Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước kênh rạch trên địa bàn quận 8 tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.92 MB, 81 trang )

MỤC LỤC
TÓM TẮT ................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đatn....................................................................................................2
2. Mục tiêu ĐATN ...............................................................................................................3
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................3
3.1. Nội dung nghiên cứu...............................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên c ứu ................................................................................................4
CHƯƠNG 1 .............................................................................................................................5
TỔNG QUAN ..........................................................................................................................5
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................................5
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................................5
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................................7
1.2. Giới thiệu khu vực nghiên cứu ...................................................................................8
1.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................8
1.2.2. Điều kiện tự nhiên............................................................................................. 10
1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................. 14
CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................... 17
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................... 17
2.1. Phương pháp thu thập tổng hợp và kế thừa ........................................................... 17
2.1.1. Phương pháp thu thập tổng hợp ...................................................................... 17
2.1.2. Phương pháp kế thừa ........................................................................................ 17
2.2. Phương khảo sát thực địa và lấy mẫu ..................................................................... 17
2.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa ....................................................................... 17
2.2.2. Phương pháp lấy mẫu ....................................................................................... 19
2.3. Phương pháp điều tra xã hội học............................................................................. 23
2.3.1. Phương pháp điều tra, khảo sát ....................................................................... 23
2.3.2. Phương pháp thành lập phiếu thăm dò ý kiến ............................................... 24
2.3.3. Tổ chức thực hiện ............................................................................................. 25
ii




2.4. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 26
CHƯƠNG 3 .......................................................................................................................... 28
KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................................................. 28
3.1. Đánh giá hiện trạng, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nước kênh rạch trên địa
bàn. ..................................................................................................................................... 28
3.1.1. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước kênh rạch địa bàn.............................. 28
3.1.2. Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nước kênh rạch trên địa bàn .............. 38
3.2. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước kênh rạch quận 8 ........................... 52
3.2.1. Đề xuất giải pháp kỹ thuật ............................................................................... 52
3.2.2. Đề xuất giải pháp quản lý ................................................................................ 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 59
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 60

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BGDĐT

Bộ Giáo dục Đào tạo

BOD

Biochemical oxygen demand (Nhu cầu oxy hóa sinh học)

BTNMT


Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

COD

Chemical oxygen demand (Nhu cầu oxy hóa hóa học)

CSGT

Cảnh sát giao thông

ĐATN

Đồ án tốt nghiệp

DO

Dissolved oxygen (Oxy hòa tan)

LVS

Lưu vực sông

mg/l

Milligrammes par litre


MPN

Most probable number

MT

Môi trường

pH

Hydrogen power

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SPSS

Statistical Products for the Social Services

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Th.S

Thạc sĩ

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSS

Total suspended solids (Tổng chất rắn lơ lửng)

UBND

Ủy ban nhân dân

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các kênh rạch trên địa bàn Quận 8 ................................................................... 13
Bảng 2.1: Kế hoạch khảo sát thực địa và lấy mẫu nước .................................................. 18
Bảng 2.2: Vị trí giám sát chất lượng nước mặt.................................................................. 20
Bảng 2.3: Phương thức bảo quản và thời gian tồn trữ ...................................................... 21
Bảng 2.4: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt ......................................... 22
Bảng 2.5: Kế hoạch thực hiện thăm dò ý kiến cộng đồng ............................................... 26
Bảng 3.1: Nguồn tác động gần các vị trí quan trắc ........................................................... 38

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ hành chính Quận 8.....................................................................................9
Hình 1.2: Bản đồ kênh rạch quận 8..................................................................................... 12
Hình 2.1: Ca nô khảo sát và lấy mẫu nước ........................................................................ 17
Hình 2.2: Bản đồ vị trí lấy mẫu nước kênh rạch Quận 8.................................................. 19
Hình 2.3: Lấy mẫu nước ngoài thực địa ............................................................................. 21
Hình 2.4: Quy trình điều tra xã hội ..................................................................................... 25
Hình 2.5: Quy trình xử lý kết quả thăm dò bằng SPSS .................................................... 27
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh giá trị pH trung bình mùa mưa – mùa nắng 2016 ............... 28
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh giá trị pH trung bình năm 2015 – 2016 ................................ 29
Hình 3.4: Biểu đồ so sánh giá trị DO trung bình mùa mưa – mùa nắng 2016 .............. 30
Hình 3.5: Biểu đồ so sánh giá trị DO trung bình năm 2015 – 2016 ............................... 30
Hình 3.7: Biểu đồ so sánh giá trị TSS trung bình mùa mưa – mùa nắng 2016 ............. 31
Hình 3.8: Biểu đồ so sánh giá trị TSS trung bình năm 2015 – 2016 .............................. 32
Hình 3.10: Biểu đồ so sánh giá trị BOD5 trung bình mùa mưa – mùa nắng 2016 ........ 33
Hình 3.11: Biểu đồ so sánh giá BOD5 trung bình năm 2015 – 2016 .............................. 34
Hình 3.13: Biểu đồ so sánh giá trị COD trung bình mùa mưa - mùa nắng 2016 .......... 35
Hình 3.14: Biểu đồ so sánh giá trị COD trung bình năm 2015 - 2016 ........................... 35
Hình 3.16: Biểu đồ So sánh giá trị Coliform trung bình mùa mưa - mùa nắng 2016 .. 36
Hình 3.17: Biểu đồ so sánh giá trị Coliform trung bình năm 2015 – 2016.................... 37
Hình 3.19: Đường Tạ Quang Bửu đi qua các công ty, cơ sở ........................................... 42
Hình 3.20: Nước mưa, rác ứ đọng trước cửa công ty ....................................................... 43
Hình 3.21: Các hộ sống trên và ven kênh rạch .................................................................. 43
Hình 3.22: Rác thải trên các tuyến kênh rạch .................................................................... 44
Hình 3.23: Hoạt động giao thông thủy trên kênh rạch ..................................................... 45
Hình 3.24: Các chợ ven kênh rạch ...................................................................................... 46
Hình 3.25: Xả thải của các cống, rãnh xuống kênh rạch .................................................. 46
Hình 3.26: Biểu đồ thời gian cư trú .................................................................................... 47
Hình 3.27: Biểu đồ trình độ văn hóa ................................................................................... 48
Hình 3.28: Biểu đồ lưu lượng nước máy sử dụng hằng tháng......................................... 48
Hình 3.29: Biểu đồ sử dụng cống thoát nước và nước thải bỏ như thế nào................... 49

