Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

ứng dụng phân tích thứ bậc ahp đánh giá thích nghi cây bơ trên địa bàn huyện di linh, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.74 MB, 86 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT
AHP (Analytic Hierarchy Process): Quá trình phân tích thứ bậc;
DE (Deep): Tầng dày;
FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations): Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc;
GIS (Geographic Information System): Hệ thống thông tin địa lý;
IR (Irrigational): Khả năng tưới;
LC (Land Characteristic): Tính chất đất đai;
LMU (Land Mapping Unit): Đơn vị bản đồ đất đai;
LQ (Land Quality): Chất lượng đất đai;
LUR (Land Use Requirement): Yêu cầu sử dụng đất;
LUT (Land Use Type): Loại hình sử dụng đất;
N: Không thích nghi;
S1: Thích nghi cao;
S2: Thích nghi trung bình;
S3: Thích nghi kém;
SO (Soil): Loại đất;
Sl (Slop): Độ dốc.


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Phương pháp kết hợp giữa LQ và LR theo đề nghi của FAO............... 14
Sơ đồ 2. Sơ đồ vị trí huyện Di Linh ..................................................................... 19
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình đánh giá đất đai theo FAO .................................................. 14
Hình 1.2. Mô hình đánh giá đất đai theo AHP ................................................... 17
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng phân cấp yếu tố khả năng thích nghi .......................................... 6
Bảng 1.2. Bảng độ ưu tiên chuẩn ........................................................................ 16
Bảng 2. Phân loại đất huyện Di Linh.................................................................. 21
Bảng 3.1. Phân cấp tiêu chí loại đất ................................................................... 34


Bảng 3.2. Phân cấp tiêu chí tầng dày ................................................................. 37
Bảng 3.3. Phân cấp tiêu chí pH .......................................................................... 39
Bảng 3.4. Phân cấp tiêu chí khả năng tưới ......................................................... 41
Bảng 3.5. Phân cấp tiêu chí độ dốc .................................................................... 43
Bảng 3.6. Yêu cầu thích nghi của cây bơ tại huyện Di Linh............................... 45
Bảng 3.7. Mô tả đơn vị đất đai ............................................................................ 45
Bảng 3.8. Đánh giá mức độ thích nghi của cây bơ tại huyện Di Linh ............... 50
Bảng 3.9. Mức độ thích nghi theo phương pháp đánh giá đất FAO .................. 55
Bảng 3.10. Giá trị so sánh cặp yếu tố của các chuyên gia ................................. 56
Bảng 3.11. Ma trận so sánh tổng hợp các cặp yếu tố của 5 chuyên gia và tổng cột
............................................................................................................................. 56
Bảng 3.12. Trọng số trung bình của các chỉ tiêu theo chuyên gia ..................... 57
Bảng 3.13. Mã hóa phân cấp tiêu chí thích nghi ................................................ 58
Bảng 3.14. Bảng phân cấp thích nghi ................................................................. 59
Bảng 3.15. Đánh giá mức độ thích nghi của cây bơ tại huyện Di Linh ............. 59
Bảng 3.16. Mức độ thích nghi theo phương pháp đánh giá đất AHP ................ 64
Bảng 3.17. Thống kê kết quả đánh giá thích nghi của cây bơ ............................ 65


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1........................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI......................... 4
1.1. Cơ sở lý luận của đánh giá đất đai ................................................................. 4
1.1.1. Các khái niệm .............................................................................................. 4
1.1.1.1. Khái niệm đất đai ..................................................................................... 4
1.1.1.2. Khái niệm đánh giá đất đai....................................................................... 4
1.1.1.3. Quan điểm đánh giá đất đai của FAO ...................................................... 5
1.1.1.4. Quá trình phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process – AHP) .......... 8
1.1.1.5. Giới thiệu tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS).......................... 9

1.1.2. Các phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới và ở Việt Nam ............... 11
1.1.3. Phương pháp đánh giá đất theo FAO ........................................................ 14
1.1.4. Phương pháp đánh giá đa tiêu chí AHP .................................................... 15
1.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................................ 18
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 18
CHƯƠNG 2......................................................................................................... 19
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI .......................... 19
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.............................................................. 19
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 19
2.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 19
2.1.1.2. Địa mạo................................................................................................... 20
2.1.1.3. Khí hậu ................................................................................................... 20
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................... 20
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................. 22
2.1.3. Đánh giá chung .......................................................................................... 23
2.1.3.1. Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường ............... 23
2.1.3.2. Về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................... 25
2.2. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai .......................................... 26
2.2.1. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật
về quản lý sử dụng đất đai ................................................................................... 26
2.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính. .............................................................................................. 26


2.2.3. Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính:... 26
2.2.4. Quản lý quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai ........................ 27
2.2.5. Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất......................................................... 27
2.2.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất....................................................................................... 27
2.2.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai. 28

2.2.8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và
sử dụng đất đai .................................................................................................... 28
2.3. Thực trạng đánh giá đất đai trên địa bàn ...................................................... 28
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 30
CHƯƠNG 3......................................................................................................... 31
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH NGHI CỦA CÂY BƠ TRÊN ĐỊA BÀN ......... 31
3.1. Lựa chọn loại hình sử dụng đất và yêu cầu của các loại hình sử dụng đất .. 31
3.1.1. Xác định và lựa chọn loại hình sử dụng đất .............................................. 31
3.1.2. Xác định yêu cầu của các loại hình sử dụng đất ....................................... 32
3.2. Lựa chọn tiêu chí đánh giá ........................................................................... 32
3.3. Xây dựng bản đồ thích nghi đất đai. ............................................................ 45
3.3.1. Đánh giá mức độ thích nghi của cây bơ theo FAO ................................... 50
3.3.2. Đánh giá mức độ thích nghi của cây bơ theo AHP ................................... 56
3.3.3. Tích hợp chỉ số thích nghi ......................................................................... 59
3.4. Kết quả .......................................................................................................... 65
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 66
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 68
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 69


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và phát triển
dân sinh, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai không có khả năng tái tạo,
hạn chế về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng. Vì vậy, để hạn chế việc
khai thác và sử dụng đất một cách lãng phí và không có hiệu quả về kinh tế thì
phải có những chỉ tiêu sử dụng đất thích hợp thông qua nội dung của công tác
nghiên cứu đánh giá đất đai. Việc đánh giá đất đai sẽ chọn lựa loại hình sử dụng

