Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng công trình cao ốc văn phòng 89 phan đình phùng, quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 62 trang )

MỤC LỤC
TÓM TẮT ......................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................2
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ..................................................2
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ..............................................................2
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..........................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................3
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................................4
TỔNG QUAN .................................................................................................................4
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ...................4
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước ..........................................................................4
1.1.2.Các nghiên cứu trong nước ............................................................................5
1.2. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU.....................................................6
1.2.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................6
1.2.2. Địa hình, địa mạo ..........................................................................................6
1.2.3. Khí hậu ..........................................................................................................7
1.2.4. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................8
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ TP.HCM ................10
1.3.1. Địa tầng .......................................................................................................10
1.3.2. Kiến tạo .......................................................................................................14
1.3.3. Địa chất thủy văn ........................................................................................15
1.4. GIỚI THIỆU VỀ LÝ THUYẾT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ MÓNG .......16
1.4.1. Điều kiện địa chất công trình .....................................................................16
1.4.2. Tổng quan về nền móng .............................................................................16
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................20
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................20
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU VÀ THAM KHẢO TÀI LIỆU .......20
2.2. PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP, VIẾT BÁO CÁO ............................................21
2.3. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA ......................................................21
2.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH – THÍ NGHIỆM ..............................................23
2.5. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÓNG .........................................24


iv


2.5.1. Nguyên tắc đặt móng ..................................................................................24
2.5.2. Phương pháp tính toán thiết kế móng cọc ..................................................25
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................27
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................................27
3.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU VỰC NGHIÊN
CỨU...............................................................................................................................27
3.1.1. Đặc diểm địa hình – địa mạo ......................................................................27
3.1.2. Cấu trúc địa chất .........................................................................................27
3.1.3. Địa chất thủy văn ........................................................................................28
3.1.4. Tính chất cơ lí các lớp đất...........................................................................28
3.1.5. Hiện tượng địa chất công trình động lực ....................................................30
3.1.6. Vật liệu xây dựng ........................................................................................31
3.1.7. Đánh giá chung ...........................................................................................31
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MÓNG CHO CÔNG TRÌNH .....................................33
3.2.1. Tổng quan về công trình cao ốc văn phòng số 89 Phan Đình Phùng .........33
3.2.2. Tính toán khả năng sử dụng móng cọc .......................................................33
3.3. TÓM TẮT KẾT QUẢ TÍNH TOÁN .................................................................42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................46
PHỤ LỤC .....................................................................................................................47

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
β


Hệ số không thứ nguyên

σgl

Ứng suất gây lún

σbt

Ứng suất bản thân

bt trên

Ứng suất bản thân trên mũi cọc

σtc gây lún

Là ứng suất gây lún trung bình lớp đất thứ i



Góc ma sát trong

𝛾

Khối lượng tự nhiên của đấ



w


Khối lượng thể tích



s

Khối lượng riêng



t𝑏

Trọng lượng riêng trung bình của đất

γk

Hệ số tin cậy theo đất.

γc

Hệ số điều kiện làm việc của cọc

γcf

Là hệ số điều kiện làm việc của đất dưới mũi
cọc

𝜑𝑖

Góc ma sát trong của đất ở lớp i mà cọc đi

qua

𝜑𝑡𝑏

Góc ma sát trong trung bình của các lớp đất

σ’bt

Ứng suất bản thân

σgl

Ứng suất gây lún

SPT

Standard Penetration Test: Thí nghiệm xuyên
tiêu chuẩn

a1-2

Hệ số nén lún

aQ13tb

Thống Pleistocen sớm giữa, hệ tầng Trảng
Bom

Ap


Diện tích tiết diện ngang của mũi cọc

As

Diện tích xung quanh cọc

Ab

Là diện tích cọc tựa lên đất

A, B, D

Các hệ số không thứ nguyên, phụ thuộc vào
góc ma sát trong φ của đất
vi


B

Độ sệt

C

Lực dính

Cc

Chỉ số nén lún.

Cu


Lực dính không thoát nước

CDM

Cement deep mixing: Cọc xi măng đất

cm2/kG

Centimet bình phương trên kilogam

Dc

Đường kính hay cạnh cọc

D

Độ chặt tương đối

e

Hệ số rỗng

E

Modun biến dạng của lớp đất

fi

Cường độ sức kháng trung bình của lớp

đất thứ “i” trên thân cọc

Fa

Tiết diện ngang của cốt thép dọc

Fc

Diện tích tiết diện ngang của cọc

g/cm3

gam trên centimet khối

G

Độ bão hòa

Gđài

Trọng lượng của đài.

Gđất

Trọng lượng của các lớp đất từ đáy đài đến mũi cọc.

HK

Hố khoan


Ip

Chỉ số dẻo

J2ln

Hệ Jura – Thống giữa – Hệ tầng La Ngà

J1đl

Hệ tầng Đray Linh

J3 – K1lb

Hệ Jura – thống trên, Hệ Kreta – Thống dưới hệ
tầng Long Bình

Km

Kilomet

km²

Kilomet vuông

K0

Hệ số góc tại tâm tiết diện nền

K1


Kreta

li

Là chiều dài đoạn cọc nằm trong lớp đất thứ “i”

L

Chiều dài thực của cọc hay chiều dày lớp đất yếu có
cọc đi qua

vii


HK

Hố khoan

m/s

Mét/giây

mm

Milimet

MZ

Đới chứa nước khe nứt các đá Mesozoi


N22bm

Tầng chứa nước Pliocen trên - Hệ tầng Bà Miêu

N21nb

Tầng chứa nước Pliocen dưới - Hệ tầng Nhà Bè

N

Tải trọng thẳng đứng

NSPT

Số búa SPT

NXB

Nhà xuất bản

N21nb

Pliocen hạ, hệ tầng Nhà Bè

N22bm

Pliocen thượng, hệ tầng Bà Miêu

N1 3bt


Trầm tích Miocen thượng, hệ tầng Bình Trưng

P

Tải trọng dự kiến móng chịu tác dụng

qb

Cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc

Q1 2-3tđ

Thống Pleistocen giữa-muộn, hệ tầng Thủ Đức

Q13cc

Thống Pleistocen muộn, hệ tầng Củ Chi

Q21-2bc

Trầm tích hệ tầng Bình Chánh

Q22-3cg

Hệ tầng Cần Giờ

Q2

Tầng chứa nước Holocen


Q11-3

Tầng chứa nước Pleistocen

R cu

Sức chịu tải tiêu chuẩn của cọc

R c,d

Sức chịu tải tính toán của cọc.

