Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tìm hiểu cấu trúc FMC và tham chiếu IMS trong FMC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.18 KB, 17 trang )

Tiểu Luận Báo hiệu & Điều kiển

Đề cương phân công công việc Bàn 4
Đề tài: Tìm hiểu cấu trúc FMC và tham chiếu IMS trong FMC
STT

Thành Viên

Công Việc

Ghi Chú

1

Nguyễn Xuân
Nam

- Tổng Quan Về FMC

- Tập hợp tài liệu
làm world
- Viết lời mở đầu
- Làm danh mục
viết tắt

2

Nguyễn Ngọc
Thanh

- Cấu Trúc FMC



3

Hồ Tấn Lực

- Tìm hình ảnh nếu


4

Trần Anh Bắc

- Mô hình tham chiếu
cấu trúc FMC dựa trên
IMS
- Điểm hội tụ và chức
năng FMC

5

Nguyễn Thị
Nhung

- Dịch vụ và Giao thức
sử dụng trên FMC

- Thuyết Trình

6


Group

- Kết Luận

- Làm Slide

P a g e 1 | 17


Tiểu Luận Báo hiệu & Điều kiển

Mục Lục
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT……………………………………………………………..3
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………..4
I. Giới thiệu chung FMC...............................................................................................5
1.1. Định nghĩa FMC.............................................................................................5
1.2 Mục đích........................................................................................................... 5
1.3 Kĩ thuật............................................................................................................6
II. Cấu trúc FMC...........................................................................................................7
III. Mô hình tham chiếu IMS trong FMC....................................................................9
3.1. Mô hình tham chiếu cấu trúc FMC dựa trên IMS.......................................9
3.2. Điểm hội tụ và chức năng FMC.....................................................................11
IV. Dịch vụ và Giao thức sử dụng trên FMC...............................................................13
4.1. Dịch vụ............................................................................................................13
4.1.1. Các dịch vụ hoạt động trên FMC...........................................................13
4.1.2. Tham số đánh giá chất lượng.................................................................14
4.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ……………………………..14
4.2. Giao thức trong FMC.....................................................................................15
V.Kết luận....................................................................................................................... 15
Tài liệu tham khảo.........................................................................................................16


P a g e 2 | 17


Tiểu Luận Báo hiệu & Điều kiển

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT :

