Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của các cơ sở sản xuất trên địa bàn thị xã dĩ an, tỉnh bình dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 105 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KỸ THUẬT VÀ HỆ THỐNG HÀNH
CHÍNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI NGUY
HẠI Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ................................... 6
1.1

MỘT SỐ KHÁI NIỆM ................................................................................. 6

1.1.1
hại

Một số khái niệm cơ bản về chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy
................................................................................................................ 6

1.1.2

Nguyên tắc phân định CTNH ................................................................. 8

1.1.3

Phân loại CTNH ..................................................................................... 9

1.1.4

Lưu giữ CTNH ..................................................................................... 10



1.2

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTRCN VÀ NH TRÊN THẾ GIỚI.................... 10

1.2.1

Cộng đồng Châu Âu ............................................................................. 10

1.2.2

Mỹ ........................................................................................................ 11

1.2.3

Singapore .............................................................................................. 12

1.2.4

Trung Quốc .......................................................................................... 13

1.2.5

Philippin ............................................................................................... 14

1.2.6

Nhận xét ............................................................................................... 15

1.3 HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ VÀ QUẢN LÝ

CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ NGUY HẠI TẠI VIỆT NAM ............ 15
1.3.1

Đối với công tác quản lý ...................................................................... 15

1.3.2

Đối với các đơn vị phát sinh chất thải công nghiệp và nguy hại ......... 16

1.3.3

Đối với các đơn vị thu gom, vận chuyển ............................................. 16

1.3.4

Đối với các đơn vị xử lý ....................................................................... 16

i


1.4.1

Đồng Nai .............................................................................................. 17

1.4.2

Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................... 19

1.4.3


Bình Dương .......................................................................................... 21

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ NGUY HẠI TẠI THỊ XÃ DĨ AN ................................ 34
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ
DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG .............................................................................. 34
2.1.1

Khái quát về đặc điểm tự nhiên............................................................ 34

2.1.2

Phân khu hành chính ............................................................................ 36

2.1.3

Kinh tế - xã hội ..................................................................................... 37

2.1.4

Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải ......................................................... 42

2.2 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ
CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN ............................. 43
2.2.1 Khối lượng chất thải rắn công nghiệp và nguy hại theo kết quả điều tra
của Phòng TNMT trên địa bàn thị xã Dĩ An ..................................................... 43
2.2.2 Phân bố ngành nghề kinh doanh sản xuất trên địa bàn thị xã Dĩ An
ngoài khu công nghiệp ....................................................................................... 45
2.3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CTRCN VÀ CTNH TẠI THỊ XÃ
DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG .............................................................................. 46

2.3.1

Hệ thống quản lý môi trường các cấp .................................................. 46

2.3.2

Hệ thống chính sách, pháp luật ............................................................ 49

2.3.3

Các hoạt động truyền thông ................................................................. 50

2.3.4

Công tác thanh tra, kiểm soát ............................................................... 50

2.3.5

Quy trình cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH ................................. 50

2.4

HỆ THỐNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT ........................................................ 54

2.4.1

Kỹ thuật giảm thiểu chất thải tại nguồn ............................................... 54

2.4.2 Kỹ thuật phân loại, lưu trữ, vận chuyển, tái chế, xử lý CTRCN &
CTNH .............................................................................................................. 54

2.4.3 Quản lý CTRCN và CTNH tại các cơ sở sản xuất, các đơn vị thu gom,
vận chuyển và xử lý ........................................................................................... 62
2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTRCN VÀ CTNH
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN ........................................................................ 69

ii


2.5.1

Các điểm mạnh của hệ thống quản lý CTRCN và CTNH hiện nay .... 70

2.5.2

Các điểm yếu hiện nay ......................................................................... 71

2.5.3

Các cơ hội quản lý CTRCN và NH tại thị xã Dĩ An ............................ 72

2.5.4

Các thách thức phải đối mặt ................................................................. 73

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ XÃ DĨ AN ............................................................................................... 74
3.1

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CHUNG ..................................................... 74


3.1.1 Đề xuất quy trình quản lý nhà nước đối với CTRCN và CTNH trên địa
bàn thị xã Dĩ An ................................................................................................. 75
3.1.2

Đề xuất nâng cao năng lực quản lý ...................................................... 76

3.1.3 Xây dựng công tác tuyên truyền về nhận thức trong công tác bảo vệ
môi trường ......................................................................................................... 77
3.1.4
nay

Khắc phục các thiếu sót trong các quy định chính sách nhà nước hiện
.............................................................................................................. 78

3.1.5

Giảm thiểu chất thải tại nguồn ............................................................. 79

3.2 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ CTRCN – CTNH....................................................................... 79
3.2.1

Đối với chất thải rắn nguy hại .............................................................. 79

3.2.2

Đối với chất thải rắn công nghiệp không nguy hại .............................. 81

3.3


TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP ............. 82

3.4
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
TẠI THỊ XÃ DĨ AN ................................................................................................. 85
3.5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ .............................................................. 858

3.5.1

Biện pháp giáo dục – đào tạo, tuyên truyền về quản lý CTRCN và NH .
.............................................................................................................. 88

3.5.2

Ứng dụng tin học để quản lý cơ sở dữ liệu chất thải nguy hại............. 89

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 90
1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 91
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 92
iii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT


Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

1

BQL

Ban quản lý

2

BVMT

Bảo vệ môi trường

3

CSSX

Cơ sở sản xuất

4

CTCN NH

Chất thải công nghiệp nguy hại

5


CTR

Chất thải rắn

6

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

7

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

8

CTNH

Chất thải nguy hại

9

GIS

Geographic Information Systems
(Hệ thống thông tin địa lý)


