Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu công nghiệp giao long , bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.9 MB, 121 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
...............................................................................................................................
TP. HCM, ngày .... tháng .... năm …
Giảng viên phản biện


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................. 2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................. 2


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................... 3
6. TÍNH KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 3
7. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP ............. 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP ....................................................... 4
1.1.1 Định nghĩa Khu công nghiệp ...................................................................... 4
1.1.2 Tình hình phát triển của các Khu công nghiệp ở Việt Nam ....................... 7
1.2 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP ............... 10
1.2.1 Ô nhiễm môi trường nước ........................................................................ 11
1.2.2 Ô nhiễm không khí ................................................................................... 12
1.2.3 Ô nhiễm tiếng ồn ...................................................................................... 12
1.2.4 Ô nhiễm môi trường đất............................................................................ 12
1.2.5 Chất thải rắn .............................................................................................. 13
1.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ....................................................... 13
1.3.1 Thể chế cơ cấu tổ chức quản lý KCN ....................................................... 13
1.3.2 Công cụ quản lý môi trường khu công nghiệp ......................................... 15
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ KCN GIAO LONG - BẾN TRE ............................................ 26
2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI ..................................... 26
SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

i


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre


2.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................ 26
2.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .......................................................... 26
2.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KCN GIAO LONG ... 28
2.3 CÁC NGÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH .............................................. 28
2.4 CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM....................................................................... 30
2.4.1 Nước thải .................................................................................................. 30
2.4.2 Môi trường không khí ............................................................................... 31
2.4.3 Môi trường rác thải ................................................................................... 32
2.4.4 Tiếng ồn và độ rung .................................................................................. 32
2.5 CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ...................................................... 32
2.5.1 Cơ sở pháp lý quản lý môi trường KCN Giao Long ................................ 32
2.5.2 Cơ cấu tổ chức về quản lý môi trường tại KCN Giao Long ..................... 33
2.5.3 Công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại KCN ................................ 35
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
KCN GIAO LONG ................................................................................................. 40
3.1 CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ........................................... 40
3.2 CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI ............................................ 43
3.3 CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT ............................................. 46
3.4 CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NGẦM ......................................... 49
3.5 CHẤT THẢI RẮN ............................................................................................ 54
3.6 MỨC ẢNH HƯỞNG TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KCN ĐỐI VỚI MÔI
TRƯỜNG ................................................................................................................ 54
3.6.1 Môi trường nước ....................................................................................... 54
3.6.2 Môi trường không khí ............................................................................... 55
3.6.3 Môi trường đất .......................................................................................... 55
3.7 ĐÁNH GIÁ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG .............................................................. 55
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG,
NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ...................................... 57

4.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG KCN GIAO LONG .............................................................................. 57
SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

ii


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

4.2 GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH, LUẬT ............................................................... 58
4.3 GIẢI PHÁP KINH TẾ ..................................................................................... 59
4.4 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ................................................................................. 60
4.3.1 Xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường nước mặt, nước thải hằng năm
........................................................................................................................... 60
4.3.2 Áp dụng sản xuất sạch hơn ....................................................................... 60
4.3.3 Thay đổi công nghệ tiên tiến - công nghệ thân thiện môi trường............. 62
4.5 GIẢI PHÁP TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC ................................................ 62
4.5.1 Đối với KCN ............................................................................................. 62
4.5.2 Cộng đồng xung quanh ............................................................................. 63
4.6 PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN HỮU THEO HƯỚNG KHU
CÔNG NGHIỆP SINH THÁI (KCNST) .............................................................. 63
4.5.1 Mức độ chuyển từ KCN hiện hữu sang KCNST được đánh giá theo 4 mức
........................................................................................................................... 63
4.5.2 KCNST sẽ mang lại lợi ích cho môi trường hơn so với KCN truyền thống
........................................................................................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 65
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 65
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 67
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 69

SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

iii


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD: Nhu cầu oxy sinh học
BVMT: Bảo vệ môi trường
CTR: Chất thải rắn
CTNH: Chất thải nguy hại
CSSX: Cơ sở sản xuất
COD: Nhu cầu oxy hóa học
ĐTM: Đánh giá tác động môi trường
KCN: Khu công nghiệp
KCNST: Khu công nghiệp sinh thái TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
KHBVMT: Kế hoạch bảo vệ môi trường
KKT: Khu kinh tế
QCVN: Qui chuẩn Việt Nam
QĐ: Quyết định
TNMT: Tài nguyên môi trường
UBND: Ủy Ban Nhân Dân

SVTH: Nguyễn Nhựt Linh

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

iv


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Nhóm đánh giá môi trường.......................................................................16
Bảng 1.2 Nhóm quản lý chất thải.............................................................................16
Bảng 1.3 Nội dung cụ thể của một số thông tư quan trọng trong công tác quản
lý................................................................................................................................17
Bảng 2.1 Các ngành nghề hoạt động sản xuất trong KCN Giao Long.....................28
Bảng 2.2 Các nguồn ô nhiễm không khí do các nhà máy trong KCN......................31
Bảng 2.3 Các văn bản pháp luật về quản lý môi trường của UBND tỉnh Bến Tre...33
Bảng 4.1 Nhận xét công tác quản lý chất lượng môi trường dựa vào
SWOT.......................................................................................................................57

SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

v


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1 Sự phân bố các KCN ở Việt Nam năm 2010..............................................9
Hình 1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức từ trung ương đến địa phương trong công tác quản
lý môi trường.............................................................................................................14
Hình 1.3 Sơ đồ hệ thống tổ chức của Ban quản lý các KCN....................................14
Hình 2.1 Vị trí địa lý KCN Giao Long - Bến Tre.....................................................26
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức của Công ty PTHT - Quản lí KCN tỉnh Bến Tre................34
Hình 2.3 Một góc KCN Giao Long nhìn từ trên cao................................................36
Hình 2.4 Cây xanh được trồng trên các tuyến đường trong KCN Giao Long..........36
Hình 2.5 Sơ đồ quy trình công nghệ Trạm xử lý nước thải tập trung.......................37
Hình 2.6 Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Giao Long.......................................39
Hình 3.1 Vị trí lấy mẫu quan trắc của KCN Giao Long - Bến Tre...........................40
Hình 3.2 Diễn biến tiếng ồn tại KCN Giao Long - Bến Tre.....................................41
Hình 3.3 Diễn biến nồng độ bụi tổng tại KCN Giao Long - Bến Tre.......................41
Hình 3.4 Diễn biến nồng độ CO tại KCN Giao Long - Bến Tre..............................42
Hình 3.5 Diễn biến nồng độ SO2 tại KCN Giao Long - Bến Tre..............................42
Hình 3.6 Diễn biến nồng độ NO2 tại KCN Giao Long - Bến Tre...........................43
Hình 3.7 Diễn biến pH trong nước thải tại KCN Giao Long - Bến Tre....................44
Hình 3.8 Diễn biến nồng độ TSS trong nước thải tại KCN Giao Long - Bến
Tre……………………………………………………………………………….....44
Hình 3.9 Diễn biến nồng độ COD trong nước thải tại KCN Giao Long - Bến
Tre.............................................................................................................................45
Hình 3.10 Diễn biến nồng độ Tổng N trong nước thải tại KCN Giao Long - Bến
Tre.............................................................................................................................46
Hình 3.11 Diễn biến nồng độ Tổng P trong nước thải tại KCN Giao Long - Bến
Tre.............................................................................................................................46
Hình 3.12 Diễn biến pH trong nước mặt tại KCN Giao Long - Bến Tre..................47
Hình 3.13 Diễn biến nồng độ DO trong nước mặt tại KCN Giao Long - Bến
Tre.............................................................................................................................47
SVTH: Nguyễn Nhựt Linh

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

vi


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

Hình 3.14 Diễn biến nồng độ TSS trong nước mặt tại KCN Giao Long - Bến
Tre………………………………………………………………………………….48
Hình 3.15 Diễn biến nồng độ COD trong nước mặt tại KCN Giao Long - Bến
Tre.............................................................................................................................48
Hình 3.16 Diễn biến nồng độ coliform trong nước mặt tại KCN Giao Long - Bến
Tre.............................................................................................................................49
Hình 3.17 Diễn biến pH trong nước ngầm tại KCN Giao Long - Bến Tre...............50
Hình 3.18 Diễn biến độ cứng trong nước ngầm theo tại KCN Giao Long - Bến
Tre.............................................................................................................................50
Hình 3.19 Diễn biến nồng độ TS trong nước ngầm tại KCN Giao Long - Bến
Tre.............................................................................................................................51
Hình 3.20 Diễn biến nồng độ Nitrat trong nước ngầm tại KCN Giao Long - Bến
Tre.............................................................................................................................51
Hình 3.21 Diễn biến nồng độ Sulfat trong nước ngầm tại KCN Giao Long - Bến
Tre.............................................................................................................................52
Hình 3.22 Diễn biến nồng độ Mn trong nước ngầm tại KCN Giao Long - Bến
Tre.............................................................................................................................52
Hình 3.23 Diễn biến nồng độ Fe trong nước ngầm tại KCN Giao Long - Bến
Tre.............................................................................................................................53
Hình 3.24 Diễn biến nồng độ Coliform trong nước ngầm tại KCN Giao Long - Bến
Tre.............................................................................................................................53


SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

vii


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Các KCN/KKT ở Việt Nam đang là nơi hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và
ngoài nước, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự đầu tư, tạo ra nguồn vốn
cho sự phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng.
Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính
đến hết tháng 11 năm 2016, cả nước có 324 khu công nghiệp (KCN) và 16 khu kinh
tế (KKT). Trong 10 năm qua (2006 -2016), ngành công nghiệp Việt Nam đã có
những thành tựu nổi bật: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao gần 3,5 lần, từ 0,34
triệu tỷ đồng lên 1,17 triệu tỷ đồng với tỉ trọng đóng góp vào GDP duy trì ổn định
khoảng 31 - 32%, và trở thành ngành đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước.
Công nghiệp luôn là ngành xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam với tỷ trọng ở mức xấp
xỉ 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước qua các năm.
Bên cạnh những thành tựu đáng kể đã đạt được, hiệu quả của một số KCN
còn thấp và đặt ra một số vấn đề tồn đọng cần giải quyết mà điển hình là vấn đề ô
nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, điển hình như sự cố môi
trường tại Công ty Formosa với 53 lỗi sai phạm làm ô nhiễm môi trường biển của 4
tỉnh miền trung (Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế), hơn 115 tấn
hải sản chết trôi dạt vào bờ làm thiệt hại kinh tế hết sức nặng nề.
KCN Giao Long được thành lập và đi vào hoạt động vào năm 2004, đây là

một trong hai KCN hoạt động ở tỉnh Bến Tre với diện tích 96,3 ha. Do là KCN mới
thành lập nên việc bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế nên cần được đánh giá tình
trạng chất lượng môi trường trong thời gian KCN hoạt động vừa qua để từ đó có
những biện pháp quản lý môi trường hợp lí hơn, giúp KCN phát triển bền vững về
cả kinh tế - xã hội và môi trường. Do đó đề tài "Đánh giá và đề xuất giải pháp cải
thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre" đã được chọn thực
hiện.

SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

1


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đề tài là kịp thời nắm bắt hiện trạng môi trường và đưa ra
những biện pháp quản lý chất lượng môi trường trong KCN Giao Long hiệu quả
hơn. Mục tiêu cụ thể xoay quanh các câu hỏi:
- Hiện trạng chất lượng môi trường ra sao?
- Công tác quản lý môi trường như thế nào? Dựa trên cơ sở gì? Hiệu quả
chưa?
- Làm thế nào để cải thiện chất lượng môi trường tốt hơn?
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu tổng quan về khu công nghiệp, hiện trạng môi trường và công tác
quản lý môi trường KCN ở Việt Nam: khung thể chế, cơ sở pháp lý, các công cụ hỗ
trợ khác (kinh tế, kĩ thuật...).
- Tìm hiểu hiện trạng chất lượng môi trường thông qua các số liệu của báo

cáo quan trắc mỗi quý và việc quản lý môi trường tại KCN Giao Long - Bến Tre.
- Phân tích diễn biến và xu hướng thay đổi của môi trường KCN Giao Long.
- Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm cải thiện chất lượng môi trường tại
KCN.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, xử lý số liệu
Tìm hiểu những quy định, chính sách, nghị định về vấn đề bảo vệ môi trường
tại khu công nghiệp trên cả nước cũng như riêng của tỉnh Bến Tre.
Tài liệu về KCN Giao Long, báo cáo quan trắc chất lượng môi trường qua
mỗi quý của năm 2016 và 2017.
Tìm hiểu việc tổ chức quản lý môi trường tại các KCN tiên tiến khác để tìm
các biện pháp khả thi áp dụng cho chính KCN đang đánh giá.
* Phương pháp so sánh
Đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam:
QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT, QCVN 08-MT:2015/BTNMT,
QCVN 09-MT:2015/BTNMT.
*Phương pháp kế thừa
Thừa hưởng và tham khảo những tài liệu, nghiên cứu đi trước về các vấn đề
liên quan đến môi trường KCN trong và ngoài nước.
SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

2


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

* Phương pháp điều tra
Nắm bắt thông tin thực tiễn khách quan qua ý kiến của cá nhân, tổ chức

trong phạm vi trong và ngoài gần KCN về mức độ ô nhiễm, cách xử lý môi trường
hiện tại, mong muốn ở tương lai...
* Phương pháp SWOT
Dựa vào điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công tác quản lý môi
trường đưa ra những biện pháp quản lý hiệu quả.
*Phương pháp dùng phần mềm excel để vẽ biểu đồ
Dựa vào giá trị các thông số môi trường để vẽ việc thay đổi chất lượng môi
trường tại KCN bằng phần mềm excel.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng môi trường và công tác quản lý môi
trường KCN Giao Long.
- Phạm vi nghiên cứu: KCN Giao Long thuộc xã An Phước huyện Châu
Thành tỉnh Bến Tre.
6. TÍNH KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả của đề tài đóng góp cho lĩnh vực khoa học như: bảo vệ và quản lý
môi trường KCN hướng đến phát triển bền vững về môi trường, giảm thiểu tác động
xấu đến chất lượng môi trường và sức khỏe con người từ các hoạt động sản xuất của
KCN. Đây là cơ sở để nâng cao công tác quản lý môi trường tại KCN.
7. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Việc quản lý môi trường KCN là vô cùng quan trọng trong sự phát triển bền
vững của một KCN, chất lượng môi trường có tốt thì việc hoạt động của KCN mới
thực sự có hiệu quả. Đề tài tài áp dụng mô hình SWOT đánh giá công tác quản lý
môi trường kết hợp với hiện trạng chất lượng môi trường để từ đó đề xuất các giải
pháp hiệu quả trong việc quản lý.

SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

3



Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1.1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
1.1.1 Định nghĩa Khu công nghiệp
Trên thế giới loại hình Khu công nghiệp (KCN) đã có một quá trình lịch sử
phát triển hơn 100 năm nay bắt đầu từ những nước công nghiệp phát triển như Anh,
Mỹ cho đến những nước có nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore,…và hiện nay vẫn đang được các quốc gia học tập và kế thừa kinh
nghiệm để tiến hành công nghiệp hóa. Tùy điều kiện từng nước mà KCN có những
nội dung hoạt động kinh tế khác nhau và có những tên gọi khác nhau nhưng chúng
đều mang tính chất và đặc trưng của KCN. Hiện nay trên thế giới có hai mô hình
phát triển KCN, cũng từ đó hình thành hai định nghĩa khác nhau về KCN.
- Định nghĩa 1: Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ rộng lớn, có ranh giới địa lý
xác định, trong đó chủ yếu là phát triển các hoạt động sản xuất công nghiệp và có
đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ đa dạng; có dân cư sinh sống trong khu. Ngoài
chức năng quản lý kinh tế, bộ máy quản lý các khu này còn có chức năng quản lý
hành chính, quản lý lãnh thổ. KCN theo quan điểm này về thực chất là khu hành
chính – kinh tế đặc biệt như các công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và
một số nước Tây Âu.
- Định nghĩa 2: Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập
trung các doanh nghiệp công nghệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân
cư sinh sống và được tổ chức hoạt động theo cơ chế ưu đãi cao hơn so với các khu
vực lãnh thổ khác Theo quan điểm này, ở một số nước và vùng lãnh thổ như
Malaysia, Indonesia, ….đã hình thành nhiều KCN với qui mô khác nhau và đây
cũng là loại hình KCN nước ta đang áp dụng hiện nay. Những khái niệm về KCN

