Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

xây dựng bản đồ du lịch một ngày khám phá thành phố tân an, long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 57 trang )

TÓM TẮT
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phát triển theo cuộc sống
công nghệ hiện đại của con người ngày nay. Nhiều hoạt động cũng như nhiều thông
tin hấp dẫn được giới thiệu cho nhiều người bằng nhiều phương tiện và hình thức
khác nhau như bản đồ, các trang web, sách báo,... Xuất phát từ sở thích du lịch, khám
phá của bản thân và muốn giới thiệu quê hương mình với mọi người một cách hấp
dẫn và dễ dàng, tôi đã bắt tay vào thực hiện đề tài Xây dựng bản đồ du lịch “Một ngày
khám phá Thành phố Tân An, Long An”.
Xây dựng được bản đồ với sự hỗ trợ trên ứng dụng Story Map là mục tiêu phải
hoàn thành của tôi. Đối tượng hướng đến là các bạn trẻ muốn khám phá thành phố
Tân An, Long An. Để có được sản phẩm tốt, ngoài việc tìm hiểu trên lý thuyết về ứng
dụng Story Map và đặc điểm du lịch của giới trẻ thì cần đến khảo sát để hiểu rõ hơn
về đối tượng của đề tài hướng đến. Từ việc thu thập, khảo sát và xử lý dữ liệu đến
việc biên tập bản đồ luôn đan xen vào nhau để không nhầm lẫn và tránh thiếu sót. Kết
quả phải đạt được là một bản đồ hoàn thiện theo đúng tiêu chí đặt ra và được mọi
người nhận xét về sản phẩm của mình. Sau đó, bản đồ sẽ được giới thiệu đến người
sử dụng dạng online và có thể chia sẻ dễ dàng để mang lại tính thiết thực và hiệu quả
cho người sử dụng.
Bản đồ chỉ mới được chia sẻ trên một vài trang trên mạng xã hội Facebook
nên có thể chưa được nhiều bạn tiếp cận, đó là một hạn chế lớn. Sau này, nếu bản đồ
được nhiều người quan tâm đến, tôi sẽ hoàn thiện câu chuyện bản đồ của mình và
mang câu chuyện giới thiệu nhiều nơi hơn để góp phần phát triển thành phố nói riêng
cũng như ngành du lịch nói chung.

III


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1


Đặt vấn đề ................................................................................................. 1

1.2

Tổng quan về lịch sử nghiên cứu ............................................................. 1

1.3

Mục tiêu – Giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu ...................................... 4

1.3.1 Mục tiêu ................................................................................................... 4
1.3.2 Giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu .......................................................... 4
1.4

Bố cục báo cáo .......................................................................................... 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ................................................................... 7
2.1 Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 7
2.1.1 Du khách .................................................................................................. 7
2.1.2 Du khách .................................................................................................. 7
2.1.3 Tài nguyên du lịch .................................................................................... 8
2.1.4 Điểm đến du lịch ...................................................................................... 9
2.1.5 Các loại hình du lịch .............................................................................. 10
2.1.6 Bản đồ du lịch ........................................................................................ 10
2.2 Giới thiệu Story Map.................................................................................. 12
2.3 Tìm hiểu đặc điểm du lịch của các bạn trẻ ................................................ 24
2.4 Giới thiệu khu vực nghiên cứu................................................................... 26
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 27
3.1 Xác định nhiệm vụ...................................................................................... 27
3.2 Thu thập dữ liệu – khảo sát thực địa ......................................................... 29

3.2.1 Thu thập thông tin .................................................................................. 29
3.2.2 Xác định tọa độ ...................................................................................... 30
3.2.3 Khảo sát thực địa ................................................................................... 31
3.3 Xử lý dữ liệu ............................................................................................... 32
3.4 Biên tập bản đồ ........................................................................................... 34
3.5 Xuất bản đồ ................................................................................................ 39
3.6 Khảo sát – đánh giá .................................................................................... 40

IV


3.7 Kết quả – Thảo luận ................................................................................... 41
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 50

V


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân biệt khách du lịch và khách tham quan…………………………..……………..8
Bảng 2.2 Các lý do khiến người Việt trẻ thích đi du lịch…………………………………...…..24
Bảng 2.3 Các hoạt động du lịch được giới trẻ ưa chuộng……………………………………….24
Bảng 3.1 Phỏng vấn tại trường THPT Lê Quý Đôn.…………………………..………………..27
Bảng 3.2 Phỏng vấn tại trường THPT Hà Long……..…………………………………...……..28
Bảng 3.3 Phỏng vấn các bạn trẻ đã có việc làm……….……………………………………….28
Bảng 3.4 Phỏng vấn các bạn trẻ ngoài thành phố…….……………………………………….29

