Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

đánh giá hiện trạng môi trường địa chất phục vụ quy hoạch hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn xã cam thành bắc, huyện cam lâm tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.26 MB, 67 trang )

MỤC LỤC
TÓM TẮT ......................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của ĐATN ..........................................................................................2
2. Mục tiêu của ĐATN...................................................................................................3
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu..............................................................................3
3.1. Nội dung ...................................................................................................................3
3.2. Phạm vi .....................................................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .........................................................................................7
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ..................7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ..................................................................7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ..................................................................7
1.2. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU .....................................................9
1.2.1. Vị trí địa lý của khu vực nghiên cứu .....................................................................9
1.2.2. Khí hậu, thủy văn ................................................................................................10
1.2.3. Đặc điểm dân cư ..................................................................................................12
1.2.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................12
1.2.5. Đặc điểm địa hình địa mạo, thổ nhưỡng .............................................................14
1.2.6. Đặc điểm địa chất ................................................................................................19
1.2.7. Đặc điểm địa chất công trình ...............................................................................25
1.2.8. Đặc điểm địa chất thủy văn .................................................................................26
1.2.9. Các tai biến địa động lực .....................................................................................26
1.2.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác khoáng sản .............................26
1.3. QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG .....................27
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................29
2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................29
2.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu - tổng hợp tài liệu ................................................29
2.1.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ..............................................................29
2.1.3. Phương pháp chuyên gia .....................................................................................31
2.1.4. Phương pháp bản đồ ............................................................................................31


iii


2.1.5. Phương pháp GIS ................................................................................................32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................................34
3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT TRONG
KHU VỰC NGHIÊN CỨU .........................................................................................34
3.1.1. Đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu ...............................................................34
3.1.2. Đặc điểm địa chất khoáng sản khu vực nghiên cứu ............................................35
3.1.4. Bản đồ thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu .............................................................38
3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu ........................................................40
3.2. QUY HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...............................................................................42
3.2.1. Khu vực cấm. .......................................................................................................42
3.2.2. Khu vực có triển vọng khoáng sản ......................................................................43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................48
PHỤ LỤC .........................................................................................................................

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AHP

Analytic Hierarchy Process

BĐĐCKS

Bản đồ địa chất khoáng sản


CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CT-TTg

Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ

ĐCCT

Địa chất công trình

ĐCTV

Địa chất thủy văn

GS. TSKH

Giáo sư tiến sỹ khoa học

KT - XH

Kinh tế - xã hội

LĐTB&XH

Lao động thương binh & xã hội

MCE


Management Centre Europe



Quyết định

QH

Quốc Hội

TK

Thiết kế

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

VLXDTT

Vật liệu xây dựng thông thường

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích các nhóm đất trên địa bàn huyện Cam Lâm ..................................15
Bảng 1.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 .................................................................15
Bảng 1.3. Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 ...................................................................17
Bảng 1.4. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Khánh
Hòa đến năm 2015 và định hướng sau năm 2015 .........................................................28

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí xã Cam Thành Bắc. ......................................................................9
Hình 1.2. Sông Nước Ngọt và hệ thống kênh tưới nội đồng .........................................12
Hình 2.1. Sơ đồ lộ trình tuyến khảo sát .........................................................................30
Hình 2.2. Quan sát ghi chép mô tả lộ điểm ...................................................................31
Hình 2.3. Chồng lớp bản đồ theo phương pháp cộng ....................................................32
Hình 2.4. Phương pháp GIS trong thành lập bản đồ .....................................................33
Hình 3.1. Địa hình khu vực nghiên cứu. .......................................................................35
Hình 3.2. Địa chất khu vực nghiên cứu. ........................................................................36
Hình 3.3. Thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu...................................................................39
Hình 3.4. Hiện trạng sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu. .............................................41
Hình 3.5. Bản đồ địa chất môi trường phục vụ quy hoạch khoáng sản.........................42

vii


TÓM TẮT
Đề tài “ Đánh giá hiện trạng môi trường địa chất phục vụ quy hoạch hoạt động
khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh
Hòa”. Tập trung nghiên cứu phân tích các vấn đề về địa hình, địa chất, hiện trạng sử

dụng đất, khoáng sản có trên địa bàn, tiến hành khảo sát thực tế, ghi nhận hiện trạng về
các đặc điểm địa hình, thành tạo địa chất, hoạt động sản xuất trên địa bàn khu vực
nghiên cứu.
Từ đó sử dụng phần mềm Mapinfo Professional để thành lập các bản đồ thành
phần như địa hình, địa chất, hiện trạng sử dụng đất. Qua đó xác định được trên địa bàn
nghiên cứu có các loại khoáng sản gì, đặc điểm địa hình cao thấp ra sao, đất được sử
dụng cho mục đích gì. Từ các bản đồ trên tiến hành dùng phần mềm GIS để chồng lớp
các bản đồ thành phần. Thành lập bản đồ hiện trạng môi trường địa chất cho khu vực
nghiên cứu.
Thu thập các tài liệu nghiên cứu về vấn đề địa chất môi trường như, đặc điểm
địa chất công trình, địa chất thủy văn và hoạt động kiến tạo trong khu vực nghiên cứu,
đánh giá nhận định xem các vấn đề trên trong khu vực có thuận lợi hay ảnh hưởng đến
hoạt động khai thác hay không.
Phân tích đánh giá những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động khai
thác khoáng sản tác động đến đời sống người dân, các vấn đề môi trường tự nhiên
trong khu vực nghiên cứu và khu vực xung quanh.
Từ các vấn đề phân tích nêu trên và dựa vào bản đồ môi trường địa chất, đưa ra
nhận định về các đặc điểm địa hình, địa chất, hiện trạng sử dụng đất tại khu vực. Nếu
tiến hành quy hoạch khai thác khoáng sản, đối với những khu vực nào có đặc điểm về
địa hình địa chất và hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Nhà nước không thích
hợp cho khai thác, hoặc là những khu vực khi tiến hành khai thác mà nằm trong khu
vực có hoạt động kiến tạo sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác, gây ra tác động môi
trường, thì những khu vực đó sẽ khoanh định thành những vùng cấm khai thác khoáng
sản. Đối với những khu vực có điều kiện thuận lợi, có khoáng sản và khi khai thác sẽ
phụ vục cho sự phát triển trong khu vực thì sẽ được khoanh định thành khu vực cho
phép khai thác hoặc có triển vọng khai thác trong tương lai.

