Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.97 MB, 115 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................5
TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU RỪNG NGẬP MẶN ............................. 5
1.1

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ RỪNG NGẬP MẶN TRÊN THẾ GIỚI ...........5

1.1.1

Khái niệm về rừng ngập mặn ......................................................................5

1.1.2

Phân bố rừng ngập mặn trên thế giới .......................................................... 5

1.1.3

Môi trường sống của rừng ngập mặn .......................................................... 6

1.1.4

Những tác động đến sự hình thành của rừng ngập mặn .............................. 7

1.1.5



Đặc điểm thích nghi của cây ngập mặn đối với môi trường ....................... 8

1.1.6

Trữ lượng các-bon của rừng ngập mặn ....................................................... 9

1.1.7

Một số lĩnh vực nghiên cứu về rừng ngập mặn trên thế giới ....................11

1.2

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ RỪNG NGẬP MẶN TẠI VIỆT NAM ..........13

1.2.1

Diện tích và phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam ....................................13

1.2.2

Một số lĩnh vực nghiên cứu rừng ngập mặn ở Việt Nam ......................... 14

CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................17
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG RỪNG NGẬP MẶN
HUYỆN CẦN GIỜ........................................................................................................17
2.1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN CẦN GIỜ – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
.......................................................................................................................... 17


2.1.1

Vị trí địa lý ................................................................................................ 17

2.1.2

Lịch sử hình thành ..................................................................................... 19

2.1.3

Đặc điểm tự nhiên ..................................................................................... 19

2.1.4

Điều kiện kinh tế – xã hội .........................................................................23

2.2
SVTH:
GVHD:

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ .27
Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

i


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM


2.2.1

Vị trí và diện tích khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ .................................27

2.2.2

Tài nguyên sinh vật của rừng ngập mặn Cần Giờ .....................................28

2.3

VAI TRÒ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ ................31

2.3.1

Đối với người dân ..................................................................................... 31

2.3.2

Đối với công tác phát triển kinh tế – xã hội ..............................................32

2.3.3

Hậu quả của việc mất đi rừng ngập mặn Cần Giờ ....................................35

2.4 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ RỪNG NGẬP MẶN
CẦN GIỜ ...................................................................................................................37
2.4.1

Hiện trạng sử dụng rừng ngập mặn Cần Giờ ............................................37


2.4.2

Công tác quản lí rừng ngập mặn Cần Giờ .................................................38

CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................60
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN
CẦN GIỜ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP
MẶN .............................................................................................................................. 60
3.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
HUYỆN CẦN GIỜ ....................................................................................................60
3.1.1

Tình trạng sâu bệnh hại cây rừng .............................................................. 61

3.1.2

Khai thác gỗ và săn bắt động vật rừng trái phép .......................................65

3.1.3

Hoạt động nuôi trồng thủy sản ..................................................................67

3.1.4

Xây dựng các khu dân cư và siêu đô thị ...................................................80

3.1.5

Hoạt động phát triển du lịch sinh thái và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông

...................................................................................................................85

3.2 ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ QUẢN LÍ HỆ SINH THÁI RỪNG
NGẬP MẶN TỐT HƠN ............................................................................................ 93
3.2.1 Phát triển tuyến đường sông Lâm Viên – Đồng Đình thay cho đường bộ
sắp khởi công ..........................................................................................................93
3.2.2

Đào tạo nghề, huấn luyện nghiệp vụ hướng dẫn viên cho cư dân bản địa 93

3.2.3

Duy trì mô hình tổ tự quản bảo vệ rừng ngập mặn hiện nay ....................94

3.2.4

Nhân rộng mô hình thủy sản dưới tán cây rừng ........................................95

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .........................................................................................103

SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

ii


Luận văn tốt nghiệp

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................105
PHỤ LỤC ....................................................................................................................107

SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

iii


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT – BHXH

Bảo hiểm y tế – Bảo hiểm xã hội

BOD

Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu ô xi sinh hóa

BQL

Ban quản lí


BVR

Bảo vệ rừng

CFU

Colony Forming Unit – Số đơn vị hình thành khuẩn lạc

COD

Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu ô xi hóa học

DLST

Du lịch sinh thái

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations –
Tổ chức Nông Lương Thế giới

GAP

Good Agricultural Practice – Thực hành nông nghiệp tốt

KDC

Khu dân cư

KDL


Khu du lịch

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KT – XH

Kinh tế – xã hội

NĐ – TT

Nghị định – Thông tư

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

PTN&MT

Phòng Tài nguyên và Môi trường

QĐ – Tg

Quyết định – Thủ tướng

QĐ – UB – CNN

Quyết định – Ủy ban – Công Nông nghiệp


RNM

Rừng ngập mặn

RPH

Rừng phòng hộ

TP .HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTGDMT

Trung tâm giáo dục môi trường

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng


iv


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

UNESCO

SVTH:
GVHD:

United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization – Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hiệp quốc

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

v


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Lượng các bon tích lũy trong các loại rừng nhiệt đới (tấn C/ha) ...................10
Bảng 1.2 Diện tích và phân bố rừng ngập mặn tại Việt Nam .......................................14
Bảng 2.1 Các dạng địa hình trong vùng ngập mặn Cần Giờ .........................................19
Bảng 2.2 Lượng mưa ở Cần Giờ ...................................................................................21

Bảng 2.3 Giá trị sử dụng của rừng ngập mặn Cần Giờ .................................................34
Bảng 2.4 Phân vùng khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ........................... 57
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp diện tích rừng Đước trồng chết do sâu hại và nghi do sâu hại
.......................................................................................................................................62
Bảng 3.2 Thành phần các loài sâu bệnh hại cây Đước và mức độ hại của chúng tại rừng
ngập mặn Cần Giờ .........................................................................................................62
Bảng 3.3 Số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng từ năm 2010 – 2015 .............66
Bảng 3.4 Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2015 so với năm 2010 71
Bảng 3.5 Tình hình nuôi tôm tại huyện Cần Giờ từ năm 2010 – 2015 ......................... 72
Bảng 3.6 Kết quả xét nghiệm nước tại các vùng nuôi tôm từ trong năm 2015 .............77
Bảng 3.7 Điều kiện tự nhiên theo tại khu Bao Đồng, Vàm Sát, xã Lý Nhơn ...............97
Bảng 3.8 Lợi nhuận khi áp dụng mô hình nuôi tôm sinh thái so với mô hình nuôi bán
thâm canh tại xã An Thới Đông ..................................................................................101

SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

vi


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ thể hiện sự phân bố rừng ngập mặn trên thế giới. ..................................5
Hình 1.2 Quan hệ giữa chế độ ngập triều, thể nền và phân bố loại cây. ......................... 6
Hình 1.3 So sánh trữ lượng các-bon rừng ngập mặn (bình quân +/- 95% khoảng tin cậy)

với trữ lượng các-bon tại các kiểu rừng cơ bản khác trên thế giới. .................................9
Hình 2.1 Sơ đồ địa giới hành chính Huyện Cần Giờ.....................................................18
Hình 2.2 Bản đồ ranh giới rừng phòng hộ Cần Giờ. ..................................................... 28
Hình 2.3 Các loài thực vật của rừng ngập mặn Cần Giờ...............................................30
Hình 2.4 Một số loài động vật của rừng ngập mặn Cần Giờ.........................................31
Hình 2.5 Sơ đồ quản lý Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ. .....................................40
Hình 2.6 Sơ đồ tổ chức Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ.
.......................................................................................................................................42
Hình 3.1 Rừng đước bị sâu non trắng đục khoét thân cây. ...........................................64
Hình 3.2 Sâu non xén tóc đục lỗ nhỏ vào thân cây đước và xén tóc trưởng thành. ......64
Hình 3.3 Rừng bị sâu hại tại khu vực ven đường Rừng Sác. ........................................65
Hình 3.4 Rừng đước bị mất do nạn săn bắt địa sâm. ..................................................... 67
Hình 3.5 Sơ đồ thể hiện phân bố các khu vực nuôi tôm tại huyện Cần Giờ năm 2013.
.......................................................................................................................................69
Hình 3.6 Sơ đồ thể hiện phân bố các khu vực nuôi tôm tại huyện Cần Giờ năm 2016.
.......................................................................................................................................70
Hình 3.7 Một ao nuôi tôm tại xã Long Hòa nằm cạnh vùng đệm rừng ngập mặn Cần
Giờ. ................................................................................................................................ 73
Hình 3.8 Một con rạch tự thoát nước tự nhiên nằm cạnh khu vực nuôi tôm tại xã Long
Hòa................................................................................................................................. 75
Hình 3.9 Sơ đồ thể hiện vị trí quan trắc nước vùng nuôi. .............................................78
Hình 3.10 Một ao nuôi tôm đã được nạo vét bùn đáy sau khi thu hoạch. ..................... 79
Hình 3.11 Cổng chính của KDC nhà vườn du lịch Phước Lộc. ....................................80
Hình 3.12 Sơ đồ thể hiện quy trình thực hiện số hóa dữ liệu bằng phần mềm Google
Earth Pro. ....................................................................................................................... 81

SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại

Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

vii


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

Hình 3.13 Sơ đồ thể hiện vị trí của KDC nhà vườn du lịch Phước Lộc tại xã Long Hòa.
.......................................................................................................................................82
Hình 3.14 Đường vào KDC nhà vườn Phước Lộc từ cổng phụ tiếp giáp với hệ sinh thái
rừng tự nhiên..................................................................................................................83
Hình 3.15 Căn hộ trong KDC nhà vườn Phước Lộc. ....................................................83
Hình 3.16 Phía Bắc của KDC nhà vườn Phước Lộc tiếp giáp với sông Hà Thanh và rừng
tự nhiên. ......................................................................................................................... 84
Hình 3.17 Phần đất của KDC nhà vườn Phước Lộc lấn sát sông Hà Thanh và rừng ngập
mặn Cần Giờ. .................................................................................................................84
.Hình 3.18 Sơ đồ thể hiện vị trí các điểm du lịch tại huyện Cần Giờ và tuyến đường
Rừng Sác........................................................................................................................ 86
Hình 3.19 Đường Rừng Sác trước khi được mở rộng. ..................................................87
Hình 3.20 Công nhân đang thi công mở rộng đường Rừng Sác năm 2000. .................88
Hình 3.21 Đường Rừng Sác trong quá trình mở rộng. ..................................................88
Hình 3.22 Tuyến đường Rừng Sác hiện nay với 6 làn xe nhìn từ trên cao. ..................89
Hình 3.23 Sơ đồ minh họa tuyến đường dự kiến Lâm Viên (Đảo Khỉ) – Đồng Đình
(đường màu xanh)..........................................................................................................89
Hình 3.24 Rác thải của khách du lịch ven đường Rừng Sác. ........................................91
Hình 3.25 Thành phần rác thải chủ yếu là bao bì, chai lọ, túi nilon. ............................ 91
Hình 3.26 Bãi biển Cần Thạnh với lượng rác thải dày đặc. ..........................................92
Hình 3.27 Rác thải bị sóng biển đánh dạt vào RNM ven biển. .....................................92
Hình 3.28 Sơ đồ thể hiện tuyến đường sông Lâm Viên – Đồng Đình. ......................... 93

Hình 3.29 Công tác tổ chức phối hợp tuần tra rừng của các thành viên trong Tổ tự quản.
.......................................................................................................................................95
Hình 3.30 Sơ đồ thể hiện vị trí khu vực có khả năng áp dụng mô hình nuôi tôm sinh thái
tại khu Bao Đồng, Vàm Sát, xã Lý Nhơn. .....................................................................96

SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

viii


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thời kì
của sự phát triển về kinh tế đặc biệt là đẩy mạnh sự phát triển ở khu vực nông thôn. Để
làm được điều này đòi hỏi chúng ta phải có chiến lược phát triển đúng đắn, kết hợp khai
thác và sử dụng các dạng tài nguyên một cách có hiệu quả. Việt Nam có đường bờ biển
dài và nhiều dải đầm phá ven biển trù phú. Trong hệ đầm phá thì dải rừng ngập mặn ven
biển đóng vai trò quan trọng trong các mặt kinh tế – xã hội và môi trường. Kiểu khí hậu
nhiệt đới gió mùa với điều kiện tự nhiên mang lại sự phong phú và đa dạng sinh học cho
các cánh rừng ngập mặn ở Việt Nam trong đó có rừng ngập mặn Cần Giờ. Với diện tích
hơn 37.000 ha, rừng ngập mặn Cần Giờ đã được xem là “lá phổi xanh” của TP .HCM
và là nguồn tài nguyên quý báu cho sự phát triển kinh tế địa phương. Năm 2000, rừng
ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển của thế giới”.