10

KCN

Khu công nghiệp

11

QLNN

Quản lý nhà nước

12

TNHH TM-DV

Trách nhiệm hữu hạn thương mại – dịch vụ

13

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

14

TNMT

Tài nguyên môi trường


15

UBND

Ủy ban nhân dân

16

XD

Xây dựng

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 : Tài liệu tham khảo nội dung thu thập của các đơn vị liên quan .................... 4
Bảng 1.1 Phân bố CSSX ngành công nghiệp chế biến trong và ngoài KCN .............. 22
Bảng 1.2 Tổng khối lượng CTRCNKNH & CTNH phát sinh năm 2011 và 2014 của
tỉnh Bình Dương ........................................................................................................... 24
Bảng 1.4 Phân loại thiết bị vận chuyển CTNH chuyên dụng...................................... 30
Bảng 1.5 Công nghệ xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương ............................... 31
Bảng 2.1 Thống kê dân số, diện tích của các phường thuộc thị xã Dĩ An năm 2014 . 37
Bảng 2.2 Tổng sản phẩm GDP bình quân đầu người qua các năm ............................. 39
Bảng 2.3 Các loại hình công nghiệp hoạt động ở Dĩ An ............................................. 40
Bảng 2.4 Các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động trên địa bàn thị xã Dĩ An .......... 41
Bảng 2.5 Thống kê số lượng chất thải công nghiệp và nguy hại trên địa bàn thị xã
Dĩ An theo QĐ 23/2006/QĐ-BTNMT ......................................................................... 44
Bảng 2.6 Bảng phân bố ngành nghề địa bàn thị xã Dĩ An .......................................... 46
Bảng 2.7 Quy trình giải quyết đăng ký chủ nguồn thải ............................................... 52

Bảng 2.8 Phương tiện vận chuyển chất thải công ty TNHH TM & DV Môi trường
Việt Xanh ...................................................................................................................... 58
Bảng 2.9 Thông tin về các doanh nghiệp tái chế trên địa bàn thị xã Dĩ An ................ 60
Bảng 2.10 Một số Mã CTNH của các đơn vị thu gom, xử lý hiện nay ....................... 64
Bảng 2.11 Các đơn vị hoạt động vận chuyển, xử lý CTRCN & CTNH trên địa bàn
thị xã Dĩ An .................................................................................................................. 67
Bảng 2.12 Tổng khối lượng rác thải do các đơn vị trên địa bàn thu gom, xử lý ......... 68
Bảng 2.13 Bảng tóm tắt phân tích SWOT ................................................................... 70

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Dòng chảy chất thải rắn công nghiệp trong TEDA ...................................... 14
Hình 1.2 Sơ đồ quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .......... 18
Hình 1.3 Mô hình quản lý chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................ 20
Hình 1.4 Các hình thức phân loại chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương ........................................................................................................................... 24
Hình 1.5 Khối lượng CTNH phát sinh theo từng ngành nghề của các Doanh nghiệp
sản xuất năm 2009 ........................................................................................................ 26
Hình 1.6 Hình ảnh về công tác lưu trữ chất thải rắn tại các Doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bình Dương .................................................................................................... 27
Hình 1.7 Sơ đồ thu gom, vận chuyển chất thải CN và NH tỉnh Bình Dương ............. 29
Hình 2.1 : Bản đồ hành chính thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ..................................... 35
Hình 2.2 : Sự gia tăng dân số, số lao động từ năm 2005 đến năm 2014 ...................... 38
Hình 2.3 : Tổng giá trị bán lẻ hàng hóa năm qua các năm ........................................... 42
Hình 2.4: Biểu đồ bố trí ngành nghề các cơ sở sản xuất trên địa bàn Thị xã Dĩ An .... 47
Hình 2.5 : Sơ đồ cơ cấu quản lý Nhà nước về môi trường tỉnh Bình Dương .............. 48
Hình 2.6 Kết quả khảo sát tình hình các CSSX phân loại CTRSH, CTRCN và

CTNH trên địa bàn thị xã Dĩ An .................................................................................. 55
Hình 2.7 Biểu đồ kết quả khảo sát công tác dán nhãn, ghi mã CTNH
tại các CSSX trên địa bàn thị xã Dĩ An ........................................................................ 56
Hình 2.8 Kết quả khảo sát tình hình các CSSX lưu trữ CTRSH, CTRCN và CTNH
trên địa bàn thị xã Dĩ An .............................................................................................. 57
Hình 3.1 : Đề xuất quy trình cấp sổ chủ nguồn thải ..................................................... 76
Hình 3.2 : Kho lưu trữ chất thải nguy hại ..................................................................... 82
Hình 3.3 : Đề xuất mô hình quản lý chất thải công nghiệp tại thị xã Dĩ An ................ 85

vi


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, cùng với sự công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì cuộc sống của con
người ngày càng được cải thiện hơn, đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước. Tuy nhiên sự
phát triển này cũng kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con
người, đời sống, kinh tế, xã hội và cũng kéo theo sự xuống cấp trầm trọng của môi
trường. Trong quá trình công nghiệp hóa, quá trình phát sinh chất thải rắn gắn liền với
quá trình sản xuất, mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất đều tạo ra chất thải rắn, từ
khâu khai thác, tuyển chọn nguyên liệu đến khi tạo ra sản phẩm phục vụ người tiêu
dùng.
Chất thải rắn hiện đang là vấn đề môi trường rất bức xúc ở Việt Nam. Việc thu
gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đã và đang trở thành một bài toán khó
đối với các nhà quản lý tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền
kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chất thải rắn tăng nhanh chóng về số