R c,k

Sức chịu tải tiêu chuẩn của cọc.

S

Độ lún tổng cộng

Sgh

Độ lún giới hạn cho phép

T3

Triat

T


Tấn

T/m2

Tấn/mét vuông

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Ts

Tiến Sỹ

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh
viii


U

Chu vi thân cọc.

W

Độ ẩm tự nhiên của đất

Wd


Độ ẩm giới hạn dẻo

Wch

Độ ẩm giới hạn chảy

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí hàng năm (0C) .................................................................7
Bảng 1.2. Lượng mưa trung bình năm (mm) ..................................................................8
Bảng 2.1. Khối lượng công tác khảo sát địa chất (do công ty tư vấn xây dựng Rạng
Đông thực hiện) .............................................................................................................23
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu cơ lí ..............................................................30
Bảng 3.2. Đánh giá mức độ thuận lợi của khu vực nghiên cứu ....................................32
Bảng 3.3. Ma sát của cọc với đất ...................................................................................35
Bảng 3.3. Chiều sâu ảnh hưởng của khối móng ............................................................41
Bảng 3.4. Tính độ lún dưới khối móng qui ước ............................................................42

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính quận Phú Nhuận và vị trí công trình ................................ 6
Hình 1.2. Cơ cấu tổng giá trị sản xuất năm 2016 ............................................................ 9
Hình 1.3. Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất năm 2016 ........................................ 9
Hình 1.4. Vị trí công trình trên bản đồ địa chất Tp.HCM tỷ lệ 1:50.000 ...................... 10
Hình 3.1. Vị trí công trình trên bản đồ địa mạo Tp.HCM 1:50.000 .............................. 27

Hình 3.2. Sơ đồ bố trí cọc trong đài .............................................................................. 38
Hình 3.3. Sơ đồ khối móng qui ước .............................................................................. 39
Hình 3.4. Biểu đồ phân bố ứng suất .............................................................................. 41

xi


TÓM TẮT
Để đảm bảo công trình xây dựng được ổn định và độ an toàn trong quá trình
thi công sử dụng thì kết cấu bên trên công trình và móng công trình phải đảm bảo
được những yêu cầu trong giới hạn cho phép.
Thiết kế móng phải dựa trên các điều kiện địa chất công trình khu vực, địa
chất thủy văn và các yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng…để thiết kế được
móng xây dựng vững chắc cho công trình.
Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu vực nghiên cứu để thấy được
những thuận lợi khó khăn trong quá trình thiết kế thi công sử dụng công trình. Thực
hiện các thí nghiệm ngoài hiện trường, trong phòng để có cái nhìn chi tiết hơn về
địa tầng khu vực công trình nghiên cứu.
Việc lựa chọn giải pháp móng - cọc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong
đồ án đề cập đến giải pháp cọc khoan nhồi. Kết quả sau khi tính toán với tải trọng
ước tính 3000T chọn cọc khoan nhồi đường kính D600 chiều dài cọc L = 30m tính
từ đáy đài, bê tông M400, đài được chôn ở độ sâu 3,5m. Mũi cọc cắm vào lớp đất
tốt 1m, tức là lớp số 4 sét màu nâu đỏ, trạng thái nửa cứng, độ lún sau khi xử lí là
4,16cm.

1


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trong những năm gần đây, kinh tế phát triển nhanh chóng kéo theo đó mức
độ đô thị hóa ngày càng tăng, mức sống và các nhu cầu khác tăng lên. Mặt khác, xu
hướng của đất nước ta là công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với xu thế chung
của thời đại, nên việc đầu tư xây dựng các công trình nhà cao tầng thay thế cho các
công trình xuống cấp là rất cần thiết.
Việc đầu tư xây dựng Cao ốc văn phòng tại số 89 Phan Đình Phùng nhằm
đáp ứng nhu cầu cho thuê mặt bằng của chủ đầu tư cũng như nhu cầu thuê mặt bằng
để làm nơi ở, nơi làm việc của các doanh nghiệp. Góp phần thay đổi cảnh quan đô
thị cho Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Phú Nhuận nói riêng, cũng như
tạo ra việc làm cho người dân.
Vì vậy đề tài “Đánh giá điều kiện địa chất công trình cao ốc văn phòng tại số
89 Phan Đình Phùng, phường 17, quận Phú Nhuận” được thực hiện nhằm nghiên
cứu để cung cấp cho chủ đầu tư những đánh giá về các điều kiện địa chất công trình
ảnh hưởng đến thi công công trình và giúp nhà đầu tư lựa chọn giải pháp móng phù
hợp nhất.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
+ Đánh giá điều kiện địa chất công trình, cụ thể là: địa hình địa mạo, cấu trúc
địa chất, các hiện tượng địa chất công trình động lực, địa chất thủy văn, vật liệu xây
dựng.
+ Tính toán các giải phóng móng
+ Lựa chọn biện pháp móng hợp lí
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
+ Nghiên cứu điều kiện địa chất khu vực Quận Phú Nhuận Tp.HCM.
+ Nghiên cứu điều kiện địa chất tòa nhà cao ốc văn phòng 89 Phan Đình
Phùng Tp.HCM.
+ Nghiên cứu công nghệ cọc khoan nhồi (được áp dụng ở Việt Nam nói
chung và Tp.HCM nói riêng).

