Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ứng dụng gis và mca lựa chọn vị trí bãi tập kết rác thải trên địa bàn quận 2, tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 76 trang )

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALES

: Automated Land Evaluation System - Phần mềm đánh giá đất

AHP

: Analytic Hierachy Process - Quá trình Phân tích thứ bậc.

IDM

: Individual decision making – Quá trình ra quyết định của cá

đai.

nhân.
FAO
: Food and Agriculture Organization of the United Nation - Tổ
chức liên hợp quốc tế về lương thực và nông nghiệp.
FESLM : An international framework for evaluating sustainable land
management - Khung mẫu quốc tế để đánh giá quản lý đất đai bền vững.
GDM

: Group decision making - Quá trình ra quyết định nhóm.

GIS

: Geographic Information System - Hệ thống thông tin Địa lý.

GT


: Giao thông

KC

: Khoảng cách

KDC

: Khu dân cư.

KT

: Kinh tế.

MCA

: Multi-Criteria Analysis - Phân tích đa tiêu chí.

MT

: Môi trường.

TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
Tr

: Trạm điện.

TV

: Thuỷ văn.


XH

: Xã hội


DANH MỤC KÝ HIỆU HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ quận 2 trong thành phố Hồ Chí Minh.................................... 18
Hình 2.2. Điểm tập kết rác Bình Khánh 1.......................................................... 29
Hình 2.3. Điểm tập kết rác Bình Khánh 2.......................................................... 29
Hình 2.4. Điểm tập kết rác Bình Khánh 3.......................................................... 29
Hình 3.2. Bản đồ phân cấp hiện trạng sử dụng đất tại quận 2 ........................... 43
Hình 3.3. Bản đồ thể hiên lớp giao thông tại quận 2 ......................................... 45
Hình 3.4. Bản đồ thể hiện lớp thuỷ văn tại quận 2 ............................................ 46
Hình 3.5. Bản đồ thể hiện khoảng cách tới trạm điện ........................................ 48
Hình 3.6. Bản đồ thể hiện khoảng cách tới khu dân cư ..................................... 49
Hình 3.7. Bản đồ vị trí thích hợp sơ bộ .............................................................. 50
Hình 3.8. Vùng 1 trên bản đồ 1 .......................................................................... 53
Hình 3.9. Vùng 1 trên bản đồ 2 .......................................................................... 54
Hình 3.10. Vùng 1 trên Google Map .................................................................. 54
Hình 3.11. Vùng 1 trên thực địa .......................................................................... 55
Hình 3.12. Vùng 2 trên bản đồ 1 ......................................................................... 56
Hình 3.13. Vùng 2 trên bản đồ 2 ......................................................................... 57
Hình 3.14. Hình ảnh vùng 2 trên Google Map ................................................... 57
Hình 3.15. Vùng 2 trên thực địa .......................................................................... 57
Hình 3.16. Vùng 3 trên bản đồ 1 ......................................................................... 58
Hình 3.17. Hình ảnh vùng 3 trên bản đồ 2 .......................................................... 59
Hình 3.18. Hình ảnh vùng 3 trên Google Map ................................................... 59
Hình 3.19. Hình ảnh vùng 3 trên thực tế ............................................................. 60
Hình 3.20. Vùng 4 trên bản đồ 1 ......................................................................... 61

Hình 3.21. Hình ảnh vùng 4 trên bản đồ 2 .......................................................... 62
Hình 3.22. Hình ảnh vùng 4 trên Google Map ................................................... 62
Hình 3.23. Hình ảnh vùng 4 ngoài thực tế .......................................................... 62
Hình 3.24. Hình ảnh vùng 5 trên Acrgis ............................................................. 63


DANH MỤC KÝ HIỆU BẢNG
Bảng 1.1. Bảng độ ưu tiên chuẩn ....................................................................... 14
Bảng 1.2. Bảng chỉ số ngẫu nhiên ...................................................................... 15
Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính quận 2 ........................................................... 20
Bảng 2.2. Diện tích hiện trạng các loại đất chính của Quận 2 năm 2016 .......... 22
Bảng 2.3. Diện tích hiện trạng các loại đất phi nông nghiệp ............................. 24
Bảng 2.4. Diện tích hiện trạng các loại đất nông nghiệp ................................... 25
Bảng 2.5. Diện tích hiện trạng các loại đất phát triển hạ tầng ........................... 26
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu lựa chọn địa điểm bãi tập kết chất thải rắn .................... 33
Bảng 3.2. Giá trị so sánh cặp của chuyên gia .................................................... 34
Bảng 3.3. Ma trận tiêu chí cấp 1 ........................................................................ 35
Bảng 3.4. Kết quả các thông số tiêu chí cấp 1 ................................................... 35
Bảng 3.5. Giá trị so sánh cặp của các tiêu chí trong nhóm kinh tế .................... 37
Bảng 3.6. Thể hiện ma trận so sánh tổng hợp và vector trọng số của các cặp chỉ
tiêu trong nhóm kinh tế ....................................................................................... 37
Bảng 3.7. Kết quả các thông số tiêu chí trong nhóm kinh tế ............................. 38
Bảng 3.8. Cấu trúc thứ bậc và trọng số của các tiêu chí .................................... 39
Bảng 3.9. Giá trị phân cấp các tiêu chí .............................................................. 39
Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả thích nghi của quá trình đánh giá sơ bộ .............. 41
Bảng 3.11. Thể hiện các lớp thông tin và dữ liệu đầu vào.................................. 42
Bảng 3.12. Thống kê diện tích phân cấp hiện trạng sử dụng đất ........................ 44
Bảng 3.13. Tổng hợp các đơn vị đất đai của vùng nghiên cứu ........................... 51
Bảng 3.14. Bảng tổng kết quá trình đánh giá sơ bộ ............................................ 64
Bảng 3.15. Bảng khảo sát ý kiến cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương...

................................................................................................................ 65
Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả cuối cùng ............................................................. 66


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 2
2.1 Mục tiêu .........................................................................................................................................2
2.2 Nhiệm vụ ........................................................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................................2
3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................2

4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 3
5. Ý nghĩa của luận văn....................................................................................... 4
6. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 4
CHƯƠNG 1.......................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI .......... 5
1.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................. 5
1.1.1 Đánh giá đất đai ................................................................................................................ 5
1.1.2 Hệ thống thông tin địa lý - GIS .......................................................................................... 8
1.1.3 Phương pháp phân tích đa tiêu chí - MCA ......................................................................... 12

1.2 Cơ sở pháp lý: .............................................................................................. 16
CHƯƠNG 2........................................................................................................ 18
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CHO MỤC ĐÍCH LÀM BÃI TẬP KẾT
RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2 ........................................................... 18
2.1 Điều kiện nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất làm bãi tập
kết rác thải ......................................................................................................... 18

2.1.1 Tình hình tự nhiên .................................................................................................................... 18
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội. ........................................................................................................ 19
2.1.3. Đánh giá chung ....................................................................................................................... 20

2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất làm bãi tập kết rác thải........................ 20
2.2.1 Tình hình quản lý: .................................................................................................................... 20
2.2.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất ....................................................................................... 22
2.2.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất làm bãi tập kết rác thải ........................................................ 30

CHƯƠNG 3........................................................................................................ 31
ỨNG DỤNG GIS VÀ MCA ĐỂ LỰA CHỌN VỊ TRÍ BÃI TẬP KẾT RÁC
THẢI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2 ..................................................................... 31


3.1. Xây dựng mô hình ứng dụng GIS và MCA để lựa chọn vị trí bãi tập kết
rác thải ................................................................................................................ 31
3.1.1.Mô hình phục vụ việc lựa chọn vị trí bãi tập kết rác thải bằng phương pháp AHP ..................31
3.1.2. Các bước thực hiện lựa chọn vị trí bãi tập kết chất thải rắn bằng phương pháp phân tích thứ
bậc AHP .............................................................................................................................................32

