Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

thiết kế, thi công, vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải chế biến chả cá (công ty cổ phần thực phẩm sạch vigi tp vị thanh, tỉnh hậu giang) công suất 200 m3 ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 91 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I TỔNG QUAN ........................................................................................................ 2
1.1 TỔNG QUAN QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẢ CÁ........................................................... 2
1.1.1 Quy Trình Sản Xuất Chả Cá .......................................................................................... 2
1.1.2 Giải Thích Quy Trình .................................................................................................... 2
1.1.2.1 Nguyên liệu ............................................................................................................ 2
1.1.2.2 Xử Lý ...................................................................................................................... 2
1.1.2.3 Phối Trộn ................................................................................................................ 2
1.1.2.4 Tạo Viên – Định Hình ............................................................................................ 3
1.1.2.5 Gia Nhiệt ................................................................................................................ 3
1.1.2.6 Làm Nguội .............................................................................................................. 3
1.1.2.7 Đóng Gói – Bảo Quản ............................................................................................ 3
1.1.3 Tác Động Của Nƣớc Thải Trong Quá Trình Sản Xuất Đến Môi Trƣờng ..................... 3
1.1.4 Các Phƣơng Pháp Xử Lý Nƣớc Thải ............................................................................. 4
1.2 TỔNG QUAN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI ................................... 8
1.2.1 Chọn phƣơng án xử lý ................................................................................................... 8
1.2.2 Quy Trình Công Nghệ ................................................................................................... 9
1.2.3 Thuyết Minh Quy Trình .............................................................................................. 10
1.2.4 Bể thu gom .................................................................................................................. 10
1.2.5. Thiết Bị Tách Rác ....................................................................................................... 11
1.2.6. Bể Điều Hòa ............................................................................................................... 11
1.2.7. Bể UASB .................................................................................................................... 11
1.2.7.1 Giới Thiệu Về Bể UASB ...................................................................................... 11
1.2.7.2 Nguyên Tắc Hoạt Động ........................................................................................ 12
1.2.7.3 Ƣu Điểm, Nhƣợc Điểm Của Bể UASB ................................................................ 13
1.2.7.4 Khi Sử Dụng Công Nghệ UASB Cần Chú Ý Đến ............................................... 14
1.2.8 Bể ANOXIC ................................................................................................................ 14


1.2.8.1 Giới Thiệu Bể Anoxic .......................................................................................... 14
1.2.8.2 Quá Trình Khử Nitơ (Xử Lý Nitrat) ..................................................................... 15
1.2.8.3 Quá Trình Loại Bỏ Chất Dinh Dƣỡng Phospho ................................................... 15
1.2.8.4 Các Sự Cố Khi Vận Hành Và Cách Khắc Phục .................................................. 16
1.2.9 Bể MBBR .................................................................................................................... 16
1.2.9.1 Giới Thiệu Bể MBBR ........................................................................................... 16
1.2.9.2 Nguyên Tắc Hoạt Động ........................................................................................ 17
1.2.9.3 Ƣu Điểm Của Bể MBBR ...................................................................................... 18
1.2.9.4 Mô Tả Hoạt Động Của Giá Thể ........................................................................... 18
SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA
i


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

1.2.10 Bể Aerotank ............................................................................................................... 19
1.2.4.1 Giới Thiệu Về Bể Aerotank .................................................................................. 19
1.2.10.2 Cấu Tạo Bể Aerotank ......................................................................................... 19
1.2.10.3 Cơ Chế Aerotank ................................................................................................ 20
1.2.10.4 Phân Loại Bể Aerotank ...................................................................................... 21
1.2.10.5 Ƣu, Nhƣợc Điểm Của Bể Aerotank ................................................................... 21
1.2.10.6 Bùn Hoạt Tính .................................................................................................... 22
1.2.10.7 Vận Hành Bể ...................................................................................................... 23
1.2.10.8 Các Sự Cố Khi Vận Hành Và Cách Khắc Phục ................................................. 24

1.2.11 Keo Tụ Tạo Bông ...................................................................................................... 25
1.2.11.1 Giới Thiệu Keo Tụ Tạo Bông............................................................................. 25
1.2.11.2 Cơ Chế Của Quá Trình Keo Tụ – Tạo Bông ...................................................... 26
1.2.11.3 Các Hóa Chất Keo Tụ ......................................................................................... 27
1.2.12 Khử Trùng [3] ............................................................................................................. 30
1.2.12.1 Giới Thiệu Bể Khử Trùng .................................................................................. 30
1.2.12.2 Lý Do Phải Khử Trùng ....................................................................................... 31
1.2.12.3 Các Phƣơng Pháp Khử Trùng Nƣớc Thải .......................................................... 31
1.2.12.4 Khử Trùng Bằng Clo Và Các Hợp Chất Của Clo .............................................. 31
CHƢƠNG II THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI [1],[2] ..................................... 33
2.1 BỂ THU GOM ................................................................................................................... 33
2.1.1 Bể Thu Gom 1 (TG01) ................................................................................................ 33
2.1.2 Bể Thu Gom 2 (TG02) ................................................................................................ 34
2.2 THIẾT BỊ TÁCH RÁC ...................................................................................................... 36
2.3 BỂ ĐIỀU HÕA ................................................................................................................... 36
2.3.1 Bể Điều Hòa 1 (TK01) ................................................................................................ 36
2.3.2 Bể Điều Hòa 2 (TK02) ................................................................................................ 37
2.4 BỂ UASB (TK03) .............................................................................................................. 39
2.5 BỂ ANOXIC (TK04) ......................................................................................................... 42
2.6 BỂ MBBR (TK05A) – BỂ AEROTANK (TK05B) ........................................................... 43
2.7 BỂ LẮNG SINH HỌC (TK06) .......................................................................................... 49
2.8 BỂ KEO TỤ TẠO BÔNG .................................................................................................. 52
2.8.1 Bể Keo Tụ (TK07) ....................................................................................................... 52
2.8.2 Bể Tạo Bông (TK08) ................................................................................................... 53
2.9 BỂ LẮNG HÓA LÝ (TK09) .............................................................................................. 54
2.10 KHỬ TRÙNG (TK10)...................................................................................................... 56
2.11 BỂ CHỨA BÙN (TK11) .................................................................................................. 57
CHƢƠNG III THI CÔNG – VẬN HÀNH............................................................................... 59
3.1 THI CÔNG ......................................................................................................................... 59
SVTH:

GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA
ii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

3.1.1 Danh Mục Thiết Bị Lắp Đặt ........................................................................................ 59
3.1.2 Xây dựng bể................................................................................................................. 60
3.1.3 Thi công đƣờng ống – lắp đặt thiết bị.......................................................................... 64
3.2 VẬN HÀNH ....................................................................................................................... 73
3.2.1 Biện Pháp An Toàn Khi Vận Hành ............................................................................. 73
3.2.2 Danh Mục Thiết Bị ...................................................................................................... 74
3.2.3 Thuyết Minh Chế Độ Hoạt Động Của Thiết Bị........................................................... 76
3.2.3.1 Bơm chìm bể thu gom TG01: P01A/B ................................................................. 76
3.2.3.2 Bơm chìm bể thu gom TG02: P2A/B ................................................................... 77
3.2.3.3 Bơm chìm bể điều hòa TK01: WP01A/B ............................................................. 77
3.2.3.4 Bơm chìm bể điều hòa TK02: WP02A/B ............................................................. 77
3.2.3.5 Bơm chìm bể hiếu khí TK05B: WP05 ................................................................. 78
3.2.3.6 Bơm chìm bể lắng sinh học TK06: WP06 ............................................................ 78
3.2.3.7 Bơm chìm bể lắng hóa lý TK09: WP09 ............................................................... 78
3.2.3.8 Máy thổi khí: AB01A/B ....................................................................................... 78
3.2.3.9 Máy khuấy chìm bể thiếu khí TK04: MX04A ..................................................... 79
3.2.3.10Máy khuấy chìm bể thiếu khí TK04: MX04B ..................................................... 79
3.2.3.11 Motor khuấy bể keo tụ TK07: AG01 ................................................................. 79
3.2.3.12 Motor khuấy bể tạo bông TK08: AG02 ............................................................. 79