2



+ Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ cọc ép và công nghệ cọc khoan
nhồi được áp dụng ở khu vực Quận Phú Nhuận, cụ thể tại công trình tòa nhà văn
phòng 89 Phan Đình Phùng, từ đó để xuất giải pháp móng phù hợp cho công trình.
+ Phạm vi nghiên cứu ở đây là nền đất bao gồm hố khoan HK1 tại số 89
Phan Đình Phùng, phường 17, quận Phú Nhuận.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
+ Phương pháp thu thập tài liệu và tham khảo tài liệu
+ Phương pháp tổng hợp, viết báo cáo
+ Phương pháp khảo sát thực địa
+ Phương pháp phân tích – thí nghiệm
+ Phương pháp tính toán thiết kế móng.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Trong suốt thế kỷ 17, sự tranh luận nóng bỏng giữa tín ngưỡng và khoa học
về nguồn gốc Trái Đất đã thúc đẩy những nghiên cứu sâu hơn về Trái Đất. Địa tầng
Trái Đất có thể được xác định là các lớp đá nằm ngang, các lớp này có cùng thành
phần cấu tạo một cách tương đối trong suốt chiều dày của lớp.
Cuộc đối thoại về sự tạo thành Trái Đất trong cộng đồng khoa học và đấu
hiệu chưa được vén màn bí mật trong các công trình kỹ thuật xây dựng trong suốt
thế kỷ 19 đã đưa tới sự phát triển của địa tầng học;một số quan niệm dẫn tới phát
minh này có thể được cho là đóng góp của William Smith, Georges
Cuvier và Alexander Broignart. Cũng trong giai đoạn này, chủ nghĩa đế quốc thúc
đẩy các quốc gia tài trợ cho các cuộc thám hiểm các vùng đất xa xôi bằng đường

biển. Charles Darwin đã thực hiện các quan sát về địa chất trong cuộc tuần hành của
mình, các quan sát này cung cấp các dấu vết chứng minh cho học thuyết tiến
hóa của ông.
Học thuyết trôi dạt lục địa được Alfred Wegener đưa ra năm 1912. Ý tưởng
này, không được chấp nhận vào thời điểm đó, đề xuất một phương thức về chuyển
động của các lục địa đã diễn ra trong lịch sử. Các dấu hiện chứng minh cho học
thuyết này như tách giãn đáy đại dương và cổ từ, và nó được thay thế bởi học
thuyết kiến tạo mảng vào cuối thập niên 1960. Vào nửa cuối thế kỷ 20, thành tựu
nghiên cứu về địa chất đã chuyển đổi sang đánh giá Trái Đất ở tầm rộng hơn. Cùng
với các viễn cảnh này, các vệ tinh lần đầu tiên được sử dụng vào thập niên 1970 và
cho đến ngày nay bởi chương trình Landsat để chụp các hình ảnh về Trái Đất, một
phần trong đó được dùng để nghiên cứu về địa chất.
Trên thế giới, móng cọc bê tông ứng lực trước đã được áp dụng từ hơn 60
năm về trước nhưng. Các nhà khoa học Nga đã có công rất lớn trong việc phát triển
loại móng mới này về lý thuyết cũng như về kỹ thuật thi công.
Móng cọc đã được sử dụng rất sớm từ khoảng 1200 trước, những người dân
của thời kỳ đồ đá mới của Thụy Sỹ đã biết sử dụng các cọc gỗ cắm xuống các hồ
4


nông để xây dựng nhà trên các hồ cạn (Sower, 1979). Cũng trong thời kỳ này, người
ta đóng các cọc gỗ xuống các vùng đầm lầy để chống quân xâm lược, người ta đóng
các cọc gỗ để làm tường chắn đất, dùng thân cây, cành cây để làm móng nhà…
Ngày nay, cùng với tiến bộ về khoa học kỹ thuật nói chung, móng cọc ngày
càng được cải tiến, hoàn thiện, đa dạng về chủng loại cũng như phương pháp thi
công, phù hợp với yêu cầu cho từng loại công trình. Sự phát triển của kỹ thuật làm
cọc đã cho ra đời các kiểu cọc mới, điều đó đã mở ra cho việc thiết kế móng cọc
nhà đặc biệt là cao tầng một địa bàn rộng rãi, khiến cho người thiết kế có thể lựa
chọn được những loại cọc có tính năng kỹ thuật tốt hơn, lợi ích kinh tế cao hơn.
1.1.2.Các nghiên cứu trong nước

Từ năm 1975 đến nay, cùng với yêu cầu phát triển của đất nước, của Thành phố
và kinh tế trọng điểm phía Nam, công tác nghiên cứu địa chất được đẩy mạnh một
cách đồng bộ và đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Công việc nghiên cứu được triển khai
từ khái quát ở tỷ lệ 1:500000, 1:200000, đến chi tiết ở tỷ lệ 1:50000, 1:25000 theo
tiêu chuẩn ngành địa chất, địa vật lý hang không, kiến tạo, địa mạo, vỏ phong hóa,
khoáng sản , nước dưới đất, địa chất công trình.
Năm 1982, Ma Công Cọ chủ biên tập bản đồ địa chất Tp. Hồ Chí Minh.
Năm 1986, công trình biên hội 7 sơ đồ địa chất Tp. Hồ Chí Minh tỷ lệ
1:50000 do Đặng Hữu Ngọc và Bùi Phú Mỹ chủ biên được hoàn thành. Công trình
này đề cập nhiều vấn đề như địa chất, trầm tích Kainozoi thượng, cấu trúc địa chất
móng, địa mạo, địa chất thủy văn, địa chất công trình, khoáng sản.
Công trình điều tra địa chất vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, địa chất Tp.
Hồ Chí Minh do Liên Đoàn Địa Chất 6 và Liên Đoàn 8 Địa Chất Thủy Văn thực
hiên, Trần Hồng Phú làm chủ biên năm 1977.
Năm 1981 – 1982, Nguyễn Văn Thành – Khoa Địa Chất – Trường Đại Học
Tổng Hợp và Viện Quy Hoạch Thành phố lập Sơ Đồ Địa Chất Công Trình Khu
Vực Tp. Hồ Chí Minh tỷ lệ 1:25000.
Năm 1983 – 1988, Liên Đoàn Địa Chất Thủy Văn - Địa Chất Công Trình
Miền Nam đã tiến hành lập bản đồ địa chất thủy văn – địa chất công trình Tp. Hồ
Chí Minh tỷ lệ 1:50000, Đoàn Văn Tín làm chủ biên.