đất hợp lý đảm bảo cho việc sử dụng đất đai một cách tiết kiệm, hợp lý, có hiệu
quả và bền vững.
Qua đó ta có thể thấy được sự cần thiết của việc tiến hành điều tra đánh giá
đất đai. Công tác đánh giá đất đai là cơ sở tiền đề cho việc sử dụng và quản lý đất
đai một cách tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả nhất. Đồng thời, công tác đánh giá đất
đai là nền tảng phục vụ cho việc Quy hoạch sử dụng đất đai, nó cung cấp đầy đủ
các thông tin về tính chất đất đai và các kết quả hoạt động của con người đến từng
đơn vị đất đai, từ đó các nhà quy hoạch có thể vận dụng để chọn lọc và đề nghị
cho các nhà đánh giá và đề xuất khác nhau làm cơ sở cho các quyết định và cấp
độ quản lý sử dụng đất.
Đánh giá đấ t đai cung cấp đầy đủ các thông tin về tính chất đất đai, những
hoạt động của con người trên từng đơn vị đất đai, giúp cho mọi người có những
hiểu biết về khoa học đất và những khó khăn hạn chế trong việc sử dụng đất, đồng
thời nắm được những phương thức sử dụng đất một cách thích hợp nhất.
Trong thực tế ngày nay, hầu hết trên các địa phương đều đang sử dụng
phương pháp kết hợp điều kiện hạn chế tức là dựa vào quy luật tối thiểu của
Leibig, coi nhân tố tối thiểu để nói lên khả năng sản xuất và chất lượng của cây
trồng. Như vậy, việc định hạng của các đơn vị đất đai có yếu tố giới hạn nào cao
nhất hay mức độ thích hợp thấp nhất sẽ được chọn. Phương pháp này tuy đơn giản
nhưng khá máy móc, rập khuôn và không giải thích được hết những tác động qua
lại giữa các yếu tố sinh thái. Để xác định được mối quan hệ tác động lẫn nhau
giữa các yếu tố thì cần phải áp dụng một phương pháp đánh giá khách quan hơn.
Phân tích thứ bậc AHP (Saaty,1980) là một phương pháp khá hiệu quả, nó
có nhiều ưu điểm so với các phương pháp đánh giá truyền thống khác. Phân tích
thứ bậc AHP được thực hiện dựa trên ba nguyên tắc: phân tích, so sánh và tổng
hợp. Trong đó, dựa trên nguyên tắc so sánh cặp, phân tích thứ bậc AHP có thể xác
định được mức độ quan trọng tương đối giữa các tiêu chí chính và phụ, hay nói
cách khác phản ánh được mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố sinh thái.
Đồng thời kỹ thuật phân tích thứ bậc cung cấp cho người ra quyết định các mức
độ quan trọng của các tiêu chí khác nhau làm ảnh hưởng đến mức độ thích nghi

của đất đai, từ đó lựa chọn được tiêu chí tối ưu nhất.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Ứng dụng
phân tích thứ bậc AHP đánh giá thích nghi cây bơ trên địa bàn huyện Di
Linh, tỉnh Lâm Đồng” là cần thiết.
1


2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
a. Mục tiêu của luận văn
Mục tiêu chung của luận văn: Xác định mức độ thích nghi của cây bơ trên
địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng bằng phương pháp ứng dụng AHP.
b. Nhiệm vụ của luận văn
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của đánh giá đất đai.
Xác định đặc điểm đất đai và lựa chọn loại hình sử dụng đất phục vụ đánh
giá đất đai trên địa bàn.
Xây dựng mô hình đánh giá đất đai sử dụng AHP trên địa bàn.
So sánh kết quả đánh giá với phương pháp đánh giá đất theo FAO trên địa
bàn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
a. Đối tượng nghiên cứu
- Đặc điểm đất đai của huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
- Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất.
- Mức độ thích nghi của cây bơ đối với các loại hình sử dụng đất.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi ranh giới toàn địa
bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
- Phạm vi thời gian: số liệu thu thập và phân tích.
- Nội dung: Nghiên cứu đánh giá mức độ thích nghi của cây bơ trên địa
bàn huyện Di Linh.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: thu thập các tài liệu, dữ lệu sẵn có,
bao gồm các dữ liệu không gian (các bản đồ : bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và các bản đồ chuyên đề của địa bàn nghiên cứu) và tài liệu mô tả tính
chất tự nhiên của đất đai về loại đất, thành phần cơ giới, độ dày tầng đất, khả năng
tưới, độ dốc, loại hình sử dụng đất,…
Phương pháp kế thừa và tổng hợp : kế thừa và tổng hợp các lý thuyết đánh
giá đất đai của FAO (1976, 1993, 2007), lý thuyết GIS, mô hình phân tích thứ bậc
AHP, tích hợp AHP và GIS trong đánh giá thích nghi đất đai bền vững.
Phương pháp chuyên gia : Tham khảo ý kiến chuyên gia về các lĩnh vực
đất đai và các vấn đề liên quan tới việc sử dụng đất như : hiệu quả sản xuất, ma
trận so sánh cặp của các tiêu chí,… làm cơ sở để xây dựng mô hình đánh giá đất
đai.
Phương pháp phân tích thứ bậc AHP : cho phép thu thập các ý kiến của các
chuyên gia có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cung cấp cho người ra quyết định
2


các mức độ quan trọng của các tiêu chí khác nhau làm ảnh hưởng đến mức độ
thích nghi của đất đai thông qua quá trình so sánh cặp, từ đó lựa chọn được tiêu
chí tối ưu nhất. AHP kết hợp cả hai mặt tư duy của con người, cả về định tính và
định lượng, được thực hiện dựa trên ba nguyên tắc : phân tích vấn đề nghiên cứu,
đánh giá so sánh các tiêu chí, tổng hợp các tiêu chí tối ưu. Vì vậy, kết quả nghiên
cứu có được tương đối khách quan và chuẩn xác hơn các phương pháp đánh giá
đất truyền thống.
Ứng dụng các phần mềm hỗ trợ : GIS, Excel,…trong phân tích xử lý số liệu
và biên tập in ấn bản đồ.
5. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của luận văn
Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch sử
dụng đất. Đánh giá các đặc điểm, thuộc tính tự nhiên, kinh tế - xã hội của các đơn
vị đất đai và loại hình sử dụng đất để đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả

và bền vững. Đảm bảo tính thích hợp, tính hiệu quả và tính bền vững cho các loại
hình sử dụng đất.
Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện phương pháp đánh giá đất đa tiêu
chí nhằm mục tiêu sử dụng đất bền vững trong bối cảnh hiện nay.
6. Bố cục luận văn
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý của đánh giá đất đai.
Chương 2. Thực trạng sử dụng đất và đánh giá đất đai.
Chương 3. Đánh giá mức độ thích nghi của cây bơ trên địa bàn.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục.

3


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
1.1. Cơ sở lý luận của đánh giá đất đai
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm đất đai
Đất đai (Land) là mối quan hệ tổng hòa giữa đất, các yếu tố tự nhiên trên
đất và những hoạt động mang tính kinh tế - văn hóa – xã hội của con người.
Đơn vị đất đai hay còn gọi là Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping UnitLMU): Là những vùng đất ứng với một tập hợp nhiều yếu tố tự nhiên (đất, khí
hậu, nước,…) tương đối đồng nhất và có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử
dụng đất đai.
Tính chất đất đai (Land Characteristic-LC): Là những thuộc tính của đất
đai có thể đo đạc hoặc ước lượng được, thường được dùng làm phương tiện mô tả
các chất lượng đất đai hoặc để phân biệt giữa các LMU có khả năng thích hợp cho
sử dụng khác nhau.  Độ dốc, lượng mưa, độ ẩm đất, sinh khối,…