1



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của ĐATN
Môi trường địa chất bao gồm các thành tạo địa chất, thổ nhưỡng, địa hình địa
mạo, hoạt động kiến tạo và khoáng sản. Môi trường địa chất không chỉ cung cấp cho
con người tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng, nhiên liệu, là nền móng cho mọi
thành tạo nhân sinh (cơ sở hạ tầng, nhà ở, đô thị, khu công nghiệp...) mà còn là nơi
chứa đựng và tiêu huỷ chất thải. Ngoài ra, môi trường địa chất còn là nơi phát sinh và
xảy ra những tai biến địa chất rất nguy hiểm như động đất, núi lửa, lũ lụt.... Như vậy
có thể thấy, môi trường địa chất vừa là nơi chứa đựng tài nguyên địa chất vừa là nơi
xảy ra các tai biến địa chất, nhưng lại vô cùng cần thiết cho cuộc sống của con người.
Khảo sát địa chất môi trường là công tác nghiên cứu, đánh giá các điều kiện về
môi trường địa chất nhằm xác định các yếu tố về tuổi, cấu trúc của các thành tạo địa
chất, xác định đặc điểm thổ nhưỡng, địa hình địa mạo, đứt gãy, các loại khoáng sản,…
đây là việc làm rất cần thiết phục vụ cho công tác điều tra quy hoạch hoạt động khai
thác khoáng sản.
Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên của các khoáng vật và đá có ích được con
người khai thác và sử dụng, nó cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên môi
trường địa chất. Đất nước ngày càng phát triển theo hướng CNH - HĐH thì nhu cầu về
việc khai thác khoáng sản phục vụ cho sự phát triển về cơ sở hạ tầng là rất lớn, đặc
biệt là khoáng sản cát làm VLXDTT. Hiện nay, tình trạng khai thác cát trái phép diễn
ra tràn lang, làm lãng phí nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và
cuộc sống của con người. Từ thực trạng nêu trên, thấy được cần thiết phải tiến hành
quy hoạch hoạt động khai thác khoáng sản, nhưng trước tiên phải đánh giá chi tiết các
yếu tố về môi trường địa chất đó là việc làm rất quan trọng và là cơ sở để phân chia
khu vực hoạt động và cấm khai thác khoáng sản, tránh lãng phí nguồn tài nguyên và
giảm thiểu các tác động xấu từ hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường và cuộc
sống của con người.
Xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, là xã nằm ven Đầm
Thủy Triều. Hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi đánh bắc thủy hải sản.
Bên cạnh đó khu vực là một xã mới được thành lập và đang trong giai đoạn phát triển

về xây dựng cơ sở hạ tầng và huyện Cam Lâm có rất nhiểu dự án xây dựng các khu
2


nghĩ dưỡng ở Bãi Dài và xây dựng hoạt động giao thông vận tải của tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 2016 - 2020, đòi về vật liệu xây dựng là rất lớn. Tại khu vực nghiên cứu
khoáng sản chủ yếu là cát xây dựng thông thường, trong tương lai sẽ được khai thác
phụ vụ cho sự phát triển. Vì vậy cần phải đẩy mạnh việc phát triển ngành công nghiệp
khai khoáng để có thể tận dụng tối đa nguồn lợi tài nguyên tự nhiên sẵn có, để đáp ứng
được nhu cầu phát triển hiện nay của khu vực nghiên cứu nói chung, của huyện Cam
Lâm và tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Tuy nhiên vấn đề khai thác và sử dụng
khoáng sản sao cho hiệu quả, hợp lý đang là mối quan tâm lớn của địa phương. Để giải
quyết vấn đề trên, cần phải nhanh chóng tìm ra một phương án hợp lý đó là tiến hành
khảo sát các vấn đề về môi trường địa chất một cách chi tiết trước khi tiến hành quy
hoạch hoạt động khai thác khoáng sản cho khu vực.
Qua các vấn đề đã nêu ra như trên thiết nghĩ việc thực hiện đề tài “Đánh giá
hiện trạng môi trường địa chất phục vụ quy hoạch hoạt động khai thác khoáng
sản trên địa bàn xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa”, là hợp
lý, khoa học và cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

2. Mục tiêu của ĐATN
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chính
Đánh giá hiện trạng môi trường địa chất thích hợp hay không thích hợp phục vụ
quy hoạch hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Cam Thành Bắc, huyện
Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Làm rõ được hiện trạng môi trường địa chất như địa hình, địa chất, khoáng sản,
thổ nhưỡng, địa chất công trình, địa chất thủy văn, hoạt động kiến tạo thuận lợi hay
khó khăn cho việc khai thác. Các nhân tố tác động hoặc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp của hoạt động khai thác khoáng sản.

Đưa ra được những khu vực có điều kiện thích hợp cho hoạt động khai thác
khoáng sản và những vùng cấm khai thác.

3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nội dung
Các nội dung cần thực hiện để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đưa ra như sau:
- Kế thừa các tài liệu có sẵn:
3


+ Vị trí địa lý, tọa độ và điều kiện tự nhiên, KT - XH khu vực nghiên cứu để
viết phần giới thiệu về khu vực để có cái nhìn tổng thể về khu vực nghiên cứu.
+ Bản đồ địa hành chính tỉnh Khánh Hòa tỷ lệ 1: 100.000.
+ Bản đồ địa chất và khoáng sản, bản đồ địa hình tờ Xuân Lập tỉnh Khánh
Hòa tỷ lệ 1: 50.000.
+ Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Khánh Hòa tỷ lệ 1: 75.000.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Khánh Hòa tỷ lệ 1: 100.000.
+ Bản đồ địa hình xã Cam Thành Bắc tỷ lệ 1: 10.000.
+ Luật khoáng sản 2010 và Nghị định 158/2016 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật khoáng sản 2010.
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:
50.000.
+ Báo cáo quy hoạch hoạt động khai thác khoáng sản kỳ trước.
+ Trình tự làm việc của các phần mềm tin học như Mapinfor Professional và
GIS.
- Điều tra khảo sát ngoài thực tế một cách chi tiết để ghi nhận các vấn đề như
đặc điểm địa hình, địa chất khoáng sản, thổ nhưỡng, hoạt động sản xuất tại khu vực
nghiên cứu.
Dựa vào kết quả của quá trình khảo sát thực tế kết hợp với Google Earth tiến
hành chỉnh sửa bổ sung dữ liệu vào các bản đồ thành phần môi trường trong quá trình