5


Năm 2006, “Đặc tính cơ lý của sét Holocen khu vực Tp. Hồ Chí Minh” của
tác giả Nguyễn Văn Thành và Thiềm Quốc Tuấn.
Năm 1982, Nguyễn Hồng Bỉnh và Lê Văn Tốt (Sở thuỷ lợi) đã báo cáo về
đặc điểm nguồn nước ngầm khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Kim Thạch,
Võ Ngọc Tùng và Đoàn 500N tham gia nghiên cứu, đánh giá trữ lượng, chất lượng,
nguồn cung cấp, hướng vận động và sự phân bố nước ngầm Thành phố Hồ Chí

Minh.
Năm 1982, Nguyễn Hồng Bỉnh và Lê Văn Tốt (Sở thuỷ lợi) đã báo cáo về
đặc điểm nguồn nước ngầm khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Kim Thạch,
Võ Ngọc Tùng và Đoàn 500N tham gia nghiên cứu, đánh giá trữ lượng, chất lượng,
nguồn cung cấp, hướng vận động và sự phân bố nước ngầm Thành phố Hồ Chí
Minh.
1.2. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Vị trí địa lý
Địa giới hành chính của quận Phú Nhuận: Phía đông giáp quận Bình Thạnh,
phía tây giáp quận Tân Bình, phía nam giáp quận 1&3, phía bắc giáp quận Gò Vấp.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính quận Phú Nhuận và vị trí công trình
Địa giới hành chính của quận Phú Nhuận: Phía đông giáp quận Bình Thạnh,
phía tây giáp quận Tân Bình, phía nam giáp quận 1&3, phía bắc giáp quận Gò Vấp.
1.2.2. Địa hình, địa mạo
Khu vực nghiên cứu có địa hình tương đối bằng phẳng. Do gần với kênh
Nhiêu Lộc – Thị Nghè nên địa hình hơi nghiêng về phía kênh.

6


1.2.3. Khí hậu
Khí hậu quận Phú Nhuận gắn liền với khí hậu của Tp.HCM, nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu duyên hải, chế độ khí hậu phân
hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.
a. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khi trung bình hằng năm 28,7oC (2015), biên độ nhiệt giữa
ngày và đêm từ 5 – 10oC. Nhiệt đô khu vực khá cao.

Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí hàng năm (0C)
Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Tháng 1

26,9

27,6

27,3

26,0

26,4

Tháng 2

27,6

28,2


29,0

26,9

26,8

Tháng 3

28,3

29,5

29,3

29,1

29,0

Tháng 4

29,1

29,3

30,4

30,2

29,9


Tháng 5

29,5

29,2

29,8

30,5

30,7

Tháng 6

28,5

28,7

28,9

28,7

29,2

Tháng 7

27,9

28,3


28,1

28,0

28,9

Tháng 8

28,4

29,1

28,3

28,4

29,0

Tháng 9

28,1

27,5

27,6

28,3

28,6


Tháng 10

28,1

28,2

27,7

28,1

28,7

Tháng 11

28,1

28,8

28,1

28,8

29,1

Tháng 12

27,2

29,1


26,6

27,9

28,6

Trung bình năm

28,1

28,6

28,4

28,4

28,7

Tháng

b. Độ ẩm không khí
Biến thiên theo mùa tỷ lệ nghịch với nhiệt độ độ ẩm trung bình năm vào
khoảng 72 – 73%. Độ ẩm trung bình hằng tháng được đo tại trạm Tân Sơn Hòa vào
năm 2011 là 75% và năm 2015 là 72%. Trong năm, mùa mưa có độ ẩm cao hơn so
với mùa khô. Độ ẩm trung bình tháng đạt giá trị từ 77% trong mùa mưa so với 68%

7



trong mùa khô; độ ẩm tháng thấp nhất là 67% vào tháng 3/2015 và độ ẩm tháng cao
nhất là 76 - 77% vào tháng 7,8,9.
c. Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 2042,2mm vào năm 2014 và tập
trung chủ yếu vào tháng 7, 8, 9, 10. Lượng mưa trùng bình của năm từ 2011 đến
năm 2015 tại Trạm Tân Sơn Hòa là 1924,02 mm. Khoảng 80% hằng năm tập trung
vào các tháng mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11. Tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, đôi khi
không có mưa lượng mưa trong tháng này không đáng kể. Tháng 9 là tháng có
lương mưa trung bình lơn nhất với 504,4mm năm 2015, ngược lại tháng 1 là tháng
có lương mưa trung bình ít nhất khoảng 9,3mm.
Bảng 1.2. Lượng mưa trung bình năm (mm)
Năm
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