VI



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ du lịch Đà Nẵng…………………………..……………………….………………2
Hình 1.2 Xây dựng bản đồ điện tử Du lịch Thành phố Hải Phòng……...…….….……………...3
Hình 2.1 Bộ sưu tập của Story Map……………………………………….……………………....13
Hình 2.2 Các dạng mẫu bản đồ Story Map……………………….….……………….………..…14
Hình 2.3 Các bược tạo bản đồ dạng Map Tour…………………….……………….…………..16
Hình 2.4 Các bược tạo bản đồ dạng Map Journal……………….………………….………....17
Hình 2.5 Các bược tạo bản đồ dạng Cascade………….…….….……………………..……….18
Hình 2.6 Các bược tạo bản đồ dạng Map Series……………………………………….…….....19
Hình 2.7 Các bược tạo bản đồ dạng Crowdsource………………………………….…..……..19
Hình 2.8 Các bược tạo bản đồ dạng Shortlist…………………...…………………….…..…….20
Hình 2.9 Các bược tạo bản đồ dạng Swipe/Spyglase……….…………………….……………22
Hình 2.10 Các bược tạo bản đồ dạng Basic………………………………………….…………..23
Hình 3.1 Thu thập thông tin………………………………………………………..………………30
Hình 3.2 Xác định tọa độ…………………………..…………………………………….…………31
Hình 3.3 Khảo sát thực địa……………………………...……………………….………..…….…31
Hình 3.4 Lưu bảng dữ liệu………….……………………...……………………….………………33
Hình 3.5 Chuyển đổi font chữ……………………………...………………….…….……………..33
Hình 3.6 File CSV……...……………………………..……………………….………….….……..34
Hình 3.7 Tạo câu chuyện bản đồ…………………………………………….…………….……....34
Hình 3.8 Phương pháp tạo bản đồ bằng Ask the Pros………...…………..………….…………35
Hình 3.9 Khai báo dữ liệu………………………………………………….….……………………35
Hình 3.10 Khai báo dữ liệu bằng file CSV hoặc tạo mới……..………….……………………36
Hình 3.11 Khai báo dữ liệu bằng file CSV……………………….………………………………36

VII


Hình 3.12 Bản đồ Một ngày khám phá Thành phố Tân An, Long An sau khai báo file CSV..37
Hình 3.13 Thêm địa điểm trên bản đồ……….………………….…………………………………38

Hình 3.14 Thay đổi thứ tự xuất hiện của các điểm trên bản đồ……………..….……………….38
Hình 3.15 Xác định phạm vi mặc định hiển thị cho bản đồ………..…….……………….……..39
Hình 3.16 Thay đổi bản đồ nền và chỉnh sửa thông tin………………………………….………39
Hình 3.17 Xuất bản đồ………….………….…………………………………...…………………..40
Hình 3.18 Chia sẻ bản đồ…………………………………………………………………………...41
Hình 3.19 Bản đồ Một ngày khám phá Thành phố Tân An, Long An……….……….….……..42
Hình 3.20 Bản đồ Mua sắm Thành phố Tân An, Long An………………………….………….42
Hình 3.21 Bản đồ Giải trí Thành phố Tân An, Long An………………………….…………….43
Hình 3.22 Bản đồ Tham quan Thành phố Tân An, Long An………..…………….…………….43
Hình 3.23 Bản đồ Ẩm thực Thành phố Tấn An, Long An……..…….………….………………..44
Hình 3.24 Phản hồi sản phẩm…………………………..………………….………………………45
Hình 3.25 Ý kiến, nhận xét sản phẩm………..………………………….…………………………47
Hình 3.26 Bản đồ Một ngày khám phá Thành phố Tân An, Long An sau đánh giá…….……48

VIII


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Quy trình thực hiện……………………………………………………………………27

IX


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hoạt động du lịch trên thế giới hình thành từ rất sớm, từ thời kỳ cổ đại đến thời
kỳ phong kiến, rồi đến cận đại và hiện đại. Du lịch đã trở thành một trong những hình
thức sinh hoạt khá phổ biến của con người trong thời đại ngày nay. Những chuyến
tham quan, khám phá về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, về những nét đặc sắc ở một
quốc gia, một thành phố hay một vùng thôn quê trở nên quen thuộc hơn đối với cuộc

sống của mỗi người.
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, việc tra cứu thông tin có thể dễ dàng
hơn thông qua sự tích hợp giữa cơ sở dữ liệu thông tin và địa lý. Nhiều thông tin du
lịch được xây dựng trên các trang Web hay trên nền WebGis cung cấp thông tin cho
mọi người có trể truy cập. Cùng với đó là nhiều sách báo, tạp chí, cẩm nang, sổ tay,..
về du lịch cũng được sản xuất ngày càng đa dạng, thu hút người xem. Nhiều bản đồ
du lịch được thành lập và được giới thiệu trên nhiều phương tiện khác nhau. Bản đồ
du lịch được chia sẻ trên mạng Internet sẽ được mọi người tiếp cận nhanh chóng và
dễ tiếp cận thông tin kết hợp với bản đồ để có được cái nhìn trực quan các vị trí cần
tìm kiếm. Tạo điều kiện cho từng vùng phát triển với những tài nguyên du lịch đặc
sắc cần có nhiều thông tin du lịch hơn về mỗi vùng, bản đồ du lịch cũng sẽ góp phần
cho hoạt động kinh tế này.
Thành phố Tân An, tỉnh Long An được biết đến là một thành phố đang phát
triển theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường. Cùng với đó là nhiều địa
điểm không thể bỏ lỡ, đang chờ nhiều người khám phá, đặc biệt là các bạn trẻ. Mang
nét đẹp thành phố mới vừa náo nhiệt vùng nội thành vừa dân dã vùng ngoại ô, các
bạn trẻ khi đến nơi đây có thể tham quan, ngắm cảnh, giải trí, vui chơi quanh thành
phố. Chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy thoải mái và thích thú với mảnh đất này cũng
như người dân nơi đây. Với mong muốn được giới thiệu, quảng bá để thu hút du
khách đến với thành phố Tân An, đặc biệt là các bạn trẻ với “ smartphone” trong tay,
tôi đã nghiên cứu xây dựng bản đồ du lịch “Một ngày khám phá thành phố Tân An,
Long An”. Các địa điểm trên bản đồ sẽ được chọn nổi bật và hấp dẫn cùng với những
thông tin đặc sắc. Mang thông tin du lịch về một thành phố mới đến gần với du khách
và đạt hiệu quả hơn, giúp phát triển thêm cho ngành du lịch nước ta.
1.2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu
Du lịch đã không còn xa lạ với chúng ta khi đất nước ta ngày càng phát triển.
Lĩnh vực này có rất nhiều thông tin cũng như được nhiều người quan tâm, hướng đến
để đáp ứng các nhu cầu về du lịch hiện nay.
1



