Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

tính toán thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho huyện thống nhất thị xã long khánh tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.35 MB, 116 trang )

Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
TÓM TẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ............................................................................... iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .......................................................... iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ...............................................................v
MỤC LỤC .......................................................................................................................1
Danh mục hình ảnh ..........................................................................................................6
Danh mục các bảng..........................................................................................................7
Danh mục chữ viết tắt ......................................................................................................9
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................10
CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................12
GIỚI THIỆU .................................................................................................................12
1.1. ĐỊA BÀN HUYỆN THỐNG NHẤT VÀ THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH
ĐỒNG NAI................................................................................................................12
1.1.1.

Huyện Thống Nhất.................................................................................12

1.1.2.

Thị xã Long Khánh ................................................................................13

1.2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN THỐNG
NHẤT VÀ THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI .......................................14
1.2.1.

Chất thải rắn sinh hoạt Đô thị ................................................................14



1.2.2.

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu công nghiệp ..........................16

1.3. HIỆN TRẠNG THU GOM CTR SINH HOẠT ..............................................17
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................21
TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ..............21
SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

1


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
2.1. TÁI CHẾ PHẾ LIỆU .......................................................................................21
2.1.1.

Tái chế nhôm phế liệu............................................................................21

2.1.2.

Tái chế sắt phế liệu ................................................................................21

2.1.3.

Tái chế nhựa phế liệu .............................................................................22


2.1.4.

Tái chết thủy tinh phế liệu .....................................................................22

2.1.5.

Tái chế và sử dụng giấy phế liệu ...........................................................22

2.2. TÁI CHẾ CHẤT THẢI ...................................................................................23
2.2.1.

Tái chế thu hồi kim loại nặng từ chất thải .............................................23

2.2.2.

Tái chế sản xuất thanh đốt từ cặn dầu....................................................23

2.2.3.

Tái chế dầu nhớt, dung môi ...................................................................23

2.2.4.

Tái chế chất thải cao su ..........................................................................24

2.2.5.

Tái chế chất thải nhựa ............................................................................24

2.3. XỬ LÝ CHẤT THẢI .......................................................................................25

2.3.1.

Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học ..........................................25

2.3.2.

Xử lý chất thải bằng phương pháp vật lý, hóa học ................................28

2.3.3.

Xử lý chất thải bằng phương pháp nhiệt................................................30

2.3.4.

Chôn lấp chất thải ..................................................................................36

CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................38
LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ- PHƯƠNG PHÁP CHÔN LẤP HỢP VỆ
SINH CTR SINH HOẠT...............................................................................................38
3.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP CHÔN LẤP ......................................38
3.2. GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG BÃI CHÔN LẤP .............................39
3.2.1.

Địa điểm xây dựng .................................................................................39

SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

2



Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
3.2.2.
Địa hình..................................................................................................41
3.2.3.

Khí hậu ...................................................................................................41

3.2.4.

Gió và hướng gió ...................................................................................43

3.2.5.

Nhiệt độ không khí ................................................................................45

3.2.6.

Độ ẩm không khí....................................................................................45

3.2.7.

Độ bốc hơi..............................................................................................46

3.2.8.

Đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn .....................................................46


3.2.9.

Động đất, núi lửa ...................................................................................48

3.2.10.

Khoáng sản ............................................................................................48

3.3. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG KỸ THUẬT HẠ TẦNG....................................48
3.3.1.

Hiện trạng cấp điện ................................................................................48

3.3.2.

Hiện trạng cấp nước ...............................................................................48

3.3.3.

Hiện trạng thoát nước mưa ....................................................................48

3.3.4.

Hiện trạng thoát nước thải: ....................................................................49

3.3.5.

Hiện trạng hệ thống Thuỷ lợi .................................................................49

3.3.6.


Thông tin liên lạc ...................................................................................49

3.3.7.

Hiện trạng giao thông ............................................................................49

3.4. HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI .................................................................49
3.4.1.

Hiện trạng đất đai và kiến trúc nhà ở .....................................................49

3.4.2.

Hiện trạng công trình công cộng, tôn giáo và các điểm dân cư nông thôn
50

3.5. PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TÁI ĐỊNH CƯ 51
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................52
SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

3


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP ..................................................................52
4.1. TÍNH LƯỢNG RÁC THU GOM CHÔN LẤP ...............................................52

4.2. TỔNG HỢP NHU CẦU XỬ LÝ CHẤT THẢI ..............................................66
4.3. TÍNH TOÁN LƯỢNG RÁC THU GOM BAN ĐẦU .....................................67
4.4. DIỆN TÍCH BÃI CHÔN LẤP .........................................................................74
4.5. CHỐNG THẤM CHO CÁC HỐ CHÔN LẤP ................................................82
4.5.1.

Kết cấu chống thấm đáy hố chôn lấp .....................................................83

4.5.2.

Kết cấu chống thấm mặt vách hố ...........................................................83

4.5.3.

Lớp vật liệu che phủ hàng ngày .............................................................84

4.5.4.

Hệ thống lớp bao phủ bề mặt .................................................................84

4.6. HỆ THỐNG THU GOM, THOÁT NƯỚC MẶT............................................85
4.7. HỆ THỐNG THU GOM NƯỚC THẢI, NƯỚC RỈ RÁC VÀ XỬ LÝ NƯỚC
RỈ RÁC ......................................................................................................................85
4.7.1.

Nguồn phát sinh .....................................................................................85

4.7.2.

Biện pháp ...............................................................................................85


4.7.3.

Tính toán lượng nước rỉ rác ...................................................................86

4.7.5.

Tính toán hệ thống ống thu gom nước rỉ rác .........................................89

4.8. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT KHÍ SINH RA TỪ CÁC Ô CHÔN LẤP .............90
4.8.1.

Tính toán lượng khí sinh ra ....................................................................91

4.8.2.

