Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Bài tiểu luận truyền thong phỏng vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.44 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHỦ ĐỀ

KĨ NĂNG PHỎNG VẤN

GVHD: Nguyễn Phúc Quý Thạnh
Lớp : D11

1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
…………………………………………………............................................................
2




.......................................................................................................................................

MỤC LỤC

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Giải thích

1

CV

Hồ sơ xin việc

2

CNTT

Công Nghệ Thông tin

3


NTD

Nhà tuyển dụng

4

NUT

Người ứng tuyển

5
6

5


LỜI MỞ ĐẦU
Kết thúc những năm học phổ thông, chúng ta sẽ bước vào giảng đường đại học
và ở đây sẽ là nơi nuôi mầm những ước mơ, hoài bão của mỗi người. Hầu như ai
cũng mong muốn sau khi ra trường sẽ có được một công việc mình yêu thích, phù
hợp với mỗi người với mức thu nhập ổn định. Phỏng vấn chính là bước khởi đầu
rất quan trọng, nó cho thấy sự hiểu biết của bản thân với các nhà tuyển dụng, nó
cho biết chúng ta trong mắt nhà tuyển dụng. Bài phân tích này sẽ giúp chúng ta giải
đáp được những thắc mắc xung quanh việc tuyển dụng, thông qua đó biết được nhà
tuyển dụng cần gì ở sinh viên mới ra trường và chúng ta cần chuẩn bị những gì để
chinh phục những nhà tuyển dụng khó tính.

5



I.

Khái niệm phỏng vấn

-Phỏng vấn là một phương pháp thu thập thông tin xã hội học thông qua việc tác động tâm

lý xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục
tiêu của đề tài nghiên cứu.
-Phỏng vấn tuyển dụng là phương pháp để chọn lựa một ứng viên phù hợp với công việc

dù ứng viên này sẽ đảm nhận một chức vụ hoặc một công việc nào đó từ thấp đến cao.


Vậy tuyển dụng được hiểu như thế nào?
Theo nghĩa hẹp: Tuyển dụng là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ
lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức. Đồng thời, là quá
trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của
công việc, để tìm được những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những

người đã thu hút được.

Theo nghĩa rộng: Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút, lựa chọn và sử dụng
người lao động. Như vậy, có thể hiểu quá trình tuyển dụng bắt đầu từ khi thu hút ứng
viên đến khi chấm dứt hợp đồng lao động.
• Tuyển dụng là một trong những chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực. Phòng
nguồn nhân lực chịu trách nhiệm hầu hết các hoạt động tuyển dụng của tổ chức. Các
nhà quản lý chức năng thường không muốn trực tiếp tiến hành tuyển dụng nhân viên.
Quả thật đó là một việc khó và tốn thời gian và họ cho rằng bộ phận nhân sự sẽ làm tốt
hơn. Tuy nhiên, các nhà quản lý chức năng thường chỉ cho bộ phận nhân sự biết một

số yêu cầu cơ bản, chẳng hạn như các yêu cầu về trình độ chuyên môn, số năm kinh
nghiệm cần thiết, và một số kỹ năng khác. Những tiêu chuẩn đó thực sự chưa đủ để
xác định được chính xác người mà nhà quản lý chức năng cần và vì vậy bộ phận nhân
sự khó có thể tìm được đúng người. Giống như các hoạt động quản lý nguồn nhân lực
khác, tuyển dụng nên là trách nhiệm của tất cả các nhà quản lý chức năng.

II.

Vai trò của phỏng vấn:

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đã quá quen thuộc đối với các cuộc phỏng vấn, đó
có thể là cuộc phỏng vấn trên báo chí, truyền hình, phỏng vấn xin visa, phỏng vấn các dự
5


án hay một cuộc phỏng vấn xin việc. Nhưng dù ở hình thức nào, nhìnchungphỏng vấn là
quá trình hỏi đáp trực tiếp hay gián tiếp để trao đổi thông tin đáp ứng mục tiêu trong từng
trường hợp cụ thể.
Phỏng vấn là quá trình tương tác giữa hai bên:nhà tuyển dụng và người lao động, do đó
vai trò của nó được thể hiện ở hai khía cạnh:
-

Phỏng vấn được tiến hành nhằm đưa ra quyết định tuyển dụng:

Nhà tuyển dụng sẽ tiến hành phỏng vấn sau khi đã chọn ra được những hồ sơ (CV) thích
hợp từ các ứng viên tiềm năng thực sự quan tâm đến công việc. Nếu như CV được xem là
một công cụ marketing hỗ trợ đắc lực cho ứng viên tạo ấn tượng bước đầu với nhà tuyển
dụng về những kĩ năng, kinh nghiệm, học tập…thì phỏng vấn sẽ là quá trình giúp nhà
tuyển dụng cảm nhận một cách thực thụ và đầy đủ hơn về ứng viên.
Có thể nói phỏng vấn là một công cụ hữu hiệu nhằm xem xét, đánh giá các ứng viên tiềm

năng cho công việc cần tuyển dụng. Điều này đòi hỏi nguồn lực đáng kể của người tuyển
dụng để tiến hành một cuộc phỏng vấn như thế nào là phù hợp, khai thác mọi khía cạnh
và chọn ra người tối ưu nhất cho công việc.
-

Phỏng vấn giúp cho ứng viên đánh giá về văn hóa doanh nghiệp và nhu cầu
công việc:

Thông qua buổi phỏng vấn, ngoài những kiến thức tự trang bị về doanh nghiệp, ứng viên
sẽ được cung cấp thêm kiến thức về văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc…và đặc
biệt hơn cả là nhu cầu công việc mà các bạn hướng đến hiện nay như thế nào, khả năng
cạnh tranh của bạn ra sao? Và dù được nhận hay không thì buổi phỏng vấn này sẽ giúp
bạn tăng thêm kinh nghiệm, kiến thức thực tế để hỗ trợ cho quá trình tìm việc.
Bên cạnh đó, phỏng vấn còn là một biểu hiện của một xã hội văn minh, dân chủ, tôn
trọng các ý kiến giữa các bên. Nhà tuyển dụng đưa ra các mục tiêu để tìm kiếm cho
doanh nghiệp của họ những nhân viên phù hợp với vị trí họ tuyển chọn và những người
đi tuyển dụng thông qua đó mà tìm được cho mình một công việc tương thích về trình độ

5


và những yêu cầu nhất định. Nhờ đó, nguồn nhân lực sẽ được sử dụng một cách hiệu quả
và nâng cao năng suất về công việc cũng như chất lượng từng sản phẩm, dịch vụ.