Tìm hiểu trang thông tin trên mạng Internet, Bản đồ du lịch Đà Nẵng do công
ty Khánh Hưng Travel quản lý chúng ta có thể tìm được thông tin du lịch dễ dàng, có
dạng file ảnh và trên google Map. Bản đồ cung cấp nhiều thông tin về tour du lịch,
dịch vụ du lịch, bãi biển, ẩm thực, khu du lịch, khu vực sông Hàn, chùa, làng nghềbảo tàng, công viên, điểm du lịch. Ở đây, đưa ra gợi ý tên các hoạt động du lịch cùng
nhiều thông tin giới thiệu, hình ảnh thú vị, thể hiện bản đồ đa dạng vừa trên file ảnh
vừa trên google map. Nhưng ở đây còn chưa phân biệt đối tượng du khách.

Hình 1.1 Bản đồ du lịch Đà Nẵng

Một ví dụ khác là việc Xây dựng bản đồ điện tử Du lịch thành phố Hải Phòng
do Viện Địa lý chịu trách nhiệm (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
đã xây dựng bản đồ điện tử về du lịch thành phố Hải Phòng. Cung cấp cơ sở dữ liệu
về quản lý du lịch trong phần mềm Gis. Khai thác tối đa hiệu quả của bản đồ, sử dụng
bản đồ số để dễ dàng trong việc quản lý và khai thác, cập nhật. Cung cấp nhiều thông
tin đa dạng (các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, các điểm tuyến, du lịch và
hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch ), đóng gói dạng CD. Tuy nhiên, ở bản đồ này cũng
chưa phân biệt đối tượng du khách.

2


Hình 1.2 Xây dựng bản đồ điện tử Du lịch Thành phố Hải Phòng

Theo như tác giả Vũ Trọng Thắng với bài “Tìm hiểu loại hình du lịch phượt
trong giới trẻ hiện nay – khảo sát qua một số điểm du lịch tiêu biểu tại Tây Bắc” thì
cung cấp thông tin cũng không kém các trang mạng. Trong bài, tác giả đưa ra cụ thể
những địa điểm du lịch phượt của vùng khảo sát. Nghiên cứu về đối tượng và nhu
cầu, tâm lý của khách du lịch phượt. Có những đề xuất và giải pháp phát triển cho
đề tài, đưa ra nhiều gợi ý, hướng dẫn chi tiết thú vị cho du khách. Giới thiệu hấp dẫn

về các điểm du lịch phượt Tây Bắc nhưng nếu có thêm bản đồ các điểm du lịch phượt
được chia sẻ nhiều người thì chắc sẽ tăng sức hút hơn. Qua đây, tôi cũng sẽ nghiên
cứu rõ về nhu cầu của du khách cho đề tài của mình và sẽ chia sẻ bản đồ đến với du
khách nhiều nhất có thể.

3


Còn với địa chỉ trang Foody.vn được xây dựng từ giữa năm 2012 tại TP.HCM,
Foody được xem là cộng đồng tin cậy cho mọi người có thể tìm kiếm, đánh giá, bình
luận các địa điểm như quán ăn, trà sữa, karaoke,… tại Việt Nam từ website hoặc ứng
dụng di động. Các thành viên từ Bắc đến Nam, nơi đây kết nết những thực khách đến
với các địa điểm lớn nhỏ cả đất nước. Với tìm kiếm dễ dàng chỉ cần gõ tên địa điểm
cần đến hoặc sử dụng những gợi ý có sẵn là bạn có thể truy cập được các thông tin
hấp dẫn được Foody lựa chọn. Ngoài ra các địa điểm còn được phân loại rõ ràng, chi
tiết như theo mục đích, giá cả, loại hình, loại ẩm thực,.. giúp cho việc chọn lựa của
du khách nhanh chóng. Mọi sự đánh giá của du khách đều được Foody cho phép
nhằm mang đến sự thu hút nhiều hơn của đọc giả. Mang đến đầy đủ thông tin và sự
lựa chọn cho du khách nhưng phân biệt theo loại đối tượng du khách ở đây cũng chưa
được nhắc đến. Tôi dùng những thông tin gợi ý trên Foody.vn cho việc xem xét, lựa
chọn để giới thiệu trên bản đồ của mình và cố gắng tạo thành một địa chỉ bản đồ tin
cậy và hiệu quả cho mọi người.
Từ những tìm hiểu về đề tài bản đồ du lịch, tôi tiếp thu được những điều hấp
dẫn từ các địa điểm và tạo thêm ý tưởng cho đề tài nghiên cứu. Các địa điểm được
phân loại rõ ràng và được tiếp cận đến du khách thiết thực và dễ dàng sẽ được sự
quan tâm của nhiều người. Bản đồ du lịch nghiên cứu sẽ hướng đến đối tượng là giới
trẻ với những địa điểm hấp dẫn và các thông tin du lịch đặc sắc thể hiện trên bản đồ
online nhằm gây ấn tượng và dễ tiếp cận cho giới trẻ hiện nay.
1.3 Mục tiêu – Giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu

Nhằm đưa các bạn trẻ đến với thông tin du lịch một cách nhanh chóng với
những nét đặc sắc đã được khám phá. Một bản đồ với những thông tin thiết thực phục
vụ cho nhu cầu của các bạn trẻ với thế giới “smartphone” sẽ là một hướng đến của đề
tài nghiên cứu của tôi. Đề tài này hi vọng sẽ đáp ứng được hiệu quả và sáng tạo, thu
hút được nhiều du khách đến với thành phố Tân An.
Để tạo được sức hấp dẫn cho du khách, mục tiêu đặt ra cho đề tài là xây dựng
bản đồ du lịch “ Một ngày khám phá thành phố Tân An, Long An” với sự hỗ trợ trên
ứng dụng Story map.
1.3.2 Giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu
Về nội dung
Sản phẩm là bản đồ du lịch “Một ngày khám phá thành phố Tân An, Long An”
với sự hỗ trợ trên ứng dụng Story Map.
4


Các địa điểm nổi bật được sắp xếp vào các loại hình dưới đây dựa theo các
tiêu chí: nổi tiếng, đặc trưng và hấp dẫn, gồm:
- Ăn uống : nhà hàng, ăn vặt vỉa hè, quán ăn, cafê.
- Tham quan : công viên, bảo tàng và di tích, lăng miếu, chùa và nhà thờ.
- Giải trí : rạp chiếu phim, khu vui chơi, hồ bơi, sân bóng, billiards, karaoke.
- Mua sắm : siêu thị, chợ, shop thời trang.
Về thời gian
Dữ liệu được cập nhật đến năm 2017.
1.4 Bố cục báo cáo
Tóm tắt
Mục lục
Chương 1: Mở đầu
1.1 Đặt vấn đề
1.2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu
1.3 Mục tiêu – Giới hạn phạm vi của đề tài

1.4 Bố cục báo cáo
Chương 2: Cơ sở nghiên cứu
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.2 Giới thiệu Story map
2.3 Tìm hiểu đặc điểm du lịch của các bạn trẻ
2.4 Giới thiệu khu vực nghiên cứu
Chương 3: Nội dung nghiên cứu
3.1 Xác định nhiệm vụ
3.2 Thu thập dữ liệu – khảo sát thực địa
3.3 Xử lý dữ liệu
3.4 Biên tập bản đồ
3.5 Xuất bản đồ

5


3.6 Khảo sát – đánh giá
3.7 Kết quả – thảo luận
Chương 4 Kết luận
Tài liệu tham khảo

6


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Du khách
Xuất hiện từ nhiều năm qua, đến nay khái niệm về du lịch vẫn chưa có được
sự thống nhất khi có nhiều góc nhìn khác nhau cho mỗi người khi nghiên cứu về vấn
đề này. GS.TT Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch thế giới đã nhận định

“Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Chúng ta có thể đề cập đến một số khái niệm tiêu biểu để hiểu thêm về du lịch
như khái niệm của Michael Coltman: “Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những
mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà
kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình
thu hút và lưu giữ khách du lịch”.
Theo Tổ chức du lịch Thế giới : “Du lịch bao gồm tất cả những hoạt động cá
nhân đi, đến và lưu lại ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dài (hơn một
năm) với những mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền hàng ngày”.
Còn đối với Luật Du lịch Việt Nam Chương I, Điều 3: “Du lịch là hoạt động
có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời
gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải
trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
Tóm lại, du lịch là một khái niệm có nhiều cách tiếp cận xuất phát từ tính chất
phong phú và sự phát triển của hoạt động du lịch. Chính vì vậy, tùy thuộc vào từng
mục đích nghiên cứu mà có thể sử dụng các khái niệm đó một cách phù hợp.
2.1.2 Du khách
Bản thân việc xây dựng khái niệm du khách là một vấn đề phức tạp. Mỗi nước
có một khái niệm du khách khác nhau, theo những chuẩn mực khác nhau.
Theo Chương I, Điều 3 của Luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người
đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề
để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “Khách du lịch là người rời khỏi nơi cư trú
thường xuyên của mình trên 24h và nghỉ qua đêm tại đó với nhiều mục đích khác
nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền”.
Để có thể hiểu đầy đủ hơn bản chất của du lịch, cần lưu ý một số khái niệm

7



khác như trong Giáo trình Tổng quan Du lịch ( Biên soạn ThS Ngô Thị Diệu An,
ThS. Nguyễn Thị Oanh Kiều) đã đưa ra:
- Lữ hành (travel): Theo nghĩa chung nhất lữ hành là sự đi lại, di chuyển từ
nơi này đến nơi khác của con người. Như vậy, trong hoạt động du lịch có bao gồm
yếu tố lữ hành, nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch. Ở
Việt Nam, quan niệm lữ hành là một lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch liên
quan đến việc tổ chức các chuyến đi (các tour) cho du khách.
- Lữ khách (Traveller): Lữ khách là những người thực hiện một chuyến đi
từ nơi này đến nơi khác bằng bất cứ phương tiện gì, vì bất cứ lý do gì có hay không
trở về nơi xuất phát ban đầu.
- Khách thăm (Visitor): Khách thăm là những người thực hiện chuyến đi,
lưu trú tạm thời ở một hoặc nhiều điểm đến, không cần xác định rõ lý do và thời
gian của chuyến đi nhưng có sự quay trở về nơi xuất phát.
- Khách tham quan (Excursionist/Same Day – Visitor): Là những người đi
thăm viếng trong chốc lát, trong ngày, thời gian chuyến đi không đủ 24h.
Bảng 2.1 Phân biệt khách du lịch và khách tham quan.

