Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, tp hồ chí minh và đề xuất giải pháp theo hướng phân loại rác tại nguồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 87 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước có tốc độ phát triển kinh tế cao. Quá trình công nghiệp hoá
hiện đang diễn ra rất mạnh mẽ, đời sống xã hội đã có nhiều tiến triển tích cực. Tuy nhiên
cùng với sự phát triển ấy thì tình trạng xuống cấp của môi trường đang ngày càng trầm
trọng. Rác thải đang là một trong những vấn đề môi trường bức xúc ở Việt Nam. Hiện
nay, mỗi năm theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia có khoảng 16 triệu tấn rác
thải phát sinh trong cả nước và theo dự báo thì số lượng rác thải sẽ tăng cao trong thập
kỷ tới đây. So với các nước khác trên thế giới thì lượng rác thải Việt Nam không lớn,
nhưng điều đáng quan tâm ở đây là tình trạng thu gom thấp và không phân loại trước
khi mang rác thải ra ngoài môi trường
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, nhìn chung công tác thu gom chất
thải đã và đang diễn ra theo cách làm truyền thống: toàn bộ rác thải được thu gom rồi
đưa về nơi chôn lấp hoặc xử lí tùy theo từng thành phần của rác thải. Do yêu cầu giải
quyết vấn đề về quỹ đất ngày càng hạn hẹp và tận dụng các chất tái chế, tái sử dụng nên
việc quản lí rác thải trên địa bàn thành phố nên tập trung vào việc giải quyết yêu cầu
“hạn chế tới mức tối thiểu lượng rác thải đem chôn lấp và tăng tới mức tối đa lượng rác
thải đem tái chế, tái sử dụng”. Chính vì thế chúng ta nên tiếp cận với một cách làm hầu
hết các nước tiên tiến trên thế giới đã và đang áp dụng như là một cách thức quản lí hiệu
quả nhất đối với chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đó là việc thực hiện thu gom rác sinh
hoạt tại nguồn.
Quận 10 là một quận trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giao thông
vận tải và giáo dục của TP.HCM. Vì vậy tốc độ phát triển của kinh tế xã hội cũng tăng
cao nhằm đáp ứng cho nhu cầu và lợi ích của con người cũng không ngừng tăng lên làm
nảy sinh hàng loạt vấn đề về môi trường, một trong số đó là vấn đề về rác thải sinh hoạt
làm ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Trong năm 2016 khối lượng rác phát sinh là 287,35 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom đạt


khoảng 90% tình hình ô nhiễm đang là vấn đề đang nhức nhối của quận 10 nói riêng và
TP.HCM nói chung
Vì vậy việc đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chất thải
rắn sinh hoạt với điều kiện của Quận 10 là vấn đề cấp bách và cần sự quan tâm của các
cấp chính quyền và cả cộng đồng. Với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn
nói chung và chất thải sinh hoạt nói riêng, đồng thời tăng cường ý thức bảo vệ môi
trường cho người dân, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn

SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

3


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

sinh hoạt trên địa bàn quận 10, TPHCM và đề xuất giải pháp theo hướng phân loại rác
tại nguồn”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận
10, TP.HCM.
Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Quận 10 đến năm 2025
Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp chất thải rắn sinh hoạt nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải rắn theo hướng phân loại chất thải
rắn tại nguồn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1 Thu thập số liệu chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 10
+ Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

+ Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
+ Khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
3.2 Tìm Hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Quận 10
+ Tìm hiểu về hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
+ Về phương tiện thu gom, vận chuyển, nhân lực duy trì: Số lượng, chủng loại
phương tiện thu gom, vận chuyển; Số lượng nhân công thu gom, vận chuyển.
+ Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Phương pháp thu gom; Tần suất, thời
gian thu gom; các điểm tập kết, hiệu suất thu gom; tuyến thu gom sơ cấp và thứ cấp.
+ Tỷ lệ thu gom
+ Tình hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
+ Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025.
3.3 Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn Quận 10 thông qua phiếu khảo sát.
+ Nhận thức, đánh giá của cán bộ quận.
+ Nhận thức, đánh giá của người dân.
3.4 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn Quận 10:
SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

4


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

+ Giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển:
 Đề xuất phương án giảm thiểu phát thải trên địa bàn.

 Đề xuất phương án nâng cao hiệu quả thu gom chất thải rắn trên địa bàn Quận
10
+ Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng thể chế, chính sách vào thực tiễn:
 Giải pháp về tổ chức, quản lý.
 Các thể chế, chính sách hỗ trợ xã hội
+ Đề xuất hệ thống phân loại rác tại nguồn.
 Kế hoạch thực hiện việc phân loại rác tại nguồn
 Lộ trình thực hiện việc phân loại rác tại nguồn
4. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
+ Đề tài chỉ gói gọn trong phạm vi địa bàn Quận 10 và riêng về chất thải rắn sinh
hoạt
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp thu thập như: số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
Quận 10 …
Thu thập số liệu liên quan từ các đề tài nghiên cứu trước đây.
5.2. Phương pháp điều tra khảo sát
Điều tra, khảo sát thực tế về hiện trạng công tác thu gom xử lý chất thải rắn
sinh hoạt
Việc trực tiếp điều tra trên địa bàn quận, điều tra hiện trạng thu gom sơ cấp, thứ
cấp (phương tiện thu gom, tuyến thu gom, điểm cẩu rác..); hiện trạng xử lý (phương
pháp xử lý hiện hành, những khó khăn trong công tác xử lý) giúp bài báo cáo có những
nhận xét, đánh giá khách quan, chính xác.
Điều tra, khảo sát bằng phiếu điều tra
Đây là phương pháp sử dụng phiếu tham vấn cộng đồng để khảo sát nhận thức,
đánh giá về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình và các cán bộ
quản lý tại khu vực nghiên cứu.
5.3. Phương pháp dự báo
SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết


5


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

Để dự báo được dân số của Quận 10 đến năm 2025 ta áp dụng công thức tính
(theo mô hình Euler cải tiến):
N*i+1 = Ni + r. Ni. ∆t = Ni (1 + r. ∆t)
Trong đó:
N*i+1: dân số sau 1 năm (người);
Ni: dân số hiện tại (người);
r: tốc độ tăng dân số (%);
∆t: thời gian (năm).
5.4. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu
Sử dụng các phần mềm Microsoft Excel, Microsoft Word để tổng hợp, phân tích
các số liệu đã thu thập được.
5.5. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến hướng dẫn của các thầy cô trường Đại học Tài nguyên môi
trường TP.Hồ Chí Minh, cán bộ Phòng Tài nguyên môi trường

SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

6


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẬN 10, CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẬN 10
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý

Hình 1.1: Bản đồ địa giới hành chính Quận 10.