Chất lượng đất đai (Land Quality-LQ): Là những thuộc tính phức hợp phản
ánh mối quan hệ và tương tác của nhiều đặc tính đất đai (LC) chế độ nhiệt độ,
nguy cơ lũ lụt,…
Loại hình sử dụng đất (Land Use Type-LUT): Một loại hình sử dụng đất có
thể là một loại cây trồng hoặc một số loại cây trồng trong một điều kiện kỹ thuật
và kinh tế-xã hội.
Yêu cầu sử dụng đất (Land Use Requirement-LUR): Là một tập hợp chất
lượng đất dùng để xác định điều kiện sản xuất và quản trị đất của các LUT. Như
vậy, LUR thực chất là yêu cầu về đất đai của các LUT.
1.1.1.2. Khái niệm đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai là sự nhận định những tính năng của đất đai như một tài
nguyên thiên nhiên kinh tế và sản xuất nhằm mục đích xác định khả năng sản xuất
của đất đai với chất lượng và giá trị khác nhau luận chứng sử dụng đất đai trong
sản xuất nông nghiệp và trong các lĩnh vực khác.
Mục đích đánh giá đất đai:
Đánh giá đất đai nhằm mục đích cung cấp những thông tin về sự thuận lợi,
khó khăn cho việc sử dụng đất đai để làm căn cứ, tiền đề cho công tác lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đưa ra các quyết định về việc sử dụng đất đai tiết
kiệm, hợp lý, có hiệu quả và phát triển bền vững.
Đánh giá đất đai cho phép phát hiện các tiềm năng đất đai. Trong quá trình
đánh giá đất đai sẽ phát hiện ra các loại đất mới đủ phẩm chất để đưa vào sử dụng.
Đồng thời, lựa chọn những loại hình sử dụng đất (hệ thống sử dụng đất) sao cho
đảm bảo việc sử dụng đất hợp lí, bền vững. Ngoài ra, đánh giá đất đai cung cấp
các thông tin làm cơ sở cho áp dụng các biện pháp tăng cường độ phì nhiêu của
4


đất đai và phát hiện những nguyên nhân (làm cho năng suất cây trồng giảm) gây
hạn chế với đất đai, từ đó ta có thể đưa ra những giải pháp khắc phục.
Yêu cầu của đánh giá đất đai:

Khả năng thích nghi đất đai phải được đánh giá và phân hạng cho từng loại
hình sử dụng đất cụ thể.
Đánh giá đất đai đòi hỏi phải có sự so sánh về lợi nhuận và mức đầu tư cần
thiết cho từng loại hình sử dụng đất khác nhau.
Đánh giá đất đai đòi hỏi phải có sự tham gia của các ban ngành.
Đánh giá đất đai cần phải quan tâm tới yếu tố về môi trường tự nhiên và
kinh tế - xã hội,..
Đánh giá đất đai phải xây dựng trên nền tảng sử dụng đất bền vững.
Đánh giá thích nghi phải so sánh nhiều loại hình sử dụng đất.
1.1.1.3. Quan điểm đánh giá đất đai của FAO
Đánh giá các đặc điểm, thuộc tính tự nhiên, kinh tế - xã hội của các đơn vị
đất đai và loại hình sử dụng đất.Đảm bảo tính thích hợp, tính hiệu quả và tính bền
vững cho các loại hình sử dụng đất.
- Quy trình đánh giá đất đai theo FAO:
Thu thập các thông tin ban đầu của vùng dự án cần đánh giá đất đai, lập đề
cương và kế hoạch thực hiện (xác định những đặc tính mang tính đặc trưng của
đất đai);
Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trên cơ sở chồng xếp các lớp thông tin đơn
tính về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến chất lượng đất đai;
Chọn lọc và mô tả các kiểu loại hình sử dụng đất dùng cho việc đánh giá
đất đai;
Xác lập và lựa chọn các hệ thống sử dụng đất trên cơ sở kết hợp giữa loại
hình sử dụng đất và đơn vị đất đai;
Xác định yêu cầu sử dụng đất đai của các loại hình sử dụng đất dùng cho
đánh giá đất đai;
Đối chiếu, so sánh giữa đánh giá của các loại hình sử dụng đất với chất
lượng đất đai của mỗi đơn vị đất đai. Kết quả cho được sự phân hạng khả năng
thích nghi đất đai của mỗi đơn vị đất đai với từng loại hình sử dụng đất. Cụ thể là
so sánh đối chiếu từng tính chất của từng đơn vị đất đai với từng yêu cầu sử dụng
đất của từng loại hình sử dụng đất. Kết quả của so sánh sẽ đưa ra được kết luận

về khả năng thích nghi của loại hình sử dụng đất trên đơn vị đất đai.
- Phương pháp đánh giá đất đai:
Đánh giá đất đai theo FAO có 2 phương pháp:
 Phương pháp đánh giá đất hai giai đoạn:
Bước 1: Chủ yếu là khảo sát đánh giá đất về mặt điều kiện tự nhiên.
5


Bước 2: Điều tra khảo sát, đánh giá và phân tích về mặt kinh tế xã hội.
 Phương pháp đánh giá đất đai song song:
Nghiên cứu điều tra khảo sát điều kiện tự nhiên và phân tích các yếu tố về
KT – XH cùng thực hiện cho các tỉ lệ chi tiết và bán chi tiết.
- Phân cấp yếu tố thích nghi:
Theo FAO (1976) phân cấp yếu tố theo các cấp như sau:
S1: Thích nghi cao
S2: Thích nghi trung bình
S3: Thích nghi kém
N: Không thích nghi
Mỗi phân cấp yếu tố được đánh giá theo hai cách: Theo cách giảm năng
suất hay theo cách phải đầu tư thêm vào để tránh giảm năng suất.
Bảng 1.1. Bảng phân cấp yếu tố khả năng thích nghi

Hạng phân cấp
yếu tố

Về đầu tư:Đầu tư hay áp
Về năng suất: % năng suất
dụng kỉ thuật để cải thiện một
so với năng suất tối hảo mà
chất lượng đất đai có liên

không có sự đầu tư cải tạo
quan để giữ năng suất đạt
chất lượng đất đai (*)
80% so với năng suất tối hảo

S1 thích nghi cao

Hơn 80%

Không.

S2 thích nghi trung
bình

40 – 80%

Cần đầu tư, có tính thực hành
và kinh tế.

20 – 40%

Cần đầu tư, chỉ có tính thực
hành và kinh tế trong những
trường hợp thuận lợi.

Nhỏ hơn 20%

Những giới hạn khó có thể
cải thiện bằng biện pháp
quản lý và đầu tư.


S3 thích nghi kém

N không thích nghi

(*) % năng suất ghi nhận trên có thể thay đổi tùy theo điều kiện kinh tế, do
đó khi năng suất giảm xuống còn 40% thì nông dân vẫn chấp nhận được cho tự
túc nhưng không thể chấp nhận cho kinh doanh cạnh tranh.
- Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai:
Hệ thống phân loại khả năng thích nghi đất đai gồm 4 cấp:
1. Bộ (Orders): phản ánh các loại thích nghi, được chia làm 2 bộ: bộ thích
nghi (S) và bộ không thích nghi (N).
6