biên hội, kết hợp với thuyết minh đánh giá về hiện trạng môi trường địa chất và các
vấn đề về địa chất thủy văn địa chất công trình và hoạt động kiến tạo trong khu vực.
Dựa vào báo cáo quy hoạch hoạt động khoáng sản kỳ trước, nghiên cứu khoanh vùng
khai thác trong tương lai cho khu vực.
- Biên hội các bản đồ:
+ Biên hội bản đồ địa chất khoáng sản tỉnh Khánh Hòa từ tỷ lệ 1: 50.000
xuống tỷ lệ 1: 25.000 cho khu vực nghiên cứu.
+ Biên hội bản đồ địa hình tỉnh Khánh Hòa tờ Xuân Lập từ tỷ lệ 1: 50.000
xuống tỷ lệ 1: 25.000 và biên hội bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 10.000 lên tỷ lệ 1: 25.000,
tiến hành chồng lớp bản đồ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 25.000 cho khu vực
nghiên cứu.
4


+ Biên hội bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Khánh Hòa tỷ lệ 1: 50.000 xuống tỷ lệ 1:
25.000 cho khu vực nghiên cứu.
+ Thành lập sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu xã Cam Thành Bắc tỷ lệ 1: 50.000
từ bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa tỷ lệ 1: 100.000.
+ Thành lập sơ đồ bố trí lộ trình tuyến khảo sát trên địa bàn xã Cam Thành
Bắc, tỷ lệ 1: 25.000.
+ Thành lập bản đồ địa chất môi trường của khu vực nghiên cứu tỷ lệ 1:
25.000.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là dựa vào kết quả khảo sát thực tế tại khu vực và
sử dụng Google Earth, thành lập được các bản đồ thành phần môi trường bằng phần
mềm Mapinfor Professional 11.0 bổ sung thêm các diện tích đất được chuyển đổi mục
đích sử dụng, hệ thống kênh mương nội đồng,…, kết hợp với phần thuyết minh về các
vấn đề của môi trường địa chất và đặc điểm địa chất công trình, địa chất thủy văn, hoạt
động kiến tạo tại khu vực. Trên cơ sở đó sử dụng phần mềm GIS để chồng lớp các bản
đồ thành phần tạo thành bản đồ địa chất môi trường cho khu vực, dựa vào đó phân
chia hoạt động khoáng sản trong khu vực thành 2 vùng đó là vùng cấm khai thác và

vùng có triển vọng khoáng sản.
3.2. Phạm vi
Đối tượng nghiên cứu là hiện trạng môi tường địa chất được giới hạn bao gồm
các yếu tố (địa hình, địa chất, khoáng sản, thổ nhưỡng). Phạm vi nghiên cứu là trên
toàn bộ diện tích xã Cam Thành Bắc.

4. Phương pháp nghiên cứu
Ứng với từng nội dung nghiên cứu sẽ có các phương pháp thực hiện để làm
sáng tỏ các nội dung và hoàn thành đề tài nghiên cứu. Các phương pháp được áp dụng
trong nghiên cứu này bao gồm:
- Phương pháp thu thập tài liêu - tổng hợp tài liệu: thu thập tài liệu từ các cơ
quan, biên tập thành bộ tài liệu phục vụ cho viết báo cáo.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: vạch tuyến khảo sát tiến hành điều
tra, khảo sát đặc điểm về dân cư kinh tế xã hội, làm rõ các vấn đề về hiện trạng các yếu
tố địa chất tại khu vực nghiên cứu, phục vụ cho việc đánh giá.

5


- Phương pháp chuyên gia: trao đổi trực tiếp với các chuyên gia về vấn đề
nghiên cứu, phục vụ cho việc đưa ra những nhận định về các yếu tố môi trường địa
chất có thêm cơ sở và tính hợp lý cao.
- Phương pháp bản đồ: sử dụng phần mềm Mapinfor Professional 11.0 để biên
hội và thành lập các bản đồ và sơ đồ phục vụ cho việc biên tập các bản đồ thành phần
môi trường của khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp GIS: dùng để chồng các lớp của bản đồ thành phần của khu vực
nghiên cứu, tạo thành bản đồ địa chất môi trường.

6



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Báo cáo “Đặc điểm phân bố khu vực của các vấn đề địa chất môi trường mỏ ở
Trung Quốc”, kết quả cho thấy cường độ khai thác của tài nguyên khoáng sản và các
vấn đề địa chất môi trường mỏ ở giữa và phía Đông Trung Quốc nghiêm trọng hơn
nhiều so với ở phía Tây Trung Quốc. Mỏ than nghiêm trọng hơn nhiều so với các mỏ
kim loại, và các mỏ kim loại đang trở nên nghiêm trọng hơn nhiều so với các mỏ
không kim loại trong các vấn đề địa chất môi trường (HE Fang, XU You-ning, QIAO
Gang, LIU Rui-ping, 2010).
Nghiên cứu “Đánh giá chất lượng môi trường địa chất ở thung lũng Jharia, Ấn
Độ”, kết quả nghiên cứu là sử dụng các kỹ thuật mô hình hóa đa lượng và các mô hình
hệ thống thông tin địa lý (GIS), để đánh giá chất lượng nước và chất lượng không khí
phục vụ cho mục đích sử dụng của con người trong khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó
thì phương pháp tiếp cận MCE cũng được sử dụng để đánh giá môi trường địa chất
(Bhabesh C. Sarkar, 2007).
Nghiên cứu “Đánh giá môi trường địa chất và ứng dụng của nó đối với các khu
vực khai thác quy hoạch quốc gia Lu'an ở tỉnh Sơn Tây” đăng tên tập chí Nghiên cứu
vật liệu tiên tiến. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên cơ sở điều tra hiện trường và kết
quả phân tích mẫu, việc đánh giá môi trường địa chất của các khu vực nghiên cứu
được thực hiện bằng phương pháp AHP. Các quá trình đánh giá bao gồm thiết lập hệ
thống chỉ số đánh giá, xác định trọng lượng của từng chỉ tiêu và phác thảo về phân
vùng môi trường địa chất. Các kết quả đánh giá có thể được coi là cơ sở cho quy hoạch
hoạt động khai thác khoáng sản một cách bền vững và hợp lý trong khu vực này (Cen
Li Huang, Yang Wang, 2013).
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu “Đánh giá sự biến đổi môi trường địa chất do hoạt động khai thác
sa khoáng titan ven biển tỉnh Bình Định” đăng trên tập chí khoa học và công nghệ,

