Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh bình phước và đề xuất các biện pháp giảm thiểu và xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.79 MB, 117 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu và xử lý

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT .................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ...................................................................... viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1.

Đặt vấn đề .............................................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2

3.

Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 2

4.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2

5.

4.1

Phương pháp thu thập, thống kê số liệu ......................................................... 2


4.2

Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế ....................................................... 3

4.3

Phương pháp xử lí thông tin ...........................................................................3

4.4

Phương pháp đo đạc khối lượng chất thải ...................................................... 3

4.5

Phương pháp tính tải lượng ô nhiễm .............................................................. 3

4.6

Phương pháp so sánh ...................................................................................... 5

4.7

Phương pháp phân tích – tổng hợp .................................................................5

Đối tượng và giới hạn nghiên cứu ........................................................................6
5.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 6
5.2 Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu ..................................................... 6

6.


Đóng góp khoa học, kinh tế và xã hội của nghiên cứu.........................................6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................8
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG .............................................8
1.1.1
a.

Các khái niệm cơ bản ..................................................................................8
Khái niệm về môi trường ................................................................................8

b. Khái niệm về ô nhiễm môi trường ..................................................................8
1.1.2

Các dạng ô nhiễm môi trường chính ........................................................... 9

1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ .............................................................. 10
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU CỦA TỈNH BÌNH
PHƯỚC ......................................................................................................................... 12
SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

i


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu và xử lý

2.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
............................................................................................................................ 12

2.1.1
a.

Tình hình phát triển ngành điều trên thế giới ............................................12
Phân bố địa lý ............................................................................................... 12

b. Chế biến ........................................................................................................13
c.

Về xuất nhập khẩu ........................................................................................ 13

d. Mùa vụ điều ..................................................................................................14
2.1.2
a.

Tình hình phát triển ngành điều ở Việt Nam ............................................14
Tình hình sản xuất ........................................................................................ 14

b. Tình hình xuất nhập khẩu .............................................................................15
a.

Tình hình công nghệ thiết bị sản xuất .......................................................... 15

2.2 TỔNG QUAN NGÀNH CBHĐ TỈNH BÌNH PHƯỚC .....................................16
2.2.1
a.

Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước ................................ 16
Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 16


b. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................ 18
2.2.2
a.

Tình hình phát triển ngành sản xuất điều của tỉnh Bình Phước ................20
Quá trình phát triển ngành điều Bình Phước ................................................20

b. Đánh giá về chất lượng hạt điều của Bình Phước ........................................20
c.

Tình hình sản xuất ........................................................................................ 21

d. Tình hình chế biến ........................................................................................ 21
2.3 QUY TRÌNH SẢN XUẤT .................................................................................23
2.4 TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU ĐẾN MÔI TRƯỜNG....36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................37
3.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI 10 NHÀ MÁY KHẢO SÁT...
............................................................................................................................ 37
3.1.1
a.

Quy trình công nghệ CBHĐ tại các nhà máy............................................37
Quy trình công nghệ hấp hơi ........................................................................38

b. Quy trình công nghệ chao dầu ......................................................................39
3.1.2

Nguyên nhiên liệu sử dụng .......................................................................40

3.1.3


Danh mục các máy móc thiết bị sử dụng ..................................................43

SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

ii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu và xử lý

3.1.4

Đánh giá quy trình và máy móc thiết bị sản xuất tại các xưởng CBHĐ ...47

3.1.5

Dòng thải ...................................................................................................48

3.2 ĐÁNH GIÁ TẢI LƯỢNG PHÁT THẢI CỦA 2 CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN ...55
a.

Cân bằng vật liệu tại Công ty TNHH MTV Lan Cường .............................. 55

b. Cân bằng vật liệu tại Công ty TNHH SX TM Phúc An ............................... 56
c.

Cân bằng vật liệu tại Công ty Cổ phần Sơn Long ........................................58


d. Cân bằng vật liệu tại Công ty TNHH Quỳnh Như .......................................59
3.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC NHÀ
MÁY .......................................................................................................................... 63
3.3.1
hơi.
a.

Đánh giá chất lượng môi trường không khí và so sánh tải lượng khí thải lò
................................................................................................................... 64
Chất lượng không khí xung quanh ............................................................... 64

b. Khí thải lò hơi ............................................................................................... 68
3.3.2 Đánh giá đặc tính nước thải và so sánh tải lượng các thông số ô nhiễm
giữa các nhà máy. ...................................................................................................70
a.
3.3.3
a.

Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất của một số công ty .................... 70
Các biện pháp quản lý chất thải của các nhà máy .....................................76
Môi trường không khí ................................................................................... 77

b. Nước thải ......................................................................................................77
c.

Quản lý chất thải rắn ..................................................................................... 78

d. Tiếng ồn, độ rung.......................................................................................... 78
e.


Quản lý nội vi ............................................................................................... 78

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHO
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC.................82
4.1 GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TẠI NGUỒN ......................................................... 82
4.1.1

Đối với nguyên vật liệu .............................................................................82

4.1.2

Nước thải ...................................................................................................82

4.1.3

Chất thải rắn .............................................................................................. 83

4.1.4

Khí thải ......................................................................................................84

4.1.5

Tiếng ồn.....................................................................................................85

SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

iii



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu và xử lý

4.1.6

Thực hiện tiết kiệm năng lượng và giảm việc sử dụng năng lượng ..........85

4.1.7

Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường ....................................................... 85

a.

Quy định về việc sử dụng nước ....................................................................85

b. Quy định về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe .......................................86
c.