vi


Hình 3.30: Biểu đồ thống kê loại nhà vệ sinh.................................................................... 49
Hình 3.31: Biểu đồ thống kê giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt ...................................... 50
Hình 3.32: Biểu đồ đánh giá nguyên nhân và trách nhiệm .............................................. 50
Hình 3.33: Biểu đồ thể hiện nhận thức của người dân về kênh rạch .............................. 51
Hình 3.34: Biểu đồ đánh giá công tác quản lý môi trường .............................................. 52

vii


TÓM TẮT
Đề tài “Xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước kênh
rạch trên địa bàn Quận 8 TP.HCM”.
Mục tiêu của đề tài: Xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm nước kênh rạch trên địa bàn Quân 8, TP.HCM.
Tổng quan: Trước tình hình ô nhiễm của TP.HCM nói chung và địa bàn Quận 8
nói riêng để có thể xác định được nguyên nhân gây ô nhiễm và đề xuất được những giải
pháp giảm thiểu thì cần có những phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu của đề
tài, chính vì thế cần làm rõ hơn các phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình làm đề tài bao gồm:
Phương pháp thu thập tổng hợp và kế thừa, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp
điều tra xã hội học, phương pháp xử lý số liệu.
Kết quả đạt được: Kết thúc thời gian thực hiện đề tài cũng đã hoàn thiện được
các nội dung cần thực hiện và đạt được mục tiêu của đề tài.
Đánh giá được hiện trạng chất lượng nước mặt kênh rạch trên địa bàn dựa vào
kết quả phân tích các thông số như: pH, DO, BOD, COD, TSS, Coliform. Từ đó xác
định được nguồn gốc gây ô nhiễm nước mặt, để làm cơ sở xác định nguyên nhân gây ô
nhiễm nước.

Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt dựa vào nguồn gốc và đối tượng,
để thành lập phiếu tham vấn cộng đồng và tiến hành tham vấn lấy ý kiến để tìm ra các
nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước mặt trên địa bàn.
Từ các nguyên nhân trên đã đề xuất hai giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm nước
mặt kênh rạch bao gồm: Giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý.
Từ đó có các kiến nghị định hướng phát triển đề tài, để mục tiêu đề tài có thể đạt
được kết quả thực tế.

1


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐATN
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và có vai trò quyết định trong việc
đảm bảo đời sống với con người. Mặc dù nước có vai trò rất quan trọng nhưng do nhận
thức còn hạn chế con người chỉ chú ý đến việc khai thác và sử dụng mà không quan tâm
đến môi trường. Sự tác động vô thức của con người đang làm ô nhiễm trầm trọng môi
trường nước.
Trong giai đoạn hiện nay các vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường
nước đáng được xã hội đặc biệt quan tâm. Thành phố chúng ta vốn rất nhiều kênh rạch,
sông ngòi nhưng không được sự quan tâm bảo vệ đúng mức nên các con kênh này ngày
càng ô nhiễm nghiêm trọng gây mất vẽ mỹ quan và làm tổn thất rất lớn về tài nguyên
nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Với hệ thống sông, kênh, rạch của Quận 8 khá dày, bao gồm nhiều kênh rạch lớn
nhỏ như: sông Bến Lức, sông Ông Lớn, kênh Lò Gốm, kênh Tàu Hủ, rạch Hiệp Ân, rạch
Nước Lên,... với tổng chiều dài khoảng 30km. Hệ thống kênh rạch này kết hợp với các
rạch nhỏ, mạng lưới thoát nước dọc tuyến đường giao thông tạo ra hệ thống thoát nước
chính cho toàn Quận, tạo khả năng tiêu nước về mùa mưa cũng như khi triều cường.
Hệ thống sông, kênh, rạch như trên đã tạo nên những lợi thế riêng của quận trong
giao thông đường thủy, điều tiết không khí, tiêu thoát nước mưa, nước thải trong khu

dân cư, các cơ sở sản xuất... Ngoài những tích cực mà kênh rạch đem lại thì tiêu cũng
không kém, hiện quận còn trên 9.500 căn nhà, khu đất ven và trên kênh rạch, tập trung
chủ yếu dọc các tuyến kênh Tàu Hủ - Lò Gốm, kênh Đôi… Trong đó gần 1.100 căn nằm
hoàn toàn trên kênh rạch, còn lại là nhà ven kênh. Đa số nhà trên và ven kênh rạch xây
dựng không hợp pháp, lụp xụp, kết cấu tạm bợ. Những công trình loại này đều thiếu tiện
nghi cơ bản, một số hộ không có đồng hồ điện riêng, phải câu nhờ, thiếu nhà vệ sinh,
nước thải sinh hoạt xả trực tiếp xuống kênh rạch, không đảm bảo điều kiện sống, sinh
hoạt..
Trong những năm qua tình trạng ô nhiễm và tái ô nhiễm nước kênh rạch trên địa
bàn vẫn đang tiếp diễn, thế nhưng nguồn gốc gây ô nhiễm vẫn chưa được điều tra và
đánh giá chi tiết. Chính vì vậy mà đề tài “Xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp
2


giảm thiểu ô nhiễm nước kênh rạch trên địa bàn quận 8, TP.HCM” là một sự cần
thiết để điều tra làm rõ các nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước kênh rạch từ đó có những
đề xuất giải pháp cho việc quản lý chất lượng nước, và xử lý ô nhiễm cho tương lai.
2. MỤC TIÊU ĐATN
Mục tiêu của đề tài: Xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm nước kênh rạch trên địa bàn Quân 8, TP.HCM.
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
-

Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội trên
địa bàn Quận 8.

