1
3.Mục tiêu ................................................................................................................2
4.Nội dung và phương pháp thực hiện.....................................................................3
5.Giới hạn ................................................................................................................5
6.Bố cục của đề tài ...................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................6
1.1.Tổng quan về rừng .............................................................................................6
1.1.1.Định nghĩa ...................................................................................................6
1.1.2.Giám sát .......................................................................................................6
1.1.3.Biến động diện tích rừng .............................................................................6
1.1.4.Tình hình rừng Việt Nam giai đoạn 2010-2016 ..........................................6
1.2.Tổng quan về viễn thám ....................................................................................7
1.2.1.Ý niệm .........................................................................................................7
1.2.2.Mức độ xử lý của ảnh MODIS ....................................................................7
1.2.3.Chỉ số thực vật NDVI ..................................................................................7
1.2.4.Phương pháp phân loại ảnh .........................................................................8
1.2.5.Đánh giá độ chính xác .................................................................................8
1.3.Tổng quan về khu vực nghiên cứu.....................................................................8
1.3.1.Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................8
1.3.2.Tình hình rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010-2016 .................................9
CHƢƠNG 2. GIỚI THIỆU GOOGLE EARTH ENGINE .................................11
2.1.Tìm hiểu Google Earth Engine ........................................................................11
2.1.1.Định nghĩa .................................................................................................11
2.1.2.Nguồn gốc .................................................................................................11
2.1.3.Tiện ích của Google Earth Engine và quyền lợi của người dùng .............11
2.1.4.Thành phần chính của Google Earth Engine .............................................12
2.2.Kho lưu trữ dữ liệu trên Google Earth Engine ................................................14


2.2.1.Raster .........................................................................................................14
2.2.2.Vector ........................................................................................................15
2.3.Công cụ hỗ trợ trên Google Earth Engine .......................................................16
2.3.1.Công cụ hỗ trợ của Google Earth Engine Explorer ..................................16
2.3.2.Công cụ hỗ trợ của Google Earth Engine Code Editor .............................21

v


2.4.Giao diện của người dùng/User Interface ........................................................29
CHƢƠNG 3. DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN .............................33
3.1.Dữ liệu .............................................................................................................33
3.2.Quy trình thực hiện ..........................................................................................34
3.3.Phương pháp thực hiện ....................................................................................35
3.3.1.Thu thập tài liệu, số liệu và dữ liệu ...........................................................35
3.3.2.Xác định khu vực nghiên cứu....................................................................35
3.3.3.Xử lý sơ bộ ảnh .........................................................................................35
3.3.4.Tính chỉ số NDVI trên ảnh MODIS ..........................................................36
3.3.5.Phân loại giải đoán rừng ............................................................................36
3.3.6.Đánh giá độ chính xác sau phân loại .........................................................38
3.3.7.Xây dựng bản đồ ranh giới rừng qua các thời điểm ..................................40
3.3.8.Xây dựng bản đồ đa thời gian ...................................................................40
3.3.9.Thống kê diện tích rừng giải đoán ............................................................41
3.3.10.Phân tích biến động diện tích rừng..........................................................42
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ..........................................................43
SỬ DỤNG GOOGLE EARTH ENGINE TRONG GIÁM SÁT DIỆN TÍCH
RỪNG TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2010-2016 ...........................................43
4.1.Kết quả giải đoán và xác định ranh giới rừng trên Google Earth Engine .......43
4.2.Kết quả đánh giá độ chính xác sau phân loại ..................................................43
4.3.Kết quả các bản đồ rừng và thống kê diện tích rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn

2010-2016 ..............................................................................................................45
4.3.1.Kết quả các bản đồ rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010-2016 ................45
4.3.2.Kết quả thống kê diện tích rừng giải đoán tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 20102016 ....................................................................................................................49
4.4.Kết quả xây dựng bản đồ đa thời gian .............................................................49
4.5.Nhận xét về biến động diện tích rừng Lâm Đồng giai đoạn 2010-2016 .........50
4.5.1.Biểu đồ thống kê diện tích rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010-2016 ....50
4.5.2.Nhận xét về biến động diện tích rừng Lâm Đồng giai đoạn 2010-2016 ...51
CHƢƠNG 5. NHẬN XÉT VỀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG GOOGLE EARTH
ENGINE TRONG GIÁM SÁT DIỆN TÍCH RỪNG ...........................................53
5.1.Dữ liệu .............................................................................................................53
5.1.1.Cung cấp nguồn dữ liệu không gian đa dạng ............................................53
5.1.2.Cung cấp dữ liệu đa thời gian ...................................................................53
5.1.3.Cung cấp dữ liệu trên diện rộng ................................................................54
5.2.Các chức năng xử lý, phân tích........................................................................55
5.2.1.Phân loại ....................................................................................................55

vi


5.2.2.Xây dựng bản đồ đa thời gian ...................................................................55
5.2.3.Xử lý ảnh với tốc độ cao ...........................................................................55
5.2.4.Độ chính xác phân loại tốt.........................................................................56
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................57
1.Kết quả ................................................................................................................57
2.Các đề xuất và hướng nghiên cứu.......................................................................57

vii


DANH MỤC VIẾT TẮT

Viết tắt

Diễn giải

API

Application Programming Interface

GEE

Google Earth Engine

MODIS
NDVI
UI

Moderate Resolution Imaging Spectroradiometer
Normalized Difference Vegetation Index
User Interface

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 0.1.Phân các đối tượng theo ngưỡng NDVI của đề tài “Nghiên cứu ứng dụng
công nghệ viễn thám và GIS đánh giá tác động của nhiệt độ, độ ẩm đến lớp phủ
thực vật qua chỉ số thực vật (NDVI) khu vực Tây Nguyên” ......................................3
Bảng 1.1.Tổng hợp hiện trạng rừng toàn quốc giai đoạn 2010-2016 .........................6
Bảng 1.2.Thống kê diện tích rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010-2016 .................10
Bảng 3.1.Dữ liệu MODIS sử dụng ............................................................................33