Viết tắt

Từ gốc tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

BRAS

Broadband Remote Access
Service

Thuê bao cung cấp địa chỉ
ip động và tĩnh cho thiết bị
ADSL

CS

Circuit Switched

Chuyển mạch kênh

DSLAM


Digital Subscriber Line
Access Multiplexer

Thiết bị cung cấp dịch vụ
ADSL dùng cáp đồng

GPRS

General Packet Radio
Service

Dịch vụ vô tuyến gói chung

IMS

IP Multimedia Core
Network
Subsystem

Phân hệ mạng lõi đa
phương tiện trên
nền giao thức IP

ISDN

Integrated Service Digital
Network

Mạng tích hợp các dịch vụ

số

FMC

Fixed Mobile Convergence

Mạng hội tụ cố định và di
động

MMS

Multimedia Messaging
Service

Dịch vụ nhắn tin đa phương
tiện

QOS

Quality of service

Chất lượng của dịch vụ

SMS

Short Message Services

Dịch vụ tin nhắn ngắn

P a g e 3 | 17



Tiểu Luận Báo hiệu & Điều kiển

LỜI MỞ ĐẦU

Hội tụ là một xu hướng chắc chắn diễn ra trong lĩnh vực viễn thông. Vấn
đề đặt ra với các nhà khai thác dịch vụ là cần phải lường trước được những
thách thức sẽ đến trong hội tụ, ví dụ kiến trúc của mạng lưới trong hội tụ sẽ ra
sao, các mô hình chuyển đổi từ mạng hiện tại sang mạng FMC như thế nào? làm
thế nào để đảm bảo chất lượng dịch vụ trong mạng FMC? Các nhà khai thác
dịch vụ cũng phải tính toán đến chi phí đầu tư hạ tầng, thiết bị mạng, quản lý
vận hành trong một tầm nhìn xa hơn chứ không chỉ nhìn vào chi phí đầu tư hoặc
chi phí vận hành một cách riêng biệt như hiện nay.
Việt Nam đã có một hạ tầng viễn thông khá hiện đại với đường trục
truyền dẫn dung lượng cao, mạng VoIP phủ rộng toàn quốc, các ứng dụng mới
nhất dựa trên kiến trúc mạng NGN phát triển mạnh. Bởi vậy, việc nghiên cứu
các giải pháp để hình thành mạng hội tụ ở thời điểm này là một yếu tố quan
trọng và có ý nghĩa khoa học trong việc xây dựng mạng hội tụ FMC ở Việt
Nam.
Khái niệm hội tụ là một khái niệm mở, trong khuôn khổ của đề tài này chỉ
đưa ra kiến trúc chung của mạng hội tụ. Việc hội tụ dịch vụ hay thiết bị đầu cuối
nằm ngoài phạm vi của đề tài này. Tuy nhiên, lợi ích của hội tụ dịch vụ hay thiết
bị có ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của dịch vụ mạng, do đó các hướng
tiếp cận hội tụ này cũng cần được xem xét. Để làm rõ các vấn đề lý luận và đưa
ra giải pháp hình thành mạng hội tụ cũng như khả năng ứng dụng vào Việt Nam
của mạng hội tụ giữa cố định và di động FMC.

P a g e 4 | 17



Tiểu Luận Báo hiệu & Điều kiển

I. Giới thiệu chung FMC
1.1 Định nghĩa FMC
FMC (Fixed-mobile convergence) là xu hướng hướng tới kết nối liền mạch giữa
mạng viễn thông cố định và không dây.
 Là mạng trong đó có sự hội tụ của mạng di động và mạng cố định tạo nên một
mạng duy nhất cung cấp mọi dịch vụ tốt nhất cho khách hàng thoả mãn tính mọi
lúc, mọi nơi trên một thiết bị đầu cuối duy nhất.
 Cho phép các bộ điện thoại di động hoạt động trơn tru với cơ sở hạ tầng mạng cố
định.
 Cho phép thuê bao di động có thể chuyển vùng ra ngoài vùng phục vụ của mạng di
động mà vẫn có khả năng truy nhập các dịch vụ cung cấp trong mạng thường trú.
 Tạo cơ hội cho phép mở rộng phạm vi và vùng phục vụ của các dịch vụ mà các
mạng trước đó không thể thực hiện được.

Hình 1. Viễn cảnh của mạng hội tụ FMC

1.2 Mục đích :
 Tối ưu hóa việc truyền tải tất cả các dữ liệu, truyền thông thoại và video đến và
giữa những người dùng cuối, bất kể vị trí hoặc thiết bị của họ là gì, cung cấp cho
người dùng các dịch vụ liên tục trên môi trường cố định và di động.
 Trong tương lai gần FMC có nghĩa là một thiết bị duy nhất có thể kết nối thông
qua và được chuyển đổi giữa các mạng cố định và di động.
 Với dịch vụ di động, người dùng không cần phải định vị và giữ liên kết với một bộ
điện thoại có dây cứng hoặc nằm trong phạm vi giới hạn của một đơn vị cơ sở
không dây.

P a g e 5 | 17



Tiểu Luận Báo hiệu & Điều kiển

1.3 Kĩ thuật :
Không đòi hỏi nhất thiết có sự hội tụ về mặt vật lý của các mạng. Nó đề cập tới việc
phát triển của một cấu hình mạng hội tụ cùng các tiêu chuẩn hỗ trợ. Tập hợp các tiêu
chuẩn này có thể được dùng trong quá trình cung cấp dịch vụ cố định, di động hay dịch vụ
lai ghép (hybrid services).

Để đạt được các mục tiêu của FMC, cần phải có 3 lớp hội tụ sau:
(1) Hội tụ mạng: sử dụng chung hạ tầng mạng cho các dịch vụ cố định và di động
(2) Hội tụ dịch vụ: có thể truy nhập đến cùng một dịch vụ từ các loại thiết bị và
mạng khác nhau
(3) Hội tụ thiết bị khách hàng: một thiết bị duy nhất có thể dùng để truy nhập tới
các dịch vụ khác nhau được các mạng khác nhau cung cấp.