Quận 10 nằm chếch về phía Tây và cạnh trung tâm Tp. Hồ Chí Minh. Quận được
giới hạn bởi đường Bắc Hải, đường Lý Thường Kiệt, đường Nguyễn Chí Thanh, đường
Hùng Vương, đường Lý Thái Tổ, đường Điện Biên Phủ và đường Cách Mạng Tháng 8.
+ Phía Đông giáp Quận 3;
+ Phía Tây giáp Quận 11;
+ Phía Nam giáp Quận 5;
+ Phía Bắc giáp Quận Tân Bình.
Ranh giới hành chính Quận 10 không thay đổi, không có khả năng mở rộng đất
đai trong suốt thời kỳ quy hoạch. Về vị trí địa lý và quy mô lãnh thổ, Quận 10 có diện
tích rộng 6 km2, đứng hàng thứ 7 trong 12 quận nội thành cũ (sau các Quận Tân Bình,
Gò Vấp, 1, 6, 8 và Bình Thạnh), chiếm khoảng 0,28% diện tích toàn Thành Phố. Diện
tích giữa các phường không đồng đều nhau. Phường 12 có diện tích lớn nhất là 1,26
km2. Phường 3 có diện tích nhỏ nhất là 0,1 km2.
b. Địa hình, địa chất, thủy văn
SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

7



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

Địa hình Quận tương đối bằng phẳng, toàn bộ địa hình nằm trên cao độ +2,00 m
(lấy theo hệ Mũi Nai), có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Địa
chất công trình của loại đất này đa phần thuộc khối phù sa cổ. Cường độ chịu tải của đất
là R = 1,7 kg/cm2.
Hiện tại, trong toàn Quận chỉ có khoảng 15 - 20% diện tích mặt phủ là nền đất tự
nhiên. Cả Quận không có kênh rạch, chỉ duy nhất kênh Bao Ngạn (ở phía Bắc Quận) đã
bị lấp để xây dựng nhà cửa nên không còn khả năng thoát nước. Ngoài hồ Kỳ Hòa và
một số hồ nhỏ khác, hầu như không có nơi nào chứa nước mặt. Thủy đạo thoát nước
chính của Quận chảy qua Quận 3 ra kênh Nhiêu Lộc, qua Quận 5 ra kênh Bến Nghé và
một phần nhỏ chảy qua Quận ra kênh Lò Gốm.
c. Khí hậu
Là một quận của Thành Phố Hồ Chí Minh, Quận 10 có khí hậu nóng ẩm và chịu
ảnh hưởng của gió mùa. Nhiệt độ cao nhất là 39oC và thấp nhất là 25,7oC với hai mùa
mưa nắng rõ rệt.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
Lượng mưa bình quân 1.979 mm/năm, ít khi có mưa rả rích kéo dài cả ngày.
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm khoảng 79,5%. Tuy nhiên, do thời tiết có
sự thay đổi gây ra hiện tượng bất thường hoặc tháng nắng nhiều hơn tháng mưa và ngược
lại. Số giờ nắng trung bình đạt khoảng 6,3 giờ/ngày.
1.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
a. Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội
+ Giáo dục
Quận 10 có hệ thống giáo dục nhìn chung đáp ứng được nhu cầu của Quận. Khối
trường học có tổng số 75 đơn vị (Phòng GDĐT Quận 10), bao gồm 31 trường mầm non,
20 trường tiểu học, 10 trường phổ thông cơ sở, 8 trường trung học phổ thông và 6 đơn

vị khác (bao gồm Đại học, Cao đẳng, Trung học và một số trung tâm giáo dục khác).
Một số trường còn thiếu không gian cho học sinh vui chơi.
+ Y tế
Hệ thống các cơ sở y tế trên địa bàn Quận 10 nhìn chung đáp ứng được nhu cầu
của người dân. Quận có 5 bệnh viện: bệnh viện Nhi Đồng I, bệnh viện Trưng Vương,
bệnh viện 115, bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh và phòng khám bệnh viện Bình Dân.
Các cơ sở y tế do Quận quản lý bao gồm Trung tâm chẩn đoán y khoa, phòng
khám da liễu, phòng khám đa khoa, phòng khám khu vực I, phòng khám lao, phòng
SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

8


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

khám đông y, phòng khám tâm thần, phòng khám răng hàm mặt I, II, phòng sức khỏe
trẻ em, nhà hộ sinh, đội vệ sinh phòng dịch, đội kế hoạch hóa gia đình và 15 trạm y tế
phường.
Các cơ sở y tế tư nhân bao gồm 251 phòng khám bệnh ngoài giờ, 153 nhà thuốc
tây, 47 cơ sở đông y, 30 phòng khám nha khoa, 6 cửa hàng bán dụng cụ y - nha khoa.

Bệnh viện Nhi đồng 1

Bệnh viện Quận 10

Hình 1.2 : Một số cơ sở y tế trên địa bàn Quận 10.
+ Văn hoá thông tin – Thể dục thể thao

Hoạt động văn hóa nghệ thuật có nhiều cố gắng phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính
trị, các công tác trọng tâm của đơn vị, đáp ứng một phần nhu cầu đời sống tinh thần của
người dân. Ba đơn vị biểu diễn chuyên và bán chuyên nghiệp bao gồm Nhà Hát Hòa
Bình, Nhà Văn Hóa và công viên Kỳ Hòa.
Quận cũng đã có nhiều cuộc vận động vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống
văn minh, gia đình văn hóa, thường xuyên duy trì công tác kiểm tra văn hóa, góp phần
hạn chế các tệ nạn xã hội.
Các hoạt thể dục thể thao (TDTT) không ngừng nâng cao về số lượng và chất
lượng ở nhiều bộ môn, nên thu hút được nhiều đối tượng tham gia. Toàn Quận có 1
trung tâm TDTT, 25 câu lạc bộ TDTT trường học, 7 câu lạc bộ thuộc các cơ quan ban
ngành và 54 câu lạc bộ thuộc phường.

SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

9


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

Nhà hát Hoà Bình

Trung tâm văn hoá Quận 10

Nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương

Nhà văn hoá thiếu nhi Quận 10


Hình 1.3 : Các trung tâm văn hoá trên địa bàn Quận 10.
b. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật
+ Giao thông
Từ Quận 10 mạng lưới giao thông đường bộ tỏa đi 23 Quận của thành phố, mối
quan hệ với các vùng phụ cận được nối bằng hệ thống quốc lộ, liên tỉnh lộ đến các nơi
từ miền Tây ra miền Trung, miền Bắc nước ta.
Mạng lưới giao thông đường bộ hiện đang xuống cấp và không đủ khả năng đáp
ứng nhu cầu. Tổng chiều dài mạng lưới đường là 33.055 m, bao gồm 32 tuyến đường
(có lộ giới trên 12 m). Chiều rộng đường bình quân là 10,69 m, chiều rộng vỉa hè bình
quân là 3,92 m – 3,62 m (hè trái và hè phải). Lộ giới tuyến đường thay đổi từ 12 m – 35
m. Ngoài ra còn có một số tuyến đường nội bộ khác với tổng chiều dài là 3.380 m, chiều
rộng bình quân là 6,62 m. Giao thông trong giờ cao điểm thường xuyên bị quá tải. Nhiều
loại xe có tốc độ khác nhau cùng di chuyển trên cùng một làn đường đã làm giảm năng
lực lưu thông. Theo chủ trương của Thành phố, giao thông công cộng đang được chú
SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