Tuy nhiên rừng ngập mặn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ người dân
và nhà nước. Tình hình suy thoái môi trường vẫn diễn ra từng ngày từng giờ từ việc phá
rừng lấy đất nuôi tôm, xây dựng các dự án du lịch, các khu dân cư mới, …Sự phát triển
kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh nói chung và huyện Cần Giờ nói riêng cần phải có
định hướng trong việc quy hoạch mang tính bền vững dựa trên việc đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng về mọi mặt tới hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, vốn dĩ là nguồn tài
nguyên vô giá của thành phố Hồ Chí Minh.
Việc khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn sau chiến tranh đã vô cùng gian truân,
công tác quản lí duy trì và phát triển còn khó hơn. Đây không phải là nhiệm vụ của cá
nhân hay tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Công tác quản lí và duy trì sự
phát triển của rừng ngập mặn Cần Giờ trong thời gian hiện nay đòi hỏi cần có cái nhìn
sâu rộng về những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và tiềm ẩn đến hệ sinh thái của rừng ngập
mặn.
Vì vậy, để đề xuất ra những biện pháp quản lí về diện tích và chất lượng rừng
ngập mặn tại Cần Giờ một cách đúng trọng tâm và tiết kiệm tối đa ngân sách nhà nước,
chúng ta cần tìm hiểu rõ những nguyên nhân, yếu tố đang gây ảnh hưởng đến hệ sinh
thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ. Đó cũng là lí do em thực hiện đề tài “Nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – Thành phố Hồ
Chí Minh”.

SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

1


Luận văn tốt nghiệp

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích hiện trạng và xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến rừng ngập mặn Cần Giờ. Từ đó, nghiên cứu áp dụng những giải pháp để quản
lí hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.

3. Nội dung đề tài
Để đạt được mục tiêu nói trên, các nội dung sau sẽ được thực hiện gồm:
 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Cần Giờ, điều kiện tự
nhiên của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.
 Tìm hiểu hiện trạng rừng ngập mặn huyện Cần Giờ.
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ.
 Đề xuất các giải pháp quản lý tốt hơn rừng ngập mặn Cần Giờ.

4. Phương pháp thực hiện
 Phương pháp thu thập tài liệu:
+ Thu thập tài liệu, thông tin về hệ sinh thái rừng ngập mặn qua các bài báo, sách
tham khảo, các trang web của các tổ chức bảo vệ môi trường.
+ Tham khảo tài liệu của những tạp chí khoa học về việc ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu, nước biển dâng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn.
+ Xác định hiện trạng đất rừng, hệ sinh vật, … dựa trên bản đồ hiện trạng rừng ngập
mặn Cần Giờ, ảnh vệ tinh.
+ Tham khảo các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học ở trong và ngoài nước
về việc đánh giá sự ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản, hoạt động phát
triển du lịch, hoạt động xây dựng các khu dân cư đến hệ sinh thái rừng ngập mặn.
+ Từ quá trình nghiên cứu các tài liệu thu thập, tài liệu được lựa chọn để tham khảo
phải có nguồn gốc rõ ràng, được đăng tải và kiểm duyệt minh bạch, công khai.
Đối với những tài liệu được đăng tải trên các trang thông tin không chính thống
hoặc không có tên tác giả hoặc có năm xuất bản quá lâu không còn phù hợp với

SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

2


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

tình hình thực tế sẽ không được chọn để làm cơ sở tham khảo, trích dẫn trong bài
báo cáo.
+ Đọc hiểu chi tiết tài liệu được chọn, tóm tắt nội dung, phân tích các ý chính quan
trọng để làm cơ sở trích dẫn cho báo cáo.
+ Từ quá trình nghiên cứu các tài liệu thu thập, các kết quả khảo sát và đánh giá,
phân tích số liệu, một báo cáo hoàn chỉnh sẽ được hoàn thành theo như nội dung
đã được xác định.
 Phương pháp quan sát hiện trạng thực tế:
+ Khảo sát thực tế đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của khu vực nghiên
cứu.
+ Chụp ảnh các khu vực hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng do các yếu tố liên quan, các
hoạt động của cơ quan địa phương trong việc quản lí hệ sinh thái rừng ngập mặn.
+ Đánh dấu các vị trí bị ảnh hưởng từ các hoạt động lên trên bản đồ với việc sử dụng
thiết bị định vị GPS.
 Phương pháp vẽ sơ đồ, số hóa dữ liệu:
+ Khảo sát các vùng rừng tự nhiên, bãi bồi ven sông bị ảnh hưởng từ hoạt động quy
hoạch sử dụng đất cho khu dân cư, hoạt động du lịch và giao thông vận tải.
+ Dùng thiết bị định vị GPS để xác định các mốc tọa độ trong khu vực nghiên cứu.