Khách du lịch

Khách tham quan

Khoảng cách

Rời khỏi nơi cư trú thường
xuyên

Rời khỏi nơi cư trú thường
xuyên

Thời gian


Trên 24 giờ và không quá 01
năm

Dưới 24 giờ (không lưu lại qua
đêm)

Mục đích

Nghỉ ngơi, giải trí... ngoại trừ
kiếm tiền

Nghỉ ngơi, giải trí... ngoại trừ
kiếm tiền

2.1.3 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển du lịch
của bất kỳ quốc gia hay địa phương nào.
Tài nguyên du lịch là tất cả các yếu tố thiên nhiên, nhân văn, xã hội và sự kiện
có thể kích thích động cơ du lịch của khách du lịch, thu hút khách du lịch đến, được
ngành du lịch khai thác để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích
kinh tế xã hội cho quốc gia, địa phương. (Luật Du lịch Việt Nam)
Theo Chương I, Điều 3 của Luật Du lịch Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là
cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành
sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm đến du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài
nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”.

8



Dù được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau, tài nguyên du lịch có thể chia
thành hai loại là tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân tạo.
2.1.4 Điểm đến du lịch
Khi nói đến hoạt động du lịch tức là nói đến hoạt động rời khỏi nơi cư trú
thường xuyên để đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu theo những mục đích
khác nhau. Địa điểm mà khách du lịch lựa chọn trong chuyến đi có thể là một địa
danh cụ thể, một khu vực, một vùng lãnh thổ, một quốc gia, thậm chí là châu lục.
Trong các tài liệu khoa học về du lịch, các địa điểm này được gọi chung là điểm
(nơi) đến du lịch (tour destination).
Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO), đã đưa ra quan niệm về điểm đến du
lịch: “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một
đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch
thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để
xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”. Như vậy, có thể nói điểm đến du lịch
là một vị trí địa lý mà một du khách đang thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏa
mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi của người đó.
Một khái niệm có liên quan là điểm tham quan du lịch “là một điểm thu hút
khách du lịch, nơi khách du lịch tham quan, thường có các giá trị vốn có của nó hoặc
trưng bày các giá trị văn hóa, ý nghĩa lịch sử hoặc được xây dựng, cung cấp các dịch
vụ phiêu lưu, mạo hiểm, vui chơi giải trí hoặc khám phá, trải nghiệm những điều
mới lạ.” (Tourism destinatiom management, the George Washington University,
2007).
Theo Giáo trình Tổng quan về Du lịch của tiến sĩ Vũ Đức Minh, hầu hết các
điểm đến du lịch bao gồm một hạt nhân cùng với các yếu tố cấu thành như sau:
- Các điểm hấp dẫn du lịch (attractions)
- Giao thông đi lại (khả năng tiếp cận nơi đến – access)
- Nơi ăn nghỉ (accommodation)
- Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ (amenities)
- Các hoạt động bổ sung (activities)
Trong Chương I, Điều 3 của Luật du lịch Việt Nam không qui định về điểm

đến du lịch nhưng lại qui định về điểm du lịch: “ Điểm du lịch là nơi có tài nguyên
du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch”. Như vậy, điểm đến du lịch
và điểm du lịch là khác nhau. Xét theo mỗi quan niệm thì có thể thấy rằng điểm du
lịch chỉ là nơi có tài nguyên du lịch tức là yếu tố tạo nên điểm hấp dẫn du lịch. Điểm
du lịch chính là một phần của điểm đến du lịch.

9


2.1.5 Các loại hình du lịch
Các hoạt động du lịch rất đa dạng với những nhu cầu, sở thích của du khách.
Tạo điều kiện cho việc quản lý, phân bố cũng như đáp ứng được tốt nhất cho nhu
cầu của du khách mà các loại hình du lịch được hình thành. Tìm hiểu Giáo trình
Tổng quan Du lịch (Biên soạn ThS Ngô Thị Diệu An, ThS. Nguyễn Thị Oanh Kiều)
thì căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, loại hình du lịch được chia ra như sau :
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi: du lịch quốc tế và du lịch trong nước.
- Căn cứ theo mục đích chuyến đi: du lịch thiên nhiên, du lịch văn hóa, du lịch xã hội,
du lịch hoạt động, du lịch giải trí, du lịch dân tộc học, du lịch chuyên đề, du lịch thể
thao, du lịch tôn giáo, du lịch sức khỏe.
- Căn cứ vào loại hình lưu trú: du lịch ở trong khách sạn, du lịch ở trong model, du
lịch ở trong nhà trọ, du lịch nhà người dân, du lịch cắm trại.
- Căn cứ vào thời gian của chuyến đi: du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày.
- Căn cứ vào hình thức tổ chức: du lịch theo đoàn, du lịch cá nhân.
- Căn cứ vào lứa tuổi du khách: du lịch của những người cao tuổi, du lịch của những
người trung niên, du lịch của những người thanh niên, du lịch của những thiếu niên
và trẻ em.
- Căn cứ vào việc sử dụng các phương tiện giao thông: du lịch bằng mô tô – xe đạp,
du lịch bằng tàu hỏa, du lịch bằng tàu thủy, du lịch bằng xe hơi, du lịch bằng máy
bay.
- Căn cứ vào phương thức hợp đồng: chương trình du lịch trọn gói, chương trình du