lượng, với thành phần ngày càng phức tạp đã và đang gây khó khăn cho công tác quản
lý, xử lý. Riêng tại thành phố Hà Nội, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lên
tới 6.420 tấn/ngày và Thành phố Hồ Chí Minh là 6.739 tấn/ngày. Lượng chất thải nguy
hại phát sinh trên toàn quốc ước khoảng 800 ngàn tấn/năm (Nguồn : Bộ Tài nguyên và
Môi trường, báo cáo của Sở TN&MT các tỉnh, thành phố, 2015)
Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Bình Dương, có tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá cao, đạt được nhiều thành tựu đáng
kể. Bên cạnh đó, một lượng lớn CTRCN và NH từ quá trình hoạt động sản xuất trên
địa bàn thị xã Dĩ An vẫn chưa được thu gom, vận chuyển và xử lý đúng kỹ thuật.
CTNH vẫn chưa được phân loại tại nguồn mà còn lẫn vào trong rác thải sinh hoạt và
CTRCN. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, trung bình mỗi ngày trên địa bàn
Tỉnh thải ra khoảng 900 - 1000 tấn chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp là
7.700 tấn/ngày trong đó có 290 tấn chất thải rắn nguy hại. Phần lớn CTRCN không
NH đã được thu gom, tái chế khoảng 5.390 tấn/ngày chiếm 70% còn lại là lượng
CTRNH khoảng 87 tấn/ngày (chiếm 30%). Riêng thị xã Dĩ An, lượng chất thải rắn
công nghiệp thải ra là 260,5 tấn/ngày, trong đó có 9,3 tấn chất thải nguy hại và hiện
nay tại thị xã Dĩ An, lượng chất thải nguy hại này vẫn chưa được xử lý hợp lý.
Một số hạn chế hiện nay trong công tác phân loại, lưu trữ, thu gom vận chuyển
và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại cho thấy hệ thống quản lý chất thải hiện
nay vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả. Chất thải rắn công nghiệp và nguy hại vẫn còn lẫn
trong chất thải rắn sinh hoạt vì nhận thức của cá nhân, doanh nghiệp chưa cao và tình
SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

1


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện


trạng thu mua phế liệu tự phát, nằm ngoài tầm kiểm soát. Những vấn đề này sẽ gây
ảnh hưởng tới môi trường cũng như sức khỏe của con người.
Bên cạnh đó, công tác quản lý chất thải của các ban ngành vẫn còn nhiều bất cập.
Công tác quản lý chất thải rắn đô thị, chất thải rắn trong các khu, cụm công nghiệp và
khu dân cư thuộc về trách nhiệm của rất nhiều ban ngành do đó đã gây ra một số khó
khăn trong thực tế quản lý và vận hành hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và
nguy hại trên địa bàn Thị xã.
Đối với các cơ sở sản xuất phát sinh chất thải, phần lớn họ chọn hình thức chi trả
phí thu gom, vận chuyển, xử lý cho các đơn vị thu gom, vận chuyển xử lý. Điều này
dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những Công ty thu gom, vận chuyển, xử
lý CTRCN và CTNH, bằng cách đưa ra mức giá thấp để chiếm lĩnh thị thường. Điều
này dẫn đến một thực tế là các cơ sở sản xuất không quan tâm đế việc làm sao giảm
phát sinh chất thải, kể cả chất thải nguy hại. Cùng với hoạt động thu mua phế liệu
không có hợp đồng, mức giá cụ thể nên dẫn đến việc cơ sở sản xuất sẽ bán cho cơ sở
thu mua phế liệu nào trả giá cao hơn. Hậu quả của điều này là làm phát tán một lượng
lớn CTNH và CTCN ra ngoài môi trường. Đây là một nguy cơ ô nhiễm môi trường và
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Với hiện trạng cấp bách về vấn đề quản lý chất thải công nghiệp và nguy hại trên
địa bàn thị xã Dĩ An hiện nay, để tìm hiểu thêm, em xin được chọn đề tài : “Đánh giá
hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại phát sinh từ
các cơ sở sản xuất trên địa bàn thị xã Dĩ An và đề xuất các biện pháp cải thiện”.
2. MỤC TIÊU
Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý hành chính, hệ thống lưu trữ,
phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp và nguy hại từ quá trình
hoạt động của các cơ sở sản xuất trên địa bàn thị xã. Từ đó đề xuất các giải pháp phù
hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thải rắn công nghiệp và nguy hại trên
địa bàn thị xã Dĩ An.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
Đối tượng :

- Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại được thải bỏ từ các cơ sở sản
xuất trong và ngoài khu công nghiệp
- Hệ thống quản lý hành chính và các chính sách pháp luật đang được áp dụng
hiện nay

SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

2


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

- Nghiên cứu hiện trạng và các biện pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp và
nguy hại trên địa bàn thị xã Dĩ An.
Phạm vi :
300 đơn vị sản xuất kinh doanh trong và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn thị
xã Dĩ An.
Danh sách các khu vực khảo sát bao gồm :
- Khu công nghiệp Sóng Thần 1
- Khu công nghiệp Sóng Thần 2
- Khu công nghiệp Bình Đường
- Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp A
- Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B
- Khu công nghiệp dệt may Bình An
- Khoảng 200 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn các phường Bình
An, An Bình, Bình Thắng, Đông Hòa, Dĩ An, Tân Đông Hiệp, Tân Bình
(ngoài khu cụm công nghiệp).

4. NỘI DUNG
Nội dung 1 : Tham khảo các tài liệu liên quan đến công tác thu gom vận chuyển và xử
lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại.
-

-

Tham khảo các tài liệu liên quan đến công tác thu gom và vận chuyển và xử lý
chất thải rắn công nghiệp và nguy hại trên thế giới như Châu Âu, Mỹ,
Singapore, Trung Quốc và Philippin.
Các tài liệu hoặc báo cáo tình hình thu gom và vận chuyển và xử lý chất thải rắn
công nghiệp của các tỉnh ở Việt Nam như Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.
Các báo cáo tình hình thu gom và vận chuyển và xử lý chất thải rắn công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Nội dung 2 : Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp và
nguy hại cụ thể như sau:
-

Thu thập kết quả điều tra từ phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Dĩ An (
bằng phiếu điều tra) về hiện trạng thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn
công nghiệp và nguy hại của 100 đơn vị sản xuất kinh doanh trong khu công
nghiệp và 200 đơn vị ngoài khu công nghiệp.

Nội dung 3 : Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, công tác thu

SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

3



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp và nguy hại.
- Lựa chọn giải pháp và mô hình phù hợp để đề xuất các giải pháp mang tính khả
thi để áp dụng trên địa bàn Thị xã Dĩ An trong thời gian tới.
5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Phương pháp thu thập tài liệu : Thu thập thông tin tổng quan về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Dĩ An, tổng quan về vấn đề nghiên cứu ở các
nước trên thế giới, các địa phương lân cận, và ở thị xã Dĩ An.
Bảng 1 : Tài liệu tham khảo nội dung thu thập của các đơn vị liên quan
STT

Tài liệu

Nguồn
UBND tỉnh Bình Dương

1

Đề án kiện toàn hệ thống thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.