III.

Nhà tuyển dụng cần gì từ ứng viên?

Những nhà tuyển dụng tin rằng những người họ “thuê” luôn luôn có một kĩ năng và tiêu
chuẩn nhất định để phù hợp với công việc. Thông thường, những yêu cầu kĩ năng đó

được đăng trên mô tả công việc, tuy nhiên, có trường hợp, họ sẽ không nhắc đến. Nếu
bạn biết được họ muốn những yếu tố nào, bạn sẽ tạo cơ hội cho bản thân mình vượt trội
hơn các thí sinh khác. Với từng vị trí khác nhau thì nhà tuyển dụng sẽ có các yêu cầu
khác nhau về cụ thể từng vị trí họ tuyển chọn, dưới đây là một vài yêu cầu cơ bản mà mỗi
ứng viên khi đi phỏng vấn cần lưu ý:
-Hiểu rõ về công ty và phù hợp với môi trường văn hóa doanh nghiệp xin ứng tuyển:
• Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã tìm hiểu kỹ về công việc bằng cách nêu những

hiểu biết của bạn về công ty. Trước khi phỏng vấn, bạn nên tìm kiếm thông tin thông
qua trang web của họ, các phương tiện truyền thông xã hội, các bài báo gần đây... và
bất cứ điều gì khác mà bạn có thể tìm thấy để nắm bắt tình hình công ty. Bạn nên đưa
những thông tin này vào câu trả lời để nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn quan tâm thực sự
quan tâm đến công ty chứ không phải chỉ đến xin việc vì mục đích có việc làm.
• Trên hồ sơ, bạn có thể là một ứng viên sáng giá nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã
phù hợp với vị trí công việc này. Theo nghiên cứu, 21% số nhà tuyển dụng cho rằng
điểm mà họ muốn nhìn nhận nhiều nhất ở một ứng viên đó là khả năng phù hợp và
thích nghi với môi trường văn hoá của công ty. Vì vậy, khi đi phỏng vấn, bạn thường
gặp câu hỏi "Tại sao anh (chị) lại cảm thấy mình phù hợp với công việc này?" Nếu bạn
nghĩ rằng câu hỏi đó thật ngớ ngẩn mà phớt lờ nó đi thì quả là sai lầm. Nhớ rằng, nhà
tuyển dụng thường dò hỏi và đánh giá khả năng nổi trội của bạn qua một số câu hỏi
tưởng như không quan trọng và không có gì liên quan đến công việc của bạn như kiểu
"Quyển sách bạn đọc gần đây nhất tên là gì?"
-Có kiến thức nền và kinh nghiệm có liên quan đến công việc:

5


• 19% các nhà tuyển dụng nhấn mạnh đến kiến thức nền tảng mà các sinh viên tích luỹ

được trong quá trình đào tạo ở trường đại học, từ các cơ quan, tổ chức họ đã từng tham

gia, các chứng chỉ, bằng cấp đã nhận… và tất nhiên chúng phải liên quan đến vị trí mà
ứng viên xin tuyển.
• 23% nhà tuyển dụng nói rằng khả năng và kinh nghiệm của các ứng viên có liên quan

đến công việc là yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định tuyển dụng của họ. Vì vậy
hầu hết các nhà tuyển dụng đều hỏi về kinh nghiệm của ứng viên trong khi phỏng vấn.
Đây là cơ hội để chứng minh bạn có khả năng làm tốt ở vị trí mà mình ứng tuyển. Hãy
nói về những công việc có liên quan bạn đã thực hiện trước đây và kết quả đạt được.
Nhà tuyển dụng sẽ hiểu rõ giá trị của bạn và yên tâm giao việc cho một người đã từng
thành công với công việc tương tự như bạn.
-Đạo đức nghề nghiệp:
• “Đạo đức nghề nghiệp” - Cụm từ này nghe có vẻ “to tát” nhưng thực tế nó đơn giản là
cách bạn hiểu về sứ mệnh và tầm nhìn của công ty, là cách bạn sẵn sàng với những lợi
ích chung của tổ chức. Sẽ là thua lỗ thậm chí là tai họa nếu nhà tuyển lầm một người
không đặt tâm huyết vào công ty. Hãy gạt bỏ những nghi ngờ của nhà tuyển dụng bằng
cách kể cho họ chi tiết những gì bạn đã làm ở công ty cũ và yêu cầu người phỏng vấn
gọi điện cho chủ cũ của bạn để xác minh. Hãy có một lý do hợp lý cho việc nghỉ việc ở
công ty cũ, nếu không đây sẽ là điểm trừ rất lớn đối với ứng viên, chắc chắn không nhà
tuyển dụng nào muốn một nhân viên hay gây rắc rối hoặc kém trung thành.
• Nhiều công ty đầu tư rất nhiều tiền bạc và thời gian để tuyển dụng và đào tạo ứng viên.
Vì thế, họ không muốn mất họ chỉ 1 hoặc 2 năm sau khi tuyển dụng. Các ứng viên nên
đặc biệt tránh đề cập đến mong muốn mở một công ty khác, trong một ngành công
nghiệp khác hay nắm giữ một vai trò khác xa so với vị trí bạn đang tuyển dụng, đặc
biệt các bạn có dự định đi học du học lên chương trình thạc sĩ cũng không nên đề cập
đến vấn đề này.
-Tự tin:
• Hãy tự tin ngay từ khi bước vào buổi phỏng vấn. Sự tự tin thể hiện qua điệu bộ, dáng đi,

trang phục và thái độ của bạn. Tự tin là bằng chứng cho thấy bạn hài lòng với năng lực
bản thân. Hãy tự tin rằng mình có thể làm tốt, việc bạn tự tin vào bản thân sẽ giúp bạn