2. Lớp (Classes): phản ánh mức độ thích nghi của bộ.
 Bộ thích nghi đất đai được phân làm 3 lớp: S1 (Thích nghi cao), S2
(Thích nghi trung bình), S3 (Thích nghi kém).
S1 (Thích nghi cao – High suitacble): Đất đai không có các hạn chế có
nghĩa đối với việc thực hiện lâu dài một loại hình sử dụng đất được đề xuất, hoặc
chỉ có những hạn chế nhỏ không làm giảm năng suất hoặc tăng đầu tư quá mức
có thể chấp nhận được.
S2 (Thích nghi trung bình – Moderately): Đất đai có những hạn chế mà
cộng chung lại ở mức trung bình đối với việc thực hiện một loại hình sử dụng đất
được để ra. Các giới hạn sẽ làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận và làm gia tang
yêu cầu đầu tư. Ở mức này khả năng sản xuất vẫn là tốt mặc dù chất lượng của nó
thấp hơn hạng S1.
S3 (Thích nghi kém – Marginally Suitable): Đất đai có những giới hạn mà
cộng chung lại là nghiêm trọng đối với một loại hình sử dụng đất được để xuất ra,
tuy nhiên vẫn không phải hoàn toàn bỏ loại hình sử dụng đã định. Phí tổn thất cao

nhưng vẫn có lãi.
 Bộ không thích nghi đất đai được chia làm 2 lớp: N1 (không thích nghi
hiện tại) và N2 (không thích nghi vĩnh viễn).
N1 (không thích nghi hiện tại – Currently Not Suitable): Đất đai không
thích nghi với loại hình sử dụng đất nào đó trong điều kiện hiện tại. Những giới
hạn đó có thể khắc phục được bằng những khoản đầu tư lớn trong tương lai.
N2 (không thích nghi vĩnh viễn – Permmanetly): Đất đai không thích nghi
với loại hình sử dụng đất cả trong hiện tại và tương lai, vì có giới hạn rất nghiêm
trọng mà con người không có khả năng cải tạo.
3. Lớp phụ (Sub – classes): phản ánh những giới hạn cụ thể của từng đơn
vị thích nghi đất đai với từng loại hình sử dụng đất. Những yếu tố này tạo ra sự
khác biệt giữa các dạng thích nghi trong cùng một lớp.
4. Đơn vị (Units): phản ánh sự khác biệt về yêu cầu quản trị của các dạng
thích nghi trong cùng một lớp phụ.
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (LUM):
Bản đồ đơn vị đất đai được thành lập trên nguyên tắc chồng xếp các lớp
thông tin đơn tính về các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tới chất lượng đất đai.
Đơn vị bản đồ đất đai (LMU) là một vùng đất được xác định cụ thể trên bản
đồ với những tính chất đất đai riêng biệt thích hợp, đồng nhất cho từng loại hình
sử dụng đất nhất định.
Tập hợp các đơn vị đất đai trong khu vực đánh giá đất đai được thể hiện
bằng bản đồ đơn vị đất đai (LUM).

7


 Tổng quan phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (LUM):
Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bao gồm 5 bước:
+ Bước 1: Khảo sát, thu thập thông tin dữ liệu vùng nghiên cứu:
Nhóm thông tin về điều kiện tự nhiên: bản đồ đất, báo cáo chú giải bản đồ

đất; bản đồ địa hình, bản đồ độ dốc, bản đồ địa mạo,..; bản đồ thủy văn (chế độ
ngập lụt, khả năng tưới tiêu,..); bản đồ các đặc trưng khí hậu,….
Nhóm thông tin về sử dụng đất: thu thập các thông tin về sử dụng đất: bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, báo cáo thuyết minh về tình hình sử dụng đất, năng
suất, sản lượng hiệu quả kinh tế của cây trồng,…
+ Bước 2: Xem xét tư liệu thu thập được và tổ chức điều tra bổ sung.
+ Bước 3: Lựa chọn các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Nguyên
tắc lựa chọn:Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất; Mục tiêu dự án;
Nguồn tài liệu và khả năng bổ sung; Tỷ lệ bản đồ cần xây dựng; Sao cho bản đồ
đơn vị đất đai không quá phức tạp.
+ Bước 4: Xây dựng các bản đồ đơn tính cùng tỉ lệ với bản đồ đất đai cần
xây dựng.
+ Bước 5: Chồng xếp các bản đồ đơn tính, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai:
Nguyên tắc chồng xếp các lớp: lấy bản đồ đất làm bản đồ nền. Chồng xếp
các lớp thông tin của các tính chất theo thứ tự mức độ tác động đến tính thích nghi
của loại hình sử dụng đất. Các lớp thông tin sau cần được nắn theo các lớp thông
tin trước trong các trường hợp gần trùng nhau.
+ Bước 6: Mô tả các đơn vị đất đai.
1.1.1.4. Quá trình phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process – AHP)
- Khái niệm về AHP:
AHP được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội và khoa
học tự nhiên. AHP đặc biệt phù hợp với các vấn đề phức tạp liên quan đến việc
so sánh hàng loạt các yếu tố mà chúng khó định lượng.
Hệ hỗ trợ đa tiêu chuẩn liên quan đến việc lựa chọn một trong số các
phương án tốt hơn dựa vào cấu trúc và tỷ trọng của các yếu tố trong hệ hỗ trợ
quyết định. Bản thân mỗi yếu tố đều có một tầm quan trọng nhất định trong việc
ra quyết định. AHP là quá trình thể hiện được cả mục tiêu và các yếu tố phụ tác
động để lựa chọn một phương án tốt nhất. Kể từ khi nó được giới thiệu vào giữa
thập niên 70 của thế kỷ 20 bởi Thomas. L. Saaty, AHP được ứng dụng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kết hợp với GIS.

AHP có thể giúp xác định và đánh giá lượng hóa các tiêu chuẩn, phân tích
các dữ liệu thu thập được theo các tiêu chuẩn đó và thúc đẩy việc ra quyết định
nhanh hơn, chính xác hơn. Nó giúp cân nhắc và đo lường các yếu tố cả về chủ
quan và khách quan, tạo nên một cơ chế hữu dụng để đảm bảo tính nhất quán
trong việc đánh giá, đo lường các giải pháp và các đề xuất được đưa ra trong nhóm
8


làm việc. AHP dựa trên 3 nguyên lý (Mollaghasemi, M. & Pet-Edwards, 1997;
Malczewski, 1999 và Forman & Selly, 2001): sự phân tích, so sánh đánh giá và
tổng hợp quyền ưu tiên.
Tóm lại:
+ AHP là một quá trình định lượng, dùng để sắp xếp các phương án quyết
định và chọn một phương án thỏa mãn các tiêu chí cho trước.
+ AHP là một quá trình phát triển tỷ số sắp hạng cho mỗi phương án quyết
định dựa theo các tiêu chí của nhà ra quyết định.
+ AHP trả lời các câu hỏi như “Chúng ta nên chọn phương án nào?” hay
“Phương án nào tốt nhất?” bằng cách chọn một phương án tốt nhất thỏa mãn các
tiêu chí của nhà ra quyết định.
1.1.1.5. Giới thiệu tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS)
- Khái niệm:
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) được ra đời vào thập kỷ 60 thế kỷ 20 trong
các cơ quan địa chính của Canada, và suốt thập kỷ 60-70 cũng chỉ được một số
cơ quan chính quyền khu vực Bắc Mỹ quan tâm nghiên cứu. Đến mãi những năm
80 thế kỷ 20 khi phần cứng máy tính phát triển mạnh với những tính năng nâng
cao, giá lại rẻ, song song với đó là sự phát triển nhanh về mặt lý thuyết và ứng
dụng cơ sở dữ liệu cùng với nhu cầu cần thiết của thông tin đã làm cho công nghệ
GIS ngày càng được quan tâm hơn. Xuất phát từ những thế mạnh không thể phủ
nhận của GIS, trong việc lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý phục vụ
công tác quản lý và trong hổ trợ quá trình ra quyết định trong nhiều lĩnh vực khác

nhau của đời sống xã hội.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một công cụ máy tính để lập bản đồ và
phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các
thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích
thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung
cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống
thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược).
Hệ thống thông tin địa lý là hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu
vào, các thao tác phân tích, cơ sở dữ liệu đầu vào liên quan về mặt địa lý không
gian, nhằm trợ giúp việc thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị…
các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết vấn đề tổng hợp thông tin
cho các mục đích của con người đặt ra.