10


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

trọng phát triển. Thành phố cũng đang khuyến khích người dân tham gia vào phương
tiện này.
+ Hệ thống Cấp điện – nước
Cấp điện: Cũng như các Quận khác, Quận 10 được cấp điện từ mạng lưới điện
quốc gia từ các nhà máy điện như Hiệp Phước, Thủ Đức (165 MW), Chợ Quán (35
MW). Các trạm giảm áp chính đã quá tải, thiếu dự phòng nên thường xảy ra sự cố, cần

xây dựng phát triển thêm để đáp ứng nhu cầu tương lai.
Cấp nước: Quận 10 nhận nguồn nước cấp từ nguồn chung của thành phố là nhà
máy nước Thủ Đức theo tuyến ống chính dọc tuyến đường xa lộ Hà Nội - Điện Biên
Phủ, công suất 750.000 m3/ngày đêm. Hiện tại, áp lực nước máy của Quận 10 đã được
nâng cấp đáng kể. Tuy nhiên, mạng lưới cấp nước vẫn chưa đảm bảo đáp ứng cho tất cả
người dân trên địa bàn Quận.
c. Dân số
Hiện nay, Quận 10 có số dân khá đông (khoảng 250.000 người) với mật độ dân
số trung bình là 41.706 người/km. Với số dân đông như vậy, Quận 10 cũng có một số
khó khăn trong vấn đề đảm bảo an ninh xã hội.
Tuy nhiên việc phân bố dân cư trên địa bàn quận không thay đổi so với quy hoạch
chung năm 1998 đã phê duyệt bao gồm 5 khu.
Khu vực 1: gồm phường 15 với diện tích hơn 77ha, dân số khoảng 32.000
người. Chức năng chính là khu công viên văn hóa, khu thương mại - dịch vụ
cấp quận và khu dân cư hiện hữu ổn định.
Khu vực 2: gồm phường 14 với diện tích gần 130ha và dân số khoảng
32.000 người. Chức năng chính là khu công trình công cộng cấp TP, khu
trung tâm hành chính của quận và khu dân cư hiện hữu cải tạo.
Khu vực 3: gồm các phường 10, 11, 12, 13 với diện tích hơn 200ha và dân
số khoảng 78.000 người.Chức năng chính là khu trung tâm dịch vụ và khu
dân cư, trong đó phát triển khu nhà ở cao tầng tại vị trí khu đất Z756 và khu
trại giam Chí Hòa.
Khu vực 4: gồm các phường 5, 6, 7, 8 với diện tích 63ha và dân số dự kiến
44.000 người. Chức năng chính là khu TDTT của quận, tập trung phát triển
chung cư cao tầng tại khu chung cư xuống cấp (Nguyễn Kim) để giảm mật
độ xây dựng, dành đất bố trí cây xanh và công trình công cộng.
Khu vực 5: gồm các phường 1, 2, 3, 4, 9 với diện tích hơn 87ha và dân số dự
kiến 74.000 người. Chức năng chính là khu công trình công cộng cấp thành

SVTH: Trần Nguyên Kha

GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

11


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

1.2.

phố và khu dân cư hiện hữu ổn định, xây mới chung cư cao tầng tại phường
1 và phường 2, khu chung cư xuống cấp Ngô Gia Tự.
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN

1.2.1 Định nghĩa chất thải rắn (CTR) và chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH):
Chất thải rắn (Solid waste) là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ
trong các hoạt động kinh tế- xã hội của mình( bao gồm hoạt động sản xuất, các hoạt
dộng sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng,…). Trong đó quan trọng nhất là các loại
chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và các hoạt độn sống.
Chất thải rắn đô thị ( gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất
mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không được đòi hỏi bồi
thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu
chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom
và tiêu hủy.
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt của con người:
thực phẩm thừa, vỏ hoa quả, bánh kẹo, các vật dụng trong gia đình… mà con người
không dùng nửa, vứt bỏ ra ngoài môi trường.
1.2.2 Nguồn gốc phát sinh CTRSH:
Chất thải rắn nói chung (rác thải) phát sinh từ các nguồn chủ yếu: các hộ gia đình

(nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư...); các trung tâm thương mại (chợ, văn phòng,
khách sạn, trạm xăng dầu, gara...); cơ quan (trường học, bệnh viện, các cơ quan hành
chính...), các công trường xây dựng, dịch vụ công cộng (rửa đường, tu sửa cảnh quan,
công viên,...).
Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách rời. Nguồn
rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su,... còn có một số
chất thải nguy hại
Từ các động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan, khách
sạn,...Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân cư (thực phẩm,
giấy, catton,..)
Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính: lượng rác
thải tương tự như đối với rác thải dân cư và các hoạt động thương mại nhưng khối
lượng ít hơn.
Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ các công
trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn, gạch vỡ, các
sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa
SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

12


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chỉnh tu các công
viên, bãi biển và các hoạt động khác,... Rác thải bao gồm cỏ rác, rác thải từ việc trang
trí đường phố.
Các quá trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước rác, các quá trình

xử lý trong công nghiệp. Nguồn thải là bùn, làm phân compost,...
Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các hoạt
động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng gói
sản phẩm,... Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên làm việc.
Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh đồng
sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,... Rác thải chủ yếu thực phẩm dư thừa, phân
gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sản
phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
Nhà dân, khu
dân cư

Cơ quan trường
học

Nơi vui chơi, giải
trí

Chợ, bến xe,
nhà ga

Rác thải

Bệnh viện, cơ sở
y tế

Giao thông, xây
dựng

Chính quyền địa
phương


Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp

Sơ đồ 1.1 : Nguồn gốc phát sinh CTRSH
1.2.3 Thành phần CTRSH:
Khác với rác thải, phế thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một tập hợp không
đồng nhất. Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát được các nguyên
liệu ban đầu dùng cho thương mại và sinh hoạt. Sự không đồng nhất này tạo nên một số
đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của rác thải sinh hoạt.
Thành phần cơ học: Thành phần chất thải sinh hoạt có thể bao gồm:
- Các chất dễ phân hủy sinh học: Thực phẩm thừa, cuộng, lá rau, lá cây, xác động
vật chết, vỏ hoa quả…
- Các chất khó bị phân hủy sinh học: Gỗ, cành cây, cao su, túi nylon.
SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

13


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

- Các chất hoàn toàn không bị phân hủy sinh học: Kim loại, thủy tinh, mảnh sành,
gạch, ngói, vôi, vữa khô, đá, sỏi, cát, vỏ ốc hến…
Bảng 1.1: Thành phần của chất thải rắn thể hiện cụ thể qua bảng sau đây
Rác thải hữu cơ:


Rác thải vô cơ

Giấy

Thuỷ tinh

Giấy catton, bìa cứng

Vỏ hộp

Nhựa

Nhôm

Hàng dệt

Các kim loại khác

Cao su

Tro, các chất bẩn

Da

Đất cát, gạch ngói vỡ

Gỗ
Thực phẩm
Cành cây, cỏ, lá
Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Phước, 2008

Thành phần hóa học: Trong các chất hữu cơ của rác thải sinh hoạt, thành phần
hóa học của chúng chủ yếu là H,O,N,S và các chất tro.
Bảng 1.2. Thành phần của các cấu tử hữu cơ rác đô thị
Phần trăm trọng lượng theo trạng thái khô
Hợp phần
C

H

O

N

S

Tro

Thực phẩm

48

6,4

37,6

2,6

0,4

5


Giấy

3,5

6

44

0,3

0,2

6

Catton

4,4

5,9

44,6

0,3

0,2

5

Chất dẽo


60

7,2

22,8

-

-

10

SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

14


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

Phần trăm trọng lượng theo trạng thái khô
Hợp phần
C

H

O


N

S

Tro

Vải, hàng dệt

55

6,6

31,2

4,6

0,15

2,45

Cao su

78

10

-

2


-

10

Da

60

8

11,6

10

0,4

10

Lá cây, cỏ

47,8

6

38

3,4

0,3


4,5

Gỗ

49,5

6

42,7

0,2

0,1

1,5

Bụi, gạch vụn tro

26,3

3

2

0,5

0,2

68


Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Phước, 2008
1.2.4 Tính chất của CTRSH
a. Các tính chất vật lý
a1. Trọng lượng riêng
Trọng lượng riêng của rác là trọng lượng của rác trên một đơn vị thể tích, thường
được biểu thị bằng kg/m3 hoặc tấn/m3. Do rác thải thường tồn tại ở các trạng thái khác
nhau (xốp, chứa trong container, không nén, nén…) nên khi xác định trọng lượng riêng
của bất kỳ một mẫu rác nào cũng đều phải chú thích rõ trạng thái của nó lúc lấy mẫu.
Số liệu về trọng lượng riêng thường được sử dụng để tính toán khối lượng hay thể tích
rác thải phải quản lý.
Trọng lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lí, mùa trong
năm, thời gian lưu giữ chất thải do đó cần phải thận trọng khi chọn giá trị thiết kế. Trọng
lượng riêng của một chất thải đô thị điển hình là khoảng 500lb/yd 3 (300 kg/m3) (1lb
=0,4536kg, 1yd3 = 0,7646 m3).
a2. Độ ẩm
Độ ẩm của CTR được biểu diễn bằng 2 phương pháp đó là phương pháp trọng lượng
ướt và phương pháp trọng lượng khô. Phương pháp trọng lượng ướt độ ẩm trong một
mẫu được thể hiện như là phần trăm trọng lượng ướt của vật liệu. Phương pháp trọng
lượng khô độ ẩm trong một mẫu được thể hiện như là phần trăm trọng lượng khô của
vật liệu.

SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

15


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp

theo hướng phân loại rác tại nguồn

Độ ẩm của CTRSH thường được biểu diễn bằng % trọng lượng ướt của vật liệu.
Phương pháp trọng lượng ướt được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lí CTRSH,
bởi vì phương pháp này có thể lấy mẫu trực tiếp ngoài thực địa. Độ ẩm theo phương
pháp trọng lượng ướt được tính như sau:
M = (w-d)/ w * 100
Trong đó:
M: là độ ẩm (%)
w: là trọng lượng mẫu lúc lấy tại hiện trường (kg, g)
d: là trọng lượng mẫu sao khi sấy khô ở 1050C (kg, g)
a3. Kích thước hạt và cấp phối hạt
Kích thước hạt và cấp phối hạt của rác thải là một trong những thông số quan trọng
đối với việc tái sinh vật liệu, đặc biệt là khi sử dụng các thiết bị cơ khí như sàng quay
và thiết bị phân loại bằng từ tính.
Cấp phối hạt của chất thải rắn thường được đặc trưng bằng kích thước dài nhất và
khả năng lọt qua sàng của nó. Thông qua các kết quả thí nghiệm, người ta có thể biểu
diễn đồ thị cấp phối hạt theo các cách khác nhau.
Kích thước hạt của các thành phần chất thải rắn có thể được gán bằng một hoặc
nhiều tiêu chuẩn đánh giá sau đây:
Dtñ  L
LB
2
LBH
Dtñ 
3
Dtñ  ( L  B )

Dtñ 


Dtñ  3 ( L  B  H )

Trong đó:
Dtđ – Kích thước danh nghĩa của hạt (mm)
L

– Chiều dài của hạt (mm)

B

– Chiều rộng của hạt (mm)

H

– Chiều cao của hạt (mm)

a4. Khả năng giữ nước hiện tại

SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

16


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

Khả năng giữ nước tại hiện trường của rác thải là toàn bộ lượng nước mà nó có thể
giữ lại trong mẫu rác thải dưới tác dụng của trọng lực. Khả năng giữ nước của rác thải

là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để xác định sự hình thành nước dò rỉ từ bãi
rác. Nước đi vào mẫu rác thải vượt quá khả năng giữ nước của nó sẽ được giải phóng ra
tạo thành nước rò rỉ. Khả năng giữ nước của rác thải thay đổi phụ thuộc vào mức độ nén
và trạng thái phân hủy của rác thải. Khả năng giữ nước 30% theo thể tích tương đương
với 30mm/100mm. Khả năng giữ nước của chất thải không nén từ khu dân cư và thương
mại thường dao động trong khoảng 50 – 60% (Trần Hiếu Nhuệ, 1996)
a5. Độ thấm của CTRSH đã nén:
Tính dẫn nước của rác thải đã nén là một tính chất vật lý quan trọng, ở phạm vi lớn
nó sẽ chi phối sự dịch chuyển của các chất lỏng và chất khí trong bãi rác. Hệ số thấm
thường được biểu thị bằng công thức:

K  Cd 2



 K0



Trong đó:
K

– Hệ số thấm

C

– Hệ số hình dạng, nó là đại lượng không thứ nguyên

d


– Kích thước trung bình của các lỗ rỗng



– Trọng lượng riêng của nước



– Độ nhớt động học của nước

K0

– Độ thấm riêng

Tích số Cd2 trong công thức trên đặc trưng cho độ thấm riêng của rác thải đã nén.
Độ thấm riêng K0 phụ thuộc chủ yếu vào những tính chất của rác thải, bao gồm: sự phân
bố kích thước các lỗ rỗng, diện tích bề mặt riêng, độ rỗng và tính góc cạnh. Giá trị đặc
trưng của độ thấm riêng đối với rác thải đã nén ở bãi rác nằm trong khoảng 10-11  10-12
m2 theo phương đứng và khoảng 10-10 m2 theo phương ngang.
b. Các tính chất hóa học
Các dữ liệu về thành phần hóa học của rác thải có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc lựa chọn phương pháp xử lý và tái sinh chất thải. Nếu rác thải được xử lý bằng
phương pháp thiêu đốt thì 4 tính chất hóa học quan trọng nhất là:
 Phân tích sơ bộ;
 Điểm nóng chảy của tro;
SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