Công nghệ xử lý khí thải........................................................................97

4.9. QUY TRÌNH CHÔN LẤP ...............................................................................97
4.10.

CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ ..................................................................98

4.11.

QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG BCL ...........................................................99

SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm


4


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
4.11.1. Quan trắc môi trường nước ....................................................................99

4.12.

4.11.2.

Quan trắc môi trường không khí ..........................................................101

4.11.3.

Tái sử dụng BCL..................................................................................101

KHAI TOÁN SƠ BỘ CHI PHÍ XÂY DỰNG, VẬN HÀNH........................102
4.12.1.

Thiết bị phục vụ hoạt động chôn lấp ...................................................102

4.12.2.

Khai toán chi phí xây dựng của Ô chôn lấp CTR SH hợp vệ sinh ......102

4.12.3.

Kinh phí xây dựng cơ bản cho bãi chôn lấp ........................................103


4.12.4.

Dự toán chi phí vận hành bãi chôn lấp hợp vệ sinh .............................105

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................108
PHỤ LỤC ....................................................................................................................109

SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

5


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai

Danh mục hình ảnh
Hình 1.1 Vị trí huyện Thống Nhất và thị xã Long Khánh.
Hình 3.1 Lưu đồ quá trình xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải thông thường.
Hình 3.2 Bản đồ địa điểm xây dựng.
Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ lên men bằng hầm ủ Tuynel, thổi khí cưỡng bức, xử lý khí
thải.
Hình 4.2 Sơ đồ xử lý nước rỉ rác .
Hình 4.3 Sơ đồ bố trí thu gom nước rác.
Hình 4.4 Mô hình tam giác tính toán lượng khí sinh ra đối với CHC PHSH nhanh
Hình 4.5 Mô hình tam giác tính toán khí sinh ra đối với CHC PHSH chậm


SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

6


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai

Danh mục các bảng
Bảng 1.1 Thành phần CTR sinh hoạt của Tỉnh Đồng Nai
Bảng 3.1 Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa mưa ở các trạm vùng Đông Nam Bộ ứng
với tần suất P= 75%
Bảng 3.2 Lượng mưa trung tại trạm Biên Hòa
Bảng 3.3 Tốc độ gió trung bình năm tại trạm Biên Hòa
Bảng 3.4 Tần suất hướng gió tại trạm Biên Hòa
Bảng 3.5 Nhiệt độ không khí trung bình tháng tại trạm Biên Hòa
Bảng 3.6 Độ bốc hơi trung bình ngày tại Biên Hòa
Bảng 3.7 Thống kê hiện trạng sử dụng đất tại khu đất dự án
Bảng 4.1 Dự đoán dân số huyện Thống Nhất và TX. Long Khánh hưởng dịch vụ thu
gom rác
Bảng 4.2 Lượng rác thải sinh hoạt dự đoán tại huyện Thống Nhất
Bảng 4.3 Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại Thị xã Long Khánh
Bảng 4.4 Tổng hợp lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tại huyện Thống Nhất và thị xã
Long Khánh
Bảng 4.5 Lượng rác thải sinh hoạt của 400 doanh nghiệp (thống kê 2007 và lượng rác
thải thu gom bởi Công ty DVMTĐT Biên Hòa và các đơn vị)
Bảng 4.6 Phân loại và tổng hợp các loại chất thải công nghiệp thông thường của 400
doanh nghiệp

Bảng 4.7 Phân loại và tổng hợp các loại chất thải nguy hại của 35 doanh nghiệp phát
sinh nhiều chât thải nguy hại theo nguồn phát sinh chất thải
Bảng 4.9 Tổng hợp đưa vào xử lý tại khu xử lý chất thải Quang Trung
Bảng 4.8 Phân loại và tổng hợp các loại chất thải nguy hại của 35 doanh nghiệp phát
sinh nhiều chất thải nguy hại theo phương pháp xử lý
Bảng 4.10 Bảng ước tính cân bằng vật chất
Bảng 4.11 Lượng CTR đầu vào và lượng CTR mang đi chôn lấp qua các năm
(2018-2048)
SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

7


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
Bảng 4.12 Tổng hợp lượng chất thải rắn đầu vào, lượng chất thải rắn cần chôn lấp
trong 40 năm
Bảng 4.13 Thể tích ước tính của lượng rác mang đi chôn lấp
Bảng 4.14 Kích thước 4 lớp chìm
Bảng 4.15 Kích thước 3 lớp nổi trên mặt đất
Bảng 4.16 Khối lượng rác và số ngày
Bảng 4.17 Thông số thiết kế 1 ô chôn lấp CTR
Bảng 4.18 Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của 1kg chất hữu cơ phân
hủy nhanh
Bảng 4.19Tốc độ sinh khí và Tổng lượng khí sinh ra của CHC phân hủy nhanh
Bảng 4.20 Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của 1kg chất hữu cơ phân
hủy chậm
Bảng 4.21 Tổng lượng khí và tốc độ phát sinh của chất hữu cơ phân hủy chậm qua các

năm
Bảng 4.22 Tổng lượng khí sinh ra tại bãi chôn lấp trong 15 năm
Bảng 4.23 Thiết bị phục vụ hoạt động chôn lấp
Bảng 4.24 Khai toán chi phí xây dựng của bãi chôn lấp CTR SH hợp vệ sinh
Bảng 4.25 Kinh phí xây dựng cơ bản cho bãi chôn lấp

SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

8


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai

Danh mục chữ viết tắt
BCL: Bãi chôn lấp
BCL HVS: Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
CTR: Chất thải rắn
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
CHC: Chất hữu cơ
CHC PHSH: Chất hữu cơ phân hủy sinh học
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXD: Tiêu của xây dựng

SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

9



Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai

MỞ ĐẦU
Đồng Nai là một trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc Đông Nam Bộ có tốc
độ phát triển kinh tế - xã hội cao trong nhiều năm, cơ cấu kinh tế liên tục chuyển dịch
theo hướng tích cực, công nghiệp- xây dựng chiếm 57,3%, nông, lâm nghiệp và thủy
sản chiếm 7,5%, dịch vụ chiếm 35,2%. Tăng thu nhập bình quân đầu người đạt 66,7
triệu đồng/năm (2015). Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt được hơn 14,4 tỷ
USD tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế phát triển, nhu cầu cuộc sống tăng
cao luôn kéo theo nhiều vấn đề tiêu cực. Vấn đề đáng quan tâm ở đây là chất thải phát
sinh trong quá trình sản xuất và sinh hoạt.
Khẳng định trong kì họp Hội đồng nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở tài nguyên và môi
trường Đồng Nai cũng cho rằng lượng rác thải phát sinh trên địa bàn tỉnh trong 5 năm
gần đây là rất lớn. Tính tới nay toàn tỉnh phát sinh trên 400.000 tấn rác thải sinh hoạt,
31.755 tấn chất thải sinh hoạt phát sinh trong các khu công nghiệp và trên 460.000 tấn
chất thải công nghiệp không nguy hại…. Tuy nhiên, tỷ lệ nghịch với lượng phát sinh
thì tỷ lệ thu gom chỉ mới đạt được 71%, còn 29% chất thải được thải ra bên ngoài. Các
đơn vị thu gom trên toàn tỉnh chỉ đạt 8 đơn vị. Ở một số huyện rác được thu gom và xử
lý theo phương pháp đổ lộ thiên, trong bãi rác tạm. Gây ô nhiễm môi trường xung
quanh và tác động xấu tới sức khỏe và cuộc sống của người dân là một điều không
tránh khỏi.
Vì thế, việc thiết kế và xây dựng một bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh Một trong những biện pháp xử lý CTR được coi là kinh tế nhất cả về đầu tư ban đầu
cũng như vận hành và xử lý là việc hết sức cần thiết hiện nay và lâu dài.
MỤC TIÊU
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long khánh, tỉnh Đồng Nai.

ĐỐI TƯỢNG TÌM HIỂU
+ Tìm hiểu về chất thải rắn sinh hoạt trên Tỉnh Đồng Nai nói chung và địa bàn
huyện Thống Nhất, thị xã Long Khánh nói riêng
+ Xác định được thành phần, tính chất, lượng chất thải được thải ra trên địa bàn
nghiên cứu.
+ Tìm hiểu các cơ sở phương pháp để lựa chọn, áp dụng để thực hiện đề tài.
+ Tính toán xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh chất thải sinh hoạt bền vững.
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

10


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
+ Tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu.
+ Tổng hợp, phân tính và đánh giá xử lý thông tin
+ Tính toán, thiết kế công trình.

SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

11


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1.
ĐỊA BÀN HUYỆN THỐNG NHẤT VÀ THỊ XÃ LONG KHÁNH,
TỈNH ĐỒNG NAI
1.1.1.
Huyện Thống Nhất
Huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh Đồng Nai, là cửa ngõ phía Đông nằm trên trục giao thông quan trọng nối
Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh với Nam Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Huyện Thống Nhất có 10 đơn vị hành chính bao gồm: các xã Xuân Thiện, Xuân Thạnh,
Bàu Hàm II, Gia Tân I, Gia Tân II, Gia Tân III, Gia Kiệm, Quang Trung, Xã Lộ 25 và
Hưng Lộc.
Huyện Thống Nhất là một huyện trung du nằm ở vùng giữa của tình Đồng Nai, với
diện tích tự nhiên là 247,19 km2 , chiếm 4,2 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số của
huyện tình đến năm 2006: 154.857 người, mật độ dân số 626,47 người/km2. Ranh giới
hành chánh huyện Thống Nhất được xác định như sau:
 Phía Bắc giáp huyện Định Quán.
 Phía Đông giáp huyện Long Khánh.
 Phía Nam giáp huyện Long Thành và huyện Cẩm Mỹ
 Phía Tây giáp huyện Trảng Bom.
Địa hình huyện Thống Nhất nằm trong vùng địa hình đồi thấp và thoải, có hướng
nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, có thể phân thành 03 khu vực như sau:
 Khu vực có địa hình thấp: nằm ở phía Nam và dọc Quốc lộ 1.
 Khu vực có địa hình trung bình: nằm dọc theo phía Tây Quốc lộ 1.
 Khu vực có địa hình cao: nằm ở phía Bắc và ven Quốc lộ 20.
Khí hậu và đất đai thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn
ngày và dài ngày như đậu nành, thuốc lá, cà phê, cao su...
Có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: điện, nước, giao thông...(đặt biệt giao

thông có Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 và tuyến đường sắt chạy qua), có sức thu hút đầu tư từ
bên ngoài. Trong tương lai sẽ có tuyến đường cao tốc Sài Gòn – Đà Lạt và tuyến
đường cao tốc Dầu Giây – Long Thành – TP.Hồ Chí Minh đi qua (là tuyến đường
SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

12


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
huyết mạch trên trục giao thông Bắc - Nam, vùng Tây nguyên và các vùng kinh tế
trọng điểm trong khu vực).
Có điều kiện phát triển mạnh mẽ trên cả 3 lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp-tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ.
Cơ cấu kinh tế năm 2006: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 12,23%; Nông - Lâm
nghiệp - Thủy sản chiếm tỷ lệ 47,92%; Dịch vụ chiếm 39,85%.
Nhìn chung địa hình của huyện Thống Nhất thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp,
xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp.
1.1.2.

