ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÂM THỊ HÀ TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Địa chính môi trường
Khoa
: Quản lý tài nguyên
Khóa
: 2011-2015
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÂM THỊ HÀ TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Địa chính môi trường
Lớp
: ĐCMT- K43N01
Khoa
: Quản lý tài nguyên
Khóa
: 2011-2015
Giáo viên hướng dẫn
: PGS.TS Đỗ Thị Lan
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÂM THỊ HÀ TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Địa chính môi trường
Lớp
: ĐCMT- K43N01
Khoa
: Quản lý tài nguyên
Khóa
: 2011-2015
Giáo viên hướng dẫn
: PGS.TS Đỗ Thị Lan
Thái Nguyên, năm 2015
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước...........................................13
Bảng 2.2: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước. .....15
Bảng 2.3: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 ...........16
Bảng 2.4. Thành phần chất thải rắn ở một số đô thị hiện nay..................................17
Bảng 4.1. Điều tra hoạt động ngành nghề chính của các hộ dân. ............................36
Bảng 4.2. Hiện trạng phát sinh chất thải ....................................................................37
Bảng 4.3: Hiện trạng khối lượng rác thải phát sinh ..................................................38
Bảng: 4.4. Biện pháp xử lý rác thải của các hộ gia đình ..........................................39
Bảng 4.5. Các vấn đề rác thải trên địa bàn.................................................................40
Bảng 4.6. Nhận thức của người dân về vấn đề rác thải. ...........................................41
Bảng 4.7. Cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác thu gom CTRSH các xã và thị trấn
........................................................................................................................................48
Bảng 4.8: Đánh giá chất lượng thu gom ....................................................................57
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ..................................................... 6
Hình 4.1: Vị trí địa lý huyện Hà Quảng trên bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng ........28
Hình 4.2: Hiện trạng khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn (Đơn vị %) .........39
Hình 4.3. Biện pháp xử lý rác thải của các hộ gia đình (Đơn vị %)........................40
Hình 4.4: Nhận thức của người dân về vấn đề rác thải trên địa bàn .......................42
Hình 4.5: Sơ đồ quản lý CTRSH của huyện hà Quảng ............................................43
Hình 4.6: Vị trí các xã thu gom RTRSH .......................................................................49
Hình 4.7: Sơ đồ hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn
huyện .............................................................................................................................50
Hình 4.9: Nguyên tắc chung xử lý chất thải rắn .........................................................65
Hình 4.10: Quy trình sản xuất phân vi sinh ...............................................................68
Hình 4.11: Quy trình sản xuất biogas .........................................................................69
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTR
: Chất thải rắn
CTRSH
: Chất thải rắn sinh hoạt
NĐ – CP : Nghị định chính phủ
BVMT
: Bảo vệ môi trường
VSMT
: Vệ sinh môi trường
CT - TTg : Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ
BTNMT
: Bộ Tài nguyên Môi trường
UBND
: Uỷ ban nhân dân
TP
: Thành phố
LPSCTRĐT: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị
HTX
: Hợp tác xã
KCN
: Khu công nghiệp
BCL
: Bãi chôn lấp
WHO
: Tổ chức y tế thế giới
WB
: Ngân hàng thế giới World Bank
v
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Mục đích: ................................................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................... ..2
1.4. Yêu cầu .................................................................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................................... 4
2.1.1. Tổng quan về chất thải rắn.................................................................................. 4
2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn ............................................................................. 5
2.1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng................. 6
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ......................................................................................... 9
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài .....................................................................................11
2.3.1. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới...................................11
2.3.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam ...................................15
2.3.2.1. Tình hình quản lý rác thải tại các đô thị, thành phố ở Việt Nam: ..............15
2.3.2.2. Tình hình quản lý rác thải tại tỉnh Cao Bằng ...............................................20
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................................23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................23
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. .......................................................................23
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................23
3.3.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của huyện Hà Quảng, tỉnh
Cao Bằng.......................................................................................................................23
vi
3.3.2. Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Hà Quảng ..........................................................................................................23
3.3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt tại huyện Hà Quảng .............................................................................................24
3.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................24
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp..............................................................24
3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn.....................................................................24
3.4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia ....................................................25
3.4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn ...................25
3.4.5. phương pháp chọn vùng nghiên cứu: .................................................... 25
3.4.6. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu .........................................................26
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................27
4.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao
Bằng...............................................................................................................................27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................27
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................32
4.2. Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Hà Quảng ......................................................................................................................33
4.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt...........................................................33
4.2.2. Đánh giá kết quả điều tra hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt huyện Hà
Quảng, tỉnh Cao Bằng..................................................................................................35
4.2.3. Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt..................42
4.2.4. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và phân loại CTR sinh hoạt .......47
4.2.5. Hiện trạng công tác xử lý .................................................................................53
4.2.6. Đánh giá của người dân về chất lượng thu gom CTR sinh hoạt tại huyện Hà
Quảng ............................................................................................................................56
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng giúp sinh viên trau dồi,
củng cố, bổ sung kiến thức đã học tập ở trường. Đồng thời cũng giúp sinh
viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn
sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ thực tế để
khi ra trường trở thành một cán bộ có năng lực tốt, trình độ lý luận cao,
chuyên môn giỏi, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội.