Mạng FMC có sự hội tụ trong các khía cạnh: mạng, phương thức truy nhập, dịch vụ và
đầu cuối:
P a g e 6 | 17


Tiểu Luận Báo hiệu & Điều kiển

 Sự hội tụ về mạng, giao thức IP được sử dụng làm giao thức chuyển tải chính
mang mọi dịch vụ (voice, data, video..) và có thể chạy trên nền các phương thức
truyền dẫn và truy nhập khác nhau (PPP, ethernet, MPLS..) (Hình 2)

Hình 2: IP-Giao thức chuyển tải chung trong mạng FMC
 Sự hội tụ về phương thức truy nhập: khách hàng có thể truy nhập vào dịch vụ với

bất kỳ phương thức truy nhập nào sẵn có (Wifi, Cellular, ADSL, Bluetooth..)
 Sự hội tụ về các đầu cuối trong thế hệ mạng FMC sẽ có yêu cầu sử dụng các
phương thức khác nhau để truy nhập vào mạng, có hỗ trợ các loại hình dịch vụ
khác nhau và có thể thích nghi nhanh đối với các dịch vụ mới
 Sự hội tụ về dịch vụ: các dịch vụ sẽ có quy mô toàn cục chứ không bị giới hạn cục
bộ bởi các công nghệ riêng trước đây. Ngoài ra, sẽ xuất hiện nhiều dịch vụ mới bên
cạnh các dịch vụ kế thừa từ những dịch vụ đã có

II. Cấu trúc FMC
Cấu trúc này được xây dựng với giả thiết rằng: một nền tảng dịch vụ IMS chung
được thực hiện để cung cấp các dịch vụ cả mạng cố định và di động. Nền tảng IMS hội tụ
này có thể được sử dụng để chuyển các dịch vụ giữa các thiết bị đầu cuối kết nối với các
mạng khác nhau dựa trên khả năng kết nối (reachability), sở thích của thuê bao hoặc yêu
cầu rõ ràng của thuê bao. Cấu trúc này cũng có thể được sử dụng để chuyển các dịch vụ từ
một hệ thống truy nhập này sang một hệ thống truy nhập khác để hỗ trợ tính liên tục dịch
vụ cho các thiết bị đầu cuối đa chế độ; những thiết bị này có thể kết nối đến đồng thời các
điểm truy nhập vô tuyến cố định và mạng di động.

P a g e 7 | 17


Tiểu Luận Báo hiệu & Điều kiển

PS/CS
Convergence
IMS Convergence

FMC
appl.


IMS

mobile CS core
PS Core Convergence

fixed

fixed PS AN

mobile

IWF

mobile PS AN

mobile CS AN

service transfer

Hình 2.1 : Kiến trúc FMC dựa trên IMS

Cách sử dụng thay thế cho chuyển giao mức dịch vụ là phương thức chuyển giao lớp
truyền tải bằng cách sử dụng các giao thức quản lý di động phù hợp. Loại
chuyển giao này yêu cầu một lõi chuyển mạch gói chung trong đó thông tin nhận
thực và thông tin QoS của phần truy nhập mạng có thể được chuyển giữa các phân
hệ truy nhập khác nhau.
Cấu trúc này yêu cầu các chức năng hội tụ PS/CS điển hình để kết nối giữa mạng
điều khiển bởi IMS với mạng CS. Những chức năng này được thể hiện trên hình bao
gồm: lớp dịch vụ FMC app và IWF ở lớp truyền tải. Những chức năng này sẽ có trong
mạng IMS để tận dụng các giao diện CS. Cấu trúc phỏng tạo PSTN/ISDN dựa trên IMS

có thể được
coi là cấu trúc FMC dựa trên IMS do cấu trúc IMS hội tụ có thể cung cấp các dịch
vụ đồng thời cho thuê bao di động và đầu cuối PSTN/ISDN.