Quy định về vệ sinh an toàn nhà xưởng và phòng cháy, chữa cháy ............86

d. Chế độ khen thưởng, kỷ luật.........................................................................86
4.1.8 Giáo dục ý thức và đào tạo cán bộ chuyên trách bảo vệ môi trường trong
nhà máy ................................................................................................................... 87
4.1.9
a.

Tăng cường trang bị sức khỏe môi trường cho công nhân ....................... 88

Đảm bảo môi trường làm việc ở mức an toàn nhất đối với công nhân ........88

b. Các trang thiết bị bảo vệ cá nhân..................................................................88
c.

Chuẩn bị đầy đủ trong trường hợp tai nạn xảy ra .........................................88

d. Áp dụng các biện pháp để tối thiểu hóa các rủi ro hỏa hoạn ........................ 89
4.2 GIẢI PHÁP XỬ LÝ ........................................................................................... 89
4.2.1

Công trình xử lý nước thải sinh hoạt......................................................... 89

4.2.2

Công trình xử lý nước thải sản xuất .......................................................... 90

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 94
KẾT LUẬN ................................................................................................................94
KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 97
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 99

SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

iv


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu và xử lý

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT

AFI:

Association of food industries inc – Quy cách hạt
điều nhân

BOD5:

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTCT:

Bê tông cốt thép

CBHĐ:

Chế biến hạt điều

CNSL:

Dầu điều

COD:

Nhu cầu oxy hóa học


CTR:

Chất thải rắn

CTRNH:

Chất thải rắn nguy hại

CTRSH:

Chất thải rắn sinh hoạt

DN:

Doanh nghiệp

ĐNB:

Đông Nam Bộ

GMP:

Good Manufacturing Practices - Tiêu chuẩn thực
hành sản xuất tốt

HACCP:

Hazard Analysis and Critical Control Points - Phân
tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn


HTXLNT:

Hệ thống xử lý nước thải

ISO 22000:

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

MLSS:

Nồng độ chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch

MTV:

Một thành viên

NT:

Nước thải

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

SSOP:

Sanitation Standard Operating Procedures – Quy
phạm vệ sinh

SXSH:


Sản xuất sạch hơn

TB:

Trung bình

SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

v


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu và xử lý

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TM:

Thương mại

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TSS:


Tổng chất rắn lơ lửng

UBND:

Ủy ban nhân dân

Vinacas:

Vietnam Cashew Association: hiệp hội điều Việt
Nam

VKTTĐPN:

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

VN:

Việt Nam

VSATTP:

Vệ sinh an toàn thực phẩm

XK:

Xuất khẩu

XNK:


Xuất nhập khẩu.

SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

vi


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu và xử lý

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Cân bằng vật chất cho từng công đoạn .............................................................. 4
Bảng 2. Tóm tắt các phương pháp xác định tải lượng..................................................... 4
Bảng 2.1 Mùa vụ điều của một số quốc gia trên thế giới ..............................................14
Bảng 2.2 Tình hình phát triển ngành điều Bình Phước .................................................22
Bảng 3.1 Nhu cầu nguyên nhiên liệu và năng lượng của các nhà máy ......................... 41
Bảng 3.2 Danh mục các thiết bị, máy móc phục vụ dây chuyền CBHĐ ...................... 43
Bảng 3.3 Danh sách các máy móc sử dụng trong các công ty, doanh nghiệp...............45
Bảng 3.4 Kết quả điều tra dòng thải của 10 nhà máy .................................................... 52
Bảng 3.5 Cân bằng vật chất cho công ty TNHH MTV Lan Cường .............................. 55
Bảng 3.6 Cân bằng vật chất cho Công ty TNHH SX TM Phúc An .............................. 57
Bảng 3.7 Cân bằng vật chất cho Công ty cổ phần Sơn Long ........................................58
Bảng 3.8 Cân bằng vật chất tại Công ty TNHH Quỳnh Như ........................................60
Bảng 3.9 Tổng hợp cân bằng vật liệu cho công ty sử dụng công nghệ hấp và chao .....62
Bảng 3.10 Kết quả phân tích mẫu khí tại khu vực cổng bảo vệ của 10 nhà máy..........64
Bảng 3.11 Kết quả phân tích mẫu khí tại khu vực sản xuất: sàng, hấp hoặc chao, cắt
tách.................................................................................................................................65
Bảng 3.12 Kết quả phân tích mẫu khí tại khu vực bóc vỏ lụa.......................................66

Bảng 3.13 Kết quả phân tích khí thải lò hơi ..................................................................68
Bảng 3.14 Tính toán tải lượng ô nhiễm CO của lò hơi tại 3 nhà máy phân tích ...........69
Bảng 3.15 Kết quả phân tích mẫu nước thải lò hấp ...................................................... 70
Bảng 3.16 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải lò hấp của hai công ty ............71
Bảng 3.17 Kết quả phân tích mẫu nước thải ngâm ẩm..................................................72
Bảng 3.18 Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải ngâm ẩm của 2 công ty .....73
Bảng 3.19 Kết quả phân tích mẫu nước thải của HTXL khí thải lò hơi........................ 73
Bảng 3.20 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước xử lý khí thải lò hơi của 2 công ty 74
Bảng 3.21 Kết quả phân tích mẫu nước thải sau khi xử lý của 3 công ty ..................... 75

SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

vii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu và xử lý

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Bản đồ phân bố điều trên thế giới. .................................................................12
Hình 2.2 Sản lượng điều trên thế giới. ..........................................................................13
Hình 2.3 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước. .............................................................. 17
Hình 2.4 Quy trình chế biến hạt điều. ...........................................................................24
Hình 2.5 Máy sàng hạt điều thô..................................................................................... 25
Hình 2.6 Nồi hơi đốt củi cung cấp hơi nước cho lò hấp và lò sấy. ............................... 26
Hình 2.7 Lò hấp tĩnh. .....................................................................................................27
Hình 2.8 Lò hấp kiểu thùng quay. .................................................................................27
Hình 2.9 Chẻ điều bằng máy chẻ thủ công....................................................................29

Hình 2.10 Máy tách hạt điều sử dụng hệ thống khí nén. ...............................................30
Hình 2.11 Máy tách vỏ điều tự động cơ khí. .................................................................30
Hình 2.12 Lò sấy hạt điều.............................................................................................. 31
Hình 2.13 Máy bóc vỏ lụa. ............................................................................................ 32
Hình 2.14 Phân loại nhân điều bằng thủ công. .............................................................. 33
Hình 2.15 Máy phân loại nhân điều theo kích thước hạt. .............................................33
Hình 2.16 Máy bắn màu. ............................................................................................... 34
Hình 2.17 Các loại sản phẩm nhân điều. .......................................................................34
Hình 2.18 Dây chuyền đóng gói sản phẩm. ..................................................................35
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình CBHĐ tại công ty TNHH Lan Cường. .................................38
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình CBHĐ tại công ty Cổ phần Sơn Long. .................................39
Hình 3.3 Xưởng bóc vỏ lụa của công ty Quỳnh Như. ................................................... 80
Hình 4.1 Sơ đồ nguyên lý lò hơi.................................................................................... 83
Hình 4.2 Bể tự hoại 03 ngăn. ......................................................................................... 89
Hình 4.3 Sơ đồ khối công trình xử lý nước thải. ........................................................... 90

SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

viii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các biện
pháp giảm thiểu và xử lý

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Theo Vinacas, từ năm 2006 đến nay, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điều hàng
đầu thế giới và từ năm 2013 đến nay, Việt Nam chế biến hạt điều lớn nhất thế giới, trong

đó tỉnh Bình Phước chiếm trên 50% cả nước. Trong những năm qua, Tỉnh ủy và UBND
tỉnh cùng các ngành chức năng của Bình Phước rất quan tâm, thực hiện nhiều giải pháp
để phát triển ngành điều và đã góp phần khẳng định vị thế số 1 của ngành điều Việt
Nam. Hiện điều Bình Phước đã xuất khẩu sang hơn 30 quốc gia trên thế giới, trong đó
Mỹ, Úc, Canađa là những thị trường khó tính nhưng chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất
của nước ta, vì không những chất lượng hạt điều thơm ngon mang đặc trưng của vùng
mà công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm luôn đứng đầu thế giới trong
nhiều năm nay.
Thực tiễn những năm vừa qua chứng minh, cây điều không còn là cây “xóa đói
giảm nghèo” nữa mà đã khẳng định là cây trồng chủ lực của tỉnh, sản phẩm ngành điều
luôn mang lại giá trị xuất khẩu cao tăng thu cho ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm
cho nhiều lao động trong và ngoài tỉnh, nâng cao thu nhập vươn lên làm giàu của người
dân, góp phần không nhỏ vào việc thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó ngành điều cũng tạo cơ hội cho hàng trăm doanh nghiệp lớn mạnh, tạo ra
một thế hệ doanh nhân năng động, mạnh dạn đi tiên phong trong áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào canh tác, sản xuất và chế biến điều trên địa bàn tỉnh, tạo ra những sản
phẩm nhân điều có giá trị xuất khẩu cao.
Bên cạnh những mặt tích cực mà ngành chế biến hạt điều mang lại cho nền kinh
tế, thì trong quá trình sản xuất ngành còn thải ra những chất gây ô nhiễm môi trường như
nước thải từ quá trình xử lý ẩm, khói thải sinh ra do đốt nhiên liệu, phenol sinh ra từ
khâu chao hạt, tiếng ồn từ các máy móc công nghệ, mùi hôi, ô nhiễm nhiệt,… Hầu hết
các nhà máy chế biến hạt điều ở nước ta chưa có biện pháp xử lý nước thải sinh ra, còn
một số cơ sở có công nghệ xử lý chất thải thì đó chỉ là cách tiếp cận thụ động. Ngoài ra,
do các doanh nghiệp, cơ sở chế biến điều hình thành từ quy mô hộ gia đình vì vậy các
vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức và các cơ sở chế biến nằm xen
lẫn trong các khu dân cư, (chỉ có những công ty doanh nghiệp lớn mới hình thành sau
này thì mới có quy hoạch rõ ràng đặt cách xa khu dân cư) nên không chỉ ảnh hưởng xấu
đến môi trường và sức khỏe của công nhân mà còn ảnh hưởng đến dân cư xung quanh.
Do vậy, để tìm hiểu thực trạng phát thải hiện nay của các nhà máy chế biến hạt
điều tỉnh Bình Phước, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Đánh giá tải

SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

1


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các biện
pháp giảm thiểu và xử lý

lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề ra biện pháp giảm
thiểu và xử lý”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là tính toán được tải lượng phát sinh ô nhiễm của hai công nghệ
chế biến hạt điều và tải lượng các thông số ô nhiễm có trong nước thải, khí thải đặc
trưng của các hoạt động sản xuất hạt điều nhằm phân tích, đánh giá hiện trạng môi
trường tại 10 công ty, doanh nghiệp đã được lựa chọn từ 30 nhà máy khảo sát thực tế,
mang tính đại diện cho ngành chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước cả về công
nghệ và công suất chế biến. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý môi trường theo hướng
giảm thiểu kết hợp với xử lý mang tính hiệu quả tại 10 nhà máy trên.
3. Nội dung nghiên cứu
Tổng quan về ô nhiễm môi trường và các dạng ô nhiễm môi trường; tình hình phát
triển ngành điều trên thế giới và Việt Nam; về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình
hình phát triển ngành chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước.
Thực trạng hoạt động sản xuất của 10 công ty, DN đại diện cho ngành chế biến hạt
điều tại tỉnh Bình Phước về quy trình sản xuất, nhu cầu nguyên nhiên liệu, sản phẩm,
thực trạng máy móc sử dụng, các nguồn ô nhiễm phát sinh, biện pháp quản lý ô nhiễm
của từng nhà máy. Sau đó chọn ra 4 nhà máy đại diện cho hai công nghệ chế biến hạt
điều tiến hành cân bằng vật chất cho toàn bộ quy trình sản xuất từ đó định mức phát thải
ô nhiễm tính trên 1 tấn sản phẩm đối với mỗi công nghệ sử dụng. Đánh giá, tính toán tải

lượng từ kết quả phân tích các mẫu nước thải, khí thải đặc trưng phát sinh trong ngày
của 10 nhà máy tiến hành lấy mẫu, so sánh phát thải ô nhiễm của các nhà máy với nhau
nhằm đánh giá hiện trạng môi trường sản xuất tại các nhà máy trên.
Xác định những vấn đề môi trường còn tồn đọng tại các nhà máy từ đó đề xuất các
biện pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm mang tính khả thi và hiệu quả cho 10 nhà máy
khảo sát.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập, thống kê số liệu
Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình hoạt động của
ngành chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước, các tài liệu liên quan về ngành chế biến hạt
điều tại các sở ban nghành tỉnh Bình Phước như Sở TN & MT Bình Phước, Sở Công
Thương, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Bình Phước.

SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

2


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các biện
pháp giảm thiểu và xử lý

Thu thập thông tin liên quan qua những tài liệu khoa học đã được phát hành, các
thông tin đã được đăng tải trên những phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài,
internet) và các thông tin khác liên quan đến ngành CBHĐ. Nghiên cứu phương pháp
đánh giá tải lượng ô nhiễm và tham khảo các tài liệu liên quan về hiện trạng sản xuất tại
các cơ sở CBHĐ của tỉnh Bình Phước và các biện pháp giảm thiểu và xử lý cho các chất
thải phát sinh.
Thu thập số liệu, kết quả phân tích mẫu nước thải, khí thải tại 10 nhà máy chế biến

hạt điều do Trung tâm nghiên cứu dịch vụ công nghệ và môi trường (ETC) thực hiện.
4.2 Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế
Điều tra, khảo sát thực tế: Vì thời gian thực hiện đề tài không dài nên đề tài chọn
ngẫu nhiên 30 nhà máy CBHĐ phân bố đều trên địa bàn tỉnh nhưng tập trung nhiều nhất
tại Thị xã Phước Long, Tx. Đồng Xoài, huyện Bù Đăng, Đồng Phú để khảo sát. Thực
hiện điều tra thông qua bảng câu hỏi (phiếu điều tra) liên quan đến các vấn đề mà đề tài
quan tâm, phỏng vấn các đối tượng liên quan, thăm dò ý kiến của công nhân tham gia
sản xuất. Chuẩn bị trước nội dung cần khảo sát trước khi đi thực tế về thực trạng quản
lý; sản xuất; các vấn đề môi trường.... (Mẫu phiếu điều tra được đính kèm vào phần phụ
lục của Luận văn).
4.3 Phương pháp xử lí thông tin
Sau khi thu thập được thông tin thông qua điều tra và khảo sát, tiến hành tổng hợp,
phân loại thông tin; Xác định các vấn đề cần quan tâm sau khi điều tra và khảo sát, tìm
hiểu kỹ hơn về các vấn đề đó, có thể phải áp dụng các phương pháp khác như thu mẫu,
phân tích mẫu, áp dụng các phương pháp thống kê để xử lý số liệu,… để có nhận định
đúng đắn và chọn ra 10 công ty, doanh nghiệp mang tính đại diện cho ngành CBHĐ của
tỉnh Bình Phước nhằm tiến hành lấy mẫu, phân tích và đo đạc khối lượng chất thải.
4.4 Phương pháp đo đạc khối lượng chất thải
Đo đạc trực tiếp khối lượng chất thải rắn, nước thải phát sinh trong ngày bằng các
dụng cụ đo đạc chuyên dụng.
4.5 Phương pháp tính tải lượng ô nhiễm
Tải lượng ô nhiễm là khối lượng của chất ô nhiễm/ chất thải có thể thải ra nguồn
tiếp nhận bằng cách tính toán cân bằng vật chất và đo đạc trực tiếp.
a. Xác định tải lượng phát thải bằng đo đạc
SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

3



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các biện
pháp giảm thiểu và xử lý

Về cơ bản, đo đạc tải lượng phát thải bao gồm: Việc đo đạc nồng độ chất ô nhiễm
và đo lưu lượng khí thải, nước thải từ đó suy ra tải lượng là tích số giữa nồng độ và lưu
lượng.
L=Q×C
Trong đó:
-