Xuất phát từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài mang tên
“Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Hà
Quảng - tỉnh Cao Bằng”. Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, tôi xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong
ban giám hiệu nhà trường, cùng các cô, chú, anh, chị UBND huyện Hà
Quảng, HTX và các tổ vệ sinh Môi trường, sự giúp đỡ chân tình của các đồng
chí lãnh đạo của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hà Quảng. Đặc biệt
tôi vô cùng cảm ơn cô giáo PGS.TS Đỗ Thị Lan đã hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình giúp cho tôi hoàn thành khoá luận. Ngoài ra để có kết quả như ngày hôm
nay tôi vô cùng biết ơn công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, của những
người thân yêu, cùng bạn bè đã luôn động viên và cổ vũ tôi trong học tập và
rèn luyện.
Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn của bản thân còn hạn
chế, bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm. Nên khoá luận không thể tránh
khỏi những sai sót. Tôi rất mong được sự đóng góp quý báu của thầy, cô giáo
và bạn bè để khoá luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cao Bằng, tháng 12 năm 2014
Sinh viên
Lâm Thị Hà Trang
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước, xã
hội phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của con người, các hoạt
động sản xuất phục vụ cuộc sống của con người đang diễn ra mạnh mẽ, nên đã
khai thác và tác động rất nhiều đến môi trường tự nhiên. Các nguồn tài nguyên
đang ngày càng cạn kiệt và suy thoái, sự gia tăng dân số gây sức ép lên môi
trường và tài nguyên, ý thức và sự hiểu biết của con người về bảo vệ môi trường
còn thấp, dẫn tới những vấn đề nan giải như gây ra sự ô nhiễm môi trường ngày
càng tăng cao. Lượng rác thải thải ra từ sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất
của con người ngày càng nhiều và mức độ gây ô nhiễm môi trường ngày càng
nghiêm trọng ở nhiều vùng khác nhau.
Hà Quảng là huyện miền núi vùng cao thuộc biên giới phía bắc của tỉnh
Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 35km. Với 19 đơn vị hành chính xã, thị
trấn, trên địa bàn huyện Hà Quảng có 5 nhóm dân tộc sinh sống, dân tộc
Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao.
Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế, làm thay
đổi bộ mặt của tỉnh Cao Bằng nói chung và huyện Hà Quảng nói riêng, không
chỉ cuộc sống của người dân thành thị mà ngay cả cuộc sống của người dân
nông thôn đang ngày càng được cải thiện. Người dân nông thôn đã biết chăm
lo cuộc sống hàng ngày của mình tốt hơn. Cùng với đó chất thải rắn từ cuộc
sống sinh hoạt hàng ngày của người dân nông thôn sẽ tăng lên, thành phần
chất thải rắn sinh hoạt của người dân trở nên đa dạng hơn. Bên cạnh sự phát
triển của Du lịch và làng nghề thủ công Hà Quảng cũng đang phải đối mặt với
một vấn đề mà cả thế giới đang vấp phải, đó là vấn đề ô nhiễm môi trường
đặc biệt là vấn đề chất thải rắn, trong đó chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt.
2
Mặc dù huyện đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường song vẫn chưa
thu được thành tựu đáng kể. Sự phát triển đồng bộ đô thị hóa và việc xây
dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với sự phát triển của các ngành dịch vụ, du
lịch, làng nghề thủ công…đã làm phát sinh một lượng lớn chất thải rắn. Mặc
dù HTX vệ sinh môi trường cũng như các tổ chức thu gom, vận chuyển và xử
lý rác thải đã được thành lập trên địa bàn huyện, tuy nhiên do nguồn kinh phí
hạn hẹp, trang thiết bị còn thiếu và thô sơ, nguồn nhân lực hầu hết chưa được
đào tạo cơ bản nên gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý và còn nhiều
hạn chế trong vấn đề xử lý chất thải rắn nói chung, chất thải sinh hoạt nói
riêng. Chính vì vậy, vấn đề môi trường trên địa bàn huyện đang được quan
tâm nhiều hơn, đặc biệt là vấn đề quản lí chất thải rắn vì vậy đòi hỏi phải có
sự quản lí cấp thiết về vấn đề này.
Việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn huyện Hà Quảng - tỉnh Cao Bằng” với mục đích đi
sâu vào tìm hiểu thực trạng chất thải rắn và công tác quản lý chất thải rắn của
huyện Hà Quảng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý tốt
hơn góp phần xây dựng một môi trường Xanh - Sạch - Đẹp.
1.2. Mục đích:
- Đánh giá được hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn huyện Hà Quảng - tỉnh Cao Bằng
- Đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt giúp
cho các cơ quan chức năng của địa phương có một định hướng trong việc
khống chế ô nhiễm, góp phần bảo vệ bền vững môi trường của huyện Hà
Quảng trong những năm sắp tới.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu chung
- Xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp
3
- Giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao cảnh quan chất lượng môi trường sống
cho người dân
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng CTRSH trên địa bàn huyện Hà Quảng
- Đánh giá hiện trạng quản lý, xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Hà Quảng
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý CTRSH
trên địa bàn huyên trong những năm sắp tới
1.4. Yêu cầu
- Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác.
- Đề xuất những giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù hợp
với điều kiện thực tế của địa phương
1.5. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế
- Tích luỹ được kinh nghiệm cho công việc khi đi làm
- Nâng cao kiến thức thực tế
* Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn có những
hạn chế nào. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn huyện.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Tổng quan về chất thải rắn
Theo điều 3 Nghị định 38/2014 NĐ-CP ngày 24/04/2015 về quản lý chất
thải và phế liệu [13].
- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được
thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
- Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát
sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
- Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định)
trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình
quản lý khác nhau.
- Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh
đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm
thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm
trung chuyển.
- Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp
hoặc sau khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải.
- Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải.
- Sơ chế chất thải là việc sử dụng các biện pháp cơ – lý đơn thuần làm
thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, đồng
5
xử lý, xử lý nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của chất thải cho
phù hợp với các quy trình quản lý khác nhau
- Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
(khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy,
chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
Có rất nhiều cách phân loại chất thải khác nhau, việc phân loại chất thải
hiện nay chưa có quy định chung thống nhất, tuy nhiên bằng những nhìn nhận
thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý đối với chất
thải có thể chia ra các cách phân loại sau đây:
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:
+ Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là chất thải hay rác thải sinh
hoạt được phát sinh từ các hộ gia đình.
+ Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại là những
chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ.
- Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: CTR, chất thải lỏng, chất thải khí.
- Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: Theo cách này người ta chia
chất thải dạng hữu cơ, vô cơ, hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải
dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, bìa…
- Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: Chất thải
độc hại, chất thải đặc biệt. Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định
nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng hay kiểm soát và quản lý chất
thải có hiệu quả. (Nguyễn Thế Chinh, 2003) [5].
2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số,
sự phát triển kinh tế xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong đô thị và các
vùng nông thôn.
6
Cơ quan,
trường học
Nhà dân, khu
dân cư
Nơi vui chơi
giải trí
Chất thải rắn
Chợ, bến xe,
nhà ga
Giao thông,
xây dựng
Bệnh viên, cơ
sở y tế
Nông nghiệp,
hoạt động xử lý
rác thải
KCN, nhà
máy, xí
nghiệp, ...
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
2.1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Mức sống của con người càng cao thì lượng rác thải phát sinh ngày
càng nhiều. Sự thải ra các chất thải rắn trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của
con người đã sinh ra hàng loạt các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, ô nhiễm
đất, nước, phá hủy cảnh quan, mất cân bằng sinh thái.
2.1.3.1. Ảnh hưởng của CTR đến sức khỏe cộng đồng
Bất kỳ một sinh vật sống nào đều trao đổi vật chất và năng lượng với môi
trường bên ngoài, con người cũng vậy. Nhưng khi các môi trường sống đều
đang biến đổi theo chiều hướng xấu đi thì chắc chắn sức khỏe con người sẽ bị
tác động theo chiều hướng không tốt.
Ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng
đồng. Khí thải từ bãi rác theo con đường hô hấp vào cơ thể, một phần khác như
chất hữu cơ, kim loại nặng thâm nhập vào nguồn nước vào cơ thể thông qua đồ
ăn, nước uống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người là nguyên
7
nhân của khoảng 22 loại bệnh của con người trong đó có bệnh ung thư và các loại
bệnh về tai mũi họng, sốt rét, viêm phổi, đường ruột,…
Rác thải tồn đọng tại các khu vực và bãi rác không hợp vệ sinh là nguyên nhân
làm phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người.Theo
nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới WHO, Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở khu vực
gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số. Ngoài ra tỷ lệ mắc ngoại khoa,
bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25%.
Bên cạnh đó hiện kết quả phân tích các mẫu đất, nước, không khí đều tìm
thấy sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ bền một trong những dạng chất thải
nguy hại. Tác hại nghiêm trọng của chúng đã thể hiện khá rõ nét thông qua
hình ảnh thực tế những em bé dị dạng, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh về
tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài
da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn do rác thải gây ra và đặc biệt là những căn
bệnh ung thư ngày càng gia tăng mà việc chuẩn đoán cũng như xác định
phương pháp điều trị gặp rất nhiều khó khăn. (Hội bảo vệ thiên nhiên và môi
trường Việt Nam, 2004) [11]
2.1.3.2. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường đất
Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây
ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng như gạch,
ngói…trong đất rất khó bị phân hủy. Chất thải kim loại đặc biệt là kim loại
nặng như chì, kẽm, đồng, niken…các kim loại này tích lũy trong đất và thâm
nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe. Các chất thải có thể gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất
tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công nghiệp sản xuất hóa chất
Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ
thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh từ CTR dễ dàng thâm
nhập gây ô nhiễm đất.
8
Hiện nay, túi nilon có trong rác thải sinh hoạt là rất phổ biến, khi thải ra môi
trường phải mất hàng chục năm cho tới một và thế kỷ mới được phân hủy hoàn
toàn trong tự nhiên. Sự phân hủy không hoàn toàn của túi nilon sẽ để lại trong
đất những mảnh vụn, không có điều kiện cho vi sinh vật phát triển sẽ làm cho
đất chóng bạc màu, không tơi xốp. (Báo cáo môi trường quốc gia, 2011) [2]
2.1.3.3. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường nước
CTR không được thu gom thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm
môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp
xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu
cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho
thủy sinh vật trong nước mặt bị suy thoái. CTR phân hủy và các chất ô nhiễm
khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu.
Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô
nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa...; chất thải
độc hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm). Nếu
không được thu gom xử lý sẽ xâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm
môi trường nước nghiêm trọng. (Báo cáo môi trường quốc gia, 2011) [2]
2.1.3.4. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường không khí
CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu.
Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân
hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số khí
khác). Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung
(chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp. Khối
lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không
khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng
khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với các bãi chôn lấp, ước
tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước...........................................13
Bảng 2.2: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước. .....15
Bảng 2.3: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 ...........16
Bảng 2.4. Thành phần chất thải rắn ở một số đô thị hiện nay..................................17
Bảng 4.1. Điều tra hoạt động ngành nghề chính của các hộ dân. ............................36
Bảng 4.2. Hiện trạng phát sinh chất thải ....................................................................37
Bảng 4.3: Hiện trạng khối lượng rác thải phát sinh ..................................................38
Bảng: 4.4. Biện pháp xử lý rác thải của các hộ gia đình ..........................................39
Bảng 4.5. Các vấn đề rác thải trên địa bàn.................................................................40
Bảng 4.6. Nhận thức của người dân về vấn đề rác thải. ...........................................41
Bảng 4.7. Cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác thu gom CTRSH các xã và thị trấn
........................................................................................................................................48
Bảng 4.8: Đánh giá chất lượng thu gom ....................................................................57
10
- Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quyết định số: 603/QĐ – UBND ngày 22 tháng 04 năm 2010 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Cao Bằng quyết định dự án cải tạo, nâng cấp và mở rộng
bãi xử lý rác thải Khuổi Kép – Nà Lần xã Chu Trinh, thị xã Cao Bằng, tỉnh
Cao Bằng.
- Quyết định số: 2799/QĐ – UBND ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Cao Bằng Quyết định ban hành danh mục, mức thu phí và
tỉ lệ phần trăm để lại cho đơn vị trực tiếp quản lý và thu phí trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng quy định tại Nghị quyết số 74/2011/NQ – HĐND ngày 09 tháng 12
năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của chính phủ
về quản lý chất thải và phế liệu.
- Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg ngày 5 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại
Việt Nam.
- Quyết định số 18/2014/QĐ-TTg ngày 3 tháng 3 năm 2014 của Thủ
tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung điều 3 của quyết định số 62/2004/QĐTTg ngày 16/04/2004 về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
- Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về
thoát nước và xử lý nước thải
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính
phủ về phí BVMT đối với CTR.
- Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg ngày 9 tháng 8 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ.
11
- Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Chính
phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở
doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các
cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
- Ngày 17/12/2009 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc
gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của chính phủ
quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác dộng môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính
phủ về việc triển khai thi hành luật bảo vệ môi trường.
- Công văn số 2549/UBND-CV ngày 9 tháng 9 năm 2014 của UBND
tỉnh Cao Bằng về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng chiến dịch làm cho
thế giới sạch hơn.
- Kế hoạch số 879/KH-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2014 của UBND
huyện Hà Quảng về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng chiến dịch làm cho
thế giới sạch hơn năm 2014.
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014, ban hành ngày 23 tháng 6
năm 2014 có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2015.
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3.1. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
Theo cơ quan môi trường Liên hợp quốc (UNEP), mỗi năm con người
''sản xuất'' khoảng 20 - 50 triệu tấn rác điện tử, trong đó châu âu chiếm 9 triệu
tấn. Sản phẩm này phần lớn được xuất sang các nước đang phát triển. Theo số
liệu thống kê, trung bình mỗi tháng, Nigeria nhập khoảng 500 container hàng
12
đã qua sử dụng, chỉ có 25% còn hoạt động được. Số còn lại được dồn về
những bãi rác, trở thành chốn mưu sinh của những người dân nghèo. Phương
pháp tái chế thủ công rất nguy hiểm cho sức khỏe và môi trường vì đa số rác
điện tử chứa chì, thủy ngân và một số hóa chất độc hại khác. Tỷ lệ nhiễm chì
trong máu của trẻ em ở thành phố Guiyu (Trung Quốc), nơi được xem là kinh
đô rác thải điện tử hiện đã lên tới con số báo động. (Châu An, 2011), [15]
Năm 2002 chuyên gia nghiên cứu môi trường biển người Mỹ Charle Moore
đã tiến hành một cuộc thị sát ở 500 dặm thuộc vùng biển Bắc Đại Tây dương và
phát hiện thấy cứ 0,45 kg động vật phù du sống trên mặt biển thì phải gánh thêm
4,5kg rác thải Prastic trôi nổi vật vờ trên mặt nước. (Khắc Nam, 2011) [18]
Mức độ đô thị hóa cao thì lượng chất thải tăng lên theo đầu người, ví dụ
cụ thể một quốc gia hiện nay như sau: Canada là 1,7 kg/người/ngày, Australia
là 1,6 kg/người/ngày, Thụy Sĩ là 1,3 kg/người/ngày, Trung Quốc là 1,3
kg/người/ngày. Với sự gia tăng của rác thải việc phân loại, thu gom, xử lý rác
thải là điều mà mọi quốc gia quan tâm. Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách
xử lý rác thải như: công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt,… Đô thị
hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ
phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo đầu người. Dân thành thị ở các nước
phát triển thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển gấp sáu lần, cụ thể ở các
nước phát triển là 2,8kg/người/ngày; các nước đang phát triển là
0,5kg/người/ngày. Chi phí quản lý cho rác thải ở các nước đang phát triển có
thể lên đến 50% ngân sách mỗi năm. Cơ sở hạ tầng tiêu hủy an toàn rác thải
thường rất thiếu thốn. Khoảng 30% - 60% rác thải đô thị không được cung
cấp dịch vụ thu gom. (Nguyễn Thị Anh Hoa, 2006) [7]
Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải
rắn mang tính chất đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống,
văn minh dân cư mỗi khu vực. Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng
13
chung của thế giới là mức sống càng cao thì chất lượng chất thải phát sinh càng
lớn. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB, 2004), tại các thành phố lớn như
New York tỷ lệ phát sinh chất thải rắn là 1,8kg/người/ngày; Singapo, Hồng Kông
là 0,8-1kg/người/ngày. (Nguyễn Thị Anh Hoa, 2006) [7]
Bảng 2.1. Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước
STT
Tên nước
Nước thu nhập thấp
Dân số đô thị
LPSCTRĐT
hiện nay (%tổng
hiện nay
số)
(kg/người/ngày)
15,92
0,4
1
Nepal
13,7
0,5
2
Bangladelh
18,3
0,49
3
