Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu công nghiệp đức hòa i, hạnh phúc, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 117 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017
Giảng viên phản biện




Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ iii
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .................................................. 2
3. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .............................................................. 2
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN ................................................. 3
5. PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN .................................................................... 3
6. TÍNH MỚI, TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................ 4
7. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ............................................................. 4
CHƢƠNG 1...........................................................................................................5
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TẠI KHU CÔNG
NGHIỆP ................................................................................................................5
1.1 Tổng quan về công tác quản lý môi trƣờng khu công nghiệp ....................5
1.1.1 Tổng quan về Khu công nghiệp ...........................................................5
1.1.2 Công tác quản lý môi trƣờng khu công nghiệp....................................7
1.2 Cơ sở pháp lý về công tác quản lý môi trƣờng khu công nghiệp ở Việt
Nam .................................................................................................................... 12
1.3 Các công cụ trong quản lý môi trƣờng khu công nghiệp ......................... 19
1.3.1 Các công cụ quản lý môi trƣờng đang áp dụng hiện nay................... 19
1.3.2 Định hƣớng phát triển một số mô hình KCN tại Việt Nam trong thời
gian tới ................................................................................................................. 20
CHƢƠNG 2........................................................................................................ 25

TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP ĐỨC HÒA I - HẠNH PHÚC....... 25
2.1 Tổng quan về khu công nghiệp ................................................................ 25
2.1.1 Giới thiệu về Khu công nghiệp Đức Hòa 1- Hạnh Phúc .................. 25
2.1.2 Lịch sử thành lập và phát triển Khu công nghiệp Đức Hòa 1-Hạnh
Phúc .................................................................................................................... 26
2.1.3 Vị trí địa lý Khu công nghiệp Đức Hòa 1- Hạnh Phúc ..................... 27
2.1.4 Điều kiện tự nhiên, môi trƣờng ......................................................... 27
2.1.5 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 28
2.1.6 Hiện trạng sử dụng đất ...................................................................... 29
2.1.7 Phƣơng án phát triển không gian tổng thể ........................................ 29
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

2.1.8 Phạm vi và lĩnh vực hoạt động của KCN Đức Hòa 1- Hạnh Phúc ... 30
2.2 Hiện trạng môi trƣờng Khu công nghiệp Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc ......... 31
2.3 Hiện trạng công tác quản lý môi trƣờng Khu công nghiệp Đức Hòa 1 –
Hạnh Phúc .......................................................................................................... 36
2.4 Hiện trạng công tác kiểm soát và xử lý chất ô nhiễm tại khu công nghiệp
Đức Hòa 1 - Hạnh Phúc ..................................................................................... 41
CHƢƠNG 3........................................................................................................ 47
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP ĐỨC HÒA I – HẠNH PHÚC ................................................ 47
3.1 Nƣớc thải .................................................................................................. 47
3.2 Chất lƣợng nƣớc mặt ................................................................................ 49
3.3 Chất lƣợng không khí ............................................................................... 57
3.4 Độ ồn ......................................................................................................... 66

3.5 Chất thải rắn ............................................................................................. 66
CHƢƠNG 4........................................................................................................ 68
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG TẠI
KHU CÔNG NGHIỆP ĐỨC HÒA I – HẠNH PHÚC ...................................... 68
4.1 Giải pháp về thể chế, chính sách ............................................................... 68
4.2 Giải pháp cải thiện quản lý và kiểm soát chất thải ................................... 69
4.3 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý môi trƣờng tại KCN ...................... 75
4.4 Giải pháp về giáo dục, truyền thông môi trƣờng ...................................... 77
4.5 Giải pháp về quy hoạch xây dựng KCN gắn liền với bảo vệ môi trƣờng 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 84

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BKHĐT:
BNV:
BOD:
BTNMT:
BVTV:
CN:
COD:
CP:
CTR:
ĐTM:

DV:
GDP:
KCN:
KCNC:
KCNST:
KCX:
KKT:
MR:
MT:
NĐ- CP:
PAC:
PVC:
QCVN:
QĐ:
SX- TM – DV:
TDS:
TNHH:
TPHCM:
TSS:
TT:
TTLT:
TV:
UBND:
WTO:
XLNT:

Bộ kế hoạch đầu tƣ
Ban nội vụ
Nhu cầu oxi hóa sinh học
Bộ tài nguyên môi trƣờng

Bảo vệ thực vật
Công nghiệp
Nhu cầu oxi hóa hóa học
Cổ phần
Chất thải rắn
Đánh giá tác động môi trƣờng
Dịch vụ
Tổng sản phẩm nội địa
Khu công nghiệp
Khu công nghệ cao
Khu công nghiệp sinh thái
Khu chế xuất
Khu kinh tế
Mở rộng
Môi trƣờng
Nghị định – Chính phủ
Poly Aluminium Chloride
Polyvinyl clorua
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định
Sản xuất – Thƣơng mại – Dịch vụ
Tổng chất rắn hòa tan
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng chất rắn lơ lửng
Thông tƣ
Thông tƣ liên tịch
Thành viên
Ủy ban Nhân dân
Tổ chức thƣơng mại thế giới

Xử lý nƣớc thải

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

i


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng hệ thống các văn bản pháp luật về môi trƣờng áp dụng trong
quản lý KCN....................................................................................................... 12
Bảng 2.1 Cơ cấu phân bổ đất đai xây dựng KCN Đức Hòa 1-Hạnh Phúc ........ 29
Bảng 2.2 Bảng thống kê nguồn phát sinh khí thải tại các cơ sở sản xuất trong
KCN Đức Hòa 1- Hạnh Phúc ............................................................................. 32
Bảng 2.3 Bảng thống kê CTR của một số doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN
Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc ..................................................................................... 35
Bảng 2.4 Bảng hệ thống các văn bản về quản lý môi trƣờng trong KCN Đức
Hòa 1 – Hạnh Phúc............................................................................................. 37
Bảng 3.1 Khả năng tiếp nhận nƣớc thải của kênh Xáng .................................... 48
Bảng 3.2 Bảng so sánh nồng độ pH tại một số vị trí nƣớc mặt, khu công nghiệp
Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc ..................................................................................... 49
Bảng 3.3 Bảng so sánh nồng độ TSS tại một số vị trí nƣớc mặt, khu công nghiệp
Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc ..................................................................................... 51
Bảng 3.4 Bảng so sánh nồng độ BOD tại một số vị trí nƣớc mặt, khu công
nghiệp Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc ......................................................................... 52
Bảng 3.5 Bảng so sánh nồng độ COD tại một số vị trí nƣớc mặt, khu công
nghiệp Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc ......................................................................... 54

Bảng 3.6 Bảng so sánh Tổng Coliform tại một số vị trí nƣớc mặt, khu công
nghiệp Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc ......................................................................... 55
Bảng 3.7 Bảng so sánh nồng độ bụi tại KCN Đức Hòa 1- Hạnh Phúc.............. 58
Bảng 3.8 Bảng so sánh nồng độ SO2 tại KCN Đức Hòa 1- Hạnh Phúc ............ 60
Bảng 3.9 Bảng so sánh nồng độ NO2 tại KCN Đức Hòa 1- Hạnh Phúc............ 62
Bảng 3.10 Bảng so sánh nồng độ CO tại KCN Đức Hòa 1- Hạnh Phúc ........... 64
Bảng 3.11 Bảng thống kê độ ồn qua các năm tại KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc
............................................................................................................................ 66
Bảng 3.12 Bảng thống kê chất thải rắn phát sinh tại KCN Đức Hòa 1 – Hạnh
Phúc .................................................................................................................... 67