-

Khảo sát thực địa dọc các tuyến kênh trên địa bàn.


-

Tìm hiểu tình hình hoạt động xả thải xuống kênh rạch của dân cư, cơ sở sản xuất,
cơ sở chế biến, khu công nghiệp…

-

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước kênh rạch trên địa bàn.

-

Lập phiếu điều tra thăm dò ý kiến cộng đồng.

-

Thăm dò ý kiến cộng đồng về vấn đề môi trường để tìm hiểu nguyên nhân gây ô
nhiễm nước kênh rạch.

-

Phân tích kết quả thăm dò ý kiến cộng đồng.

-

Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước kênh rạch.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu
Chỉ thực hiện nghiên cứu trong phạm vi trên địa bàn Quận 8 TP.HCM.

 Đối tượng nghiên cứu
-

Nước mặt của 6 tuyến kênh rạch chính bao gồm: Rạch Bà Lớn, Rạch Ông Lớn,
kênh Lò Gốm, Kênh Đôi, Kênh Tàu Hủ, Sông Chợ Đệm nằm trên địa bàn Quận
8.

-

Các hộ dân sống ven và trên 6 tuyến kênh rạch chính đã nêu trên.

3


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để phục vụ trong quá trình nghiên
cứu đề tài bao gồm:
-

Phương pháp thu thập tổng hợp và kế thừa

-

Phương pháp khảo sát thực địa

-

Phương pháp điều tra xã hội học

-


Phương pháp xử lý số liệu

 Những phương pháp trên sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 2 của báo cáo.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Hiện nhiều quốc gia, kể cả một số nước thuộc vùng nhiệt đới, thiếu nước sạch
cho sản xuất và sinh hoạt. Không ít quốc gia rất khốn khổ vì quá nhiều nước, như lũ lụt,
lở đất... Có những lúc, tại một số quốc gia trong khi vùng này bị khô hạn, vùng khác
phải lo thoát nước đi. Kinh tế, đời sống và xã hội phát triển thì nhu cầu về nước càng
nhiều. Trong khi, nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng nguy hiểm. Sự biến đổi khí hậu
toàn cầu làm đảo lộn việc phân phối nguồn nước tự nhiên. Nước biển dâng cao do băng
tan đe doạ các vùng ven biển, thậm chí xóa sổ một số quốc đảo. Những tai nạn trong
khai thác dầu khí, vận tải... trên biển gây ô nhiễm nước biển. Những cơn hồng thủy, thủy
triều đen, thủy triều đỏ xuất hiện nhiều hơn và tác hại của chúng nghiêm trọng hơn. Ðâu
đó đã xảy ra mâu thuẫn và xung đột tranh giành nguồn nước, khoa học kỹ thuật hiện đại
tạo ra những nguồn năng lượng thay cho than đá và dầu mỏ... nhưng chưa tìm ra chất gì
sử dụng thay nước ngọt. Một số quốc gia giàu có đã xây dựng nhà máy lọc nước biển
thành nước ngọt nhưng cũng chỉ ở mức độ giới hạn vì vô cùng tốn kém.
Để có được nguồn nước cho tương lai các quốc gia đang ô nhiễm về nguồn nước
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cần học hỏi kinh nghiệm quản lý môi
trường và tài nguyên nước của một số nước sau đây:
 Nhật bản
Tại Nhật Bản, trong giai đoạn từ 1950 - 1960, Với sự phát triển quá nhanh của

các ngành nghề sản xuất công nghiệp đã làm gia tăng những gánh nặng đối với môi
trường nước, với hàng loạt các nhà máy sản xuất điện từ than ra đời, các nhà máy sản
xuất công nghiệp, đe dọa các hệ thủy sinh và phá hủy cảnh quan thiên nhiên. Vì thế,
việc ra đời Luật kiểm soát ô nhiễm nước là rất quan trọng, giúp hoạt động quản lý môi
trường nước đi vào nề nếp. Luật kiểm soát ô nhiễm nước tập trung vào 3 vấn đề: Tiêu
chuẩn chất lượng môi trường nước; Tiêu chuẩn và quy định phát thải; Kiểm soát tổng
lượng chất ô nhiễm. Trong đó, Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước có thể xem là
một mục tiêu quản lý nhà nước, quy định áp dụng đồng bộ cho tất cả mọi nguồn nước
5


công cộng, đồng thời, được chia thành nhiều nhóm tùy theo mục tiêu sử dụng nước ở
ao, hồ, sông. Trong đó, ô nhiễm nước có thể được phân thành nhiều loại khác nhau tùy
theo ảnh hưởng và cơ chế của ô nhiễm. Mục đích của kiểm soát tổng tải lượng ô nhiễm
là bảo vệ chất lượng nước tương ứng với tình hình sử dụng nước của vùng nước. Các
biện pháp cải thiện chất lượng nước có thể được phân thành 2 loại: (1). Những biện pháp
giảm lượng phát thải tải lượng ô nhiễm tại vùng nước (biện pháp nguồn phát thải); (2).
Những biện pháp lọc ngay tại khu vực ô nhiễm nước đang tiến triển và lọc tải ô nhiễm
đã được thải ra trong vùng nước đối tượng (biện pháp lọc trực tiếp). Nước thải công
nghiệp từ các nhà máy, cơ sở kinh doanh hay các trại chăn nuôi quy mô lớn được quy
định bởi quy chế kiểm soát nước thải nhằm giảm tải lượng phát thải. Một trong những
biện pháp kiểm soát nước thải thông dụng nhất chính là đặt ra quy chế nồng độ phát thải
mà trong đó có quy định về nồng độ của tải ô nhiễm chứa trong nước thải. Nhờ có lộ
trình và mục tiêu rõ ràng việc BVMT nước tại 5 LVS chảy qua vùng Greater Tokyo của
Nhật đã đạt được những thành tựu rất nổi bật đáng để. (Nguyễn Cường, 2015)
 Pháp
Với nước Pháp, chính sách về nước và LVS được xây dựng dựa trên tinh thần
xây dựng bởi nhà nước trong mối quan hệ với cộng đồng. Qua 50 năm, nước Pháp đã
thu được nhiều kết quả quan trọng trong BVMT nước LVS và hệ sinh thái thủy sinh. Ví
dụ như việc BVMT sông Senine – Normanly, các nhà chức trách đã áp dụng thành công