5


rất nhiều trong buổi phỏng vấn. Hãy tự tin vào chính mình, vì chỉ có thế, bạn mới có
thể thuyết phục nhà tuyển dụng giao phó việc của họ cho bạn.
• Năng lực của các ứng viên là sự quan tâm hàng đầu của nhà tuyển dụng, tuy nhiên, kỹ

năng mềm vô cùng quan trọng đối với thành công của một người. Hãy tự tin và sẵn
sàng thể hiện mình trước nhà tuyển dụng. Nếu nhà tuyển dụng thích bạn, việc xem xét
hồ sơ sẽ chỉ là bước thủ tục nhỏ trước khi bạn chính thức được tuyển vào công ty.
- Có kế hoạch rõ ràng cho bản thân:
• Doanh nghiệp sẽ đánh giá cao những ứng cứ viên có mục tiêu rõ ràng cho cuộc sống của

mình. Có thể đó là những mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn đều thể hiện sự nổ lực của họ,
họ tìm đến công ty của bạn để được học tập và làm việc với tinh thần và trách nhiệm
cao. Mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc phỏng vấn là chứng minh làm thế nào để bạn
mang lại lợi ích cho công ty chứ không phải đòi hỏi xem công ty mang lại lợi ích gì
cho bạn. Hãy tìm cách giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người phù hợp
cho công việc và lý do tại sao bạn là lựa chọn tốt nhất với họ. Bạn không cần phải đưa
ra tất cả các chi tiết, nhưng nên trình bày một số ý tưởng chung bạn nghĩ rằng sẽ đem
lại thành công.
• Bên cạnh đó, tham vọng tìm kiếm một công việc luôn là một trong những yếu tố hàng
đầu mà nhà tuyển dụng mong muốn ở các ứng viên. Bởi theo họ, chính những tham
vọng nghề nghiệp là lý do quan trọng để nhân viên của họ trở thành một người cống
hiến hết mình cho công việc. Vì vậy, khi đi phỏng vấn, nếu được hỏi "Tại sao bạn lại
muốn làm việc ở công ty chúng tôi?" thì trong câu trả lời, bạn nên chú trọng vào
những điểm mạnh của công ty và những thách thức ở vị trí đó chứ không nên tỏ thái
độ "được thì được mà không được thì thôi" đối với công việc này.
- Bên cạnh những yêu cầu cần thiết ở phía trên, nhà tuyển dụng còn đặc biệt chú ý đến


các kĩ năng mà ứng viên có, dưới đáy là một vài kĩ năng cơ bản mỗi ứng viên “sở hữu”
là một lợi thế:
5


• Kỹ năng giao tiếp: Theo kết quả khảo sát gần đây của cipd/KPMG, 40% doanh nghiệp

xem giao tiếp là 1 trong 3 kĩ năng quan trọng nhất mà mỗi ứng viên cần có. giao tiếp
luôn là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người nói chung, giao tiếp có thể
giúp mọi người thấy hiểu nhau, tìm được nhiều điều thú vị cũng như tính cách của đối
phương. chẳng hạn, công ty đang cần tuyển một nhân viên bán hàng thì không thể
chọn một người khả năng giao tiếp yếu hay không có trả năng truyền đạt cho khách
hàng. Do đó, cho dù là bạn có ý khen ngợi hay phê bình mang tính chất xây dựng hoặc
góp ý xây dựng kế hoạch, mục tiêu thì bạn cần hiểu rõ những gì mình cần nói và nên
mở đầu câu chuyện như thế nào cho hiệu quả nhất.
Kĩ năng giao tiếp mà các nhà tuyển dụng cần có thể qua các hình thức như:
 Gặp mặt trực tiếp với người khác, chia sẻ ý kiến, thông tin.
 Nói chuyện qua điện thoại- biết cách xử sự, hiểu rõ vấn đề và giải quyết tình huống.
 Trao đổi qua thư từ, e-mail hay các tài liệu khác.
• Kỹ năng làm việc nhóm: Người xưa vẫn thường nói “Một cây làm chăng nên non – Ba

cây chụm lại nên hòn núi cao”, điều đó thể hiện mỗi cá thể góp sức lại thì một tập thể
sẽ phát triển dễ dàng hơn.Cho dù bạn là một cá nhân nổi trội, tuy nhiên, nếu bạn không
thể làm việc nhóm thì nhà tuyển dụng cũng không chọn bạn. Hoạt động nhóm với
nhiều người thì qua những ý kiến khác nhau, sẽ có nhiều cách giải quyết vấn đề hơn.
Kĩ năng hoạt động nhóm bao gồm có:
 Trợ giúp đồng nghiệp giải quyết vấn đề.
 Cho người khác lời khuyên, nhận xét về công việc của họ để giúp họ hoàn thành công
việc tốt hơn.

 Tỏ thái độ tích cực, hào hứng để giữ tinh thần đồng đội, ủng hộ đồng nghiệp nói ra ý

kiến về những điều họ cảm thấy chưa hài lòng.
• Kỹ năng quản lý thời gian: Một ứng cử viên biết cách sắp xếp công việc
để hoàn thành nhiệm vụ được giao, biết cách “tôn trọng” deadline sẽ được ghi điểm
trong mắt nhà tuyển dụng. Cụ thể là:
 Sắp xếp, lên lịch việc làm hợp lí thông qua việc phân chia thứ tự việc nào nên làm

trước, việc nào nên làm sau.
 Tách từng phần, hợp tác với nhiều người khi khối lượng công việc quá đồ sộ.
 Đưa ra hạn chót hoàn thành công việc.
5