còn đang gây nhiều tranh luận, chưa có sự thống nhất và còn những quan niệm khác
nhau về KCN.
Ở Việt Nam khái niệm về KCN đã được trình bày tại nhiều văn bản pháp luật
như Quy chế Khu công nghiệp ban hành theo Nghị định số 192-CP ngày 28 tháng
12 năm 1994 của Chính phủ; Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996; Quy chế Khu công
nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành theo Nghị định số 36/CP ngày
24 tháng 2 năm 1997 của Chính phủ, Luật đầu tư năm 2005.
Định nghĩa ban đầu về KCN được nêu trong Quy chế Khu công nghiệp ban
hành theo Nghị định số 192-CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ thì KCN
SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

4


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

được hiểu là KCN tập trung do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý
xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất
công nghiệp, không có dân cư sinh sống.
Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy
định về KCN, KCX và KKT thì khái niệm về khu công nghiệp được hiểu như sau:
"Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các
dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo
điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ."
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch
vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác
định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công
nghiệp theo quy định của Chính phủ..

Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ trường
hợp quy định cụ thể.
Tóm lại, KCN là đối tượng đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế trong các
giai đoạn phát triển với các đặc điểm về mục tiêu thành lập, giới hạn hoạt động tập
trung vào công nghiệp, ranh giới địa lý và thẩm quyền ra quyết định thành lập.
* Đặc điểm của khu công nghiệp:
- Về mặt pháp lý: các khu công nghiệp là phần lãnh thổ của nước sở tại, các doanh
nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp của Việt Nam chịu sự điều chỉnh của
pháp luật Việt Nam như: luật đầu tư nước ngoài, luật lao động, quy chế về khu công
nghiệp và khu chế xuất...
- Về mặt kinh tế: khu công nghiệp là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công
nghiệp, Các nguồn lực của nước sở tại, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập
trung vào một khu vực địa lý xác định, các nguồn lực này đóng góp vào phát triển
cơ cấu, nhưng ngành mà mới sở tại ưu tiên, cho phép đầu tư. Bê cạnh đó, thủ tục
hành chính đơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh, an toàn xã hội tốt tại đây
thuận lợi cho việc sản xuất - kinh doanh hàng hóa hơn các khu vực khác. Mục tiêu
của nước sở tại khi xây dựng khu công nghiệp là thu hút vốn đầu tư với quy mô lớn,
thúc đẩy xuất khẩu tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ
kiểm soát ô nhiễm môi trường.
* Phân loại các khu công nghiệp:
Căn cứ vào mục đích sản xuất, người ta chia ra khu công nghiệp và khu chế xuất.
Khu công nghiệp bao gồm các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp để tiêu thụ nội địa và
xuất khẩu. Khu chế xuất là một dạng của khu công nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu.
SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

5


Khóa luận tốt nghiệp

Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

 Theo mức độ mới - cũ, khu công nghiệp chia làm 3 loại:
-Các khu công nghiệp cũ xây dựng trong thời kỳ bao cấp (từ trước khi có chủ
trương xây dựng khu chế xuất năm 1990) như khu công nghiệp Thượng Đình Hà Nội, khu công nghiệp Việt Trì, khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên
v.v...
-Các khu công nghiệp cải tạo, hình thành trên cơ sở có một số xí nghiệp đang
hoạt động.
-Các khu công nghiệp xuất hiện trên địa bàn mới.
 Theo tính chất đồng bộ của việc xây dựng, cần tách riêng 2 nhóm khu công
nghiệp đã hoàn thành và chưa hoàn thành đầy đủ cơ sở hạ tầng và các công
trình bảo vệ môi trường như hệ thống thông tin, giao thông nội khu, các công
trình cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải, các nhà máy xử lý nước
thải, chất thải rắn, bụi khói v.v...
 Theo tình trạng cho thuê, có thể chia số khu công nghiệp thành ba nhóm có
diện tích cho thuê được lấp kín dưới 50%, trên 50% và 100%.(Các tiêu thức
3 và 4 chỉ là tạm thời: khi xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các công trình
và cho thuê hết diện tích thì 2 tiêu thức đó không cần sử dụng nữa).
 Theo quy mô, hình thành 3 loại khu công nghiệp: lớn, vừa và nhỏ. Các chỉ
tiêu phân bổ quan trọng nhất có thể chọn là diện tích tổng số doanh nghiệp,
tổng số vốn đầu tư, tổng số lao động và tổng giá trị gia tăng. Các khu công
nghiệp lớn được thành lập phải có quyết định của Thủ tướng chính phủ. Các
khu công nghiệp vừa và nhỏ thuộc quyền quyết định của Chủ tịch UBND
tỉnh, thành phố. Trong giai đoạn đầu hiện nay ta chú trọng xây dựng các khu
công nghiệp vừa và nhỏ để sớm khai thác có hiệu quả.
 Theo trình độ kỹ thuật: có thể phân biệt
-Các khu công nghiệp bình thường, sử dụng kỹ thuật hiện đại chưa nhiều.
-Các khu công nghiệp cao, kỹ thuật hiện đại thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn
như công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học v.v... làm đầu
tàu cho sự phát triển công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã

hội dài hạn.
 Theo chủ đầu tư, có thể chia thành 3 nhóm:
-Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước.
-Các khu công nghiệp hỗn hợp bao gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong
nước và nước ngoài.

SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

6


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

-Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, các dự án 100% vốn đầu tư
nước ngoài.
 Theo tính chất của thực thể kinh tế xã hội, cần phân biêt 2 loại:
-Các khu công nghiệp thuần túy chỉ xây dựng các xí nghiệp sản xuất, chế
biến sản phẩm, không có khu vực dân cư.
-Các khu công nghiệp này dần dần sẽ trở thành thị trấn, thị xã hay thành phố
vệ tinh. Đó là sự phát triển toàn diện của các khu công nghiệp.
 Theo tính chất ngành công nghiệp cóCó thể liệt kê theo các ngành cấp I, như
khu chế biến nông lâm hải sản, khu công nghiệp khai thác quặng, dầu khí,
hóa dầu, điện tử, tin học, khu công nghiệp điện, năng lượng, khu công nghiệp
phục vụ vận tải, khu công nghiệp vật liệu xây dựng v.v...
 Theo lãnh thổ địa lý: phân chia các khu công nghiệp theo ba miền Bắc,
Trung, Nam, theo các vùng kinh tế xã hội (hoặc theo các vùng kinh tế trọng
điểm); và theo các tỉnh thành để phục vụ cho việc khai thác thế mạnh của
mỗi vùng, làm cho kinh tế xã hội của các vùng phát triển tương đối đồng

đều, góp phần bảo đảm nền kinh tế quốc dân phát triển bền vững.
Quá trình phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng trong thế kỷ
21 sẽ đặt ra những yêu cầu mới, nhân vật mới, tạo ra những đặc trưng mới cho bộ
măt các khu công nghiệp.
* Vai trò của các khu công nghiệp
Xây dựng các KCN nhằm mục đích phát triển sản xuất công nghiệp để xuất
khẩu, gọi vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu kỹ thuật hiện đại và nhận công nghệ tiên
tiến,đồng thời học tập kinh nghiệm và hình thành thói quen, phương pháp quản lý
sản xuất tiên tiến, sử dụng nguyên,nhiên vật liệu và lực lượng lao động tại chỗ, tạo
việc làm mới và hỗ trợ giải quýêt các vấn đề kinh tế- xã hội của những vùng lạc hậu
góp phần tăng trưởng kinh tế trong nước.
Bổ sung bí quyết sản xuất và tìm thị trường, tiếp cận mạng lưới thị trường
quốc tế.
Khu công nghiệp là công cụ để thúc đẩy xuất khẩu; tăng nguồn thu ngoại tệ,
tạo công ăn việc làm; tiếp thu chuyển giao kỹ thuật, tay nghề, thu hút đầu tư nước
ngoài và phát triển xuất khẩu.
1.1.2 Tình hình phát triển của các Khu công nghiệp ở Việt Nam
Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính
đến hết tháng 11 năm 2016, cả nước có 324 khu công nghiệp (KCN) và 16 khu kinh
tế (KKT).
SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

7


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

Báo cáo cho biết, 324 KCN có tổng diện tích đất tự nhiên 91,8 nghìn ha và

16 KKT có tổng diện tích mặt đất và mặt nước xấp xỉ 815 nghìn ha.
Về các KCN, hiện có 220 KCN đã đi vào hoạt động và 104 KCN đang trong
giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Tổng diện tích đất công
nghiệp đã cho thuê của các KCN đạt 31,8 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 51%,
riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%.
Đối với các KKT, Vụ Quản lý các khu kinh tế cho biết, hiện nay tại 16 KKT
ven biển có 36 KCN, khu phi thuế quan được thành lập với tổng diện tích đất tự
nhiên 16,1 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 7,8
nghìn ha, chiếm khoảng 48% tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong đó, 14 KCN, khu phi thuế quan đã đi vào hoạt động với tổng diện tích
đất tự nhiên 5,5 nghìn ha và 22 KCN, khu phi thuế quan đang trong giai đoạn đền
bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 10,6
nghìn
ha.
Tính đến hết tháng 11-2016, tổng số vốn đầu tư đăng ký xây dựng hạ tầng kỹ
thuật trong các KKT ven biển trên cả nước là 155 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu
tư trong nước là 133 nghìn tỷ đồng (chiếm 84% tổng vốn đầu tư), vốn đầu tư nước
ngoài
đạt
1,1
tỷ
USD
(chiếm
16%
tổng
vốn
đầu
tư).
Với diện tích và nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng lớn trong khi nguồn lực còn
hạn chế nên các KKT ven biển đều đang trong giai đoạn đầu tư, xây dựng hoàn

thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hướng ưu tiên các công trình hạ tầng kỹ thuật quan
trọng, công trình bảo vệ môi trường và các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho
các dự án đầu tư hiện hữu. Đến nay, nhiều công trình, dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật
và xã hội các KKT đã được hoàn thành bàn giao đi vào sử dụng.

SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

8


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

Hình 1.1 Sự phân bố các KCN ở Việt Nam năm 2010.
SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

9


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

Đồng Nai (32 KCN), Bình Dương (48 KCN) và TP.HCM (41 KCN) là
những nơi có số lượng KCN lớn nhất trong cả nước.
Ngày 21/8/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
1107/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020. Quy hoạch đã xác định sẽ hình thành hệ thống
các KCN chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời

hình thành các KCN có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp,
nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp
trong GDP thấp.
Định hướng đến năm 2020
- Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho xây
dựng KCN.
- Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các KCN đã được thành lập
theo hướng đồng bộ hoá. Trong giai đoạn 2006-2008, các KCN được thành lập mới
vẫn chủ yếu tập trung ở vùng ĐBSH, Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Trung du miền núi
phía Bắc trong giai đoạn này cũng có số lượng KCN thành lập mới khá nhiều đã
đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN tại vùng có điều kiện khó khăn. Tuy nhiên, Bắc
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung cùng với Tây Nguyên vẫn là hai vùng có số
lượng KCN thành lập mới không nhiều. Điều này đã bộc lộ rõ sự phát triển KCN
không cân đối giữa các vùng, miền trên cả nước.
Theo các báo cáo thống kê cho thấy, các chỉ tiêu về phát triển KCN như tăng
số lượng và diện tích KCN đều đạt và vượt kế hoạch. Tuy nhiên, chỉ tiêu liên quan
đến công tác BVMT đó là 70% các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt
tiêu chuẩn thì còn xa so với con số thực tế (đến cuối năm 2009 mới có 43,3 % các
KCN đã đi vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung, nhiều công trình
trong số đó còn chưa xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn). Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, cố
gắng của chính các KCN, sự quản lý sát sao và sự hỗ trợ của các cấp để có thể đạt
được chỉ tiêu này.
1.2 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
Mỗi khu công nghiệp bao gồm nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với
nhiều ngành nghề khác nhau. Như bất kỳ ngành nghề nào khác, các khu công
nghiệp cũng gây ra các vấn đề về môi trường và sức khỏe cộng đồng với mức ảnh
hưởng khác nhau như: gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, chất thải rắn, chất thải
độc hại, tiếng ồn, phóng xạ...Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế xã hội, công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước với tốc độ cao vì vậy vấn đề ô nhiễm môi trường


SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

10


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

sẽ càng gia tăng. Môi trường đât, nước, không khí đang ngày càng bị suy thoái do
các nguồn thải từ các khu công nghiệp sinh ra.
1.2.1 Ô nhiễm môi trường nước
Nước thải công nghiệp chưa được xử lý là một nguồn ô nhiễm rất nguy hại
đối với môi trường nước mặt.
Nước thải từ các ngành công nghiệp thực phẩm, thuộc da, giấy, dầu khí chứa
các chất hữu cơ ô nhiễm rất lớn, thường gây ra hiện tượng phú dưỡng môi trường
nước mặt.
Nước thải từ công nghiệp hóa chất chứa rất nhiều hóa chất độc hại, đôi khi
với nồng độ rất nhỏ các chất này đã gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
Công nghiệp thường dùng nước làm mát thiết bị, do đó nước thải của nó sẽ
làm tăng nhiệt độ môi trường nước mặt, tác động trực tiếp đến các hệ sinh thái dưới
nước.
Nước thải từ công nghiệp cơ khí (đặc biệt độc hại từ các xưởng mạ) thường
chứa các kim loại nặng.
Nước thải từ công nghiệp hóa dầu thường chứa các chất ô nhiễm dầu mỡ.
Nước thải từ công nghiệp khai thác khoáng sản thường chứa nhiều bùn, chất
lơ lửngđục nước, một số kim loại nặng và đôi khi cả chất phóng xạ.
Những chất ô nhiễm nước chủ yếu và chỉ thị đánh giá:
- Nhu cầu oxy sinh học (BOD).
- Nhu cầu oxy hóa học (COD).

- Chất dinh dưỡng: khi nước thải chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các
hợp chất chứa N và P thải vào môi trường nước mặt (sông, hồ) thì sẽ gây ra hiện
tượng phú dưỡng trong nước. Trong điều kiện phú dưỡng, các loại tảo lục sẽ phát
triển rất nhanh, tiêu thụ oxy hòa tan trong nước làm cho các thủy sinh vật bị nghẹt
thở và chết. Các thủy sinh vật chết ngày càng nhiều, càng phát sinh chất ô nhiễm
trong nước, dần dần nước trở thành màu đen, sủi bọt và bốc mùi hôi thối.
- Các vi khuẩn gây bệnh: có nhiều loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh trong
nước thải, trong đó trục khuẩn là loại vi khuẩn có hại nhất đối với sức khỏe của con
người. Người ta thường dùng hàm lượng trục khuẩn để ddasnh giá mức độ ô nhiễm
nước về mặt vi khuẩn gây bệnh.
- Các chất độc hại: các chất độc hại phổ biến trong nước thải bao gồm các
hóa chất độc hại và kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadimi...các chất độc hại này
chủ yếu phát sinh từ nước thải công nghiệp , đặc biệt là công nghiệp mạ, hóa chất,
SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