 PS Core Convergence để cho phép chuyển giao mức vận chuyển

P a g e 8 | 17


Tiểu Luận Báo hiệu & Điều kiển

 Cấu trúc này yêu cầu các chức năng hội tụ PS / CS cụ thể để kết nối mạng điều
khiển IMS và mạng CS
 Kiến trúc để cung cấp sự liên tục dịch vụ giữa mạng chuyển mạch gói tin được
điều khiển IMS và mạng di động CS.. Chúng được đáp ứng bởi một ứng dụng
FMC cấp dịch vụ và chức năng liên vận chuyển cấp (IWF)
 Các chức năng hội tụ được vẽ giữa hai mạng để minh họa tính chất cầu nối của
chúng. Tuy nhiên, chúng sẽ được chứa trong mạng IMS vì mục đích của kiến trúc
là sử dụng lại các giao diện CS hiện có.
 Cấu trúc hỗ trợ tính liên tục dịch vụ giữa mạng chuyển mạch gói điều khiển bởi
IMS với các mạng di động chuyển mạch kênh là điểm mấu chốt của vấn đề đảm
bảo QoS.
Nền tảng IMS hội tụ này có thể được sử dụng để chuyển dịch vụ giữa các thiết bị
đầu cuối được kết nối với các mạng khác nhau dựa trên khả năng truy cập, tùy chọn của
người dùng hoặc theo yêu cầu rõ ràng của người dùng. Nó cũng có thể được sử dụng để
chuyển các dịch vụ từ một truy cập này sang quyền truy cập khác để cung cấp dịch vụ
liên tục cho các thiết bị đầu cuối đa chế độ có thể gắn vào cả các điểm truy cập cố định
và di động.

III. Mô hình tham chiếu IMS trong FMC

Mục tiêu lâu dài của FMC (Fixed-mobile convergence) là cung cấp cho người dùng
các dịch vụ liên tục trên môi trường cố định và di động.

3.1. Mô hình tham chiếu cấu trúc FMC dựa trên IMS
Hình dưới mô tả các miền mạng trong cả mạng cố định và di động để mô tả
mức hội tụ khác nhau có thể đạt được. Đây là mô hình tham chiếu IMS-FMC trừu
tượng từ quan điểm của các nhà dịch vụ.

P a g e 9 | 17


Tiểu Luận Báo hiệu & Điều kiển

 Miền truyền tải truy nhập (Access Transport Domain) hỗ trợ kết nối giữa miền
thiết bị đầu cuối thuê bao (User Equipment Domain) với miền truyền tải lõi (Core
Transport Domain) độc lập với công nghệ truy nhập.
 Access Transport Domain:
- Khối miền truy nhập hữu tuyến/ không dây (Radio/Wired Access Domain,
bao gồm phân hệ truy nhập DSLAM, trạm gốc và bộ điều khiển trạm gốc
3G, điểm truy nhập WLAN…)
- Khối miền tích hợp truy nhập (Access Aggregation Domain, thực hiện chức
năng tập hợp lưu lượng từ nhiều miền truy nhập hữu tuyến/ không dây
chuyển tới nút biên).
 Ví Dụ:
- Cấu trúc mạng GPRS (một phần mạng truy nhập kết nối IP 3GPP)
- Mạng kết nối DSLAM tới các thiết bị biên BRAS/IP
 Miền truyền tải lõi ( Core Transport Domain ) : chứa chức năng quản lý di động để
hỗ trợ tính di động giữa các miền truy nhập khác nhau.
- Miền truyền tải lõi kết nối với các miền truy nhập (Access Transport
Domain) trong cùng một mạng và với các miền truyền tải lõi của các mạng

khác để hỗ trợ chức năng xử lý đa phương tiện khi cần.
- Chức năng truy nhập mạng, chức năng điều khiển truy nhập và quản lý tài
nguyên đều được thực hiện ở các miền truy nhập và miền truyền tải lõi.
 Điều khiển phiên kết nối giữa thiết bị đầu cuối thuê bao với các mạng khác được
hỗ trợ bởi miền điều khiển phiên (Section Control Domain)
P a g e 10 | 17