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

ii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Tình hình thành lập và phát triển các KCN theo thời gian. ................ 11
Hình 1.2 Vƣờn công nghiệp Bourbon An Hòa, Tây Ninh. ................................ 22
Hình 1.3 Khu công nghiệp VSIP I, Bình Dƣơng. .............................................. 23
Hình 2.1 Bản đồ vị trí KCN Đức Hòa I - Hạnh Phúc, tỉnh Long An................. 27
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức quản lý KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc. ....................... 39
Hình 2.3 Sơ đồ quy trình công nghệ trạm XLNT giai đoạn 1. .......................... 43
Hình 3.1 Bản đồ vị trí lấy mẫu tại KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc. ................... 47
Hình 3.2 Diễn biến nồng độ pH theo không gian và thời gian tại khu công
nghiệp Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc. ........................................................................ 49

Hình 3.3 Diễn biến nồng độ TSS theo không gian và thời gian tại khu công
nghiệp Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc. ........................................................................ 51
Hình 3.4 Diễn biến nồng độ BOD theo không gian và thời gian tại khu công
nghiệp Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc. ........................................................................ 53
Hình 3.5 Diễn biến nồng độ COD theo không gian và thời gian tại khu công
nghiệp Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc. ........................................................................ 54
Hình 3.6 Diễn biến nồng độ Tổng Coliform theo không gian và thời gian tại khu
công nghiệp Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc. ............................................................... 56
Hình 3.8 Diễn biến nồng độ SO2 theo không gian và thời gian tại Khu công
nghiệp Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc. ........................................................................ 60
Hình 3.9 Diễn biến nồng độ NO2 theo không gian và thời gian tại Khu công
nghiệp Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc. ........................................................................ 62
Hình 3.10 Diễn biến nồng độ CO theo không gian và thời gian tại Khu công
nghiệp Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc. ........................................................................ 64
Hình 4.1 Sơ đồ quy trình công nghệ TXLNT giai đoạn mở rộng...................... 71

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

iii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực tiễn phát triển của các nƣớc trên thế giới những năm qua đã chứng tỏ rằng
việc thành lập các Khu công nghiệp (KCN), Khu chế xuất (KCX) là một trong những
giải pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và phát

triển Kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Cùng với sự phát triển ngày càng vƣợt bậc trên
toàn thế giới, khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, nƣớc ta đã bƣớc
vào giai đoạn Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa thứ hai theo kế hoạch 10 năm với nhịp
độ nhanh chóng và quy mô mạnh mẽ, nhằm thực hiện thành công mục tiêu chiến lƣợc
của Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần VIII là “đƣa nƣớc ta trở thành một nƣớc công
nghiệp vào năm 2020”, hàng loạt các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ
cao tập trung đã đƣợc thành lập, xây dựng và đi vào hoạt động theo chiến lƣợc nền
kinh tế công nghiệp quy mô lớn. Khu công nghiệp chính thức thành lập vào năm 1991
đến năm 1993 cả nƣớc có 2 KCN, hai năm sau 1994 -1995 tăng lên 7 KCN, năm 1996
là 13 KCN. Đặc biệt, Quy chế quản lý KCN của Chính Phủ ra đời, tạo khung pháp lý
cho việc thành lập và hoạt động của KCN, do đó năm 1997 đã có 45 KCN tăng gấp 3,5
lần so với năm 1996, những năm sau đó quy mô các KCN tăng đều đặn hàng năm với
tốc độ khoảng 20%/năm. Tính đến năm 2014 cả nƣớc đã có 295 KCN, năm 2015 là
299 KCN, năm 2016 là 324 KCN. Tám tháng đầu năm 2017, cả nƣớc có khoảng 328
KCN đƣợc thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên là 96,3 nghìn ha, trong đó 223
KCN đã đi vào hoạt động và 105 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt
bằng. Ƣớc tính tốc độ phát triển khu công nghiệp cả nƣớc khoảng 10 KCN/năm
(Thống kê của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, 2017).
Mỗi khu công nghiệp ra đời sẽ là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn
đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế
thế giới, tạo ra điều kiện cho việc phát triển công nghiệp theo quy hoạch tổng thể, tạo
điều kiện xử lý tập trung, hạn chế tình trạng phân tán chất thải công nghiệp. Một số
KCN lớn ở nƣớc ta nhƣ: Khu công nghiệp Phú Mỹ, Khu công nghiệp Bình Xuyên,
Nam Sơn – Hạp Lĩnh, Phƣớc Đông, Sài Gòn – Nhơn Hội, Việt Hóa – Đức Hòa 3, Mỹ
Phƣớc 3, Tân Phú Trung, Minh Hƣng, Becamex Bình Dƣơng,…Tuy nhiên, bên cạnh
những đóng góp tích cực, quá trình phát triển của các Khu công nghiệp đang phải đối
mặt với nhiều thách thức lớn về các sự cố ô nhiễm môi trƣờng do chất thải, nƣớc thải,
khí thải công nghiệp gây ra. Sự cố Khu công nghiệp Fomosa, Hà Tĩnh do Công ty
TNHH Gang thép Hƣng Nghiệp Fomosa Hà Tĩnh xả thải chƣa xử lý gây xôn xao trong

dự luận tháng 4 năm 2016, hậu quả làm cho cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền
Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, ƣớc tính thiệt hại 100 tấn hải sản chết dạt vào

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

1


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

bờ, 9 triệu tôm giống bị chết, 17.600 tàu cá và gần 41.000 ngƣời bị ảnh hƣởng trực tiếp
(Báo cáo của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2016) . Ngày 16 tháng 6 năm 2016, bờ
bao hồ chứa chất thải titan của Công ty TNHH Tân Quang Cƣờng ở xã Thuận Quý,
huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) bị vỡ, lƣợng nƣớc thải quá lớn nên đã tràn
ra bãi biển Thuận Quý, khiến vùng biển nhuộm đỏ. Ô nhiễm bụi khu vực cầu Nghìn,
thị trấn An Bài (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) do 70 lò vôi thủ công ngày đêm hoạt
động nhả khói bụi, tƣơng tự những “khu phố trắng” trên địa bàn thành phố Long
Xuyên, An Giang do nhiều nhà máy chế biến lƣơng thực, sản xuất vật liệu quy mô lớn
đang hoạt động gây ra,…Những thách thức này nếu không đƣợc giải quyết tốt có thể
sẽ gây ra những thảm họa về môi trƣờng và biến đổi khí hậu, tác động nghiêm trọng
đến đời sống, sức khỏe ngƣời dân hiện tại và tƣơng lai, phá hỏng những thành tựu
công nghiệp, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Vì vậy, công việc đánh giá chất lƣợng
môi trƣờng tại các Khu công nghiệp là một phần quan trọng trong phát triển các Khu
công nghiệp.
Hòa nhập với sự phát triển của đất nƣớc, Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng. Hiện tại trên địa bàn
tỉnh Long An có khoảng 30 Khu công nghiệp đang hoạt động nhƣ: Khu công nghiệp
Bắc An Thạnh, Khu công nghiệp Long Hậu, Khu công nghiệp Xuyên Á, Khu công

nghiệp Vĩnh Lộc II, Cụm công nghiệp Nhơn Hậu, Cụm công nghiệp Hải Sơn, Khu
công nghiệp Tân Đức,… Trong đó, Khu công nghiệp Đức Hòa I - Hạnh Phúc là một
khu công nghiệp tập trung nhiều ngành công nghiệp chính của tỉnh, có tầm quan trọng
lớn trong việc thay đổi bộ mặt của tỉnh, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng
trƣởng GDP của tỉnh. Khu công nghiệp Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc nằm gần các Khu
Công nghiệp Tân Đức, Cụm công nghiệp Hải Sơn, Cụm công nghiệp Tân Đô, các vấn
đề môi trƣờng diễn biến hết sức phức tạp, do đó cần phải quan tâm và chú trọng nhiều
hơn nữa. Để giảm thiểu những tác động môi trƣờng do hoạt động sản xuất của Khu
công nghiệp này trong tƣơng lai, việc đánh giá chất lƣợng môi trƣờng và đề xuất giải
pháp để cải thiện là việc cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì thế, đề tài “Đánh
giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lƣợng môi trƣờng Khu công nghiệp Đức
Hòa I - Hạnh Phúc, tỉnh Long An” đã đƣợc thực hiện.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá diễn biến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt, nƣớc thải, không khí, độ ồn
và chất thải rắn, từ đó lựa chọn và đề xuất các biện pháp khả thi góp phần cải thiện và
nâng cao chất lƣợng môi trƣờng Khu công nghiệp Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc theo định
hƣớng phát triển công nghiệp bền vững.
3. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Đề tài gồm những nội dung sau:

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

2


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

- Tổng quan về một số vấn đề trong công tác quản lý môi trƣờng khu công

nghiệp.
- Tổng quan về tình hình hoạt động, hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng cũng nhƣ
công tác quản lý môi trƣờng tại KCN Đức Hòa I - Hạnh Phúc.
- Thu thập, xử lý và phân tích số liệu các thành phần môi trƣờng nền ban đầu và
hiện tại: nƣớc mặt, nƣớc thải, không khí, độ ồn, chất thải rắn.
- Tiến hành so sánh các thành phần môi trƣờng ở thời điểm ban đầu và hiện tại,
từ đó đánh giá diễn biến chất lƣợng môi trƣờng tại khu công nghiệp.
- Đề xuất giải pháp để cải thiện và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng tại KCN.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
Đề tài tập trung vào việc đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc thải, nƣớc mặt,
không khí, độ ồn, chất thải rắn tại KCN Đức Hòa I - Hạnh Phúc.
5. PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN
a. Tổng quan tài liệu
Thu thập tài liệu, số liệu sẵn có và đáng tin cậy về chất lƣợng các thành phần môi
trƣờng tại KCN bao gồm: Kết quả phân tích chất lƣợng không khí từ năm 2014 đến
năm 2017; Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải từ năm 2014 đến năm 2017; Kết
quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt từ năm 2014 đến năm 2016; Kết quả thống kê chất
thải năm 2017; Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng dự án đầu tƣ xây dựng KCN
Đức Hòa I - Hạnh Phúc năm 2002; Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng dự án đầu tƣ
xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Đức Hòa I mở rộng năm 2007; Báo cáo
giám sát môi trƣờng KCN Đức Hòa 1 năm 2017.
Các quy chuẩn hiện hành về bảo vệ các thành phần môi trƣờng: QCVN 08-MT:
2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt; QCVN 40:
2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp; QCVN 05:
2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh;
QCVN 26: 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
Tham khảo các bài báo, các bài nghiên cứu về đánh giá chất lƣợng môi trƣờng
khu công nghiệp tƣơng tự trong và ngoài nƣớc.
b. Thống kê và xử lý số liệu
Chọn số liệu thu thập đƣợc rồi tổng hợp vào bảng sau đó tiến hành vẽ biểu đồ

thể hiện diễn biến các thành phần môi trƣờng theo không gian và thời gian.
c. Phân tích và đánh giá
Dựa vào biểu đồ diễn biến kết hợp với thông tin có sẵn và khảo sát đƣợc từ thực
tế, phân tích diễn biến chất lƣợng các thành phần môi trƣờng hiện tại so với môi
trƣờng nền. Đánh giá và đƣa ra những kết luận về chất lƣợng các thành phần môi
trƣờng tại khu công nghiệp.
d. Phƣơng pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

3


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

Thu thập thông tin, ý kiến đánh giá của các chuyên gia môi trƣờng về diễn biến
chất lƣợng môi trƣờng cũng nhƣ công tác quản lý tại các KCN hiện nay.
e. Phƣơng pháp tổng hợp tài liệu, viết báo cáo
Từ quá trình nghiên cứu các tài liệu thu thập đƣợc, kết quả phân tích và đánh giá
số liệu, một báo cáo hoàn chỉnh sẽ đƣợc thực hiện theo nội dung đã đƣợc xác định.
6. TÍNH MỚI, TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
a. Tính mới của đề tài
Đề tài này là kết quả nghiên cứu cụ thể về diễn biến chất lƣợng môi trƣờng tại
KCN Đức Hòa 1- Hạnh Phúc. Bên cạnh đó, đề tài sẽ đƣa ra các biện pháp cải thiện và
nâng cao chất lƣợng môi trƣờng tại KCN.
Đây là đề tài mới và có tính thực tiễn cao, góp phần tích cực vào việc nâng cao
hiệu quả quản lý môi trƣờng tại KCN Đức Hòa 1- Hạnh Phúc.
b. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Long An có khoảng 30 KCN đang hoạt động, các KCN

tập trung nhiều ngành công nghiệp chính của tỉnh, có tầm quan trọng lớn và đóng góp
một phần quan trọng vào sự tăng trƣởng GDP của tỉnh cũng nhƣ cả nƣớc. Các khu
công nghiệp đều nằm gần khu dân cƣ, chính vì vậy, các vấn đề môi trƣờng cần phải
đƣợc quan tâm và chú trọng nhiều hơn nữa. Việc nghiên cứu và đánh giá chất lƣợng
môi trƣờng nhằm giảm những tác động môi trƣờng do hoạt động sản xuất từ KCN và
đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng môi trƣờng, để giảm thiểu các tác
động đến môi trƣờng là việc cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và có thể nhân rộng cho các
KCN khác.
7. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

4


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP
1.1 Tổng quan về công tác quản lý môi trƣờng khu công nghiệp
1.1.1 Tổng quan về Khu công nghiệp
a) Khái niệm về Khu công nghiệp
Mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng văn minh, đƣợc Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nêu lên chỉ có thể đạt đƣợc bằng con đƣờng phát
triển và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc, trong đó việc phát triển các khu công nghiệp (KCN) có ý nghĩa vô cùng quan

trọng. Theo đó, các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm:
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh
tế trọng điểm miền Nam. Vùng Đông Nam Bộ có số KCN đƣợc thành lập nhiều nhất
với 111 KCN, chiếm 34% (Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2016), có thể thấy
KCN phát triển rất nhanh chóng.
Vậy khu công nghiệp là gì? Theo điều 2, chƣơng I của Nghị định 29/2008/NĐCP Quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế đã đƣa ra khái niệm:
Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch
vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, đƣợc thành lập theo điều
kiện, trình tự và thủ tục quy định.
Ngoài ra còn có khái niệm về khu chế xuất, khu chế xuất là khu công nghiệp
chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và
hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, đƣợc thành lập theo điều kiện, trình
tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp.
Khu công nghiệp và khu chế xuất khác nhau ở chỗ:
- Khu chế xuất xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất các sản phẩm xuất khẩu,
còn khu công nghiệp đƣợc mở ra với tất cả các ngành công nghiệp, kể cả sản xuất
hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nƣớc. Do vậy, khu công nghiệp có thể bao gồm cả
doanh nghiệp chế xuất.
- Các công ty 100% vốn trong nƣớc có thể đƣợc đƣa vào khu công nghiệp, khác
với khu chế xuất chỉ liên kết với các công ty vốn nƣớc ngoài.
- Các công ty sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp sẽ đƣợc hƣởng một số
ƣu đãi nhất định. Trong đó, đặc biệt ƣu đãi đối với những hãng sản xuất hàng xuất
khẩu, do đó những hãng này mà nằm trong khu công nghiệp sẽ đƣợc hƣởng ƣu đãi nhƣ
trong khu chế xuất và cũng sẽ đƣợc hƣởng ƣu đãi nhƣ trong khu công nghiệp.
b) Đặc trưng của khu công nghiệp
Một khu công nghiệp đƣợc hình thành với một số đặc trƣng nhƣ sau:

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà


5


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

- Xây dựng dựa trên diện tích tƣơng đối rộng, trên 40 ha;
- Một khu có sự tích hợp của các tòa nhà, nhà máy cũng nhƣ các dịch vụ: công
trình công ích, phố xá, viễn thông, cảnh quan, hệ thống giao thông, công trình tiện ích;
- Những quy định có tính chất bắt buộc tuân thủ đối với các công ty thƣờng trú,
liên quan về các vấn đề nhƣ kích thƣớc tối thiểu của lô đất, các tỷ lệ diện tích đất sử
dụng và loại hình xây dựng;
- Quy hoạch tổng thể chi tết, quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải
thực hiện và các đặc điểm chi tiết đối với tất cả các khía cạnh của môi trƣờng xây
dựng;
- Quy định về công tác quản lý để nâng cao hiệu lực thi hành các hợp đồng và
các quy định bắt buộc, phê duyệt và tiếp nhận công ty mới vào khu công nghiệp và
cung cấp các chính sách, xúc tiến quy hoạch, nhằm thúc đẩy phát triển dài hạn khu
công nghiệp.
c) Các điều kiện, tiêu chí hình thành khu công nghiệp
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế - xã hội , quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất của từng địa phƣơng;
- Có điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng và hạ tầng xã
hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển KCN với quy
hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cƣ, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ cho
công nhân trong KCN;
- Có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các KCN,
riêng đối với các địa phƣơng thuần túy về đất nông nghiệp, khi phát triển các khu công
nghiệp để thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế cần tiến hành phân kỳ đầu tƣ
chặt chẽ nhằm đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả;

- Có khả năng thu hút vốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc
ngoài;
- Có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động;
- Đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc phòng;
- Đối với các địa phƣơng đã phát triển khu công nghiệp, việc thành lập khu công
nghiệp chỉ đƣợc thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp KCN hiện có đã đƣợc
cho thuê ít nhất 60%;
- Việc mở rộng các khu công nghiệp hiện có chỉ đƣợc thực hiện khi tổng diện
tích đất công nghiệp của KCN đó đã đƣợc cho thuê ít nhất là 60% và đã xây dựng
xong công trình xử lý nƣớc thải tập trung;
- Đối với KCN có quy mô diện tích trên 50 ha và có nhiều chủ đầu tƣ tham gia
đầu tƣ xây dựng – kinh doanh kết cấu hạ tầng, phải tiến hành lập quy hoạch chung xây
dựng KCN theo hƣớng của Bộ xây dựng trƣớc khi lập quy hoạch chi tiết KCN để đảm
bảo tính thống nhất và tính đồng bộ của hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN;
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

6


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

- Trong KCN có thể có KCX, doanh nghiệp chế xuất.
d) Vai trò của khu công nghiệp
Đối với xã hội: giúp cho việc lập kế hoạch và nâng cao hiệu quả sử dụng đất;
đem lại sự cân bằng trong phân phối sản xuất và tuyển dụng lao động; mang lại lợi ích
kinh tế cho các khoảng đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng công cộng; tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình công nghiệp hóa; rút dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn;
tăng cƣờng bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, sử dụng hiệu quả tài nguyên; giảm bớt rủi ro

đối với sức khỏe con ngƣời, an toàn do sự cố công nghiệp; cải thiện sức khỏe cho công
nhân và dân cƣ.
Đối với doanh nghiệp: các doanh nghiệp xây dựng trong hàng rào khu công
nghiệp sẽ thụ hƣởng hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ đồng bộ; giảm chi phí vận hành,
chi phí xử lý và vận chuyển chất thải; thừa hƣởng các chính sách ƣu đãi phát triển
KCN; giảm bớt các chi phí trách nhiệm quản lý về môi trƣờng; những ƣu thế của quá
trình tập hợp doanh nghiệp mang lại mà một doanh nghiệp đơn lẻ không có cơ hội; cải
thiện hình ảnh doanh nghiệp; thu nhập có tiềm tàng về bán phế liệu.
Đối với công nghiệp: giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng; giảm chi phí vận
chuyển; tiết kiệm chi phí sản xuất do tăng hiệu quả hoạt động, giảm tổn thất và rủi ro
về môi trƣờng; duy trì uy tính của doanh nghiệp; giảm chi phí xử lý chất thải; xây
dựng đƣợc các chiến lƣợc thị trƣờng mới mẻ.
Đối với môi trƣờng: việc phân bổ một cách tối ƣu các khu công nghiệp và doanh
nghiệp riêng lẻ có thể làm giảm hoặc loại trừ hẳn những vấn đề môi trƣờng; việc giảm
thiểu số lƣợng nguyên liệu đầu vào và chất thải công nghiệp ở đầu ra; gia tăng khả
năng thu gom và xử lý chất thải; gia tăng khả năng tái chế, sử dụng chất thải; giảm chi
phí xử lý chất thải. Những biện pháp chống ô nhiễm áp dụng cho các doanh nghiệp
riêng lẽ sẽ trở nên có hiệu quả hơn khi đƣợc đem áp dụng trong các khu công nghiệp;
làm việc với một hệ thống đƣợc cơ cấu chặt chẽ của các ngành sẽ đem lại hiệu quả cao
so với việc làm với một nhóm đông các ngành riêng lẻ; phối hợp những xem xét về
môi trƣờng ở tất cả các cấp trong khâu ra quyết định, lập kế hoạch và quản lý đối với
khu công nghiệp sẽ tạo nên một nền tảng công nghiệp bền vững hơn. Cải thiện hiệu
quả trong các hoạt động môi trƣờng và phát triển công nghiệp; tăng cƣờng bảo vệ hệ
sinh thái; đảm bảo các nhà máy công nghiệp không đƣợc xây dựng tại những khu vực
nhạy cảm (khu vự đông dân cƣ, khu bảo tồn động vật hoang dã, công viên,…); đảm
bảo các nhà máy công nghiệp đƣợc bố trí hợp lý, nhờ đó có thể sử dụng hệ thống
chung hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải, chất thải rắn, dễ dàng tái sử dụng rác thải
công nghiệp và các phụ phế phẩm.
1.1.2 Công tác quản lý môi trƣờng khu công nghiệp
a) Tình hình quản lý chung

Công tác quản lý môi trƣờng tại các KCN bao gồm:
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