11


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

thuốc bảo vệ thực vật, nhuộm, luyện kim... Chúng trực tiếp tác động đến sức khỏe
của con người thông qua nước uống hoặc gián tiếp thông qua chuỗi thức ăn. Kim
loại nặng thường tích lũy lâu dài trong cá, thủy sinh vật sống trong môi trường nước
bị ô nhiễm. Con người ăn các thực phẩm này sẽ bị nguy hại đén sức khỏe và tính
mạng.
1.2.2 Ô nhiễm không khí
Trong quá trình hoạt động, các nhà máy trong khu công nghiệp gây ra hiện
tượng ô nhiễm không khí từ các ống khói của nhà máy, các phương tiện giao thông

cơ giới như xe tải, xe máy..., đốt chất thải, khí độc, chất có mùi bị rò rỉ...
Các chất ô nhiễm không khí chính phát sinh trong công nghiệp có thể là: bụi,
CO2, SO2, NO2, hơi dung môi...
Các nguồn ô nhiễm này không chỉ gây ô nhễm trong phạm vi khu công
nghiệp mà còn khuếch tán đi xa, gây ô nhiễm vùng xung quanh, và cuối cùng làm ô
nhiễm bầu khí quyển toàn cầu về lâu dài.
1.2.3 Ô nhiễm tiếng ồn
Tiếng ồn công nghiệp phát sinh từ các động cơ, máy nổ, máy nén, từ quá
trình va chạm, chấn động hoặc sự chuyển động, sự ma sát của các thiết bị và hiện
tượng chảy rối của các dòng khí - hơi. Có thể giảm nhỏ tiếng ồn va chạm và chấn
động bằng các thiết bị trên đệm đàn hồi, giảm tiếng ồn dao động bằng cách tăng
trọng lượng máy, hạn chế tiếng ồn động cơ bằng các vật liệu hút âm bao bọc, che
phủ thiết bị.
1.2.4 Ô nhiễm môi trường đất
Quá trình phát triển công nghiệp cũng ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và
hoá học của đất. Những tác động về vật lý như xói mòn, nén chặt đất và phá huỷ
cấu trúc đất do các hoạt động xây dựng, sản xuất và khai thác mỏ. Các chất thải rắn,
lỏng và khí đều có tác động đến đất. Các chất thải có thể được tích luỹ trong đất
trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường.
Người ta phân chia các chất thải gây ô nhiễm đất làm 4 nhóm: Chất thải xây
dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hoá học và hữu cơ.


Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thuỷ tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tông,...
trong đất rất khó bị phân huỷ.



Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như Chì, Kẽm, Đồng, Ni ken,
Cadimi... thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các

kim loại này tích luỹ trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và
nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

12


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre


Các chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện, các
khu vực khai thác than, các khu vực nhà máy điện nguyên tử, có khả năng tích
luỹ cao trong các loại đất giàu khoáng sét và chất mùn.



Các chất thải gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, mầu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công
nghiệp sản xuất hoá chất. Nhiều loại chất hữu cơ đến từ nước cống, rãnh thành
phố, nước thải công nghiệp được sử dụng làm nguồn nước tưới trong sản xuất
cũng là tác nhân gây ô nhiễm đất.

1.2.5 Chất thải rắn
Trong quá trình sản xuất, bất cứ ngành công nghiệp nào cũng phát sinh chất
thải rắn. Có nhiều loại hình sản xuất công nghiệp nên chất thải rắn công nghiệp
cũng có rất nhiều loại khác nhau, bao gồm:
- Chất thải rắn sinh hoạt: thức ăn,...thành phần chất thải rắn sinh hoạt thường

giống nhau ở các nhà máy.
- Chất thải công nghiệp không nguy hại: giấy, nhựa, thủy tinh...
- Chất thải công nghiệp nguy hại: thủy ngân, xianua, dầu nhớt, bã sơn...
Công nghệ sản xuất càng lạc hậu thì tỉ lệ chất thải rắn tính trên đầu sản phẩm càng
lớn.
1.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1.3.1 Thể chế cơ cấu tổ chức quản lý KCN
Để thực hiện có hiệu quả trong công tác quản lý môi trường, nhà nước đã
tiến hành phân cấp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ trung ương đến địa
phương để kịp thời quan lý, xử lý, kiểm tra các vấn đề liên quan trong công tác bảo
vệ môi trường. Có thể được trình bày khái quát như sau:

SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

13


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

Hình 1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức từ trung ương đến địa phương trong công tác
quản lý môi trường.
Trong phạm vi các khu công nghiệp, Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư
liên tịch số 6/2015/TTLT-BKHĐT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản ly Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế,
trình bày như sau:

Hình 1.3 Sơ đồ hệ thống tổ chức của Ban quản lý các KCN.
Trong đó, phòng quản lý môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng

trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh
SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