Thị xã Long Khánh

Nằm ở giữa về phía Đông của tỉnh Đồng Nai và là một huyện trung du nằm trên cửa
ngõ vào TP Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp huyện Thống Nhất và huyện Xuân Lộc, phía
Nam giáp huyện Cẩm Mỹ, phía Đông giáp huyện Xuân Lộc, phía Tây giáp huyện
Thống Nhất.
Thị xã có 15 đơn vị hành chính có 6 phường và 9 xã gồm: Phường Xuân Bình, phường
Xuân An, phường Xuân Hòa, phường Xuân Trung, phường Xuân Thanh, phường Phú

Bình, xã Bầu Trăm, xã Bảo Vinh, xã Bảo Quang, xã Suối Tre, xã Xuân Lập, xã Bầu
Sen, xã Xuân Tân, xã Hàng Gòn và xã Bình Lộc.
Tổng diện tích tự nhiên: 195 km2, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số
2009: 146.932 người, mật độ 753,497 người/Km2
Thị xã Long Khánh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với vùng
kinh tế chiến lược Đông Nam Bộ, Cao nguyên và Miền Trung, có vị trí rất quan trọng
về các mặt chính trị- kinh tế - xã hội và an ninh- quốc phòng đối với tỉnh và cả khu
vực; là đầu mối giao lưu hàng hóa thuận tiện cho phát triển thương mại - dịch vụ; là
Thị xã có diện tích đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp,
cây ăn trái, cây có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu đó là : cao su, cà phê,
chôm chôm, sầu riêng...; đã quy hoạch 02 Khu công nghiệp diện tích khoảng 204 ha
nằm trên địa bàn Thị xã.
Cơ cấu kinh tế năm 2015: Dịch vụ chiếm 56,8%; Công nghiệp – xây dựng chiếm
31,4%; Nông –Lâm nghiệp –Thủy sản chiếm 11,8%.

SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

13


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai

Hình 1.1 Vị trí huyện Thống Nhất và thị xã Long Khánh.
1.2.
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN
THỐNG NHẤT VÀ THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI
1.2.1.

Chất thải rắn sinh hoạt Đô thị
a. Nguồn phát sinh chất thải
Các nguồn chủ yếu phát sinh rác thải sinh hoạt bao gồm:
 Rác hộ dân: Phát sinh từ các hộ gia đình, thành phần rác thải này bao gồm: thực
phẩm, giấy, các tông, plastic, gỗ, thủy tinh, can thiếc, nhôm, các kim loại khác,
tro, đồ điện tử gia dụng, rác vườn, vỏ xe,….
 Rác quét đường: Phát sinh từ hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí
và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do người đi đường và các hộ dân sống
dọc hai bên đường xả bừa bãi. Thành phần của chúng có thể gồm các loại sau:
cành cây và lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác động vật chết….
 Rác cơ quan,công sở: Phát sinh từ các cơ quan, xí nghiệp, trường học, văn
phòng làm việc. Thành phần rác thải ở đây có thể bao gồm thực phẩm, giấy, các
tông, plastic.
 Rác chợ: Phát sinh từ các hoạt động mua bán ở các chợ, thành phần chủ yếu là
rác hữu cơ bao gồm: rau, củ, quả thừa và hư hỏng.
 Rác xà bần từ các công trình xây dựng: Phát sinh từ các hoạt động xây dựng và
tháo dỡ các công trình xây dựng, đường giao….
b. Thành phần và đặc điểm của rác thải sinh hoạt
SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

14


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
Thành phần của CTR
Thành phần chất thải rắn là yếu tố quyết định việc lựa chọn thiết bị, công nghệ cũng
như quy trình xử lý rác thải.

CTR Đô thị là hỗn hợp các vật phế thải trong sinh hoạt và sản xuất – là hỗn hợp phức
tạp của nhiều vật chất khác nhau. Thành phần của rác thải phụ thuộc vào mức sống của
người dân, trình độ sản xuất, tài nguyên của đất nước và mùa trong năm. Đồng thời nó
cũng thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm và điều kiện kinh tế.
Bảng 1.1 Thành phần CTR sinh hoạt của Tỉnh Đồng Nai
STT Tên

Thành phần

% Khối lượng ướt

1

Giấy

Sách báo và vật liệu giấy khác

1,14

2

Thuỷ tinh

Chai, cốc, kính vỡ…

1,56

3

Kim loại


Sắt, nhôm, hợp kim các loại

Nhựa

Chai, nhựa, bao túi ni lông và

4

5

6

7

8

11,51
4,00

các loại khác
Hữu cơ dễ phân

Thức ăn thừa, rau, trái cây

69,67

hủy
Chất thải nguy


Pin, acquy, sơn, đèn, tuýp, hóa

hại

chất độc hại

Xà bần

Sành sứ, bê tông, gạch, vỏ sò,

8,23

Hữu cơ khó

Cao su, da, giả da

2,31

2,3

phân hủy
(Nguồn: Hiện trạng môi trường Tỉnh Đồng Nai, 2014)
❖ Độ ẩm

SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

15



Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
Độ ẩm của rác phụ thuộc vào mùa mưa hay nắng mà có độ ẩm khác nhau dao động từ
50% - 60%.
❖ Tỷ trọng rác thải
Thành phần rác thải ở các nước công nghiệp phát triển đa số là các vật liệu bao bì, giấy,
carton, plastic,… Tuy có thể tích lớn nhưng cân nhẹ, độ xốp cao, vì vậy rác ở các
nước này có tỷ trọng thấp 100 – 150 kg/m3. Để tăng tối đa hiệu suất xe vận chuyển
người ta sử dụng xe ép rác để gia tăng tỉ trọng rác sau khi ép là 400 – 450 kg/m3. Đối
với nước ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của rác rất cao, do đó tỷ trong của rác
khoảng 250- 400 kg/m3.
1.2.2.