Bảng 3.2.Công thức tính NDVI cho ảnh MODIS .....................................................36
Bảng 3.3.Ngưỡng NDVI để phân định rừng .............................................................37
Bảng 3.4.Bảng màu phục vụ đánh giá ......................................................................39
Bảng 3.5.Ma trận sai số phân loại .............................................................................40
Bảng 4.1.Ma trận sai số phân loại .............................................................................45
Bảng 4.2.So sánh diện tích có rừng 2 đề tài năm 2010 .............................................45
Bảng 4.3.Thống kê diện tích tỉnh Lâm Đồng theo kết quả giải đoán .......................49
Bảng 4.4.Thống kê hoạt động rừng trong giai đoạn 2010-2016 ...............................51
Bảng 4.5.Các chính sách văn bản bảo vệ và phát triển bền vững rừng được ban hành
trong những năm qua.................................................................................................52

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.Vị trí địa lý tỉnh Lâm Đồng ..........................................................................8
Hình 2.1.Hệ thống nguồn dữ liệu Raster của GEE ...................................................15
Hình 2.2.Hệ thống nguồn dữ liệu Vector của GEE ..................................................15
Hình 2.3.Giao diện GEE Explorer ............................................................................16
Hình 2.4.Danh mục dữ liệu .......................................................................................17
Hình 2.5.Thông tin thuộc tính ảnh ............................................................................17
Hình 2.6.Không gian làm việc trên GEE Explorer ...................................................17
Hình 2.7.Quản lý không gian làm việc .....................................................................18
Hình 2.8.Thanh tìm kiếm ..........................................................................................18
Hình 2.9.Cài đặt hiển thị lớp .....................................................................................19
Hình 2.10.Công cụ vẽ hình học Geometry trên GEE Explorer ................................19
Hình 2.11.Giao diện GEE Code Editor .....................................................................21
Hình 2.12.Nhóm công cụ quản lý .............................................................................22
Hình 2.13.Tab Scripts ...............................................................................................22
Hình 2.14.Một số ví dụ tập lệnh viết sẵn trên Tab Scripts ........................................23

Hình 2.15.Tab Document ..........................................................................................24
Hình 2.16.Thuật toán trên GEE API cung cấp ..........................................................24
Hình 2.17.Tab Assets ................................................................................................25
Hình 2.18.Tab Search ................................................................................................25
Hình 2.19.Nhóm các công cụ làm việc với tập lệnh .................................................25
Hình 2.20.Cửa sổ viết tập lệnh ..................................................................................26
Hình 2.21.Nhóm công cụ trình bày kết quả ..............................................................26
Hình 2.22.Tab Inspector ............................................................................................27
Hình 2.23.Tab Console .............................................................................................27
Hình 2.24.Tab Tasks .................................................................................................27
Hình 2.25.Cửa sổ bản đồ ...........................................................................................28
Hình 2.26.Layers .......................................................................................................28
Hình 2.27.Cài đặt bảng màu ......................................................................................28
Hình 2.28.Công cụ vẽ hình học Geometry................................................................29
Hình 2.29.Chức năng thể hiện Label ........................................................................29
Hình 2.30.Chức năng thể hiện Button .......................................................................30
Hình 2.31.Chức năng thể hiện Checkbox .................................................................30
Hình 2.32.Chức năng thể hiện Slider ........................................................................30
Hình 2.33.Chức năng thể hiện Textbox ....................................................................30
Hình 2.34.Chức năng thể hiện Select ........................................................................31

x


Hình 2.35.Chức năng thể hiện Chart .........................................................................31
Hình 2.36.Chức năng thể hiện Thumbnail ................................................................31
Hình 2.37.Chức năng thể hiện Map ..........................................................................32
Hình 2.38.Chức năng thể hiện Map Linker...............................................................32
Hình 2.39.Bố trí thứ tự ..............................................................................................32
Hình 2.40.Bố trí tuyệt đối .........................................................................................32

Hình 3.1.Code thu thập dữ liệu Modis ......................................................................35
Hình 3.2.Code xác định ranh giới tỉnh Lâm Đồng ....................................................35
Hình 3.3.Code tính chỉ số NDVI trên ảnh Modis .....................................................36
Hình 3.4.Code lập biểu thức phân ngưỡng NDVI và phân định rừng ......................37
Hình 3.5.Bản đồ hiện trạng rừng năm 2010 - Tỉnh Lâm Đồng.................................38
Hình 3.6.Code tải ảnh................................................................................................40
Hình 3.7.Code xây dựng bản đồ đa thời gian ...........................................................41
Hình 3.8.Code tính diện tích rừng .............................................................................41
Hình 4.1.Lớp rừng tỉnh Lâm Đồng năm 2010 sau khi giải đoán ..............................43
Hình 4.2.Kết quả lấy điểm mẫu giải đoán .................................................................43
Hình 4.3.Kết quả lớp có rừng giải đoán đúng ...........................................................44
Hình 4.4.Kết quả lớp có rừng giải đoán sai ..............................................................44
Hình 4.5.Kết quả lớp không rừng giải đoán đúng.....................................................44
Hình 4.6.Kết quả lớp không rừng giải đoán sai ........................................................44
Hình 4.7.Bản đồ rừng tỉnh Lâm Đồng năm 2010 .....................................................46
Hình 4.8.Bản đồ rừng tỉnh Lâm Đồng năm 2011 .....................................................46
Hình 4.9.Bản đồ rừng tỉnh Lâm Đồng năm 2012 .....................................................47
Hình 4.10.Bản đồ rừng tỉnh Lâm Đồng năm 2013 ...................................................47
Hình 4.11.Bản đồ rừng tỉnh Lâm Đồng năm 2014 ...................................................48
Hình 4.12.Bản đồ rừng tỉnh Lâm Đồng năm 2015 ...................................................48
Hình 4.13.Bản đồ rừng tỉnh Lâm Đồng năm 2016 ...................................................49
Hình 4.14.Bản đồ đa thời gian ..................................................................................50
Hình 4.15.Biểu đồ diện tích rừng giải đoán tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010-2016 ..50
Hình 5.1.Dữ liệu đa thời gian trong kho lưu trữ của GEE ........................................54
Hình 5.2.Quy mô .......................................................................................................55