2

Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương Sở Tài nguyên Môi

năm 2015.
trường tỉnh Bình Dương

3

Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất
giải pháp quản lý; mô hình thu gom, vận chuyển
xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

4

Số liệu về quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn Phòng kiểm soát ô nhiễm
tỉnh Bình Dương.
– Chi cục bảo vệ môi
trường tỉnh Bình Dương

5

Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của thị xã Dĩ An UBND thị xã Dĩ An
năm 2013.

6

Số liệu điều kiện kinh tế tự nhiên và xã hội của Niên giám thống kê năm
UBND thị xã Dĩ An năm 2014.
2014

7

Danh sách các đơn vị sản xuất kinh doanh trên Phòng Tài nguyên Môi

địa bàn thị xã Dĩ An. Công tác quản lý môi trường thị xã Dĩ An;
trường trên địa bàn Thị xã.
UBND các phường trên
địa bàn Thị xã

Sở Tài nguyên Môi
trường tỉnh Bình Dương

- Phương pháp đánh giá : Đánh giá hiện trạng của công tác quản lý CTRCN và
NH trên cơ sở các thông tin đã thu thập.
SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

4


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

- Phương pháp chuyên gia : Dựa trên các tài liệu, số liệu sẵn có, phương pháp
chuyên gia : tham khảo ý kiến của cán bộ Phòng Tài nguyên môi trường giúp
sinh viên có cái toàn diện để có thể đánh giá được hiện trạng của công tác quản
lý CTRCN và CTNH, từ đó tìm ra được các giải pháp quản lý phù hợp.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN
Ý nghĩa thực tiễn :
- Đáp ứng được nhu cầu bức xúc hiện nay trong công tác quản lý chất thải rắn
công nghiệp và chất thải nguy hại từ các CSSX trên địa bàn thị xã Dĩ An
- Các biện pháp được đề xuất phù hợp với điều kiện thực tế của thị xã Dĩ An
- Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi

cho các giai đoạn xử lý chất thải tiếp theo và phòng tránh được những rủi ro có thể
phát sinh từ chất thải nguy hại.
Ý nghĩa khoa học :
- Đánh giá hiện trạng quản lý CTRCN và CTNH dựa trên những dữ liệu có cơ sở
khoa học, các số liệu từ điều tra thực tế trên địa bàn khảo sát.
- Đưa ra cái nhìn tổng quan hơn về CTRCN và CTNH, từ đó đề xuất ra những
biện pháp quản lý thích hợp nhất.

SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

5


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KỸ THUẬT VÀ HỆ THỐNG HÀNH
CHÍNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI
NGUY HẠI Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Một số khái niệm cơ bản về chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy
hại
Chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra
từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. (Nghị định số
38/2015/NĐ-CP)
1.1.1


Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP)
Chất thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn) chứa một trong những
đặc điểm như yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây
ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.(Luật bảo vệ môi trường năm 2014).
Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại
hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất
thải nguy hại. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP)
Quản lý CTNH là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu,
phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý
CTNH.
Xử lý CTNH là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm biến
đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu huỷ hoặc phá huỷ tính chất, thành phần nguy hại của CTNH
(kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp). (Nghị định số
38/2015/NĐ-CP)
Phân định chất thải là quá trình phân biệt một vật chất là chất thải hay không
phải là chất thải, chất thải nguy hại hay chất thải thông thường và xác định chất thải đó
thuộc một loại hoặc một nhóm chất thải nhất định với mục đích để phân loại và quản
lý trên thực tế. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).
Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên
thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác
nhau. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).

SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

6


Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi
xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển
chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển. (Nghị định số
38/2015/NĐ-CP).
Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc sau
khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải. (Nghị định số 38/2015/NĐCP).
Tái sử dụng trực tiếp CTNH là việc trực tiếp sử dụng lại các CTNH có nguồn
gốc là các phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc vật liệu, hóa chất đã qua sử dụng theo
đúng mục đích sử dụng ban đầu của phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc vật liệu, hóa
chất đó mà không qua bất kì khâu xử lý hay sơ chế nào.
Sơ chế chất thải là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ - lý đơn thuần nhằm
thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý nhằm phối
trộn hoặc tách riêng các thành phần của chất thải cho phù hợp với các quy trình quản
lý khác nhau. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).
Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu
lại các thành phần có giá trị từ chất thải. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).
Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với
sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và
các yếu tố có hại trong chất thải. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).
Giảm thiểu CTNH tại nguồn là các biện pháp quản lý và vận hành sản xuất,
thay đổi quy trình công nghệ sản xuất nhằm giảm lượng chất thải hay độc tính của chất
thải.
Công nghiệp môi trường là một ngành kinh tế cung cấp các công nghệ, thiết bị,
dịch vụ và sản phẩm phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường. (Luật bảo vệ môi
trường 2014)
Cơ sở phát sinh chất thải là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát

sinh chất thải. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP)
Chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở phát sinh
chất thải. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP)
Cơ sở xử lý chất thải là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải (kể cả hoạt động
tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải). (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP)
SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