7


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

- Công tác xử lý nƣớc thải:
Hiện nay tại các KCN đều do Công ty hạ tầng quản lý và kiểm soát lƣợng ô
nhiễm do nƣớc thải phát sinh trong KCN. Các doanh nghiệp trong KCN phải có trạm
xử lý nƣớc thải cục bộ xử lý trƣớc khi đấu nối vào hệ thống thu gom của trạm xử lý
nƣớc thải tập trung. Do đó, nƣớc thải của tất cả các doanh nghiệp đều đƣợc thu gom,
xử lý đạt quy chuẩn xả thải ra môi trƣờng tiếp nhận.
- Công tác xử lý khí thải:
Lƣợng khí thải phát sinh tại KCN thải ra thì hầu hết các nhà máy có phát sinh khí
thải đều đƣợc các doanh nghiệp lắp đặt hệ thống thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn xả
thải theo quy định.
Bên cạnh đó, để đảm bảo giảm thiểu các tác động đến môi trƣờng do khí thải từ
các nhà máy thuê đất và hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN phát sinh khí thải
có khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng, Công ty đầu tƣ hạ tầng trong KCN phải áp dụng
các biện pháp sau:
+ Yêu cầu các nhà đầu tƣ thực hiện cam kết BVMT. Khi thỏa thuận cho các nhà
đầu tƣ thuê đất để xây dựng nhà máy, Công ty đầu tƣ hạ tầng trong KCN yêu cầu các
nhà đầu tƣ thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về pháp luật BVMT, cụ thể: trƣớc khi
ký hợp đồng thuê đất, các nhà đầu tƣ lập dự án và lập báo cáo đánh giá tác động môi
trƣờng hoặc cam kết bảo vệ môi trƣờng trình cơ quan có thẩm quyền quyết định và
phê duyệt. Nhƣ vậy, trong khi hoạt động các nhà máy phải thực hiện nghiêm chỉnh các

biện pháp giảm thiểu cũng nhƣ xử lý khí thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trƣờng.
+ Yêu cầu các nhà đầu tƣ phải đầu tƣ xây dựng hệ thống các lò đốt, lò hơi đồng
bộ, có bộ phận xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn.
+ Bố trí cán bộ phụ trách về môi trƣờng, có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn
đốc các nhà máy thực hiện tốt về BVMT. Trong trƣờng hợp các nhà máy xảy ra sự cố
về môi trƣờng, Công ty đầu tƣ hạ tầng trong KCN có trách nhiệm phối hợp với các nhà
máy xử lý khắc phục sự cố, báo cáo cho cơ quan chức năng về các vấn đề xảy ra.
+ Trồng cây xanh có tán lá rộng tại các tuyến đƣờng KCN, tại các khe hạ tầng
KCN và trên các khu đất quy hoạch trồng cây xanh ,… tỷ lệ cây xanh đạt khoảng 10%
đất KCN.
- Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn:
Hiện nay, tại các KCN thì Công ty đầu tƣ hạ tầng trong KCN đã làm đầu mối ký
hợp đồng với Công ty TNHH MTV môi trƣờng để thu gom xử lý rác thải sinh hoạt cho
các doanh nghiệp theo quy định. Một số doanh nghiệp có chất thải rắn công nghiệp
đặc thù tiến hành thu gom và phân loại bán tái chế hoặc chuyển giao cho các đơn vị
thu gom xử lý chất thải rắn khác. Đối với chất thải nguy hại, các đơn vị có đủ chức
năng đến hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp.
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

8


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

- Biện pháp phòng chống, ứng phó sự cố môi trƣờng:
Khi có sự cố xảy ra thì Công ty Đầu tƣ hạ tầng trong KCN xác định nguyên nhân
gây ô nhiễm, sau đó yêu cầu đơn vị gây ô nhiễm ngừng sản xuất để khắc phục ô

nhiễm, đồng thời báo cáo cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền đến theo dõi giám
sát. Chỉ khi nào đƣợc cơ quan chức năng đồng ý, đơn vị gây ra ô nhiễm mới đƣợc sản
xuất trở lại. Biện pháp phòng chống, ứng phó sự cố đối với hoạt động thu gom xử lý
nƣớc thải tập trung trong KCN đƣợc nghiêm túc thực hiện.
b) Công tác quản lý môi trường KCN trên thế giới
Trên thế giới hiện nay tồn tại 3 mô hình quản lý môi trƣờng KCN chính: mô hình
quản lý KCN theo hƣớng xử lý chất thải, mô hình quản lý môi trƣờng KCN mô phỏng
theo hệ sinh thái tự nhiên và mô hình quản lý KCN theo chuỗi sản xuất.
- Mô hình quản lý theo hƣớng xử lý chất thải:
Theo mô hình này, tại mỗi KCN có ít nhất một hệ thống xử lý chất thải tập trung
(thƣờng là hệ thống xử lý nƣớc thải). Các đơn vị cơ sở thành viên KCN (là các nhà
máy, xí nghiệp, công ty, các đơn vị sản xuất hay dịch vụ hậu cần cho hoạt động của
KCN) phải có hệ thốn xử lý chất thải sơ bộ trƣớc khi đƣa vào hệ thống thu gom và xử
lý chung của toàn KCN. Chất thải của các nhà máy phải đạt mức chất lƣợng trung gian
do đơn vị trực tiếp quản lý hệ thống xử lý chất thải chung quy định. Sau đó, chất thải
toàn khu công nghiệp đƣợc thu gom về hệ thống xử lý tập trung nhằm xử lý đạt tiêu
chuẩn môi trƣờng Nhà nƣớc.
Theo phƣơng thức xử lý chất thải này, các cơ sở thành viên phải trả một chi phí tỉ
lệ với nồng độ hay tải lƣợng chất thải, tính độc hại của chất thải. Về phƣơng diện
không khí, giữa các nhà máy trong KCN có thể tiến hành buôn bán giấy phép ô nhiễm
không khí. Qua đó, nhà máy nào có khả năng giảm thiểu ô nhiễm dƣới mức chấp nhận
sẽ đƣợc quyền bán phần tiêu chuẩn còn lại cho các nhà máy gặp khó khăn trong việc
giảm thiểu ô nhiễm. Chính vì thế, đôi bên cùng có lợi và nhà quản lý môi trƣờng KCN
cũng có lợi trong việc đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng không khí chung của KCN ở
mức cho phép. Hầu hết các KCN ở các nƣớc Đông Nam Á trong đó có Việt Nam đều
đƣợc quản lý theo mô hình này.
Mô hình này có ƣu điểm giúp các doanh nghiệp nhỏ không đủ vốn và nhân lực
để xây dựng hệ thống xử lý cục bộ nhƣng vẫn có thể đạt tiêu chuẩn môi trƣờng quy
định. Nhƣng khi giá thành nguyên liệu tăng cùng với tiêu chuẩn môi trƣờng ngày càng
nghiêm ngặt thì mô hình này gặp khó khăn và không còn thích hợp nữa.

- Mô hình quản lý mô phỏng theo hệ sinh thái tự nhiên:
Theo mô hình này, khu công nghiệp đƣợc tổ chức sao cho nhu cầu nguyên nhiên
liệu giảm và lƣợng chất thải giảm. Để thực hiện giảm thiểu chất thải trong KCN, từng
nhà máy phải áp dụng quy trình giảm thiểu chất thải ở từng công đoạn, tiết kiệm sử
dụng nƣớc và nhiên liệu một cách hợp lý. Song song đó, công cụ kinh tế nhƣ phí ô
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