xi


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 0.1.Nội dung và cách thực hiện ........................................................................4
Sơ đồ 2.1.Nguyên lý xử lý dữ liệu ............................................................................13
Sơ đồ 3.1.Quy trình thực hiện ...................................................................................34

xii


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề
Giám sát biến động diện tích rừng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu,
giúp quản lý rừng có hiệu quả. Đúng với câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc”, rừng
là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, có ý nghĩa quan trọng đối với môi
trường cũng như cuộc sống của con người. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI,
diện tích rừng đang bị thu hẹp dần không chỉ ở Việt Nam nói riêng mà còn ở các
nước tiên tiến trên thế giới nói chung đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng
môi trường, góp phần làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Đây là một trong những vấn đề
được các nhà khoa học quan tâm đến.
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam vùng Tây Nguyên, có vị trí và vai trò
quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái đầu nguồn của vùng Duyên Hải Miền
Trung và Đông Nam Bộ. Trong nhiều năm qua, diện tích rừng tự nhiên ở Lâm Đồng
có xu hướng giảm nhanh, do nhiều nguyên nhân như cháy rừng, nạn phá rừng, khai
thác rừng quá mức… gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trước tình hình bất ổn
này, cơ quan địa phương và Nhà nước đã đẩy mạnh các chính sách chiến lược bảo
vệ rừng, đồng thời phát động mạnh mẽ các chiến dịch trồng rừng nhằm mục đích
khôi phục rừng tự nhiên và phát triển kinh tế thị trường.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ viễn thám trong vài thập kỷ gần đây,
đã cung cấp nguồn tư liệu, các công cụ hỗ trợ và các thuật toán phân tích xử lý
thông tin rất hiệu quả. Do đó, viễn thám và GIS đã nhanh chóng trở thành trợ thủ
đắc lực, góp phần không nhỏ cho công tác thành lập bản đồ, theo dõi quản lý tốt tài
nguyên rừng cho ngành Lâm Nghiệp. Đặc biệt, Google Earth Engine, một công cụ

xử lý trên nền tảng điện toán đám mây cùng với kho dữ liệu viễn thám miễn phí
khổng lồ, đã đem đến cho các nhà nghiên cứu và nhà quản lý một công cụ tiện ích
mà hiện nay chưa chú ý khai thác rộng rãi. Chính vì vậy, đề tài “Sử dụng Google
Earth Engine trong giám sát biến động diện tích rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2010-2016” được chọn thực hiện.
2.Lịch sử nghiên cứu
Đã có rất nhiều đề tài sử dụng ảnh vệ tinh để theo dõi biến động rừng ở Lâm
Đồng nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Có thể kể đến một số đề tài liên
quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu đồ án như:
- Về vấn đề ứng dụng viễn thám và GIS trong giải đoán xác định rừng
Trong đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS đánh giá
tác động của nhiệt độ, độ ẩm đến lớp phủ thực vật qua chỉ số thực vật (NDVI) khu
vực Tây Nguyên”, (Phạm Văn Mạnh, 2013), tác giả đã thực hiện phân ngưỡng giá
1


trị chỉ số NDVI nhằm phân loại lớp phủ thực vật ở vùng Tây Nguyên. Qua đề tài
này, đồ án sẽ tiếp thu cách giải đoán ảnh vệ tinh bằng ngưỡng giá trị NDVI và sử
dụng ngưỡng NDVI này áp dụng để thực hiện đề tài đồ án. Tuy nhiên, đồ án sẽ giải
đoán phân định rừng trên Google Earth Engine.
Trong đề tài “Báo cáo xây dựng bản đồ hiện trạng rừng từ năm 1990 đến
2010 tỉnh Lâm Đồng Việt Nam”, (Vũ Tiến Điển, Phạm Đức Cường, Peter Stephen,
Trần Văn Châu, Alexander Grais, Silvia Petrova, 2013), nhóm tác giả đã xây dựng
các bản đồ hiện trạng rừng và tính toán diện tích rừng theo giai đoạn 1990-2010.
Qua đề tài này, đồ án sẽ sử dụng bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Lâm Đồng và kết quả
tính toán diện tích có rừng năm 2010 để đánh giá kết quả giải đoán ảnh phân định
rừng trên Google Earth Engine.
- Về vấn đề sử dụng Google Earth Engine (GEE)
Trong đề tài “Global Forest Change”, (M. C. Hansen, P. V. Potapov, R.
Moore, M. Hencher và nnk, 2013), nhóm tác giả đã xây dựng thành công các bản đồ

biến động rừng toàn cầu giai đoạn 2000-2012. Đề tài này cho thấy, GEE được sử
dụng để xác định diện tích rừng biến động của từng quốc gia, qua bộ dữ liệu rừng
toàn cầu Hansen et al với độ phân giải 30m, do đó đồ án sẽ tiếp thu tham khảo để
xây dựng bản đồ ranh giới rừng và tính diện tích rừng. Tuy nhiên, đồ án sẽ thực
hiện giám sát trên khu vực nhỏ (cụ thể là tỉnh Lâm Đồng) và ảnh vệ tinh có độ phân
giải thấp là Modis.
Trong đề tài “Đánh giá khả năng phân loại ảnh vệ tinh của Google Earth
Engine”, (Nguyễn Ngọc Phương Thanh và nnk, 2017), nhóm tác giả đã thực hiện
nghiên cứu và kết luận độ chính xác trong phân loại ảnh vệ tinh Landsat 8 trên GEE
và phần mềm ENVI là tương đương nhau. Qua đề tài này, đồ án tiếp thu kết quả và
học cách đánh giá độ chính xác sau phân loại để thực hiện cho kết quả giải đoán
khu vực nghiên cứu.
3.Mục tiêu
Nghiên cứu khả năng ứng dụng các công cụ hỗ trợ của Google Earth Engine
để giám sát biến động diện tích rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010-2016.
Để đạt được mục tiêu chung này thì đề tài phải đạt các mục tiêu cụ thể sau:
- Nghiên cứu tìm hiểu về GEE.
- Ứng dụng thực nghiệm GEE trong giám sát biến động diện tích rừng tỉnh
Lâm Đồng giai đoạn 2010-2016 (bao gồm giải đoán phân định ranh giới rừng từng
thời điểm và xây dựng bản đồ biến động rừng).
- Nhận xét khả năng sử dụng của GEE trong công tác giám sát rừng.