9


- Thành phần dữ liệu GIS
GIS có 5 thành phần chính bao gồm:
Con
người

Chính sách và
quản lý

Dữ liệu

Phần
mềm


Phần
cứng

Hình 1. Các thành phần trong GIS
Con người (chuyên viên): Là thành phần quan trọng nhất. Công nghệ GIS
sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ thống và phát triển
những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS có thể là những chuyên
gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người dung GIS để
giải quyết các vấn đề trong công việc.
Dữ liệu: GIS phải bao gồm một cơ sở dữ liệu chứa các thông tin không gian
và các thông tin thuộc tính lưu trữ dưới dạng bảng được liên kết chặt chẽ với nhau
và được tổ chức theo một chuyên ngành nhất định. Thời gian được mô tả như một
kiểu thuộc tính đặc biệt quan hệ được biểu diễn thông qua thông tin không gian
hoặc thuộc tính. Trong GIS có khả năng phối hợp nhiều nguồn dữ liệu khác nhau
và có khả năng phối hợp với nhiều cấu trúc khác nhau.
Phần cứng: Gồm các thiết bị hỗ trợ trong quá trình quản lý và xử lý các dữ
liệu của GIS như máy chủ (server), thiết bị thu nhập dữ liệu, thiết bị lưu trữ.
Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết
để lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần
mềm GIS là công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lí; hệ quản trị cơ sở
dữ liệu (DBMS); công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý giao diện đồ
họa người máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng.
Chính sách và quản lý: Ðây là hợp phần rất quan trọng để đảm bảo khả
năng hoạt động của hệ thống, là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát
triển công nghệ GIS. Hệ thống GIS cần được điều hành bởi bộ phận quản lý, bộ
phận này được bổ nhiệm để tổ chức hoạt động hệ thống GIS một cách có hiệu quả
để phục vụ người sử dụng thông tin.
- Chức năng quan trọng của GIS: là cho phép thực hiện các phép phân tích
dữ liệu không gian và thuộc tính để trợ giúp trong quá trình ra quyết định. Một
10



trong những chức năng của GIS là thu nhận và tiền xử lý dữ liệu (số hóa, biên tập,
tạo topology, chuyển đổi định dạng, nhập thuộc tính…); quản lý và phục hồi cơ
sở dữ liệu (lưu trữ dữ liệu, mô hình hóa cơ sở dữ liệu, truy vấn theo thuộc tính…);
đo đạc và phân tích không gian (các tác vụ đo, buffering, overlay…); trình bày và
xuất dữ liệu (thay đổi dữ liệu, tổng quát hóa, chuyên đề hóa…).
1.1.2. Các phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới và ở Việt Nam
- Trên thế giới:
Tuỳ theo mục đích và điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia sẽ đề ra nội dung
và phương pháp đánh giá đất đai của mình. Có rất nhiều phương pháp đánh giá
đất đai khác nhau, nhưng xét về mặt tổng quát có 2 hướng chính: Đánh giá đất
theo điều kiện tự nhiên có xem xét tới điều kiện kinh tế xã hội và đánh giá kinh tế
đất đai có xem xét tới điều kiện tự nhiên.
Hiện nay có 3 phương pháp đánh giá đất chính:
 Đánh giá đất dựa vào sự mô tả và xét đoán trực tiếp – định tính.
 Đánh giá đất theo cách cho điểm các chỉ tiêu từ (0 đến 100 điểm).
 Đánh giá đất trên cơ sở tính thích hợp của các loại sử dụng đất đối với
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội – định lượng.
Đánh giá đất của Tổ Chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO)
Thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của đánh giá đất đai làm cơ sở cho công tác
quy hoạch sử dụng đất, tổ chức FAO với sự tham gia của các chuyên gia đầu
ngành đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước xây dựng bản “Đề cương đánh
giá đất” năm 1976 (A Framework for Land Evaluation, FAO-ROME, 1976). Tài
liệu được cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phương tiện
tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Đây chính là tài liệu mang tính cơ sở ban
đầu cho các hướng dẫn tiếp theo đã được hướng dẫn ở hầu hết các nước như:
- Guidelines: Land Evaluation for Rainfed Agriculture, FAO, Rome 1983.
- Guidelines: Land Evaluation for Forestry, FAO, Rome 1984.
- Guidelines: Land Evaluation for Irrigated Agriculture, FAO, Rome 1985

- Guidelines: Land Evaluation for Development, FAO, Rome 1992.
Tại Thái Lan, Đại học Yokohama-Nhật Bản và Viện kỹ thuật Á châu (AIT,
1995) đã ứng dụng GIS và phương pháp đánh giá đất của FAO để đánh giá khả
năng thích nghi đất đai cho 4 loại hình sử dụng đất: Bắp, Mỳ, Cây ăn quả và đồng
cỏ cho vùng Muaklek-cao nguyên Trung bộ-Thái Lan. Trong đó, đã đưa khá đầy
đủ các yếu tố đánh giá: tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường trên cơ sở đó đề xuất
sử dụng đất theo hướng bền vững.
Tại Tanzania, Châu Phi, Boje (1998) đã ứng dụng GIS để đánh giá thích hợp
đất đai cho 9 loại cây lương thực cho vùng đất trũng ở phía đông bắc Tanzania
tìm ra những vùng đất thích hợp cho trồng cây lương thực và những vùng không
thể trồng được do bị ảnh hưởng nặng về khí hậu.
11


Ở Hà Lan, trong dự án đánh giá thích nghi cho cây khoai tây (Van Lanen,
1992) đã ứng dụng GIS cùng với phương pháp đánh giá thích nghi đất đai kết hợp
giữa chất lượng và định lượng, kết quả 65% diện tích đất thích hợp cho trồng
khoai tây.
Ở Anh đã ứng dụng GIS và phương pháp đánh giá đất của FAO để đánh giá
đất đai cho khoai tây ở khu vực Stour Catchment – kent (Harian F.Cook et.al,
2000), đã xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trên cơ sở lớp thông tin chuyên đề: khí
hậu, đất, độ dốc, PH và các thông tin về mùa vụ đối chiếu với yêu cầu sử dụng đất
của khoai tây để lập bản đồ thích hợp.
- Tại Việt Nam:
Đánh giá đất đã có từ rất lâu, gắn liền với lịch sử sản xuất và phát triển nông
nghiệp nước ta.
Trong thời kỳ phong kiến, việc đánh giá đất được thực hiện theo “ Tứ hạng
điền – Lục hạng thổ”.Công tác đánh giá được nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu
và thực hiện. Từ những bước sơ khai, ngành khoa học đánh giá đất đai đã dần dần
trưởng thành và hoàn thiện cơ sở lý luận cả về khoa học và thực tiễn.

Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học của
Viện Nông Hoá Thổ Nhưỡng (Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đinh Văn
Tỉnh…) đã tiến hành công tác đánh giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác
xã và 9 vùng chuyên canh. Phân loại khả năng thích hợp đất đai (Land Suitability
Classification) của FAO đã được áp dụng đầu tiên trong nghiên cứu “Đánh giá và
quy hoạch sử dụng đất hoang Việt Nam” (Bùi Quang Toản và nnk, 1985).
Đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và nnk, 1986)
được thực hiện ở tỷ lệ 1/500.000 dựa trên Phân loại khả năng đất đai (Land
capability classification) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử dụng là đặc
điểm thổ nhưỡng và địa hình.
Từ năm 1978, công tác đánh giá đất đai đã được biên chế thành một tổ thuộc
Hội đồng Chuyên ngành Công nghệ về đất của Hội đồng Khoa học đất Quốc tế
(Trần Kông Tấu, Đỗ Ánh, Đỗ Đình Thuận, 1991).
Năm 1993 Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện
công tác đánh giá đất đai trên 09 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ
1:250.000. Kết quả bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng,
khẳng định việc vận dụng nội dung và phương pháp của FAO là phù hợp trong
điều kiện hoàn cảnh hiện nay.
Một số tỉnh đã có bản đồ đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO, tỷ
lệ 1/50.000 và 1/100.000 như: Hà Tây (Phạm Dương Ưng và ctg, 1994), Bình
Định (Trần An Phong, Nguyễn Chiến Thắng, 1994); Gia Lai-Kontum (Nguyễn
Ngọc Tuyển, 1994); tỉnh Bình Phước (Phạm Quang Khánh và ctg, 1999); Bà RịaVũng Tàu (Phạm Quang Khánh, Phan Xuân Sơn, 2000); Bạc Liêu (Nguyễn Văn
Nhân và ctg, 2000); Cà Mau (Phạm Quang Khánh và ctg, 2001).

12


Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã quy định việc đánh giá đất là
bước bắt buộc trong công tác đánh giá đất của Viện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn ngành 10TCN 343-98 về quy trình đánh giá

đất đai phục vụ nông nghiệp.
Quy trình được xây dựng trên cơ sở nội dung và phương pháp của FAO
theo điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể của Việt Nam. Trong chương trình quy hoạch
tổng thể Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Văn Nhân, năm 1996) đã áp dụng
phương pháp phân hạng đánh giá đất của FAO nhằm xác định khả năng thích hợp
đất đai đối với các loại hình sử dụng đất phổ biến. Phương pháp này không những
đánh giá toàn diện điều kiện tự nhiên mà còn xét đất đai ở khía cạnh kinh tế xã
hội.
Từ các kết quả nghiên cứu và thực hiện đánh giá đất theo FAO cấp toàn
quốc đến tỉnh, huyện, xã đã hoàn thiện dần quy trình đánh giá đất phục vụ quy
hoạch sử dụng đất. Đánh giá tiềm năng đất nông lâm nghiệp trên quan điểm sinh
thái và lâu bền và biên soạn các tài liệu giảng dạy và tập huấn về “Đánh giá đất”
theo FAO để giảng dạy trong các trường đại học, trung học và các chương trình
quy hoạch sử dụng đất.
Hiện nay, việc ứng dụng AHP kết hợp với GIS đã được ứng dụng phổ biến
trong các nghiên cứu, quản lí tài nguyên thiên nhiên để giải quyết bài toán đa tiêu
chuẩn đặt ra. Ứng dụng này đã đem lại hiệu quả to lớn, nó cung cấp thông tin hữu
ích hỗ trợ tích cực cho các nhà ra quyết định phục vụ chiến lược phát triển kinh
tế xã hội bền vững. GIS kết hợp với AHP đã được ứng dụng phổ biến trong nhiều
lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực đánh giá đất đai phục vụ phát triển sản
xuất nông, lâm nghiệp, với mục tiêu đánh giá thích nghi cây trồng một cách bền
vững phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp:
+ Nguyễn Kim Lợi, Vũ Minh Tuấn (2006) tích hợp GIS và AHP trong đánh
giá thích nghi cây trồng tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Trong khuôn khổ của
nghiên cứu, ứng dụng GIS và AHP xác định thích nghi của cây Thông ba lá (Pinus
kesya), Thông hai lá (Pinus merkusii), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại
huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
+ Ngô Minh Thụy (2011) ứng dụng GIS quy hoạch vùng nguyên liệu cho
nhà máy chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước.


13


1.1.3. Phương pháp đánh giá đất theo FAO
Phương pháp xác định khả năng thích nghi đất đai theo FAO:
 Phương pháp phân loại khả năng thích nghi đất đai:
Theo FAO:

Sơ đồ 1. Phương pháp kết hợp giữa LQ và LR theo đề nghi của FAO
Phương pháp kết hợp giữa LQ và LR theo đề nghi của FAO, chung quy có
các cách đối chiếu sau:
(1) Kết hợp theo điều kiện hạn chế.
(2) Phương pháp toán học.
(3) Phương pháp kết hợp theo chủ quan.
(4) Phương pháp kết hợp xem xét về kinh tế.
Trong đánh giá đất đai ở Việt Nam, thông thường áp dụng theo phương
pháp “kết hợp theo điều kiện hạn chế” tức là “ sử dụng theo cấp hạn chế cao nhất
để kết luận khả năng thích nghi chung”. Thuận lợi của phương pháp này là đơn
giản và an toàn trong quy hoạch sử dụng đất. Khó khăn là các yếu tố chuẩn đoán
cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ chọn lọc các yếu tố điển hình.
 Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO, ta có mô hình mẫu như sau:

Hình 1.1. Mô hình đánh giá đất đai theo FAO
14


 Mục đích của việc xây dựng hệ thống đánh giá đất đai FAO:
Xác định và xây dựng nguyên lý quan điểm và quy trình đánh giá đất đai
cho các ngành sử dụng đất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản hay
lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên.