với mô hình thông qua thực hiện các biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ lượng nước
thải vào LVS, vận động người dân dùng các loại hóa chất tẩy rửa không có phốt phát.
Đồng thời chú ý bảo tồn các vùng đất ngập nước nhằm thu hút các loài động thực vật
bản địa trước kia đã bị di cư hoặc biến mất. Chính nhờ sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ
này mà dòng Senine – Normanly đã được bình yên. (Nguyễn Cường, 2015)
 Mỹ
Nước Mỹ là quốc gia có trình độ phát triển kinh tế, xã hội tiên tiến nhất thế giới
chính vì vậy, việc BVMT nước cũng được quan tâm hàng đầu bằng việc ban hành nhiều
đạo luật trong đó nổi bật là đạo luật nước sạch Hoa Kỳ. Đây là đạo luật được đánh giá
thành công nhất trong các luật liên quan đến môi trường của Mỹ. Giá trị lớn nhất mà
luật này mang lại đó là hầu hết các con sông, hồ của Mỹ từ tình trạng ô nhiễm nặng điển
hình như dòng Cuyahoga theo tạp chí Time 1969 từng đánh giá hầu như không có một
6


sinh vật nào có thể sống sót đến nay các dòng sông đã đáp ứng được chất lượng nước
cho các tiêu chí dịch vụ, vui chơi giải trí của con người. (Nguyễn Cường, 2015)
Tóm lại: Kinh nghiệm từ những quốc gia trên cho thấy, ở Việt Nam khi xây dựng
ban hành các cơ chế, chính sách pháp luật Việt Nam cần phải dựa trên nguyên tắc như
quản lý môi trường nước dựa trên kết quả cuối cùng và quy định rõ trách nhiệm của từng
cá nhân, đơn vị. Hiện các vùng đô thị và khu công nghiệp đang là những điểm nóng và
ô nhiễm nguồn nước, chính vì vậy, cần cô lập và khu trú các vùng ô nhiễm nước trầm
trọng, có kế hoạch xử lý triệt để trong vòng 10 năm với quy trình công nghệ quản lý,
người chịu trách nhiệm với những nguồn ngân sách cụ thể. Bên cạnh đó, cần tuân thủ lý
thuyết đường ống với một quy trình đồng bộ 3 khâu trong kiểm soát ô nhiễm nguồn
nước đó là ngăn ngừa; phát hiện – ngăn chặn; xử lý – phục hồi. Trong đó, cần ưu tiên
công đoạn ngăn ngừa thay vì tập trung xử lý hậu quả như hiện nay. Ngoài ra, khi ban
hành các chính sách phải luôn đảm bảo nguyên tắc công bằng trách nhiệm giữa Nhà
nước, doanh nghiệp và cộng đồng.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Hiện TP.HCM có khoảng 2.000km kênh rạch, đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong việc thoát nước trên địa bàn thành phố. Những năm qua, với sự nỗ lực của thành
phố, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hủ - Bến Nghé đã dần hồi sinh. Tuy nhiên, một
số kênh rạch khác vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng ô nhiễm, bởi rác, nước thải công
nghiệp và nước thải sinh hoạt không qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường. Kết quả quan
trắc mới đây của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) cho thấy, nước
sông Sài Gòn và hệ thống kênh rạch trên địa bàn TP.HCM vẫn đang bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Tại một số điểm quan trắc như Cầu Xáng - Kênh Xáng, Rạch Cây Khô - Tắc Bến
Rô và kênh Thầy Cai, các thông số NH3+, ô nhiễm vi sinh (coliform) đều vượt quy chuẩn
QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B2) từ 1,73 - 130,7 lần. (Phòng TNMT Quận 8)
Hiện nay nguồn nước mặt của hệ thống sông kênh rạch trên địa bàn quận 8 hầu
hết đã bị ô nhiễm ở các cấp độ khác nhau, nhất là ô nhiễm bởi vi sinh và sự thiếu hụt
ôxy trong nước.
Lưu vực kênh Đôi - kênh Tẻ, Tàu Hủ - Bến Nghé chảy rộng trên địa bàn Quận 8
chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn tác động trên toàn lưu vực, nguồn ô nhiễm chủ yếu là
do nước thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất công nghiệp. Hiện nay, lượng nước thải
7


này được thu gom nhờ hệ thống cửa xả dọc kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi - kênh
Tẻ được thu gom về nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng với công suất hiện tại 469.000
m3/ngày. Nhờ vậy, chất lượng nước tại khu vực dần được cải thiện và có thể sử dụng tốt
cho mục đích giao thông thủy cũng như mục đích khác có yêu cầu nước chất lượng thấp.
(Phòng TNMT Quận 8)
Theo kết quả trung bình năm, chất lượng nước tại khu vực chủ yếu bị ô nhiễm
bởi vi sinh và thiếu hụt oxy trong nước (DO thiếu hụt từ 1.03 ÷ 3.39 lần, Coliform vượt
từ 3.48 ÷ 30 lần). Các thông số giám sát còn lại đều đạt quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên,
tại một số vị trí giám sát như tại vị trí cầu chữ Y, Ngã 3 Tàu Hủ - Lò Gốm - Ruột Ngựa,
cầu Nguyễn Tri Phương thuộc lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé bị ô nhiễm thêm chỉ
tiêu COD nhưng vượt không nhiều từ 1.09 ÷ 1.12 lần. Nguyên nhân: Vị trí cầu chữ Y,