Việt Nam
20,8
0,55
4
Ấn Độ
26,8
0,46
40,825
0,798
Nước thu nhập trung bình
5
Indonisia
35,4
0,76
6
Philipines
54,0
0,52
7
Thái Lan
20,0
1,1
8
Malaysia
53,7
0,81
86,3
1,39
Nước có thu nhập cao
9
Hàn Quốc
81,3
1,59
10
Singapo
100
1,1
11
Nhật Bản
77,6
1,47
(Nguồn: World bank, 2005)
Trên thế giới các nước phát triển đã có những mô hình phân loại và thu
gom rác thải rất hiệu quả cụ thể:
Califolia: Nhà máy cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác
nhau. Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chết, rác được
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ..................................................... 6
Hình 4.1: Vị trí địa lý huyện Hà Quảng trên bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng ........28
Hình 4.2: Hiện trạng khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn (Đơn vị %) .........39
Hình 4.3. Biện pháp xử lý rác thải của các hộ gia đình (Đơn vị %)........................40
Hình 4.4: Nhận thức của người dân về vấn đề rác thải trên địa bàn .......................42
Hình 4.5: Sơ đồ quản lý CTRSH của huyện hà Quảng ............................................43
Hình 4.6: Vị trí các xã thu gom RTRSH .......................................................................49
Hình 4.7: Sơ đồ hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn
huyện .............................................................................................................................50
Hình 4.9: Nguyên tắc chung xử lý chất thải rắn .........................................................65
Hình 4.10: Quy trình sản xuất phân vi sinh ...............................................................68
Hình 4.11: Quy trình sản xuất biogas .........................................................................69
15
giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở khoa học
công nghệ và môi trường. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapo
được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác cho các hộ dân vào công ty.
Chẳng hạn đối với hộ dân thu gom rác trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đô la
Singapo/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7 đô la
Singapo/tháng (Lê Huỳnh Mai – Nguyễn Mai Phong, 2009) [9].
Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để xử lý chất thải rắn. Tỉ
lệ rác thải được xử lí theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thế
giới được giới thiệu ở bảng sau:
Bảng 2.2: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước.
Đơn vị: (%)
STT
Nước
Tái chế
Chế biến phân vi
sinh
Chôn lấp
Đốt
1
Canada
10
2
80
8
2
Đan Mạch
19
4
29
48
3
Phần Lan
15
0
83
2
4
Pháp
3
1
54
42
5
Đức
16
2
46
36
6
Ý
3
3
74
20
7
Thụy Điển
16
34
47
3
8
Thụy Sĩ
22
2
17
59
9
Mỹ
15
2
67
16
(Nguồn: Đỗ Thị Lan và cs, 2007)
2.3.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
2.3.2.1. Tình hình quản lý rác thải tại các đô thị, thành phố ở Việt Nam:
Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại đô thị ở nước ta đang có xu
thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ
16
lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh
cả quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp như các khu đô thị tỉnh Phú Thọ
(19,9%), Thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá
(12,7%)... các khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều
hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lượng phát sinh CTRSH tại
các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là trung tâm văn hóa, xã hội,
kinh tế của các tỉnh trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu.
Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công
nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng
chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với chất thải rắn sinh hoạt
đô thị. (Phóng sự điều tra, tổng cục môi trường, 2010), [14]
Bảng 2.3: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007
Lượng CTRSH
Lượng CTRSH phát sinh
Loại đô thị
bình quân/người
STT
Tấn/ngày
Tấn/năm
(kg/người/ngày)
1 Đặc biệt
0,84
8.000
2.920.000
2 Loại 1
0,96
1.885
688.025
3 Loại 2
0,72
3.433
1.253.045
4 Loại 3
0,73
3.738
1.364.370
5 Loại 4
0,65
626
288.490
Tổng
6.453.930
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa phương)
Nhìn chung lượng chất thải rắn đô thị phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: Sự
phát triển nền kinh tế và dân số. Theo thống kê chất thải rắn ở các nước đang
phát triển trung bình là 0,3kg/người/ngày. Tại các đô thị ở nước ta, trung bình
mỗi người thải ra khoảng 0,5 kg - 0,8 kg rác mỗi ngày. Khối lượng rác tăng
theo sự gia tăng của dân số. Rác tồn động trong khu tập thể, trong phố xá phụ
thuộc vào yếu tố như: Địa hình, thời tiết, hoạt động của người thu gom...