Tiểu Luận Báo hiệu & Điều kiển

-

Chứa các chức năng hỗ trợ dịch vụ vị trí và dịch vụ hiển thị.
Miền điều khiển phiên giao diện với miền truyền tải lõi để truyền các yêu
cầu tài nguyên truyền tải và thông tin NAT binding nếu cần
- Giao tiếp với miền truyền tải truy nhập để truyền thông tin vị trí trong
trường hợp miền truy nhập hữu tuyến.
 Miền dịch vụ ứng dụng (Application Service Domain)
- Chứa các chức năng hỗ trợ các dịch vụ thông tin và nhắn tin được xây dựng
bên trên các dịch vụ điều khiển phiên.
 Cấu trúc FMC sử dụng miền điều khiển phiên và miền dịch vụ chung cho cả thuê
bao cố định và di động. Miền điều khiển phiên là phần cốt yếu của tiêu chuẩn IMS
của 3GPP.
 Hội tụ dịch vụ bao gồm một số tính năng dịch vụ FMC cơ bản:
-

-

Truy nhập cùng dịch vụ từ các đầu cuối khác nhau với các số nhận dạng
công cộng khác nhau. Truy nhập cùng dịch vụ từ các thiết bị đầu cuối khác

nhau sử dụng cùng một số nhận dạng thuê bao công cộng. Tính năng này
cho phép thuê bao lựa chọn dịch vụ nào được chuyển tiếp đến đầu cuối nào
và theo trình tự nào, trong khi bên gọi chỉ cần biết một số nhận dạng thuê
bao duy nhất.
Tính liên tục dịch vụ trên một thiết bị đầu cuối đa chế độ khi di chuyển giữa
môi trường mạng cố định ở nhà hoặc ở cơ quan và môi trường mạng di
động

3.2. Điểm hội tụ và chức năng FMC
Chức năng FMC có thể được coi là một phần tử mạng điều khiển điểm hội tụ.
Các điểm hội tụ mạng có thể khác nhau tùy theo từng nhà khai thác, phụ thuộc vào
trạng thái của mạng hiện tại (mạng di động, mạng cố định, mạng CS, mạng PS…).

P a g e 11 | 17


Tiểu Luận Báo hiệu & Điều kiển
3rd Party
Applications

3rd Party
Applications

3rd Party
Applications

application
application FMC
service
service function

domain
domain

application
application
service
service
domain
domain

session
session
control
control
domain
domain

session
session
control
control
domain
domain

application
application
service
service
domain
domain


FMC
function

session
session
control
control
domain
domain

IWF

session
session
control
control
domain
domain

IWF

core
core
transport
transport
domain
domain

FMC

function

core
core
transport
transport
domain
domain

core
core
transport
transport
domain
domain

core
core
transport
transport
domain
domain

access
access
transport
transport
domain
domain


access
access
transport
transport
domain
domain

access
access
transport
transport
domain
domain

access
access
transport
transport
domain
domain

access
access
transport
transport
domain
domain

access
access

transport
transport
domain
domain

user
user
equipment
equipment
domain
domain

user
user
equipment
equipment
domain
domain

user
user
equipment
equipment
domain
domain

user
user
equipment
equipment

domain
domain

user
user
equipment
equipment
domain
domain

user
user
equipment
equipment
domain
domain

PS

PS

PS

CS

PS

core
core
transport

transport
domain
domain

PS

transport level convergence

service level convergence

CS/PS convergence

Trên hình, phần trung tâm thể hiện cấu trúc hội tụ lớp dịch vụ, hỗ trợ tính liên tục
dịch vụ đối với các đầu cuối đa chế độ nếu các đầu cuối, các miền ứng dụng và miền điều
khiển phiên có các tính năng phù hợp. Để thực hiện chuyển giao lớp dịch vụ, các thiết bị
đầu cuối phải hỗ trợ cả hai giao diện vô tuyến và miền điều khiển phiên phải hỗ trợ đăng
ký đồng thời cùng một số nhận dạng riêng. Ở đa chế độ, chức năng FMC được thực hiện
ở miền ứng dụng có thể lựa chọn giữa các phiên. Điểm hội tụ này được các nhà cung cấp
dịch vụ chấp nhận. Nhà cung cấp vận hành cả mạng truy nhập và mạng lõi cố định dựa
trên công nghệ chuyển mạch gói PS, mạng truy nhập và mạng lõi di động cũng dựa trên
PS.
Cách thứ hai hỗ trợ tính liên tục dịch vụ cho các thiết bị đầu cuối đa chế độ là sử
dụng chức năng FMC ở miền truyền tải lõi, chức năng FMC điều khiển chuyển giao giữa
các miền truy nhập và giữa các chế độ QoS và các truy nhập mạng kết hợp với chế độ đó.
Trên thực tế, cần thiết phải kết hợp chuyển giao lớp dịch vụ của một thiết bị đầu cuối đa
chế độ với tính năng truyền tải dịch vụ (ví dụ dịch vụ video) từ thiết bị đó tới một đầu
cuối khác có khả năng hiển thị tốt hơn.
 Nếu miền truy nhập đích hỗ trợ cùng một chế độ QoS với miền truy nhập
đang phục vụ thì miền điều khiển phiên không cần tham gia quá trình
chuyển giao.