+ Đưa các điểm tọa độ đã xác định vào phần mềm Google Earth Pro để vẽ sơ đồ
cho các khu vực rừng bị ảnh hưởng từ các hoạt động trên.
 Phương pháp điều tra phỏng vấn:
+ Đối tượng: các hộ dân nuôi tôm tại các xã An Thới Đông, Long Hòa, Lý Nhơn.
+ Số lượng hộ khảo sát: 20 hộ dân.
+ Nội dung khảo sát: tìm hiểu mô hình sử dụng đất rừng để nuôi tôm, thói quen canh
tác của hộ dân và hiện trạng môi trường tại các vùng nuôi.
+ Phương thức thực hiện: hỏi và tự ghi nhận câu trả lời vào bảng khảo sát.
+ Mục tiêu: để phục vụ cho việc nghiên cứu sự ảnh hưởng từ hoạt động nuôi trồng
thủy sản đến hệ sinh thái rừng ngập mặn.

5. Đối tượng và phạm vi thực hiện

SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

3


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

 Đối tượng: hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ, các hộ dân nuôi trồng thủy
sản tại các xã khảo sát, các tuyến du lịch (khu du lịch Đảo Khỉ, khu du lịch 30/4,
khu du lịch Vàm Sát), khu dân cư sinh thái du lịch nhà vườn Phước Lộc, dự án lấn
biển Saigon Sunbay.
 Phạm vi không gian: rừng tự nhiên thuộc các tiểu khu của các xã An Thới Đông,

Lý Nhơn, Long Hòa, khu dân cư Phước Lộc xã Long Hòa, khu du lịch Vàm Sát xã
Lý Nhơn, khu du lịch 30/4 xã Long Hòa, khu du lịch Đảo Khỉ xã Long Hòa.
 Phạm vi thời gian: từ 8/2016 đến 12/2016.

SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

4


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU RỪNG NGẬP MẶN

1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ RỪNG NGẬP MẶN TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1 Khái niệm về rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái đất ướt (Wetlands) đặc biệt của vùng
nhiệt đới nói chung. Đất ướt được hiểu là vùng đầm lầy, là nơi cư trú của nhiều loài
chim nước, thực vật ngập hoặc bán ngập với sự phong phú đa dạng của nó. Ở hệ sinh
thái rừng ngập mặn, ngoài những đặc trưng trên nó còn phân bố tự nhiên của một hệ
thực vật rừng với các loài cây phổ biến như cây đước (Rhizophora), vẹt (Bruguiera),
mắm (Avicennia), …
Rừng ngập mặn phát triển trên vùng đất lầy, ngập nước mặn vùng cửa sông, ven biển,
dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hàng ngày.
Rừng ngập mặn thường tạo thành thảm thực vật hẹp và bị phân mảnh nằm dọc theo các

bờ kênh và độ rộng của các đai rừng này thường tăng lên theo hướng biển.

1.1.2 Phân bố rừng ngập mặn trên thế giới
Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới và một vài khu
vực ở vùng á nhiệt đới (FAO, 2004). Hình 1.1 thể hiện sự phân bố rừng ngập mặn trên
toàn cầu.

Hình 1.1 Sơ đồ thể hiện sự phân bố rừng ngập mặn trên thế giới.
(Nguồn: FAO, 2004)
SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

5


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

Ước tính năm 1997, toàn thế giới có khoảng 181.000 km2 hệ sinh thái rừng ngập
mặn. Nhưng theo ước tính năm 2003 thì con số này đã giảm xuống dưới từ 150.000 km2
(FAO, 2003).

1.1.3 Môi trường sống của rừng ngập mặn
Mỗi loại cây RNM đều có yêu cầu điều kiện môi trường sinh thái khác nhau nhưng
chúng vẫn có những đặc điểm chung như:
 Sống ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và xích đạo
 Ven biển khu nước lợ, lưu vực của cửa sông thông ra biển, các đầm trũng nội địa

 Có ảnh hưởng của triều lên xuống
 Vùng không có sóng lớn
 Độ ẩm cao
Ngoài ra còn chịu những tác động khác như loại đất và chế độ ngập triều dựa vào sơ
đồ Hình 1.2 ta thấy sự phân bố của các loại cây trong rừng ngập mặn:
Vùng bị ngập bởi triều bất thường

Thể nền
Đất chặt
cứng

Vùng bị ngập bởi triều cao
Đất chặt

Vùng bị ngập bởi triều trung bình
Đất ổn định ít
Vùng bị ngập bởi triều thấp
Đất mềm đã ổn
định
Bùn mềm

Thực vật tự
nhiên chủ yếu

Chà
là,
rang, giá,
lức

Thực vật gây

trồng

Bạch đàn,
dừa, keo

Cóc, dà, giá,
xu, rang, chà là,
tra

Vẹt, dà, mắm,
cóc, đước

Đước, mắm, đưng

Biển

Mắm, bần

Đước, đưng

Đước,
dà, mắm
quăn

Hình 1.2 Quan hệ giữa chế độ ngập triều, thể nền và phân bố loại cây.
(Nguồn: Lê Diên Đực, 2012)

SVTH:
GVHD:


Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

6


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

1.1.4 Những tác động đến sự hình thành của rừng ngập mặn
a. Gió
Gió làm tăng cường thoát hơi nước, thay đổi lực dòng triều dòng chảy ven bờ, làm
tăng lượng mưa. Là nguyên nhân trực tiếp gây ra nước dâng, đẩy nước có độ mặn cao
vào ven bờ, nước biển dâng cao gây xói bờ biển làm cây đổ gẫy, rụng hoa quả.
b. Ánh sáng
Vào mùa khô ánh sáng rất mạnh làm hạn chế sự sinh trưởng của cây do ánh sáng làm
tăng nhiệt độ không khí, đất, nước, nước bốc hơi nhiều khi triều xuống làm đất càng
thiếu nước.
c. Thủy triều
Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Biên độ của thủy triều
ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố của các cây, nơi có biên độ thấp thì khả năng vận
chuyển trầm tích và giống kém nên phạm vi rừng hẹp còn nơi có biên độ cao thì phân
bố rộng vào sâu đất liền.
Sự phân bố của thực vật theo chế độ thủy triều
Khi thủy triều lên đất ngập nước, nước đọng ứ, rễ bị ngộp, hiện tượng sinh hóa bị cản
trở, cây không hút được dưỡng khí và không thải ra được thán khí, do các mao quản đất
được lấp đầy nước, không khí bị đuổi ra khỏi các mao quản và do đó đất hoàn toàn thiếu
oxy.
Do đất thiếu oxy nên rễ cây hô hấp yếu khí, không đủ năng lượng cho việc hút nước
và hút khoáng. Gây ra hạn sinh lý cho cây dẫn đến ảnh hưởng các hoạt động sinh lý của