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu công nghiệp

Lượng chất thải công nghiệp phát sinh năm 2015: từ số liệu thống kê của 400 doanh
nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (đạt khoảng 70% số
doanh nghiệp đang hoạt động). Số liệu tổng hợp do chuyên gia Sở Tài nguyên và Môi
trường cung cấp.
Với khuynh hướng sản xuất sạch hơn, mặc dù có sự gia tăng sản lượng công nghiệp
nhưng lượng chất thải có thể không tăng nhiều trong những năm tới.
Do đó lượng chất thải công nghiệp đưa vào tính toán trong suốt dự án là số liệu chất
thải công nghiệp thống kê năm 2015.
a. Nguồn phát sinh
Các nguồn chủ yếu phát sinh rác thải sinh hoạt tại khu vực công nghiệp bao gồm:
 Rác quét dọn sân vườn, đường nội bộ: Phát sinh từ hoạt động vệ sinh và làm
đẹp cảnh quan trong các nhà máy và trong các khu công nghiệp. Thành phần có
thể gồm cành lá cây, giấy vụn, bao…
 Rác từ bộ phận văn phòng: Phát sinh từ văn phòng làm việc. Thành phần rác

thải ở đây có thể bao gồm giấy, các tông, plastic.
 Rác từ khu vực nhà ăn nội bộ: loại chất thải này hầu hết là chất hữu cơ dễ phân
hủy sinh học như thực phẩm, rau quả, thức ăn dư thừa, giấy vụn.
b. Thành phần và đặc điểm của rác thải từ các cơ sở công nghiệp
Rác thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực công nghiệp có thành phần và đặc điểm tương
tự rác thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực đô thị. Tuy nhiên cũng có một số đặc điểm
riêng biệt như sau:
SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

16


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
 Thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ cao hơn từ 70-80%, chủ yếu là
rác làm vườn, bao bì, giấy, carton, plastic, thức ăn thừa. Rác thải được phân loại
và thu gom triệt để hơn so với rác thải sinh hoạt ở khu vực đô thị.
 Độ ẩm của rác dao động trong khoảng 20% đến 40%.
 Có tỷ trọng thấp 100 – 150 kg/m3 do rác có độ xốp cao, cân nhẹ.
1.3.

HIỆN TRẠNG THU GOM CTR SINH HOẠT

Tình hình phát sinh và xử lý
Khẳng định trong kì họp thứ 16 HĐND tỉnh, GĐ Sở Tài Nguyên và Môi trường Đồng
Nai cho rằng lượng rác thải trong 5 năm gần đây phát sinh trên địa bàn tỉnh là rất lớn.
Theo thống kê, năm 2008 toàn tỉnh phát sinh 394.000 tấn rác sinh hoạt, 31.755 tấn chất
thải sinh hoạt phát sinh của các KCN và 456.484 tấn CTR công nghiệp không nguy hại.

Tổng khối lượng chất thải sinh hoạt ngoài khu công nghiệp khoảng 1.167 tấn/ngày,
bao gồm 1.080 tấn chất thải sinh hoạt ngoài khu công nghiệp và 87 tấn rác trong khu
công nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom CTRSH ở Đồng Nai mới đạt 71%, còn 29% rác
thải sinh hoạt đang thải ra môi trường chưa được xử lý.
Con số về tổng lượng rác thải ngày một gia tăng trong khi đó trên địa bàn tỉnh chỉ có
Công ty TNHH MTV Dịch Vụ Môi trường đô thị Biên Hòa và 8 hợp tác xã cùng một
số cơ sở thu gom trên địa bàn các huyện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Ngoài
ra, có 2 doanh nghiệp là DNTN Tân Phát và công ty phát triển KCN Biên Hòa
(Sonadezi) có chức năng trong lĩnh vực vận chuyển và tiêu hủy CTRNH. Như vậy, lực
lượng làm công tác xử lý rác thải khá “mỏng”. Thêm vào đó, hiện việc xử lý rác thải
còn gặp nhiều khó khăn do chưa có nhiều bãi chứa rác, không có các điểm trung
chuyển rác nên vấn đề này đến nay vẫn chưa giải quyết triệt để.
Cũng theo Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, hiện nay tình trạng đổ trộm
rác thải đang diễn ra ngày càng nhiều. Ở một số khu vực đô thị, nhiều nơi tự phát mọc
ra các bãi rác thải, gây mất vệ sinh môi trường nghiêm trọng. Có những bãi rác thải,
chỉ được thu gom những rác thải nào tái chế được, còn không thì bỏ lại, lâu ngày gây ô
nhiễm trầm trọng.
SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

17


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
Một vấn đề khác cũng gây ảnh hưởng đến đó là phí thu gom. Việc thu gom đến xử lý
rác thải là cả một chuỗi hoạt động nặng nhọc chứa ít nhiều rủi ro cho công nhân lao
động trong ngành vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, có nhiều hộ gia đình cho rằng chi phí
đó là không hợp lý như: cả nhà không ai xả rác, hoặc nhân khẩu trong nhà ít,… Vì thế