Ngã 3 Tàu Hủ - Lò Gốm - Ruột Ngựa: đây là khu vực giáp nước nên khả năng pha loãng
và tự làm sạch của dòng chảy bị giới hạn, mức độ ô nhiễm cao hơn; Vị trí cầu Nguyễn
Tri Phương: do ảnh hưởng từ sinh hoạt của các hộ dân chưa thực hiện di dời, sống ven
rạch Ụ Cây, thải bỏ chất thải sinh hoạt trực tiếp xuống kênh và còn các nhà vệ sinh tạm
trên sông. (Phòng TNMT Quận 8)
Tóm lại: Trước tình hình ô nhiễm chất lượng nước mặt của TP.HCM nói chung
và địa bàn Quận 8 nói riêng thì cần xác định được nguyên nhân gây ô nhiễm và đề xuất
được những giải pháp giảm thiểu dựa vào những phương pháp nghiên cứu phù hợp với
mục tiêu của đề tài được thể hiện chi tiết ở Chương 2.
1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Vị trí địa lý
Quận 8 thuộc khu vực nội thành và nằm ở phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh,
có tọa độ địa lý từ 10o45’08’’ đến 10 o 41’45’’ vĩ độ Bắc; 106 o35’51’’ đến 106 o 41’22’’
kinh đô Đông:
+ Phía Đông giáp quận 4, quận 7.
+ Phía Tây giáp quận Bình Tân và huyện Bình Chánh.
+ Phía Nam giáp huyện Bình Chánh.
+ Phía Bắc giáp quận 5, quận 6.

8


Hình 1.1: Bản đồ hành chính Quận 8
Quận có diện tích tự nhiên 1.917,49 ha, dân số 423.129 người, gồm 16 đơn vị
hành chính cấp phường. Toàn bộ diện tích Quận 8 là đồng bằng có địa hình thấp với cao
độ trung bình so với mặt nước biển là 1,2m trong đó thấp nhất là 0,3m (phường 7) và
cao nhất là 2,0 m (phường 2), với chu vi khoảng 32 km. (Phòng TNMT Quận 8)
Quận 8 nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khu đô thị cũ (quận 5 và quận 6) và khu đô
thị mới Nam Thành phố, nên chịu tác động của sự phát triển đô thị hóa cao, có hệ thống
giao thông khá phát triển ngày càng được cải thiện với một số tuyến chính nối từ trung

tâm thành phố qua quận 8 đến khu đô thị Nam Sài Gòn: Đại lộ Đông Tây, Đại lộ Nguyễn
Văn Linh, đường Phạm Thế Hiển, đường Tạ Quang Bửu, đường An Dương Vương,...;
do đó, Quận 8 hội đủ các nhân tố cần thiết cho ngành thương mại, dịch vụ phát triển
(ngành trọng điểm phát triển trên địa bàn trong những năm qua) một cách toàn diện.
Ngoài ra với vị trí thuận lợi, Quận 8 còn có tiềm năng để thu hút vốn đầu tư trong nước

9


và nước ngoài cho phát triển: công nghiệp và xây dựng phát triển đô thị. (Phòng TNMT
Quận 8)
Cùng với sự phát triển của hệ thống hạ tầng là các dự án cải thiện môi trường
nước, các dự án bồi thường hỗ trợ, tái định cư nhà ở ven sông, các dự án công viên cây
xanh dọc sông, kênh… đến nay Quận 8 dần thoát khỏi tình trạng “vùng nước đen” của
khu vực. (Phòng TNMT Quận 8)
1.2.2. Điều kiện tự nhiên
 Địa hình, địa mạo
Địa hình và địa mạo Quận 8 được hình thành bởi sự chia cắt của các con sông và
kênh rạch.
Địa hình của Quận bằng phẳng, độ dốc của địa hình nhỏ hơn 0,1% nhưng thấp,
trũng. Cao độ trung bình của Quận là 1,20m trong đó khu vực có độ cao thấp nhất là
phường 7 (0,3m) và khu vực có độ cao cao nhất là phường 2 (2,0m) quận có đến 2/3
diện tích tự nhiên nằm dưới ngưỡng của đỉnh chiều cường lịch sử 1,60m (tháng 11 năm
2011) trong đó vùng bị ảnh hưởng lớn nhất cũng là khu vực có địa hình thấp nhất là
phường 6, phường 7, phường 15 và phường 16. (Phòng TNMT Quận 8)
Đặc điểm địa mạo (hay hình thể) của Quận bị các kênh Đôi, Tầu Hủ, sông Cần
Giuộc, rạch Hiệp Ân, rạch Ông Lớn, Ông Nhỏ, Xóm Củi, Ruột Ngựa, Bà Tàng, Lò Gốm,
Kênh Ngang số 1, Kênh Ngang số 2, Kênh Ngang số 3 lại chia nhỏ Quận 8 thành những
khu vực riêng biệt được kết nối qua hệ thống cầu. (Phòng TNMT Quận 8)
 Địa chất

Nằm ở rìa võng chuyển tiếp giữa vùng nâng Đông Nam Bộ và đới sụt võng Cửu
Long. Trên mặt lộ ra các sản phẩm sét, bột, cát chứa nhiều bùn thực vật là các lớp (đất
yếu), chưa được quá trình nén chặt tự nhiên, có tuổi Holocen, nên sức chịu tải của đất
rất yếu từ 0,3 kg/cm2 tới 0,7 kg/cm2, chiều dày các lớp trầm tích trẻ Holocen rất dày và
không ổn định, đáy lớp từ 40,3m tới 41,2m.
Bên dưới các lớp trầm tích Holocen, là các trầm tích Pleistocen, Pliocen, chúng
phủ không chỉ hợp lên bề mặt đá móng Mezozoi có tuổi Juta - Kreta ở độ sâu >100m.
Bên cạnh đó vào mùa mưa mực nước ngầm dâng cao cách mặt đất từ 0,5 - 0,8 m đã tạo
ra những hiện tượng không có lợi cho các công trình xây dựng. (Phòng TNMT Quận 8)
10