trường đại học khoa học Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy do hoạt động khai thác
titan trên địa bàn đã làm biến đổi môi trường địa chất trong khu vực (phóng xạ, nước
7


ngầm), kết quả phân tích các mẫu nước điều vượt quy chuẩn Việt Nam so với trước
khi khai thác, hàm lượng phóng xạ tại khu vực bãi thải có nồng độ rất cao (Lê Duy
Đạt, 2014).
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của môi trường địa chất tới quy hoạch và phát triển đô
thị Việt Nam” đăng trên tạp chí quy hoạch xây dựng. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi
trường địa chất là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển bền vững của những đô
thị. Đồng thời nghiên cứu đã phân chia yếu tố môi trường địa chất phục vụ cho việc
quy hoạch thành 3 nhóm chính đó là: Nhóm yếu tố tích cực, là nhân tố tạo lực cho đô
thị, có tác động tích cực tới sự hình thành và phát triển đô thị. Nhóm yếu tố tiêu cực,
làm hạn chế hoặc đe doạ sự phát triển của các đô thị, (còn gọi là các tai biến địa chất:
động đất, nứt, sụt lún, trượt lở đất đai, lũ, bùn đá, lũ quét, sạt lở bờ sông, biển, karstơ,
dị thường, phóng xạ). Nhóm yếu tố về địa kỹ thuật đô thị (bao gồm hai vấn đề là
cường độ chịu tải của nền đất kg/cm2 và địa chất công trình), (Phan Anh Phương,
2005).
Báo cáo “Tác động của khai thác khoáng sản đến đời sống kinh tế xã hội cộng
đồng dân cư tại các huyện phía Tây Nghệ An” đăng trên tập chí Khoa học về Trái Đất.
Kết quả báo cáo cho thấy khu vực có hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra sôi nổi,
nhưng chưa mang lại hiệu quả tích cực cho cộng đồng dân cư. Hoạt động khai thác đã
chiếm dụng và làm suy thoái một phần diện tích đất và rừng tại địa phương, ảnh hưởng
trực tiếp đến sinh kế của người dân, ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ sở hạ tầng của địa
phương. Qua đó thấy được khảo sát môi trường địa chất trước khi triển khai thực hiện
khai thác là rất quan trọng (Lê Văn Hương, 2015).
Báo cáo tổng kết “Điều tra khảo sát xác định địa điểm khai thác đá xây dựng”
của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La. Theo như báo cáo thì phải tiến hành
điều tra, khảo sát đánh giá ngoài thực địa, khoanh vùng xác định địa điểm khai thác đá

làm vật liệu xây dựng, làm rõ về quy mô, chất lượng trữ lượng, diện tích quỹ đất dự
kiến, điều kiện khai thác, cảnh quan thiên nhiên, lấy mẫu phân tích. Qua đó giúp xác
định được khu vực với những vấn đề nêu trên có thuận lợi cho việc khai thác khoáng
sản hay không (Hà Văn Khắc, 2006).
Từ các nghiên cứu trên cho thấy được khảo sát môi trường địa chất là một trong
các bước trong hoạt động khai thác khoáng sản và đó cũng là những môi trường sống
8


của con người. Nếu như không có những nghiên cứu chi tiết mà tiến hành khai thác
hoặc là không có sự lựa chọn quyết đoán giữa lợi ích khoáng sản và các vấn đề về môi
trường, cảnh quan và vấn đề tâm linh sẽ gây ra những vấn đề bất cập. Bên cạnh đó xác
đinh được các phương pháp và phần mềm dùng để đánh giá các thành phần của môi
trường địa chất.
1.2. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Vị trí địa lý của khu vực nghiên cứu
Tọa độ của khu vực nghiên cứu:
- WGS84: 12o 01’ 41” N, 109o 10’ 08” E.
- Geo URI: 12.028056, 109.168889.
- UTM: 49P X: 300656, Y: 1330320.
Xã Cam Thành Bắc nằm ở phía Nam huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, cách
Tp. HCM khoảng 410km về phía Nam. Phía Đông giáp với xã Đầm Thủy Triều, với
đường bờ biển dài 5km, phía Nam giáp với phường Cam Nghĩa, thành phố Cam Ranh
và xã Cam Thành Nam, phía Tây giáp với hai xã là Cam An Nam và Cam Hiệp Nam,
phía Bắc giáp với thị trấn Cam Đức.

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí xã Cam Thành Bắc.
Về hành chính, xã Cam Thành Bắc được chia thành 8 thôn: Tân Lập, Tân phú,
Tân Quí, Tân Quy, Tân Sinh Đông, Tân Sinh Tây, Tân Thành, Suối Cam.


9


Xã có vị trí địa lý thuận lợi là nằm ven Đầm Thủy Triều và có Quốc lộ 1A đi
qua nên khu vực rất thích hợp cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp,
trồng cây lâu năm, thương mại dịch vụ và khai thác khoáng sản.
1.2.2. Khí hậu, thủy văn
a) Khí hậu
Xã Cam Thành Bắc là một xã thuộc huyện Cam Lâm nên đặc điểm về khí hậu
cũng tương tự như khí hậu của huyện.
Theo tài liệu phân vùng khí hậu tỉnh Khánh Hòa thì huyện Cam Lâm nằm trong
tiểu vùng khí hậu 2.3 (Tiểu vùng khí hậu Cam Ranh) của vùng II (Khí hậu vùng đồng
bằng và ven biển xen kẽ đồi, núi thấp), có đặc điểm:
Các vùng đất sản xuất nông nghiệp, dân cư sinh sống và hoạt động sản xuất,
kinh doanh đều nằm ở vùng địa hình cao dưới 200m, tương đối bằng phẳng, xen kẽ gò
đồi. Lớp phủ thực vật chủ yếu là lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả lâu năm,
rừng trồng và cây phân tán.
- Nhiệt độ: đặc trưng cơ bản của tiểu vùng khí hậu này là nền nhiệt độ cao và
lượng mưa thấp nhất tỉnh, gió Tây khô nóng dưới 15 ngày/năm. Biên độ nhiệt độ hàng
tháng dao động 6 - 8oC. Nhiệt độ trung bình năm là 26 - 27oC. Tổng tích ôn khoảng
9.600 - 9.700oC, số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.500 - 2.600giờ/năm.
- Lượng mưa trung bình năm từ 1.100 - 1.300mm, mùa mưa từ tháng 9 đến
tháng 12 và tập trung đến 70 - 80% lượng mưa cả năm, mùa mưa chỉ kéo dài trong 2 4 tháng, các tháng còn lại nắng ấm, rất thuận lợi cho mùa du lịch.
- Lượng bốc hơi khả năng trên dưới 1.587mm, bốc hơi thực tế 848mm.
- Độ ẩm trung bình năm là 78%.
- Hướng gió chính thường xuất hiện trong nhiều tháng là hướng Bắc, Đông Bắc và Đông Nam, tốc độ bình quân là 4,4m/s.
Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn,
làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và triều dâng lại cản đường
nước rút ra biển, nên thường gây ra ngập úng, lũ lụt ở vùng đồng bằng trong đó có khu
vực nghiên cứu.