 Nếu miền truy nhập đích hỗ trợ QoS thấp hơn miền truy nhập gốc thì miền
điều khiển phiên tham gia vào việc quyết định chuyển giao.
P a g e 12 | 17


Tiểu Luận Báo hiệu & Điều kiển

 Nếu mạng đích có khả năng tăng QoS thì miền điều khiển phiên cần được
thông báo điều này bởi vì có thể nó sẽ tăng QoS của phiên đầu cuối.
Tất cả các dịch vụ được tải trên miền truyền tải lõi và miền truy nhập chuyển mạch
gói. Việc chuyển đổi các mạng di động từ chuyển mạch kênh sang chuyển mạch gói sẽ rất
mất thời gian. người ta quan tâm đến khả năng hỗ trợ tính liên tục dịch vụ đối với các
cuộc gọi thoại giữa PS và CS. Khả năng làm việc liên mạng giữa miền PS và CS được hỗ
trợ bởi các cổng phương tiện và cổng báo hiệu. Chức năng FMC ở miền dịch vụ bên trên
có khả năng hỗ trợ hai mạng này (miền CS và miền PS) và sự lựa chọn miền phục vụ là
tùy theo yêu cầu của thuê bao hoặc nhà khai thác.
Tóm lại, cấu trúc FMC dựa trên IMS được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
 Cấu trúc hỗ trợ các dịch vụ trên nền IMS trên bất kỳ thiết bị đầu cuối nào có
hỗ trợ tính năng IMS.
 Thiết bị đầu cuối thuê bao có thể kết nối với bất kỳ miền truyền tải truy
nhập chuyển mạch gói nào với các giao diện tương thích có khả năng truyền
tải giao thức giữa thiết bị thuê bao với mạng IMS.
 Các miền truyền tải truy nhập có thể kết nối đến một miền truyền tải lõi
không phụ thuộc vào công nghệ truy nhập.
 Các giao diện giữa miền truyền tải lõi và nền tảng dịch vụ IMS cần dựa trên
các tính năng yêu cầu hỗ trợ các tính năng và dịch vụ trên nền IMS.
 Các giao diện cần hỗ trợ việc chia sẻ phương tiện giữa miền truyền tải lõi và
miền truy nhập sử dụng nhiều nhà cung cấp nền tảng dịch vụ khác nhau.
Như vậy, có thể thấy rằng xu hướng hội tụ mạng giữa mạng cố định và internet cần
thiết có các giao thức điều khiển liên mạng giữa các MGC và thực hiện chuyển đổi thông

tin báo hiệu giữa SS7 và mạng IP. Trong khi đó, báo hiệu điều khiển liên mạng của kiến
trúc FMC dựa trên IMS được thực hiện thông qua giao thức SIP

VI. Dịch vụ và Giao thức sử dụng trên FMC
4.1. Dịch vụ
4.1.1. Các dịch vụ hoạt động trên FMC
ITU đã ban hành bản Release 1 về mạng FMC, kiến trúc mạng này linh hoạt trong
việc tiếp thu/kết nạp các hình thức dịch vụ mới trong các sub-domain mới. Trong thời
điểm hiện tại, các loại hình dịch vụ đã được định danh gồm:
 Nhóm dịch vụ về conversational (audio/video)
 Nhóm các dịch vụ Streaming (nghe nhạc, xem phim trực tuyến)
 Nhóm các dịch vụ Interactive (vd Game tương tác)
 Nhóm các dịch vụ Background (Chat, mail, web, SMS, MMS..)
Các ứng dụng trên FMC sẽ bùng nổ theo hướng multimedia với một số đặc điểm:
P a g e 13 | 17