2011

2012


2013

2014

2015

9,4
40,3
181,9
124,4
213,1
281,5
244,4
232,1
232,6
321,1
73

18
68,7
36,4
144,4
72,2
270,6
200,4
113,4
407,9
434,4
91,2
25,4


38,1
0,1
10,1
18,3
196,8
173,3
175,8
260,7
411,2
407,4
257,4
31,3

2,5
22,1
111,5
179,7
258
234,2
353,4
342,1
306,5
182,2
50

1,6
10,2
104,4
104,9

14,1
264,4
126,9
504,4
339,3
174,8
4,6

d. Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình vào khoảng 95mm, lượng bốc hơi lớn thường tập
trung vào những tháng khô như tháng 2, 3, 4 với lương bốc hơi lớn hơn 100mm.
Lượng bốc hơi này giảm vào những tháng mưa từ 151mm đến 74mm.
e. Số giờ nắng
Số giờ nắng trong thành phố luôn tương đối cao. Bình quân số giờ nắng
trong giai đoạn 2011 đến 2015 là 2133,58 giờ.
1.2.4. Đặc điểm kinh tế xã hội
a. Kinh tế
8


Tính chung cả năm 2016, tổng giá trị sản xuất đạt 38.231 tỷ đồng, tăng
13,6% so cùng kỳ (cao hơn mức tăng 12% của năm 2015). Trong đó, giá trị sản xuất
thương mại, dịch vụ đạt 25.623 tỷ đồng, tăng 14,5% (năm 2015 tăng 13%), đóng
góp 8,1 điểm phần trăm. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 5.142 tỷ đồng, tăng 7,2%
(năm 2015 tăng 7,9%), đóng góp 1,6 điểm phần trăm. Giá trị sản xuất xây dựng đạt
7.466 tỷ đồng, tăng 14,9% (năm 2015 tăng 11,5%), đóng góp 2,3 điểm phần trăm.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng
giá trị sản xuất thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp.

Hình 1.2. Cơ cấu tổng giá trị sản xuất năm 2016


Hình 1.3. Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất năm 2016

9


b.Xã hội
Quận Phú Nhuận với dân số +183.000 người, mật độ >36.000người/km².
Cộng đồng dân cư Phú Nhuận gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm theo Phật giáo,
Công giáo, Tin lành, Cao đài. Địa bàn Quận tập trung khá nhiều di tích kiến trúc cổ
có niên đại 200 - 300 năm và gần 70 chùa, tu viện, nhà thờ, thánh thất có giá trị
cao về mỹ thuật, kiến trúc.
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ TP.HCM
1.3.1. Địa tầng
Địa tầng khu vực gắn liền với khu vực TP.HCM

Hình 1.4. Vị trí công trình trên bản đồ địa chất Tp.HCM tỷ lệ 1:50.000
Các phân vị địa chất tại TP. HCM bao gồm:
a. Giới Mesozoi (Mz)
 Hệ Jura – Thống giữa – Hệ tầng La Ngà (J2ln)
Các trầm tích hệ tầng La Ngà được biết đến lần đầu tiên vào năm 1978 trong
công trình thành lập bản đồ địa chất 1: 500000 phía Nam ( Nguyễn Xuân Bao). Lúc
đó được xác định và đặt tên là hệ tầng Bản Đôn.
Hệ tầng La Ngà (J2ln) ( Vũ Khúc và nnk -1983) được xác lập dựa trên cơ sở
đo vẽ mặt cắt ở gần cầu La Ngà và được chia làm hai phần:
+ Phần thấp : thành phần chủ yếu là sét kết màu đen phân lớp, bột kết, sét
kết.
+ Phần cao : chủ yếu gồm cát kết xen lẫn bột kết. Dựa vào thế nằm của các
lớp ở khoảng cách ranh giới Jura hạ - trung thì có thể thấy hệ tầng Là Ngà nằm
chỉnh hợp trên hệ tầng Đray Linh (J1đl).

10


Các trầm tích mô tả trên bao gồm chủ yếu là các trầm tích lục nguyên, có
thành phần hạt thô là chính, chúng bị các trầm tích phun trào hệ tầng Long Bình (J3
- K1lb) phủ bất chỉnh hợp lên trên . Các nhà địa chất đoàn 20N thuộc liên đoàn bản
đồ II cho rằng hệ tầng này có chiều dày trung bình từ 600 – 900m.
 Hệ Jura – thống trên, Hệ Kreta – Thống dưới hệ tầng Long Bình (J3 –
K1lb)
Các trầm tích hệ tầng Long Bình chỉ lộ ra rất hạn chế ở các vùng đồi Long
Bình (quận Thủ Đức) và Giồng Chùa (Cần Giờ). Khi quan sát ở lỗ khoan LK.818,
hệ tầng này được chia làm 4 tập từ dưới lên:
Tập 1: Thành phần gồm andesitobazan màu xám lục, xám đen cấu tạo phân
lớp, xen lẫn các lớp mỏng trầm tích silic sét, sét vôi, silic vôi.
Tập 2: Thành phần gồm tuf dung nham, xen các lớp trầm tích silic-sét than,
vôi silic than.
Tập 3: Thành phần gồm andesitobazan, andesit, dacit, có xen các đá trầm
tích sét vôi, sét than phân lớp mỏng.
Tập 4: Thành phần gồm các cát bột kết và đá phiến chứa tuf màu đỏ. Hệ tầng
dày khoảng 416 - 426m.
b. Giới Kainozoi
 Hệ Neogen
Bằng phương pháp nghiên cứu nhịp, tướng trầm tích, cổ sinh đã phân chia
trầm tích Neogen thành 3 phân vị địa tầng:
Trầm tích Miocen thượng, hệ tầng Bình Trưng (N1 3bt)
Hệ tầng này do Ma Công Cọ và Hà Quang Hải xác lập (1987) theo mặt cắt lỗ
khoan ở xã Bình Trưng (Thủ Đức). Các trầm tích phân bố rộng rãi trong thành phố
Hồ Chí Minh. Thành phần trầm tích gồm cát sạn sỏi chứa dăm, sét bột kết, sét bột,
giữa các lớp có thực vật hóa than màu đen. Chúng phủ bất chỉnh hợp lên đá
andesitobazan hệ tầng Long Bình và bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích Pliocen

muộn hệ tầng Bà Miễu. Bề dày khoảng 19,4m.
Pliocen hạ, hệ tầng Nhà Bè (N21nb)
Hệ tầng này được Bùi Phú Mỹ xác lập (1983) theo mặt cắt lỗ khoan tại
huyện Nhà Bè. Chúng phân bố rộng từ nam Thủ Đức đến Long An, ở độ sâu 180-