L: Tải lượng ô nhiễm
Q: lưu lượng nước thải/khí thải
C: nồng độ chất ô nhiễm

b. Xác định tải lượng phát thải bằng cân bằng vật chất
Tính toán cân bằng vật chất giữa dòng nguyên liệu đi vào và dòng sản phẩm đi ra.
Chênh lệch giữa khối lượng nguyên liệu và khối lượng sản phẩm là do có sự tổn thất
trong quá trình sản xuất.
Bảng 1. Cân bằng vật chất cho từng công đoạn
Công đoạn

Vật liệu đầu vào Vật liệu đầu ra
Tên

Lượng

Dòng thải
Rắn (kg) Lỏng (lít)


Khí

c. Xác định tải lượng phát thải bằng hệ số phát thải
Sử dụng các hệ số phát thải được xây dụng cho từng loại công nghệ sản xuất để
tính tải lượng phát thải cho một trường hợp cụ thể.
Bảng 2. Tóm tắt các phương pháp xác định tải lượng
Phương pháp

Nội dung

Xác định tải
lượng bằng đo
đạc

Đo lưu lượng khí thải
và nồng độ chất ô
nhiễm trong khí thải để
tính ra tải lượng

Xác định tải
lượng bằng cân

Dựa vào khối lượng
nguyên liệu đưa vào và

SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

Ưu điểm


Nhược điểm

Tính chính xác

- Tốn kém
- Một số chất không đo
được
- Nhiều khi không xác
định được thất thoát
4


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các biện
pháp giảm thiểu và xử lý

bằng vật chất

Xác định tải
lượng bằng hệ
số phát thải

sản phẩm tạo ra để tính
toán tải lượng
Sử dụng hệ số phát thải
được xây dựng cho
từng loại hình công
nghiệp để tính tải
lượng


vào đâu

- Có thể tính
toán cho các
nguồn chưa có
- Nhanh chóng
và tiết kiệm chi
phí

Sai số lớn khi có sự
khác biệt giữa công
nghệ thực và công
nghệ dẫn chứng

Đề tài đã xác định tải lượng ô nhiễm bằng cách cân bằng vật chất cho 4 công ty,
doanh nghiệp và đo đạc trực tiếp lưu lượng khí thải và nước thải sinh ra trong ngày từ 10
công ty đã lựa chọn để đánh giá tải lượng.
4.6 Phương pháp so sánh
So sánh và đánh giá mức độ ô nhiễm cũng như tác động đến môi trường từ nước
thải, khí thải, chất thải rắn của các công ty dựa trên Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và
Quy chuẩn Việt Nam (QCVN).
So sánh mức sử dụng nguyên nhiên liệu, hoá chất, khối lượng các chất thải phát
sinh trong cùng loại sản phẩm giữa các công nghệ CBHĐ và giữa các nhà máy sản xuất
với nhau.
So sánh giữa các công ty chế biến hạt điều về thực tế quản lý, các chính sách, biện
pháp các công ty đang thực hiện, quy trình sản xuất, các thiết bị máy móc sử dụng.
4.7 Phương pháp phân tích – tổng hợp
Dựa trên những thông tin, số liệu và kết quả có được từ các phương pháp trên, tiến
hành chọn lọc, phân tích, tổng hợp một cách khoa học để có được sự nhận định, đánh giá
chung nhất, khách quan nhất và chính xác nhất về đối tượng nghiên cứu, để từ đó:

- Xác định các nguyên nhiên vật liệu sử dụng trong sản xuất, dòng thải (chất thải
rắn, nước thải, khí thải…).
-

Xác định được các đầu vào ra trong dây chuyền công đoạn chế biến.

- Tổng hợp các kết quả đo đạc trực tiếp và các kết quả phân tích mẫu nước thải, khí
thải của công ty ETC để tính toán, đánh giá tải lượng ô nhiễm.
SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

5


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các biện
pháp giảm thiểu và xử lý

Cuối cùng có thể đề xuất được những biện pháp chung nhất cho các công ty chế
biến hạt điều được nghiên cứu và giải pháp cho hoạt động chế biến hạt điều của tỉnh
Bình Phước.
5. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: quy trình công nghệ CBHĐ, các chất
thải phát sinh do hoạt động sản xuất của 10 nhà máy CBHĐ của tỉnh Bình Phước bao
gồm nước thải, khí thải và chất thải rắn, các biện pháp quản lý chất thải và quản lý nội vi
tại các nhà máy.
5.2 Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 24/8 – 19/12/2016.
Phạm vi nghiên cứu:

Mười nhà máy CBHĐ tập trung ở các khu vực sản xuất điều quan trọng của tỉnh
Bình Phước như TX. Phước Long, TX. Đồng Xoài, Đồng Phú, Bù Đăng. Đa số các nhà
máy đều thuộc loại hình Tư nhân đầu tư. Trong đó, có 1 nhà máy quy mô nhỏ (dưới 10
tấn/ngày), 5 nhà máy công suất trung bình (từ 10 đến 20 tấn/ ngày) và 4 nhà máy công
suất lớn (trên 20 tấn/ngày). Về công nghệ, có 3 nhà máy sử dụng công nghệ Chao dầu và
7 nhà máy dùng phương pháp Hấp để xử lý hạt điều. Về lực lượng lao động, có 4 nhà
máy ít hơn 100 công nhân viên và 6 nhà máy lực lượng lao động nhiều hơn 100 người.
(Danh sách 10 công ty, doanh nghiệp được đính kèm trong phần phụ lục Luận văn).
6. Đóng góp khoa học, kinh tế và xã hội của nghiên cứu
Đề tài đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở CBHĐ trên địa bàn tỉnh Bình
Phước và đề xuất các biện pháp giảm thiểu và xử lý là bước cơ bản tìm hiểu thực trạng
môi trường sản xuất hiện nay của một số nhà máy CBHĐ trên địa bàn tỉnh, là tư liệu
giúp cho việc quản lý môi trường của các ban ngành địa phương hiệu quả hơn. Bên cạnh
đó, phổ biến rộng rãi các biện pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm áp dụng cho các doanh
nghiệp khác cùng hoạt động trong ngành tại địa phương. Ngoài việc cải thiện hiệu quả
hoạt động về mặt kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu suất hoạt động của nhà
máy chế biến hạt điều còn góp phần làm cơ sở để các công ty, doanh nghiệp xây dựng hệ
thống quản lý chất lượng, điều kiện làm việc và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 1400.
Trên cơ sở nghiên cứu phân tích các nguyên nhân sinh ra chất thải để phát hiện những cơ
hội có thể áp dụng SXSH cho ngành chế biến điều của tỉnh từ đó đề ra các biện pháp
phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm trong các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm
SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

6


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các biện
pháp giảm thiểu và xử lý


nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm rủi ro cho con người và môi trường. Góp phần xây
dựng thương hiệu điều Bình Phước đạt chuẩn quốc tế, giữ vững vị thế xuất khẩu hạt điều
số 1 thế giới nâng cao kim ngạch xuất khẩu tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây
kể cả người trồng điều, sản xuất và chế biến nhân điều, ổn định đời sống dân cư và giảm
các tệ nạn xã hội.

SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

7


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các biện
pháp giảm thiểu và xử lý

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
a. Khái niệm về môi trường
Môi trường là: bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên. (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi Trường của Việt
Nam).
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự
sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh
sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở sống và phát

triển.
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học,
tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người.
Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước…
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật
lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định… ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc,
Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các
tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con
người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát
triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm các nhân
tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay,
nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo.
b. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu
chuẩn môi trường".
SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

8


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các biện
pháp giảm thiểu và xử lý

Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến

sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm
bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá
chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ
hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người,
sinh vật và vật liệu.
1.1.2 Các dạng ô nhiễm môi trường chính
 Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi
các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng
cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là
một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất
nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng
với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như
hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy
thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy
thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
 Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hoá
học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước
trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét
về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô
nhiễm đất. Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt
và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các
chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá
được.
 Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi
khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự
nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào.
 Ô nhiễm phóng xạ, do các chất phóng xạ gây ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe

con người.
SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

9


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các biện
pháp giảm thiểu và xử lý



Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp.

 Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với
mật độ lớn.
 Ô nhiễm ánh sáng, hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một
cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triển của
động thực vật.
1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ
Các nghiên cứu về đánh giá hiện trạng môi trường tại các làng nghề, khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, tại địa phương hay tại một đơn vị, cơ sở sản xuất nhằm phân
tích và đánh giá nguyên nhân phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động, sản xuất và
dịch vụ. Các đề tài nghiên cứu tương tự đã được thực hiện sau:
Đề tài nghiên cứu của Phạm Văn Thành (2009) về “Hiện trạng ô nhiễm môi trường
làng nghề thêu ren An Hòa, xã Thanh Hà, Huyện Thanh Liêm, Tỉnh Hà Nam và một số
giải pháp giảm thiểu ô nhiễm”. Cho thấy, môi trường làng nghề đang bị ô nhiễm về nước
thải do không có hệ thống XLNT và nguồn nước mặt có hiện tượng phú dưỡng do ô
nhiễm hữu cơ cao thông qua kết quả phân tích tại hiện trường. Tác giả đã đề xuất các

biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường: quản lý, quy hoạch, các công cụ quản lý
(giám sát và kiểm soát ô nhiễm, chế tài,…), đầu tư tài chính và nhân lực,…Hạn chế của
đề tài là chưa đi sâu hoạt động sản xuất, giải pháp còn mang tính chất chung về quản lý.
Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thị Huế (2011) về: “Đánh giá hiện trạng môi trường
làng nghề nấu rượu Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và đề xuất giải pháp cải
thiện” đã đánh giá và xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và
đất, từ đó đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu ảnh hưởng tới đời sống cộng
đồng. Đề tài đã đưa ra các giải pháp về chính sách và quản lý nhà nước như giải pháp
quy hoạch phát triển sản xuất, quản lý nhà nước, SXSH, giáo dục môi trường vào đề tài.
Theo báo cáo của Lương Ngọc Dung (2012) về “Đánh giá thực trạng môi trường
tại Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi, Công ty cổ phần cơ điện luyện kim Thái
Nguyên” đã đi sâu tìm hiểu các nguồn phát sinh ô nhiễm trong nhà máy trong tất cả các
công đoạn sản xuất và đánh giá mức độ ô nhiễm từ các kết quả phân tích về chất lượng
không khí, nước thải và chất thải rắn, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đã được áp dụng
tại nhà máy từ đó đề xuất các biện pháp khác giải quyết các vấn đề môi trường còn tồn
đọng. Tuy nhiên các biện pháp đề xuất của đề tài chỉ là đề xuất các giải pháp nâng cao ý
SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