9


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

nhiễm góp phần giúp cho các nhà máy quan tâm đến cải tiến quy trình công nghệ, cải
tiến phƣơng thức sản xuất hơn là xử lý chất thải. Các KCN có thể thành lập Quỹ môi
trƣờng, dựa vào quỹ này, nhà quản lý KCN phân phối cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ để giúp họ đầu tƣ vào công nghệ sạch, bằng hình thức tài trợ hoặc cho vay với lãi
xuất thấp. Ngoài ra, chất thải của nhà máy này còn đƣợc khuyến khích để trở thành
nguyên liệu đầu vào cho nhà máy khác trong KCN. Nếu các nhà máy có tiềm năng
trao đổi chất thải cùng nằm trong địa bàn KCN và có thể thực hiện việc trao đổi chất
thải nhƣ vậy, hoạt động sản xuất của KCN sẽ đi theo một quy trình gần nhƣ kín và môi
trƣờng KCN sẽ đƣợc cải thiện rất nhiều.
- Mô hình quản lý theo chuỗi sản xuất:
Mô hình quản lý KCN dựa theo chuỗi sản xuất dựa trên yêu cầu về tiêu chuẩn
sinh thái của thị trƣờng và nhu cầu của ngƣời tiêu dùng về sản phẩm sạch với nhãn
hiệu sinh thái. Một sản phẩm đƣợc xem là sạch khi không gây tác hại cho môi trƣờng
từ giai đoạn đầu cho đến khi thải bỏ. Nhà quản lý môi trƣờng KCN sẽ cung cấp thông
tin về tiêu chuẩn sinh thái, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm sạch. Nếu các nhà
máy có liên hệ với nhau trong chuỗi sản xuất cùng nằm trong một KCN thì đó là cơ

hội tốt để tổ chức KCN theo mô hình này. Trên thực tế, mô hình này rất khó thực hiện.
c) Công tác quản lý môi trường KCN ở Việt Nam
- Lịch sử hình thành và phát triển KCN ở Việt Nam:
Trong những năm qua các KCN đã khẳng định đƣợc vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế chung của đất nƣớc. Hệ thống các KCN hiện nay tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp theo quy hoạch. Bên cạnh đó, mô hình KCN
hiện đại cũng góp phần tích cực vào việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, kiểm soát
và xử lý chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo đảm an ninh quốc
phòng, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất, huy động nguồn lực trong và ngoài nƣớc
đầu tƣ cho phát triển, tăng thu ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện điều
kiện sống cho ngƣời dân.
Sự ra đời của KCN gắn liền với đƣờng lối đổi mới, chính sách mở cửa của Đảng.
Ngày 21/08/2006, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 1107/2006/QĐ-TTg Phê
duyệt Quy hoạch phát triển KCN Việt Nam đến năm 2015 và định hƣớng đến năm
2020. Quy hoạch đã xác định sẽ hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trò dẫn
dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các KCN có quy mô hợp
lý để tạo điều kiện phát triển KCN, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa
phƣơng có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp.
Khời nguồn từ năm 1991 với việc thành lập KCX Tân Thuận, tính đến 8 tháng
đầu năm 2017, trên cả nƣớc đã có khoảng 328 KCN đƣợc thành lập với tổng diện tích
đất tự nhiên là 96,3 nghìn ha, tỷ lệ lắp đầy khu công nghiệp đạt 51%, riêng các KCN đi
vào hoạt động đạt gần 73% (Nguồn: Bộ KH&ĐT, 2017).
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

10


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc


350

324

300

276

81000

250
200

289

179

299

100000
90000

91800
84000

80000
70000
60000


61540

50000

150

40000

42986

30000

100

Số
lƣợng
Diện
tích (ha)

20000

50

10000

0

0
2007


2011

2013

2015

2016

Năm

Hình 1.1 Tình hình thành lập và phát triển các KCN theo thời gian.
Việc phát triển KCN, với mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, sử
dụng hiệu quả tài nguyên năng lƣợng, tập trung các nguồn thải ô nhiễm vào các khu
vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả quản lý nguồn thải và bảo vệ môi
trƣờng. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2017, các KCN đã thu hút đƣợc hơn 200 dự án đầu
tƣ nƣớc ngoài đăng ký mới và điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt
gần 4,13 tỷ USD, 181 dự án đầu tƣ trong nƣớc và điều chỉnh tăng vốn cho hơn 70 dự
án với tổng vốn đầu tƣ cấp mới và tăng thêm 88.100 tỷ đồng.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển, KCN đã bộc lộ một số khiếm khuyết trong
việc xử lý chất thải và đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng. Nếu không tăng cƣờng công
tác quản lý môi trƣờng thì sẽ ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng bền vững của đất nƣớc.
Phần lớn các KCN phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, phức tạp
về môi trƣờng, nên yêu cầu đối với công tác xây dựng, thẩm định báo cáo ĐTM và
giám sát môi trƣờng các cơ sở sản xuất nói riêng và hoạt động của cả KCN nói chung
trong giai đoạn hoạt động sẽ rất khó khăn. Cũng vì tính đa ngành của KCN nên chất
lƣợng công trình và công nghệ xử lý nƣớc thải cần đầu tƣ mang tính đồng bộ. Tại
nhiều KCN chất lƣợng nƣớc thải sau xử lý vẫn chƣa đạt quy chuẩn môi trƣờng và chƣa
ổn định. Nguồn thải từ KCN mặc dù tập trung nhƣng thải lƣợng rất lớn, trong khi đó
công tác quản lý cũng nhƣ xử lý còn nhiều hạn chế, do đó phạm vi ảnh hƣởng tiêu cực
của nguồn thải từ KCN là rất lớn.

- Công tác quản lý môi trƣờng các KCN tại Việt Nam
Khu công nghiệp ở Việt Nam là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo
một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo đƣợc sự hài hòa và cân bằng tƣơng đối
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

11


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội – môi trƣờng. Khu công nghiệp đƣợc Chính phủ cấp
phép đầu tƣ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng.
Hiện nay các KCN ở Việt Nam đang áp dụng mô hình quản lý theo hƣớng xử lý
chất thải. Ở mỗi KCN, chủ đầu tƣ phải xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung
cho toàn KCN, và đồng thời, từng doanh nghiệp sản xuất trong KCN cũng phải xây
dựng hệ thống xử lý nƣớc thải riêng của mình. Chất lƣợng nƣớc thải đầu ra môi trƣờng
phải đạt quy chuẩn do nhà nƣớc ban hành, đƣợc quy định cụ thể khi thực hiện đánh giá
tác động môi trƣờng. Và đơn vị chủ đầu tƣ sẽ quy định chất lƣợng nƣớc thải từ các
doanh nghiệp sao cho phù hợp với khả năng xử lý của hệ thống xử lý nƣớc thải tập
trung. Theo đó, hệ thống thoát nƣớc thải sản xuất và công nghiệp phải đƣợc tách riêng
với nƣớc mƣa.
Tuy nhiên, mô hình quản lý môi trƣờng tại các KCN ở Việt Nam chƣa hoàn
chỉnh theo dạng xử lý chất thải. Bởi vì công tác quản lý khí thải cũng nhƣ chất thải rắn
vẫn còn lỏng lẻo. Các KCN không có khu vực lƣu trữ cũng nhƣ tập trung CTR cho
toàn khu, khiến công tác quản lý chƣa tập trung.
1.2 Cơ sở pháp lý về công tác quản lý môi trƣờng khu công nghiệp ở Việt Nam
Bảo vệ môi trƣờng bằng luật pháp là một trong những biện pháp cơ bản trong
hoạt động bảo vệ môi trƣờng ở mỗi quốc gia. Hiện nay, Nhà nƣớc ta cũng đã ban hành

nhiều luật pháp, quy định về quản lý môi trƣờng khu công nghiệp, đó cũng là cơ sở
pháp lý quan trọng để quản lý môi trƣờng hiệu quả. Sau đây là một số văn bản và
những nội dung chính đang áp dụng đối với công tác quản lý môi trƣờng KCN:
Bảng 1.1 Bảng hệ thống các văn bản pháp luật về môi trƣờng áp dụng trong
quản lý KCN
Nơi ban
Ngày ban
Nội dung chính liên quan đến
STT
Tên văn bản
hành
hành
công tác quản lý môi trƣờng KCN
Tại chƣơng VII, Điều 66, khoản 1,
2, 3 có quy định trác nhiệm bảo vệ
môi trƣờng đối với:
- Ban quản lý khu công nghiệp: phối
hợp với cơ quan quản lý Nhà nƣớc
Luật bảo vệ tổ chức kiểm tra, báo cáo hoạt động
1
Quốc hội 23/06/2014
môi trƣờng
bảo vệ môi trƣờng của KCN; phải
bố trí bộ phận chuyên trách về môi
trƣờng.
- Chủ đầu tƣ hạ tầng KCN phải quy
hoạch các khu chức năng phù hợp;
đầu tƣ hệ thống thu gom và xử lý