• Kỹ năng thuyết phục: Xã hội ngày càng phát triển, người tuyển dụng không muốn họ là

người duy nhất đưa ra lời nói và những người khác phải làm theo. Vì thế, họ luôn đánh
giá cao kĩ năng thuyết phục và tạo sự ảnh hưởng hay doanh nghiệp luôn nâng cao tinh
thần sáng tạo của các nhân viên trong việc lên ý tưởng cho một vài dự án và thuyết
phục để thực hiện nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của doanh
nghiệp. Thông thường, kĩ năng này liên quan nhiều đến công việc bán hàng, tuy nhiên,
trong công sở, nó có thể được thể hiện qua:
 Làm mọi người thay đổi hướng suy nghĩ của họ thiên về hướng tích cực và có lợi hơn.
 Trình bày quan điểm cá nhân và sự đề nghị của mình theo cách logic và thuyết phục mọi
người nghe theo.
• Kỹ năng giải quyết vấn đề: Hằng ngày chúng ta đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh từ

nội bộ hay bên ngoài. Nhà tuyển dụng muốn tuyển một người có thể đảm đương
những thử thách, khó khăn và tìm ra hướng giải quyết. Ví dụ như:
 Nhìn ra vấn đề và nghĩ ra những hướng giải quyết khác nhau.

 Thu thập thông tin nếu cần thiết.
 Đánh giá, phân tích các khía cạnh gồm điểm mạnh, điểm yếu của các hướng giải quyết
đó và đưa ra sự chọn lựa cuối cùng.
• Kỹ năng về ngoại ngữ - tin học: Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa, đang cùng tham gia vào cộng đồng quốc tế nên không thể để ngôn ngữ
làm rào cản giữa các quốc gia. Thêm nữa, công nghệ thông tin ngày càng tiến bộ,
chúng ta cũng phải học hỏi và biết cách sử dụng các ứng dụng cần thiết để áp dụng vào
công việc nhằm xử lý một cách hiệu quả nhất. Chúng ta hãy thử tưởng tượng, khi có
đối tác là các doanh nghiệp nước ngoài, nếu ngoại ngữ của ta yếu thì không thể thuyết
phục các nhà đầu tư nước ngoài, điều đó thì thật đáng tiếc. Và hãy thử tưởng tượng
nếu biết cách sử dụng công nghệ thông tin tốt, doanh nghiệp có thể phát triển những
sản phẩm đến khách hàng một cách nhanh chóng và khá là tiết kiệm chi phí.
-Một điều đặc biệt đề ghi điểm với nhà tuyển dụng là nếu biết đưa ra sự khác biệt của bản
thân mình so với những người khác, đó có thể là điểm ấn tượng khiến bạn “đậu”,
chẳng hạn như:
• Đặt ra những câu hỏi “đắt giá”: Edith Onderick-Harvey- Giám đốc công ty tư vấn

Change Dynamics Consulting chia sẻ “Tôi có thể hiểu hơn về một người bằng các câu
5


hỏi mà họ hỏi tôi hơn là thông qua những điều họ nói với tôi”. Như vậy việc đặt câu
hỏi để tạo sự tương tác với nhà tuyển dụng rất quan trọng. Tuy nhiên không phải ứng
viên nào cũng đưa ra những câu hỏi phù hợp với nhà tuyển dụng.
Chúng ta đều biết một câu hỏi luôn ẩn chứa sự quan tâm của người hỏi, và đây chính
là thông tin để nhà tuyển dụng “đọc” những “giá trị” của ứng viên - “hãy nói cho tôi
biết những điều bạn quan tâm, tôi sẽ cho biết bạn là ai” – Banis Diderot
Những câu hỏi “đắt giá” ở đây là những câu hỏi nhằm khai thác thông tin chiều sâu,
thường những thông tin này ít xuất hiện trong giới thiệu công cộng của công ty. Dưới
đây là một số câu hỏi tôi sưu tầm được từ các ứng viên:

 "Định hướng mục tiêu của công ty hoặc một sản phẩm chiến lược những năm sắp tới?"
 "Công ty mong đợi gì ở một người trong vị trí tuyển dụng như tôi?"
 "Công ty có những biện pháp nào để giúp nhân viên phát huy năng lực, sở trường của cá
nhân hoặc tinh thần đồng đội, làm việc nhóm?
 "Triết lý quản lý và những giá trị văn hóa mà công ty đeo đuổi là gì?"
 "Với những thông tin về tôi mà anh chị đã có cho đến giờ này, anh chị nhận thấy tôi có
thể đảm nhận được vị trí công việc tuyển dụng?"
 “Giải pháp im lặng: không mang lại kết quả”

Tác giả cuốn “Crucial Conversations”- Kerry Patterson cho rằng: “Các ứng viên hiện
nay chọn giải pháp im lặng và không có ý kiến gì khi đã trả lời xong hết các câu hỏi
của nhà tuyển dụng bởi vì họ lo lắng nguy hại đến sự tín nhiệm, lo sợ sự “trả miếng”
trong quyết định cuối cùng của người phỏng vấn. Và khi ứng viên đã chọn giải pháp
này, thì họ vẫn cứ tiếp tục chấp nhận như thế cho đến khi buổi phỏng vấn kết thúc”.
• Nói thật bằng lời và không lời: Trong xã hội tràn ngập thông tin như hiện nay, sẽ không

mấy khó khăn để người tìm việc tìm hiểu và nắm bắt những điều các nhà tuyển dụng
muốn nghe. Tuy nhiên, trung thực thường là một trong những tiêu chí hàng đầu để các
nhà tuyển dụng đánh giá, lựa chọn ứng viên. Có một định nghĩa rất thú vị về trung
thực do Tổ chức Giáo dục giá trị sống toàn cầu giới thiệu: “Trung thực là sự thống
nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động”. Trong giao tiếp, suy nghĩ bên trong của
chúng ta không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn “xuất hiện” qua cử chỉ, nét mặt, âm
giọng, tư thế ngồi... Thông thường, ngôn ngữ cơ thể không biết nói dối! Vì thế, nhà
5


tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn quan sát để “đọc” tính
trung thực của lời nói qua ngôn ngữ không lời mà bạn thể hiện.
• Trách nhiệm cao: Thái độ và trách nhiệm trong công việc là một trong những tiêu chí
hàng đầu mà công ty tuyển chọn nhân viên, bạn là một ứng cử viên giỏi cũng không

hẳn là có lợi thế hơn so với những ứng cử viên có trách nhiệm trong công việc cao. Họ
có thể bỏ thời gian, chi phí để đào tạo một nhân viên có thái độ tốt trong công việc
nhưng lại cảm thấy “sợ hãi” khi tuyển một nhân viên tài giỏi nhưng trách nhiệm thấp.
Trách nhiệm ở đây nó không yêu cầu quá cao, ví dụ như đồng nghiệp cần phải biết ủng
hộ, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoặc công ty rơi vào hoàn cảnh không ổn định
về mặt tài chính, phân công công việc cụ thể và công bằng, đặc biệt là tự nhận lỗi về
hành vì của bản thân về những việc làm không đúng. Những người có tinh thần trách
nhiệm thì họ luôn có một kế hoạch làm việc rõ ràng, con người thiếu trách nhiệm thì
không có phân công cho nhân viên rõ ràng, không chủ động sáng tạo, luôn thích áp đặt
người khác theo suy nghĩ của mình.Điều này rất quan trọng khi bạn giữ vai trò trưởng
nhóm hay giám sát.
• Biết lắng nghe: Nếu bạn muốn tạo động lực cho người khác, hãy lắng nghe họ, hỏi han
họ và thông hiểu những vấn đề của họ. Công ty vốn là 1 nguồn máy cần sự phối hợp
giữa các cá thể để đi tới và kỹ năng lắng nghe giúp bạn và đồng nghiệp thông hiểu lẫn
nhau, công việc cũng diễn tiến trôi chảy và hiệu quả hơn.Để lắng nghe một cách thành
công, bạn cũng cần phải tin rằng lắng nghe cũng là một thế mạnh. Do xã hội của chúng
ta quá chú trọng vào kỹ năng nói khi kết bạn và tác động lên người khác, người biết
lắng nghe có thể lẳng lặng tác động ngược lại một cách mạnh mẽ. Bạn cũng nên nhớ
rằng người nói có ít quyền lực nếu không có người nghe. Người nói chia sẻ sự khôn
ngoan và cố sức thuyết phục nhưng người nghe thì biến những gì họ nghe thấy trở nên
có ý nghĩa – họ đưa ra quyết định hành động cuối cùng dựa trên những gì họ nghe
được.
 Nhà tuyển dụng cần gì đối với ứng viên mới tốt nghiệp?
- Với những yêu cầu ở trên, mỗi sinh viên cần chuẩn bị cho mình một hành trang
tốt nhất để được ứng tuyển vào vị trí, công ty mà mình mong muốn, để được
“đốt cháy” tuổi trẻ qua việc học hỏi trong từng công việc.
5


-


Giáo sư đồng thời là tác giả của nhiều bài báo - Peter Cappelli cho biết: “Khi
tuyển dụng một ứng viên vừa tốt ngiệp đại học, những kiến thức trong trường
lớp không phải là mối quan tâm hàng đầu của các nhà tuyển dụng. Ngược
lại, kinh nghiệm làm thêm, thực tập... được đánh giá cao hơn rất nhiều, ngay cả
khi ứng viên chưa từng đảm nhiệm công việc toàn thời gian chính thức nào”.
Dưới đây là xếp hạng những kinh nghiệm và kỹ năng mà các nhà tuyển dụng
cần nhất ở một sinh viên mới tốt nghiệp đại học:

5


Nhận xét kể trên không đồng nghĩa với việc cho rằng trường lớp, điểm số hoàn toàn
không quan trọng. Các nhà tuyển dụng có thể không bận tâm lắm đến những kỹ năng và
kiến thức về học thuật nhưng những sinh viên xin được một vị trí thực tập tốt lại thường
là người có điểm số khá ở lớp, và trong một trường học có chất lượng.
Theo như lập luận này, có một nền tảng kiến thức học thuật tốt sẽ giúp bạn có
nhiều cơ hội tìm được việc thực tập làm thêm tốt, từ đó có thêm kinh nghiệm. Như
vậy, trên cương vị một nhà tuyển dụng, khi họ đánh giá kết quả kinh nghiệm trong quá
trình thực tập của bạn cũng là gián tiếp đánh giá được một phần năng lực, kiến thức và
sự hiểu biết về học thuật của bạn.
Tuy nhiên, nền kinh tế tồn tại rất nhiều ngành công nghiệp, loại hình kinh doanh khác
nhau, chính vì thế nhu cầu tuyển dụng cũng khác nhau. Không phải ai cũng quan tâm
đến những người có kinh nghiệm thực tập tốt.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện yêu cầu tuyển dụng đối với một ứng viên mới tốt nghiệp
của các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Mỹ:

16



+ Giáo sư Peter nói: “Các công ty truyền thông và thông tin liên lạc thường khao khát
tuyển được những ứng viên có kinh nghiệm làm việc hay thực tập nhiều hơn bất kỳ lĩnh
vực nào khác. Trong khi đó, các công ty hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ lại
quan tâm nhất đến chuyên ngành bạn được đào tạo tại trường đại học. Những công ty
làm việc văn phòng, bàn giấy, công chức lại đánh giá cao điểm tốt nghiệp của bạn".
+ Một vấn đề đáng quan tâm nữa là liệu có phải tất cả những nhà tuyển dụng đều không
quan tâm tới việc bạn tốt nghiệp từ trường đại học nào hay không? + Liệu có phải họ bỏ
qua dòng chữ “Tốt nghiệp đại học Harvard” và chỉ nhìn vào cụm từ “Tốt nghiệp đại
học” hay không?
+ Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 3 triệu người trở thành sinh viên năm nhất đại học, trong
đó có khoảng 1.600 người thuộc trường Harvard. Điều này chứng tỏ rằng tỷ lệ sinh viên
học Harvard chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số. +Thống kê các trường top khác ở
Mỹ cũng cho kết quả tương tự.
Như vậy, thực tế một số công ty tư vấn lớn và các ngân hàng chỉnhắm đến những sinh
viên thuộc những trường học kể trên là một hành động sai lầm. Họ đang qua đại đa số
các ứng viên tiềm năng khác và tự giới hạn mình “bắt cá” trong một cái ao quá nhỏ.
17