7


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt là tổ chức, cá nhân thực hiện
dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. (Nghị định số
38/2015/NĐ-CP)
Chủ xử lý chất thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở xử lý chất
thải. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP)
Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là giấy phép cấp cho chủ xử lý chất thải
nguy hại để thực hiện dịch vụ xử lý, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất
thải nguy hại (có thể bao gồm hoạt động vận chuyển, trung chuyển, lưu giữ, sơ chế).
Mã số quản lý CTNH là mã số được cấp kèm theo Sổ đăng ký chủ nguồn thải
CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH.(Thông tư 36/2015/TT-BTNMT)
Hồ sơ môi trường là tập hợp các tài liệu về môi trường, tổ chức và hoạt động
bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo
quy định của pháp luật. (Luật bảo vệ môi trường 2014)
Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm
đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một

quá trình sản xuất khác. (Luật bảo vệ môi trường 2014)
1.1.2

Nguyên tắc phân định CTNH

Theo công ước Basel về chất thải nguy hại : Chất thải nguy hại có một trong
những đặc tính sau đây :
 Phản ứng với các quá trình phân tích chất thải nguy hại
 Có trong danh sách chất thải nguy hại
 Nếu chất thải không có trong danh sách chất thải nguy hại thì xem nó có ở trong
danh sách những chất không phải là nguy hại hay không hay nó có tiềm năng gây hại
hay không.
Nguyên tắc phân định CTNH bao gồm:
 Xác định một chất thải là CTNH căn cứ vào quy định về ngưỡng CTNH.
 Hỗn hợp chất thải được phân định là CTNH khi có ít nhất một chất thải thành
phần trong hỗn hợp chất thải là CTNH.
 Loại chất thải có khả năng là CTNH (ký hiệu *) quy định tại Phụ lục 1 kèm
theo Thông tư 36 khi chưa phân định được là CTNH hay không thì áp dụng quy định
tại QCVN 07:2009/BTNMT để xác định CTNH sau đó phải quản lý theo quy định như
đối với CTNH.

SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

8


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện


1.1.3

Phân loại CTNH

a. Theo hình thức tác động
Loại 1: Các chất nổ (thuốc hóa học, các bình chứa áp suất chưa bảo đảm rỗng
hoàn toàn, như bình gas).
Loại 2: Các chất dễ cháy: Như các phế liệu kim loại thải lẫn dầu hoặc nhựa than
đá, các sản phẩm hắc in thải, dầu và các chất cô từ quá trình phân tích. Ví dụ như: nhớt
thải, dầu thải, dầu đáy tàu.
Loại 3: Các chất độc (nguy hiểm): Như dầu thủy lực thải, dầu động cơ, hộp số
bôi trơn thải, chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau…
Loại 4: Các chất ăn mòn: Như các loại axit, kiềm mạnh, dung dịch thải thuốc
hiện ảnh, dung dịch tẩy màu, dung dịch thuốc tráng bản in, dung dịch hảm thải…)
b. Theo trạng thái vật lý
CTNH dạng rắn: Ví dụ như pin, ắc quy, pin Ni-Cd, pin ắc quy có chứa thủy ngân
thùng sơn, kim tiêm…
CTNH dạng bùn: Là chất thải dạng bùn có chứa các yếu tố guy hại như bùn thải
từ thiết bị tách dầu/nước, bùn thải từ thiết bị chặn dầu.
CTNH dạng lỏng: là các dung dịch nước thải có tính nguy hại như chứa các thành
phần axit, kiềm. Như nước thải công nghiệp có chứa clo. Chất thải lẫn dầu, chất xúc
tác ở thể lổng đã qua sử dụng.
c. Theo nhóm nguồn hoặc theo dòng thải chính
 Theo Điều 6, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về quản lý CTNH thì việc phân định, phân loại
CTNH được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1(B) kèm theo Thông tư này và Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT.
 Ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm 19 nhóm nguồn và dòng thải chính sau:
01. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than.

02. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất vô cơ.
03. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất hữu
cơ.
04. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác.
05. Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại.
SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

9


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

06. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh.
07. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu
khác.
08. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che
phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in.
09. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy.
10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.
11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô
nhiễm).
12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước cấp.
13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này).
14. Chất thải từ ngành nông nghiệp.
15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ
hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.

17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất
lạnh và chất đẩy (propellant).
18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.
19. Các loại chất thải khác.
1.1.4

Lưu giữ CTNH

Chất thải nguy hại chỉ đươc lưu giữ tạm thời tại những vị trí, khu vực đã quy
định theo đúng nguyên tắc tiêu chuẩn cụ thể.
Các quy định về bao bì, thiết bị lưu chứa ; các quy định chung khi dán nhãn
CTNH, dấu hiệu cảnh báo; các yêu cầu thiết kế và kỹ thuật vận hành kho lưu trữ thì
được quy định chi tiết ở phụ lục 2.
1.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTRCN VÀ NH TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1

Cộng đồng Châu Âu

Năm 2006, các nước thành viên EU-27 (Cộng đồng Châu Âu EU, từ năm 2007
đến nay có 27 nước thành viên gia nhập gọi tắt là EU-27) đã phát sinh khoảng 3 tỷ tấn
CTR, trung bình 6 tấn/người/năm. Trong đó chất thải nguy hại chiếm 3% tổng lượng

SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

10


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,

tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

chất thải rắn. Khoảng 50% tổng lượng chất thải được xử lý dưới hình thức chôn lấp;
50% lượng chất thải còn lại được sử dụng trong tái chế, tái sử dụng và xử lý thông qua
thiêu đốt. Sự khác biệt đáng kể trong phát sinh chất thải giữa các nước thành viên EU
chủ yếu là do cơ cấu công nghiệp và kinh tế - xã hội khác nhau (sự chênh lệch về tỷ lệ
phát sinh chất thải rắn trung bình/người lên đến 540 kg/người vào năm 2008). Tuy
nhiên, các nước thành viên EU chia sẻ chung các chính sách và khung pháp lý quản lý
chất thải rắn cơ bản của EU. Hai văn bản chính trong khung pháp lý quản lý chất thải
rắn của EU là: Chỉ thị về bãi chôn lấp (1999/31/EC) năm 1999 và Khung chỉ thị về
chất thải (2008/98/EC) năm 2008 (áp dụng từ tháng 12 năm 2008, và triển khai thực
hiện trong luật pháp từng quốc gia thuộc EU vào tháng 12 năm 2010). EU đã từng cam
kết giảm thiểu phát sinh chất thải rắn để đảm bảo giảm thiểu các tác động đến môi
trường toàn cầu nhưng không thành công (European environment Agency, 2010). Tuy
nhiên, từ năm 2006 đến năm 2008, tốc độ phát sinh chất thải rắn đã tăng chậm lại so
với tốc độ tăng trường kinh tế của EU. Do đó đạt được hiệu quả tương đối trong sự
tách biệt giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với tốc độ phát sinh chất thải rắn tại EU.
Từ năm 2008 đến nay, quản lý chất thải rắn đã được cải thiện ở hầu hết các
nước thành viên EU. Năm 2008, ước tính khoảng 0,75% GDP của EU được chi cho
quản lý và tái chế chất thải rắn (European environment Agency, 2010).. Lĩnh vực tái
chế đạt doanh thu ước tính 24 tỷ USD và thu hút 500.000 lao động. Ngành công
nghiệp sinh thái và ngành công nghiệp xử lý chất thải của EU chiếm khoảng 30% và
50% thị phần thế giới. Năm 2012, Liên đoàn quản lý chất thải và dịch vụ môi trường
Châu Âu FEAD (European Federation of Waste Management and Enviromental
Servies), đơn vị đại diện cho Hiệp hội Quản lý Chất thải và Dịch vụ Môi trường của
21 quốc gia thuộc EU, chịu trách nhiệm quản lý khoảng 2400 trung tâm phân loại và
tái chế chất thải, 1100 khu sản xuất phân compost, 260 nhà máy sản xuất năng lượng
từ chất thải và 900 bãi chôn hợp vệ sinh. EU hiện đang tiếp tục khuyến khích hoạt
động trao đổi chất thải giữa các quốc gia thuộc liên minh để tái chế và phục hồi năng
lượng thông qua chính sách khắt khe về tỷ lệ tái chế tối thiểu cho từng dòng chất thải

(European environment Agency, 2010).
1.2.2

Mỹ

Quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Mỹ được điều hành trực tiếp bởi Văn phòng
Chất thải rắn và Ứng phó Sự cố (Office of Solid Waste and Emergency Response),
trực thuộc Cục quản lý môi trường Mỹ (United State Enviroment Protection Agency)
và được kiểm soát bởi Luật Bảo tồn và Phục hồi Tài nguyên (RCRA) ban hành lần đầu
vào năm 1976; sửa đổi, bổ sung vào năm 1982. Các quy định này được áp dụng khác

SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

11


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

nhau tùy thuộc vào từng tiểu bang. Một số tiểu bang thiết lập quy định khắt khe hơn so
với hướng dẫn của RCRA. Tuy nhiên, các tiểu bang đều tuân thủ nguyên tắc quản lý
chất thải công nghiệp dựa trên kiểm soát các tiêu chuẩn môi trường về chất thải công
nghiệp. Một ví dụ cụ thể của cách thức quản lý chất thải rắn dựa trên việc kiểm soát
tiêu chuẩn tại tiểu bang Texas, Mỹ như sau: Tiểu bang Texas thành lập một cơ quan
kiểm soát chất lượng môi trường gọi là Ủy ban Texas về Chất lượng Môi trường
TCEQ (Texas Commission on Environmental Quality). Ủy ban này có trách nhiệm cấp
giấy phép hành nghề cho các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực có tác động tới
môi trường.

TCEQ ngẫu nhiên kiểm toán một số các báo cáo về dòng thải chất thải công
nghiệp mỗi năm. Trong đó phải cung cấp đầy đủ tài liệu mô tả, phân tích các cơ sở và
lý do phân loại chất thải. Ngoài ra, mỗi một đơn vị, cá nhân được cấp giấy phép đều
phải trả lệ phí kiểm tra giám sát chất thải hàng năm cho TCEQ gọi chung là phí đánh
giá hàng năm.
1.2.3

Singapore

Tại Singapore, Bộ Môi trường kiểm soát việc nhập khẩu, vận chuyển, lưu trữ và
sử dụng các chất nguy hại theo quy định của Đạo luật chống ô nhiễm Môi trường
(EPCA), Bất kỳ cá nhân hoặc công ty nào có kế hoạch tiến hành những hoạt động nói
trên đều phải xin cấp Giấy phép hoặc được phép của Bộ môi trường, Bên cạnh đó còn
phải thuân thủ các quy định về bao bì, tải trọng cho phép, tuyến đường vận chuyển,
phương thức vận chuyển và lịch trình, các kế hoạch ứng phó trong trường hợp khẩn
cấp, để đảm bảo vận chuyển an toàn các chất thải nguy hại,
Ngoài ra, Bộ Môi trường còn kiểm soát việc tiêu hủy các chất phế thải công
nghiệp độc hại theo quy định trong bản Quy chế y tế về môi trường, Các tổ chức cá
nhân trước khi thu gom và tiêu hủy các chất phế thải công nghiệp độc hại đều xin cấp
giấy phép, Trước khi vận chuyển bất kỳ chất phế thải độc hại nào cũng đều phải xin
phép.
Tuy nhiên do diện tích đất nhỏ hẹp, chủ trương của Chính phủ Singapore tập
trung mạnh vào hoạt động tái chế chất thải bao gồm các nỗ lực ở khu vực công nghiệp
và ở các cơ quan, cũng như các chương trình tái chế. Việc tái chế ở Singapo đóng một
vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu số lượng chất thải được thu hồi, Cơ quan môi
trường quốc gia xây dựng lộ trình tái chế rõ ràng cho các ngành giấy, nhựa, thuỷ
tinh,…
Để thúc đẩy việc áp dụng các thành tựu mới về công nghệ môi trường, NEA đã

SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh

GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

12


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

thiết lập Quỹ Đổi mới công nghệ - bền vững môi trường (IES). Các dự án tái chế được
hỗ trợ bởi Quỹ IES bao gồm: sản xuất kênh thoát nước bê tông đúc sẵn bằng cách sử
dụng cốt liệu tái chế; chuyển đổi chất thải làm vườn thành vật liệu đóng gói; chế biến
xỉ lò nồi chứa, một sản phẩm của quá trình làm thép thành vật liệu xây dựng đường bộ.
Hiện nay, Singapore đang tiếp tục phấn đấu để đạt được mục tiêu dài hạn của chiến
lược "Hướng tới không bãi rác' và 'Hướng tới không chất thải" (ASEAN Secretariat,
2009).
1.2.4

Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những nước châu Á có tốc độ phát triển kinh tế nhanh
nhất thế giới. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc là 9,2%,
trong đó giá trị sản xuất của ngành công nghiệp và xây dựng trung bình tăng 10,6%
(Cục thống kê Trung Quốc, 2010). Đặc thù của ngành công nghiệp Trung Quốc là ưu
tiên phát triển các lĩnh vực công nghệ cao và chủ yếu thu hút các doanh nghiệp đầu tư
vào các khu công nghiệp và các đặc khu kinh tế. Trung Quốc có tất cả 5 đặc khu kinh
tế trong đó lớn nhất là đặc khu kinh tế Thiên Tân (TEDA) với khoảng 3.300 doanh
nghiệp đa dạng về ngành nghề công nghiệp được đầu tư sản xuất. Năm 2008, tổng
lượng phát sinh chất thải công nghiệp của Trung Quốc vào khoảng 1901,27 triệu tấn,
trong đó 65% chất thải được tái sử dụng, 25,4% được xử lý và 11,5% còn lưu trữ tại

nguồn (số liệu lưu trữ có lũy kế từ năm trước). Tổng lượng chất thải công nghiệp nguy
hại phát sinh khoảng 13,57 triệu tấn chiếm 0,72% tổng lượng chất thải rắn công
nghiệp. Trong đó lượng tận dụng trở lại khoảng 60,4%, lượng xử lý chiếm 28,6% và
lượng còn lưu trữ tại nguồn khoảng 14,4% (số liệu lưu trữ có lũy kế từ năm trước) (Cơ
quan Môi trường quốc gia Trung Quốc, 2008). Trách nhiệm quản lý chất thải rắn công
nghiệp tại Trung Quốc được phân nhỏ về các đặc khu kinh tế và trở thành mô hình
quản lý hành chính về môi trường thu nhỏ thiết lập cụ thể cho từng đặc khu.. Dưới đây
là mô hình đặc thù về quản lý tổng hợp chất thải rắn công nghiệp của Trung Quốc tại
đặc khu kinh tế Thiên Tân (TEDA) (Geng và cộng sự, 2006). TEDA sở hữu hai công
trình xử lý chất thải rắn lớn và liên kết với một công trình xử lý chất thải rắn khác nằm
bên ngoài TEDA để đảm bảo ổn định dòng chu chuyển nguyên liệu - chất thải rắn cho
các doanh nghiệp đầu tư vào TEDA. Hai công trình thuộc phạm vi quản lý của TEDA
là Trung tâm xử lý chất thải nguy hại Thiên Tân (TNHWC) có thể xử lý hơn 600 loại
chất thải công nghiệp nguy hại và Lò đốt chất thải rắn đô thị Quảng Đông với công
suất xử lý 1.200 tấn chất thải rắn/ngày và sản xuất 18 MW điện/ngày. Công trình xử lý
chất thải rắn liên kết với TEDA là bãi chôn lấp chất thải rắn Hangu với công suất 700
tấn/ngày và dự kiến hoạt động trong 10 năm.

SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

13


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

Hình 1.1 Dòng chảy chất thải rắn công nghiệp trong TEDA.
( Nguồn : Geng và cộng sự, 2006 ).

1.2.5

Philippin

Theo số liệu thống kê năm 2010, lượng CTNH phát sinh ở Philippin là 659.012
tấn. Theo dự đoán, tổng lượng chất độc và chất thải công nghiệp nguy hại tăng 184%
qua 15 năm. Theo nghiên cứu của JICA năm 2001, nhận thấy 1/3 lượng chất thải phát
sinh chủ yếu tập trung ở miền Nam Tagalog, gần 28% lượng chất thải tập trung chủ
yếu ở khu vực thủ đô Manila. Theo ước lượng từ những nguồn phát sinh có đăng kí thì
các chất độc và chất thải nguy hại phát sinh khoảng 280.000 tấn, với 50% được tái
sinh hoặc xử lý tại chỗ, 13% được quản lý tại các cơ sở vận chuyển và xử lý, 37%
được lưu trữ hoặc đốt bất hợp pháp bên ngoài nguồn phát sinh
Quá trình phân loại, lưu trữ, tái sinh và phân loại tại nguồn rất ít được thực hiện
do thiếu nhân lực tài chính và kỹ thuật. Bên cạnh đó, nguyên liệu được tái sinh CTNH
và quy trình tái sinh không còn phù hợp nữa. Hiện tại Philippin vẫn chưa có bãi chôn
lấp chất thải nguy hại mà khả năng lưu giữ tạm thời còn thiếu. vì vậy một số nguồn
SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

14


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

phát sinh CTNH đã sử dụng biện pháp chôn lấp hay đốt bất hợp pháp để tránh sự kiểm
soát của Nhà nước
Hệ thống quản lý CTNH của Philippin được cấu thành bởi 5 yếu tố chính là :
khung luật và chính sách; khung quy định và tổ chức hệ thống quản lý hành chính;

khung quy định và tổ chức hệ thống kỹ thuật; dịch vụ hỗ trợ và các công cụ kinh tế.
Philippin đã tham gia ký kết công ước Basel về vận chuyển CTNH, hiệp ước
Mentreal về những chất phá hủy tầng ozon. Những ký kết này đã tạo nhiều sức ép đặt
lên Chính phủ với một cơ cấu yếu kém về quản lý CTNH.
1.2.6