b) Thủy văn

10


Dãy Trường Sơn thuộc địa phận huyện Cam Lâm chạy gần sát biển. Do vậy
huyện không có sông lớn mà chủ yếu chỉ có một số sông nhỏ và suối chảy có chiều dài
dòng chảy ngắn và dốc.
Hệ thống sông, suối huyện Cam Lâm khá nhiều, phân bố khá đều về không gian
và có lưu vực lớn, có vị trí thuận lợi để đắp đập xây dựng các hồ chứa nước lớn; vùng
đầu nguồn còn rừng thưa, rừng nghèo và trung bình nên nguồn nước khá phong phú.
Nhiều suối nhỏ, mùa khô không có nước. Các sông, suối chính gồm có:
- Suối Dầu: Là một nhánh bên phải của sông Cái Nha Trang, diện tích lưu vực
272km2. Trên suối này đã xây dựng hồ chứa nước suối Dầu với công suất tưới TK
3.700ha/800ha tưới thực tế.
- Suối Thượng: Chiều dài 22km, diện tích lưu vực 142km2. Trên suối này đã
xây dựng hồ chứa nước Cam Ranh với công suất tưới TK 2.300ha/600ha. Khi đầu tư
nâng cấp sẽ tưới 1.700ha và cấp nước sinh hoạt, cho khu du lịch bãi Dài và khu công
nghiệp Bắc Cam Ranh.
- Suối Tà Rục: Chiều dài 23km, diện tích lưu vực 173km2. Trên suối này đã
xây dựng hồ chứa nước Tà Rục (trên địa bàn xã Cam Phước Tây) có sức chứa hơn 21
triệu m3 và công suất tưới thiết kế là 1.750ha đất canh tác. Đồng thời tạo nguồn cung
cấp nước sinh hoạt cho khoảng 40.000 dân trong vùng sản xuất nông nghiệp của dự
án; tạo nguồn nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp cho thành phố Cam Ranh với
lưu lượng là 6.000m3/ngày đêm. Trên các suối của huyện đã xây dựng một số công
trình thuỷ lợi (đập dâng) như: đập Quyết Thắng, đập Dốc Nùng (xã Cam Phước Tây);
đập Đá Dựng, đập ông Tán (Cam Hoà) để khai thác nguồn nước tưới cho cây trồng
(chủ yếu là lúa), cấp nước cho sinh hoạt.
Trong khu vực nghiên cứu hệ thống sông suối chủ yếu là sông nhỏ như sông
Nước Ngọt, sông Cây Gạo, Suối Cát, thường không có nước vào mùa khô và hệ thống

kênh đào dẫn nước trong nội đồng.
Khu vực nghiên cứu có chế độ thủy triều hỗn hợp, mực nước triều cao nhất là
2,4m thấp nhất 0,2m. Nước biển nhìn chung có độ mặn cao (34 - 35%o), thành phần
hoá học chủ yếu là clorur natri, tổng khoáng hoá trung bình 34,8 g/l, độ pH trên 8.
Mặt khác, do đặc điểm của địa hình của khu vực Đầm Thủy Triều thấp hơn so
với các khu vực khác nên cùng với hệ thống lưu vực sông đổ về khu vực rất lớn, nên
11


nước ở các nơi khác đổ dồn về kết hợp với ảnh hưởng của thủy triều khi dâng cao.
Trong khu vực mạng lưới sông ít nên vào mùa mưa thì sự thoát nước trong khu vực rất
chậm nên thường gây ngập úng trong khu vực.

Hình 1.2. Sông Nước Ngọt và hệ thống kênh tưới nội đồng
1.2.3. Đặc điểm dân cư
Diện tích xã Cam Thành Bắc vào tháng 3/2017 là trên 25km2 với dân số là trên
15.000 dân, mật độ dân số trên 600 người/km2, thành phần dân cư chủ yếu là người
kinh. Dân cư sống tập trung đông ở ven Quốc lộ 1A và ven Đầm Thủy Triều.
Dân cư trong khu vực nghiên cứu thuộc loại dân số trẻ, số người trong độ tuổi
lao động trên 70%, đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Lao động làm
nông nghiệp, thủ công nghiệp và làm việc trong các công ty xí nghiệp cao, lao động có
trình độ chuyên môn và tay nghề còn thấp.
1.2.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong năm 2016 trên địa bàn xã diện tích gieo trồng cây hàng năm là 715ha, đạt
74% kế hoạch, diện tích cây lâu năm 740ha, trong đó xoài úc chiếm 500ha, trên địa
bàn có 97 trại chăn nuôi heo với gần 34 ngàn con và 6 trại chăn nuôi gà với khoảng 40
12


ngàn con, chăn nuôi hộ gia đình ngày càng phát triển tổng diện tích nuôi trồng thủy

