Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn THI CUỐI kỳ môn ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.02 KB, 19 trang )

Lê Thành Sang

HC16KTTP

ĐỀ CƢƠNG ÔN THI CUỐI KỲ MÔN ĐƢỜNG LỐI CÁCH MẠNG 2018
CHƢƠNG 2
CÂU 1: LUẬN CƢƠNG CHÍNH TRỊ THÁNG 10/1930
(Phân tích nội dung và đánh giá ƣu điểm, hạn chế)
1. Nội dung của Luận cƣơng
- Phân tích đặc điểm, tình hình xã hội thuộc địa nửa phong kiến và nêu những vấn đề cơ bản của
cách mạng tƣ sản dân quyền ở Đông Dƣơng do giai cấp công nhân lãnh đạo.
- Chỉ rõ mâu thuẫn giai cấp gay gắt giữa thợ thuyền, dân cày, các phần tử lao khổ với địa chủ
phong kiến và tƣ bản đế quốc.
- Vạch ra phƣơng hƣớng cho cách mạng Đông Dƣơng: “cách mạng tƣ sản dân quyền”, có tính
chất thổ địa và phản đế, nghĩa là đánh đổ phong kiến, cách mạng ruộng đất triệt để rồi mới
thực hiện cách mạng dân tộc, xem địa chủ phong kiến là mục tiêu trọng tâm. Sau khi cách
mạng tƣ sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tƣ bổn mà tranh đấu thẳng
lên con đƣờng xã hội chủ nghĩa”.
- Khẳng định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ phong kiến, cách mạng
ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dƣơng hoàn toàn độc lập.
Hai nhiệm vụ đó có quan hệ khăng khít, (vì đánh đổ đƣợc đế quốc chủ nghĩa mới phá đƣợc giai
cấp địa chủ, để tiến hành cách mạng thổ địa thắng lợi, và có phá tan đƣợc chế độ phong kiến thì
mới đánh đổ đƣợc đế quốc chủ nghĩa), trong đó, “Vấn đề thổ địa là cốt của cách mạng tƣ sản dân
quyền” và là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.
* Về lực lƣợng cách mạng:
- Giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tƣ sản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh
đạo của cách mạng.
- Dân cày là lực lƣợng đông đảo nhất và là động lực chính của cách mạng.
- Tƣ sản thƣơng nghiệp và tƣ sản công nghiệp theo phe đế quốc.
- Tiểu tƣ sản thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tƣ sản thƣơng gia thì không tán thành
cách mạng; tiểu tƣ sản trí thức chỉ có thể hăng hái chống đế quốc trong thời kỳ đầu.


- Chỉ có phần tử lao khổ mới đi theo cách mạng mà thôi.
* Về phƣơng pháp cách mạng, “võ trang bạo động” và tuân theo khuôn phép nhà binh.

1


Lê Thành Sang

HC16KTTP

* Về quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, luận cƣơng khẳng định: Cách
mạng Đông Dƣơng là một bộ phận của cách mạng thế giới.
* Về vai trò lãnh đạo của Đảng, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi cách
mạng nên Đảng phải có đƣờng lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với
quần chúng. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền
tảng tƣ tƣởng, đại biểu chung cho quyền lợi của giai cấp vô sản ở Đông Dƣơng, đấu tranh để đạt
đƣợc chủ nghĩa cộng sản.
2. Ý nghĩa của Luận cƣơng, ƣu điểm, hạn chế.
- Khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lƣợc cách mạng mà Chánh cƣơng vắn tắt,
Sách lƣợc vắn tắt đã nêu ra. Tuy nhiên, Luận cƣơng chính trị đã:
+ Không nêu ra đƣợc mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp,
từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu.
+Đánh giá không đúng vai trò của cách mạng của các tầng lớp (tiểu tƣ sản, tƣ bản dân tộc, địa
chủ vừa và nhỏ) trong lực lƣợng cách mạng.
+ Nhấn mạnh vào mâu thuẫn giai cấp, bỏ qua mâu thuẫn dân tộc, nên không xác định đƣợc đâu
là mâu thuẫn cốt lõi cần giải quyết trƣớc.
+ Bỏ qua khả năng, năng lực của các giai cấp phong kiến, tƣ sản, tiểu tƣ sản, do đó không vận
động hết đƣợc sức mạnh toàn dân vào công cuộc cách mạng.
+ Đề cao việc đấu tranh giành độc lập cho toàn cõi Đông Dƣơng (nhƣ Liên Xô), nhƣng bỏ qua
sự khác biệt về lịch sử, văn hóa… của 3 nƣớc, cho nên khó có thể tập hợp sức mạnh, cùng làm

cách mạng đƣợc.
→ Từ đó, Luận cƣơng chƣa đề ra đƣợc một chiến lƣợc liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi
trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai.
-Nguyên nhân chủ yếu: [Phần thêm thôi, trong đề cƣơng không thấy hỏi]
+ Ngƣời soạn thảo không đủ nhận thức, chƣa tìm ra và nắm vững những đặc điểm của xã hội
thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam.
+ Do nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp cách mạng ở thuộc địa, và lại
chịu ảnh hƣởng khuynh hƣớng “tả” của Quốc tế Cộng sản.
CÂU 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG TỪNG BƢỚC KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA LUẬN
CƢƠNG CHÍNH TRỊ VÀ HOÀN CHỈNH ĐƢỜNG LỐI CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG
DÂN TỘC
2