Nhận xét

Tóm lại những chiến lược quản lý có thể tham khảo ở các đại diện quản lý môi
trường ngoài nước như sau:
EU: Chiến lược xây dựng và thúc đẩy sự phát triển vững chắc và ổn định của
thị trường tái chế và thị trường dịch vụ xử lý chất thải rắn nhằm giảm thiểu tối đa
nguồn phát sinh chất thải và khai thác tối đa giá trị thực tế của nguồn tài nguyên, áp
dụng mô hình sinh thái công nghiệp nhằm giảm khai thác tài nguyên và nâng cao hoạt
động tái sử dụng, tái chế chất thải.
Mỹ: Thiết lập và kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn xử lý và quản lý chất thải rắn do
cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) làm nhiệm vụ giám sát chặt chẽ từng khâu một,
đồng thời đưa ra những quy định cụ thể đối với các đối tượng liên quan.
Singarpore: Đầu tư tối đa vào cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý chất thải rắn kết
hợp với chiến lược tăng cường nguồn lực và nghiên cứu công nghệ tái chế chất thải.
Trung Quốc: Phân nhỏ trách nhiệm quản lý chất thải rắn về nhóm đối tượng quản
lý trực tiếp nguồn phát sinh chất thải – người hiểu rõ nhất đặc thù nguồn phát sinh chất
thải do mình quản lý.
Đồng thời, nhận thấy nhiều thiếu sót trong công tác quản lý CTNH tại các nước
đang phát triển, cụ thể là Philippin :
Vấn đề quản lý CTNH tại Philippin còn nhiều yếu kém do thiếu sự tuân thủ các
quy định và luật môi trường, thiếu thông tin và hệ thống quản lý của nguồn phát sinh,
khả năng tài chính và kỹ thuật của cơ sở vận chuyển và xử lý còn giới hạn
1.3
HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ VÀ QUẢN LÝ

CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ NGUY HẠI TẠI VIỆT NAM
1.3.1 Đối với công tác quản lý

SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

15


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

Các cơ sở pháp lý hiện có về quản lý CTNH còn chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện,
cần tiếp tục bổ sung để phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương,
nhất là cơ sở pháp lý thống nhất giữa các địa phương trong tỉnh và giữa các ban ngành
trong tỉnh với nhau, quy chế cụ thể về cơ chế phối hợp quản lý, các quy định và tiêu
chuẩn liên quan chưa thống nhất. Việc quy hoạch khu liên hợp xử lý chất thải mang ý
nghĩa tích cực về nhiều mặt, tuy nhiên hiệu quả thực tế chưa cao. Trong điều kiện hạn
chế về vốn, kỹ thuật lẫn nguồn nhân lực nhưng chưa liên kết được vùng chưa được chú
trọng. Văn bản pháp lý còn chồng chéo và bất cập, mang tính địa phương và ngành
nghề…
1.3.2 Đối với các đơn vị phát sinh chất thải công nghiệp và nguy hại
Qua tổng quan cho thấy công tác phân lọai và tồn trữ chất thải công nghiệp tại
các công ty/cơ sở sản xuất kinh doanh trên cho thấy công tác phân loại và tồn trữ hiện
nay là rất kém, hầu như không tuân thủ các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ,
môi trường và hiện đang có một lượng lớn chất thải công nghiệp (bao gồm nguy hại và
không nguy hại) đi vào môi trường do hậu quả của việc phân lọai và tồn trữ trên, Một
số doanh nghiệp do yêu cầu thực tế nên áp dụng một số tiêu chuẩn quản lý như GMP,
SA8000, ISO14001,…đã có sự phân loại chất thải riêng biệt, tuy nhiên việc tồn trữ

vẫn còn nhiều điểm cần thay đổi. Thực tế cho thấy cần có một kế hoạch hành động cụ
thể để giải quyết và khắc phục công tác phân loại và tồn trữ CTRCN-CTNH tại các
doanh nghiệp.
1.3.3 Đối với các đơn vị thu gom, vận chuyển
Năng lực vận chuyển của các doanh nghiệp có chức năng thu gom, vận chuyển,
lưu giữ và xử lý còn thấp, dẫn đến sự tham gia của các thành phần khác vào hệ thống
quản lý CTRCN & CTNH
Đa số thành phần tham gia hệ thống thu gom - vận chuyển CTRCN&CTNH
thiếu kiến thức về CTRCN-CTNH và có nhận thức kém, không nhận thức đầy đủ về
quy định quản lý CTRCN đặc biệt là CTNH của doanh nghiệp (cứ có chức năng xử lý
chất thải là doanh nghiệp giao chất thải) và sự thiếu nhận thức cũng như sự cố tình của
một nhóm người trong hệ thống này vì lý do kinh tế.
1.3.4 Đối với các đơn vị xử lý
Chất thải công nghiệp và nguy hại xử lý theo mô hình xử lý chất thải hoàn
chỉnh bao gồm đầy đủ các công đoạn của quá trình xử lý chất thải từ phân loại, tái chế,
xử lý hóa lý, đốt hoặc tiêu hủy và chôn lấp an toàn.

SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

16


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

1.4 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTRCN VÀ NH Ở MỘT SỐ TỈNH THÀNH TẠI
VIỆT NAM
1.4.1


Đồng Nai

Theo thống kê năm 2011, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai khoảng 950,6 tấn/ngày; trong đó chất thải rắn công nghiệp thông
thường chiếm 864 tấn/ngày, còn chất thải nguy hại là 86,6 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom,
vận chuyển chất thải nguy hại chiếm khoảng 67,2% tổng lượng chất thải nguy hại phát
sinh. Phần lớn lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh do các Công
ty thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tư nhân thực hiện, trong đó có 9 đơn vị
đóng trên địa bàn tỉnh và khoảng 11 đơn vị từ các tỉnh thành khác. Về đơn vị nhà nước
tham gia thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp chỉ có Công ty THHH MTV DV
MT ĐT Đồng Nai (URENCO) chịu trách nhiệm thực hiện.
a. Về quản lý hành chính đối với chất thải rắn công nghiệp : Sở Tài nguyên và
Môi trường chịu trách nhiệm cấp sổ đăng ký quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn
thải; hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép quản lý chất thải nguy hại cho các đơn vị thu
gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại.
Về nguồn thu phí quản lý chất thải rắn công nghiệp : thực hiện theo Quyết định số
13/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai về thu phí BVMT đối với chất thải rắn
trên địa bàn tỉnh.

SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

17


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện


Hình 1.2 Sơ đồ quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
( Nguồn : )
SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

18


×