nhiều gia đình đã tự ý xả và xử lý rác thải ngay trong vườn và chôn lấp chúng. Vì chi
phí thu gom trên nên nhiều nơi trên các tuyến đường, bãi đất trống ở, gốc cây biến
thành nơi đổ rác. Chi phí thu gom rác chỉ thu được khoảng 62% trên các huyện Trảng
Bom, Hố Nải, huyện Vĩnh Cửu….
Tỷ lệ đăng ký rác trong các huyện cũng thấp không phân biệt giữa các xã và một số
phường trong thành phố.
Theo như Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, toàn tỉnh đã hình thành 47 bãi rác
tạm với tổng diện tích khoảng 24ha, diện tích các bãi rác tạm dao động từ khoảng
300m2 (bãi rác tạm tại xã Phú Điền, huyện Tân Phú) cho đến khoảng 50.000 m2 (bãi
rác tạm Đồng Mu Rùa tại xã Phước An, huyện Nhơn Trạch). Tất cả các bãi rác này
đều không phù hợp quy hoạch, tồn tại theo dạng bãi rác hở không hợp vệ sinh, cần
được xử lý để giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.
Tính riêng đến năm 2015, Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai đã phối họp với các
Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan hoàn thành xử lý đối với 20 bãi rác tạm. Hiện
trên địa bàn tỉnh còn 2 bãi rác tạm (bãi Đồng Mu Rùa và bãi tạm tại xã Bắc Sơn) đang
trong quá trình xử lý để hoàn thành trong quý III/2016.
Mở rộng phân loại tại nguồn
Tính đến ngày 11/11 huyện của Đồng Nai đã đồng bộ triển khai thực hiện thí điểm
nhiệm vụ phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn, chủ yếu chỉ triển khai tại một số khu
vực đông dân cư, phường, thị trấn… Song song đó, tổ chức mở rộng thêm các nhóm
đối tượng yêu cầu thực hiện phân loại rác tại nguồn, gồm: các trường học, siêu thị,
trung tâm thương mại, nhà hàng khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi; các khu, cụm
công nghiệp đang hoạt động; các cơ quan hành chính, sự nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.
SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

18



Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
❖ Huyện Thống Nhất
Năm 2012, UBND huyện Thống Nhất thực hiện thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt
tại nguồn trên địa bàn 4 ấp: Phúc Nhạc 1 và 2, Tân Yên, Gia Yên, Gia Tân, với tổng số
637 hộ dân tham gia thực hiện phân lại CTRSH tại nguồn. Kết quả kiểm tra ở Xã Gia
tần: tỷ lệ hộ dân tham gia thực hiện phân loại rác tại nguồn trên đại bàn xã theo đúng
hướng dẫn đạt khoảng 50%.
Xã Quang Trung: tại ấp Lạc Sơn có 265 hộ dân, tỷ lệ tham gia thực hiện phân loại rác
tại nguồn theo đúng hướng dẫn đạt khoảng 24%.
Xã Bàu Hàm 2: tổng có 1.875 hộ dân thì tỉ lệ đạt được khoảng 41% theo yêu cầu.
Xã Hưng Lộc: con số này đạt được ít hơn các xã thí điểm chỉ 18%, 22/625 hộ dân thực
hiện.
Nhìn chung việc thực hiện phân loại rác tại nguồn góp phần tái chế và giảm thiểu
lượng rác phát sinh đang có hướng nhìn tích cực hơn.
❖ Thị xã Long Khánh
Để hưởng ứng công tác phân loại rác tại nguồn đặt ra, UBND TX. Long Khánh đã
chọn khu phố 2, phường Xuân Bình làm nơi phân loại thu gom và quản lý CTRSH tại
nguồn.
Với dân số 135 ngàn người (2014) trung bình mỗi ngày TX. Long Khánh phát sinh 83
tấn rác sinh hoạt. Quá trình thu gom từ các nguồn thải chưa được phân loại tại nguồn
vẫn còn để lẫn chất hữu cơ và vô cơ gây rất nhiều khó khăn và tốn kém cho công tác
xử lý.
Sau đợt tuyên truyền, 100% hộ dân, các cơ sở sản xuất, trường học, siêu thị…. Trên
địa bàn khu phố 2 đã đăng ký thực hiện.
Với ý nghĩa thiết thực, cách làm đơn giản, sau 2 năm triển khai, mô hình đã nhận được
sự đồng tình, hưởng ứng của đông đảo người dân địa phương.
Giải pháp quản lý
SVTH: Nguyễn Thanh Thanh

GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

19


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
Nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý CTR thông thường trong thời gian tới, nhất
là việc tăng khối lượng tái chế, thu hồi năng lượng tái chế, thu hồi năng lượng từ chất
thải, giảm thiểu tỉ lệ chôn lấp dưới 15%, Đồng Nai tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai
phân loại CTRSH tại nguồn, hoàn thiện mạng lưới thu gom, đảm bảo chất thải được
đưa về khu xử lý theo đúng quy hoạch.

SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

20


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Căn cứ quyết định số 4092/QĐ.UBND ngày 04/12/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai
phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu xử lý chất thải rắn tại
xã Quang Trung quy mô 130 ha do Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi làm chủ đầu tư,
khu xử lý chất thải xã Quang Trung có chức năng là khu xử lý chất thải rắn thông

thường (chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp không nguy hại) và xử lý chất thải
nguy hại với sự đồng bộ về kết cấu hạ tầng, các hạng mục phụ trợ, bãi chôn lấp và các
hạng mục công trình tái chế, tái sử dụng, xử lý, tiêu hủy chất thải nhằm giảm lượng
chất thải rắn sinh hoạt chôn lấp < 15%.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của UBND tỉnh Đồng Nai trong việc giảm lượng chất thải đưa
vào chôn lấp, việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải sẽ được thực hiện theo hướng
đầu tư các hạng mục công trình xử lý tái chế chất thải nhằm tái sử dụng tối đa các
thành phần có thể tái sử dụng trong chất thải. Các phương pháp tái chế, tái sử dụng sau
đây thường được áp dụng:
 Tái chế phế liệu
 Tái chế chất thải
 Xử lý chất thải
 Chôn lấp chất thải
2.1.
2.1.1.