 Khí hậu
Quận 8 nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận xích đạo
với 2 mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau. (Phòng TNMT Quận 8)
+ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 27-28 oC; cao nhất vào tháng 4
và thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 (năm sau), chênh lệch nhiệt độ giữa tháng
nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 4 oC. Tuy nhiên, sự chênh lệch nhiệt độ giữa
ngày và đêm lại khá cao từ 5 – 10 oC.
+ Lượng bức xạ: Bức xạ trung bình 140 Kcal/cm2/năm, có sự thay đổi theo mùa.
Mùa khô có bức xạ cao, cao nhất vào tháng 4 và tháng 5 (400 - 500 cal/cm2/ngày).
Mùa mưa có bức xạ thấp hơn, cường độ bức xạ cao nhất đạt 300 - 400
cal/cm2/ngày.
+ Nắng: Tháng có số giờ nắng cao nhất là 8,6 giờ/ngày (tháng 2), tháng có số giờ
nắng ít nhất là 5,4 giờ/ngày. Số giờ nắng cả năm khoảng 1.890 giờ.
+ Lượng mưa: Dao động trong khoảng từ 1.329 mm - 2.178 mm (trung bình năm
đạt 1.940 mm/năm), phân bố không đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ
yếu từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa cả năm. Ngược lại vào mùa
khô, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, tháng 2 có số

ngày mưa ít nhất.
+ Gió: Hướng gió thịnh hành ở khu vực Quận 8 là Đông Nam và Tây Nam. Gió
Đông Nam và Nam thịnh hành vào mùa khô; gió Tây Nam thịnh hành vào mùa
mưa; riêng gió Bắc thịnh hành vào giao thời giữa hai mùa. Hướng gió hoạt động
trong năm có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí các khu công nghiệp, dân cư,
nhất là các ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí.
+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình năm khoảng 75 - 80%, nhìn chung độ ẩm
không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, vào mùa mưa trung bình lên đến
86%, tuy nhiên vào mùa khô trung bình chỉ đạt 71%.
+ Quận nằm trong vùng rất ít thiên tai về khí hậu, biến động thời tiết đáng kể nhất
ở Quận cũng như của thành phố là tình trạng hạn cục bộ trong mùa mưa (mùa
mưa đến muộn hoặc kết thúc sớm hoặc có các đợt hạn trong mùa mưa).

11


 Thuỷ văn
 Mạng lưới sông chính:
+ Kênh Tẻ, Kênh Đôi được tách ra từ sông Sài Gòn tại cửa Tân Thuận, Quận 4, dài
khoảng 32 km, đoạn chảy qua Quận 8 dài 12 km, bề rộng nhất đạt 130m, khu vực
hẹp nhất rộng 75m.
+ Sông Cần Giuộc là sông nhánh của sông Soài Rạp, hợp lưu tại ngã 3 sông Soài
Rạp và sông Vàm Cỏ, sông dài khoảng 38km, đoạn chảy qua Quận 8 dài 2,2km.

Hình 1.2: Bản đồ kênh rạch quận 8
 Các kênh, rạch trong Quận
+ Hệ thống sông, kênh rạch của Quận 8 khá dày, bao gồm nhiều kênh rạch lớn nhỏ
như: sông Bến Lức, sông Ông Lớn, kênh Lò Gốm, kênh Tàu Hủ, rạch Hiệp Ân,
rạch Nước Lên,... với tổng chiều dài khoảng 30km. Hệ thống kênh rạch này kết
hợp với các rạch nhỏ, mạng lưới thoát nước dọc tuyến đường giao thông tạo ra


12


hệ thống thoát nước chính cho toàn Quận, tạo khả năng tiêu nước về mùa mưa
cũng như khi triều cường.
+ Hệ thống sông, kênh, rạch như trên đã tạo nên những lợi thế riêng của quận trong
giao thông đường thủy, điều tiết không khí, tiêu thoát nước mưa, nước thải trong
khu dân cư, các cơ sở sản xuất...
+ Chế độ thuỷ văn của các sông, kênh, rạch phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là chế độ
bán nhật triều sông Sài Gòn và chế độ mưa. Biên độ triều trung bình từ 1,0÷1,1m,
triều cường cao nhất là 1,6m nhỏ nhất là 0,3m. (Phòng TNMT Quận 8)
Bảng 1.1: Các kênh rạch trên địa bàn Quận 8
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21

TÊN KÊNH RẠCH
Kênh Đôi
Sông Cần Giuộc
Rạch Ông Lớn
Rạch Vàm Nước Lên
Rạch Lào
Rạch Xóm Củi
Kênh Ngang Số 1, 2, 3
Kênh Tẻ
Sông Bến Lức
Rạch Bà Tàng
Rạch Bà Cả, Bà Dơi
Kênh Lò Gốm
Rạch Lồng Đèn
Rạch Ông Nhỏ
Kênh Tàu Hủ
Rạch Bồ Đề
Rạch Cầu Đồn
Rạch Du
Rạch Năng
Rạch Nhảy
Rạch Ruột Ngựa

KHỞI ĐIỂM


KẾT THÚC

Phường 1
Ngã 3 kênh Đôi
Ngã 3 kênh Tẻ
Sông Chợ Đệm
Cầu Vĩnh Mậu
Kênh Đôi
Kênh Tàu Hủ
Cầu Rạch Ông
Ngã 3 kênh Đôi
Sông Cần Giuộc
Đường 44 - Trương
Đình Hội
Ngã 3 Kênh Tàu Hủ
Phường 7
Ngã 3 rạch Ông Lớn
Phường 8
Sông Hiệp An
Bến đò Đình
Cầu Mật
Cống Bà Lựu
Đường An Dương
Vương
Đầu nguồn

Phường 7
Bình Chánh
Bình Chánh

Phân bón Bình Điền
Kênh Đôi
Bình Chánh
Kênh Đôi
Cầu Chữ Y
Long An
Rạch Bà Tàng
Kênh Lò Gốm
Sông Bến Lức
Bình Chánh
Cuối tuyến
Phường 15
Quốc lộ 50
Đường Tạ Quang Bửu
Khu Dân cư XN may Q.8
Ngã 3 rạch Ruột Ngựa
Rạch Ruột Ngựa
Ngã 4 kênh Lò Gốm