Ngoài ra, suy nghĩ muốn chọn sinh viên tại những trường đại học danh tiếng như vậy
cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế.
(Sưu tầm)
 Từ những điều trên cho thấy, mỗi sinh viên trước khi bước chân ra khỏi cánh trưởng
đại học, hãy tự trang bị cho mình những kiến thức về chuyên ngành, những kỹ năng,
những kinh nghiệm cần thiết thông qua các hoạt động ngoại khóa, các việc làm thêm
“nho nhỏ”, các khóa học kỹ năng…để cảm thấy tự tin khi đi ứng tuyển ở bất kỳ một
doanh nghiệp nào

IV.


Ứng viên chuẩn bị trước khi quyết định gửi hồ sơ xin việc:
Trước khi quyết định gửi hồ sơ xin việc, ứng viên nên tìm hiểu kỹ về các công ty và
doanh nghiệp mà mình ứng tuyển và những thông tin khác, đặc biệt ứng viên nên
tìm hiểu kỹ về công việc của mình trong công ty và doanh nghiệp, xem xét kỹ để
xem mình phù hợp với công ty và doanh nghiệp nào, Tìm hiểu về văn hóa, môi
trường làm việc, đặc điểm, phạm vi hoạt động (công ty lớn hay nhỏ), có những chi
nhánh ở đâu, công việc chính của công ty và doanh nghiệp, thời gian điều kiện làm
việc…

4.1 XÁC ĐỊNH CV MONG MUỐN:
Hồ sơ xin việc (còn có tên thông dụng trong ngôn ngữ phương Tây là résumé,
curriculum vitae hay CV) là một tập văn bản tài liệu tóm tắt về bản nhân, quá trình
được giáo dục, đào tạo và liệt kê các kinh nghiệm làm việc dùng để xin việc làm.
Trong đó, tờ lý lịch trích ngang thường được nhà tuyển dụng quan tâm đầu
tiên khi nhận hồ sơ của người xin việc vì nó đóng vai trò cung cấp thông tin quan
trọng cho người sử dụng lao động.Như vậy, một bản CV tóm tắt lý lịch trích ngang
về quá trình làm việc, kinh nghiệm bản thân sẽ là điều đầu tiên mà nhà tuyển dụng
xem khi cầm bộ hồ sơ. Một bản CV ấn tượng sẽ chiếm được cảm tình rất lớn của
nhà tuyển dụng đối với bạn. Đầu tư thật nhiều cho bản CV của mình cũng chính

18


là việc bạn khẳng định năng lực của mình với nhà tuyển dụng từ cái nhìn đầu
tiên.
Sarah Berry, tác giả của một trong những cuốn sách bán chạy nhất với tựa đề: “Viết
bản CV hoàn hảo vào cuối tuần” đưa ra cho các ứng viên những lời khuyên giá trị.
Trong thực tế, theo Sarah Berry, không phải là những vấn đề to tát làm hỏng các bản
CV mà nguyên nhân lại nằm ở những lỗi nhỏ nhặt, dễ bỏ qua nhất. Hãy cùng tìm
hiểu các lỗi thường thấy ở các bản CV, Sarah Berry sẽ chỉ ra cho bạn “những cạm

bẫy” chung nhất mà các ứng viên thường mắc phải:
a) Không đưa ra thông tin phù hợp:
Không trả lời câu hỏi thông báo tuyển dụng đặt ra: Bạn thường bỏ qua câu hỏi bởi vì
bạn đang vội vã hoặc là bạn tìm cách trốn tránh làm việc đó. Đừng chờ đợi đến cuộc
phỏng vấn mới thể hiện rằng bạn tốt, bạn giỏi thế nào. Hãy đọc toàn bộ thông báo
tuyển dụng và ghi lại những yêu cầu cụ thể của họ. Công ty đang cần những phẩm
chất cá nhân nào; kỹ năng nào được coi là trọng yếu nhất; vai trò của kinh nghiệm
thực tế. Bạn cần phải hiểu chính xác các yêu cầu của nhà tuyển dụng chứ không
phải của bạn. CV cần trả lời được những câu hỏi cụ thể: như thế nào, cái gì, ở đâu và
khi nào.
b) Rông dài quá mức: CV của bạn dài bao nhiêu? Độ dài lý tưởng là từ 2 đến 3
trang và 1 trang đối với thư xin việc. Nếu bạn chỉ mới vừa rời cổng trường đại
học, bạn sẽ có ít thứ để nói, nếu không thì cũng đừng nhồi nhét quá dài vào CV.
Một trang với những thông tin cần thiết mang giá trị chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều
so với việc viết rông dài những thứ chẳng liên quan, dễ khiến nhà tuyển dụng mạnh
tay “ném” sang một bên.

19


c) Đặt thông tin vào những trật tự sai: Phần giới thiệu là một trong những phần
quan trọng nhất của CV. Tuy nhiên, nhiều nhà “săn việc” lại giấu những thông
tin cá nhân ở cuối CV còn nhiều người khác lại bỏ qua các chi tiết như tuổi, tình
hình gia đình và thông tin liên hệ.
“Rao bán chính mình” là mục tiêu sống còn trong thuật viết CV nhưng phần lớn các
ứng viên lại “bỏ bom” người đọc các loại bằng cấp, quá trình học tập và làm viêc.
Ứng viên đã quên đề cập đến mặt hàng mà họ đang mang đi bán.
Có thể khẳng định rằng, quan trọng nhất trong CV là phần viết về khả năng - thứ mà
bạn đem ra bán. Bạn cần xác định rõ mức độ chuyên nghiệp và khả năng của bạn.
Hãy thuyết phục và đảm bảo cho người đọc thấy rằng đầu tư vào những kỹ năng của