11


250m. Thành phần trầm tích gồm các tập cát bột kết lẫn sạn xen kẽ các tập sét bột
kết, phần đáy có cát sạn kết, dăm kết, gắn kết yếu. Hệ tầng này phủ trực tiếp lên đá
của hệ tầng Long Bình và bị phủ bởi hệ tầng Bà Miêu. Bề dày thay đổi từ 20-80m.
Pliocen thượng, hệ tầng Bà Miêu (N22bm)
Hệ tầng Bà Miêu được Lê Đức An xác lập (1981) qua mặt cắt đo vẽ tại xóm
Bà Miêu thành phố Biên Hòa. Chúng phân bố rải rác khắp khu vực Thủ Đức, Bình
An và phần địa hình thấp thành phố Hồ Chí Minh, ở độ sâu dưới 100m và chia làm
3 tập:
Tập dưới: Cát sạn chuyển lên là cát bột lẫn sạn, phần đáy có nhiều cuội sỏi
và mảnh đá màu xám vàng nâu, phớt hồng, phủ bất chỉnh hợp lên hệ tầng Long
Bình.
Tập giữa: Sét bột phân lớp mỏng xen kẽ các lớp cát mỏng màu xám trắng,
xám đen chứa nhiều di tích thực vật.
Tập trên: Sét bột pha cát màu nâu đỏ nhạt, vàng xám. Phần đáy có các lớp
mỏng hoặc thấu kính cát hạt trung, có cấu trúc xiên chéo, bị phủ bởi hệ tầng Trảng
Bom. Bề dày thay đổi từ 20-120m.
 Hệ Đệ Tứ
Thống Pleistocen sớm giữa, hệ tầng Trảng Bom (aQ13tb)
Hệ tầng này do Hà Quang Hải xác lập (1987) trên cơ sở mô tả mặt cắt tại ấp
Suối Đá- huyện Thống Nhất-Đồng Nai. Mặt cắt gồm 2 lớp:
Lớp dưới: Cát hạt thô, sét kaolin màu xám trắng xen kẹp các thấu kính cuội
sỏi thạch anh, mài mòn tốt phủ bất chỉnh hợp lên trên hệ tầng Bà Miêu. Lớp trên là

cát, bột sét kaolin màu vàng bị phủ bởi đá bazan Xuân Lộc. Bề dày hệ tầng thay đổi
từ 25-50m.
Thống Pleistocen giữa-muộn, hệ tầng Thủ Đức (Q1 2-3tđ)
Hệ tầng Thủ Đức do Hà Quang Hải xác lập (1988) theo mặt cắt lỗ khoan tại
xã Linh Xuân- Thủ Đức-Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ tầng Thủ Đức phân bố từ bề
mặt địa hình hiện đại đến độ sâu 27m gồm 2 lớp:
Lớp dưới: Thành phần gồm cát sạn sỏi màu vàng, có xen các tập sét bột và
cát sạn sỏi.
Lớp trên: Thành phần gồm sét, sạn màu đỏ lẫn cát.

12


Hệ tầng Thủ Đức phủ lên trầm tích hệ tầng Trảng Bom và bị phủ bất chỉnh
hợp bởi các trầm tích hệ tầng Củ Chi. Bề dày hệ tầng khoảng 27m.
Thống Pleistocen muộn, hệ tầng Củ Chi (Q13cc)
Hệ tầng Củ Chi được Lê Đức An xác lập (1981) phân bố rộng rãi ở Long
Thành-Đồng Nai, Dĩ An-Bình Dương, Tây Ninh. Khi quan sát mặt cắt lỗ khoan 805
tại ấp Cây Sộp - xã Nhuận Đức-huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh, hệ tầng
này được chia thành 3 tập:
Tập dưới: Thành phần gồm cuội sỏi, cát thạch anh.
Tập giữa: Gồm cát sét kaolin màu xám trắng chứa sạn cuội thạch anh.
Tập trên: Gồm cát chứa sét bột kaolin màu xám trắng.
Hệ tầng Củ Chi phủ lên các trầm tích hệ tầng Thủ Đức và bị các trầm tích
Holocen phủ lên. Bề dày hệ tầng Củ Chi khoảng 28m.
 Trầm tích Holocen
Trầm tích hệ tầng Bình Chánh (Q21-2bc)
Hệ tầng này do Bùi Phú Mỹ, Nguyễn Đức Tùng xác lập (1983), phân bố chủ
yếu ở Bình Chánh, ven bờ biển thuộc huyện Xuyên Mộc - Đồng Nai và dọc các
thung lũng sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Cột địa tầng đặc trưng của trầm

tích Holocen hạ-trung như sau:
+ Từ 0-3,5m: Lớp sét pha màu xám đốm nâu;
+ Từ 3,4-4,5m: Lớp sét màu xám đen;
+ Từ 4,5-16m: Lớp cát thô lẫn sạn chuyển dần sang cát trung mịn;
+ Từ 16-19m: Lớp sét phong hóa xám xanh;
+ Từ 19-19,2m: Lớp andesit chưa phong hóa.
Hệ tầng Cần Giờ (Q22-3cg)
Hệ tầng Cần Giờ do Bùi Phú Mỹ, Nguyễn Đức Tùng xác lập (1983) phân bố
rộng rãi ở huyện Duyên Hải - Đồng Nai, Vũng Tàu, Nhà Bè và bắc Hóc Môn.
Được chia thành 2 lớp:
+ Lớp dưới: Gồm chủ yếu là bùn sét, bùn sét pha màu xám đen lẫn ít xác
thực vật có mức độ phân hủy kém.
+ Lớp trên gồm cát lẫn bột màu nâu, nâu vàng bão hòa nước.
Bề dày hệ tầng từ 1,7-5,3m.