3.2.3.13 Bơm định lƣợng hóa chất PAC: DP01 ............................................................... 80
3.2.3.14 Bơm định lƣợng hóa chất Polymer: DP02.......................................................... 80
3.2.3.15 Bơm định lƣợng hóa chất Clorin: DP03 ............................................................. 80
3.2.3.16 Phao mực nƣớc: F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8 ................................................. 81
3.2.4 Vận Hành Hệ Thống Xử Lý ........................................................................................ 81
3.2.4.1 Kiểm tra hệ thống xử lý ........................................................................................ 81
CHƢƠNG IV KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .............................................................................. 83
4.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 83
4.2 KIẾN NGHỊ........................................................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 84

SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA
iii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
STT

Nguyên văn

Ký tự viết tắt


Nghĩa tường minh

1

UASB

Upflow anearobic sludge blanket

Bể sinh học kỵ khí

2

DO

Dissolved oxygen

Oxy hòa tan

3

COD

Chemical oxygen demand

Nhu cầu oxy hóa học

4

BOD


Biochemical (biological) oxygen
demand

Nhu cầu oxy sinh hóa

5

MBBR

Moving Bed Biofilm Reactor

Bể sinh học hiếu khí có
giá thể lơ lửng

6

TN

Tổng Nitơ

7

TP

Tổng Photpho

8

SS


SVTH:
GVHD:

Settleable solids

Chất rắn lơ lửng

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA
iv


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tính chất, thành phần nƣớc thải ................................................ 8
Bảng 2.1. Các thông số thiết kế bể thu gom 1 (TG01) .............................. 34
Bảng 2.2. Các thông số thiết kế bể thu gom 2 (TG02) .............................. 35
Bảng 2.3. Các thông số tính toán của bể điều hoà 1 (TK01) ..................... 37
Bảng 2.4. Các thông số tính toán của bể điều hoà 2 (TK02) ..................... 38
Bảng 2.5. Các thông số tính toán bể UASB ............................................... 41
Bảng 2.6. Thông số nƣớc thải vào bể TK04 .............................................. 42
Bảng 2.7. Các thông số tính toán của bể Anoxic(TK04) ........................... 43
Bảng 2.8. Các thông số tính toán của bể MBBR(TK05A) ........................ 45
Bảng 2.9. Các thông số tính toán của bể Aerotank .................................... 47
Bảng 2.10. Các thông số tính toán của bể Lắng sinh học(TK06) .............. 51
Bảng 2.11. Các thông số tính toán của bể keo tụ (TK07) .......................... 53
Bảng 2.12. Các thông số tính toán của bể tạo bông (TK08) ...................... 54

Bảng 2.13. Các thông số tính toán của bể Lắng hóa lý (TK09)................. 55
Bảng 2.14. Các thông số tính toán của bể khử trùng (TK10A, TK10B) ... 57
Bảng 2.15. Các thông số tính toán của bể chứa bùn (TK11) ..................... 57
Bảng 3.1. Các thiết bị sử dụng ................................................................... 59
Bảng 3.2. Các hạn mục xây dựng .............................................................. 61
Bảng 3.3 Tủ điện điều khiển các thiết bị sau ............................................. 74

SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA
v


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Quy trình sản xuất chả cá --------------------------------------------- 2
Hình 1.2. Quy trình xử lý nƣớc thải -------------------------------------------- 9
Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ xử lý ------------------------------------------------ 33
Hình 2.2 Bể TG01 ---------------------------------------------------------------- 34
Hình 2.3 Bể TG02 ---------------------------------------------------------------- 35
Hình 2.4. Bể TK01 - Bể TK02 -------------------------------------------------- 39
Hình 2.5. Bể TK03 --------------------------------------------------------------- 41
Hình 2.6. Bể TK04 --------------------------------------------------------------- 43
Hình 2.7. Bể TK05A ------------------------------------------------------------- 46
Hình 2.8. Bể TK05B ------------------------------------------------------------- 47

Hình 2.9. Bể TK06 --------------------------------------------------------------- 51
Hình 2.10. Bể TK07 Bể TK08 -------------------------------------------------- 54
Hình 2.11. Bể TK09 -------------------------------------------------------------- 56
Hình 2.12. Bể TK10 -------------------------------------------------------------- 57
Hình 2.13 Bể TK11 --------------------------------------------------------------- 58
Hình 3.1. Mặt bằng xây dựng --------------------------------------------------- 60
Hình 3. 2. Đƣờng ống nƣớc bể UASB ----------------------------------------- 64
Hình 3.3. Đỉnh Bể UASB -------------------------------------------------------- 64
Hình 3.4. Sơ đồ lắp đặt máy thổi khí và ống khí chính ---------------------- 65
Hình 3.5. Ống khí chính và nhà che máy thổi khí ---------------------------- 65
Hình 3.6. Bể Điều Hòa 2 TK02 ------------------------------------------------- 66
Hình 3.7. Bể Điều Hòa 1 TK01 ------------------------------------------------- 66
Hình 3.8. Cấp khí Bể TK01 ----------------------------------------------------- 66
Hình 3.9. Cấp khí bể TK02 ------------------------------------------------------ 67
Hình 3.10. Đĩa thổi khí bể MBBR ---------------------------------------------- 67
Hình 3.11. Cấp khí bể MBBR --------------------------------------------------- 67
Hình 3.12. Bể Aerotank TK05B2----------------------------------------------- 68
Hình 3.13. Bể Aerotank TK05B1----------------------------------------------- 98
SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA
vi


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ


Hình 3.14. Ống dẫn bùn tuần hoàn và nƣớc về bể Anoxic ------------------ 69
Hình 3.15. Đầu đƣờng ống dẫn nƣớc từ Bể Aerotank về Bể Anoxic ------ 69
Hình 3.16. Đƣờng dẫn nƣớc từ bể TK01 đến TK03 ------------------------- 69
Hình 3.17. Máy khuấy Bể Keo Tụ - Tạo Bông ------------------------------ 70
Hình 3.18. Máng điện bể TK06 – TK09 TK05B2 --------------------------- 70
Hình 3.19. Máng điện và ống dẫn hóa chất ----------------------------------- 70
Hình 3.20. Máng điện cho bơm và phao bể TK09 --------------------------- 71
Hình 3.21. Máng điện máy thổi khí -------------------------------------------- 71
Hình 3.22. Đƣờng điện bơm và phao bể TG02 ------------------------------ 71
Hình 3.23. Đƣờng điện bơm và phao bể TG01 ------------------------------- 72
Hình 3.24. Tủ điện ---------------------------------------------------------------- 72

SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA
vii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

MỞ ĐẦU
 Đặt vấn đề
Nguồn gốc của sự biến đổi về môi trƣờng là từ các hoạt động kinh tế, phát triển của
xã hội loài ngƣời. Các hoạt động này nhằm đáp ứng nhu cầu của con ngƣời. Mặt khác
nó cũng gây ra các thiệt hại về môi trƣờng, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trƣờng,
suy thoái hệ sinh thái… Vì vậy, bảo vệ môi trƣờng, giảm thiểu các tác động đến môi

trƣờng của các hoạt động trên là vấn đề toàn cầu, quốc sách hàng đầu của của các quốc
gia.
Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Nền kinh tế
thị trƣờng thúc đẩy sự phát triển của mọi ngành công nghiệp. Trong đó, chế biến thủy
sản là một trong những ngành phát triển mạnh ở nƣớc ta. Tuy nhiên, ngành này cũng
tạo ra một lƣợng lớn nƣớc thải với hàm lƣợng chất ô nhiễm cao, do đặc thù của ngành
là sử dụng rất nhiều nƣớc trong quá trình sản xuất. Nƣớc nhiễm bẩn sẽ ảnh hƣởng đến
con ngƣời và các sinh vật sống gần đó. Vì vậy, việc xử lý chất thải phát sinh ra từ
ngành chế biến thủy sản cũng nhƣ các ngành công nghiệp khác là yêu cầu cấp thiết
không chỉ của những ngời làm công tác bảo vệ môi trƣờng mà còn của tất cả chúng ta.
 Mục đích đề tài
Với hiện trạng môi trƣờng nhƣ vậy, mục đích của đề tài là lựa chọn công nghệ
thích hợp để xử lý nƣớc thải cho Công ty Thực Phẩm Sạch VIGI đạt tiêu chuẩn loại A
trƣớc khi thải ra nguồn tiếp nhận.
 Nội dung
Điều tra thực địa thu thập số liệu của công ty, lấy mẫu nƣớc thải.
Phân tích các chỉ số ô nhiễm, đánh giá mức độ ô nhiễm của nƣớc thải.
Đề xuất và lực chọn công nghệ xử lý thích hợp.
Tính toán công nghệ đã lựa chọn.
Tiến hành thi công công trình.
Vận hành hệ thống.
 Phạm vi áp dụng
Một công nghệ xử lý khó có thể áp dụng cho các nhà máy khác do khác nhau về
nguyên liệu, cách chế biến,…
Có thể áp dụng cho các nhà máy có nƣớc thải với tính chất tƣơng tự.

SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN

LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẢ CÁ
1.1.1 Quy Trình Sản Xuất Chả Cá
Nguyên
Liệu

Xử Lý

Đóng Gói –
Bảo Quản

Làm Nguội

Phối Trộn

Gia Nhiệt

Tạo Viên Định Hình

Hình 1.1 Quy trình sản xuất chả cá

1.1.2 Giải Thích Quy Trình
1.1.2.1 Nguyên liệu
Chọn nguyên liệu cá thát lát còn tƣơi, nguyên vẹn, cơ thịt săn chắc, màu và mùi tự
nhiên của cá. Nên chọn cá có kích thƣớc lớn và đồng đều để thu hồi đƣợc lƣợng thịt
cao. Nguyên liệu phải đƣợc bảo quản lạnh để tránh bị hƣ hỏng và biến đổi ảnh hƣởng
tới chất lƣợng cá cũng nhƣ khả năng định hình.
1.1.2.2 Xử Lý
Nguyên liệu phải đƣợc rửa sạch trƣớc khi đem đi xử lý để loại bỏ tạp chất. Cá
đƣợc đặt trên bàn inox sạch sau đó dùng dao sắc nhọn phi lê cá để tách lấy phần thịt
phi lê ra. Kế tiếp dùng thìa inox nhanh tay nạo lấy phần thịt cá, tách riêng da và xƣơng
cá, thịt cá phải đặt trong thau sạch bên ngoài có ủ đá để giữ nhiệt độ khối cá thấp.
1.1.2.3 Phối Trộn
Phụ gia và gia vị đƣợc cân theo tỷ lệ đã chọn, hòa tan bột trong 2/3 lƣợng nƣớc,
đánh nhuyễn cho bột tan hết, cho từ từ hỗn hợp này vào thịt cá và quết. Thịt cá phải
đƣợc làm lạnh xuống dƣới 5oC trƣớc khi đem đi xay quết. Dao quết và máy quết phải
đƣợc làm lạnh trƣớc khi dùng. Máy quết nên dùng loại hai vỏ, có một hộp chứa đá bọc
bên ngoài.
Quết cá trong khoảng 10 phút sau đó cho tiếp 1/3 lƣợng nƣớc đá còn lại vào nhằm
ổn định nhiệt độ lạnh cho khối cá. Tổng thời gian quết khoảng 10 – 15 phút (tùy theo
công suất máy quết), đến khi thịt cá thành một hỗn hợp dạng patê dẻo quánh, bóng mịn
SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA

2



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

và không dính.
1.1.2.4 Tạo Viên – Định Hình
Cho khối thịt cá đã quết vào máy tạo viên, dùng thau nƣớc có nhiệt độ khoảng
35 C để phía dƣới để hứng viên cá. Điều chỉnh kích cỡ viên cá theo ý muốn. Viên cá
đƣợc định hình trong thau nƣớc có nhiệt độ khoảng 35oC trong thời gian 20 phút.
o

1.1.2.5 Gia Nhiệt
Sau khi định hình chả cá đƣợc đem đi luộc ở nhiệt độ 900C trong 20 phút đến khi
viên cá chín, màu trắng ngà và nổi hoàn toàn trên mặt nƣớc. Vớt các viên cá ra rổ để
ráo.
1.1.2.6 Làm Nguội
Các viên cá nhanh chóng đƣợc làm nguội bằng nƣớc đá sạch nhằm tránh hiện
tƣợng chín tiếp trong viên cá.
1.1.2.7 Đóng Gói – Bảo Quản
Để ráo rồi cho chả cá vào túi PE và hút chân không. Bảo quản lạnh.
1.1.3 Tác Động Của Nƣớc Thải Trong Quá Trình Sản Xuất Đến Môi
Trƣờng
Nƣớc thải chế biến thủy sản có hàm lƣợng các chất ô nhiễm cao nếu không đƣợc
xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm trong khu vực.
 Gây ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm
Đối với nƣớc ngầm tầng nông, nƣớc thải chế biến thủy sản có thể thấm xuống đất
và gây ô nhiễm nƣớc ngầm. Các nguồn nƣớc ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dƣỡng
và vi trùng rất khó xử lý thành nƣớc sạch cung cấp cho sinh hoạt.
 Gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt và môi trƣờng không khí xung quanh
Các chất hữu cơ: Các chất hữu cơ chứa trong nƣớc thải chế biến thủy sản có nguồn
gốc động vật nên dễ bị phân hủy. Trong nƣớc thải chứa các chất nhƣ cacbonhydrat,

protein, chất béo… khi xả vào nguồn nƣớc sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong
nƣớc do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy
hòa tan dƣới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hƣởng tới sự phát triển của tôm, cá.
Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả
năng tự làm sạch của nguồn nƣớc, dẫn đến giảm chất lƣợng nƣớc cấp cho sinh hoạt và
công nghiệp.
Chất dầu mỡ: Các chất dầu mỡ nếu không đƣợc xử lý sẽ tồn tại nhƣ một màng nổi
ngăn cản sự khuếch tán của oxy vào nƣớc, giảm khả năng quang hợp của tảo và vi
SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA

3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

sinh, tạo môi trƣờng phân hủy kỵ khí ảnh hƣởng đến quá trình phân hủy chất, gây mất
cảm quan…
Chất rắn lơ lửng: Các chất rắn lơ lửng làm cho nƣớc đục hoặc có màu. Nó hạn chế
độ sâu tầng nƣớc đƣợc ánh sang chiếu xuống, gây ảnh hƣởng tới quá trình quang hợp
của tảo, rong rêu… Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hƣởng tiêu cực đến tài
nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nƣớc) và
gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lƣu thông nƣớc và tàu bè…
Chất dinh dƣỡng (N, P): Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tƣợng
phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên

hiện tƣợng thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tƣợng thủy vực chết ảnh
hƣởng tới chất lƣợng nƣớc của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nƣớc tạo
thành lớp màng khiến cho bên dƣới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các
thực vật tầng dƣới bị ngƣng trệ. Tất cả các hiện tƣợng trên gây tác động xấu tới chất
lƣợng nƣớc, ảnh hƣởng tới hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp nƣớc.
Amoniac: Rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá từ
1.2 ÷ 3 mg/l. Tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu
cầu nồng độ Amonia không vƣợt quá 1 mg/l.
Các vi sinh vật: Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong
nguồn nƣớc là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Trong nƣớc thải có thể có nhiều loại virut (nhƣ
virut đƣờng ruột, virut viêm gan A…) và các loại giun sán (nhƣ sán lá gan, sán dây…).
Con ngƣời trực tiếp sử dụng nguồn nƣớc nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ
truyền dẫn các bệnh dịch cho ngƣời nhƣ bệnh lỵ, thƣơng hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn
đƣờng tiết niệu, tiêu chảy cấp tính…
 Gây ô nhiễm đất
Đối với các vùng đất xung quanh nhà máy, nếu nhƣ nƣớc thải không đƣợc xử lý thì
khi xâm nhập vào đất nó sẽ phân hủy yếm khí các chất hữu cơ tạo nên các loại chất
độc nhƣ: H2S, CH4, NH3…
Trong các nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh còn có một lƣợng nhỏ Clorine
dùng để làm vệ sinh nhà xƣởng khi sử dụng sẽ sinh ra Cl2 tán phát vào không khí có
thể gây hại về đƣờng hô hấp cho ngƣời lao động, tuy nhiên lƣợng sử dụng không
nhiều, khoảng 60 tấn/năm.
1.1.4 Các Phƣơng Pháp Xử Lý Nƣớc Thải
Nƣớc thải chứa nhiều tạp chất khác nhau, mục đích của quá trình xử lý nƣớc thải là
khử các tạp chất đó sao cho sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn chất lƣợng ở mức chấp nhận
đƣợc theo các chỉ tiêu đã đặt ra.
SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN

LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA

4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

Hiện nay có nhiều biện pháp xử lý nƣớc thải khác nhau. tùy thuộc vào đặc tính, lƣu
lƣợng nƣớc thải và mức độ làm sạch mà ngƣời ta chọn phƣơng pháp cơ học, hóa lí,
hóa học, sinh học hay tổng hợp các phƣơng pháp này để xử lý.
Xử lý bằng phƣơng pháp cơ học
Phƣơng pháp này dùng để xử lý sơ bộ, giúp loại bỏ các tạp chất rắn kích cỡ khác
nhau có trong nƣớc thải nhƣ: rơm cỏ, gỗ, bao bì chất dẻo, giấy, dầu mỡ nổi, cát sỏi,
các vụn gạch ngói… và các hạt lơ lửng huyền phù khó lắng. Các phƣơng pháp xử lý
cơ học thƣờng dùng:
Phƣơng pháp lọc
Lọc qua song chắn, lƣới chắn:
Mục đích của quá trình này là loại bỏ những tạp chất, vật thô và các chất lơ lửng có
kích thƣớc lớn trong nƣớc thải để tránh gây ra sự cố trong quá trình vận hành xử lý
nƣớc thải. Song chắn, lƣới chắn hoặc lƣới lọc có thể đặt cố định hay di động, cũng có
thể là tổ hợp cùng với máy nghiền nhỏ. Thông dụng hơn là các song chắn cố định.
Lọc qua vách ngăn xốp:
Cách này đƣợc sử dụng để tách các tạp chất phân tán có kích thƣớc nhỏ khỏi nƣớc
thải mà các bể lắng không thể loại đƣợc chúng. Phƣơng pháp cho phép chất lỏng đi
qua và giữ pha phân tán lại, quá trình có thể xảy ra dƣới tác dụng của áp suất thủy tĩnh
của cột chất lỏng, áp suất cao trƣớc vách ngăn hoặc áp suất chân không sau vách ngăn.
Phƣơng pháp lắng
Lắng dƣới tác dụng của trọng lực:

Phƣơng pháp này nhằm loại các tạp chất ở dạng huyền phù thô ra khỏi nƣớc. Để
tiến hành quá trình ngƣời ta thƣờng dùng các loại bể lắng khác nhau: bể lắng cát, bể
lắng cấp 1, bể lắng cấp 2. Ở bể lắng cát, dƣới tác dụng của trọng lực thì cát nặng sẽ
lắng xuống đáy và kéo theo một phần chất đông tụ. Bể lắng cấp 1 có nhiệm vụ tách các
chất rắn hữu cơ (60%) và các chất rắn khác. Bể lắng cấp 2 có nhiệm vụ tách bùn sinh
học ra khỏi nƣớc thải.
Lắng dƣới tác dụng của lực ly tâm và lực nén:
Những hạt lơ lửng còn đƣợc tách bằng quá trình lắng dƣới tác dụng của lực ly tâm
trong các xyclon thủy lực hoặc máy ly tâm.
Ngoài ra, trong nƣớc thải sản xuất có các tạp chất nổi (dầu mỡ bôi trơn, nhựa
nhẹ…) cũng đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp lắng.
Phƣơng pháp trung hòa

SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA

5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

Nƣớc thải sản xuất của nhiều lĩnh vực có chứa axit hoặc kiềm. Để nƣớc thải đƣợc
xử lý tốt ở giai đoạn xử lý sinh học cần phải tiến hành trung hòa và điều chỉnh pH về
vùng 6.6 ÷ 7.6. Trung hòa còn có mục đích làm cho một số kim loại nặng lắng xuống
và tách khỏi nƣớc thải.

Dùng các dung dịch axit hoặc muối axit, các dung dịch kiềm hoặc oxit kiềm để
trung hòa nƣớc thải.
Phƣơng pháp keo tụ
Để tăng nhanh quá trình lắng các chất lơ lửng phân tán nhỏ, keo, thậm chí cả nhựa
nhũ tƣơng polyme và các tạp chất khác, ngƣời ta dùng phƣơng pháp đông tụ để làm
tăng kích cỡ các hạt nhờ tác dụng tƣơng hỗ giữa các hạt phân tán liên kết vào tập hợp
hạt để có thể lắng đƣợc. Khi lắng chúng sẽ kéo theo một số chất không tan lắng theo
nên làm cho nƣớc trong hơn.
Việc chọn loại hóa chất, liều lƣợng tối ƣu của chúng, thứ tự cho vào nƣớc… phải
đƣợc thực hiện bằng thực nghiệm. Các chất đông tụ thƣờng dùng là nhôm sunfat, sắt
sunfat, sắt clorua…
Phƣơng pháp oxy hóa - khử
Để làm sạch nƣớc thải ngƣời ta có thể sử dụng các chất oxy hóa nhƣ: clo ở dạng
khí và lỏng trong môi trƣờng kiềm, vôi clorua (CaOCl2), hipoclorit, ozon…và các chất
khử nhƣ: natri sunfua (Na2S), natri sunfit (Na2SO3), sắt sunfit (FeSO4)…
Trong phƣơng pháp này, các chất độc hại trong nƣớc thải đƣợc chuyển thành các
chất ít độc hơn và tách ra khỏi nƣớc bằng lắng hoặc lọc. Tuy nhiên quá trình này tiêu
tốn một lƣợng lớn các tác nhân hóa học nên phƣơng pháp này chỉ đƣợc dùng trong
những trƣờng hợp khi các tạp chất gây nhiễm bẩn trong nƣớc thải có tính chất độc hại
và không thể tách bằng những phƣơng pháp khác.
Phƣơng pháp hấp phụ
Dùng để loại bỏ các chất bẩn hòa tan vào nƣớc mà phƣơng pháp xử lý sinh học
cùng các phƣơng pháp khác không loại bỏ đƣợc với hàm lƣợng rất nhỏ. Thông thƣờng
đây là các hợp chất hòa tan có độc tính cao hoặc các chất có mùi, vị và màu rất khó
chịu.
Các chất hấp phụ thƣờng dùng: than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen, keo
nhôm…Trong đó than hoạt tính đƣợc dùng phổ biến nhất.
Phƣơng pháp tuyển nổi
Phƣơng pháp này dựa trên nguyên tắc: các phần tử phân tán trong nƣớc có khả
năng tự lắng kém nhƣng có khả năng kết dính vào các bọt khí nổi lên trên bề mặt nƣớc

SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA

6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

sau đó ngƣời ta tách bọt khí cùng các phần tử dính ra khỏi nƣớc. Thực chất đây là quá
trình tách bọt hay làm đặc bọt.
Khi tuyển nổi ngƣời ta thƣờng thổi không khí thành bọt khí nhỏ li ti, phân tán và
bão hòa trong nƣớc.
Phƣơng pháp trao đổi ion
Thực chất đây là quá trình trong đó các ion trên bề mặt các chất rắn trao đổi với các
ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất này gọi là ionit,
chúng hoàn toàn không tan trong nƣớc.
Phƣơng pháp này loại ra khỏi nƣớc nhiều ion kim loại nhƣ: Zn, Cu, Hg, Cr,
Ni…cũng nhƣ các hợp chất chứa asen, xianua, photpho và cả chất phóng xạ. Ngoài ra
còn dùng phƣơng pháp này để làm mềm nƣớc, loại ion Ca+2 và Mg+2 ra khỏi nƣớc
cứng.
Các chất trao đổi ion có thể là các chất vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên
hoặc tổng hợp nhƣ: zeolit, silicagen, đất sét, nhựa anionit và cationit…
Xử lý bằng phƣơng pháp sinh học
Cơ sở của phƣơng pháp là dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là vi
khuẩn dị dƣỡng hoại sinh có trong nƣớc thải. Quá trình hoạt động của chúng cho kết

quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn đƣợc khoáng hóa và trở thành những chất vô cơ,
những chất đơn giản hơn, các chất khí và nƣớc. Mức độ và thời gian phân hủy phụ
thuộc vào cấu tạo của chất hữu cơ đó, độ hòa tan trong nƣớc và hàng loạt các yếu tố
ảnh hƣởng khác.
Vi sinh vật trong nƣớc thải sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm
nguồn dinh dƣỡng và tạo ra năng lƣợng. Quá trình dinh dƣỡng làm cho chúng sinh sản,
phát triển tăng số lƣợng tế bào, đồng thời làm sạch các chất hữu cơ hòa tan hoặc các
hạt keo phân tán nhỏ. Do đó trong xử lý nƣớc thải ngƣời ta phải loại bỏ các tạp chất
phân tán thô hoặc các chất có hại đến sự hoạt động của vi sinh vật ra khỏi nƣớc thải ở
giai đoạn xử lý sơ bộ.

SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA

7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

1.2 TỔNG QUAN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI
1.2.1 Chọn phƣơng án xử lý
Dựa vào thành phần và tính chất nƣớc thải đầu vào, yêu cầu về chất lƣợng nƣớc
thải sau xử lý, quy mô công suất và điều kiện giới hạn về diện tích mặt bằng, vốn đầu
tƣ… ta sẽ đƣa ra phƣơng án xử lý tối ƣu nhằm đạt hiệu quả xử lý theo yêu cầu.
Căn cứ vào thành phần, tính chất nƣớc thải đầu vào của nhà máy và căn cứ vào yêu

cầu chất lƣợng nƣớc thải đầu ra đạt loại A ta lựa chọn hệ thống xử lý nƣớc thải bằng
phƣơng pháp cơ học kết hợp với phƣơng pháp xử lý bằng sinh học, keo tụ tạo bông và
khử trùng, trong đó phƣơng pháp sinh học đóng vai trò quan trọng.
Bảng 1.1 Tính chất, thành phần nƣớc thải
DÒNG CHẤT
THẢI

Dòng 1
(80m3/ngày.đêm)

Dòng 2
(120m3/ngày.đêm)

SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA

THÔNG SỐ

ĐƠN VỊ

GIÁ TRỊ

COD

mg/l


3000

BOD5

mg/l

2800

TN

mg/l

130

COD

mg/l

800

BOD5

mg/l

750

TN

mg/l


80

8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

1.2.2 Quy Trình Công Nghệ
Nƣớc thải
vào

Nƣớc thải
vào

Thiết bị
tách rác

Thiết bị
tách rác

Hố thu gom 1

Hố thu gom 2

Bể điều hòa 1

Bể điều hòa 2
Cấp khí


Nƣớc Sau
Xử Lý

Bể UASB

Bể Anoxic

Bể Khử Trùng

Bùn
Bể MRRB

Bể Lắng Hóa Lý

Bể Aerotank

Bể Tạo Bông

Bể Lắng Sinh
Học

Bể Keo Tụ

Cấp khí
Hóa
chất

Bùn tuần
hoàn


Bùn


Bể Chứa Bùn
Hình 1.2. Quy trình xử lý nƣớc thải

SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA

9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

1.2.3 Thuyết Minh Quy Trình
Nƣớc thải phát sinh từ nhà máy có hai dòng, dòng một có lƣu lƣợng thấp, nồng độ
chất ô nhiễm cao; dòng 2 có lƣu lƣợng cao, chất ô nhiễm thấp hơn.
Cả 2 dòng nƣớc thải của nhà máy theo hệ thống thoát nƣớc riêng biệt đến thiết bị
tách rác để tách các chất rắn thô rồi vào bể thu gom, rồi đƣợc bơm lên ngăn tiếp nhận
của bể điều hòa.
Nƣớc thải vào bể điều hòa và nhờ các dòng khí nén sục dƣới đáy mà nó đƣợc hòa
trộn đều để có tính chất đồng nhất.
Dòng nƣớc thải 1 có nồng độ chất ô nhiễm cao sẽ đƣợc đƣa vào bể UASB để thực
hiện quá trình phân hủy sinh học kỵ khí. Nƣớc vào bể UASB theo kiểu đi từ dƣới lên
xuyên qua lớp bùn lơ lửng và các chất hữu cơ bị phân hủy trong điều kiện kỵ khí.

Sau khi ra khỏi bể UASB nƣớc thải dòng 1 đã giảm một lƣợng COD đáng kể, cả
hai dòng chất thải sẽ đƣợc bơm vào bể Anoxic, tại đây diễn ra quá trình phân hủy thiếu
khí và khử N. Tại đây có thiết bị khuấy trộn tạo điều kiện xử lý tốt hơn.
Sau đó nƣớc thải đƣợc đƣa qua công trình xử lý hiếu khí bể MBBR và bể Aerotank
để tiếp tục phân hủy phần chất hữu cơ còn lại. Tại đây nƣớc thải đƣợc trộn đều với bùn
hoạt tính và nhờ oxy không khí do máy thổi khí cung cấp, vi sinh vật hiếu khí có trong
bùn phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nƣớc thải.
Nƣớc thải có chứa bùn hoạt tính đƣợc dẫn sang bể lắng sinh học để tách bùn. Phần
nƣớc sau lắng sẽ đƣa qua bể Keo Tụ - Tạo Bông. Tại đây hóa chất (polemer, PAC) sẽ
đƣợc đƣa vào để tạo bông bùn. Hóa chất hòa tan vào nƣớc nhờ máy khuấy.
Nƣớc thải sau khi qua bể Keo Tụ - Tạo Bông sẽ đƣợc đƣa qua bể Lắng hóa lý để
loại bỏ bông bùn.
Phần nƣớc trong sẽ đƣợc đƣa qua bể Khử trùng bằng Clo, sau đó đƣa ra khỏi hệ
thống xử lý.
1.2.4 Bể thu gom
Chức năng: Bể thu gom nƣớc thải tập trung toàn bộ nƣớc thải từ các phân xƣởng
sản xuất của nhà máy bao gồm cả nƣớc thải sinh hoạt và để đảm bảo lƣu lƣợng tối
thiểu cho bơm hoạt động an toàn.
Bể thu gom đƣợc đặt chìm dƣới mặt đất. Nƣớc thải từ bể thu gom đƣợc chuyển tiếp
vào bể lắng cát nhờ bơm. Trong bể thu gom, sử dụng 2 bơm chìm hoạt động luân
phiên.

SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA

10



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

1.2.5. Thiết Bị Tách Rác
Chức năng: sử dụng để tách các loại rác và tạp chất thô có kích thƣớc lớn trong
nƣớc thải nhƣ vỏ tôm, vây cá, đuôi cá…trƣớc khi đƣa nƣớc thải vào các công trình xử
lý phía sau. Việc sử dụng thiết bị tách rác vào trong các công trình xử lý nƣớc thải
tránh đƣợc các hiện tƣợng tắc nghẽn đƣờng ống, mƣơng dẫn hay gây hƣ hỏng bơm.
Sau đó, lƣợng rác này đƣợc gom bằng thủ công và tập trung vào thùng chứa rác có nắp
đậy.
1.2.6. Bể Điều Hòa
Chức năng: Điều hòa lƣu lƣợng, nồng độ, tạo chế độ làm việc ổn định cho các
công trình phía sau. Nhờ đó mà giảm kích thƣớc thiết bị và khắc phục đƣợc những vấn
để vận hành do sự dao động lƣu lƣợng hay quá tải, nâng cao hiệu suất của các quá
trình sau.
Bên trong bể điều hòa thƣờng đƣợc bố trí các thiết bị khuấy trộn hoặc cấp khí
nhằm tạo sự xáo trộn đều các chất ô nhiễm trong toàn bộ thể tích nƣớc thải, tránh việc
bị lắng cặn trong bể. Chính nhờ quá trình khuấy trộn khí từ máy thổi khí, nƣớc thải
đƣợc điều hòa về lƣu lƣợng và thành phần các chất ô nhiễm nhƣ: COD, BOD, SS,
pH… Tại đây pH của nƣớc thải đƣợc điều chỉnh về nồng độ thích hợp cho quá trình xử
lý sinh học (6.5 ÷ 8.5). Đồng thời máy thổi khí cung cấp oxy vào nƣớc thải làm giảm
sự phát sinh mùi hôi và làm giảm khoảng 20 ÷ 30% hàm lƣợng COD, BOD có trong
nƣớc thải.
1.2.7. Bể UASB
1.2.7.1 Giới Thiệu Về Bể UASB
UASB là viết tắt của cụm từ Upflow anearobic sludge blanket, tạm dịch là bể xử lý
sinh học dòng chảy ngƣợc qua tầng bùn kỵ khí.
Bể UASB có thể xây dựng bằng bê tông cốt thép, thƣờng xây dựng hình chữ nhật.

Để dễ tách khí ra khỏi nƣớc thải ngƣời ta lắp thêm tấm chắn khí có độ nghiêng >=
35 độ so với phƣơng ngang.
Hệ thống máng thu nƣớc sau xử lý.
Hệ thống tách thu khí.
Nhiệt độ càng cao thì hiệu quả xử lý của bể UASB càng cao, do đó bể này áp dụng
rất tốt ở Việt Nam.

SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA

11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

1.2.7.2 Nguyên Tắc Hoạt Động
UASB đƣợc thiết kế cho nƣớc thải có nồng độ ô nhiễm chất hữu cơ cao và thành
phần chất rắn thấp. Nồng độ COD đầu vào đƣợc giới hạn ở mức min là 100mg/l, nếu
SS>3000mg/l không thích hợp để xử lý bằng UASB.
Xử lý nƣớc thải UASB là quá trình xử lý sinh học kỵ khí, trong đó nƣớc thải sẽ
đƣợc phân phối từ dƣới lên và đƣợc khống chế vận tốc phù hợp (v<1m/h). Cấu tạo của
bể UASB thông thƣờng bao gồm: hệ thống phân phối nƣớc đáy bể, tầng xử lý và hệ
thống tách pha.
Nƣớc thải đƣợc phân phối từ dƣới lên, qua lớp bùn kỵ khí, tại đây sẽ diễn ra quá
trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi sinh vật, hiệu quả xử lý của bể đƣợc quyết định

bởi tầng vi sinh này. Hệ thống tách pha phía trên bể làm nhiệm vụ tách các pha rắn –
lỏng và khí, qua đó thì các chất khí sẽ bay lên và đƣợc thu hồi, bùn sẽ rơi xuống đáy
bể và nƣớc sau xử lý sẽ theo máng lắng chảy qua công trình xử lý tiếp theo.
Hiệu suất của bể UASB bị phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: nhiệt độ, pH, các chất
độc hại trong nƣớc thải....
Giai đoạn 1: Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử.
Giai đoạn 2: Acid hóa
Giai đoạn 3: Methane hóa. Giai đoạn này chuyển từ sản phẩm đã methane hóa
thành khí (CH4 và CO2) bằng nhiều loại vi khuẩn kỵ khí nghiêm ngặt.
Giai đoạn 1: Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử.
Dƣới tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra, các phức chất và chất không tan
(polysaccharides, proteins, lipids) chuyển hóa thành các phức đơn giản hơn hoặc chất
hòa tan (nhƣ đƣờng, các amino acid, acid béo).
Quá trình này xảy ra chậm. Tốc độ thủy phân phụ thuộc vào pH, kích thƣớc hạt và
đặc tính dễ phân hủy của cơ chất.
Giai đoạn 2: Acid hóa
Vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hòa tan thành chất đơn giản nhƣ acid béo dễ
bay hơi, alcohols, acid lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới.
Sự hình thành các acid có thể làm pH giảm xuống đến 4.0.
Giai đoạn 3: Methane hóa.
Giai đoạn này chuyển từ sản phẩm đã methane hóa thành khí (CH4 và CO2) bằng
nhiều loại vi khuẩn kỵ khí nghiêm ngặt.
Các phƣơng trình phản ứng:
SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA


12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

CH3COOH -> CH4 + CO2
2C2H5OH + CO2 -> CH4 + 2CH3COOH
CO2 + 4H2 -> CH4 + 2H2O
Các protein có khả năng phân hủy bị thủy phân: NH3 + HOH -> NH4- + OHKhi OH- sinh ra sẽ phản ứng với CO2 tạo thành ion bicacbonat.
1.2.7.3 Ƣu Điểm, Nhƣợc Điểm Của Bể UASB
 Ƣu điểm
Xử lý các loại nƣớc thải có nồng độ ô nhiễm hữu cơ rất cao, DO tối đa là 4000
mg/l, BOD 500 mg/l, điều này không thể thực hiện đƣợc ở các bể sinh học hiếu khí
hay chỉ áp dụng ở những bể đặc biệt nhƣ Aerotank cao tải.
Hiệu suất xử lý COD có thể đến 80%
Yêu cầu về dinh dƣỡng (N, P) của hệ thống của công nghệ sinh học kỵ khí thấp
hơn hệ thống xử lý hiếu khí do sự tăng trƣởng và sinh sản của vi sinh vật kỵ khí thấp
hơn vi sinh vật hiếu khí.
Có thể thu hồi nguồn khí sinh học sinh ra từ hệ thống. Khí sinh ra là khí biogas
(CH4) mang tính kinh tế cao.
Hệ thống xử lý kỵ khí tiêu thụ rất ít năng lƣợng trong quá trình vận hành. Không
tốn năng lƣợng cho việc cấp khí vì đây là bể xử lý sinh học kỵ khí, đối với các bể hiếu
khí thì năng lƣợng này là rất lớn.
Xử lý nƣớc thải bằng bể UASB giảm lƣợng bùn sinh học, do đó giảm đƣợc chi phí
xử lí bùn.
So với Aerotank (0.3 – 0.5 kgBOD/m3/ngày) thì bể UASB chịu đƣợc tải trọng gấp
10 lần khoảng 3 – 8 kgBOD/m3/ngày, từ đó giảm đƣợc thể tích bể. Tiết kiệm diện tích
và kinh phí đầu tƣ.
Xử lí các chất độc hại, chất hữu cơ khó phân hủy rất tốt.

 Nhƣợc điểm
Khởi động lâu, nuôi cấy bùn kỵ khí khó và thời gian thích nghi lâu (3-4 tháng).
Hiệu quả xử lý không ổn định vì đây là quá trinh sinh học xảy ra tự nhiên nên
chúng ta không thể can thiệp sâu vào hệ thống.
Lƣợng khí sinh ra không ổn định
Nƣớc thải đƣợc phân bố vào từ đáy bể và đi ngƣợc lên qua lớp bùn sinh học có mật
độ vi khuẩn cao. Khí thu đƣợc trong quá trình này đƣợc thu qua phễu tách khí lắp đặt
SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA

13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

phía trên. Cần có tấm hƣớng dòng để thu khí tập trung vào phễu không qua ngăn lắng.
Trong bộ phận tách khí, diện tích bề mặt nƣớc phải đủ lớn để các hạt bùn nổi do dính
bám vào các bọt khí biogas tách khỏi bọt khí. Để tạo bề rộng cần thiết cần có cột chặn
nƣớc. Dọc theo mô hình có các vòi lấy mẫu (4 – 6 vòi) để đánh giá lƣợng bùn trong bể
thông qua thí nghiệm xác định mặt cắt bùn.
1.2.7.4 Khi Sử Dụng Công Nghệ UASB Cần Chú Ý Đến
1. Bùn nuôi cấy ban đầu: nồng độ tối thiểu là 10 kg VSS/m3. Lƣợng bùn cho vào
không nên nhiều hơn 60% thể tích bể. Nƣớc thải: cần xem xét thành phần tính chất
nƣớc thải nhƣ hàm lƣợng chất hữu cơ, khả năng phân hủy sinh học của nƣớc thải, tính
đệm, nhiệt độ nƣớc thải…