10


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các biện
pháp giảm thiểu và xử lý

thức về môi trường, cải thiện điều kiện làm việc và biện pháp làm giảm độ ồn cho nhà
máy chưa thật sự hiệu quả đối với công ty.
Theo đề tài nghiên cứu của Trần Thị Thơ (2016) về “Nghiên cứu đề xuất các giải
pháp bảo vệ môi trường cho làng nghề chế biến cá khô Bình Thắng, huyện Bình Đại,

tỉnh Bến Tre”. Tác giả đã đi sâu tìm hiểu thực trạng sản xuất, phân tích hiện trạng ô
nhiễm nguồn nước kết hợp đánh giá sức khỏe cộng đồng xây dựng định mức phát thải
cho làng nghề bằng cách cân bằng vật chất cho 3 cơ sở sản xuất mang tính đại diện cho
làng nghề. Phân tích, nhận diện nguồn phát sinh sinh ô nhiễm nước từ đó đề xuất các
biện pháp SXSH nhằm tiết kiệm nước trong các công đoạn sản xuất kết hợp với các biện
pháp quản lý về kỹ thuật và quản lý về kinh tế.

.

SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

11


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu và xử lý

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM
2.1.1 Tình hình phát triển ngành điều trên thế giới
a. Phân bố địa lý
Cây điều sinh trưởng và phát triển tốt ở những quốc gia thuộc khu vực cận xích
đạo – nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao. Hiện có 32 quốc gia trồng điều trên thế giới. Ấn
Độ là nước có diện tích cây điều lớn nhất thế giới và dẫn đầu thế giới về sản lượng
điều thô và nhân điều chế biến. Được biết tổng sản lượng điều thô toàn thế giới tại thời
điểm từ 1,575 – 1,600 ngàn tấn, bao gồm Ấn Độ 400 – 500 ngàn tấn, chiếm 25 đến

30% tổng sản lượng. Tiếp theo là Brazin, Việt Nam, các nước châu Phi như Bờ Biển
Ngà, Tanzania, Guinea Bissau, Benin, Nigeria, Mozambique, Senegal và Kenya –
những quốc gia sản xuất điều nổi tiếng; mỗi năm các nước Châu Phi cũng đóng góp
khoảng 500 ngàn tấn điều thô vào tổng sản lượng điều thế giới.

(Nguồn: World Cashew Industry – General Information, 2013)
Hình 2.1 Bản đồ phân bố điều trên thế giới.

SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

12


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu và xử lý

(Nguồn: World Cashew Industry – General Information, 2013)
Hình 2.2 Sản lượng điều trên thế giới.
b. Chế biến
Chế biến là một trong những khâu quan trọng của chuỗi giá trị hạt điều. Mỗi
quốc gia đều có những cách chế biến và công đoạn chế biến điều riêng. Trong khi ở
Braxin cơ giới hóa chế biến điều thì Ấn Độ vẫn phụ thuộc nhiều vào lao động thủ
công, thậm chí ở Ấn Độ, mỗi vùng khác nhau có phương pháp chế biến khác nhau. Ví
dụ: ở khu vực Mangalore của bang Karnataka sử dụng phương pháp hấp và những khu
vực Orissa và Andhra Pradesh thì sử dụng phương pháp chiên.
Trong số những nước sản xuất điều, Ấn Độ, Braxin và Việt Nam tiếp tục là
những nước chế biến điều lớn nhất thế giới. Những nước châu Phi chế biến rất ít và
hơn 90% lượng điều thô của châu Phi được xuất khẩu sang Ấn Độ.

c. Về xuất nhập khẩu
Việt Nam là nước đứng đầu về xuất khẩu nhân điều tiếp theo là Ấn Độ và
Braxin. Ấn Độ xuất khẩu được khoảng 100 – 125 ngàn tấn nhân điều mỗi năm. Hoa
Kỳ, Hà Lan, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Anh và Nhật Bản là những
khách hàng chính của Ấn Độ.
Những nước nhập khẩu nhân điều lớn trên thế giới là Hoa Kỳ, Liên Minh châu
Âu (EU), Trung Quốc, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Nhật Bản và Ả
Rập Xê út.

SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

13


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu và xử lý

d. Mùa vụ điều
Bảng 2.1 Mùa vụ điều của một số quốc gia trên thế giới

(Nguồn: World Cashew Industry – General Information, 2013)
Ấn Độ và Việt Nam, mùa thu hoạch điều kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6. Ở
Braxin, mùa vụ kéo dài từ tháng 11 năm nay đến tháng 2 năm sau.
2.1.2 Tình hình phát triển ngành điều ở Việt Nam
a. Tình hình sản xuất
Điều là cây công nghiệp quan trọng ở Việt Nam, năm 2012 diện tích điều cả
nước khoảng 362,6 ngàn ha, diện tích thu hoạch là 330,3 ha với tổng sản lượng 289,9
ngàn tấn hạt điều nguyên liệu. Kim ngạch xuất khẩu nhân điều năm 2012 của Việt

Nam đạt trên 1,75 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Trong đó có khoảng 50% sản
lượng xuất khẩu là nguồn điều thô nhập nội từ các nước châu Phi, Lào và Campuchia.
Năng suất điều bình quân của Việt Nam từ 1,07 tấn/ha (năm 2007) nay đã giảm xuống
0,91 tấn/ha.
Ở Việt Nam, cây điều được trồng từ Quảng Trị trở vào các tỉnh phía Nam có thể
chia ra ba vùng trồng điều chính với điều kiện sinh thái và sản xuất tương đối khác
nhau:
- Vùng Ðông Nam Bộ được coi có điều kiện sinh thái và sản xuất ổn định và phù
hợp nhất với cây điều.
- Vùng Tây Nguyên thường có nhiệt độ thấp vào thời kỳ cây điều ra hoa đậu quả,
hay bị hạn hán.
- Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ thường có mưa rét vào thời kỳ ra hoa đậu quả,
hạn hán bất thường và đất xấu.
SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