13


1.3.2. Kiến tạo
a. Cổ kiến tạo
Bắt đầu từ cuối Triat (T3) đến đầu Kreta (K1). Một chuyển động có tính toàn
cầu (chuyển động Cimeri) còn để lại nhiều dấu vết khu vực Đông Nam Bộ (giáo sư
Trần Kim Thạch, Hứa Văn Hoàng 1977).
Một Chuyển động phụ của nó vào Triat muộn (T3) đã làm uốn nếp các trầm
tích Mesozoi thành lập trước đó ở khu vực Bửu Long, Châu Thới. Hoạt động này đã
gây ra các đứt gãy và hoạt động phun trào. Một đới cà nát được tìm thấy ở Châu
Thới có bề dày khoảng 0,5m.
Sang đến Kreta, các hoạt động magma đã hình thành nên các thành tạo
andesit ở dạng mạch cắt qua đá dacit hay ở dạng chảy tràn phủ trên mặt mà ngày
nay đã bị trầm tích Pleistocen phủ lấp ở Biên Hòa. Sau đó các mạch rhyolit lại được

thành tạo cắt ngang qua dacit và andesit thành tạo trước đó.
b. Tân kiến tạo
Ở giai đoạn Kainozoi, các hoạt động kiến tạo thuộc giai đoạn chuyển động
Hymalaya đã có nhiều biểu hiện rõ rệt và là giai đoạn có ảnh hưởng sâu sắc trong
khu vực nghiên cứu (Trần Kim Thạch, Nguyễn Văn Vân 1964). Các hoạt động này
đã hình thành trên hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc – Đông Nam. Đồng thời các
đứt gãy có trước thuộc hệ thống Đông Bắc – Tây Nam hoạt động trở lại, sự hoạt
động của hai hệ thống đứt gãy này hình thành chuyển động phân dị khối tảng, tạo
nên những vùng chênh lệch độ cao. Các hoạy động này đã biến khu vực nghiên cứu
và cả đồng bằng Nam Bộ thành một vùng trũng (võng Nam Bộ) nhận vật liệu từ các
nơi quanh đó tạo trầm tích Pleistocen, Holocen quan trọng dày hàng ngàn mét.
Vào đầu Holocen, một đợt biển tiến vào đất liền ở đồng bằng sông Cửu Long
và cả khu vực Đông Nam Bộ, chứng tỏ hoạt động kiến tạo đã làm cho mặt đát sụp
xuống. Ở Hà Tiên người ta ghi nhận hai thềm biển 5m và 2m ghi dấu trên đá vôi,
thềm 5m tương ứng với thời kì biển tiến cực đại Flandrien. Những mảnh san hô để
lại trên đá đã được xác định bằng phương pháp C14 có tuổi 4500 ± 250 năm, thềm 2
có tuổi 2500 năm. Các giồng cát ở Cai Lậy, Sóc Trăng, Bến Tre là dấu vết của các
bờ biển cổ.

14


Trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh, vùng phía Nam Thủ Đức, Nam Bình
Chánh cách nay 4000 năm là các cửa sông (Trần Kim Thạch, 1981).
Điều này được chứng minh bằng sự hiện diện các giồng cát phía Nam Nhơn
Trạch, các vỏ hàu ở các xã Phú Lâm, Nhà Bè chứng tỏ cách nay 2000 năm biển còn
hiện diện ở khu vực này.
Các hoạt động kiến tạo, đặc biệt là Tân kiến tạo đã tạo điều kiện cho sự tích
tụ các vật liệu ở những vùng trũng và sự bào mòn ở những vùng cao. Kết hợp với
các quá trình liên quan: quá trình phun trào các vật liệu dưới sâu, quá trình tích tụ,

bào mòn các vật liệu…đã tạo nên hình thể địa chất như hiện nay.
1.3.3. Địa chất thủy văn
Dựa vào các báo cáo khảo sát địa chất công trình,Bản đồ địa chất thủy văn tỉ
lệ 1:50.000 và các công trình khoan khai thác trên địa bàn Tp.HCM có thể chia ra
các phân vị ĐCTV sau:
+ Tầng chứa nước Holocen
+ Tầng chứa nước Pleistocen trên
+ Tầng chứa nước Pleistocen dưới
+ Tầng chứa nước Pliocen trên
+ Tầng chứa nước Pliocen dưới
Dựa vào kết quả Tại vị trí công trình nghiên cứu, với độ sâu khảo sát là 40m,
mới chỉ phát hiện tầng chứa nước Holocen,
Tầng chứa nước Holocen (Q2)
Tầng chứa nước Holocen bao gồm các trầm tích có nguồn gốc sông, sông biển và sông biển - đầm lầy phân bố chủ yếu ở phần thấp trũng có cao độ < 4m dọc
theo các sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, vùng Bình Chánh và ven biển Cần
Giờ…Diện tích phân bố khá rộng, bề dày của tầng thay đổi khá lớn, từ 2-5m ở rìa
Củ Chi, Thủ Đức đến 15-42m ở Nhà Bè và Bình Chánh. Dày nhất ở khu vực Bình
Chánh. Thành phần thạch học gồm chủ yếu hạt mịn như bùn, sét, cát mịn lẫn các
mảnh dăm sạn, sỏi chứa mùn thực vật, khả năng chứa nước kém.
Mực nước dao động từ 0,5m đến 2,12m tại các khu vực Thủ Đức và phía Bắc
thành phố. Lưu lượng các giếng đào cho 0,07-0,15 l/s. Nước thường có màu đục
hay hơi vàng. Độ pH = 4,38-7,96. Tổng độ khoáng hóa 0,05-0,1 g/l. Tại các khu