(Nguồn: Phòng TNMT quận 8)

13


1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
 Điều kiện kinh tế
- Trong Quý I năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp là 1.742,384 tỷ đồng, đạt
21,28% kế hoạch, bằng 100,38% so cùng kỳ; doanh thu thương mại - dịch vụ là
50.118,015 tỷ đồng, đạt 17,03% kế hoạch, tăng 28,59% cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu
là 50,318 triệu USD, đạt 20,50% kế hoạch, tăng 185,23% cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu

là 63,644 triệu USD, đạt 24,70% kế hoạch, tăng 60,07% cùng kỳ.
- Công tác đăng ký kinh doanh: Ủy ban nhân dân Quận 8 đã cấp 186 giấy chứng
nhận đăng ký hộ kinh doanh và đăng ký thuế với tổng số vốn đăng ký là 8,190 tỷ đồng.
Sở kế hoạch - đầu tư thành phố cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho 161 doanh nghiệp
(tăng 34,17% cùng kỳ) với tổng số vốn đăng ký là 647,360 tỷ đồng (tăng 86,92% cùng
kỳ) và 83 chi nhánh thành lập mới.
- Tổ chức kiểm tra hoạt động sau đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp
kinh doanh trên tuyến đường vào chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền, xử lý 04
trường hợp vi phạm; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và quản lý giá
cả thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tập trung kiểm tra các
doanh nghiệp kinh doanh hóa chất trên địa bàn tổ chức thăm hỏi 21 doanh nghiệp về
tình hình sản xuất kinh doanh và chăm lo tết cho người lao động…
- Công tác quy hoạch: Hội đồng thẩm định quy hoạch Quận 8 đã thông qua các
dự án: Quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc dự án trụ sở Khối vận và đoàn
thể Quận 8, hồ bơi Quận 8, chung cư Thuận Thành tại phường 16; thẩm định 09 hồ sơ;
qui hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 các điểm dọc tuyến tuyến đường Võ Văn Kiệt thuộc địa
bàn Quận 8.

- Công tác nước sạch: phối hợp công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn kiểm tra và
tiếp nhận bàn giao hệ thống cấp nước khu dân cư phường 7; phối hợp với công ty TNHH
Xây dựng – Thương mại – Dịch vụ - Du lịch Hiệp Ân cung cấp nước cho người dân tại
khu vực.

- Công tác phòng chống lụt bão, thiên tai: kiện toàn ban chỉ huy phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Quận 8, xây dựng Phương án phòng tránh, ứng phó thiên
tai theo cấp độ rủi ro thiên tai; phương án phòng tránh ứng phó với tình huống bão mạnh
– rất mạnh đổ bộ trực tiếp vào địa bàn Quận 8; cung cấp thông tin hoàn thiện bản đồ
14



cảnh báo ngập lụt và di dời dân khi hồ Dầu Tiếng xả lũ với lưu lượng 600m3/s và
1000m3/s; tổ chức cảnh báo cơn bão số 5 trên biển Đông – bão Melor.
- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: xây dựng phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư để công khai lấy ý kiến người dân, lập thủ tục tiến hành
bồi thường các dự án được bố trí vốn: hệ thống thoát nước đường Rạch Cát, Mai Hắc
Đế; Cầu rạch Cát...; kiểm tra, thống kê, lập kế hoạch nhu cầu quỹ nhà ở, đất ở phục vụ
tái định cư cho các dự án dự kiến triển khai từ năm 2016-2020; đồng thời, cân đối nhu
cầu quỹ nhà tái định cư phục vụ công tác tái định cư cho các dự án trọng điểm triển khai
trong năm 2016, trong đó có xin ý kiến thành phố điều chuyển quỹ nhà ở đối với dự án
xây dựng hệ thống thoát nước đường Mai Hắc Đế, đường Rạch Cát Phường 15. (Phòng
TNMT Quận 8)
Tóm lại: Sự phát triển kinh tế của khu vực như: gia tăng các công ty, cơ sở sản
xuất, các hoạt động kinh doanh, công tác đăng ký kinh doanh, công tác quy hoạch, công
tác nước sạch, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư… Là tiền đề cho
các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước mặt, khi
các công tác trên không được đảm bảo.
 Điệu kiện văn hóa – xã hội
 Dân số
Dân số của quận 8 năm 2015 là 421.547 người (theo Niên giám thống kê năm
2015 của Cục thống kê Tp.HCM).
 Hoạt động văn hóa và giáo dục
Hoạt động văn hóa, văn nghệ và công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ tốt các
ngày lễ, kỷ niệm trong quý I như: mừng xuân Bính Thân năm 2016, chào mừng Đại hội
Đại biểu lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, 86 năm ngày thành lập Đảng 3/2,
bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.... Tổ
chức lễ viếng tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Xuân Bính Thân năm 2016 tại 02 địa điểm:
Bia truyền thống tại công viên Dạ Nam (Phường 3) và đài tưởng niệm Liệt sĩ (Phường
7) và khánh thành công trình sửa chữa, tôn tạo đài liệt sĩ phường 7.
Công tác giáo dục đào tạo: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu
học theo thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của bộ giáo dục. Tổ chức kiểm tra 145 lượt đơn


15


vị giáo dục; kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo thực hiện
quy chế chuyên môn, thực hiện nội dung, chương trình, tại một số trường trên địa bàn.