sản là 52ha, đạt 61%; tổng thu ngân sách trên địa bàn được trên 2,5 tỷ đạt 81% kế
hoạch đề ra.
Trên địa bàn xã có 55 công ty, xí nghiệp tạo công ăn việc làm cho người dân
địa phương. Trên địa bàn xã có trên 70% dân số làm nông nghiệp cây trồng chủ yếu là
mía, mì, xoài,…, chăn nuôi gia súc và đánh bắc thủy hải sản.
Giao thông trên địa bàn xã bao gồm Quốc lộ 1A chạy dọc suốt chiều dài 5 km,
đường Đồng Bà Thìn - Suối Cát dài 5,3km, đường WB2 dài 3,7km, đường Lam Sơn
dài 1,5km và gần 30km đường liên thôn xóm. Tổng số km đường trên địa bàn là 53,39
km, trong đó đường nhựa là 17,1km, đường bê tông xi măng là 18,5km và còn lại
đường đất là 16,8km. Trên địa bàn xã không có đường sắt đi qua, do giáp với Đầm
Thủy Triều, nên giao thông đường thủy trong khu vực cũng khá phát triển. Với hệ
thống đường giao thông trên địa bàn xã rất thuận lợi cho sự phát triển giao thương, vận
chuyển hàng hóa với các xã trên địa bàn và quốc tế.
Giáo dục trên địa bàn xã ngày càng được nâng cao, trường mẫu giáo của 8 thôn
đã được tu sửa, xây dựng mới với 10 lớp học và đang xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Trên địa bàn có 2 trường tiểu học (Trường tiểu học Cam Thành Bắc 1 và 2) và 1
trường trung học cơ sở (Trung học cơ sở Cam Thành Bắc) với 67 lớp học của 2 cấp, số
lượng học sinh là 1866 bằng 12,5% dân số, 100% các em trong độ tuổi đi học điều
được đến trường, đã phổ cập trung học cơ sở (Nguyễn Hữu Tường, 2017).
Công tác phòng chống dịch, phòng chống các bệnh xã hội, vệ sinh phòng bệnh
hoạt động ngày càng có hiệu quả. Các mục tiêu của chương trình y tế Quốc gia và của
ngành được triển khai đạt hiệu quả cao. Trên địa bàn xã hiện đã có trung tâm y tế
(Trung tâm y tế xã Cam Thành Bắc nằm ở thôn Suối Cam) và tại huyện Cam Lâm
cũng đã có trung tâm y tế.
Nguồn điện cung cấp cho xã Cam Thành Bắc khá ổn định cho sản
xuất và sinh hoạt. Hầu hết các thôn trong xã điều đã có điện sử dụng. Xã Cam Thành
Bắc được cấp điện chủ yếu từ lưới điện quốc gia qua trạm biến thế 500 KV thông qua
trạm 500/220/110KV Plâyku.
Cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn xã xếp vào loại khá, mạng lưới cáp quang
đã được mở rộng đến tận các khu phố, trường học, công nghệ 3G được triển khai diện

13


rộng và đang từng bước phát triển công nghệ 4G, vùng phủ sóng thông tin di động
được mở rộng đến vùng sâu, vùng xa.
Hệ thống bưu chính được từng bước cải tạo, phương thức hoạt động cải tiến,
nhiều dịch vụ mới phát triển, điểm bưu điện văn hóa phường được duy trì hoạt động
ổn định, hiệu quả.
Với các điều kiện điện và thông tin liên lạc nêu trên, sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác phát triển ngành khai thác khoáng sản trên địa bàn phường
Sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển, các hoạt động thương mại, du lịch, dịch
vụ diễn ra khá sôi nổi, đời sống của người sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản, công
nghiệp dịch vụ nhìn chung ổn định. An ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ
vững, các chính sách an sinh xã hội, công tác đền ơn đáp nghĩa, hổ trợ người nghèo và
đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm góp phần ổn định thu nhập, cải thiện đời
sống cho các tầng lớp nhân dân.
1.2.5. Đặc điểm địa hình địa mạo, thổ nhưỡng
Huyện Cam Lâm, có địa hình đặc trưng của vùng chuyển tiếp bán sơn địa của
vùng duyên hải miền Trung: có cả biển, đồi và vùng đất bằng, cùng với phần đất liền
còn có thềm lục địa và vùng lãnh hải khá rộng. Phần phía Tây của huyện giáp với
Khánh Sơn và Khánh Vĩnh là 2 huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, địa hình chủ yếu
là núi thấp và đồi, song khó khăn là độ dốc lớn và địa hình chia cắt mạnh, độ dốc 15 25o, cao trung bình 700m, gồm các xã: Sơn Tân, Cam Phước Tây, Cam An Bắc, Cam
An Nam, Cam Hiệp Bắc và Cam Tân.
Vùng đồi thoải là vùng đan xen - giao thoa giữa vùng núi cao và vùng đồng
bằng ven biển, có độ dốc 3 - 8o. Đây là vùng đất phì nhiêu, rộng lớn, có điều kiện
thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
Xã Cam Thành Bắc nằm trong vùng địa hình đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, độ
cao địa hình thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng, ven
biển và biển khơi. Tiếp đến là dạng địa hình núi thấp, đồi thấp xen kẽ bình nguyên và
thung lũng, thỉnh thoảng có núi đá chạy ra sát biển chia cắt dải đồng bằng ven biển

thành những đồng bằng nhỏ hẹp. Vùng bờ biển và thềm ven bờ là khu vực có nhiều
tiềm năng trong việc hình thành và phát triển kinh tế biển trong tương lai.

14


Huyện Cam Lâm có nhiều loại đất khác nhau, chủ yếu là: đất đỏ vàng, đất xám,
đất phù sa, đất cát, đất sỏi đá, đất mặn.
Bảng 1.1. Diện tích các nhóm đất trên địa bàn huyện Cam Lâm
STT Ký hiệu

Nhóm đất

Diện tích

Tỷ lệ

(ha)

(%)

1

C

Nhóm bãi đất cát, cồn cát và đất cát biển

2.681,24

4,90


2

M

Nhóm đất mặn

1.149,10

2,10

3

P

Nhóm đất phù sa

2.954,84

5,40

4

X

Nhóm đất xám

6.839,91

12,50


5

F

Nhóm đất đỏ vàng

34.199,53

62,50

6

H

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

3.064,28

5,60

7

D

Nhóm đất thung lũng dốc tụ

109,44

0,20


8

E

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá

3.064,28

5,60

Nhóm đất không điều tra

656,63

1,2

Tổng diện tích tự nhiên

54.719,24

100

Hiện trạng sử dụng đất huyện Cam Lâm, trên cơ sở thống kê đất đai năm 2015
và diện tích các công trình dự án đã thực hiện thu hồi đất chuyển đổi mục đích sử dụng
đất năm 2016 để tổng hợp hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của huyện như sau:
Bảng 1.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016
STT