17



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

 Phân tích thành tố (chính xác);
 Nhiệt trị.
Trong trường hợp các thành phần hữu cơ trong rác sinh hoạt được sử dụng làm
phân ủ (compost) hay được sử dụng như là nguyên liệu để sản xuất các chế phẩm sinh
học khác thì các dữ liệu phân tích cuối cùng không chỉ bao gồm các nguyên tố chính mà
còn đòi hỏi phải phân tích hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong rác thải.
Phân tích sơ bộ:
Phân tích sơ bộ đối với các thành phần có thể cháy được trong chất thải rắn đô thị
bao gồm các thí nghiệm xác định các chỉ tiêu sau:
-

Độ ẩm (lượng nước mất đi sau khi sấy ở 1050C trong 1 giờ);
Thành phần vật liệu dễ cháy bay hơi (trọng lượng mất đi thêm khi đem mẫu rác đã
sấy ở 1050C trong một giờ đưa đi đốt cháy ở nhiệt độ 9500C trong nồi kín);
Hàm lượng cacbon cố định (phần vật liệu dễ cháy còn lại sau khi loại bỏ các vật liệu
bay hơi);
Hàm lượng tro (trọng lượng còn lại sau khi đốt trong lò hở).
Điểm nóng của tro:

Điểm nóng chảy của tro được định nghĩa là nhiệt độ mà ở đó tro có được từ sự đốt
cháy chất thải sẽ hình thành một khối rắn (gọi là clinker) do sự nấu chảy và kết tụ. Nhiệt
độ nóng chảy điển hình để hình thành clinker từ rác thải trong khoảng 2000 – 22000F
(1100 – 12000C).
Phân tích cuối cùng các thành phần của rác:
Phân tích các thành phần CTRSH điển hình là xác định các tỷ lệ % của các nguyên

tố C, H, O, N, S và tro. Do có sự sinh ra các hợp chất chlorine trong suốt quá trình đốt
cháy nên thành phần phân tích cuối cùng bao gồm cả việc xác định các halogen. Kết quả
phân tích cuối cùng được sử dụng để mô tả các thành phần hóa học của chất hữu cơ
trong rác. Kết quả này cũng được sử dụng để quyết định hỗn hợp vật liệu thải có tỷ số
C/N thích hợp cho quá trình chuyển hóa sinh học.
Nhiệt trị
Hàm lượng năng lượng của các thành phần hữu cơ trong CTRSH có thể được xác
định theo một trong các cách sau:
- Sử dụng nồi hay lò chưng cất qui mô lớn như là một calorimeter;
- Sử dụng bình đo nhiệt trị qui mô phòng thí nghiệm;

SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

18


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

- Bằng cách tính toán nếu như biết được các nguyên tố cấu thành (công thức hóa học
hình thức).
Do khó khăn trong việc trang bị một lò chưng cất qui mô lớn nên hầu hết các số
liệu về hàm lượng năng lượng của các thành phần hữu cơ trong rác đô thị đều dựa trên
kết quả thí nghiệm của bình đo nhiệt trị trong phòng thí nghiệm.
c. Các tính chất sinh học của CTRSH
Ngoại trừ các thành phần plastic, cao su và da, về phương diện sinh học, thành phần
hữu cơ của hầu hết rác thải đều có thể được phân loại như sau:
- Các phân tử có thể hòa tan trong nước như: đường, tinh bột, axit amin và nhiều axit

hữu cơ khác;
- Bán cellulose, các sản phẩm ngưng tụ của đường 5 và 6 cacbon;
- Cellulose, sản phẩm ngưng tụ của đường glucose 6 cacbon;
- Dầu, mở và sáp – là những ester của các loại rượu và axit béo mạch dài;
- Lignin, một polymer có chứa vòng thơm với nhóm methoxyl (–OCH3) mà tính chất
hóa học của nó cho đến nay vẫn chưa biết được một cách chính xác;
- Lignocelluloza: hợp chất do lignin và celluloza kết hợp lại với nhau;
- Protein, chất tạo thành các amino axit mạch thẳng.
Có lẽ tính chất sinh học quan trọng nhất của thành phần hữu cơ trong CTRSH vì
hầu hết các thành phần hữu cơ đều có thể chuyển hóa sinh học thành khí và các chất rắn
vô cơ, hữu cơ trơ khác. Sự bốc mùi hôi và sinh ruồi cũng có liên quan đến tính dễ phân
hủy của các vật chất hữu cơ trong CTRSH như rác thực phẩm.
Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ trong CTRSH:
Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS) được xác định bằng cách đốt cháy rác thải ở nhiệt
độ 5500C thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của thành phần
hữu cơ trong rác thải. Sử dụng chỉ tiêu VS để mô tả khả năng phân hủy sinh học của
thành phần hữu cơ trong chất thải rắn thì không đúng bởi vì một vài phần tử hữu cơ của
rác thải rất dễ bay hơi nhưng lại có khả năng phân hủy sinh học kém, chẳng hạn như
giấy in và các cành cây. Thay vào đó, hàm lượng lignin của rác thải có thể được sử dụng
để đánh giá tính toán phần có thể phân hủy sinh học bằng cách sử dụng biểu thức sau:
BF = 0,83 – 0,028 LC
Trong đó:
BF – Tỷ lệ phần phân hủy sinh học biểu diễn trên cơ sở VS;
0,83 và 0,028 – Các hằng số thực nghiệm;
SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

19



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

LC – Hàm lượng lignin, biểu diễn bằng % trọng lượng khô.
Khả năng phân hủy sinh học của một vài hợp chất hữu cơ tìm thấy trong rác thải
đô thị dựa trên cơ sở hàm lượng lignin. Các chất thải rắn với hàm lượng lignin cao như
giấy in có khả năng phân hủy sinh học kém hơn đáng kể so với các chất thải rắn hữu cơ
khác trong RTSH.
Sự phát mùi hôi:
Mùi hôi có thể sinh ra khi rác sinh hoạt được lưu trữ lâu trong nhà, tại trạm trung
chuyển và ở bãi đổ làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị và sức khỏe cộng đồng.
Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mùi hôi phát sinh nhanh chóng ở các nơi chứa rác gây
khó chịu cho mọi người xung quanh. Mùi hôi tạo thành là do sự phân hủy yếm khí các
thành phần hữu cơ trong rác có khả năng phân rã nhanh. Chẳng hạn như trong điều kiện
yếm khí, sulfate có thể bị khử thành sulfide (S2–), và sau đó nó kết hợp với hydro tạo
thành hydrosulfua (H2S) có mùi trứng thối rất khó chịu. Sự tạo thành H2S có thể được
minh họa bởi các phản ứng sau:
2CH3CHOHCOOH + SO42–  2CH3COOH + S2– + H2O + CO2
(Lactic)