Có khả năng áp dụng được cho toàn cầu cũng như xuống đến cấp địa
phương của các quốc gia.
Đưa ra một cái nhìn tổng quát về những đặc tính tự nhiên của đất đai, những
chiều hướng về kinh tế xã hội và sự thay đổi môi trường, cũng như các biện pháp
kỹ thuật đang áp dụng của đất đai và sử dụng đất đai. Từ đó, cung cấp những
thông tin cần thiết cho quy hoạch sử dụng đất đai.
Hệ thống này được sử dụng như là nền tảng để đánh giá các hệ thống đánh
giá đất đai hiện có thông qua sự so sánh và kết quả.
Với hệ thống này sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thành những hệ thống
đánh giá đất đai mới riêng cho các vùng chuyên biệt.
Hệ thống này đã và đang được áp dụng rộng rãi cho các nước trên thế giới.
 Ưu điểm của phương pháp đánh giá đất đai theo FAO
Đây là phương pháp đơn giản và an toàn trong quy hoạch sử dụng đất.
Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất.
 Nhược điểm của phương pháp đánh giá đất đai theo FAO
Sử dụng theo cấp hạn chế thấp nhất để kết luận khả năng thích nghi chung.
Nó không thể hiện được vai trò của các yếu tố trội hay nói cách khác là yếu tố ảnh
hưởng có ý nghĩa quyết định hơn.
1.1.4. Phương pháp đánh giá đa tiêu chí AHP
AHP trong môi trường ra quyết định nhóm (AHP – GDM)
Kỹ thuật phân tích đa tiêu chí (MCA) cung cấp cho các nhà quyết định các
mức độ quan trọng khác nhau của các tiêu chuẩn, trong đó hầu hết sử dụng quá
trình phân tích thứ bậc (AHP/Saaty, 1980) trong môi trường ra quyết định riêng
rẽ (AHP-IDM) để xác định trọng số các tiêu chuẩn (Lu et al., 2007), do vậy kết
quả đánh giá còn mang tính chủ quan của người đánh giá. Để khắc phục hạn chế
này và tranh thủ tri thức của nhiều chuyên gia trong từng lĩnh vực, cần thiết phải
nghiên cứu ứng dụng AHP trong môi trường ra quyết định nhóm (AHP-GDM) để
xác định trọng số các yếu tố (Lu et al., 2007). Gồm 4 bước chính:
Bước 1: Thiết lập thứ bậc: Xác định các phương án có thể có và xác định
các tiêu chí quan trọng trong việc quyết định. Cốt lõi của quá trình phân tích thứ

bậc là việc so sánh từng cặp. Có 9 mức so sánh, điểm so sánh có giá trị từ 1/9 – 9.

15


Bảng 1.2. Bảng độ ưu tiên chuẩn
Mức độ ưu tiên
Ưu tiên bằng nhau (Equally preferred)
Ưu tiên bằng nhau cho đến vừa phải (Equally to moderately
preferred)
Ưu tiên vừa phải (Moderately preferred)
Ưu tiên vừa phải cho đến hơi ưu tiên (Moderately to strongly
preferred)
Hơi ưu tiên hơn (Strongly preferred)
Hơi ưu tiên cho đến rất ưu tiên (Strongly to very strongly
preferred)
Rất ưu tiên (Very strongly preferred)
Rất ưu tiên cho đến vô cùng ưu tiên (Very strongly to extremely
preferred)
Vô cùng ưu tiên (Extremely preferred)

Giá trị
số
1
2
3
4
5
6
7

8
9

(Nguồn: Saaty, 1980)
Bước 2: So sánh cặp: Chuyên gia thứ k xác định tầm quan trọng tương đối
của các tiêu chí. Tiến hành thu thập ý kiến chuyên gia xây dựng được k ma trận
cặp của k chuyên gia, aijk là mức độ quan trọng của tiêu chuẩn i so với tiêu chuẩn
j của chuyên gia k; tiêu chuẩn j so với tiêu chuẩn i: ajik = 1/aijk thuộc khoảng
[1/9,1] giao [1,9].

Tính tỷ số nhất quán (CR) của từng ma trận so sánh, những ma trận so sánh
của chuyên gia có tỷ số nhất quán (CR) ≤ 10% thì đưa vào tính toán ma trận so
sánh tổng hợp của nhóm. Tổng hợp các ma trận so sánh cặp của các chuyên gia
thỏa điều kiện trên, theo công thức (K.Goepel, 2010):
1

𝐴𝑖𝑗 = (∏𝑛𝑘=1 𝑎𝑖𝑗𝑘 )𝑛
Bước 3: Tính trọng số: trên cơ sở ma trận so sánh tổng hợp [Aij], tính trọng
số [w] của các yếu tố theo phương pháp vector riêng (eigen vector).
Bước 4: Tính tỷ số nhất quán (CR):
Ta có [P1] x [Wk] = λmax (λmax: giá trị riêng của ma trận so sánh [P1]
16


+ Tính vector nhất quán (Consistemcy vector): [C] =

[ P1]x[Wk ]
[Wk ]

+ Tính λmax = (c1 + c2 + …+ cn) / n; với vector [C]=[c1c2 … cn]T

+ Tính chỉ số nhất quán (CI) =

 max  n
n 1

+ Tính chỉ số ngẫu nhiên (RI) tra bảng cho sẵn như sau:
n

2

3

4

5

6

7

8

RI

0

0,58

0,90


1,12

1,24

1,32

1,41

9

10

1,45 1,51

(Nguồn: Saaty, 1980)
+ Tỷ số nhất quán (CR) : CR = CI / RI (%)
Nếu CR ≤ 10% thì bộ trọng số [Wk] là bộ trọng số cần tìm.
Nếu CR >10% thì sự nhận định là ngẫu nhiên, cần được thực hiện lại bước 1.
Với phương pháp phân tích thứ bậc AHP, việc đánh giá thích nghi đất đai
được thực hiện theo mô hình sau:

Hình 1.2. Mô hình đánh giá đất đai theo AHP
 Ưu điểm của phương pháp đánh giá đất đai theo AHP
Dựa trên cơ sở toán học để tính toán trọng số của từng tiêu chí nên có thể
xem xét mức độ ưu tiên của từng tiêu chí đối với đối tượng nghiên cứu.
Cho phép tranh thủ được các ý kiến của các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh
vực nên có thể đánh giá dễ dàng từ nhiều khía cạnh khác nhau.
 Nhược điểm của phương pháp đánh giá đất đai theo AHP
Các thứ tự lựa chọn tiêu chí có thể bị thay đổi khi có 1 tiêu chí thay đổi.
17



Khi số lượng các cặp trong hệ thống phân cấp tăng lên thì số lượng các cặp
so sánh cũng tăng lên do đó để xây dựng mô hình đánh giá AHP sẽ mất nhiều thời
gian.
Do sử dụng ý kiến của chuyên gia nên còn mang tính cảm tính, chứ chưa
có cơ sở khoa học cụ thể.
1.2. Cơ sở pháp lý
Luật Đất đai 2013, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII thông qua ngày 29/11/2013.
Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/04/2014 của Chính phủ về hướng dẫn
thi hành Luật Đất đai 2013.
Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định việc điều tra, đánh giá đất đai.
Thông tư 60/2015/TT-BTNMT ngày 15/12/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định về kĩ thuật điều tra và đánh giá đất đai.
Tiểu kết chương 1
Ở chương 1 bao gồm hai phần: cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác
đánh giá đất đai. Qua đó, ta có thể nắm bắt được cơ sở lý luận, những quy định,
phương pháp đánh giá đất đai theo FAO và phương pháp đánh giá đất đai theo
phân tích thứ bậc AHP. Đồng thời, cho ta biết được một số kết quả nghiên cứu
đánh giá đất đai ứng dụng FAO, AHP kết hợp với GIS đã đạt được trong thời gian
qua tại Việt Nam nói chung và tại huyện Di Linh nói riếng. Có thể nói, ứng dụng
phương pháp phân tích thứ bậc AHP đã trở nên phổ biến và ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực, trong đó phải kể đến là ứng dựng trong đánh giá đất đai.