2. Hàm lƣợng chất hữu cơ: COD < 100 mg/l không sử dụng đƣợc UASB, COD >
5000mg/l thì cần pha loãng nƣớc thải hoặc tuần hoàn nƣớc thải đầu ra.
3. Chất dinh dƣỡng: nồng độ nguyên tố N, P, S tối thiểu có thể tính theo biểu thức
sau: (COD/Y): N: P: S = (50/Y) : 5: 1 :1 Y là hệ số sản lƣợng tế bào phụ thuộc vào
loại nƣớc thải. Nƣớc thải dễ acid hóa Y= 0.03, khó acid hóa Y= 0.15.
4. Hàm lƣợng cặn lơ lửng: nƣớc thải có hàm lƣợng SS lớn không thích hợp cho mô
hình này. SS > 3000 mg/l khó phân hủy sinh học sẽ lƣu lại trong bể sẽ ngăn cản quá
trình phân hủy nƣớc thải. Nếu cặn có thể cuốn trôi thì không có vấn đề gì.
5. Nƣớc thải chứa độc tố: UASB không thích hợp với loại nƣớc thải có hàm lƣợng
chất độc, muối.. cao
1.2.8 Bể ANOXIC
1.2.8.1 Giới Thiệu Bể Anoxic
Bể Anoxit trong công nghệ xử lý nƣớc thải hay còn gọi là bể lên men, bể anoxit
đƣợc sử dụng kết hợp với các công nghệ hiếu khí hay kỵ khí để xử lý nƣớc chứa nồng
độ Amoni (NH4), NO2 (Nitrit), NO3 (Nitrat), Nitơ vô cơ, Phosphat (PO4), Polyphosphat.
Trong bể anoxit đồng thời diễn ra các quá trình nhƣ: lên men các chất trong nƣớc
thải, cắt các mạch Poly-photphas thành Photphas, quá trình Khử nitrat (NO3) thành
nitơ (N2)... ở điều kiện thiếu khí.
Quá trình xử lý Nitơ và Phospho của bể Anoxit thƣờng sẽ đƣợc thiết kế kết hợp
trƣớc các công nghệ sinh học hiếu khí và sau công nghệ sinh học kỵ khí.
Khi thiết kế bể anoxit phải đảm bảo nƣớc thải đƣợc khuấy trộn đều nhờ thiết bị
khuấy trộn đặt dƣới bể và nồng độ oxy từ 0.5-1mgO2/l. Thời gian lƣu bể anoxit từ 4-6
tiếng.
SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA


14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

1.2.8.2 Quá Trình Khử Nitơ (Xử Lý Nitrat)
Trƣờng hợp thiếu oxy, các loại vi khuẩn khử nitơrat denitrificans (dạng kỵ khí tùy
tiện) sẽ tách oxy của nitơrat và nitrit để oxy hóa chất hữu cơ. Nitơ phân tử tạo thành
trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nƣớc.
Quá trình chuyển: NO3-  NO2-  NO  N2O  N2 (NO, N2O, N2: dạng
khí).Tuy nhiên để cho quá trình này diễn ra thì cần phải xảy ra thêm 2 quá trình Nitrit
hóa và Nitrat hóa ở điều điện hiếu khí.
Quá trình nitrit hóa: NH4 + O2 ---Nitrosomonas---> NO2Quá trình nitrat hóa: NH4 + O2 ---Nitrobacter---> NO3Phƣơng trình phản ứng:
55NH4+ + 76O2 +5CO2 ---Nitrosomonas---> C5H7NO2 + 54NO2- + 52H2O +109 H+
400NO2- + 10O2 + NH3 + 2H2O + 5CO2 ---Nitrobacter---> C5H7NO2+ 400NO3Nhƣng để xử lý đƣợc Nitơ cũng đòi hỏi có nguồn Cacbon để tổng hợp tế bào. Do nƣớc
thải đã đƣợc nitrat hóa thƣờng chứa ít vật chất chứa Cacbon nên đòi hỏi phải bổ sung
thêm nguồn Cacbon từ ngoài vào. Trong một số hệ khử nitrit sinh học, nƣớc thải chảy
tới hoặc tế bào chất thƣờng là nguồn cung cấp Cacbon cần thiết. Khi xử lý nƣớc thải
công nghiệp thƣờng thiếu Cacbon hữu cơ nên ngƣời ta thƣờng dung CH3OH rƣợu
metylic làm nguồn Cacbon bổ sung. Nƣớc thải công nghiệp nếu nghèo chất dinh
dƣỡng nhƣng lại chứa Cacbon hữu cơ thì cũng có thể hòa trộn vào.
 Ƣu điểm:
Khử đƣợc nitơ trong nƣớc thải dòng ra.
Hiệu suất khử BOD tăng do các chất hữu cơ tiếp tục bị oxy hóa trong quá trình khử
nitơrat.
Giảm đƣợc lƣợng bùn dƣ trong bể lắng đợt hai.
Làm tăng khả năng lắng và hạn chế độ trƣơng của bùn hệ thống.
Làm tăng pH của nƣớc thải sau xử lý.
1.2.8.3 Quá Trình Loại Bỏ Chất Dinh Dƣỡng Phospho

Photpho xuất hiện trong nƣớc thải ở dạng PO43- hoặc poli photphat P2O7 hoặc dạng
photpho liên kết hữu cơ. Hai dạng sau chiếm khoảng 70% trong nƣớc thải.
Các dạng tồn tại của P thƣờng dùng các loại hợp chất keo tụ gốc Fe, Al,…để loại
bỏ nhƣng giá thành đắt, tạo thành bùn chứa tạp chất hóa học,…
Vi khuẩn Acinetobater là 1 trong những sinh vật đầu tiên có trách nhiệm khử P,

SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA

15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

chúng có khả năng tích lũy poliphotphat trong sinh khối tƣơng đối cao (2-5%).
Khả năng lấy Phospho của vi khuẩn kỵ khí tùy tiện Acinebacter sẽ tăng lên rất
nhiều khi cho nó luân chuyển các điều kiện hiếu khí, kỵ khí.
1.2.8.4 Các Sự Cố Khi Vận Hành Và Cách Khắc Phục
Khi vận hành hệ thống, mọi ngƣời thƣờng hay gặp các sự cố phát sinh ở công trình
xử lý sinh học nhƣ Hiện tƣợng bùn nổi tại một số khu vực trong bể sinh học thiếu khí
(Anoxic), bùn nổi từng tảng trong bể. Để tìm đƣợc cách khắc phục triệt để cần phải
tìm hiểu rõ nguyên nhân để đƣa ra đƣợc biện pháp xử lý hiệu quả nhất.
Hiện tƣợng bùn nổi tại một số khu vực trong bể sinh học thiếu khí (Anoxic), bùn
nổi từng tảng trong bể do một số nguyên nhân sau:
Máy khuấy trộn hoạt động không hiệu quả, không khuấy trộn hoàn toàn bể nên