bạn là sự lựa chọn tốt nhất.
d) Trình bày dàn trải quá trình học tập: Quá trình học tập của bạn kéo dài bao lâu?
Bạn tìm cách liệt kê tất cả những kiến thức và thành tích học hành. Điều này đôi
khi khiến nhà tuyển dụng nghi ngại mức độ chuyên nghiệp của bạn.
Hãy nhớ rằng những phẩm chất chỉ trở nên quan trọng khi nó thuyết phục được
người đọc mức độ phù hợp của bạn và các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những
người có nhận thức về “chào hàng”. Vì vậy, hãy tập trung vào những chi tiết thực tế,
cố gắng thể hiện kỹ năng “chào hàng” bằng việc nhấn mạnh khả năng và kinh
nghiệm phù hợp.
Đừng dùng bằng cấp giáo dục trung học “làm phiền” nhà tuyển dụng, chỉ trong
trường hợp đó là chứng nhận giáo dục cao nhất của bạn hay bạn lần đầu tìm kiếm
việc làm. Trọng tâm phải được đặt vào thành tích nổi bật chứ không phải vào ngày
tháng.

20


e) Quá nhiều chi tiết về sở thích: Sở thích không cần thiết phải đưa vào trong CV.
Tại sao nhà tuyển dụng lại phải quan tâm đến kỹ năng sút bóng của bạn? Hãy
đưa phần sở thích ra khỏi CV nhưng chắc chắn rằng CV vẫn có một cá tính
riêng.
Bạn có thể nêu những đặc điểm thể hiện được thế mạnh cá nhân, khả năng hòa nhập
của mình. Điều này sẽ làm cho thông điệp của bạn trở nên hấp dẫn và thuyết phục
hơn.
f) Không gửi kèm thư xin việc: Đưa ra yêu cầu mong muốn không phải là điều dễ
dàng, nhất là khi công việc hiện tại của bạn không có nhiều ổn định, sức nặng
lúc này càng dồn vào nhu cầu tìm một công việc mới.
Hãy gói gém CV bằng một lá thư xin việc hiệu quả. Thể hiện mong muốn tìm việc
bằng cách làm nổi bật những kỹ năng và mức độ chuyên nghiệp. Dành 75% bức thư
nói về nhà tuyển dụng chứ không phải về bạn.

Cuối cùng, hãy xem xét lại thật cẩn thận bản CV. Liệu nó đã đủ tốt, đủ tích cực và
quả quyết?

4.2 SOẠN THẢO HỒ SƠ XIN VIỆC
a Cấu trúc của 1 bản cv
a.1) Thông tin các nhân:
Các bạn hãy nhớ kỹ rằng nhà tuyển dụng thường không quan tâm nhiều đến việc bố
mẹ hay anh chị em bạn làm gì, ở đâu mà điều quan trọng là chính bạn. Vì vậy phần
thông tin cá nhân cơ bản chỉ cần ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, nơi
sinh, tình trạng hôn nhân và số điện thoại liên lạc, email, số fax là đủ.Bên cạnh đó,
một vấn đề cũng đáng lưu tâm đó là các bạn hãy cố gắng đặt phần thông tin liên lạc
21


của các bạn ở ngay trang đầu và ở phần trên cùng của bản lý lịch. Điều đó sẽ giúp
nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên lạc với các bạn để hẹn phỏng vấn.
a.2) Qúa trình học tập:
Thông thường khi viết CV các bạn hay trình bày dàn trải quá trình học tập theo
khung như: Quá trình học tập của bạn kéo dài bao lâu? Ngoài ra, bạn còn tìm cách
liệt kê tất cả những kiến thức và thành tích học hành của mình. Điều này đôi khi
khiến nhà tuyển dụng nghi ngại mức độ chuyên nghiệp của bạn.
Các bạn hãy nhớ rằng quá trình học tập chỉ trở nên quan trọng khi nó thuyết phục
được người đọc mức độ phù hợp của bạn với công việc bạn đang ứng tuyển. Hơn
thế nữa các nhà tuyển dụng cũng đang tìm kiếm những người có nhận thức về“chào
hàng”. Vì vậy, hãy tập trung vào những chi tiết thực tế, cố gắng thể hiện kỹ năng
“chào hàng” bằng việc nhấn mạnh đến những thành tích học tập phù hợp.
Các bạn không nên sử dụng bằng cấp giáo dục trung học chỉ trong trường hợp đó là
chứng nhận giáo dục cao nhất của bạn hay bạn lần đầu tìm kiếm việc làm bởi điều
đó sẽ “làm phiền” nhà tuyển dụng. Hãy cố gắng nhấn mạnh vào bằng cấp cao nhất
và có giá trị nhất của các bạn.

Ngoài ra, trọng tâm của quá trình học tập phải được đặt vào thành tích nổi bật chứ
không phải vào ngày tháng. Nếu các bạn đã từng học trung học phổ thông ở một
trường chuyên rất nổi tiếng tập hợp những học sinh tài năng, được đánh giá cao hay
các bạn đạt được giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh khi còn học
trung học cơ sở thì đừng ngần ngại mà hãy đưa những thông tin giá trị ấy vào bản
CV của các bạn. Bởi thời gian không thể xóa nhòa thành tích nổi bật ấy của các bạn.
Nhà tuyển dụng sẽ bị gây ấn tượng bởi khả năng xuất sắc của các bạn.
Hơn thế nữa, nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm đến những bằng cấp và thành tích
học tập liên quan trực tiếp cũng như bổ trợ cho vị trí mà họ đang tuyển dụng. Chính
vì vậy, các bạn hãy thực sự lưu tâm đến điều đó.
22