TÁI CHẾ PHẾ LIỆU
Tái chế nhôm phế liệu

Nhôm là loại phế liệu có giá trị hơn các loại phế liệu khác nên tất cả các loại nhôm
phế liệu đều được thu gom để bán, nguồn cung cấp từ các bải rác là rất ít. Nguồn cung
cấp phế liệu nhôm hiện nay phần lớn là những vật dụng bằng nhôm trong sinh hoạt
thải ra và một lượng lớn những lon bia, lon nước ngọt giải khát và nhôm phế liệu từ
công nghiệp. Một đặc tính của nhôm phế liệu là sự tinh khiết sau khi nấu lại.
Nhôm phế liệu sau khi phân loại kỹ, được đưa vào nấu lại theo đúng chủng loại sẽ cho
ra nguyên liệu có độ tinh khiết không khác nguyên liệu chính phẩm.
2.1.2.

Tái chế sắt phế liệu


SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

21


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
Hầu hết các cơ sở sản xuất có liên quan đến sắt ít nhiều đều sử dụng một phần phế
liệu.
Loại hình sản phẩm sắt rất đa dạng vì nó rất phổ thông trong sinh hoạt hằng ngày. Một
vài hoạt động tiêu biểu của ngành tái chế sắt phế liệu:
 Cán kéo sắt
 Dập lon thiếc
 Sản xuất đinh, ốc vít
2.1.3.

Tái chế nhựa phế liệu

Các loại hình chủ yếu trong dây chuyền tái chế nhiên liệu nhựa:
 Dây chuyền xay phế liệu nhựa, sau đó rửa sạch rồi đem phơi khô.
 Dây chuyền tạo hạt: sử dụng phế liệu xay đã được phơi khô để tạo thành những
hạt nhựa nguyên liệu cung cấp cho những cơ sở sản xuất .
 Dây chuyền sản xuất từ nhựa phế liệu: sử dụng 100% hạt nhựa phế liệu cho sản
xuất hoặc sử dụng một tỉ lệ hạt nhựa phế liệu pha trộn với hạt nhựa chính phẩm,
tùy thuộc vào sản phẩm hoặc giá trị sản phẩm nhằm hạ giá thành.
2.1.4.

Tái chết thủy tinh phế liệu


So với các ngành tái chế phế liệu khác thì quy trình sản xuất của thủy tinh phế liệu đơn
giản hơn.
 Nung và sản xuất sản phẩm: thủy tinh vụn được đổ vào lò nung. Sản phẩm sau
khi lấy ra khỏi khuôn tiếp tục định hình.
 Tái sử dụng : một số phế liệu còn nguyên vẹn sẽ được thu gom và rửa sạch, sau
đó phân được loại theo kích thước, kiểu dáng, màu… hoặc phân loại theo mặt
hàng đựng trong đó như nước tương, nước mắm, nước giải khát... và được các
cơ sở sản xuất thu hồi để tái sử dụng.
2.1.5.

Tái chế và sử dụng giấy phế liệu

Giấy là một loại vật dụng phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày nên lượng giấy thải ra
hằng ngày là rất lớn và đủ mọi loại, từ giấy vụn cho đến những tấm carton lớn.
Đặc điểm của ngành này là giấy phế liệu không chỉ được tái chế ở những cơ sở tiểu thủ
công nghiệp với những máy móc đơn giản, thủ công hoặc quy mô nhỏ mà còn ở những
xí nghiệp quy mô lớn.
SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

22


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
 Hoạt động tái sử dụng: chủ yếu là sử dụng những bao bì carton bị loại bỏ để cắt,
đóng lại thành những bao bì có kích thước nhỏ hơn, cung cấp cho những cơ sở
sản xuất khác. Nguồn cung cấp phế liệu thường từ những nguồn ổn định như

các nhà máy, cửa hàng, kho… Phế liệu loại này thường sạch sẽ và nguyên vẹn.
 Hoạt động tái chế: sử dụng toàn bộ giấy phế liệu các loại.
 Tùy thuộc dây chuyền tái chế từ đơn giản đến hiện đại, phế liệu được phân loại,
sau đó được sản xuất thành những loại sản phẩm có chất lượng thấp như giấy
tiền vàng, giấy súc gói hàng, giấy bồi…hoặc các loại.
2.2.

TÁI CHẾ CHẤT THẢI

2.2.1.

Tái chế thu hồi kim loại nặng từ chất thải

Tái chế thu hồi kim loại nặng từ bùn thải có chứa kim loại nặng như đồng, sắt, kẽm
bằng phương pháp nhiệt, vật lý và hóa học để sản xuất các loại muối gom xử lý tại khu
xử lý.
 Xỉ kẽm: Hàm lượng muối kẽm Clorua có trong xỉ kẽm khoảng 10-20%. Có thể
tái chế thu hồi thành phần kẽm trong xỉ dưới dạng muối kẽm như Sun phát kẽm
ngậm 7 phân tử nước ZnSO4.7H2O.
 Bùn thải chứa kim loại nặng như: bùn thải chứa đồng từ nhà máy điện tử, bùn
thải chứa sắt từ các nhà máy gia công bề mặt kim loại, bùn thải chứa niken từ
nhà máy xi mạ….Các loại chất thải này có thể xử lý tái chế thu hồi thành phần
đồng dưới dạng muối đồng như CuCl2 hoặc Cu(SO4)2.
 Các loại chất thải có chứa thành phần sắt như phôi sắt từ các đơn vị gia công cơ
khí, xỉ thép, bùn thải chứa hàm lượng sắt cao (khoảng 10 – 25%). Các loại chất
thải này có thể xử lý tái chế thu hồi thành phần sắt dưới dạng muối sắt như
FeCl3 hoặc Fe(SO4)2.
2.2.2.

Tái chế sản xuất thanh đốt từ cặn dầu


Cặn dầu được trộn với bã mía để tăng hàm lượng chất khô, sau đó được đùn ép dưới
áp lực cơ học, tạo thành sản phẩm là thanh đốt (tương tự như củi).
Ưu điểm: công nghệ đơn giản, dễ thực hiện, cho phép xử lý hoàn toàn cặn dầu, không
phát sinh chất thải.
2.2.3.