3.2. Kết quả ứng dụng GIS và MCA để lựa chọn vị trí bãi tập kết rác thải
trên địa bàn quận 2, TP. Hồ Chí Minh. .......................................................... 33
3.2.1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá ...................................................................................................... 33
3.2.2. Trọng số các tiêu chí ............................................................................................................... 34
3.2.3. Xây dựng bản đồ chuyên đề và tổng hợp bản đồ chuyên đề: .................................................. 42
3.2.4 Lựa chọn sơ bộ: ........................................................................................................................ 50
3.2.5 Đánh giá chung cuộc: .............................................................................................................. 64

Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 67
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 69


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và có giới hạn về số lượng,
có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển theo ý muốn chủ quan
của con người. Để khai thác tiềm năng thế mạnh của đất đai phục vụ xây dựng
và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đòi hỏi Nhà nước phải quản lý chặt chẽ
đất đai, hướng cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu
quả.
Quận 2 là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 2 là
quận mới đô thị hóa, nơi có Khu đô thị mới Thủ Thiêm trong tương lai gần là
trung tâm tài chính thương mại mới của Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 2 được
chia thành 11 phường: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình An, Bình Khánh,
Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ
Thiêm. Trong đó, phường Thạnh Mỹ Lợi được xem là trung tâm của quận.
Môi trường được xem là vấn đề hàng đầu đặt ra cho sự phát triển, tạo ra
được một môi trường xanh sạch và bền vững cho đời sống và sự phát triển kinh
tế - xã hội trên địa bàn quận 2 là một việc làm mang tính chiến lược. Tình trạng
xả thải bừa bãi ra ngoài môi trường sống đã và đang là một trong những vấn đề
không chỉ ở vùng nông thôn mà còn xuất hiện ở các khu vực trọng điểm trên địa
bàn TPHCM. Có thể kể đến như tuyến đường Phan Văn Trị quận Bình Thạnh,
đường Trần Não quận 2...Gây nhiều bức xúc và giảm môi trường sống của
người dân xung quanh. Từ đó, việc đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiểu
biết và khả năng nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường
nhằm tạo ra một bức tranh màu xanh, không rác là việc làm cần thiết trong giai
đoạn từ năm 2017 đến năm 2020. Thông qua nghiên cứu thực trạng về tình hình
môi trường tại quận 2 và đề xuất các vị trí tập kết rác thải sẽ góp phần cải thiện
và làm sạch môi trường. Hiện nay tỷ lệ đăng ký đổ rác đạt trên 90% tổng số khối

lượng rác phát sinh (trung bình khoảng 120 tấn/ngày). Tỷ lệ ký hợp đồng thu
gom rác của chủ nguồn thải đạt 94%, các phường đang tiếp tục thực hiện.
Về phương tiện thu gom rác hiện có 32 xe tải (từ 500kg đến 2 tấn) và 30
chiếc loại xe thô sơ, ba bánh, tự chế; đến nay đã chuyển đổi được 27 xe thô sơ.
Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp Cảnh sát giao thông, Ủy ban
nhân dân các phường xử lý các phương tiện thu gom rác chưa chấp hành. Đã
khởi công xây dựng trạm ép rác kín tại phường Thạnh Mỹ Lợi, dự kiến bàn giao
công trình trong quý 2/2017.
Trong đánh giá đất đai, nhiều nguồn thông tin có thể được sử dụng, bao
gồm ảnh vệ tinh, bản đồ sử dụng đất, thông tin địa giới hành chính, phân bố thực
vật và thông tin thống kê kinh tế, xã hội, môi trường. Thêm vào đó, bởi vì tính
thích nghi của bất kỳ đơn vị đánh giá nào cũng phụ thuộc vào từng loại hình sử
dụng đất, nên mục tiêu, quá trình đánh giá thích nghi đất đai có thể đạt được
thông qua phỏng vấn các bên liên quan và phân tích chính sách. Do đó, đánh giá
thích nghi đất đai là vấn đề ra quyết định đa tiêu chí và phương pháp phân tích
1


đa tiêu chí (Multi-Criteria Analysis-MCA) được sử dụng để phân loại và tính
trọng số các tiêu chí (Yong Liu et al, 2007). Các bước MCA trong đánh giá đất
đai bao gồm xác định mục tiêu, các tiêu chí tương ứng; phân tích tiêu chí; định
lượng và phân tích tiêu chí cho đơn vị đánh giá và kết hợp các phán đoán
(Malczewski, Jone, 2004). Cho đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu
ứng dụng GIS và MCA trong đánh giá thích nghi đất đai. Có nhiều phương pháp
MCA được sử dụng, nhưng trong đó phương pháp kết hợp trọng số bằng quá
trình phân tích thứ bậc (Analytic Hierachy Process-AHP) thường được sử dụng
nhất bởi vì tính dễ hiểu và đơn giản của chúng. Bên cạnh đó, phương pháp AHP
với ưu điểm là chia nhỏ vấn đề thành cấu trúc thứ bậc, cho phép có sự tham gia
của chuyên gia và các bên liên quan trong đánh giá nên cũng thường được sử
dụng.

Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng GIS và
MCA để lựa chọn vị trí bãi tập kết rác thải trên địa bàn Quận 2, TP. Hồ Chí
Minh” là thực sự cần thiết.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
Xác định được các vị trí thích hợp để tập kết rác thải trên địa bàn Quận 2,
Tp. Hồ Chí Minh.
2.2 Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của đánh giá đất đai.
- Xác định đặc điểm đất đai và yêu cầu của bãi tập kết rác thải.
- Xây dựng mô hình và ứng dụng mô hình lựa chọn vị trí tập kết rác thải
sử dụng GIS và MCA trên địa bàn.
- So sánh kết quả lựa chọn với thực tế trên địa bàn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện, đặc điểm đất đai Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh.
- Yêu cầu của bãi tập kết rác thải.
- Vị trí thích hợp để làm bãi tập kết rác thải trên địa bàn.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Quận 2,
Tp. Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian: số liệu thu thập và phân tích từ năm 2015 đến năm
2017. Nguồn dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất sử dụng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất năm 2015 thuộc phần mềm micro station sau đó tiến hành chỉnh lý bản
đồ theo hiện trạng sử dụng đất năm 2016.
2


- Phạm vi nội dung: nghiên cứu lựa chọn vị trí thích hợp của bãi tập kết
rác thải sinh hoạt trên địa bàn Quận 2.

4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, thu thập thông tin số liệu về tình hình sử dụng đất
Đây là phương pháp được dùng để thu thập các tài liệu, liệt kê các số liệu,
bản đồ, thông tin về toàn bộ các nội dung của dự án làm cơ sở để điều tra, thu
thập bổ sung dữ liệu, đối soát số liệu đã có về: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, môi trường, biến đổi khí hậu, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất
cho thuê đất, bồi thường, giải tỏa, tái định cư,… theo phương án quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của thành phố.
- Điều tra thực địa các loại hình sử dụng đất
Điều tra các hộ gia đình sống gần nơi tập kết rác (cũ và dự kiến), phỏng
vấn các chủ hộ bằng bảng câu hỏi có sẵn để thu thập có chọn lọc các thông tin
kinh tế, xã hội, môi trường đối từng khu vực nghiên cứu.
- Thu thập và các xử lý dữ liệu cũng như tài liệu hiện có
Bao gồm dữ liệu không gian (các loại bản đồ) và dữ liệu mô tả tính chất
về thổ nhưỡng, thành phần cơ giới, độ dày tầng đất, khả năng tưới, độ dốc, loại
hình sử dụng đất…
- Phương pháp kế thừa tổng hợp
Kế thừa và tổng hợp các lý thuyết đánh giá đất đai của FAO (1976,
1993b, 2007), lý thuyết GIS, lý thuyết MCA, các tài liệu hướng dẫn của phần
mềm ALES, làm cơ sở xây dựng mô hình tích hợp GIS và ALES trong đánh giá
thích nghi đất đai tự nhiên, GIS và MCA trong đánh giá thích nghi đất đai bền
vững.
- Phương pháp phân tích đa tiêu chí MCA
Phương pháp phân tích đa tiêu chí (MCA), đôi khi gọi là đánh giá đa tiêu
chí (MCE) cung cấp cho người ra quyết định các mức độ quan trọng khác nhau
của các tiêu chí. Trong đó hầu hết sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc
(AHP/Saaty, 1980) trong môi trường ra quyết định riêng rẽ (AHP – IDM) để xác
định trọng số các tiêu chí, do vậy kết quả còn mang tính chủ quan của người
đánh giá. Để khắc phục hạn chế của phương pháp này và tranh thủ được tri thức