14


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

tế… Ban quản lý có nhiệm vụ xem xét và hướng dẫn cho các công ty trong KCN
thực hiện các biện pháp BVMT.
1.3.2 Công cụ quản lý môi trường khu công nghiệp
a. Công cụ pháp lý
Các quy định và tiêu chuẩn môi trường là công cụ chính được sử dụng trong
quản lý môi trường theo phương cách pháp lý. Tiêu chuẩn do chính phủ trung ương
xây dựng và ban hành, là công cụ trực tiếp để điều chỉnh chất lượng môi trường.
Các loại tiêu chuẩn bao gồm: các chất lượng môi trường xung quanh, tiêu
chuẩn nước thải công nghiệp, tiêu chuẩn phát khí thải, tiếng ồn, các tiêu chuẩn dựa
vào công nghệ, các tiêu chuẩn vận hành, các tiêu chuẩn sản phẩm, câc tiêu chuẩn về
quy trình công nghệ.
Cùng với tiêu chuẩn là các quy định về hình phạt như: tiền phạt đối với
người vi phạm, thu hồi giấy phép, những người gây ô nhiễm môi trường có thể bị
truy tố trước pháp luật.
Để cho các cấp có thẩm quyền quản lý được môi trường KCN thì cần có quy
định pháp lý rõ ràng, lấy đó làm nền tảng cho công tác quản lý có hiệu quả và đúng
chức năng. Các quy định pháp lý về môi trường quốc gia được hình thành trên cở sở
của Hiến pháp, thể hiện rõ trong Luật Môi trường và các luật có liên quan. Về công
tác quản lý môi trường, Nhà nước đã ban hành các thông tư - nghị định quy định rõ
ràng, cụ thể về thực hiện việc quản lý môi trường KCN, đây là cơ sở pháp lý vững

chắc để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi tốt, có hiệu quả. Một số thông tư định điển hình cho công tác quản lý môi trường KCN có thể nói đến như:
Bảng 1.1 Nhóm đánh giá môi trường

STT

Văn bản

Hiệu
lực/Ghi
chú

1

Luật Bảo vệ môi trường 2014

01/04/2015

2

Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 18/02/2015 của Chính phủ về
qui hoạch môi trường, Đánh giá môi trường chiến lược
(ĐMC), Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và cam kết bảo 01/04/2015
vệ môi trường (CBM). (thay thế nghị định số 35/2014/NĐ-CP
ngày 29/04/2014 và Nghị định số 29/2011/NĐ-CP)

3

Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài 15/07/2015

SVTH: Nguyễn Nhựt Linh

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

15


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

nguyên và Môi trường về ĐMC, ĐTM, CBM (thay thế thông
tư số 26/2011/TT-BTNMT)

4

Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường qui định Đề án BVMT chi tiết, đề án
15/07/2015
bảo vệ môi trường đơn giản (thay thế thông tư số
01/2012/2012/TT-BTNMT)

5

Thông tư 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/09/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường qui định về báo cáo hiện trạng môi
01/12/2015
trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi
trường.

Bảng 1.2 Nhóm quản lý chất thải

Văn bản


STT

Hiệu
lực/Ghi
chú

1

Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 14/4/2015 của Chính phủ về
15/06/2015
quản lý chất thải rắn và phế liệu

2

Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về
thoát nước và xử lý nước thải

3

Thông tư 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, 17/08/2015
KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao

4

Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài
01/09/2015
nguyên và Môi trường về quản lý CTNH


5

Thông tư 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/09/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm 27/10/2015
nguyên liệu sản xuất

6

Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về BVMT cụm công nghiệp, khu kinh 01/12/2016
doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh

SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

16


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Giao Long - Bến Tre

doanh, dịch vụ

Bảng 1.3 Nội dung cụ thể của một số thông tư quan trọng trong công tác quản

STT

Tên Thông
Nội dung


1. Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh,
dịch vụ tập trung
- Quy định các yêu cầu trong lập quy hoạch xây dựng cụm
công nghiệp và trong xây dựng, vận hành hạ tầng kỹ thuật
bảo vệ môi trường cụm công nghiệp. Theo đó:

1

Thông

31/2016/TTBTNMT
ngày
14/10/2016
của Bộ Tài
nguyên và
Môi trường
về BVMT
cụm công
nghiệp, khu
kinh doanh,
dịch vụ tập
trung, làng
nghề và cơ
sở sản xuất,
kinh doanh,
dịch vụ

+ Việc lập quy hoạch phải đảm bảo giảm thiểu gây ô nhiễm
môi trường, thuận lợi cho phòng ngừa, ứng phó sự cố môi
trường;

Đảm bảo diện tích cây xanh ít nhất chiếm 10% diện tích
khu công nghiệp;
+ Về hạ tầng kỹ thuật, cụm công nghiệp phải có hệ thống
thoát nước mưa, thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn.
Việc xây dựng các hệ thống phải đảm bảo theo đúng quy
định tại Thông tư số 31.
- Riêng với khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, phải đảm
bảo xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ các hoạt động kinh
doanh, dịch vụ và có hệ thống thoát nước hoạt động đủ
công suất, ổn định.
2. Bảo vệ môi trường làng nghề theo Thông tư số 31/TTBTNMT
- Điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề để được công nhận
làng nghề như sau:
+ Có phương án bảo vệ môi trường làng nghề;
+ Cơ sở hoạt động trong làng nghề được phê duyệt báo cáo
tác động môi trường hoặc thủ tục tương đương, thu gom, xử
lý chất thải đúng quy định;

SVTH: Nguyễn Nhựt Linh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hà

17


×