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

12


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

STT

2

3

Nơi ban
hành

Nội dung chính liên quan đến
công tác quản lý môi trƣờng KCN
nƣớc thải tập trung và hệ thống
quan trắc tự động; bố trí bộ phận
chuyên trách về môi trƣờng.
Chƣơng VI, Mục 1, khoản 1 quy
định danh mục các cơ sở sản xuất
kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt
động có phát sinh lƣợng chất thải
lớn, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến
môi trƣờng phải thực hiện xác nhận
hệ thống bảo vệ môi trƣờng.
Đối với các cơ sở có đầu tƣ hệ

thống bảo vệ môi trƣờng trong quá
trình hoạt động sẽ đƣợc hỗ trợ về cơ
sở hạ tầng và đất đai, vốn , thuế, các
hỗ trợ về giá tiêu thụ,…

Ngày ban
hành

Tên văn bản

Chính phủ

14/02/2015

Nghị định
19/2015/NĐCP Quy định
chi tiết thi
hành một số
điều của Luật
bảo vệ môi
trƣờng

Chính phủ

Quy định 2 hình thức xử phạt chính:
cảnh cáo và phạt tiền.
Chƣơng II, Điều 12 quy định mức
xử phạt về bảo vệ môi trƣờng KCN
với một số vi phạm sau:
- Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với

Nghị định
hành vi không báo cáo kết quả thực
155/2016/NĐhiện môi trƣờng theo quy định.
CP Quy định
- Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối
về xử phạt
18/11/2016
với hành vi không có bộ phận
hành chính
chuyên môn về bảo vệ môi trƣờng,
trong lĩnh vực
không có ngƣời vận hành nhà máy
bảo vệ môi
xử lý nƣớc thải tập trung.
trƣờng
- Phạt từ 20-30 triệu đồng đối với
hành vi không đảm bảo diện tích
cây xanh trong khu công nghiệp,
thực hiện không đúng quy hoạch
các khu chức năng.
- Phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

13


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc


STT

Nơi ban
hành

Ngày ban
hành

4

Chính phủ

14/3/2008

5

Chính phủ

6/08/2014

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

Nội dung chính liên quan đến
công tác quản lý môi trƣờng KCN
với hành vi không có nhật ký vận
hành nhà máy xử lý nƣớc thải tập
trung, không có kế hoạch phòng
ngừa, ứng phó sự cố.

- Phạt tiền từ 100-150 triệu đồng đối
với hành vi không có hệ thống thu
gom nƣớc mƣa và nƣớc thải riêng.
- Phạt tiền từ 400-500 triệu đồng đối
với hành vi không có hệ thống xử lý
nƣớc thải tập trung.
Chƣơng 2, Điều 5 quy định điều
kiện thành lập KCN:
- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể
phát triển KCN đã phê duyệt.
- Tổng diện tích đất công nghiệp của
các khu công nghiệp đã đƣợc thành
lập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực
Nghị định
thuộc trung ƣơng đã cho thuê ít nhất
29/2008/NĐ- 60%.
CP Quy định Chƣơng 3, Điều 16 quy định chính
về khu công sách ƣu đãi đầu tƣ đối với KCN đặc
nghiệp, khu biệt đối với các địa bàn có điều kiện
chế xuất và kinh tế khó khăn đƣợc quy định .
khu kinh tế
Tại Chƣơng 5, Điều 36 quy định
chức năng của Ban quản lý khu
công nghiệp:
- Quản lý trực tiếp đối với KCN,
cung ứng dịch vụ hành chính công,
dịch vụ hỗ trợ liên quan đến hoạt
động đầu tƣ và sản xuất kinh doanh
trong KCN.
Nghị định

Chƣơng 3, Điều 22 quy định nội
80/2014/NĐ- dung quản lý, vận hành hệ thống
CP Về thoát thoát nƣớc thải:
nƣớc và xử lý - Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất
Tên văn bản

14


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

STT

Nơi ban
hành

6

Chính phủ

7

Chính phủ

Nội dung chính liên quan đến
công tác quản lý môi trƣờng KCN
nƣớc thải
lƣợng công trình đấu nối, mạng lƣới
thoát nƣớc.

- Thực hiện quan trắc chất lƣợng
nƣớc thải trong hệ thống thoát nƣớc
định kỳ.
- Đề xuất các phƣơng án phát triển
hệ thống thoát nƣớc thải.
- Thiết lập hệ thống quản lý, vận
hành hệ thống thoát nƣớc thải đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật.
Bộ tài nguyên và Môi trƣờng chịu
trách nhiệm thực hiện chức năng
quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi
trƣờng, kiểm soát ô nhiễm trong
lĩnh vực thoát nƣớc, xả nƣớc thải.
Cơ sở sản xuất phát sinh chất thải
Nghị định
nguy hại phải đăng ký chủ nguồn
59/2007/NĐthải nguy hại và tiến hành thu gom,
9/04/2007
CP Về quản
phân loại tại nguồn, xử lý hoặc thuê
lý chất thải
đơn vị có khả năng xử lý theo quy
rắn
định.
Đối với chất thải nguy hại: tiến hành
phân loại dựa vào danh mục chất
thải nguy hại đƣợc quy định, đăng
ký chủ nguồn thải chất thải nguy
hại, tiến hành xử lý hoặc thuê đơn vị
Nghị định

xử lý theo quy định.
38/2015/NĐĐối với chất thải sinh hoạt và chất
24/04/2015 CP về Quản
thải rắn công nghiệp thông thƣờng
lý chất thải và
tiến hành thu gom, phân loại, xử lý
phế liệu
hoặc thuê đơn vị xử lý theo quy
định.
Đối với nƣớc thải: các khu công
nghiệp phải có hệ thống thu gom
nƣớc mƣa riêng với nƣớc thải, đảm
Ngày ban
hành

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

Tên văn bản

15


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

STT

8


9

Nơi ban
hành

Ngày ban
hành

Tên văn bản

Nội dung chính liên quan đến
công tác quản lý môi trƣờng KCN
bảo công suất xử lý toàn bộ lƣợng
nƣớc thải phát sinh trong khu công
nghiệp, phải lắp đặt hệ thống quan
trắc nƣớc thải tự động, đối với các
cơ sở sản xuất có quy mô xả nƣớc
thải từ 1.000 m3/ngày đêm phải lắp
đặt hệ thống quan trắc tự động.
Đối với khí thải: các cơ sở thuộc
danh mục các nguồn thải lƣu lƣợng
lớn quy định trong Phụ lục phải
đăng ký chủ nguồn thải khí thải
công nghiệp và lắp đặt hệ thống
quan trắc khí thải tự động.