18


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Di Linh là một huyện miền núi phía Đông Nam của tỉnh Lâm Đồng, nằm
trên cao nguyên Di Linh, ở độ cao 1000 m so với mặt nước biển. Trong ranh giới
hành chính của huyện bao gồm thị trấn Di Linh và 18 xã: Bảo Thuận, Đinh Lạc,
Đinh Trang Hòa, Đinh Trang Thượng, Gia Bắc, Gia Hiệp, Gung Ré, Hòa Bắc,
Hòa Nam, Hòa Ninh, Hòa Trung, Liên Đầm, Sơn Điền, Tam Bố, Tân Châu, Tân
Nghĩa, Tân Thượng, Tân Lâm.
Ranh giới hành chính:
- Phía Bắc Giáp huyện Lâm Hà và tỉnh Đăk Nông;
- Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận;
- Phía Đông giáp huyện Đức Trọng và huyện Lâm Hà;
- Phía Tây giáp huyện Bảo Lâm.
Di Linh nằm ở trung tâm của hai trục giao thông quốc lộ 20 từ thành phố
Hồ Chí Minh đi Đà Lạt và quốc lộ 28 từ Phan Thiết đi Buôn Mê Thuột và cách
Thành phố Đà Lạt 80 km về phía Nam. Do đó, Di Linh có vị trí thuận lợi trong
việc giao lưu kinh tế với các huyện thị trong tỉnh và các vùng kinh tế Tây Nguyên,
Duyên Hải, Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sơ đồ 2. Sơ đồ vị trí huyện Di Linh
19


2.1.1.2. Địa mạo
Với độ cao trung bình từ 800 – 1.200m nằm ở phía nam cao nguyên Di
Linh, phía Đông Nam và phía Tây là các sườn dốc đổ xuống Bình Thuận với nhiều
đỉnh núi cao trên 1.500m về mặt địa hình trên địa bàn huyện khá đa dạng, có thể
chia thành ba dạng địa hình chính:

- Địa hình núi cao nằm ở phía đông nam thuộc các xã Bảo Thuận, Sơn
Điền, Gia Bắc độ cao trên 1.200m. Độ dốc phổ biến > 200.Vùng này chủ yếu là
phát triển lâm nghiệp với chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường.
- Địa hình bình nguyên đặc trưng là các dãy đồi thấp đỉnh rộng có độ cao
từ 900 – 1.200m. Độ dốc phổ biến từ 80 – 250. Vùng này tương đối bằng phẳng,
phân bố dọc theo quốc lộ 20, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp.
- Địa hình dốc tụ thung lũng bao gồm các cánh đồng hẹp có độ cao từ 800
– 900m phân bổ ven sông, suối, độ dốc phổ biến < 80.
Những vùng đất bằng có khả năng phát triển nông nghiệp phân bố chủ yếu
dọc theo trục đường quốc lộ 20 và tuyến đường liên xã, đường trục xã nên việc
khai thác vào sản xuất nông nghiệp củng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên địa hình
cũng tạo ra nhiều vị trí rất thuận lợi cho xây dựng các hồ chứa nước, các công
trình thủy lợi nhỏ.
2.1.1.3. Khí hậu
Huyện Di Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa
nhiều, khí hậu ôn hòa quanh năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ trung bình năm tương đối thấp 210C, độ ẩm không khí 75%.Khí
hậu có nét đặc trưng riêng thích hợp với các loại cây lâu năm như cà phê, chè…
cho phép bố trí cây trồng vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, ôn đới, cùng với khí
hậu ôn hoà thời tiết quanh năm mát mẻ thích hợp cho việc du lịch và nghỉ dưỡng.
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên nước:
Di Linh có rất nhiều sông suối và phân bố đều khắp các vùng: phía Bắc có
sông Đạ Dâng bắt nguồn từ núi Langbiang chảy bao quanh dài 60 km, giữa có
sông Đạ Riam bắt nguồn từ núi Yan Doane (Bảo Thuận) chảy song song với quốc
lộ 20 đến bến Thùng đổ vào sông La Ngà ở phía Tây của huyện. Địa bàn Di Linh
còn là nơi xuất phát của các dòng suối lớn nhỏ tỏa ra khắp 4 phía (Phía Bắc có
các nhánh đổ vào sông Đạ Dâng, phía Tây có các nhánh đổ vào sông La Ngà, phía
Đông và Nam có các nhánh chảy vào các sông, suối của tỉnh Bình Thuận).
Do các con sông suối này ngắn và dốc nên lúc mưa lượng nước tập trung

về nhanh, đặc biệt là những ngày mưa lớn, gây ra tình trạng ngập úng cục bộ ở
một số khu vực thấp trủng, ven sông suối. Khi về mùa khô nhiều sông suối ở đây
thường cạn kiệt.vào địa hình của huyện, trên các sông suối này có nhiều vị trí
thuận lợi để xây dựng hồ chứa, đập dâng phục vụ tưới tiêu và các thuỷ điện nhỏ.
Hiện trạng thuỷ lợi đã xây dựng được 16 hồ, 5 đập thuỷ lợi với diện tích mặt nước
20


1.456 ha trong đó công trình thuỷ điện Hàm Thuận – Đa Mi phần diện tích lòng
hồ ngập nước trong địa giới huyện Di Linh là: 1.066 ha.
- Tài nguyên đất:
Tài nguyên đất của Huyện Di Linh đa dạng và phong phú, trong đó có 2
nhóm đất mang lại nhiều thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp của vùng: nhóm
đất đỏ Bazan màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng các loại cây hoa màu và cây công
nghiệp dài ngày; nhóm Đất phù sa phân bố dọc các sông suối, thích hợp cho các
loại cây thực phẩm, cây dâu và cây công nghiệp ngắn ngày.
Theo kết quả Thống kê Kiểm kê đất đai của huyện Di Linh năm 2014 thì
tổng diện tích đất tự nhiên là 161.463,84 ha. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm
47.000 ha trong tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện.
Bảng 2. Phân loại đất huyện Di Linh
(Đơn vị tính: ha)
Diện tích

Tên đất

Ký hiệu
Py

1 – Đất phù sa ngòi suối


(ha)
454,15

Fk

2 – Đất nâu đỏ trên đá Basalt

29.095,33

(%)
0,28
18,02

Fu

3 – Đất nâu vàng trên đá Basalt

12.266,1

7,60

Fu

4- Đất nâu vàng trên đá Andesite

12.549,7

7,77

Fs


5 – Đất đỏ vàng trên đá phiến sét

12.438,64

7,70

Fa

6 – Đất vàng đỏ trên đá Đaxit

18.161,16

11,25

Fa

7 – Đất đỏ vàng trên đá Granite

63.563,58

39,37

D

8 – Đất dốc tụ

10.170,85

6,30


9 – Sông suối

2.764,33

1,71

161.463,84

100,00

Tổng cộng

(Nguồn:Phòng TN & MT huyện Di Linh năm 2014)
- Tài nguyên rừng:
Nằm trong hệ sinh thái rừng Tây Nguyên. Rừng ở đây có nguồn lực phong
phú trong quần thể sinh cảnh đa dạng phần lớn phân bố ở phía Bắc và phía Nam
huyện (Vùng tụ thuỷ và đầu nguồn lưu vực) có vai trò lớn đối với phòng hộ, cân
bằng môi trường sinh thái. Đặc biệt là nơi có 14.701,37 ha rừng phòng hộ cho hai
công trình thuỷ điện lớn của phía Nam là Trị An và Hàm Thuận – Đa Mi. Rừng
Di Linh có trữ lượng gỗ lớn, nhiều loại gỗ quý hiếm, động vật hoang dã phong
phú. Ngành lâm nghiệp chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của huyện.

21


×