14


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu và xử lý

b. Tình hình xuất nhập khẩu
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, khối lượng hạt điều xuất khẩu
tháng 9 năm 2016 ước đạt 31.960 tấn, với giá trị 276,4 triệu USD, đưa khối lượng xuất
khẩu hạt điều 9 tháng đầu năm lên 258.015 tấn, tương đương 2,05 tỷ USD, tăng 5,8%
về khối lượng và tăng 15,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Dự kiến xuất khẩu
hạt điều cả năm 2016 đạt khoảng gần 3 tỷ USD, tiếp tục đứng đầu thế giới.
Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường tiêu thụ nhiều nhất hạt

điều của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 33,9%, 13,8% và 13,3% tổng giá trị xuất
khẩu hạt điều của cả nước.
Trong khi đó, khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 9/2016 ước đạt 103
nghìn tấn với giá trị đạt 158 triệu USD, đưa tổng khối lượng hạt điều nhập khẩu 9
tháng lên 808 nghìn tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, tăng 8% về khối lượng và tăng 27,6% về
giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
a. Tình hình công nghệ thiết bị sản xuất
Khoa học công nghệ giữ vai trò rất quan trọng trong quy trình sản xuất hạt điều.
Để hoàn thiện quy trình chế biến điều bằng máy, ngành điều Việt Nam đã và tiếp tục
cải tiến, hoàn thiện công nghệ phù hợp cho từng công đoạn để đạt hiệu quả cao. Với
công nghệ và sự ra đời của các thiết bị bóc vỏ lụa, máy cắt tách vỏ hạt điều, máy phân
loại màu, máy phân loại kích cỡ…, DN ngành điều đã giảm được hơn 70% - 80% lao
động, nâng công suất chế biến tăng thêm 1,5 lần, giảm chi phí sản xuất 30% - 40% so
với thủ công, giảm 30% - 50% thời gian trong các công đoạn chế biến, giúp chủ động
thời gian sản xuất, đảm bảo việc giao hàng, tỷ lệ nhân bể giảm còn 5% so với trước
gần 20%.
Đây là bước đột phá trong sản xuất chế biến điều bằng máy móc, gia tăng giá trị
sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế. Do sản xuất tập trung, ít sử dụng lao động
chân tay nên kiểm soát được chất lượng, giúp nâng cao giá trị sản phẩm và quan trọng
hơn vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo hơn.
Nhiều loại máy móc do DN Việt chế tạo có thể nói tốt không thua kém các nước
trên thế giới, thậm chí có một số tính năng vượt trội hơn các máy móc hiện đại của Ý,
Ấn Độ. Hiện nay các DN ngành điều đang xuất khẩu ra nước ngoài cả những máy móc
có độ chính xác cao như máy sấy, đo độ ẩm, dò kim loại, phân tách màu, phân tách cỡ
hạt, khử trùng, đóng gói thành phẩm. Đặc biệt, nhiều DN ngành điều còn chế tạo
những máy móc chế biến ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao như hạt điều rang
SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

15



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu và xử lý

muối, điều chiên, điều snack… xuất khẩu. Chính điều này làm tăng giá trị của hạt điều
Việt.
Ước tính mỗi năm Việt Nam chế biến khoảng 1,3 triệu tấn hạt điều. Để phát triển
công nghệ, tăng sức cạnh tranh, hiệp hội có Ban Khoa học công nghệ để liên kết với
các DN ngành cơ khí, các viện, trường đại học nghiên cứu cải tiến máy móc, thiết bị,
công nghệ trong chế biến hạt điều.
2.2 TỔNG QUAN NGÀNH CBHĐ TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.2.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước
a. Điều kiện tự nhiên
a.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Bình Phước là một tỉnh miền núi nằm về phía Tây của vùng Đông Nam Bộ.
Có diện tích tự nhiên là 6.874,62 km2 (chiếm khoảng 2,07% diện tích cả nước và bằng
khoảng 30% diện tích vùng ĐNB), được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 11017’ đến
12019’ vĩ độ Bắc và 106024’ đến 107025’ kinh độ Đông. Hiện tại tỉnh Bình Phước có 7
huyện (Bù Gia Mập, Đồng Phú, Hớn Quản, Bù Đăng, Lộc Ninh, Bù Đốp, Chơn
Thành) và 3 thị xã (Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long) với 5 thị trấn, 13 phường và
103 xã. Tính đến hết năm 2013, dân số toàn tỉnh là 912.706 người, chiếm khoảng 1%
dân số toàn quốc, mật độ trung bình 133 người/km2. Ranh giới hành chính được xác
định bởi:
- Phía Bắc giáp với Campuchia.
- Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia.
- Phía Đông giáp tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai.
- Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.
Bình Phước được coi là bản lề chiến lược, tiếp giáp gữa trung du và đồng bằng,

là tỉnh có đường biên giới với Campuchia dài 240 km nên có vị trí chiến lược rất quan
trọng đối với an ninh quốc gia. Vị trí địa lý và các huyện, thị xã của tỉnh được thể hiện
trên hình 2.3.

SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

16


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá tải lượng ô nhiễm một số cơ sở chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu và xử lý

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước, 2015)
Hình 2.3 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước.
a.2 Khí hậu:
Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo
gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng
11 và mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thuận lợi cho phát
triển ngành sản xuất nông nghiệp.
SVTH: Lê Thị Thương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

17


×