2


4.Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
- Phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp kế thừa. Để phục vụ giải
đoán phân định rừng và không rừng trên GEE, đề tài đồ án kế thừa ngưỡng NDVI
của đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS đánh giá tác động
của nhiệt độ, độ ẩm đến lớp phủ thực vật qua chỉ số thực vật (NDVI) khu vực Tây

Nguyên”, (Phạm Văn Mạnh, 2013). Đề tài này, sử dụng ảnh Modis, thực hiện phân
ngưỡng NDVI và giải đoán lớp phủ thực vật vùng Tây Nguyên năm 2012. Kết quả
phân ngưỡng giá trị NDVI như sau:
Bảng 0.1.Phân các đối tượng theo ngưỡng NDVI của đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công
nghệ viễn thám và GIS đánh giá tác động của nhiệt độ, độ ẩm đến lớp phủ thực vật qua chỉ
số thực vật (NDVI) khu vực Tây Nguyên”

Giá trị NDVI

Đối tƣợng

< 0.20

Đất trống, cát, nước

0.20 – 0.46

Cây bụi, cỏ

0.46 – 0.68

Đất nông nghiệp, đất khác

0.68 – 0.76

Rừng hỗn giao, lá kim, tre nứa

0.76 – 0.78

Rừng trồng


0.78 – 1.0

Rừng tự nhiên

Để đảm bảo độ chính xác kết quả giải đoán trên GEE được thực hiện bằng
phương pháp kế thừa ngưỡng NDVI cần đáp ứng một số điều kiện sau:
+ Thực hiện cùng khu vực nghiên cứu: Lâm Đồng là tỉnh thuộc vùng Tây
Nguyên.
+ Thực hiện cùng dữ liệu nghiên cứu: ảnh MODIS.
+ Thực hiện cùng thời gian nghiên cứu: do đề tài Phạm Văn Mạnh (2013)
thực hiện giải đoán lớp phủ thực vật vào 12 tháng và thành lập bản đồ lớp phủ thực
vật vùng Tây Nguyên năm 2012. Vì thế, đồ án có thể chọn 1 tháng để nghiên cứu,
cụ thể là tháng 4. Đồng thời sử dụng thêm một đề tài khác “Báo cáo xây dựng bản
đồ hiện trạng rừng từ năm 1990 đến 2010 tỉnh Lâm Đồng Việt Nam”, (Vũ Tiến
Điển và nnk, 2013) cũng thực hiện nghiên cứu vào thời điểm tháng 4 (25/04/2010)
phục vụ đánh giá độ chính xác.

3


- Sơ đồ thực hiện
Tìm hiểu GEE

Tìm hiểu viễn thám

Tìm hiểu Lâm Đồng

Phương pháp giải đoán


Rừng ở Lâm Đồng

Mô tả GEE
và ứng dụng
Thu thập ảnh, xử lý sơ bộ, tính NDVI
Giải đoán phân định rừng
Đánh giá độ chính xác (1 thời điểm)
Xây dựng 7 bản đồ ranh giới rừng
Xây dựng bản đồ đa thời gian

Bản đồ đa thời gian

Thống kê diện tích rừng
và nhận xét biến động

Phân tích, đánh giá

Nhận xét khả năng GEE trong
giám sát rừng

Sơ đồ 0.1.Nội dung và phương pháp thực hiện

4


5.Giới hạn
5.1.Về nội dung
Đề tài không đi vào việc xác định biến động diện tích rừng của từng loại:
rừng tự nhiên, rừng trồng… mà chỉ xác định biến động diện tích rừng nói chung.
5.2.Về thời gian

Đề tài thực hiện khảo sát trong giai đoạn 2010-2016, mỗi năm một lần vào
mùa khô (để giảm mây) cụ thể là tháng 4.
6.Bố cục của đề tài
Trong đề tài gồm 3 phần
Phần mở đầu giới thiệu đặt vấn đề, lịch sử nghiên cứu, mục tiêu, giới hạn,
nội dung và cách thực hiện
Phần nội dung gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu: giới thiệu về rừng, công nghệ
viễn thám và khu vực nghiên cứu
Chương 2: Giới thiệu Google Earth Engine
Chương 3: Dữ liệu và phương pháp thực hiện: mô tả quy trình
Chương 4: Kết quả thực nghiệm sử dụng Google Earth Engine trong
giám sát biến động diện tích rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010-2016
Chương 5: Nhận xét khả năng sử dụng của Google Earth Engine trong
công tác giám sát rừng
Phần kết luận

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tổng quan về rừng
1.1.1.Định nghĩa
Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, khoản 1 điều 3, (Luật bảo vệ và phát
triển rừng, 2004):
“Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi
sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa
hoặc hệ sinh vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán lá rừng từ
0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng

phòng hộ, đất rừng đặc dụng.”
1.1.2.Giám sát
Giám sát là sự theo dõi, kiểm tra công tác thực hiện theo quy định. Trong đề
tài này, giám sát chỉ hoạt động quan sát, theo dõi và thu thập các thông tin về sự
thay đổi diện tích rừng theo từng năm, theo đúng chỉ đạo ban hành của Nhà nước.
1.1.3.Biến động diện tích rừng
Biến động diện tích rừng là sự thay đổi tăng hay giảm về diện tích rừng thể
hiện qua các thời gian khác nhau.
1.1.4.Tình hình rừng Việt Nam giai đoạn 2010-2016
Tổng Cục Lâm Nghiệp (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016) đã công
bố hiện trạng rừng toàn quốc từ năm 2010 đến 2016 như sau:
Bảng 1.1.Tổng hợp hiện trạng rừng toàn quốc giai đoạn 2010-2016