Tái chế dầu nhớt, dung môi

Tái chế nhớt thải, dung môi hữu cơ bằng các phương pháp chưng cất, hấp phụ thành
nhớt tái chế, dung môi hữu cơ công nghiệp nhằm mục đích tận dụng nguồn tài nguyên.
SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
23
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
2.2.4.
Tái chế chất thải cao su
Chất thải rắn của công nghiệp sản xuất vật liệu cao su kỹ thuật (cao su lưu hóa và chưa
lưu hóa, cao su - vải) được tạo thành trong giai đoạn chuẩn bị hỗn hợp cao su, tạo phôi
lưu hóa và xử lí thành phẩm.
Thành phần có giá trị trong chất thải là cao su và vải. Phần lớn chất thải của ngành sản
xuất dụng cụ cao su kỹ thuật được đổ bỏ hoặc đốt ( khoảng 20 - 30% chất thải, 60%
đối với cao su chưa lưu hóa), phần còn lại được sử dụng ngay trong các xí nghiệp để
sản xuất các đồ dùng có nhu cầu lớn như thảm, ống, bao tay, ủng, nón cao su…Các
chất thải có thành phần tương tự là vỏ xe hơi, vỏ máy bay, vỏ máy kéo, đồ dùng cá
nhân.

Cao su tái sinh sau xử lí có thể dùng để sản xuất các đồ dùng cao su kỹ thuật. Chất thải
kim loại của quá trình sản xuất cao su tái sinh có thể được dùng trong công nghiệp
luyện kim đen. Từ vải phế liệu, ta có thể làm các tấm cách nhiệt, cách âm, chất độn
cho đồ gỗ....
Một hướng khác để chế biến cao su phế thải là nghiền thành hạt. Các hạt cao su này có
thể được chế biến thành nhiều loại vật liệu xây dựng có cao su chiếm 10-40% như
màng bitum - cao su, vật liệu chống thấm, thảm lót, ván tường, vật liệu phủ đường
hoặc được dùng để sản xuất bao bì bền hóa học và các mục đích khác.
Đối với chất thải cao su không được sử dụng để sản xuất cao su tái sinh, có thể dùng
phương pháp nhiệt phân để thu được các sản phẩm khác nhau.
 Nhiệt phân chất thải cao su ở 400-450oC, có thể thu được dầu cao su, một chất
được sử dụng làm chất tăng dai trong sản xuất cao su và cao su tái sinh.
 Nhiệt phân chất thải cao su ở 593-815oC, có thể thu được hydrocacbon lỏng
(được sử dụng như nhiên liệu), phần sản phẩm rắn có thể được sử dụng thay
cho mồ hóng để sản xuất các đồ dùng cao su kĩ thuật.
 Nhiệt phân chất thải cao su ở nhiệt độ 900-1200oC hai giai đoạn, có thể thu
được mồ hóng (chất cần thiết cho công nghiệp cao su), than cốc làm nguyên
liệu cho luyện kim đen.
Hiện nay, quá trình nhiệt phân phế thải hữu cơ đang thu hút nhiều sự quan tâm.
2.2.5.

Tái chế chất thải nhựa

SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

24


Đồ án tốt nghiệp

Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho huyện Thống Nhất
và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
Tương tự như tái chế phế liệu nhựa, chất thải nhựa cũng được phân loại, tách tạp chất,
nghiền và tạo hạt để đưa vào sản xuất các sản phẩm như bao bì, tấm trải, đồ chơi, đồ
kỷ niệm...
2.3.
2.3.1.

XỬ LÝ CHẤT THẢI
Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học

Phương pháp sinh học chủ yếu dùng để xử lý chất thải sinh hoạt có chứa thành phần
hữu cơ dễ phân hủy nhằm tái sử dụng thành phần có ích trong chất thải. Một số
phương pháp xử lý chất thải điển hình.
a. Xử lý chất thải bằng phương pháp ủ rác để thu hồi khí sinh học
Nguyên lý công nghệ của phương pháp ủ rác thải sinh hoạt để thu hồi khí sinh học là ủ
rác hữu cơ dễ phân hủy trong môi trường yếm khí để thu hồi khí làm nhiên liệu.
Theo quy trình xử lý tổng quát, rác thải thu gom về nơi xử lý được phân loại thu hồi
các chất thải có thể tái chế như: kim loại, thủy tinh, chai lọ, ni lông, các sản phẩm bằng
nhựa, giấy, cao su… loại bỏ các chất thải vô cơ như gạch, ngói, xà bần… còn lại các
chất hữu cơ dễ phân hủy đem đi ủ yếm khí ở các hố ủ. Hố thường được đào sâu xuống
đất và có lớp chống thấm thành và đáy hố. Trong hố ủ có hệ thống thu hồi khí mêtan
dùng làm nhiên liệu. Phương pháp này có các ưu và nhược điểm như sau:
❖ Ưu điểm:
 Tạo ra được nguồn khí đốt từ rác thải.
❖ Nhược điểm:
 Diện tích đất sử dụng lớn như bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
 Chi phí đầu tư ban đầu lớn.
 Vận hành và bảo quản phức tạp.
b. Xử lý chất thải bằng phương pháp chế biến chất thải thành phân hữu cơ

compost
Nguyên lý cơ bản của phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt thành phân hữu cơ
compost là quá trình phân hủy thành phần hữu cơ bằng hệ vi sinh vật trong môi trường
kiểm soát các thông số nhiệt độ, độ ẩm, pH và lượng oxygen. Sau khi được phân loại
sơ bộ, rác thải được ủ dưới tác dụng của nhiệt và men vi sinh, rác thải hữu cơ sẽ phân
hủy tạo thành mùn hữu cơ hoặc phân compost là nguyên liệu cải tạo đất.

SVTH: Nguyễn Thanh Thanh
GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm

25


×