Tiểu Luận Báo hiệu & Điều kiển

 Lượng dữ liệu trao đổi rất lớn (voice, video, data đồng thời)
 Các tương tác phức tạp (sự kết thừa và kết hợp của các dịch vụ trước đây)
 Kiểm soát được QoS, yêu cầu thay đổi về tốc độ bit có thể xảy ra trong quá trình
trao đổi.
4.1.2. Tham số đánh giá chất lượng
Chất lượng dịch vụ trong mạng FMC nói chung được định nghĩa là tập hợp các yêu
cầu về dịch vụ cần được thỏa mãn bởi nhà cung cấp dịch vụ. Trong nghĩa rộng này nó
quan tâm cả đến vấn đề maketing, kỹ thuật cũng như vấn đề sau bán hàng. Ở trong phạm
vi báo cáo này, chất lượng dịch vụ được xem xét thuần tuý về mặt kỹ thuật và các yêu cầu
chất lượng dịch vụ được xác định cho cơ sở hạ tầng chuyển tải (IP). Như vậy, chất lượng
dịch vụ ở đây được định nghĩa là tập hợp các yêu cầu cần được thỏa mãn bởi cơ sở hạ

tầng mạng trong khi truyền một luồng thông tin trên mạng đó. Các tham số QoS điển hình
trên mạng chuyển tải IP bao gồm:
 Băng thông hiện thời (throughput): Lượng dữ liệu có thể chuyển qua lại giữ 2 nút
trong một khoảng thời gian, tham số này phản ánh băng thông của tuyến truyền ở
thời điểm hiện tại
 Trễ (Latency hoặc Delay): Khoảng thời gian giữa thời điểm gói tin được gửi đi tại
phía gửi và nhận lại tại phía nhận. Trễ có thể gây ra do truyền dẫn hoặc do xử lý tại
các nút trên tuyến
 Rung pha (Hay biến động trễ-Jitter): Khoảng thời gian chênh lệch giữa gói tin nhận
được sớm nhất và muộn nhất
 Tỷ lệ mất gói (loss): Phần trăm (%) số gói bị mất trên đường truyền do gói bị hỏng
hoặc do các nguyên nhân khác.
Mạng Viễn thông cung cấp nhiều dịch vụ có tính thời gian thực cho người sử dụng
(Voice, Video..), trong thế hệ mạng FMC các dịch vụ này lại được chuyển tải trên mạng
IP (vốn được thiết kế chuyển tải dữ liệu “cố gắng tối đa” ) cộng với những nguy cơ tiềm
ẩn tồn tại trong mảng di động làm cho việc đảm bảo chất lượng các dịch vụ (QoS) này
gặp nhiều khó khăn.

4.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng trong mạng FMC bao gồm:
 Yếu tố động của mạng (Network dynamic): Sự biến động trong cấu trúc mạng do
thêm/bớt các node mạng hay biến động tài nguyên trên mỗi node
 Ảnh hưởng của đa truy nhập (Multi-Access): Các phương thức truy nhập khác
nhau làm cho việc ánh xạ các mức dịch vụ không tương thích (Ví dụ các lớp QoS
trong UMTS và trong Diffserv)
 Ảnh hưởng của đa chính sách (Multi–policy): Các phiên giao dịch sử dụng cơ sở
hạ tầng của nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Mỗi nhà cung cấp dịch vụ có
chính sách riêng và khó bắt tay với nhau trong việc đảm bảo E2E QoS
P a g e 14 | 17



Tiểu Luận Báo hiệu & Điều kiển

 Tính di động (Mobility): Môi trường truyền sóng thay đổi, sự di động của trạm
cuối, quá trình chuyển giao khi trạm chuyển từ điểm truy nhập này sang điểm truy
nhập khác.