(Đơn vị: ha)
Diện tích rừng
hiện có

Diện tích rừng
tự nhiên

Diện tích rừng
trồng

Tỷ lệ che
phủ (%)

2010

13.388.075


10.304.816

3.083.259

39,50

2011

13.515.064

10.285.383

3.229.681

39,70

2012

13.862.043

10.423.844

3.438.200

40,70

2013

13.954.454


10.398.160

3.556.294

40,96

2014

13.796.506

10.100.186

3.596.320

40,43

2015

14.061.856

10.175.519

3.886.337

40,84

2016

14.377.682


10.242.141

4.135.541

41,19

Loại
Năm

6


Trong giai đoạn từ 2010-2016, diện tích rừng tự nhiên có xu hướng giảm dần
và giảm 62.675 ha (từ 10.304.816 ha năm 2010 giảm còn 10.242.141 ha năm 2016).
Đứng trước nguy cơ diện tích rừng tự nhiên giảm, nhà nước đã đẩy mạnh chính
sách trồng rừng và do đó, diện tích rừng trồng tăng 1.052.282 ha (từ 3.083.259 ha
năm 2010 đến 4.135.541 năm 2016) đồng thời kéo theo tỷ lệ che phủ tăng lên 1,69
% trong 6 năm từ năm 2010 đến 2016.
1.2.Tổng quan về viễn thám
1.2.1.Ý niệm
Theo Lê Văn Trung, (2012, trang 48) “Viễn thám là khoa học nghiên cứu các
phương pháp thu thập đo lường và phân tích thông tin của vật thể quan sát mà
không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng.”
1.2.2.Mức độ xử lý của ảnh MODIS
Theo Nguyễn Đức Thuận, (2013), có nhiều mức độ xử lý ảnh MODIS khác
nhau, hầu hết là miễn phí. Bao gồm các loại mức độ xử lý sau:
- Ảnh ở mức 0 và 1A: là ảnh gốc chưa được hiệu chỉnh địa lý và hiệu chỉnh
khí quyển.
- Ảnh ở mức 1B: là ảnh đã được hiệu chỉnh địa lý, ở dạng giá trị số nguyên
hữu hạn (Digitial Number).

- Ảnh ở mức 2 trở lên (2, 2G, 3, 4) hầu hết đã được hiệu chỉnh khí quyển
nhằm loại trừ ảnh hưởng của những thành phần bức xạ không mang thông tin hữu
ích.
1.2.3.Chỉ số thực vật NDVI
Theo Lê Văn Trung, (2012, trang 252) Chỉ số thực vật NDVI (Normalized
Difference Vegetation Index) được tính toán dựa trên thực vật hấp thụ mạnh ở kênh
đỏ và phản xạ mạnh ở kênh cận hồng ngoại, dùng để đánh giá mức độ sinh trưởng
và phân bố của thực vật. Chỉ số NDVI được tính theo công thức:

Trong đó:
NIR (Near Infrared): kênh cận hồng ngoại
RED: kênh đỏ
Giá trị của chỉ số thực vật NDVI nằm trong khoảng [-1; +1]. Giá trị chỉ số
NDVI càng cao, chứng tỏ lá cây phát triển mạnh và độ che phủ của tán lá lớn. Giá
trị chỉ số NDVI càng thấp, chứng tỏ lá cây phát triển chậm và độ che phủ của tán lá
thấp. Giá trị NDVI âm cho thấy khu vực đó không có thực vật sống.
7


1.2.4.Phương pháp phân loại ảnh
Có nhiều phương pháp phân loại ảnh và thường chia thành 2 nhóm chính:
- Phân loại giám định gồm:
+Phân loại hình hộp
+Phân loại theo cây quyết định
+Phân loại theo khoảng cách ngắn nhất
+Phân loại gần đúng nhất
+Phân loại mạng neural đa lớp LNN
+Phân loại mờ FC
-


Phân loại phi giám định gồm:
+Ghép nhóm phân cấp
+Ghép nhóm không phân cấp

1.2.5.Đánh giá độ chính xác
Theo Lê Văn Trung, (2012), đánh giá độ chính xác là đánh giá phương pháp
giải đoán ảnh vệ tinh. Có nhiều cách đánh giá, nhưng trong đề tài sẽ thực hiện đánh
giá độ chính xác sau phân loại bằng ma trận sai số phân loại và hệ số Kappa.
1.3.Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.1.Đặc điểm tự nhiên
1.3.1.1.Vị trí địa lý

Hình 1.1.Vị trí địa lý tỉnh Lâm Đồng

8


Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Lâm Đồng (lamdong.gov.vn), tỉnh có một
số đặc điểm sau:
Lâm Đồng là tỉnh thuộc vùng núi phía Nam Tây Nguyên có diện tích tự
nhiên 9.772,19 km2
Tọa độ địa lý: 11o12‟-12o15‟ vĩ độ Bắc
107o45‟ kinh độ Đông
Vị trí địa lý tỉnh Lâm Đồng
+ Phía Đông giáp tỉnh Ninh Thuận
+ Phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông
+ Phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Phước
+ Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận
+ Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk
+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa

1.3.1.2.Địa hình
Địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi
cao đồng thời cũng có những thung lung nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự
nhiên khác nhau về khí hậu thổ nhưỡng, động thực vật…
1.3.1.3.Khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
biến thiên theo độ cao. Thời tiết ôn hòa mát mẻ quanh năm. Có 2 mùa:
+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11
+ Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
1.3.1.4.Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng Lâm Đồng phong phú, đa dạng với trên 618 ngàn ha rừng
với tổng trữ lượng trên 61 triệu m3 và gần 662 triệu tấn tre, nứa. Rừng ở Lâm Đồng
nhiều vùng còn nguyên sinh, chủ yếu là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Đa dạng
về loài, một số loại gỗ quý như pơ-mu xanh, cẩm lai, giỏ, sao, thông 2 lá, 3 lá …
1.3.2.Tình hình rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010-2016
Tổng Cục Lâm Nghiệp (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 và 2016), đã
công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 và
2016 như sau:

9


Bảng 1.2.Thống kê diện tích rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010-2016

(Đơn vị: ha)
Năm

2010

2011


Rừng
tự
nhiên

601.207

598.192

597.669 525.286 532.080 453.129 452.651

Rừng
trồng

62.651

65.794

70.103

Loại

2012

2013

75.074

2014


77.958

2015

78.966

2016

79.983

Qua số liệu tổng hợp trên từ năm 2010 đến 2016, diện tích rừng tự nhiên của
tỉnh Lâm Đồng có xu hướng giảm nhanh và giảm 148.556 ha. Nhưng diện tích rừng
trồng tăng 17.332 ha.

10


CHƢƠNG 2. GIỚI THIỆU GOOGLE EARTH ENGINE
2.1.Tìm hiểu Google Earth Engine
2.1.1.Định nghĩa
Theo Dana Tomlin, Nicholas Clinton, (2016); Karis Tenneson, (2016), GEE
là một nền tảng dựa trên điện toán đám mây để xử lý, phân tích thông tin không
gian địa lý trên diện rộng. Đây là kho lưu trữ dữ liệu hình ảnh viễn thám miễn phí
có dung lượng rất lớn lên đến hàng triệu Gigabyte, được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng
đám mây của Google và được tối ưu hóa để xử lý song song dữ liệu không gian.
GEE được xem là một công cụ rất mạnh trong phân tích dữ liệu ảnh viễn
thám, nhờ một số tính năng sau:
- Lưu trữ rất nhiều danh mục dữ liệu viễn thám được chia sẻ miễn phí.
- Sức mạnh xử lý dữ liệu nhanh chóng với khả năng tính toán vượt trội như
một cỗ máy, nhờ vào mô hình phân bố tính toán tại cùng một thời điểm, dựa trên

nền tảng điện toán đám mây, tự động thực hiện song song các phân tích với nhiều
CPU của nhiều máy tính trong trung tâm dữ liệu của Google. Các công cụ tính toán
đạt tốc độ chưa từng có, giảm thời gian sắp xếp các yêu cầu về cấp độ xử lý bằng
cách dựa trên sức mạnh của việc phân phối xử lý số liệu và điện toán đám mây.
- Có thể tương tác để phát triển các công cụ của nền tảng, thông qua Google
Earth Engine Explorer và Google Earth Engine Code Editor. Dễ sử dụng và chi phí
thấp hơn nền tảng trực tuyến khác nên dễ truy cập vào kho dữ liệu.
- Kho lưu trữ tài sản dữ liệu cá nhân với dung lượng 250GB, người dùng
không cần phải lưu dữ liệu về ổ cứng.
2.1.2.Nguồn gốc
GEE được phát triển bởi Google, hợp tác với Đại học Carnegie Mellon,
NASA, cơ quan địa chất Hoa Kỳ và Time.
2.1.3.Tiện ích của Google Earth Engine và quyền lợi của người dùng
2.1.3.1.Tiện ích của Google Earth Engine
- GEE cung cấp miễn phí cho mục đích nghiên cứu, giáo dục và phi lợi
nhuận. Nhưng với mục đích thương mại thì không được sử dụng lâu dài và sản
phẩm dữ liệu do GEE tạo ra không được phép mua bán.
- Tạo ra môi trường độc lập cho người dùng không phải phụ thuộc vào máy
tính cá nhân mà bất cứ khi nào, nơi đâu hay bất kỳ thiết bị nào người dùng cũng có
thể truy cập và làm việc dễ dàng trên GEE khi có dịch vụ mạng Internet hỗ trợ.
- Cung cấp kho dữ liệu viễn thám khổng lồ và miễn phí hơn 40 năm lịch sử
và hiện tại.
11


- Hỗ trợ và đáp ứng mọi yêu cầu của người dùng khi sử dụng GEE để xử lý
phân tích dữ liệu không gian nhờ vào các máy chủ (Server) xử lý dữ liệu từ xa.
- Tiết kiệm thời gian cho quá trình phân tích, xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh.
- Cung cấp tài liệu, tập lệnh tham khảo và các thuật toán chuyên dùng để xử
lý phân tích ảnh vệ tinh.

- Cung cấp các công cụ hỗ trợ trên GEE nhờ vào 2 nền tảng Code Editor và
Explorer.
- Tạo điều kiện cho những người thích nghiên cứu và lập trình với
Application Programming Interface (API), phát triển tiềm năng sáng tạo của mỗi
người.
- Tạo sự liên kết cộng tác giữa người dùng bằng cách chia sẻ dữ liệu, các
thuật toán, tập lệnh/Script và hình ảnh được xử lý.
2.1.3.2.Quyền lợi của người dùng
- Khi người dùng sử dụng GEE có thể không phải chịu một khoản chi phí
nào, trừ khi có nhu cầu lưu trữ dữ liệu lên Cloud Storage để đảm bảo an toàn cao.
- Người dùng được phép truy cập vào GEE mọi nơi, mọi lúc và mọi thiết bị
không nhất thiết phải là máy tính cá nhân mà chỉ phụ thuộc vào dung lượng truy cập
vào Internet.
- Có quyền sử dụng kho lưu trữ dữ liệu trực tuyến miễn phí của GEE được
cập nhật thường xuyên.
- Người dùng có thể tải dữ liệu của mình lên GEE để phân tích như
+ Dữ liệu Raster dưới dạng GeoTIFF.
+ Dữ liệu Vector sử dụng được phải thông qua Google Fusion Tables truy
cập vào GEE hoặc công cụ Table Upload tải trực tiếp lên GEE.
- Kết quả cũng như các thuật toán mà người dùng viết trên API của GEE đều
là tài sản riêng của người dùng và được lưu trữ bảo mật qua ID riêng.
- Người dùng có quyền tải dữ liệu về máy tính cá nhân hoặc chia sẻ trực tiếp
vì mục đích cộng đồng.
2.1.4.Thành phần chính của Google Earth Engine
Theo Dana Tomlin, Nicholas Clintion (2016), GEE bao gồm 3 thành phần
chính: dữ liệu, xử lý dữ liệu và kiểm soát quá trình xử lý dữ liệu.
2.1.4.1.Dữ liệu/Data
Có 4 loại dữ liệu chính bao gồm
- Feature Dataset: Là bộ dữ liệu chứa các đối tượng hình học (điểm, đường,
vùng) có liên kết thuộc tính. Đóng vai trò phụ trong GEE.