(Sulfate)

(Acetic) (Ion Sulfit)

4H2 + SO42–  S2– + 4H2O
S2– + 2H+  H2S
Ion sulfit có thể kết hợp với muối kim loại có mặt trong rác như sắt để hình thành
sulfit kim loại:
S2– + 2Fe2+  FeS

Màu đen của chất thải rắn đã trải qua quá trình phân hủy yếm khí là do sự hình
thành các sulfit kim loại trên.
Sự biến đổi sinh học của hợp chất hữu cơ chứa gốc sulfur có thể dẫn đến sự hình thành
các hợp chất có mùi hôi như methyl mercaptan và axit amino butyric. Sự biến đổi của
methioine và amino axit như sau:
CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH  CH3SH + CH3CH2CH2(NH2)COOH
(Methioine)

(Methyl mercaptan)

(Aminobutyric axit)

Methyl mercaptan có thể bị thủy phân sinh hóa thành methyl alcohol và hydro
sulfua:
CH3SH + H2O  CH4OH + H2S

SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

20


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

Mùi hôi từ rác phân hủy yếm khí có thể khắc phục bằng cách sử dụng các thùng
chứa có nắp đậy kín và duy trì số lần thu gom thích hợp. Các thùng chứa phải được lau
chùi và rửa định ký.
1.2.5 Tốc độ phát sinh CTRSH:

Tốc độ phát thải (hay còn gọi là hệ số phát thải) CTRSH là một trong những thông
số rất quan trọng đối với việc tính toán thiếp lập hệ thống quản lý CTRSH cũng như
việc quy hoạch các lò đốt hay các bãi chôn lấp cho từng địa phương. Tùy thuộc vào cách
thức phân loại RTSH mà có các hệ số phát thải khác nhau.
Hệ số phát thải CTRSH tại các đô thị thường được biểu diễn bằng đơn vị
kg/người/ngày. Ở những đô thị khác nhau, hệ số phát thải rác đô thị có thể có sự khác
biệt tùy theo mức sống (giàu hay nghèo), lối sống (phung phí hay tiết kiệm), phong tục
tập quán và những điều kiện cụ thể của từng đô thị.
Ở Việt Nam, Cùng với sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số và sự lãng phí tài
nguyên trong thói quen sinh hoạt của con người, lượng rác thải ngày một tăng, thành
phần ngày càng phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại với môi trường
và sức khỏe con người.
Theo kết quả điều tra tổng thể mới nhất cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh
chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô
thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm
45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị.
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế – xã hội) thì các đô thị vùng
Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94%
tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô
thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm
(chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH
đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các
tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm
3,68%). Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP.Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày),
Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Kạn – 12,3
tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP.Đồng Hới 32,0
tấn/ngày; TP.Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày.
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị
loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát
sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 – 0,73

kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu
SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

21


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày. (Nguồn: Quản lý chất thải rắn – PGS.TS Nguyễn
Văn Phước, 2008)
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CTR HIỆN NAY
Hiện nay, ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta, các phương pháp xử lý
chất thải rắn thường được áp dụng như sau:
Đối với chất thải rắn sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn được tận
dụng để sản xuất phân hữu cơ. Tuy nhiên, do quá trình phân loại rác thực hiện chưa
đồng bộ nên chỉ có một phần rác thải sinh hoạt được ủ sinh học, phần còn lại vẫn chôn
lấp ở các bãi rác tập trung.
Các thành phần khó phân huỷ sinh học nhưng dễ cháy như giấy vụn, giẻ rách,
nhựa, cao su… không còn khả năng tái chế thì có thể áp dụng phương pháp đốt để giảm
thể tích. Chất thải xây dựng và các thành phần không cháy được như vỏ ốc, gạch đá,
sành sứ… đưa đi san nền hoặc chôn lấp trực tiếp ở bãi chôn lấp.
Ở Việt Nam có các công nghệ xử lý chất thải rắn đã được áp dụng như:
 Xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh
Hố chôn lấp rác được xây dựng và lắp đặt lớp lót đáy toàn bộ bãi rác bằng vật
liệu chống thấm HDPE để ngăn chặn khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước
mặt do hiện tượng thấm theo chiều thẳng đứng, thấm ngang của nước rác.
Trong suốt quá trình hoạt động rác được chuyển từ sàn trung chuyển vào ô chôn

lấp và đổ theo từng lớp, được san ủi, đầm nén theo đúng quy trình kỹ thuật và phủ lớp
phủ trung gian nhằm giảm thiểu mùi hôi, tránh phát sinh ruồi, côn trùng và tách nước
mưa. Nước rò rỉ của bãi rác được thu gom bằng hệ thông ống thu lắp đặt tại đáy bãi và
bơm về nhà máy xử lý nước rác với công nghệ thích hợp cho phép nước rỉ bãi rác sau
khi xử lý đạt yêu cầu xả thải ra nguồn loại B theo QCVN 24, 25:2009/BTNMT.
Hệ thống ống thu khí bãi rác được thi công và lắp đặt từ đầu và hoàn thiện theo
quá trình vận hành bãi rác bảo đảm việc thu gom toàn bộ khí thoát ra từ bãi rác nhằm
chiết xuất gas phục vụ sản xuất điện và xử lý loại bỏ các khí độc hại gây ô nhiễm gây
hiệu ứng nhà kính và nguy cơ cháy nổ.
 Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng cho một số loại rác nhất định không thể xử
lý băng các phương pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt
của oxy trong không khí, trong đó các rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các

SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

22


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

chất thải rắn khác không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch
thoát ra ngoài không khí.
 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học
Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để hình thành
các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối
ưu đối với quá trình.

Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống được áp dụng
phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam. Quá trình ủ được coi như quá
trình lên men yếm khí mùn hoặc hoạt chất mùn. Sản phẩm thu hồi là hợp chất mùn
không mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ. Để đạt mức độ ổn định như lên
men, việc ủ đòi hỏi năng lượng để tăng cao nhiệt độ của đống ủ. Trong quá trình ủ ôxy
sẽ được hấp thụ hàng trăm lần và hơn nữa so với bể aeroten.
1.4 NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.4.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Như chúng ta đã biết những thách thức và nguy cơ toàn cầu về nhịp độ cạn kiệt,
suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên và gia tăng lượng CTRSH do dân số ngày
càng tăng và nhu cầu tiêu thụ của con người ngày càng nhiều. Ảnh hưởng ngược lại của
những dấu hiệu suy thoái và ô nhiễm đó tới tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội
đang là mối quan tâm sâu sắc của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế và các nhà khoa
học ở khắp mọi nơi trên thế giới. Điều này đã thúc đẩy việc hình thành và phát triển
nhanh chóng một lĩnh vực khoa học công nghệ mới có tính chất liên ngành trong khoảng
hơn 100 năm qua ở lĩnh vực Khoa học Công nghệ Môi trường, nhằm góp phần giải quyết
các vấn đề liên quan đến việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên
và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
Những thành tựu của khoa học và công nghệ môi trường đã cung cấp nhiều giải
pháp khác nhau để xử lý chất thải rắn công nghiệp một khi chúng đã được sinh ra, tuy
nhiên các giải pháp đó nhìn chung được tiến hành theo 2 phương thức cơ bản:
-

Chôn lấp hợp vệ sinh ở các bãi chôn lấp rác.