lịch từng phần.
Ngoài ra còn nhiều tiêu chí khác để phân loại như:
- Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch: du lịch miền biển, du lịch núi, du lịch
đô thị, du lịch đồng quê.
- Căn cứ vào thành phần của du khách: du khách thượng lưu và du khách bình dân.
Như vậy, loại hình du lịch ở đây rất đa dạng cho sự lựa chọn của nhiều người
nhằm nâng cao chất lượng và phát triển du lịch.
2.1.6 Bản đồ du lịch
Tìm hiểu định nghĩa của Trần Thị Phụng Hà (KSP- Đại học Cần Thơ) về bản
đồ du lịch và các nội dung liên quan sẽ giúp chúng ta hình dung hơn về các nội dung
liên quan đến bản đồ du lịch. Bản đồ du lịch được hiểu là một bản đồ chuyên đề, thể
hiện được các tài nguyên du lịch tự nhiên và xã hội của một vùng lãnh thổ bởi các
cụm, tuyến, điểm du lịch với mục đích giới thiệu, đánh giá và định hướng khai thác
tài nguyên du lịch.
10


Dựa theo mục đích và phạm vi lãnh thổ mà bản đồ du lịch được chia thành
nhiều loại khác nhau như:
- Theo mục đích:
+ Bản đồ du lịch phục vụ nghiên cứu gồm các bản đồ hiện trạng tài nguyên du lịch,
các bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn, các bản đồ đánh giá và định hướng khai thác
các tiềm năng du lịch, các bản đồ qui hoạch du lịch, các bản đồ tổ chức lãnh thổ du
lịch, tài nguyên du lịch nhân văn, các bản đồ kinh tế du lịch, các bản đồ thị trường
khách du lịch,…
+ Bản đồ phục vụ khách du lịch gồm các bản đồ phản ánh các điều kiện du lịch, cơ
sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch, các bản đồ vị trí địa lý, các
tuyến điểm du lịch, các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao,
vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần…).
- Theo phạm vi lãnh thổ:

+ Các bản đồ du lịch thế giới biểu hiện địa điểm nổi tiếng trên thế giới.
+ Các bản đồ du lịch các châu lục biểu hiện kỳ quan của mỗi châu lục.
+ Các bản đồ du lịch quốc gia biểu hiện nét đặc sắc của mỗi quốc gia.
+ Các bản đồ du lịch vùng biểu hiện nét đẹp độc đáo của từng vùng miền.
+ Các bản đồ du lịch tỉnh, thành phố biểu hiện các tài nguyên du lịch hấp dẫn tại địa
phương.
+ Bản đồ du lịch tuyến biểu hiện các tuyến du lịch.
+ Bản đồ hướng dẫn du lịch biểu hiện nội dung du lịch cụ thể.
Để thành lập bản đồ du lịch phải xem xét đến việc lựa chọn mục đích du lịch
phục vụ nghiên cứu hay phục vụ du khách. Đối với bản đồ phục vụ nghiên cứu thì
yêu cầu độ chính xác về nội dung và phương pháp biểu hiện cao hơn với bản đồ phục
vụ du khách. Thông tin trên bản đồ thể hiện khoa học để nhằm nâng cao hiệu quả
nghiên cứu. Các bản đồ dạng điểm và tuyến du lịch thường sử dụng các ký hiệu hình
học dạng điểm hay các ký hiệu nghệ thuật để gây tạo hấp dẫn và thu hút cho người
xem. Bản đồ thể hiện chi tiết các thông tin du lịch một cách sinh động, đáp ứng được
nhu cầu của mỗi loại hình du lịch.
Về mặt nội dung, các bản đồ du lịch thành phố thường gồm nội dung chuyên
đề và cơ sở địa lý. Phần chuyên đề bao gồm các đường phố chính, phụ, các điểm du
lịch, các đài tượng, các di tích lịch sử, văn hóa, các di chỉ khảo cổ, các đền chùa, nhà
thờ, các công viên, vườn bách thảo ..., giao thông vận tải, các cơ sở phục vụ du lịch
như nhà hàng, khách sạn, siêu thị,... Ngoài ra trên bản đồ du lịch còn có những bức
ảnh, các bài thuyết minh ngắn gọn, súc tích về điểm đến. Phần cơ sở địa lý gồm các
khu phố, thủy hệ, địa mạo, địa giới hành chính.
11