12


- Image Dataset: Là bộ dữ liệu hình ảnh (một ảnh đơn giản). Chứa các giá trị
pixel. Giá trị được lưu trữ dưới dạng số nguyên 8 bit, 16 bit, 32 bit, 64 bit.
- Feature Collection: Là nhóm tập hợp các đối tượng hình học tạo thành bộ
sưu tập các đối tượng.
- Image Collection: Là bộ dữ liệu hình ảnh có thể được truy cập trong các
nhóm được gọi là bộ sưu tập hình ảnh. Các hình ảnh trong bộ sưu tập này khác nhau
về thời gian chụp ảnh. Là loại dữ liệu được sử dụng phổ biến nhất trên GEE.
2.1.4.2. Xử lý dữ liệu/Data Processing
Khả năng xử lý dữ liệu có sẵn thông qua GEE nhờ vào sự tương tác với 4
môi trường làm việc: Server/máy chủ, Client/máy khách, Disk/ổ đĩa và
Monitor/màn hình
Server: là một cơ sở lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn, được duy trì bởi Google.
Client: là một máy tính cục bộ mà từ đó người dùng có thể truy cập vào một máy
chủ của GEE, một ổ đĩa cục bộ và màn hình cục bộ.
Monitor: là đầu vào/ đầu ra cục bộ của thiết bị tiếp cận với người dùng cá nhân.
Disk: là kho lưu trữ và truy xuất dữ liệu cục bộ tiếp cận với người dùng cá nhân.
Server

Dataset

Variables/Script

Client

Files

Layer


Monitor

Disk

Sơ đồ 2.1.Nguyên lý xử lý dữ liệu

Nguyên lý thực hiện:
Máy chủ cung cấp bộ dữ liệu/Dataset trực tuyến trên GEE cho máy khách
khi người dùng cần sử dụng, phục vụ cho nhu cầu viết các tập lệnh/Script để xử lý
phân tích dữ liệu không gian. Tập lệnh sẽ được kiểm tra và giám sát bằng cách chạy
thực thi các câu lệnh, kết quả được trình bày dạng đồ họa hay hiển thị lên màn hình
bằng các lớp bản đồ/Layer. Đồng thời, tập lệnh còn có thể được lưu trữ dưới dạng
tập tin/Files trong ổ đĩa cục bộ. Ngoài ra, bộ dữ liệu còn có thể được người dùng tạo
ra bằng chính các tập lệnh của họ. Tuy nhiên cần một công cụ kiểm soát quá trình
xử lý dữ liệu nhằm đảm bảo độ tin cậy.
13


2.1.4.3.Kiểm soát quá trình xử lý dữ liệu/Data –processing control
Giống như bất kỳ ứng dụng, phần mềm khác, giao diện GEE được thể hiện
dưới dạng điều khiển và khả năng làm việc thông qua hai nền tảng chủ yếu:
- Giao diện đồ họa người dùng/Graphical User Interface (GUI) hay Google
Earth Engine Explorer.
- Giao diện lập trình ứng dụng/Application Program Interface (API) hay
Google Earth Engine Code Editor.
2.2.Kho lƣu trữ dữ liệu trên Google Earth Engine
Theo tài liệu tham khảo trên website Google Earth Engine API, GEE là một
kho lưu trữ khổng lồ, với dung lượng chứa hàng triệu Gigabyte dữ liệu không gian
bao gồm dữ liệu ảnh vệ tinh và các dữ liệu bề mặt trái đất hơn bốn mươi năm lịch

sử và hiện tại. Bộ danh mục dữ liệu bao gồm các dữ liệu ảnh hoàn chỉnh từ Landsat
4, 5, 7 và 8 được xử lý bởi tổ chức USGS, sản phẩm dữ liệu toàn cầu MODIS và
nhiều ảnh viễn thám khác. Tất cả dữ liệu được xử lý và sẵn sàng sử dụng.
Người dùng cũng có thể tải dữ liệu của mình lên GEE dưới dạng Raster và
Vector, được phép lưu trữ thành tài sản cá nhân hoặc có thể chia sẻ cộng đồng. Bộ
dữ liệu trên GEE luôn được cải tiến và cập nhật liên tục hằng ngày hoặc theo chu kỳ
tùy loại vệ tinh.
Kho lưu trữ dữ liệu gồm 2 loại lớn:
- Dữ liệu Raster (Image Dataset /Image Collection).
- Dữ liệu Vector (Feature Dataset/Feature Collection).
2.2.1.Raster
Hình ảnh chứa một hoặc nhiều kênh, mỗi kênh phổ có một tên riêng, độ phân
giải, giá trị pixel…. Mỗi ảnh đều có Metadata được lưu trữ dưới dạng tập thuộc
tính. Dữ liệu được GEE cung cấp với nhiều dạng:
- Dữ liệu ảnh chưa xử lý hay còn thô (Raw): Ảnh dạng thô được thu nhận từ
bộ cảm biến là các ảnh nguyên bản, chứa sai số hình học và sai số bức xạ.
Ví dụ: Landsat 8 8-Day Raw Composite, Landsat 7 Annual Raw Composite…
- Dữ liệu ảnh được xử lý, hiệu chỉnh: Nhằm loại bỏ sai số hình học và sai số
bức xạ.
Ví dụ: Landsat 7 Annual TOA Reflectance Composite, Landsat 8 TOA Reflectance
(Orthorectifies) with Fmask…
- Dữ liệu ảnh có các chỉ số được tính toán sẵn: Bao gồm các chỉ số: NDVI/
chỉ số thực vật, NDSI/chỉ số khác biệt bình thường tuyết, BAI/chỉ số khu vực nóng
bỏng, EVI/chỉ số thực vật môi trường…
14