của nhiều chuyên gia trong từng lĩnh vực, nhiều nghiên cứu đã ứng dụng
phương pháp phân tích thứ bậc trong môi trường ra quyết định nhóm (AHP GDM) trong xác định trọng số các yếu tố (J. Lu et al., 2007) đất đai để đánh giá
thích nghi đất đai phục vụ cho quản lý sử dụng bền vững (Lê Cảnh Định, 2011)
- Phương pháp chuyên gia
Tiến hành tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, am hiểu về
tình hình thực tế của quận 2, nhất là lĩnh vực đất đai và môi trường để có cơ sở
cho việc lựa chọn vị trí sử dụng đất có tính khả thi.
3


- Phương pháp sử dụng công cụ GIS
Hệ thống thông tin địa lý là hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu
vào, các thao tác phân tích, cơ sở dữ liệu đầu vào liên quan về mặt địa lý không
gian, nhằm trợ giúp việc thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển
thị…các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết vấn đề tổng hợp
thông tin cho các mục đích của con người đặt ra (Nguyễn Kim Lợi và ctv,
2009).
5. Ý nghĩa của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Góp phần hoàn thiện phương pháp đánh giá đất đa tiêu
chí nhằm mục tiêu sử dụng đất bền vững trong bối cảnh hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch,
quản lý cơ sở hạ tầng của địa phương.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 60 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận nội dung chính gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tính pháp lý của đánh giá đất đai trong việc
sử dụng phần mềm GIS và phương pháp phân tích đa tiêu chí MCA.
Chương 2: Thực trạng sử dụng đất cho mục đích làm bãi tập kết rác thải
trên địa bàn quận 2.
Chương 3: Ứng dụng GIS và MCA để lựa chọn vị trí bãi tập kết rác thải

trên địa bàn quận 2.

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Đánh giá đất đai
* Khái niệm
Đánh giá thích nghi đất đai hay còn gọi là đánh giá đất đai (Land
evaluation) có thể được định nghĩa: “Quá trình dự đoán tiềm năng đất đai khi
sử dụng cho các mục đích cụ thể” hay là dự đoán tác động của mỗi đơn vị đất
đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất.
Quá trình đánh giá có liên quan tới 3 lĩnh vực chính: Tài nguyên đất đai
(Land resources), sử dụng đất (Land use) và kinh tế, xã hội (Socio - economic).
- Đất đai: Bao gồm tài nguyên đất (soil), nước, khí hậu và các điều kiện
khác có liên quan đến sử dụng đất.
- Sử dụng đất: Những thông tin về đặc điểm sinh thái và yêu cầu kỹ thuật
của loại hình sử dụng đất.
- Kinh tế - xã hội: Bao gồm những đặc điểm khái quát về kinh tế, xã hội
ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất (giá trị sản xuất, thu nhập, đầu tư, tập quán
canh tác,…)
Có 2 loại thích nghi trong hệ thống đánh giá đất đai của FAO: thích nghi
tự nhiên và thích nghi kinh tế.
- Đánh giá thích nghi tự nhiên:
Chỉ ra mức độ thích hợp của loại hình sử dụng đất đối với điều kiện tự
nhiên không tính đến các điều kiện kinh tế. Nếu không thích nghi về mặt tự
nhiên thì không một phân tích kinh tế nào có thể biện chứng để đề xuất tiếp tục
sử dụng.

- Đánh giá thích nghi kinh tế:
Các quyết định sử dụng đất đai thường cân nhắc về mặt kinh tế, dùng để
so sánh các loại hình sử dụng đất có cùng mức độ thích hợp hoặc hiệu quả của
hai loại hình sử dụng đất. Tính thích hợp về mặt kinh tế có thể đánh giá bởi các
yếu tố: Tổng giá trị sản xuất; lãi thuần, B/C, chi phí, …
Sản phẩm của quá trình đánh giá đất đai là bản đồ thích nghi đất đai và
bản đồ đề xuất sử dụng đất. Những tài liệu này giúp cho nhà quy hoạch quản lý
đất đai ra quyết định một cách hiệu quả và hợp lý.

5


* Các phương pháp đánh giá đất đai và kết quả đánh giá đất đai
+ Trên thế giới
Trên thế giới Hệ thống thông tin địa lý đã bắt đầu xuất hiện vào cuối năm
1960, đến nay đã phát triển với khả năng thu nhận, lưu trữ, truy cập, xử lí, phân
tích và cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ ra quyết định trong nhiều lĩnh vực
khác nhau đặc biệt trong lĩnh vực đánh giá đất đai phục vụ cho phát triển sản
xuất nông lâm nghiệp. Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai được tiến hành từ
nhiều năm trước đây trên thế giới nhất là các nước phát triển như Mỹ, Canada,
các tổ chức FAO, WWF…Các phương pháp đánh giá thích nghi đã dần phát
triển thành lĩnh vực nghiên cứu nhằm kết hợp các kiến thức về tài nguyên sử
dụng đất.
Ba phương pháp đánh giá thích nghi thường được sử dụng
- Đánh giá đất theo định tính chủ yếu dựa vào mô tả và xét đoán
- Đánh giá đất theo định lượng dựa vào kết quả tính toán thống kê
- Đánh giá đất theo định lượng dựa trên mô hình, mô phỏng định hướng
Một số khuynh hướng, trường phái đánh giá thích nghi đất đai trên thế
giới (Vũ Năng Dũng và ctv, 2008, Phân hạng đánh giá đất đai).
Ở Liên Xô cũ có 2 hướng đánh giá thích nghi, đánh giá chung và đánh giá

riêng cho các loại cây trồng. Cả 2 hướng đánh giá này đều sử dụng chung đơn vị
đánh giá là 15 các loại đất ( đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ,,,), chỉ tiêu đánh
giá là năng suất, giá thành sản phẩm, mức hoàn vốn.
- Ở các nước Châu Âu phổ biến theo 2 hướng nghiên cứu:
Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên xác định tiềm năng đất đai
Nghiên cứu các yếu tố kinh tế xã hội áp dụng phương pháp so sánh bằng
tính điểm hoặc phần trăm dể tính toán khu vực thích nghi
Tổ chức nông lương của liên hợp quốc (FAO) cũng tiến hành xây dựng
“Đề cương đánh giá đất đai” (1976), Tài liệu này được nhiều quốc gia lấy làm
tiêu chí để áp dụng trong đánh giá đất đai và cũng được áp dụng rộng rãi ở nhiều
nước. Từ sau 1983, đề cương này được chỉnh sửa, bổ sung với loạt tài liệu
hướng dẫn đánh giá đất đai chi tiết cho các vùng sản xuất khác nhau :
Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước mưa (1983)
Đánh giá đất cho vùng đát rừng (1984)
Đánh giá đất đai cho nông nghiệp được tưới (1985)
Đánh giá đất cho đồng cỏ chăn thả (1989)
Đánh giá và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất
(1992)
Hướng dẫn đánh giá đất đai phục vụ cho quản lí bền vững (1993)
6


Tại Tanzania, Châu Phi, Boje (1998) đã ứng dụng GIS để đánh giá thích
hợp đất đai cho 9 loại cây lương thực cho vùng đất trũng ở phía đông bắc
Tanzania tìm ra những vùng đất thích hợp cho trồng cây lương thực và những
vùng không thể trồng được do bị ảnh hưởng nặng về khí hậu.
Ở Hà Lan, trong dự án đánh giá thích nghi cho cây khoai tây (Van Lanen,
1992) đã ứng dụng GIS cùng với phương pháp đánh giá thích nghi đất đai kết
hợp giữa chất lượng và định lượng, kết quả 65% diện tích đất thích hợp cho
trồng khoai tây.