Chỉ tiêu




Tổng diện tích tự nhiên

Diện tích

Tỷ lệ

(ha)

(%)

54.719,24

100

Đất nông nghiệp

NNP

42.510,31

77,69

Đất trồng lúa

LUA

1.932,28


3,53

Trong đó đất chuyên trồng lúa nước

LUC

1.394,51

2,55

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

3.974,53

7,26

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

7.371,48

13,47


1.4

Đất rừng phòng hộ

RPH

9.245,43

16,90

1.5

Đất rừng đặc dụng

RDD

8.470,11

15,48

1.6

Đất rừng sản xuất

RSX

10.708,20

19,57


1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

628,03

1,15

1
1.1

15


STT

Chỉ tiêu



Diện tích

Tỷ lệ

(ha)

(%)


1.8

Đất làm muối

LMU

0,83

0,00

1.9

Đất nông nghiệp khác

NKH

179,41

0,33

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

5.860,07

10,71


2.1

Đất quốc phòng

CQP

445,32

0,81

2.2

Đất an ninh

CAN

11.7

0,02

2.3

Đất khu công nghiệp

SKK

116,01

0,21


2.4

Đất cụm công nghiệp

SKN

46,88

0,09

2.5

Đất thương mại dịch vụ

TMD

809,34

1,48

2.6

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

123,61

0,23


DHT

2.537,92

4,64

2.7

Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã

2.7.1

Đất giao thông

DGT

1.258,31

2,30

2.7.2

Đất thủy lợi

DTL

983,76


1,80

2.7.3

Đất công trình năng lượng

DNL

0,92

0,00

2.7.4

Đất công trình bưu chính viễn thông

DBV

1,28

0,00

2.7.5

Đất cơ sở văn hóa

DVH

5,94


0,01

2.7.6

Đất cơ sở y tế

DYT

5,62

0,01

2.7.7

Đất cơ sở giáo dục đào tạo

DGD

91,84

0,17

2.7.8

Đất cơ sở thể dục, thể thao

DTT

184,92


0,34

2.7.9

Đất cơ sở dịch vụ về xã hội

DXH

0,04

0,00

DCH

5,30

0,01

2.7.10 Đất chợ
2.8

Đất có di tích lịch sử - văn hóa

DDT

0,14

0,00

2.9


Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

7,09

0,01

2.10

Đất ở tại nông thôn

ONT

507,27

0,93

2.11

Đất ở tại đô thị

ODT

73,46

0,13

2.12


Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

17,28

0,03

2.13

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

DTS

2,32

0,00

2.14

Đất cơ sở tôn giáo

TON

45,28

0,08

NTD


110,49

0,20

SKX

416,49

0,76

2.15
2.16

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lể, nhà hỏa
táng
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

16


Diện tích

Tỷ lệ

(ha)

(%)

DSH


4,48

0,01

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng

DKV

83,42

0,15

2.19

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

9,69

0,02

2.20

Đất sông ngòi, kênh, rạnh, suối

SON

479,57


0,88

2.21

Đất có nước mặt chuyên dùng

MNC

4,57

0,01

2.22

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

7,72

0,01

Đất chưa sử dụng

CSD

6.348,86

11,60


STT

Chỉ tiêu



2.17

Đất sinh hoạt cộng đồng

2.18

3

Trong năm 2017 kế hoạch sử dụng đất của huyện Cam Lâm chỉ tiêu các nhóm
đất cụ thể như sau:
- Tổng diện tích tự nhiên năm 2017 là 54.719,24ha. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 41.959,34ha chiếm 76,68% tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất phi nông nghiệp 6.736,52ha chiếm 12,31% tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất chưa sử dụng: 6.023,38ha chiếm 11,01% tổng diện tích tự nhiên.
Bảng 1.3. Kế hoạch sử dụng đất năm 2017
Diện tích
STT

Chỉ tiêu



năm

2016(ha)

Tổng diện tích tự nhiên
1
1.1

năm 2017
Diện tích
(ha)

54.719,24

54.719,24

Tăng giảm

Đất nông nghiệp

NNP

42.510,31

41.959,34

-550,97

Đất trồng lúa

LUA


1.932,28

1.874,69

-57,97

LUC

1.394,51

1.392,90

-1,61

HNK

3.974,53

3.765,48

-290,05

Trong đó đất chuyên trồng
lúa nước
1.2

Kế hoạch sử dụng đất

Đất trồng cây hàng năm
khác


1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

7.371,48

7.239,53

-131,95

1.4

Đất rừng phòng hộ

RPH

9.245,43

9.340,83

95,40

1.5

Đất rừng đặc dụng

RDD


8.470,11

8.580,28

110,17

1.6

Đất rừng sản xuất

RSX

10.708,20

10.412,85

-295,35

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

628,03

531,76

-96,27


17


Diện tích
STT

Chỉ tiêu



năm
2016(ha)

Kế hoạch sử dụng đất
năm 2017
Diện tích
(ha)

Tăng giảm

1.8

Đất làm muối

LMU

0,83

0,83


1.9

Đất nông nghiệp khác

NKH

179,41

213,09

33,68

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

5.860,07

6.736,52

876,45

2.1

Đất quốc phòng

CQP


445,32

456,82

11,50

2.2

Đất an ninh

CAN

11.7

11,71

2.3

Đất khu công nghiệp

SKK

116,01

116,01

2.4

Đất cụm công nghiệp


SKN

46,88

152,31

105,43

2.5

Đất thương mại dịch vụ

TMD

809,34

1.117,07

307,73

SKC

123,61

123,47

-0,14

1,00


1,00

2.6

2.7

Đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp
Đất sử dụng cho hoạt động
khoáng sản