4.2. Giao thức trong FMC
 Giao thức IP làm giao thức là giao thức chuyền tải chính (tầng network)
IP ( Internet Protocol )là một giao thức hướng dữ liệu được sử dụng bởi các máy
chủ nguồn và đích để truyền dữ liệu trong một liên mạng chuyển mạch gói.
Dữ liệu trong một liên mạng IP được gửi theo các khối được gọi là các gói (packet
hoặc datagram). Cụ thể, IP không cần thiết lập các đường truyền trước khi một máy chủ
gửi các gói tin cho một máy khác mà trước đó nó chưa từng liên lạc với.
IP cung cấp một dịch vụ gửi dữ liệu không đảm bảo (còn gọi là cố gắng cao nhất),
nghĩa là nó hầu như không đảm bảo gì về gói dữ liệu. Gói dữ liệu có thể đến nơi mà
không còn nguyên vẹn, nó có thể đến không theo thứ tự (so với các gói khác được gửi
giữa hai máy nguồn và đích đó), nó có thể bị trùng lặp hoặc bị mất hoàn toàn. Nếu
một phần mềm ứng dụng cần được bảo đảm, nó có thể được cung cấp từ nơi khác, thường
từ các giao thức giao vận nằm phía trên IP.
 Giao thức SIP
SIP là viết tắt của Session Initiation Protocol và là giao thức được sử dụng phổ
biến nhất trong hệ thống điện thoại IP. SIP kiểm soát cách thức các cuộc gọi được thiết
lập, cách dữ liệu bằng giọng nói được chuyển giao trong suốt cuộc gọi cũng như chấm dứt
kết nối. Nó cũng có thể được sử dụng cho các dịch vụ truyền thông khác. Giao
thức SIP được phát triển bởi Internet Engineering Task Force (IETF).
SIP là một văn bản được dựa trên và sử dụng để thiết lập một phiên truyền thông.
Việc truyền dữ liệu thực tế được thực hiện bởi các Transmission Control Protocol ( TCP )
hay User Datagramm Protocol ( UDP ) trên lớp thứ 5 trong mô hình OSI. Session
Description Protocol SDP kiểm soát các giao thức nào được sử dụng.


V. Kết luận
Mạng hội tụ FMC là xu thế tất yếu của mạng Viễn thông thời gian tới, vấn đề E2E
QoS trong mạng hội tụ là một vấn đề phức tạp nhưng không thể coi nhẹ khi mạng IP được
sử dụng làm cơ sở hạ tầng của mạng này. Bài báo đã điểm qua một số nghiên cứu của các
tổ chức chuẩn hoá Quốc tế về vấn đề QoS. Trong thực tế có rất nhiều đề xuất khác liên
quan giải quyết các khía cạnh khác nhau của vấn đề QoS mà bài báo chưa đề cập hết và
hy vọng sẽ có dịp trình bày sau. Hiện tại, một số giải pháp về mạng FMC đã bắt đầu được
thử nghiệm nhưng các thử nghiệm này chủ yếu quan tâm đến vấn đề điều khiển và dịch
vụ, để mạng FMC có thể cung cấp các dịch vụ đầy hứa hẹn của nó thì vấn đề QoS cần còn
phải đầu tư nghiên cứu nhiều trong thời gian tới.
P a g e 15 | 17


Tiểu Luận Báo hiệu & Điều kiển

P a g e 16 | 17


Tiểu Luận Báo hiệu & Điều kiển

Tài liệu tham khảo
[1] />[2] www.qosforum.com
[3] Simulating Difftsev Classes of Service over an IP/MPLS backbone –
www.techinvite.com
[4] Yevgeni Koucheryavy- Multimedia Tra_c Delivery over Next-Generation
Telecommunications Networks- Tampere University of Technology Publications
[5] Inge Einar Svinnset – End-to-end QoS in mobile core networks. Status.-TelenorR&D
N 23/2005
[6] Elodie BERNEX-PhD in Applied Acoustic -Quality of service in VoIP environmentswww.neotip.com

[7] HAIHONG ZHENG and MARC GREIS-Ongoing Research on QoS Policy Control
Schemes in Mobile Networks-Mobile Networks and Applications 9, 235–241, 2004
[8] Mehdi Mani-New QoS Control Mechanism Based on Extension to SIP for Access to
UMTS Core Network via Different Kinds of Access Networks -Institute National
Telecommunications-9 Rue Charles Fourier, Evry Cedex 91011,France
[9] rfc2386-Frame work for QoS on Internet.txt

P a g e 17 | 17



×