a.3) Kinh nghiệm làm việc:
Quan trọng là các bạn phải làm nổi bật được những điều mà mình đã gặt hái từ công
việc ấy và điều đó sẽ giúp ích được gì cho công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Đây là các điểm thường được chấm cho một CV tốt:
– Kinh nghiệm tốt: ở công ty to, lâu năm, tính chuyên môn cao. Gắn với vị trí đang
ứng tuyển.
– Quá trình nghề nghiệp tiến dần, phát triển.
– Trong mô tả kinh nghiệm, nói được các thế mạnh thuộc về năng lực, nói rõ mình
đã thu nhận được các kiến thức và kỹ năng nào từ từng công việc đã trải qua.
Ví dụ ở một bản CV tốt:
– Kinh nghiệm làm việc được người viết trình bày khá rõ ràng theo trình tự thời gian
lùi dần. Từ kinh nghiệm mới nhất đến cũ nhất.
– Phần tên công ty và dự án người viết đã từng tham gia được viết hoa toàn bộ và
bôi đen. Điều đó giúp gây ấn tượng tức thì với nhà tuyển dụng.
a.4) Kỹ năng then chốt trong làm việc:
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, kỹ năng là một phần hết sức quan trọng và cần
thiết để có thể thành công trong công việc. Chính vì vậy các nhà tuyển dụng thường

chú trọng đến việc đánh giá kỹ năng của người ứng tuyển.
Nhà tuyển dụng thường rất bận rộn nên họ chỉ xem sơ qua hồ sơ của bạn. Và nếu họ
thấy các kỹ năng của các bạn không liên quan đến công việc tuyển dụng thì họ sẽ
đánh giá bạn không phù hợp với vị trí tuyển dụng.
Đồng thời, họ cũng không có thời gian để đọc chi tiết phần mô tả kinh nghiệm để
xác định bạn có được kỹ năng họ cần không. Vì vậy, các bạn hãy thiết kế bản CV
23


thật rõ ràng và làm nổi bật được các thông tin quan trọng nhất về kỹ năng của các
bạn. Điều này sẽ giúp cho các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nắm bắt được kỹ năng
của các bạn khi lọc hồ sơ.
Ví dụ một ở một CV tốt:
– Các kỹ năng được người viết bôi đen (Communication Skills, Computer Skills,
Languages Skills) và đặt riêng phần, thẳng hàng để nhà tuyển dụng dễ quan sát và
nắm bắt ngay cả khi đọc lướt.
Tuy nhiên, nếu như người viết bản CV mẫu không chỉ liệt kê kỹ năng mà còn giải
thích những kỹ năng này có lợi như thế nào đối với công ty thì hiệu quả sẽ cao hơn
rất nhiều.
Ví dụ: bản CV cho vị trí thư ký trình bày bạn có khả năng đánh máy 80 từ/phút. Bạn
phải giải thích thêm tốc độ đánh máy nhanh và chính xác đem lại lợi ích gì cho công
ty. Cách trình bày nên là: Có khả năng đánh máy 80 từ/phút, điều này sẽ giúp công
ty tiết kiệm được chi phí thuê mướn nhân viên xử lý văn bản hàng năm. Như vậy sẽ
gây được ấn tượng mạnh cho nhà tuyển dụng.
a.5) Hoạt động:
Đây cũng là phần quan trọng không kém, thể hiện cá tính và năng lực của bạn.
Một người tích cực tham gia những hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là chương trình
tình nguyện thì sẽ chứng tỏ người đó có sức khỏe tốt (điều này rất quan trọng vì nếu
khỏe mạnh người ứng tuyển mới có thể hoàn thành tốt công việc được giao).
Ngoài ra, điều đó cũng thể hiện người ứng tuyển rất năng nổ, nhiệt tình và giàu lòng

nhân ái. Điều đó sẽ được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Vì vậy cũng có thể
nói rằng thành tích hoạt động của các bạn càng nhiều cơ hội có việc làm của các bạn
càng cao.

24


Chú ý, người viết không nên đề cập chủ yếu đến những hoạt động giải trí cá nhân
theo sở thích,mà nên đề cập nhiều đến những hoạt động ngoại khóa giúp ích cho
cộng đồng.
a.6) Khả năng cá nhân:
Một kết quả điều tra đã đưa ra thông tin rằng trong ba yếu tố: thái độ, khả năng làm
việc, kỹ năng và kiến thức, nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất thái độ, khả năng làm
việc. Chính vì vậy phần khả năng cá nhân trong bản CV nên được các bạn trau truốt
cẩn thận.
Các bạn nên dành thời gian và cố gắng để thể hiện khả năng phù hợp với công việc
của mình. Hãy dồn sự tập trung vào công ty chứ không phải vào nhu cầu của bạn,
chỉ bằng cách đó thông điệp của bạn mới “lọt tai” nhà tuyển tuyển dụng. Bởi Sarah
Berry, tác giả của một trong những cuốn sách bán chạy nhất với tựa đề: “Viết bản
CV hoàn hảo vào cuối tuần” đã phát biểu rằng: “Một bản CV chung chung sẽ nói:
Tôi cần một công việc, hãy giúp tôi. Một bản CV tốt cộng với thư xin việc sẽ hướng
đến nội dung: Tôi yêu công ty bạn, bạn đang có một vấn đề cần giải quyết và tôi là
người tốt nhất làm nhiệm vụ này.”
Trong một CV cụ thể, người viết đã đưa ra hai khả năng nổi bật, hết sức cần thiết
cho mọi công việc đó là“Sense of responsibility và carefulness”. Việc đưa “Sense of
responsibility và carefulness” lên đầu câu mà không viết bình thường như: “My
greatest strengths in all the works done are sense of responsibility and carefulness.”
giúp cho bản CV của các bạn trang trọng và súc tích hơn. Đặc biệt mục đích chính
của phép đảo ngữ này là nhấn mạnh đến hai khả năng thiết yếu ấy của người viết,
khiến nhà tuyển dụng khó có thể bỏ sót.

Tuy nhiên, nếu người viết không chỉ liệt kê khả năng cá nhân đơn thuần như vậy mà
giải thích thêm một chút về sự cần thiết và tính ứng dụng của khả năng ấy với công
việc ứng tuyển thi hiệu quả sẽ cao hơn.
25


×