Ở Anh đã ứng dụng GIS và phương pháp đánh giá đất của FAO để đánh
giá đất đai cho khoai tây ở khu vực Stour Catchment – kent (Harian F,Cook
et,al, 2000), đã xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trên cơ sở lớp thông tin chuyên
đề: khí hậu, đất, độ dốc, PH và các thông tin về mùa vụ đối chiếu với yêu cầu sử
dụng đất của khoai tây để lập bản đồ thích hợp.
Tại Philippines với những nghiên cứu về ứng dụng GIS để đánh giá tiềm
năng thích hợp đất đai cũng đã được thực hiện (Godilano, E, C, 1993) nhằm
cung cấp thông tin đầy đủ và chính sách cho những nhà quy hoạch, nhà đầu tư…
làm nền tảng đúng đắn cho việc đưa ra quyết định hợp lý do vậy đạt được hiệu
quả kinh tế xã hội.
Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng GIS trong nghiên
cứu đất đai và đã đem lại hiệu quả to lớn, cung cấp thông tin đầy đủ chính xác
kịp thời giúp các nhà quản lí ra quyết định hợp lý phục vụ chiến lược phát triển
kinh tế xã hội bền .
+ Tại Việt Nam
Việt Nam khái niệm đánh giá đất, phân hạng đất đã có từ rất lâu qua việc
phân chia “Tứ hạng điền, lục hạng thổ”. Công tác đánh giá được nhiều cơ quan
khoa học nghiên cứu và thực hiện. Từ những bước sơ khai, ngành khoa học đánh
giá đất đai đã dần dần trưởng thành và hoàn thiện cơ sở lý luận cả về khoa học
và thực tiễn.
Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học của
Viện Nông Hoá Thổ Nhưỡng (Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đinh Văn
Tỉnh,,,) đã tiến hành công tác đánh giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp
tác xã và 9 vùng chuyên canh. Phân loại khả năng thích hợp đất đai (Land
Suitability Classification) của FAO đã được áp dụng đầu tiên trong nghiên cứu
“Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất hoang Việt Nam” (Bùi Quang Toản và nnk,
1985).
Đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và nnk,
1986) được thực hiện ở tỷ lệ 1/500.000 dựa trên Phân loại khả năng đất đai
(Land capability classification) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử dụng là

đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình.

7


Từ năm 1978, công tác đánh giá đất đai đã được biên chế thành một tổ
thuộc Hội đồng Chuyên ngành Công nghệ về đất của Hội đồng Khoa học đất
Quốc tế (Trần Công Tấu, Đỗ Ánh, Đỗ Đình Thuận, 1991).
Năm 1993 Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện
công tác đánh giá đất đai trên 09 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ
1:250.000. Kết quả bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng,
khẳng định việc vận dụng nội dung và phương pháp của FAO là phù hợp trong
điều kiện hoàn cảnh hiện nay.
Một số tỉnh đã có bản đồ đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO, tỷ
lệ 1/50.000 và 1/100.000 như: Hà Tây (Phạm Dương Ưng và ctg, 1994), Bình
Định (Trần An Phong, Nguyễn Chiến Thắng, 1994); Gia Lai-Kontum (Nguyễn
Ngọc Tuyển, 1994); tỉnh Bình Phước (Phạm Quang Khánh và ctg, 1999); Bà
Rịa-Vũng Tàu (Phạm Quang Khánh, Phan Xuân Sơn, 2000); Bạc Liêu (Nguyễn
Văn Nhân và ctg, 2000); Cà Mau (Phạm Quang Khánh và ctg, 2001).
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã quy định việc đánh giá đất là
bước bắt buộc trong công tác đánh giá đất của Viện, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn đã ban hành tiêu chí ngành 10TCN 343-98 về quy trình đánh
giá đất đai phục vụ nông nghiệp. Quy trình được xây dựng trên cơ sở nội dung
và phương pháp của FAO theo điều kiện và tiêu chí cụ thể của Việt Nam.
Trong chương trình quy hoạch tổng thể Đồng Bằng Sông Cửu Long
(Nguyễn Văn Nhân, năm 1996) đã áp dụng phương pháp phân hạng đánh giá đất
của FAO nhằm xác định khả năng thích hợp đất đai đối với các loại hình sử
dụng đất phổ biến. Phương pháp này không những đánh giá toàn diện điều kiện
tự nhiên mà còn xét đất đai ở khía cạnh kinh tế xã hội.
Cụ thể tại địa bàn nghiên cứu từng có một số đề tài nghiên cứu đánh giá

đất đai như đề tài : “ Điều tra chỉnh lý bản đồ đất, xây dựng bản đồ đánh giá đất
đai 1/50.000, đề xuất định hướng sử dụng tài nguyên đất tỉnh Bình Dương”.
1.1.2 Hệ thống thông tin địa lý - GIS
* Khái niệm
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information Systems-GIS) là hệ
thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích, cơ sở dữ
liệu đầu vào liên quan về mặt địa lý không gian, nhằm trợ giúp việc thu nhận,
lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị…các thông tin không gian từ thế
giới thực để giải quyết vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con
người đặt ra (Nguyễn Kim Lợi và ctv, 2009).
* Các thành phần của GIS
GIS có 5 thành phần: Con người, dữ liệu phần cứng, phần mềm, chính
sách và quản lý.

8


+ Con người (chuyên viên)
Là thành phần quan trọng nhất. Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không
có con người tham gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong
thực tế. Người sử dụng GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế
và duy trì hệ thống, hoặc những người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong
công việc.
+ Dữ liệu
GIS phải bao gồm một cơ sở dữ liệu chứa các thông tin không gian và các
thông tin thuộc tính lưu trữ dưới dạng bảng được liên kết chặt chẽ với nhau và
được tổ chức theo một chuyên ngành nhất định. Thời gian được mô tả như một
kiểu thuộc tính quan hệ đặc biệt được biễu diễn thông qua thông tin không gian
và/ hoặc thuộc tính. Trong GIS có khả năng phối hợp nhiều nguồn dữ liệu khác
nhau và có khả năng phối hợp với nhiều cấu trúc khác nhau.

+ Phần cứng
Gồm các thiết bị hỗ trợ trong quá trình quản lý và xử lý các dữ liệu của
GIS như: máy chủ (server), thiết bị thu nhập dữ liệu, thiết bị lưu trữ.
+ Phần mềm
Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu
trữ, phân tích và hiển thị thông tin đia lý. Các thành phần chính trong phần mềm
GIS là: Công cụ nhập và thao tác trên các lớp thông tin địa lý; Hệ quản trị cơ sở
dữ liệu (DBMS); Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý; Giao diện
đồ họa người – máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng.
+ Chính sách và quản lý
Đây là hợp phần rất quan trọng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ
thống, là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công nghệ GIS. Hệ
thống GIS cần được điều hành bởi bộ phận quản lý, bộ phận này được bổ nhiệm
để tổ chức hoạt động hệ thống GIS một cách có hiệu quả để phục vụ người sử
dụng thông tin.
* Vai trò của GIS
Kỹ thuật GIS là một công nghệ ứng dụng các tiến bộ của khoa học máy
tính, (computer based technology) do đó việc sử dụng GIS trong các mục tiêu
nghiên cứu so với các phương tiện cổ điển có thể mang lại những hiệu quả cao
do:
- Là cách tiết kiệm chi phí và thời gian nhất trong việc lưu trữ số liệu
- Có thể thu thập số liệu với số lượng lớn
- Số liệu lưu trữ có thể được cập nhật hoá một cách dễ dàng
- Chất lượng số liệu được quản lý, xử lý và hiệu chỉnh tốt