cây.
d. Thiếu oxy
Vì nước ngọt có thể khan hiếm ở những khu vực cây rừng ngập mặn mọc, chúng đã
phát triển những cách thức nhằm hạn chế lượng nước bốc hơi qua lá cây.
Một số loại cây ngập mặn có thể hạn chế việc mở những lỗ thở (các lỗ nhỏ trên lá cho
việc trao đổi không khí), trong khi những loài khác có thể thay đổi hướng nghiêng của
lá để tránh ánh nắng gay gắt giữa trưa.
e. Nước ngọt bị giới hạn
Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của cây. Muối và
muối NaCl vừa là yếu tố điều chỉnh, vừa giới hạn trong trường hợp thiếu muối và thừa

SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

7


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

muối, ngoài ra còn gây độc hại. Các cây ngập mặn thích nghi đặc biệt với môi trường
lầy mặn, nhờ thế mà chúng sinh trưởng nhanh, năng suất cao và phân bố rộng.
f. Độ mặn của đất và nước
Liên quan chặt chẽ tới sự phân bố rừng ngập mặn.
Các kiểu đất mặn: Đất được chia theo mức độ bị nhiễm mặn thành đất không mặn,
mặn yếu và đất muối.
Nơi có độ mặn thấp và biến động nhiều trong năm ở vùng cửa sông: Rừng bần chua

phân bố tự nhiên chiếm ưu thế.
Độ mặn vừa và ít biến động trong năm (vùng bãi bồi xa cửa sông): Rừng đước và
rừng đước vòi, phân bố tự nhiên chiếm ưu thế.
Độ mặn tương đối và mức biến động về độ mặn trong năm không nhiều: Rừng mắm
trắng sinh trưởng tốt.
Nếu độ mặn quá cao rừng ngập mặn sinh trưởng rất xấu hoặc không có loại rừng ngập
mặn nào có thể tồn tại được.

1.1.5 Đặc điểm thích nghi của cây ngập mặn đối với môi trường
Để có thể sống được ở môi trường bùn lầy ngập mặn, thiếu oxi, cây ngập mặn hình
thành các đặc điểm thích nghi ở các bộ phận của cây như là rễ, thân, lá và cả hình thức
sinh sản của cây.
 Rễ có hình thái khá đặc trưng nhất là các loài rễ ở trên mặt đất như rễ chống, rễ
thở (rễ hô hấp), rễ đầu gối. Những loài rễ này thích nghi theo hướng tăng cường
giữ vững cây ở môi trường bùn mềm và chịu nhiều yếu tố tác động cơ học bất lợi
của sóng gió thủy triều. Tăng cường việc thông khí và chứa khí cho cây (do trên
những rễ này có các lỗ vỏ với số lượng nhiều và kích thước lớn). Cây rừng ngập
mặn không có rễ cọc hoặc rễ chùm dễ chết sớm và được thay thế bằng các rễ bên,
rễ phụ hình thành từ gốc thân. Hệ rễ mọc rộng lan xa hơn là đâm sâu.
 Lá cây sống ở RNM thể hiện tính ưa sáng. Lá cây dày nhẵn bóng do bên trong có
nhiều lớp tế bào hạ bì hay mô nước. Trên lá có lớp sáp ở 2 mặt. Một số loài trong
chi mắm và chi cui có lông ở mặt dưới. Lá thường cứng và giòn do sự có mặt của
các yếu tố cơ học phát triển. Tế bào biểu bì trên thường lớn hơn tế bào biểu bì
dưới. Lỗ khí chỉ phân bố mặt dưới của lá, trừ một số cây mọng nước và cây một
lá mầm. Số lượng lỗ khí trung bình là 108 – 215/mm2.

SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại

Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

8


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

 Một hình thức thích nghi của hiện tượng sinh sản ở nhiều cây RNM là sự sinh
con trên cây mẹ như ở các cây thuộc họ Rhyzophoraceae. Điển hình là các cây
Đước, Vẹt, Trang…
 Các cây mầm nảy mầm và phát triển thành những trụ mầm to khỏe, được cây mẹ,
nuôi dưỡng một thời gian khá dài, sau đó mới rụng xuống cắm sâu vào lớp bùn
nhão dưới tán cây, để rồi sau đó mọc rễ xuyên vào lớp bùn nhão, phát triển thành
cây con. Những trụ mầm không may bị nước cuốn đi, cũng có khả năng tồn tại
rất lâu trong nước, theo dòng nước trôi đến những vùng xa xôi khác...
1.1.6 Trữ lượng các-bon của rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là một trong những kiểu rừng có trữ lượng các-bon cao nhất tại vùng
nhiệt đới, chứa bình quân 1023 mg các-bon trên mỗi héc-ta và đặc biệt cao nếu so sánh
với trữ lượng các-bon bình quân tại các khu vực rừng chính trên thế giới (Hình 1.3). Các
vùng cửa sông có mật độ các-bon bình quân 1074 Mg C ha−1 (± 171 s.e.m.); các vùng
ven biển có mật độ 990 ± 96 mg C ha−1 … Đất giàu chất hữu cơ phân bố tại độ sâu từ
0,5 m đến 3 m dưới mặt đất và chiếm tới 49-98% trữ lượng các-bon trong các hệ sinh
thái này. Việc phá rừng ngập mặn sẽ phát thải 0,02–0,12 Pg các-bon mỗi năm – chiếm
khoảng 10% lượng phát thải do phá rừng toàn cầu dù diện tích rừng ngập mặn chỉ chiếm
0,7% tổng diện tích rừng nhiệt đới. Rừng trên các vùng đất ngập nước nhiệt đới (ví dụ,
vùng đất than bùn) có lớp đất giàu chất hữu cơ dày tới khoảng vài mét và có trữ lượng
các-bon lớn nhất trong hệ sinh quyển trên cạn.