Việc giới thiệu bản đồ đến với mọi người cần chú trọng đến các vấn đề như
kích thước, tỷ lệ và phương thức trình bày. Căn cứ vào diện tích rộng hẹp của khu
vực du lịch mà người ta xác định kích thước và tỷ lệ sao cho hợp lí. Từ đó thiết kế bố
cục và trình bày bản đồ dưới hình thức tờ rời hay gấp bản đồ. Với công nghệ hiện đại,

bản đồ số phát triển đa dạng, bản đồ thiết kế ở nhiều tỷ lệ khác nhau dễ dàng trong
việc tìm kiếm chi tiết. Bố cục bản đồ du lịch, ngoài nội dung chính và bản chú dẫn,
thường bố trí nhiều bảng biểu và bài viết giới thiệu. Kí hiệu và màu sắc trình bày trên
bản đồ du lịch phải đẹp, dễ hiểu và có sức thu hút du khách. Đặc biệt, bản đồ giấy
phải rõ ràng và có được cái nhìn tổng quát về thông tin trên bản đồ. Đối với bản đồ
số thì thông tin có thể chi tiết hơn nhằm tăng sức hấp dẫn cho bản đồ.
Từ những nghiên cứu, tìm hiểu về du lịch và các vấn đề trên, với đề tài nghiên
cứu của tôi thì du lịch có thể được hiểu là một hoạt động khám phá, nghỉ dưỡng, vui
chơi, giải trí của cá nhân đến những địa điểm khác nơi sống không nhằm mục đích
kiếm tiền. Khách tham quan khi đến với thành phố Tân An, Long An sẽ được đi trên
các con đường nhộn nhịp, các địa điểm mới lạ xen với nét bình dị của vùng ngoại ô
cùng với người dân hiếu khách nơi đây. Đặc biệt là các bạn trẻ luôn muốn khám phá
đang tìm đến những nơi mang tính giải trí mới lạ. Bản đồ được nghiên cứu với mong
muốn cung cấp các điểm tham quan du lịch hấp dẫn và hiệu quả cho du khách nhằm
tạo một chuyến tham quan, khám phá đầy ấn tượng. Các nội dung dự kiến thể hiện
trên bản đồ sẽ là các địa điểm tham quan du lịch, các di tích lịch sử, chùa, nhà hàng,
siêu thị, giao thông, thủy hệ, địa giới hành chính. Bản đồ sẽ trình bày dạng số và các
ký hiệu sẽ được lựa chọn dễ nhìn cùng với những thông tin hình ảnh trên bản đồ
thuyết phục và đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.
2.2 Giới thiệu Story Map
Arcgis Online được biết như là một nền tảng cho việc thành lập, sử dụng và
chia sẻ dữ liệu, bản đồ.
Story Map là một hình thức thể hiện bản đồ đa dạng, nhiều màu sắc qua cách
kể chuyện của tác giả và cái nhìn của người xem trên Arcgis Online. Chủ đề được kể
chuyện ở đây đa dạng ví dụ như khám phá vùng Adirondacks, ngoại ô tiểu bang New
York –Mỹ, hay câu chuyện Cornwall – nằm trên một bán đảo tại miền tây nam đảo
Anh,…
Việc sử dụng Story Map để xây dựng bản đồ du lịch cũng sẽ hấp dẫn không
kém các bản đồ du lịch khác.
Như Arcgis Online đã giới thiệu thì sự kết hợp giữa các câu chuyện và địa lý

sẽ bổ sung cho nhau và sẽ là hình ảnh đại diện cho các sự kiện xảy ra. Việc kết hợp
12


bản đồ với các dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh tạo cho người dùng
cảm thấy thích thú. Bản đồ câu chuyện như một phương tiện để tổ chức và trình bày
thông tin đến với mọi người, nhưng không yêu cầu người dùng bất kỳ về kiến thức
hay chuyên môn trong Gis. Có thể nói đây là ưu điểm vượt trội, giúp cho nhiều người
có thể tiếp cận được các mẫu câu chuyện bản đồ khác nhau trong bộ sưu tập của Story
Map.
Để bắt đầu câu chuyện bản đồ trước hết người sử dụng sẽ đăng nhập vào Story
map dễ dàng bằng tài khoản công cộng như Facebook, gmail hay nhập thông tin của
người sử dụng chẳng hạn. Sau đó, truy cập Thư viện Bản đồ câu chuyện trên Story
Map để tham khảo một số bản đồ đã được nhóm Câu chuyện Ensi đánh giá, chọn lọc.
Lấy cảm hứng từ các bản đồ sáng tạo ấy để tạo ý tưởng cho bản đồ riêng của mình.
Tùy vào từng chủ đề, từng mức độ người xem mà có nhiều cách kể chuyện khác nhau.
Sau khi xem nhiều bản đồ đầy màu sắc từ bộ sưu tập của Ensi, người sử dụng cũng
sẽ hình dung được câu chuyện của mình sẽ được kể như thế nào?

Hình 2.1 Bộ sưu tập của Story Map

Câu chuyện bản đồ được kể nhiều mẫu bản đồ khác nhau, mỗi bản đồ đều có
những tính năng riêng như : Map Tour, Map Journal, Cascade Builder, Map Series,
Crowdsource, Shortlist, Swipe/Spyglass và Basic. Dưới đây là hướng dẫn sơ lược về
cách tạo bản đồ câu chuyện của các mẫu bản đồ trên Story Map.