9


- Dễ dàng truy cập, phân tích số liệu từ nhiều nguổn và nhiều loại khác
nhau

- Tổng hợp một lần được nhiều loại số liệu khác nhau để phân tích và tạo
ra nhanh chóng một lớp số liệu tổng hợp mới.
GIS làm thay đổi đáng kể tốc độ mà thông tin địa lý được sản xuất, cập
nhật và phân phối. GIS cũng làm thay đổi phương pháp phân tích dữ liệu địa lý,
GIS có một số điểm thuận lợi chính khi được so sánh với cách quản lý bản đồ
giấy là:
- Dễ dàng cập nhật thông tin không gian.
- Tổng hợp hiệu quả nhiều tập hợp dữ liệu thành một cơ sở dữ liệu kết
hợp
- Chúng có thể cho ra những kết quả dưới những dạng khác nhau như các
bản đổ, biểu bản, và các biểu đổ thống kê,..
- Dữ liệu không gian địa lý được duy trì tốt hơn trong một định dạng tiêu
chí.
- Việc xem lại và cập nhật dễ dàng hơn.
- Tìm kiếp, phân tích và miêu tả thuận lợi hơn.
- Dữ liệu có thể chia sẻ và trao đổi.
- Tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
- Đưa ra những quyết định tốt và đúng đắn hơn.
GIS lưu giữ thông tin về thế giới thực dưới dạng tập hợp các lớp chuyên
đề có thể liên kết với nhau nhờ các đặc điểm địa lý. Điều này đơn giản nhưng vô
cùng quan trọng và là một công cụ đa năng đã được chứng minh là rất có giá trị
trong việc giải quyết nhiều vấn đề thực tế, từ thiết lập tuyến đường phân phối
của các chuyến xe, đến lập báo cáo chi tiết cho các ứng dụng quy hoạch, hay mô
phỏng sự lưu thông khí quyển toàn cầu.
Với những tính năng ưu việt, kỹ thuật GIS ngày nay đang được ứng dụng
trong nhiều lãnh vực nghiên cứu và quản lý, đặc biệt trong quản lý và quy hoạch
sử dụng-khai thác các nguồn tài nguyên một cách bền vững và hợp lý.
* Ứng dụng GIS vào công tác đánh giá đất đai
Trong đánh giá đất đai, nhiều nguồn thông tin có thể được sử dụng, bao
gồm ảnh vệ tinh, bản đồ sử dụng đất, thông tin địa giới hành chính, phân bố thực

vật và thông tin thống kê kinh tế, xã hội, môi trường. Thêm vào đó, bởi vì tính
thích nghi của bất kỳ đơn vị đánh giá nào cũng phụ thuộc vào từng loại hình sử
dụng đất, nên mục tiêu quá trình đánh giá thích nghi đất đai có thể đạt được
thông qua phỏng vấn các bên liên quan và phân tích chính sách. Do đó, đánh giá
thích nghi đất đai là vấn đề ra quyết định đa tiêu chí, và phương pháp MCA
được sử dụng để phân loại và tính trọng số các tiêu chí (Yong Liu et al, 2007).
Các bước MCA trong đánh giá đất đai bao gồm xác định mục tiêu, các tiêu chí
10


tương ứng; phân tích tiêu chí; định lượng và phân tích tiêu chí cho đơn vị đánh
giá và kết hợp các phán đoán (Malczewski, Jone, 2004).
Cho đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng GIS và
MCA trong đánh giá thích nghi đất đai. Có nhiều phương pháp MCA được sử
dụng, nhưng trong đó phương pháp kết hợp trọng số tuyến tính và chồng lớp
luận lý (AND, OR) thường được sử dụng nhất bởi vì tính dễ hiểu và đơn giản
của chúng. Bên cạnh đó, phương pháp AHP với ưu điểm là chia nhỏ vấn đề
thành cấu trúc thứ bậc, cho phép có sự tham gia của chuyên gia và các bên liên
quan trong đánh giá nên cũng thường được sử dụng. Một số nghiên cứu:
Alejandro Ceballoss – Silva and Jorge Lopez – Blanco (2003) ứng dụng
MCA xác định khu vực thích nghi cho sản xuất ngô và khoai tây ở miền trung
Mexico. Khí hậu, địa hình và đất được chọn để tạo các lớp đa tiêu chí trong GIS.
Trọng số các tiêu chí được tính toán theo AHP. Kết quả đánh giá thích nghi sau
đó được chồng lớp với bản đồ giải đoán từ ảnh Landsat TM để xác định sự khác
nhau và giống nhau giữa loại hình sử dụng đất hiện tại và vùng thích nghi với
ngô và khoai tây.
Henok Mulugeta (2010) đánh giá thích nghi đất đai cho 2 loại cây lúa mì
và ngô dựa trên 5 nhân tố bao gồm độ dốc, độ ẩm đất, kết cấu đất, tầng dày đất,
loại đất và loại hình sử dụng đất hiện tại. Phương pháp được dùng để tính trọng
số và chuẩn hóa các nhân tố và so sánh cặp của AHP kết hợp trọng số tuyến

tính. Bản đồ thích nghi trong GIS được phân theo 5 lớp thích nghi của FAO. Kết
quả của nghiên cứu thể hiện tiềm năng phát triển của cây trồng nông nghiệp tại
Legambo Woreda, Ethiopia.
Việt Nam, công nghệ GIS mới được biết đến vào đầu thập niên 90 cuối
thế kỷ XX (Nguyễn Kim Lợi và ctv, 2009). Từ đó đến nay đã có nhiều công
trình nghiên cứu, dự án về GIS với nhiều quy mô trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Riêng trong lĩnh vực đánh giá thích nghi hầu hết các nghiên cứu đều ứng
dụng GIS, chủ yếu tập trung nghiên cứu các tiện ích sẵn có của GIS.
Phương pháp đánh giá đất đai được sử dụng chủ yếu trong các nghiên cứu
vẫn là phương pháp hạn chế lớn nhất của FAO. Trong khi đó, việc sử dụng GIS
và MCA trong đánh giá đất đai còn hạn chế ở Việt Nam. Một số nghiên cứu điển
hình:
Lê Cảnh Định năm 2004 trong đề tài thạc sĩ ngành địa tin học
(Geomatics) đã xây dựng “Tích hợp phần mềm ALES và GIS trong đánh giá
thích nghi đất đai”. Nghiên cứu đã ứng dụng GIS xây dựng bản đồ các yếu tố
thích nghi: đất, tầng dày, khả năng tưới, độ dốc, đá lộ đầu và phân vùng thích
nghi cho các loại hình sử dụng đất. Phương pháp phân tích đa tiêu chí MCA với
kỹ thuật AHP - IDM xác định trọng số các tiêu chí tương ứng với các loại hình
sử dụng đất.
Nguyễn Kim Lợi, Lê Tiến Dũng (2009) “Ứng dụng GIS phục vụ quy
hoạch sử dụng đất tại huyện Xuân Lộc – Tỉnh Đồng Nai”. Nghiên cứu cũng đã
ứng dụng GIS xây dựng bản đồ các yếu tố thích nghi: đất, tầng dày, khả năng
11


tưới, độ dốc và phân vùng thích nghi cho các loại hình sử dụng đất, và phương
pháp phân tích đa tiêu chí MCA trong kỹ thuật AHP - IDM được sử dụng để
tính toán trọng số của các tiêu chí tương ứng với các loại hình sử dụng đất.
1.1.3 Phương pháp phân tích đa tiêu chí - MCA
* Lịch sử hình thành