ở một số khu vực không có khuấy trộn, không đẩy đƣợc khí Nitơ trong bông bùn thoát
ra khỏi bề mặt.
Bùn vi sinh tuần hoàn từ bể lắng về bể Anoxic ít, lƣu lƣợng tuần hoàn không đủ,
bơm tuần hoàn bị sự cố. Ngƣời vận hành cần phải kiểm tra lại hệ thống tuần hoàn bùn.
Nếu bùn tại bể vi sinh hiếu khí (Aerotank) cũng ít nhƣ bùn vi thiếu khí Anoxic thì đây
là một vấn đề nghiêm trọng.
 Phƣơng pháp xử lý nhƣ sau
Ngƣng cho nƣớc thải vào các bể;
Tắt sục khí bể vi sinh hiếu khí (Aerotank) và máy khuấy tại bể vi sinh thiếu khí
(Anoxic).
Để bể vi sinh lắng, khuấy 45 phút đến 1 tiếng sau đó bơm nƣớc sau lắng.
1.2.9 Bể MBBR
1.2.9.1 Giới Thiệu Bể MBBR
MBBR là từ viết tắt của cụm Moving Bed Biofilm Reactor, trong đó sử dụng các
giá thể cho vi sinh dính bám để sinh trƣởng và phát triển.
MBBR là bƣớc tiến lớn của kỹ thuật xử lý nƣớc thải. Giá thể này có dạng cầu với
diện tích tiếp xúc: 350 - 400 m2/m3. Nhờ vậy sự trao đổi chất, nitrat hóa diễn ra nhanh
nhờ vào mật độ vi sinh lớn tập trung trong giá thể lƣu động. Vi sinh đƣợc di động khắp
nơi trong bể, lúc xuống lúc lên xuống, lúc trái lúc phải trong “ngôi nhà” giá thể lƣu
động.
Nhƣng vì sao công nghệ MBBR là công nghệ đƣợc các chuyên gia đánh giá cao
nhƣ vậy! Bởi vì vật liệu làm giá thể có tỷ trọng nhẹ hơn nƣớc đảm bảo điều kiện lơ
SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA

16



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

lửng đƣợc. Các giá thể này luôn chuyển động không ngừng trong toàn thể tích bể nhờ
các thiết bị thổi khí và cánh khuấy qua đó thì mật độ vi sinh ngày càng gia tăng, hiệu
quả xử lý ngày càng cao.
Công nghệ MBBR trong xử lý nƣớc thải – Một trong những công nghệ mới về xử
lý nƣớc thải đang đƣợc nhắc đến rất nhiều hiện nay bởi tính năng hiệu quả xử lý cao,
đồng thời tiết kiệm diện tích.
1.2.9.2 Nguyên Tắc Hoạt Động
Trong bể hiếu khí dính bám MBBR, hệ thống cấp khí đƣợc cung cấp để tạo điều
kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trƣởng và phát triển. Đồng thời quá trình cấp khí
phải đảm bảo đƣợc các vật liệu luôn ở trạng thái lơ lửng và chuyển động xáo trộn liên
tục trong suốt quá trình phản ứng. Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu
cơ sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ
chuyển hóa các chất hữu cơ trong nƣớc thải để phát triển thành sinh khối. Quần xả vi
sinh sẽ phát triển và dày lên rất nhanh chóng cùng với sự suy giảm các chất hữu cơ
trong nƣớc thải. Khi đạt đến một độ dày nhất định, khối lƣợng vi sinh vật sẽ tăng lên,
lớp vi sinh vật phía trong do không tiếp xúc đƣợc nguồn thức ăn nên chúng sẽ bị chết,
khả năng bám vào vật liệu không còn. Khi chúng không bám đƣợc lên bề mặt vật liệu
sẽ bị bong ra rơi vào trong nƣớc thải. Một lƣợng nhỏ vi sinh vật còn bám trên các vật
liệu sẽ tiếp tục sử dụng các hợp chất hữu cơ có trong nƣớc thải để hình thành một quần
xã sinh vật mới.
Ngoài nhiệm vụ xử lý các hợp chất hữu cơ trong nƣớc thải, thì trong bể sinh học
hiếu khí dính bám lơ lửng còn xảy ra quá trình Nitritrat hóa và Denitrate, giúp loại bỏ
các hợp chất nito, photpho trong nƣớc thải, do đó không cần sử dụng bể Anoxic. Vi
sinh vật bám trên bề mặt vật liệu lọc gồm 3 loại: lớp ngoài cùng là vi sinh vật hiếu khí,
tiếp là lớp vi sinh vật thiếu khí, lớp trong cùng là vi sinh vật kị khí. Trong nƣớc thải

sinh hoạt, nito chủ yếu tồn tại ở dạng ammoniac, hợp chất nito hữu cơ. Vi sinh vật hiếu
khí sẽ chuyển hóa hợp chất nito về dạng nitrite, nitrate. Tiếp tục vi sinh vật thiếu khí
và kị khí sẽ sử dụng các hợp chất hữu cơ trong nƣớc thải làm chất oxy hóa để khử
nitrate, nitrite về dạng khí N2 bay lên. Mặt khác quá trình nito một phần còn đƣợc thực
hiện tại bể lắng sinh học. Vì vậy hiệu quả xử lý hợp chất nito, photpho trong nƣớc thải
sinh hoạt của công trình này rất tốt.
Ngoài ra, để tăng cƣờng khả năng xử lý nito của bể sinh học thiếu khí ngƣời ta
thêm vào bể giá thể MBBR. Thể tích của vật liệu MBBR so với thể tích bể đƣợc điều
chỉnh theo tỷ lệ phù hợp, thƣờng là <50% thể tích bể.
Bể sinh học kết hợp giá thể lơ lửng MBBR gồm 2 loại: bể hiếu khí và bể thiếu khí.
Trong bể hiếu khí sự chuyển động của các giá thể đƣợc tạo thành do sự khuếch tán
SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN
LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA

17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, THI CÔNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN CHẢ CÁ

của những bọt khí có kích thƣớc trung bình từ máy thổi khí. Trong khi đó ở bể thiếu
khí thì quá trình này đƣợc tạo ra bởi sự xáo trộn của các giá thể trong bể bằng cánh
khuấy.
1.2.9.3 Ƣu Điểm Của Bể MBBR
Chịu đƣợc tải trọng hữu cơ cao, 2000-10000g BOD/m³.ngày, 200015000gCOD/m³.ngày.
Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.

Loại bỏ đƣợc Nito trong nƣớc thải.
Tiết kiệm đƣợc diện tích. Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao:
Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng
phƣơng pháp bùn hoạt tính lơ lửng, vì vậy tải trọng hữu cơ của bể MBBR cao hơn.
Chủng loại vi sinh vật xử lý đặc trƣng: Lớp màng biofilm phát triển tùy thuộc vào
loại chất hữu cơ và tải trọng hữu cơ trong bể xử lý.
Hiệu quả xử lý cao.
Tiết kiệm diện tích xây dựng: diện tích xây dựng của MBBR nhỏ hơn so với hệ
thống xử lý nƣớc thải hiếu khí đối với nƣớc thải đô thị và công nghiệp.
Dễ dàng vận hành.
Điều kiện tải trọng cao: Mật độ vi sinh vật trong lớp màng biofilm rất cao, do đó tải
trọng hữu cơ trong bể MBBR rất cao.
1.2.9.4 Mô Tả Hoạt Động Của Giá Thể
Nhân tố quan trọng của quá trình xử lý này là các giá thể động có lớp màng biofilm
dính bám trên bề mặt. Những giá thể này đƣợc thiết kế sao cho diện tích bề mặt hiệu
dụng lớn để lớp màng biofim dính bám trên bề mặt của giá thể và tạo điều kiện tối ƣu
cho hoạt động của vi sinh vật khi những giá thể này lơ lửng trong nƣớc.
Tất cả các giá thể có tỷ trọng nhẹ hơn so với tỷ trọng của nƣớc, tuy nhiên mỗi loại
giá thể có tỷ trọng khác nhau. Điều kiện quan trọng nhất của quá trình xử lý này là mật
độ giá thể trong bể, để giá thể có thể chuyển động lơ lửng ở trong bể thì mật độ giá thể
chiếm từ 25 – 50% thể tích bể và tối đa trong bể MBBR phải nhỏ hơn 67%. Trong mỗi
quá trình xử lý bằng màng sinh học thì sự khuyếch tán của chất dinh dƣỡng (chất ô
nhiễm) ở trong và ngoài lớp màng là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình
xử lý, vì vậy chiều dày hiệu quả của lớp màng cũng là một trong những nhân tố quan
trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả xử lý.

SVTH:
GVHD:

THÁI HỮU NHÂN

LÝ CẨM HÙNG
TRẦN ANH KHOA

18


×