15


vực giồng cát Cần Giờ, nước có tổng độ khoáng hóa cao hơn, từ 3-10 g/l. Các khu
vực khác như Nhà Bè, Bình Chánh nước có chất lượng kém. Nguồn cung cấp cho
tầng là nước mặt và nước mưa, miền thoát chính là các sông rạch nên động thái dao
động theo mùa. Loại hình hóa học của nước chủ yếu là clorur natri và clorua calcimagie.

Nhìn chung nước trong tầng Holocen nghèo, chất lượng kém lại hay bị
nhiễm mặn và ô nhiễm nên không thể đáp ứng cho sinh hoạt được.
1.4. GIỚI THIỆU VỀ LÝ THUYẾT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ MÓNG
1.4.1.Điều kiện địa chất công trình
Điều kiện địa chất công trình Là tổng hợp các yếu tố địa chất tự nhiên ảnh
hưởng đến việc xây dựng và sử dụng công trình. [1]
Bao gồm:
+ Địa hình – địa mạo: hình dạng, kích thước, độ cao, mức độ phân cắt, nguồn
gốc tạo thành, xu thế phát triển...của địa hình nơi xây dựng công trình.
+ Cấu trúc địa chất: Sự phân bố, thành phần, tính chất xây dựng của đất đá
(cường độ chịu lực, độ ổn định, khả năng thấm nước,…) và các biến động địa chất
như: uốn nếp, nứt nẻ, đứt gãy…
+ Địa chất thủy văn: Độ sâu mực nước ngầm (sự thay đổi mực nước ngầm
theo mùa), thành phần hóa học (mức độ ăn mòn bê tông và các loại vật liệu xây
dựng khác), tính chất và quy luật vận động, sự phân bố của nước dưới đất…
+ Các hiện tượng địa chất động lực: Các hiện tượng địa chất như: động đất,
trượt lở, cactơ, xói ngầm…
+ Vật liệu xây dựng và điều kiện thi công: phân bố các loại vật liệu, loại vật
liệu, phương pháp khai thác và vận chuển các loại vật liệu...
1.4.2. Tổng quan về nền móng
a. Nền công trình
Nền công trình là chiều dày lớp đất, đá nằm dưới đáy móng, có tác dụng tiếp
thu tải trọng công trình bên trên do móng truyền xuống từ đó phân tán tải trọng đó
vào bên trong nền [3]
Một cách đơn giản có thể hiểu nền là không gian dưới đáy móng có giới hạn
bên dưới. Giới hạn này bắt đầu từ đáy móng và phát triển đến độ sâu Hnc từ đáy

16



móng, Hnc gọi là chiều sâu nén chặt và được xác định từ điểu kiện tính lún của
móng hay con gọi là bán kính ảnh hưởng. Tại độ sâu đó, ứng suất gây lún bằng 1/5
lần ứng suất bản thân đất gây ra. [3]
b. Phân loại nền
Nền thiên nhiên: Là nền đất với kết cấu tự nhiên, nằm ngay sát bên dưới
móng chịu đựng trực tiếp tải trọng công trình do móng truyền sang và khi xây dựng
công trình không cần dùng các biện pháp kỹ thuật để cải thiện các tính chất xây
dựng của nền. [3]
Nền nhân tạo: Khi các lớp đất ngay sát bên dưới móng không đủ khả năng
chịu lực với kết cấu tự nhiên, cần phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao khả
năng chịu lực của nó như:
Đệm vật liệu rời như đệm cát, đệm đá thay thế phần đất yếu ngay sát dưới
đáy móng để nền có thể chịu đựng được tải trọng công trình. [3]
Cọc vật liệu rời như cọc cát nhằm làm giảm hệ số rỗng của khung hạt đất do
cát có độ thấm nước tốt giúp tăng cường độ của đất nền.
Phụt vữa xi măng hoặc vật liệu liên kết vào vùng nền chịu lực để tăng lực
dính giữa các hạt đất và giảm thể tích lỗ rỗng.
Cột đất trộn xi măng (phương pháp CDM –cement deep mixing), một số loại
thiết bị khoan đặc biệt cho phép trộn đất yếu với xi măng hình thành các cột đất trộn
xi măng ứng dụng trong gia cố nền đường trên đất yếu, thành hố đào móng. [3]
c. Móng công trình
Móng công trình là một bộ phận kết cấu bên dưới của công trình, nó liên kết
với kết cấu chịu lực bên trên như cột, tường… Móng có nhiệm vụ tiếp thu tải trọng
từ công trình và truyền tải trọng đó phân tán xuống nền.
Mặt tiếp xúc giữa đáy móng với nền bắt buộc phải phẳng và nằm ngang
(không có độ dốc). Mặt này được gọi là đáy móng. Khoảng cách h từ đáy móng tới
mặt đất tự nhiên gọi là chiều sâu chôn móng.
Vì nền đất có cường độ nhỏ hơn nhiều so với vật liệu bê tông, gạch, đá…
nên phần tiếp giáp giữa công trình và nền đất thường được mở rộng thêm, phần này
được gọi là móng (có thể gọi là bản móng). Để tiết kiệm vật liệu, người ta thường

giật cấp hoặc vát góc móng. [3]

17


×