Phương pháp phân tích đa tiêu chí là một kỹ thuật phân tích tổ hợp các
tiêu chí khác nhau nhằm đưa ra kết quả cuối cùng. Phân tích đa tiêu chí (Multi Criteria Analysis –MCA) cung cấp cho người ra quyết định các mức độ quan
trọng khác nhau của các tiêu chí khác nhau hay là trọng số của các tiêu chí liên
quan. Để xác định trọng số của các tiêu chí, người ta thường dùng phương pháp
tham khảo tri thức chuyên gia, kinh nghiệm của cá nhân. Trong đánh giá thích
nghi đất đai bền vững, thường sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để phân tích khả
năng thích nghi, kỹ thuật tổ hợp các tiêu chí khác nhau để cho ra kết quả cuối
cùng được sử dụng như là công cụ hỗ trợ ra quyết định. Trong vấn đề ra quyết
định đa tiêu chí, bước đầu tiên quan trọng nhất là xác định tập hợp các phương
án cần để đánh giá. Tiếp theo, lượng hóa các tiêu chí, xác định tầm quan trọng
tương đối của những phương án tương ứng với mỗi tiêu chí.
Một cách tiếp cận để xác định tầm quan trọng tương đối của các phương
án dựa vào sự so sánh cặp được đề xuất bởi Saaty (1977, 1980, 1994) là phương
pháp phân tích thứ bậc riêng rẽ (AHP - IDM) trong ra quyết định đa tiêu chí, kết
quả thường mang tính chủ quan, để khắc phục được điều ấy, nhiều nhà nghiên
cứu đã sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc trong ra quyết định nhóm (AHP
– GDM) để xác định trọng số các tiêu chí. Những năm đầu thập niên 1970,
Thomas L.Saaty phát triển phương pháp ra quyết định như là quy trình phân tích
thứ bậc (Analytic Hierarchy Process – AHP) nhằm xử lý các vấn đề ra quyết
định đa tiêu chí phức tạp.
- Cho phép tập hợp các kiến thức chuyên gia về vấn đề của họ, kết hợp
các dữ liệu chủ quan và khách quan trong một khuôn khổ thứ bậc logic.
- Cung cấp cho người ra quyết định một cách tiếp cận trực giác theo phán
đoán thông thường để đánh giá sự quan trọng của mỗi thành phần thông qua quá
trình so sánh cặp.
- AHP kết hợp cả hai mặt tư duy của con người: Cả về định tính và định
lượng. Định tính qua sự sắp xếp thứ bậc và định lượng qua sự mô tả các đánh
giá và sự ưa thích qua các con số có thể dùng để mô tả nhận định của con người
cả vấn đề vô hình lẫn vật lý hữu hình, nó có thể mô tả cảm giác, trực giác đánh
giá của con người. Ngày nay AHP được sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực

quản lý tài nguyên đất đai, thương mại…
* Vai trò của phân tích đa tiêu chí (MCA)
Đánh giá đất đai cung cấp những thông tin quan trọng làm cơ sở để ra
quyết định trong quản lý sử dụng đất, đặc biệt là trong quy hoạch nông nghiệp
và phát triển nông thôn. FAO (1976) đã đưa ra phương pháp đánh giá đất đai tự
12


nhiên có xem xét thêm về yếu tố kinh tế; FAO (1993b) đã đưa ra khung đánh giá
đất đai cho quản lý sử dụng đất bền vững (FESLM), trong đó đánh giá đồng thời
các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường; FAO (2007) đã nhấn mạnh
phương pháp đánh giá đất đai bền vững trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất
đai, có nghĩa là đánh giá đất đai là phải đánh giá đất đai bền vững. Do vậy, đánh
giá đất đai là bài toán phân tích đánh giá đa tiêu chí (MCA: Multi-Criteria
Analysis). MCA cung cấp cho người ra quyết định các mức độ quan trọng khác
nhau của các tiêu chí, trong đó hầu hết sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc
(AHP/Saaty, 1980) trong môi trường ra quyết định riêng rẽ (AHP-IDM) để xác
định trọng số các tiêu chí (Lu et al.,2007), do vậy kết quả đánh giá còn mang
tính chủ quan của người đánh giá. Để khắc phục hạn chế này và tranh thủ tri
thức của nhiều chuyên gia trong từng lĩnh vực, cần thiết phải nghiên cứu ứng
dụng phương pháp phân tích thứ bậc trong môi trường ra quyết định nhóm
(AHP- GDM) để xác định trọng số các yếu tố đất đai trong ESLM (Lê Cảnh
Định, 2011). Bên cạnh đó, công nghệ GIS có khả năng phân tích không gian,
xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Vì vậy nghiên cứu “Tích hợp GIS và phân tích
đa tiêu chí (MCA) trong đánh giá thích nghi đất đai” phục vụ cho quản lý, sử
dụng đất bền vững là yêu cầu cần thiết và cấp bách.
Phương pháp phân tích đa tiêu chí (MCA) với kỹ thuật AHP trong ra
quyết định nhóm (AHP-GDM) để xác định trọng số các yếu tố bền vững là giải
pháp hợp lý, giảm được tính chủ quan, tranh thủ được tri thức của nhiều chuyên
gia trong các lĩnh vực liên quan đến sử dụng đất bền vững (kinh tế, xã hội, môi

trường,…). Mô hình tích hợp GIS và MCA góp phần đặc biệt quan trọng trong
giải quyết bài toán quyết định đa tiêu chí không gian như lựa chọn vùng thích
nghi cho các loại cây trồng,…Trong đó, GIS đóng vai trò phân tích không gian,
MCA với kỹ thuật AHP-GDM xác định trọng số của các tiêu chí, đánh giá mức
độ ưu tiên của các phương án quyết định. Mô hình tích hợp được cơ sở tri thức
các lĩnh vực, biểu diễn không gian thích nghi các LUT, do vậy hỗ trợ người ra
quyết định giải quyết bài toán ra quyết định đa mục tiêu không gian trong bố trí
sử dụng đất một cách trực quan thông qua bản đồ số trong hệ GIS.
* Trình tự phương pháp phân tích đa tiêu chí (MCA)
Kỹ thuật phân tích đa tiêu chí (MCA) cung cấp cho các nhà quyết định
các mức độ quan trọng khác nhau của các tiêu chí, trong đó hầu hết sử dụng quá
trình phân tích thứ bậc (AHP/Saaty, 1980) trong môi trường ra quyết định riêng
rẽ (AHP-IDM) để xác định trọng số các tiêu chí (Lu et al,, 2007), do vậy kết
quả đánh giá còn mang tính chủ quan của người đánh giá. Để khắc phục hạn chế
này và tranh thủ tri thức của nhiều chuyên gia trong từng lĩnh vực, cần thiết phải
nghiên cứu ứng dụng AHP trong môi trường ra quyết định nhóm (AHP-GDM)
để xác định trọng số các yếu tố (Lu et al,, 2007). Gồm 4 bước chính:
Bước 1: Thiết lập thứ bậc: Xác định các phương án có thể có và xác định
các tiêu chí quan trọng trong việc quyết định. Cốt lõi của quá trình phân tích thứ
bậc là việc so sánh từng cặp. Có 9 mức so sánh, điểm so sánh có giá trị từ 1/9 –
9.
13


Bảng 1.1. Bảng độ ưu tiên chuẩn
Mức độ ưu tiên

Giá trị số

Ưu tiên bằng nhau (Equally preferred)


1

Ưu tiên bằng nhau cho đến vừa phải (Equally to moderately
preferred)

2

Ưu tiên vừa phải (Moderately preferred)

3

Ưu tiên vừa phải cho đến hơi ưu tiên (Moderately to strongly
preferred)

4

Hơi ưu tiên hơn (Strongly preferred)

5

Hơi ưu tiên cho đến rất ưu tiên (Strongly to very strongly
preferred)

6

Rất ưu tiên (Very strongly preferred)

7


Rất ưu tiên cho đến vô cùng ưu tiên (Very strongly to extremely
preferred)

8

Vô cùng ưu tiên (Extremely preferred)

9
(Nguồn: Saaty, 1980)

Bước 2: So sánh cặp: Chuyên gia thứ k xác định tầm quan trọng tương đối
của các tiêu chí. Tiến hành thu thập ý kiến chuyên gia xây dựng được k ma trận
cặp của k chuyên gia, aijk là mức độ quan trọng của tiêu chí i so với tiêu chí j của
chuyên gia k; tiêu chí j so với tiêu chí i: ajik = 1/aijk thuộc khoảng [1/9,1] giao
[1,9].