SKS

Đất phát triển hạ tầng cấp
2.8

quốc gia, cấp tỉnh, cấp

DHT

2.537,92

2.720,23

182,31

huyện, cấp xã
2.8.1


Đất giao thông

DGT

1.258,31

1.353,70

95,39

2.8.2

Đất thủy lợi

DTL

983,76

1.051,09

67,33

2.8.3

Đất công trình năng lượng

DNL

0,92


9,82

8,90

DBV

1,28

1,27

-0,01

2.8.4

Đất công trình bưu chính
viễn thông

2.8.5

Đất cơ sở văn hóa

DVH

5,94

8,51

2,58

2.8.6


Đất cơ sở y tế

DYT

5,62

11,15

5,53

2.8.7

Đất cơ sở giáo dục đào tạo

DGD

91,84

95,36

3,52

2.8.8

Đất cơ sở thể dục, thể thao

DTT

184,92


183,59

-1,32

2.8.9

Đất cơ sở dịch vụ về xã hội

DXH

0,04

0,04

2.8.10

Đất chợ

DCH

5,30

5,70

DDT

0,14

0,14


DRA

7,09

41,04

2.8
2.9

Đất có di tích lịch sử - văn
hóa
Đất bãi thải, xử lý chất thải

0,40

33,95

18


Diện tích
STT

Chỉ tiêu



năm
2016(ha)


Kế hoạch sử dụng đất
năm 2017
Diện tích
(ha)

Tăng giảm

2.11

Đất ở tại nông thôn

ONT

507,27

530,37

23,10

2.12

Đất ở tại đô thị

ODT

73,46

77,05


3,59

2.13

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

17,28

17,26

-0,02

DTS

2,32

7,81

5,49

TON

45,28

45,28

NTD


110,49

122,80

12,30

SKX

416,49

409,45

-7,05

DSH

4,48

4,99

0,51

DKV

83,42

282,44

199,02


TIN

9,69

9,59

-0,10

SON

479,57

477,39

-2,18

MNC

4,57

4,57

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

7,72

7,72


Đất chưa sử dụng

CSD

6.348,86

6.023,38

2.14
2.15

Đất xây dựng trụ sở của tổ
chức sự nghiệp
Đất cơ sở tôn giáo
Đất làm nghĩa trang, nghĩa

2.16

địa, nhà tang lể, nhà hỏa
táng

2.17
2.18
2.19
2.20
2.21

2.22
2.23
3


Đất sản xuất vật liệu xây
dựng, làm đồ gốm
Đất sinh hoạt cộng đồng
Đất khu vui chơi, giải trí
công cộng
Đất cơ sở tín ngưỡng
Đất sông ngòi, kênh, rạnh,
suối
Đất có nước mặt chuyên
dùng

-325,48

Trong khu vực nghiên cứu bao gồm cát loại đất sau: đất cát, đất mặn nhiều, đất
xám trên đá magma axit và đất vàng trên đá magma axit. Trong đó đất mặn phân bố ở
ven Đầm Thủy Triều với diện tích tương đối lớn rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng
thủy hải sản, nhóm đất cát trên địa bàn có cát trắng có trữ lượng lớn và chất lượng cao.
1.2.6. Đặc điểm địa chất
Địa chất xã Cam Thành Bắc chủ yếu là các nhóm trầm tích đệ tứ phân bố ở
vùng ven sông, suối, sườn núi, chân núi với thành phần bở rời tuổi từ Holocen thượng

19


đến Pleistocen thượng và các trầm tích đệ tứ không phân chia có nguồn gốc biển - gió
và sông - lũ tích.
Xã Cam Thành Bắc có các loại khoáng sản như cát thủy tinh và cát xây dựng,
Trong đó, nổi bật nhất là cát thủy tinh ở Thủy Triều, trữ lượng ước tính khoảng 500
triệu tấn, chất lượng cát tốt bậc nhất thế giới với hàm lượng SiO2 đến 99,8%, là

nguyên liệu quý giá cung cấp cho các nhà máy hóa chất và công nghiệp sản xuất thủy
tinh quang học, pha lê.
Địa tầng chủ yếu là các trầm tích Đệ tứ được mô tả như sau :
GIỚI CENOZOI
HỆ ĐỆ TỨ
Các thành tạo trầm tích Đệ tứ phân bố ở 4 đồng bằng chính: Vạn Ninh, Ninh
Hòa, Nha Trang, Cam Ranh với diện tích tổng cộng khoảng 1.510km2 (chưa kể quần
đảo Trường Sa), chiếm gần 1/3 diện tích toàn Tỉnh; ngoài ra còn phân bố ở khu vực Tô
Hạp với diện tích khoảng 10km2. Dựa vào đặc điểm thạch học, nguồn gốc và tuổi đã
phân ra 18 phân vị địa tầng trầm tích Đệ tứ. Chúng rất phong phú về nguồn gốc (sông,
biển, đầm lầy, gió, lũ tích, sườn tích, tàn tích và hỗn hợp) có tuổi từ Pleistocen muộn
(Q13) đến hiện đại (Q23). Chiều dày trầm tích lớn nhất ở bán đảo Cam Ranh tới hơn 60
m, còn lại thường đạt 10  30m. Ở đồng bằng Vạn Ninh, chúng tạo thành dải hẹp bám
theo Quốc lộ 1A và dải Hòn Gốm, diện tích khoảng 250km2, chiều dày trung bình 10 20m, (ở bán đảo Hòn Gốm lớn hơn từ 20  35m). Ở Ninh Hòa, trầm tích phân bố rộng
hơn cả với diện tích khoảng 583km2 từ cửa sông Cái Ninh Hòa và Hòn Khói kéo lên
chân núi (Ninh An, Ninh Sim, Ninh Tây); chiều dày không lớn, trung bình từ 5  15m.
Trầm tích Đệ tứ ở đồng bằng Nha Trang có diện tích khoảng 377km2, phân bố chủ yếu
theo thung lũng sông Cái Nha Trang từ thành phố Nha Trang kéo vào Diên Khánh, thị
trấn Khánh Vĩnh lên Khánh Bình và dải ven biển từ Đường Đệ xuống Đồng Bò. Chiều
dày trầm tích trung bình từ 10  25m, lớn hơn cả là khu vực phía nam thành phố Nha
Trang (LK 31 = 48,2m, LK 32 = 35m).
Ở đồng bằng Cam Ranh chúng tạo thành 2 dải với diện tích khoảng 300km2.
Dải Tây Vịnh Cam Ranh kéo từ chân núi Cầu Hin xuống ven biển Cam Thịnh Đông;
bề ngang khoảng 7km, từ ven vịnh lên khu vực đường sắt Bắc - Nam và Cam Phước
Tây; chiều dày trung bình 10  20m. Dải bán đảo Cam Ranh kéo dài 25km, rộng 2 
20


×