Chính phủ

Nghị định
18/2015/NĐCP Quy định

về quy hoạch
bảo vệ môi
trƣờng, đánh
14/02/2015
giá môi
trƣờng chiến
lƣợc, đánh giá
tác động môi
trƣờng và kế
hoạch bảo vệ
môi trƣờng

Chính phủ

Đối với các cơ sở sản xuất thải vào
hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung
Nghị định
và trả tiền dịch vụ xử lý nƣớc thải
154/2016/NĐthì không phải nộp phí bảo vệ môi
CP Về phí
16/11/2016
trƣờng đối với nƣớc thải, đơn vị
bảo vệ môi
quản lý, vận hành sẽ là đối tƣợng
trƣờng đối với
nộp phí.
nƣớc thải
Nghị định cũng quy định mức phí
phải nộp, quản lý và sử dụng phí.


SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

Quy định đối tƣợng phải thực hiện
đánh giá tác động môi trƣờng và kế
hoạch bảo vệ môi trƣờng, chủ đầu
tƣ sẽ tự đánh giá hoặc thuê đơn vị
đánh giá sau đó đƣợc thẩm định và
phê duyệt bởi cơ quan có thẩm
quyền thông thƣờng Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh sẽ thẩm định và phê
duyệt các báo cáo đánh giá tác động
môi trƣờng cho ban quản lý các
KCN.

16


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

STT

10

Nơi ban
hành

Bộ
TN&MT


11

Bộ
TN&MT

12

Bộ

Ngày ban
hành

Tên văn bản

30/06/2015

Thông tƣ
35/2015/TTBTNMT Về
bảo vệ môi
trƣờng khu
kinh tế, khu
công nghiệp,
khu chế xuất,
khu công
nghệ cao

Thông tƣ
27/2015/TTBTNMT về
đánh giá môi

trƣờng chiến
29/05/2015
lƣợc, đánh giá
tác động môi
trƣờng và kế
hoạch bảo vệ
môi trƣờng.
30/06/2015
Thông tƣ

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

Nội dung chính liên quan đến
công tác quản lý môi trƣờng KCN
Chƣơng II của thông tƣ quy định
một số yêu cầu về bảo vệ môi
trƣờng KCN nhƣ sau:
- Diện tích cây xanh tối thiểu chiếm
10% tổng diện tích của toàn KCN.
- Phải đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ
tầng kỹ thuật bảo vệ môi trƣờng
trƣớc khi KCN đi vào hoạt động.
- Nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung
phải có hệ thống quan trắc nƣớc thải
tự động.
- Nƣớc thải của các cơ sở sản xuất
trong KCN phải đƣợc xử lý theo
thỏa thuận trong hợp đồng với chủ
đầu tƣ cơ sở hạ tầng.

- Cơ sở sản xuất trong KCN phải lắp
đặt hệ thống xử lý khí thải, đăng ký
chủ nguồn thải và quan trắc khí thải
tự động thuộc danh mục quy định.
- Bùn thải của các nhà máy phải
đƣợc thu gom, vận chuyển và xử lý
theo quy định.
- Có kế hoạch, biện pháp phòng
ngừa, khắc phục khi có sự cố xảy ra.
Quy định chi tiết hồ sơ thẩm định,
quá trình thực hiện, tổ chức thẩm
định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trƣờng, kế hoạch bảo vệ
môi trƣờng.
Chủ dự án sau khi đã đƣợc phê
duyệt phải thực hiện đúng các nội
dung đã nêu trong báo cáo.
Quy định các cơ sở sản xuất có phát

17


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

STT

Nơi ban
hành
TN&MT


13

Bộ
TN&MT

14

Bộ
TN&MT

Nội dung chính liên quan đến
công tác quản lý môi trƣờng KCN
36/2015/TT- sinh CTNH thuộc danh mục quy
BTNMT Về định phải đăng ký chủ nguồn thải
quản lý chất CTNH. Trình tự và thủ tục đăng ký:
thải nguy hại - Chủ nguồn thải CTNH lập 1 hồ sơ
gửi Sở TN&MT để kiểm tra tính
đầy đủ và hợp lệ, nếu chƣa đầy đủ
thì trong thời hạn 5 ngày sẽ thông
báo cho chủ nguồn thải bổ sung và
hoàn thiện hồ sơ.
- Sau khi đã hoàn thiện đầy đủ hồ sơ
Sở TN&MT sẽ gửi văn bản tiếp
nhận hoặc giấy xác nhận tạm thời
cho chủ nguồn thải.
- Trong thời hạn 15 ngày Sở
TN&MT sẽ tiến hành kiểm tra cơ
sở, trong thời hạn 15 ngày kể từ sau
khi kết thúc việc kiểm tra các cơ sở

Sở TN&MT sẽ cấp Sổ chủ nguồn
thải CTNH.
Đối tƣợng phải lập đề án bảo vệ môi
trƣờng chi tiết: các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt
Thông tƣ
động trƣớc ngày 1 tháng 4 năm
26/2015/TT2015 có quy mô, tính chất tƣơng
BTNMT Quy
đƣơng với đối tƣợng phải lập báo
định đề án
cáo đánh giá tác động môi trƣờng
28/05/2015
bảo vệ môi
nhƣng không có phê duyệt báo cáo
trƣờng chi
đánh giá tác động môi trƣờng.
tiết, đề án bảo
Đối tƣợng phải lập đề án đơn giản là
vệ môi trƣờng
các cơ sở đã đi vào hoạt động trƣớc
đơn giản
ngày 1 tháng 4 năm 2015 nhƣng
chƣa có bản cam kết bảo vệ môi
trƣờng.
Thông tƣ
Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy
9/9/2015
41/2015/TT- xác nhận đủ điều kiện, đƣa ra một
Ngày ban

hành

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

Tên văn bản

18


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc

STT

Nơi ban
hành

15

Bộ
TN&MT

Nội dung chính liên quan đến
công tác quản lý môi trƣờng KCN
BTNMT Về số yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng,
bảo vệ môi
trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng
trƣờng trong trong nhập khẩu phế liệu làm
nhập khẩu phế nguyên liệu sản xuất.

liệu làm nhiên
liệu sản xuất
Thông tƣ
02/2009/TTBTNMT Quy Quy định trình tự đánh giá: đánh giá
định đánh giá sơ bộ sau đó đánh giá chi tiết.
19/03/2009
khả năng tiếp Phƣơng pháp đánh giá: vận dụng
nhận nƣớc
phƣơng pháp bảo toàn khối lƣợng.
thải của
nguồn nƣớc
Ngày ban
hành

Tên văn bản

1.3 Các công cụ trong quản lý môi trƣờng khu công nghiệp
1.3.1 Các công cụ quản lý môi trƣờng đang áp dụng hiện nay
Công cụ quản lý môi trƣờng có thể phân loại theo bản chất thành các loại sau:
Công cụ luật pháp chính sách: bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc
gia, các văn bản khác dƣới luật, các kế hoạch và chính sách môi trƣờng quốc gia, các
ngành kinh tế, các địa phƣơng.
Các công cụ kinh tế: gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt
động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng hiệu quả trong nền kinh tế thị
trƣờng.
Các công cụ kỹ thuật quản lý: thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nƣớc
về chất lƣợng và thành phần môi trƣờng, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm
trong môi trƣờng. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trƣờng,
giám sát môi trƣờng, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.
Công cụ giáo dục: nhằm đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng theo các mục tiêu đã

định, các tổ chức quản lý môi trƣờng nên hết sức linh hoạt khi áp dụng các phƣơng
thức hay công cụ quản lý môi trƣờng nói chung và quản lý chất lƣợng môi trƣờng nói
riêng, tùy theo điều kiện, tình hình thực tế của nơi áp dụng để nhằm mang lại hiệu quả
cao nhất về bảo vệ môi trƣờng, phát triển kinh tế và xã hội.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Mi
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

19


×