Ý kiến chuyên gia

aijk >0, ajik = 1/aijk , aii = 1,
Tính tỷ số nhất quán (CR) của từng ma trận so sánh, những ma trận so
sánh của chuyên gia có tỷ số nhất quán (CR) ≤ 10% thì đưa vào tính toán ma
trận so sánh tổng hợp của nhóm. Tổng hợp các ma trận so sánh cặp của các
chuyên gia thỏa điều kiện trên, theo công thức (K,Goepel, 2010):
1

𝐴𝑖𝑗 =

(∏𝑛𝑘=1 𝑎𝑖𝑗𝑘 )𝑛

14



Bước 3: Tính trọng số: trên cơ sở ma trận so sánh tổng hợp [Aij], tính
trọng số [w] của các yếu tố theo phương pháp vector riêng (eigen vector), hoặc
phương pháp chuẩn hóa ma trận.
Bước 4: Tính tỷ số nhất quán (CR):
Ta có [P1] x [Wk] = λmax (λmax: giá trị riêng của ma trận so sánh [P1]
+ Tính vector nhất quán (Consistemcy vector): [C] =

[ P1]x[Wk]
[Wk]

+ Tính λmax = (c1 + c2 + …+ cn) / n; với vector [C]=[c1c2 … cn]T
+ Tính chỉ số nhất quán (CI) =

 max  n
n 1

+ Tính chỉ số ngẫu nhiên (RI) tra bảng cho sẵn như sau
Bảng 1. 2. Bảng chỉ số ngẫu nhiên
n

3

4

5

6


7

8

9

RI

0,58

0,90

1,12

1,24

1,32

1,41

1,45

(Nguồn: Saaty, 1980)
+ Tỷ số nhất quán (CR): CR = CI / RI (%)
Nếu CR ≤ 10% thì bộ trọng số [Wk] là bộ trọng số cần tìm.
Nếu CR >10% thì sự nhận định là ngẫu nhiên, cần được thực hiện lại
bước 1.
* Ứng dụng
AHP được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội và khoa
học tự nhiên. AHP đặc biệt phù hợp với các vấn đề phức tạp liên quan đến việc

so sánh hàng loạt các yếu tố mà chúng khó định lượng.
Hệ hỗ trợ đa tiêu chí liên quan đến việc lựa chọn một trong số các phương
án tốt hơn dựa vào cấu trúc và tỷ trọng của các yếu tố trong hệ hỗ trợ quyết định.
Bản thân mỗi yếu tố đều có một tầm quan trọng nhất định trong việc ra quyết
định. AHP là quá trình thể hiện được cả mục tiêu và các yếu tố phụ tác động để
lựa chọn một phương án tốt nhất. Kể từ khi nó được giới thiệu vào giữa thập
niên 70 của thế kỷ 20 bởi Thomas, L, Saaty, AHP được ứng dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kết hợp với GIS.
AHP có thể giúp xác định và đánh giá lượng hóa các tiêu chí, phân tích
các dữ liệu thu thập được theo các tiêu chí đó và thúc đẩy việc ra quyết định
nhanh hơn, chính xác hơn. Nó giúp cân nhắc và đo lường các yếu tố cả về chủ
quan và khách quan, tạo nên một cơ chế hữu dụng để đảm bảo tính nhất quán
trong việc đánh giá, đo lường các giải pháp và các đề xuất được đưa ra trong
nhóm làm việc. AHP dựa trên 3 nguyên lý (Mollaghasemi, M, & Pet-Edwards,
1997; Malczewski, 1999 và Forman & Selly, 2001): sự phân tích, so sánh đánh
giá và tổng hợp quyền ưu tiên. Tóm lại:
15


+ AHP là một quá trình định lượng, dùng để sắp xếp các phương án quyết
định và chọn một phương án thỏa mãn các tiêu chí cho trước.
+ AHP là một quá trình phát triển tỷ số sắp hạng cho mỗi phương án
quyết định dựa theo các tiêu chí của nhà ra quyết định.
+ AHP trả lời các câu hỏi như “Chúng ta nên chọn phương án nào?” hay
“Phương án nào tốt nhất?” bằng cách chọn một phương án tốt nhất thỏa mãn
các tiêu chí của nhà ra quyết định.
+ Ứng dụng AHP trong lựa chọn nhà cung ứng
AHP được ứng dụng rộng rãi trong quyết định lựa chọn nhà cung ứng. 24
bài báo liên quan đến lĩnh vực này chia làm 4 nhóm được liệt kê trong bảng 2.
Nhóm xác định tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng tập trung vào phân tích các tiêu

chí để chọn ra nhà cung ứng tốt nhất. Ngoài các chỉ tiêu thông dụng như giá,
chất lượng, thời gian giao hàng, độ linh hoạt, các bài báo còn phân tích các yếu
tố để chọn nhà cung ứng xem xét các yếu tố môi trường, rủi ro khi chọn nhà
cung ứng quốc tế hay các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn người cung cấp dịch
vụ logistics. Nhóm phát triển mô hình đánh giá nhà cung ứng nghiên cứu việc
kết hợp AHP với các phương pháp khác như thống kê, DEA, phân tích chi phí
(TCO). Nhóm phân bổ đơn đặt hàng kết hợp AHP với các mô hình tuyến tính
như quy hoạch mục tiêu (GP), quy hoạch tuyến tính nguyên (IP), quy hoạch
tuyến tính đa mục tiêu (MOIP, MOLP) để giải quyết hai vấn đề chính là xác
định nhà cung ứng và tối ưu hóa việc phân bổ đơn đặt hàng. Bên cạnh đó, việc
quản lý nhà cung ứng cũng được quan tâm.
+ Ứng dụng AHP trong sản xuất
Trong chuỗi cung ứng, các áp dụng AHP cho nhà sản xuất được quan tâm
nghiên cứu nhiều nhất chiếm 53% tổng số bài báo tìm thấy được phân bố qua
hầu hết các lĩnh vực quan trọng liên quan đến tất cả các cấp quản lý.
+ Ứng dụng AHP trong phân phối
Ứng dụng AHP trong phân phối được phân thành 2 nhóm chính: xác định
vị trí một kho hàng và nhiều kho hàng. Xác định vị trí một kho hàng liên quan
đến việc tối thiểu các khoản chi phí bao gồm chi phí đầu tư ban đầu, nguyên vật
liệu, lao động, tồn trữ trong khi tối đa hóa các lợi ích do vị trí mang lại. Xác định
vị trí nhiều kho hàng quan tâm đến mạng lưới sản xuất – phân phối sao cho chi
phí vận chuyển thấp nhất đồng thời đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt của
khách hàng.
1.2 Cơ sở pháp lý
Luật đất đai năm 2013 - Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá
XIII thông qua ngày 29/11/2013.
Luật bảo vệ môi trường 2014 - Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam khoá XIII thông qua ngày 23/06/2014.
16



Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn.
Thông tư số: 36/2015/TT-BTNMT, ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
Thông tư số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD của Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường : Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với
việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.
QCVN 25 :2009/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về nước thải bãi chôn lấp
chất thải rắn.
QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 07-9:2016/BXD - Công trình quản
lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng.
Tiểu kết chương 1
Trong đề tài này sử dụng công nghệ GIS cùng với phương pháp phân tích
đa tiêu chí (MCA) với kỹ thuật AHP – GDM để giải quyết bài toán lựa chọn vị
trí bãi tập kết rác thải. Phương pháp AHP có nhiều ưu điểm so với các phương
pháp ra quyết định đa mục tiêu khác. Nhiều phương pháp ra quyết định đa tiêu
chí gặp trở ngại trong việc xác định mức độ quan trọng của từng tiêu chí trong
khi AHP là một phương pháp nổi tiếng trong việc xác định các trọng số này.
Chính vì vậy, AHP có thể kết hợp với các phương pháp khác dễ dàng để tận
dụng được lợi thế của mỗi phương pháp trong giải quyết vấn đề. Thêm vào đó,
AHP có thể kiểm tra tính nhất quán trong cách đánh giá của người ra quyết định.
Hơn nữa, quy trình phân tích theo thứ bậc dễ hiểu, xem xét nhiều tiêu chí nhỏ và
phân tích cả yếu tố định tính lẫn định lượng.