Chế biến chất thải rắn công nghiệp thành tài nguyên tái tạo (vật liệu và/hoặc năng
lượng) cùng với việc chôn lấp những phần còn lại tiếp sau đó.

SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết


23


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

Nhiều kỹ thuật và công nghệ mới cho việc chôn lấp và thiêu đốt CTR đã được
khám phá và ngày càng phát triển nhằm nâng cao hiệu quả xử lý và bảo vệ môi trường.
Mặc dù các kỹ thuật và công nghệ chôn lấp CTRSH đã được biết đến khá sớm, chi
phí xử lý cũng không quá cao nhưng hiện nay phương thức này không còn được ưa
chuộng ở nhiều quốc gia với lý do căn bản là tốn quá nhiều đất cho việc chôn lấp và
tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với môi trường (đặc biệt đối với nước ngầm). Ở các quốc gia
châu Âu, việc chôn lấp trực tiếp chất thải sẽ bị cấm trong vòng 10  15 năm tới bởi một
luật lệ chung (hiện nay Thụy Sỹ đã cấm việc này). Thay vào đó, phương thức chế biến
CTRSH thành tài nguyên tái tạo (dưới dạng vật chất và/hoặc năng lượng), mặc dù có
chi phí xử lý cao hơn nhưng chúng ngày càng được ưa chuộng hơn vì một mặt là nhằm
để khắc phục các nhược điểm của phương thức chôn lấp truyền thống và mặt khác, cho
phép bảo tồn tài các nguồn nguyên thiên nhiên và thu lợi từ việc bán các sản phẩm tái
sinh (vật liệu/năng lượng) ngoài thị trường.
Phần lớn các lò đốt rác hiện đại được thiết kế nhằm mục đích thu hồi lại năng
lượng. Ý tưởng này đã có từ hơn 100 năm qua. Hệ thống chế biến rác đô thị thành điện
năng lần đầu tiên được xây dựng ở Hamburg (Đức) vào năm 1896. Năm 1903, lần đầu
tiên ở Mỹ, nhiều nhà máy đốt rác sản xuất ra điện năng được mọc lên ở thành phố New
York và Hiện nay ở Mỹ đã có trên 200 nhà máy chế biến CTR thành năng lượng. Người
ta đốt cháy chất thải rắn trong một lò đốt đặc biệt được thiết kế theo kiểu lò đốt được
bao bọc xung quanh bằng các ống chứa đầy nước để thu hồi lại nhiệt ở dạng hơi nước.
Hơi nước có thể được sử dụng trực tiếp để gia nhiệt hoặc sản xuất ra điện. Theo số liệu
nghiên cứu của Nhật, số lượng lò đốt rác ở các nước công nghiệp phát triển vào năm

1994: Nhật – 1.892, Mỹ – 148, Canada – 17, Đức – 53, Hà Lan – 11, Thụy Điển – 21 đã
phản ảnh xu thế rõ ràng của việc sử dụng phương pháp nhiệt để xử lý CTR. Nhiều quốc
gia cũng đã ban hành các chính sách nhằm khuyến khích và kêu gọi cộng đồng sử dụng
điện bằng cách mua điện được sản xuất từ các nhà máy đốt rác. Với hiệu quả thu hồi
nhiệt và sản xuất điện, các nhà máy chế biến rác thành năng lượng có thể sản xuất ra
khoảng 600 kWh điện năng trên mỗi tấn chất thải rắn sinh hoạt.
Mặc dù đã đạt được một số tiến bộ nhất định trong việc xử lý chất thải rắn bằng
phương pháp đốt, song người ta vẫn không khỏi lo ngại về việc phát sinh ra các chất thải
thứ cấp từ các lò đốt rác. Nhiều báo cáo cho thấy có một lượng lớn dioxins phát thải từ
lò đốt chất thải rắn.
Theo tài liệu “Nghiên cứu tổng thể các lò đốt chất thải” do Chính phủ Nhật Bản
thực hiện năm 1997, hệ số phát thải dioxins theo khí thải lò đốt trung bình là 4,5 g
TEQ/tấn chất thải; theo tro bay là 45 g TEQ/tấn chất thải và tích tụ trong tro đáy lò là
SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

24


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

3,45 g TEQ/tấn chất thải. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ rõ rằng hầu hết dioxins phát
thải ra môi trường chủ yếu theo tro bay với tải lượng phát thải lớn gấp 10 lần so với khí
thải. Điều này đặt ra vấn đề là cần ưu tiên xử lý tro trong kiểm soát ô nhiễm không khí
từ các lò đốt.
Thành tựu mới nhất liên quan đến vấn đề này là phát triển công nghệ nung chảy
tro và hóa khí kết hợp trong hệ thống lò đốt CTR. Việc nung chảy tro và hóa khí ngay
trong hệ thống lò đốt không chỉ cho phép phân hủy toàn bộ dioxin mà còn ổn định kim

loại nặng trong tro. Nhật là một trong những quốc gia đi đầu về lĩnh vực công nghệ này
và phát triển rất nhanh (năm 2000 Nhật đã lắp đặt 29 hệ thống lò đốt so với 7 hệ thống
đã được lắp đặt vào năm 1999). Chính phủ Nhật đang phấn đấu loại trừ hoàn toàn sự
phát thải dioxin vào năm 2005 thông qua sự phát triển công nghệ này.
Vượt lên trên tất cả vẫn là các nỗ lực nhằm giảm thiểu lượng chất thải rắn công
nghiệp đưa đi xử lý (bao gồm cả việc ngăn ngừa sự phát sinh ra chất thải ngay tại nguồn
và tối đa hóa việc tái sử dụng chất thải công nghiệp). Thực tế đã chỉ cho thấy rằng, cách
tiếp cận truyền thống trong việc quản lý chất thải rắn – tức là tập trung vào việc xử lý
chất thải một khi nó đã được sinh ra (được biết đến với tên gọi khá quen thuộc “end of
pipe approach”) ngày càng bộc lộ rõ nhiều nhược điểm:
- Không khuyến khích giảm chất thải.
- Lãng phí trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên – nguyên nhân chính của sự
cạn kiệt và suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở qui mô toàn cầu.
- Tốn nhiều đất cho việc chôn cất chất thải rắn.
- Nhiều rủi ro về mặt môi trường.
- Không có cơ mai cho việc thu hồi vốn đầu tư xây dựng và vận hành các hệ thống
xử lý chất thải rắn nếu xét đơn thuần về mặt xử lý để thỏa mãn các yêu cầu bảo vệ môi
trường.
Chính vì vậy, xu hướng hiện nay trên thế giới đang thiên về cách tiếp cận “phòng
ngừa” hơn là xử lý ở cuối đường ống mà chúng ta đã được biết đến với tên gọi là “Quản
lý thống nhất và tổng hợp chất thải rắn” (Integrated Solid Waste Management).
Chỉ trong vòng khoảng 10 – 15 năm qua, ở châu Âu và gần đây là ở Bắc Mỹ, đã
dấy lên phong trào mạnh mẽ từ bỏ cách tiếp cận “ở cuối đường ống” trong quản lý chất
thải công nghiệp, đồng thời hướng tới các chiến lược giảm thiểu chất thải. Trong khoảng
thời gian này, nhiều ý tưởng mới đã được nảy sinh nhằm làm giảm các chất thải ngay
tại nguồn.

SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết


25


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

Những chiến lược môi trường với nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như: Ngăn
ngừa ô nhiễm (Pollution Prevention – P2), Giảm thiểu chất thải (Waste Minimization –
WM), Sản xuất sạch hơn (Cleaner Production – CP)… dần dần được tiếp cận như là
một sự cần thiết để giảm các khoản chi phí khổng lồ cho việc xử lý chất thải và các hành
động làm sạch môi trường. Kết quả là hiện tại ở nhiều nước trên thế giới, cách tiếp cận
“ở cuối đường ống” đang được thay thế dần bằng cách tiếp cận tích cực được ưa chuộng
hơn – đó là giảm thiểu chất thải.
+ Tại Nhật Bản, chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng
nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu theo mô
hình 3R (reduce, reuse, recycle). Về thu gom CTRSH, các hộ gia đình được yêu cầu
phân chia rác thành 3 loại:
- Rác hữu cơ dễ phân hủy được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất
phân compost;
- Loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả tái chế không cao, nhưng cháy được sẽ đưa
đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng;
- Rác có thể tái chế thì được đưa các nhà máy tái chế.
Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau
và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định,
dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho ô tô đến
đem các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì
ban giám sát sẽ báo lại với Công ty và ngay hôm sau gia đình đó sẽ bị công ty vệ sinh
gửi giấy báo đến phạt tiền.
+ Ở Trung Quốc: Mức phát sinh trung bình lượng CTR ở Trung Quốc là 0,4

kg/người/ngày, ở các thành phố mức phát sinh cao hơn là 0,9 kg/người/ngày, so với
Nhật Bản tương ứng là 1,1 kg/người/ngày và 2,1 kg/người/ngày. Tuy nhiên, do mức
sống tăng, mức phát sinh CTR trung bình vào năm 2030 sẽ vượt 1kg/người/ngày. Sự
tăng tỷ lệ này do dân số đô thị tăng nhanh, dự báo sẽ tăng gần gấp đôi, từ 456 triệu năm
2000 lên 883 triệu vào năm 2030. Điều này làm cho tốc độ phát sinh CTR của Trung
Quốc sẽ tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, trong lĩnh vực quản lý chất thải đã có nhiều
cải tiến đáng kể.
+Tại Singapore: Nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu
quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty trúng
thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm.
Singapore có 9 khu vực thu gom rác. RTSH được đưa về một khu vực bãi chứa lớn.
Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom
SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết

26


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10, Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp
theo hướng phân loại rác tại nguồn

và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc Gia. Có thể nói Singapore được xem là một
quốc gia có môi trường xanh - sạch đẹp của thế giới, Chính phủ rất coi trọng việc BVMT.
1.4.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam:
Hiện nay nước ta đã xuất hiện nhiều điểm sáng trong cuộc vận động thu gom RTSH
góp phần sạch đẹp MT sống của các đô thị và khu dân cư. Ở nhiều tỉnh đã thành lập các
hợp tác xã, các công ty trách nhiệm hữu hạn trách nhiệm dịch vụ việc thu gom rác dọn
vệ sinh đường phố. Điển hình nhất có thể nói là tỉnh Thái Bình. tỉnh Thái Bình đã triển
khai khá thành công chương trình này trên toàn thị xã Thái Bình: vừa thu gom rác vừa

vận động, giáo dục người dân phân loại RTSH tại nguồn một cách có hiệu quả. Một số
cá nhân đã làm kinh tế thành công bằng thu gom phân loại và tái chế rác, trong đó có cả
xử lý RTSH hữu cơ thành phân bón vi sinh như ở Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình,
Bình Thuận…
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng việc thu gom RTSH
do công ty MT đô thị đảm nhiệm cũng đã có nhiều đổi mới, giải quyết MT sạch đẹp.
Tuy nhiên do vấn đề phân loại RTSH tại các hộ gia đình và những nơi công cộng chưa
giải quyết được nên gây khó khăn cho nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ
RTSH cũng như vấn đề chuyên chở rác và BCL rác.
Năm 2002, Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển nông nghiệp bền vững của
trường đại học Nông Nghiệp I Hà Nội đã triển khai một dự án nhỏ thử nghiệm thu gom
và phân loại RTSH tại nguồn. Kết quả nghiên cứu thử nhiệm này cho thấy công tác
tuyên truyền vận động cộng đồng có tác dụng rất lớn để tăng sự hiểu biết và hưởng ứng
của dân chúng, cộng đồng. Tuy nhiên để thay đổi thói quen từ chỗ cho rác hỗn hợp vào
thùng rác đến phân loại từng loại CTRSH không dễ dàng thực hiện. Cần phải có sự hỗ
trợ nhất định của các tổ chức hoặc nhà nước như: cấp thùng/túi đựng rác để phân loại
theo rác hữu cơ, thành lập các đội cán bộ tình nguyện đi tuyên truyền, vận động và giám
sát việc phân loại rác; tổ chức xe, người thu gom chuyên chở RTSH đến nơi chế
biến…Sự hỗ trợ này phải được thực hiện kiên trì, nhiều năm đến vài thế hệ mới trở thành
thói quen xã hội.
Việt Nam đã có những biện pháp đáp ứng với một khung pháp lý tốt, kế hoạch đầu
tư mạnh mẽ và tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ ở cấp địa phương,
đặc biệt là các thành phố lớn. Trong nhiều thập kỷ qua, Việt nam đã có nhiều tiến bộ
trong việc cải thiện hệ thống quản lý RTSH, những vẫn còn nhiều hạn chế. Sau đây là
một số hệ thống công nghệ xử lý RTSH tại các đô thị ở Việt Nam:
Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt ở Nhà máy phân hữu cơ, Cầu Diễn Hà Nội

SVTH: Trần Nguyên Kha
GVHD: ThS. Ngô Thị Ánh Tuyết


27


×