13


Hình 2.2 Các dạng mẫu bản đồ Story Map


1. MAP TOUR : thể hiện đa dạng thông tin trên bản đồ. Các địa điểm lần lượt
được thể hiện cụ thể trên bản đồ.
- Chọn Map Tour trong Pick an App.
- Khai báo vị trí thông tin hình ảnh, video bằng tài khoản Flickr, email,
youtube, file CSV. Người sử dụng chỉ cần nhập địa chỉ tài khoản Flickr, email
hay trên youtube, chọn tìm kiếm và nhập địa chỉ cho thông tin muốn hiển thị.
Đối với file CSV, bạn cần có file CSV theo định dạng mẫu rồi Import file
hoặc có thể tạo mới một bản đồ.
- Chỉnh sửa, thêm điểm trên bản đồ nếu cần. Khi muốn thêm điểm, sau khi
chọn Add, xuất hiện hộp thoại với 3 tab : Media, Information và location.
Nhập địa chỉ hình ảnh hoặc video cho ô Media, địa chỉ ở đây phải được chia
sẻ công khai. Ghi chú thông tin tại tab Information và chọn vị trí thủ công
bằng cách di chuyển trên màn hình hoặc nhập tọa độ thập phân.
- Thay đổi thứ tự xuất hiện của các điểm. Chọn Organize, các địa điểm xuất
hiện trên hộp thoại, chọn và kéo đến thứ tự muốn xuất hiện.
- Xác định phạm vi mặc định hiển thị cho bản đồ. Trong Settings sẽ có lựa
chọn cài đặt, vào Extent rồi chọn phạm vi thể hiện bản đồ.
- Thay đổi bản đồ nền. Vào Change Basemap, có nhiều bản đồ nền như đường
phố, địa hình, hình ảnh,…
- Lưu, quản lý và chia sẻ bản đồ nếu cần. Đặt tên cho bản đồ tại Edit me!. Sau
đó lưu bản đồ.

14


15


Hình 2.3 Các bước tạo bản đồ dạng Map Tour

2. MAP JOURNAL : đa dạng về cách thể hiện thông tin trên bản đồ. Thể hiện một
chuỗi câu chuyện liên tiếp trên bản đồ.

- Chọn Map Journal trong Pick an App.
- Chọn hình thức thể hiện bản đồ. Có thể chọn 1 trong 2 hình thức văn bản và
bản đồ riêng hoặc chồng lên nhau. Có thể xem bản đồ mẫu cho từng hình
thức để hình dung rõ hơn.
- Đặt tên cho bản đồ tại ô What do you want to call your Map Journal?
- Step 1 : chọn 1 trong các thông tin được đề xuất : bản đồ, hình ảnh, video,
trang web. Nếu chọn bản đồ, có thể sử dụng bản đồ trong bộ sưu tập trên
Arcgis Online nếu có hoặc sử dụng bản đồ có sẵn trên Arcgis Online tại ô
Map. Có thể tùy chọn phạm vi bản đồ. Đối với hình ảnh, có thể tải lên từ thiết
bị của bạn, từ tài khoản Flickr, từ Google+ hoặc từ đường link có định dạng
đuôi .jpg, .png, .gif .bmp. Video được nhập địa chỉ từ Youtube, Vimeo hay
từ đường link ( không được hỗ trợ). Hoặc có thể từ địa chỉ của một trang web.
Sau khi chọn 1 trong 4 Content nhấn Add.
- Step 2. Giới thiệu thông tin dạng văn bản, có thể kèm hình ảnh, video tại
Insert an image, video or web.
- Lưu, quản lý và chỉnh sửa bản đồ nếu cần. Chọn Save để lưu lại bản đồ, có
thể chỉnh sửa tại Organize. . Tùy chọn các chỉnh sửa tại mục Settings.

16


Hình 2.4 Các bước tạo bản đồ dạng Map Journal

3. CASCADE: thể hiện đa dạng thông tin trên bản đồ. Câu chuyện như một
bài trình chiếu thuyết trình về câu chuyện.
- Chọn CASCADE trong Pick an App.
- Đặt tên cho bản đồ tại khung Enter your title…

- Chọn hình nền cho bản đồ. Có thể chọn từ tài khoản Flickr, Google+, chọn
tên trên Unsplash hay từ địa chỉ có dạng https://.... , http://.... Hoặc <iframe>
- Chọn các hình thức hiển thị thông tin tiếp theo trên bản đồ như Text, media,
Title, Immersive.

17


- Lưu, quản lý và chỉnh sửa bản đồ nếu cần. Tùy chọn các chỉnh sửa tại mục
Settings.

Hình 2.5 Các bước tạo bản đồ dạng Cascade

4. MAP SERIES : thể hiện đa dạng thông tin trên bản đồ. Câu chuyện bản đồ
có thể chia thành các mẫu chuyện nhỏ.
- Chọn MAP SERIES trong Pick an App.
- Lựa chọn hình thức thể hiện bản đồ. Có 3 hình thức và có bản đồ ví dụ cho
từng hình thức để người sử dụng hình dung.
- Đặt tên cho bản đồ tại ô What do you want to call your Tabbed Map Series?
Sau khi đặt tên, bản đồ tự động lưu lại.
- Xuất hiện Add Tab, đặt tên cho tab, chọn thông tin tương tự như MAP
JOURNAL. Có thể tạo thêm nhiều tab tùy chọn ở ô Add.
- Lưu lại bản đồ sau khi chỉnh sửa, quản lý và chỉnh sửa bản đồ nếu cần. Có
thể tùy chọn chỉnh sửa tại mục Settings.

18


×