17



CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CHO MỤC ĐÍCH LÀM BÃI TẬP KẾT
RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2
2.1 Điều kiện nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất làm bãi tập
kết rác thải
2.1.1 Tình hình tự nhiên
Quận 2 có vị trí nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, quận
có tổng diện tích tự nhiên là 4.979,41ha, liền kề khu vực trung tâm Thành phố
(quận 1) hướng qua sông Sài Gòn. Ranh giới hành chính của quận được xác định
như sau:
- Phía Bắc giáp quận Thủ Đức;
- Phía Nam giáp quận 7;
- Phía Đông Bắc giáp quận 9, Đông Nam giáp tỉnh Đồng Nai;
- Phía Tây giáp quận 1;
- Phía Tây Nam giáp quận 4, Tây Bắc giáp quận Bình Thạnh.

Hình 2.1. Bản đồ quận 2 trong thành phố Hồ Chí Minh
Quận 2 nằm trong vùng có địa hình thấp của thành phố Hồ Chí Minh,
mạng lưới kênh rạch đa dạng, độ nghiêng mặt đất thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Quận 2 nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo (nóng,
18


ẩm, nhiệt độ cao và mưa nhiều), tuy nhiên phần lớn lãnh thổ của quận được bao
bọc và chia cắt bởi sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và hệ thống kênh rạch nên khí
hậu tương đối mát mẻ và dễ chịu do có độ ẩm, hơi nước cao.
Chế độ thủy triều của các kênh rạch trên địa bàn quận chịu tác động
bởihai dòng sông lớn là sông Đồng Nai và sông Sài Gòn với chế độ thủy văn
bán nhật triều. Ngoài ra, 02 dòng sông chính trên, trên phạm vi lãnh thổ còn có
hệ thống chằng chịt các kênh rạch khác như: rạch Bà Cua, rạch Chiếc…

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng phát triển dịch
vụ - thương mại và công nghiệp: Tính đến 6 tháng đầu năm 2016:
- Doanh thu ngành dịch vụ - thương mại tăng đều bình quân hàng năm,
đạt 45,97% kế hoạch, tăng 36,08% so cùng kỳ (cùng kỳ 2015 tăng 29,40%, đạt
42,37% kế hoạch). Hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng và mở rộng
đúng định hướng, hình thành phát triển theo các trục đường chính, các cụm dân
cư, khu công nghiệp với nhiều ngành nghề kinh doanh.
- Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn duy trì gia tăng
đạt 52,62% kế hoạch, tăng 20,53% so với cùng kỳ (cùng kỳ 2015 tăng 4,80% và
đạt 35,49% kế hoạch).
Theo Niên giám thống kê quận 2 năm 2015, dân số của quận 2 là 147.168
người (trong đó: 71.033 nam và 76.135 nữ). Mật độ dân số bình quân 2.596
người/km2, dân cư của quận phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành
chính phường; tập trung cao nhất ở phường An Phú với 27.843 người (chiếm
18,92% dân số toàn quận), thấp nhất là phường An Lợi Đông với 236 người.
Số người trong độ tuổi lao động trong các năm gần đây tiếp tục tăng, từ
82.381 người năm 2011 lên 93.852 người năm 2015, chiếm 63,77% dân số toàn
quận. Đây là nguồn nhân lực lớn cho phát triển kinh tế, xã hội của quận.
Định hướng phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm và khu Liên hợp thể dục
thể thao Rạch Chiếc vẫn duy trì, cùng với dự kiến là trung tâm hành chính phía
Đông của Thành phố theo đồ án Chính quyền Đô thị trong tương lai, cảnh quan
sông nước tự nhiên, xu hướng giảm quy mô công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
chuyển sang thương mại dịch vụ.
Mô hình phát triển đô thị hiện đại trên thế giới đã cho thấy tính linh động
và tích hợp đa dạng chức năng sử dụng đất (hỗn hợp), nhờ sự phát triển của
phương tiện giao thông công cộng khối lượng lớn (metro) đã kéo giãn người dân
nội thành ra sinh sống khu vực quận ven, thiết kế công trình với nhiều tiện nghi
gắn liền với không gian mở và giao tiếp cộng đồng.v.v. sẽ được vận dụng vào
việc phát triển đô thị quận 2 kết nối với các quận, huyện trong tương lai ngày

càng tốt hơn.
Hiện nay trên địa bàn đã xuất hiện nhiều dạng nhà ở biệt thự liền kề từ
tầng thấp đến trung bình và tập trung chủ yếu ở các phường Thảo Điền, Bình
An, ngoài ra còn có dạng nhà vườn tập trung ở phường Bình Trưng Đông, Bình
19


Trưng Tây, Cát Lái và Thạnh Mỹ Lợi. Hiện tại có nhiều dự án khu dân cư đã và
đang triển khai trên địa bàn, đây là cơ hội tốt nhất để chỉnh trang lại mặt bằng đô
thị khang trang, hoàn chỉnh và hiện đại hơn.
2.1.3. Đánh giá chung
* Thuận lợi
Vị trí địa lý nằm liền kề với quận 1, có hạ tầng trọng yếu kết nối với quận
1, quận Bình Thạnh, quận 4, quận 9 và quận Thủ Đức tạo ra mối giao lưu kinh
tế, văn hóa giữa quận với các địa bàn lân cận.
Địa thế ven sông, cảnh quan thoáng mát thuận lợi phát triển các công trình
văn hóa phức hợp thương mại, dịch vụ mua sắm, công viên, hồ nước cảnh quan
và phát triển các loại hình dịch vụ nghỉ ngơi, vui chơi cuối tuần.
* Khó khăn
Địa hình thấp, trũng, tài nguyên đất đai chủ yếu là đất phèn và đất phù sa
có hữu cơ cao, dãn nở khi ngập nước và co ngót khi khô hạn, địa chất công trình
có khả năng chịu tải thấp dẫn đến tốn kém chi phí trong xây dựng.
Thách thức giữa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững. Nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển (nhất là hạ
tầng cơ sở) cần nhiều song khả năng thực tế còn hạn chế, đòi hỏi phải có những
giải pháp đồng bộ để thu hút nhiều đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau.
2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất làm bãi tập kết rác thải
2.2.1 Tình hình quản lý
Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số
03-CP về việc thành lập các quận, phường mới thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

Quận 2 được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã
An Phú, An Khánh, Thủ Thiêm, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi thuộc huyện Thủ
Đức.Theo kết quả tổng kiểm kê năm 2014, Quận 2 có tổng diện tích tự nhiên là
5.020,13 ha, cụ thể diện tích của từng phường như sau:
Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính quận 2
STT Đơn vị hành chính

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Quận 2

5.020,13

100,00

1

Phường An Phú

1.041,36

20,75

2

Phường Thảo Điền

375,18


7,47

3

Phường An Khánh

168,89

3,37

4

Phường Bình Khánh

226,21

4,51

20


×