Hình 1.3 So sánh trữ lượng các-bon rừng ngập mặn (bình quân +/- 95%

khoảng tin cậy) với trữ lượng các-bon tại các kiểu rừng cơ bản khác trên thế giới.
(Nguồn: Daniel C. Donatoa, 2012)
SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

9


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

Một số nghiên cứu của Post và cộng sự (1999), Brown và Masera (2003), Pearson và
cộng sự (2005), IPCC (2006) đã cho thấy rừng ngập mặn nhiệt đới cô lập và lưu trữ
carbon nhiều hơn bất kỳ hệ sinh thái nào trên trái đất khác và là “phanh” tự nhiên quan
trọng đối với biến đổi khí hậu. Khi rừng bị chặt phá hoặc suy thoái, lưu trữ carbon của
chúng được giải phóng vào khí quyển như dioxide carbon (CO2). Nạn phá rừng nhiệt
đới là ước tính đã phát thải từ 1-2 tỷ tấn carbon mỗi năm trong những năm 1990, khoảng
15-25% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu hàng năm (Malhi và Grace, 2000;
Fearnside và Laurance, 2004; Houghton, 2005). Các nguồn phát thải khí nhà kính trong
hầu hết các nước nhiệt đới lớn nhất là từ nạn phá rừng và suy thoái rừng. (FAO, 2005).
Trong những năm gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu về xác định tích lũy các bon trong
các loại rừng nhiệt đới thể hiện tại Bảng 1.1
Bảng 1.1 Lượng các bon tích lũy trong các loại rừng nhiệt đới (tấn C/ha)
Houghton
(1999)/
Loại rừng hoặc khu vực


Brown
(1997)/

Gibbs và

IPCC (2006)

Brown

DeFries và Achard và cs. (2007a,
cs. (2002)
(2004)
2007b)

Trung Mỹ
Panama – Amazôn

-

129

-

-

Braxin – Amazôn

-

186


-

-

200

-

-

193

Rừng nhiệt đới thay đổi theo 140
mùa

-

-

128

Rừng khô nhiệt đới

55

47

-


126

Rừng lá rộng ôn hòa

100

-

-

-

Mỹ La tinh
Rừng nhiệt đới xích đạo

Cận Sahara Châu Phi

SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

10


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

Các loại rừng


-

143

-

-

Rừng nhiệt đới xích đạo

-

-

99

200

Rừng nhiệt đới thay đổi theo mùa

-

38

152

Rừng khô nhiệt đới

-


-

17

72

Rừng kín

136

-

-

-

Rừng thưa

30

36

-

-

Các loại rừng

-


151

-

-

Rừng nhiệt đới xích đạo

250

-

164

180/225

Rừng nhiệt đới thay đổi theo 150
mùa

-

142

105/169

Rừng khô nhiệt đới

-


120

78/96

Nhiệt đới châu Á

-

(Nguồn: Đỗ Hoàng Cung, 2013)
1.1.7 Một số lĩnh vực nghiên cứu về rừng ngập mặn trên thế giới
Trên thế giới từ lâu đã có những công trình khoa học nghiên cứu về rừng ngập mặn
cũng như những yếu tố liên quan đến sự đa dạng của các hệ sinh thái đất ngập nước.
Những nghiên cứu về rừng ngập mặn trên thế giới có thể được phân chia ra làm 3 hướng
chính:
 Nghiên cứu về nhân tố sinh thái – những tác động từ môi trường đến rừng ngập
mặn.
 Nghiên cứu về sinh trưởng của cây ngập mặn.
 Nghiên cứu về trồng rừng.
Trong đó nghiên cứu về nhân tố sinh thái – những tác động từ môi trường đến rừng
ngập mặn được xem là một hướng tập trung với sự ưu tiên cao nhất.

SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

11



Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

Theo V.J. Chapman (1975) có 7 yếu tố sinh thái cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển
rừng ngập mặn là: Nhiệt độ, thế nền đất bùn, sự bảo vệ, độ mặn, thủy triều, dòng chảy
hải lưu, biển nông. Tổ chức UNESCO (1979) và FAO (1982) khi nghiên cứu về rừng
và đất rừng ngập mặn ở vùng châu Á Thái Bình Dương cho rằng: Hệ sinh thái rừng ngập
mặn trong khu vực này đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân khác
nhau. Trong đó nguyên nhân chính là do việc khai thác tài nguyên rừng, đất rừng ngập
mặn không hợp lý gây ra các biến đổi tiêu cực đối với môi trường đất và nước. Các tổ
chức này đã khuyến cáo các quốc gia có rừng và đất ngập mặn, cần phải có những biện
pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này bằng các giải pháp như: xây dựng các hệ
thống chính sách, văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất, rừng ngập mặn và nghiên
cứu các biện pháp kỹ thuật trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp với việc xây dựng
các mô hình lâm ngư kết hợp.
Bài báo khoa học (Yaping Chen, Yong Ye (2014), Effects of Salinity and Nutrient
Addition on Mangrove, PLoS ONE) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn và các
chất dinh dưỡng bổ sung vào rừng ngập mặn. Bài nghiên cứu đã cho thấy được loài thực
vật trà mủ (E. agallocha) dưới 1 tháng tuổi có thể chịu được độ mặn trong đất ngập mặn
ở mức dưới 15 psu trong khi với những cây trà mủ trên 2 năm tuổi có thể chịu được độ
mặn lên tới 25 psu trong một khoảng thời gian dài. Nghiên cứu còn cho thấy dinh dưỡng
ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sự phát triển của các cây con được trồng trong rừng
ngập mặn. Các chất dinh dưỡng được bổ sung thích hợp không chỉ nâng cao khả năng
sinh trưởng của thực vật mà còn giảm thiệt hại từ độ mặn do muối gây ra đối với sinh lí
của thực vật trong hệ sinh thái ngập mặn. Bài báo này cho ta thấy được nếu mực nước
biển dâng cao, hiện tượng xâm nhập mặn và nồng độ muối cao trong nước hoặc được
duy trì trong một khoảng thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập
mặn.
Trang thông tin điện tử Mangrovewatch (Dr. Norm Duke and Jock Mackenzie, JCU)
đã nêu lên tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn; tác động của con người đến

hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới. Trang thông tin còn cho thấy được sự xói mòn
bờ biển Kiên Giang năm 2009 từ việc mất đi rừng ngập mặn ven biển. Ngoài ra nghiên
cứu trên trang thông tin của Đại học James Cook (Úc) còn đề xuất những giải pháp để
bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển trên thế giới.
Bài báo khoa học được đăng trên tạp chí ELSEVIER (Eric L. Gilman a, Joanna
Ellison, Norman C. Duke, Colin Field, (2008), Threats to mangroves from climate
change and adaptation options – Elesevier, pg.14) đã nêu lên hai mối đe dọa lớn đối với
rừng ngập mặn là tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nghiên cứu cho thấy
hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực ven Thái Bình Dương có nguy cơ suy giảm đáng
kể do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra. Ước tính tỉ lệ mất rừng ngập mặn hàng năm
SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

12


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

trên thế giới trung bình từ 1–2% và sự mất đi diện tích rừng ngập mặn trong 1/4 thế kỉ
qua là khoảng 35–86%. Trong khi đó tình trạng nước biển dâng có thể làm mất đi từ 10
–20% diện tích rừng ngập mặn của các vùng trên thế giới.

1.2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ RỪNG NGẬP MẶN TẠI VIỆT NAM
1.2.1 Diện tích và phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam
Theo Phan Nguyên Hồng (1970, 1991, 1993, 1996), dựa vào các yếu tố địa lý, khảo
sát thực địa và một phần kết quả viễn thám đã chia rừng ngập mặn ra làm 4 khu vực và

12 tiểu khu.
Theo số liệu công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2008, được
tổng hợp tại Bảng 3.1, vùng ven biển nước ta chia làm 5 vùng. Tổng diện tích quy hoạch
cho mục đích phát triển rừng ngập mặn là 323.712 ha, trong đó có diện tích đất chưa có
rừng là 113.972 ha, diện tích đất có rừng là 209.741 ha (152.131 ha là rừng trồng và
57.610 ha là rừng tự nhiên), phân bố tại các vùng như sau:
 Vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh và đồng bằng Bắc Bộ gồm 5 tỉnh Quảng Ninh,
Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình là 88.340 ha, trong đó diện tích
có rừng 37.651 ha, phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh chiếm 18% diện tích.
 Vùng ven biển Bắc Trung Bộ, gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là 7.238 ha, trong đó diện tích có rừng 1.885
ha, phân bố chủ yếu ở tỉnh Thanh Hóa chiếm 1% diện tích.
 Vùng ven biển Nam Trung Bộ gồm 6 tỉnh (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa): 743 ha, trong đó diện tích có rừng không
đáng kể.


Vùng ven biển Đông Nam Bộ gồm 5 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh là 61.110 ha, trong đó diện tích
có rừng là 1.666 ha, phân bố chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm 19,8%.

 Vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long gồm 8 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến
Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau là 166.282 ha, trong
đó diện tích có rừng 128.537 ha, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Cà Mau và Kiên
Giang chiếm 61%.

SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại

Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

13


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

Bảng 1.2 Diện tích và phân bố rừng ngập mặn tại Việt Nam
Diện tích có rừng ngập mặn
(ha)
STT

Vùng ven biển

Rừng tự
nhiên

Rừng
trồng

Tổng
cộng

Chưa có
rừng
ngập
mặn

Tổng


1

Quảng Ninh và
Đồng bằng Bắc Bộ

88.340

37.651

19.745

17.905

50.689

2

Bắc Trung Bộ

7.238

1.885

564

1.321

5.353


3

Nam Trung Bộ

743

2

2

4

Đông Nam Bộ

61.110

41.666

14.898

26.768

19.444

5

Đồng Bằng sông
166.282
Cửu Long


128.537

22.400

106.137

37.745

Toàn quốc

209.741

57.610

152.131

113.972

323.712

741

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008)
1.2.2 Một số lĩnh vực nghiên cứu rừng ngập mặn ở Việt Nam
Theo Rollet (1981) thống kê, đến cuối thế kỷ 19 Việt Nam chỉ có 3 tài liệu liên quan
tới rừng ngập mặn.
Công trình nghiên cứu có hệ thống về rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam là của Vũ
Văn Cương (1964) về các quần xã thực vật ở rừng Sác thuộc vùng Sài Gòn – Vũng Tàu.
Tác giả đã chia thực vật ở đây thành 2 nhóm: nhóm thực vật nước mặn và nhóm thực
vật nước lợ. Trong đó các loại cây rừng phân bố như sau: cây Đưng phân bố ven sông


SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

14


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

Soài Rạp, Đồng Tranh và một số cửa sông nhỏ; Cóc trắng gặp rải rác ở những nơi đất
cao, Vẹt đen gặp ở vùng nước lợ.
Lê Công Khanh (1986) đã mô tả các đặc điểm sinh học để phân biệt các chi, các họ
cây có trong rừng ngập mặn. Tác giả đã xếp 57 loài cây ngập mặn vào 4 nhóm dựa vào
tính chất ngập nước và độ mặn của nước: Nhóm mọc trên đất bồi ngập nước mặn (độ
mặn của nước từ 15–32‰) có 25 loài, trong đó có Đưng, Cóc trắng; nhóm sống trên đất
bồi thường ngập nước lợ (độ mặn 0,5–15‰) có 9 loài, trong đó có Vẹt đen và nhóm
sống trên đất bồi ít ngập nước lợ có 12 loài.
Các nghiên cứu về nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng rừng
ngập mặn đã được các tác giả nghiên cứu như sau:
 Phan Nguyên Hồng (1999) đã đề cập đến vấn đề phân bố, sinh thái, sinh lý sinh
khối ... rừng ngập mặn Việt Nam. Số loài cây ngập mặn ở miền Bắc Việt Nam ít
hơn và có kích thước cây bé hơn ở miền Nam vì có nhiệt độ thấp trong mùa đông.
Vùng ít mưa, số lượng loài và kích thước cây giảm. Khi điều kiện khí hậu và đất
không có sự khác biệt nhau lớn thì vùng có chế độ bán nhật triều cây sinh trưởng
tốt hơn vùng có chế độ nhật triều. Độ mặn là một trong những nhân tố quan trọng
nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, tỷ lệ sống của các loài và phân bố rừng ngập