 Công tác tài nguyên – môi trường
Công tác tài nguyên: Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai năm 2014 trên địa bàn;
tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016; bàn giao các khu đất công cho Ủy ban
nhân dân các phường quản lý (gồm Phường 2, 5 và Phường 16). Kiểm tra, đo đạc các
khu đất công phát sinh mới, xây dựng phương án sử dụng các khu nghĩa địa phường 7,
phường 15. Tiếp tục công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Quận 8; thực hiện kiểm tra, rà soát các mặt bằng
thuộc sở hữu nhà nước do các cá nhân và tổ chức thuê, quản lý và sử dụng.
Công tác môi trường: giải quyết 16/18 trường hợp cấp giấy xác nhận đăng ký kế
hoạch bảo vệ môi trường, 14/17 trường hợp cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi
trường đơn giản; tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối
với 31 đơn vị, ban hành 01 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt 15 triệu
đồng. Tiếp tục phúc tra và chuyển hóa các điểm mất vệ sinh, nguy cơ phát sinh dịch
bệnh, đã chuyển hóa được 65/70 điểm; giám sát, nghiệm thu chất lượng vệ sinh môi
trường và công tác vớt rác trên kênh, rạch, tiếp tục thí điểm lắp đặt bồn tự hoại đối với
nhà vệ sinh có ống thải trực tiếp ra kênh, rạch, ao, hồ. Triển khai kế hoạch tổ chức các
hoạt động hưởng ứng ngày hội tái chế lần 9 với chủ đề “sản xuất và tiêu dùng”; tổ chức
Hội nghị tổng kết 5 năm chương trình liên tịch về bảo vệ môi trường (2011 – 2015) và
ký kết chương trình liên tịch giai đoạn 2015 – 2020; xây dựng kế hoạch tăng tỷ lệ thu
gom rác hộ dân giai đoạn 2015 – 2020. (Phòng TNMT Quận 8)
Tóm lại: Với những thống kê đánh giá các điều kiện văn hóa – xã hội trong 6
tháng đầu năm như: gia tăng dân số, công tác giáo dục, hoạt động văn hóa, văn nghệ,
công tác tuyên truyền, cổ động, công tác tài nguyên, công tác môi trường,…Đây là các

cơ sở để đánh giá và xác định nguyên nhân gây ô nhiễm kênh rạch trên địa bàn, dựa vào
các mặt hạn chế của các công tác trên để có những đề xuất biện pháp giảm thiểu cho
phù hợp, đã được trình bày trong các phần tiếp theo của báo cáo.

16


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TỔNG HỢP VÀ KẾ THỪA
2.1.1. Phương pháp thu thập tổng hợp
Quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu đã thu thập tổng hợp các thông tin như:
điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế- xã hội, các sách, luận văn để nghiên cứu
phương pháp xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước kênh
rạch.
2.1.2. Phương pháp kế thừa
Kế thừa số liệu quan trắc nước mặt của Quận 8 qua các năm từ 2011-2016, báo
cáo chương trình giảm ô nhiễm môi trường.
2.2. PHƯƠNG KHẢO SÁT THỰC ĐỊA VÀ LẤY MẪU
2.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa
+ Phương tiện để khảo sát thực địa và lấy mẫu nước là bằng ca nô của xí nghiệp
môi trường đô thị Quận 8.

(Nguồn: Ảnh thực địa 27/7/2016)
Hình 2.1: Ca nô khảo sát và lấy mẫu nước
17


+ Tiến thành khảo sát dọc theo các kênh rạch về tập quán sinh hoạt của người dân,
các loại hình sản xuất có nguồn thải vào môi trường nước mặt trên địa bàn Quận

8. Dựa vào kế hoạch khảo sát như bảng 2.1 bên dưới;
Bảng 2.1. Kế hoạch khảo sát thực địa và lấy mẫu nước
Đợt

1

2

Thời gian
thực hiện

Nội dung thực hiện

- Đi khảo sát bằng ca nô dọc các tuyến
kênh rạch trên địa bàn Quận 8, lúc
triều cường.
Sáng 8h÷10h
- Lấy mẫu nước cho cơ quan thực tập
ngày 12/4/2016
(Phòng Tài nguyên và Môi trường
Quận 8) tại 14 vị trí quan trắc lúc triều
cường.
- Đi khảo sát bằng ca nô dọc các tuyến
kênh rạch trên địa bàn Quận 8, lúc
triều kiệt.
Chiều 13h÷15h
- Lấy mẫu nước cho cơ quan thực tập
ngày 12/4/2016
(Phòng Tài nguyên và Môi trường
Quận 8) tại 14 vị trí quan trắc lúc triều

kiệt
- Đi khảo sát bằng ca nô dọc các tuyến
kênh rạch trên địa bàn Quận 8, lúc
triều cường.
Sáng 8h30÷10h
- Lấy mẫu nước cho cơ quan thực tập
ngày 27/07/2016
(Phòng Tài nguyên và Môi trường
Quận 8) tại 14 vị trí quan trắc lúc triều
cường.
- Đi khảo sát bằng ca nô dọc các tuyến
kênh rạch trên địa bàn Quận 8, lúc
triều kiệt.
Chiều 14h30÷16h
- Lấy mẫu nước cho cơ quan thực tập
ngày 27/07/2016
(Phòng Tài nguyên và Môi trường
Quận 8) tại 14 vị trí quan trắc lúc triều
kiệt

Kết quả
- Lấy đủ 26 mẫu
nước, lúc

triều

cường.

- Lấy đủ 26 mẫu
nước, lúc triều

kiệt.

- Lấy đủ 26 mẫu
nước, lúc triều
cường.

- Lấy đủ 26 mẫu
nước, lúc triều
kiệt.

18


2.2.2. Phương pháp lấy mẫu
Việc tiến hành lấy mẫu nước mặt trên địa bàn sẽ được dựa vào bản đồ vị trí quan
trắc bên dưới;

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường Quận 8)
Hình 2.2: Bản đồ vị trí lấy mẫu nước kênh rạch Quận 8
 Tiến hành lấy mẫu tại 14 vị trí quan trắc, mỗi vị trí lấy 2 mẫu;
 Cơ sở lựa chọn các vị trí lẫy mẫu là dựa vào các lý do sau đây:
+ Điểm đầu vào và đầu ra của các kênh rạch trên địa bàn quận;
+ Các điểm xả nước thải của các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở chế
biến…;
+ Các cống rãnh xả nước thải của khu vực tập trung dân cư đông;
+ Vị trí thuận lợi cho công tác lấy mẫu.

19



×