Ví dụ: MODIS Aqua Daily EVI, Landsat 7 32-Day NDVI Composite…
Theo thông tin trên website Google Earth Engine API, tất cả bộ dữ liệu GEE
cung cấp miễn phí trước đây, kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2017, USGS đã ngừng thu

thập, sản xuất bộ ảnh cũ, GEE không thể cập nhật cho bộ sưu tập Landsat cũ và sẽ
giữ các bộ sưu tập cũ này cho đến khi thu thập được tất cả dữ liệu C1 nhưng cuối
cùng sẽ bị loại bỏ. Bộ dữ liệu cải tiến là Landsat Collection-1 gồm 3 loại: Tier 1
(T1), Tier 2 (T2) và Real Time (RT)
Dữ liệu Raster trên GEE gồm nhiều loại như sau:

Raster

Geophysical
(địa vật lý)

Terrain, Land Cover,
Cropland Surface,
Temperature và Other
Geophysical Data

Climate & Weather
(khí hậu và thời tiết)

Atmospheric Data và
Weather Climate

Demographic
(nhân khẩu học)

WorldPop và Malaria Data

Imagery

Data Landsat, Sentinel,

Modis, High-Resolution
Imagery và Other Imagery

Hình 2.1.Hệ thống nguồn dữ liệu Raster của GEE

2.2.2.Vector
Vector
Lưu trữ

Earth Engine Tables GG

Google Funsion Table

Hình 2.2.Hệ thống nguồn dữ liệu Vector của GEE

Earth Engine Tables
Earth Engine Tables là nơi chứa bộ dữ liệu vector được GEE API cung cấp
sẵn bao gồm: bộ dữ liệu đường ranh giới quốc tế, bộ dữ liệu về điều tra dân số Hoa
Kỳ…Mỗi bộ dữ liệu đều được đi kèm với mã ID riêng biệt.

15


Google Funsion Table
Funsion Table là một ứng dụng web hóa dữ liệu hay ứng dụng thực nghiệm
trực quan hóa dữ liệu bảng, nhập hoặc xuất dữ liệu, chia sẻ và điều khiển truy cập,
gộp dữ liệu bảng…
Các dữ liệu Google Funsion Table dạng vùng (Polygon) trong GEE sẽ được
lưu trữ trong Funsion Tables. Các dữ liệu này sẽ được quản lý ở dạng bảng nhưng
bao gồm cả thông tin thuộc tính và không gian được hiển thị trên GEE.

Hơn nữa, GEE cũng cung cấp sẵn ID như: Các nước trên thế giới, các tiểu
bang US, quận Hoa Kỳ, lưu vực sông Hoa Kỳ, cảnh báo Amazon SAD…..
2.3.Công cụ hỗ trợ trên Google Earth Engine
GEE được phát triển trên 2 nền tảng đó là Code Editor và Explorer. Cả 2 nền
tảng này gồm một cửa sổ bản đồ hiển thị tức thời kết quả và nhiều khả năng khác.
2.3.1.Công cụ hỗ trợ của Google Earth Engine Explorer
Theo Dana Tomlin, Nicholas Clinton, (2016); Karis Tenneson, (2016), GEE
Explorer là giao diện đồ họa đơn giản với tính năng xử lý điểm và nhấp chuột. Một
ứng dụng để khám phá bề mặt trái đất và chạy các phân tích đơn giản hơn so với
GEE Code Editor. Vì thế rất thuận tiện cho người dùng mới bắt đầu tìm hiểu và
phân tích dữ liệu.
GEE Explorer bao gồm 3 nhóm công cụ và 7 khả năng:

Hình 2.3.Giao diện GEE Explorer

- Một là nhóm công cụ quản lý công việc có khả năng thực thi hướng dẫn
(Execution of GUI instructions) và tìm kiếm dữ liệu có sẵn
- Hai là nhóm công cụ trong bảng điều khiển có các khả năng:
+Tạo ra lớp dữ liệu
16


+Tính toán trên các lớp bản đồ
+Tải các lớp dữ liệu
- Ba là nhóm công cụ hiển thị bản đồ có khả năng định hướng không gian địa
lý (Navigation of Geographical space) và hiển thị các lớp dữ liệu
2.3.1.1.Nhóm công cụ quản lý công việc
Có khả năng thực thi hướng dẫn là những tính năng cung cấp hướng dẫn điều
khiển. Bao gồm:
Data Catalog: danh mục dữ liệu

Các danh mục dữ liệu liệt kê tập hợp các dữ liệu có sẵn để xem và phân tích
trong GEE. Bộ dữ liệu khổng lồ này được trình bày rõ ở mục 3.2. Nhấp chuột vào
Data Catalog ở phía trên bên phải của giao diện.

Hình 2.4.Danh mục dữ liệu

Sẽ xuất hiện kho lưu trữ dữ liệu của GEE. Người dùng chọn một dữ liệu bất
kỳ nào đều có đủ các thông tin về dữ liệu được trình bày cụ thể: tên, ID, thời gian sử
dụng, nhà cung cấp, mô tả về dữ liệu…

Hình 2.5.Thông tin thuộc tính ảnh

Workspace: không gian làm việc
Để mở không gian làm việc, nhấp chuột vào Workspace ở phía trên bên phải
giao diện.

Hình 2.6.Không gian làm việc trên GEE Explorer

17


×