mặn. Loại rừng này phát triển tốt ở nơi có nồng độ muối trong nước từ 10–25‰.
Trong các nhân tố sinh thái thì khí hậu, thủy triều, độ mặn và đất đóng vai trò
quyết định sự sinh trưởng và phân bố của thảm thực vật rừng ngập mặn. Các nhân
tố khác góp phần tích cực trong việc phát triển hay hạn chế của kiểu thảm thực
vật này.
 Theo Thái Văn Trừng có 3 nhóm nhân tố sinh thái phát sinh rừng ngập mặn: Thứ
nhất là tính chất lý hóa của đất, thứ hai là cường độ và thời gian ngập của thủy
triều, thứ ba là độ mặn của nước.
 Theo (Nguyễn Thị Kim Cúc, Trần Văn Đạt (2012), Nghiên cứu khả năng thích
ứng của hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển dưới tác động của nước biển
dâng, nghiên cứu ở đồng bằng sông Hồng, Khoa học kĩ thuật và môi trường – số
37) đã cho thấy hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển đồng bằng sông Hồng có
nguy cơ đối mặt với sự suy thoái trước ảnh hưởng của nước biển dâng do biến đổi
khí hậu. Nghiên cứu còn chỉ rõ ảnh hưởng của tình trạng nước biển dâng đến hệ
sinh thái rừng ngập mặn đồng bằng sông Hồng qua các kịch bản nước biển dâng
đồng thời nghiên cứu khả năng thích ứng của rừng ngập mặn đối với các kịch bản
biến đổi khí hậu. Từ đó xây dựng mô hình tính toán với những số liệu hiện trạng
và hồi cứu từng yếu tố tác động của vùng nghiên cứu.

SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

15


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM




Theo (Nguyễn Thị Kim Cúc, Trần Văn Đạt (2014), Mô hình mô phỏng diễn biến
rừng ngập mặn ven biển Thái Bình dưới biến động của các yếu tố môi trường và
nước biển dâng, Khoa học kĩ thuật và môi trường – số 46), đã áp dụng mô hình
sinh thái (đã được xây dựng cho RNM Cần Giờ) để mô phỏng sự phát triển và
thay đổi của RNM dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường theo ba kịch bản
biến đổi về độ ngập nước gây ra bởi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu kết
hợp với biến động về độ mặn và nhiệt độ. Từ kết quả phân tích mô hình, nhóm
nghiên cứu đã đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển RNM vùng nghiên cứu cho
các năm 2030, 2050 và 2100.

 (Lê Mạnh Tân (2006), Đánh giá các tác động ảnh hưởng đến chất lượng nước
vùng nuôi tôm Cần Giờ, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 9 – số 4) đã nghiên cứu
đánh giá tổng thể các tác động nội vi và ngoại vi ảnh hưởng tới chất lượng nước
vùng nuôi tôm Cần Giờ, đồng thời chỉ ra nghề nuôi tôm nước lợ đã và đang bộc
lộ các tác động tiêu cực tới hệ sinh thái vùng ven biển.
 Và theo (Lê Xuân Tuấn, Nguyễn Xuân Tùng (2012), Tác động của các yếu tố môi
trường đến sự phân bố rừng ngập mặn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần
Giờ Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Thủy văn – Tài nguyên nước, Biển, Môi
trường, tập 2) đã phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, chế độ
ngập và độ mặn đến sự phân bố hệ thực vật ngập mặn, tại vùng rừng ngập mặn
Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã cho thấy những loài cây trong
rừng ngập mặn phát sinh phát triển theo một trật tự chặt chẽ, thích nghi với môi
trường sống theo đặc điểm sinh vật của từng loài. Yếu tố chi phối trong trật tự
phân bố là mức độ bùn lỏng (đất mới bồi) và chặt, mức độ ngập triều và độ mặn
của nước.
Những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu về đất ngập nước ở Việt Nam chủ yếu
tập trung vào các vấn đề: Vai trò môi trường của các hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt

Nam đối với đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Tổng cục Môi trường,
2012) nhằm những định hướng chiến lược về bảo tồn, sử dụng, quản lý và phát triển bền
vững các vùng đất ngập nước trong tương lai.
Nhìn chung những nghiên cứu trên là định hướng cơ bản cho mục tiêu nghiên cứu
của đề tài nhằm tiến tới xây dựng các giải pháp cho phát triển bền vũng lãnh thổ khu
vực nghiên cứu.

SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

16


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Cần Giờ – TP .HCM

CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG RỪNG
NGẬP MẶN HUYỆN CẦN GIỜ
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN CẦN GIỜ – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1 Vị trí địa lý
Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, cách
trung tâm khoảng 50 km theo hướng chim bay. Vị trí của huyện Cần Giờ nằm từ 1060
46’12” đến 1070 00’50” kinh độ Đông và từ 100 22’14” đến 100 40’00” vĩ độ Bắc. Có
ranh giới hành chính như sau:
 Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè và huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.
 Phía Nam giáp biển Đông.

 Phía Đông giáp huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai.
 Phía Tây giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
Ranh giới hành chính huyện Cần Giờ được mô tả tại Hình 2.1.

SVTH:
GVHD:

Nguyễn Công Thoại
Thạc sỹ Trần Thị Bích Phượng

17


×