Lê Thành Sang

HC16KTTP

(Thông qua nghiên cứu và làm rõ các văn kiện: Chung quanh vấn đề chiến sách mới 10/1936,
Nghị quyết BCH TW tháng 11/1939, 11/1940 và 5/1941)
Văn kiện và nội dung cơ bản sau đây:
* Chung quanh vấn đề chiến sách mới (10/1936)
 Nội dung:
-

Xác định kẻ thù: Đảng nhận định đúng đắn về kẻ thù thực sự của đất nƣớc: Pháp chính là
kể thù chính và nguy hiểm nhất.

-


Không còn coi cách mạng điền địa là cốt lõi, nâng cao tầm quan trọng vấn đề giải phóng
dân tộc. Đảng xác định: “Cuộc giải phóng dân tộc không nhất thiết phải kết chặt với cuộc
cách mạng điền địa”, tùy vào tình hình hiên tại, ƣu tiên chọn trƣờng hợp quan trọng hơn.
Và có thể thực hiện cả 2 việc liên tiếp, cuộc đấu tranh này giúp cho cuộc đấu tranh kia.

-

Xác định lực lƣợng: Toàn thể dân tộc, thuộc mọi giai cấp trong xã hội, mọi tôn giáo, tín
ngƣỡng, trong đó giai cấp lãnh đạo vẫn là công nhân; công nhân và nông dân chiếm đa số

-

Phạm vi vẫn là toàn Đông Dƣơng.

 Nhận xét:
-

Về lực lƣợng đã xác định gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, chứng tỏ Đảng đã có
quan tâm đến tiềm lực của các giai cấp khác ngoài công – nông.

-

Có nhận thức đúng đắn hơn trong nhận định kẻ thù là Pháp (chịu ảnh hƣởng nặng nề của
cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 nên Pháp tăng cƣờng bóc lột làm cho mẫu thuẫn
trong xã hội thuộc địa ngày càng gây gắt)

-

Điểm sáng tạo là nhất là Đảng trong giai đoạn 1936-1939 là đã biết gác lại nhiệm vụ
chiến lƣợc (CMTS dân quyền và thổ địa CM để tiến tới XHCN), xác định kẻ thù trƣớc

mắt là một bộ phận kẻ thù, chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến
tranh, đòi dân chủ, dân sinh và hoà bình (dựa trên tình hình thực tế của sự ra đời chủ
nghĩa phát xít và sự tăng cƣờng bóc lột của thực dân Pháp).

-

Tuy nhiên vẫn còn hạn chế khi vẫn xác định phạm vi trên toàn Đông Dƣơng. Phạm vi lớn
làm giảm khả năng sáng tạo của mỗi dân tộc, đồng thời những nhiệm vụ cấp bách vẫn
phải thông qua ý kiến ba ni mới công nghệ.
. Không ngừng học hỏi các tiến bộ khoa học công nghệ, sáng tạo tìm ra ý tƣởng mới và triển
khai, tìm nguồn đầu tƣ để thực hiện.

12


Lê Thành Sang

HC16KTTP

5. Năm là, phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng.
- Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là để giải phóng những giá trị văn hóa tích cực nhất
cho loài ngƣời. Phát triển kinh tế đồng thời giúp cho con ngƣời có nhiều cơ hội, khả năng tiếp
nhận các giá trị văn hóa. Phát triển kinh tế nhằm mục tiêu văn hóa chính là “đặc sắc” của cách
mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Mục tiêu đó thể hiện sự phát triển vì con ngƣời, mọi con ngƣời đều đƣợc hƣởng thành quả của

phát triển.
-Mỗi bƣớc tăng trƣởng kinh tế lại tạo ra điều kiện để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội cao
hơn nữa. Vì vậy cần “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bƣớc và từng chính
sách phát triển”.
Đảng luôn khẳng định, giữa tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội có mối quan
hệ biện chứng, tác động qua lại, làm tiền đề cho nhau cùng phát triển: Tăng trƣởng kinh tế là
điều kiện tiền đề để thực hiện công bằng xã hội thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là động lực,
điều kiện quan trọng có tác dụng thúc đẩy, bảo đảm tăng trƣởng kinh tế cao, bền vững.

Tham khảo thêm:
- Công nghiệp hóa là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng
kinh tế hay một nền kinh tế
- Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào
quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh
tế - xã hội từ sử dụng sứ lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công
nghệ, phƣơng tiện, phƣơng pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

CÂU 6: QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA CON
NGƢỜI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƢỚC
(Phân tích các quan điểm chỉ đạo của Đảng trong nghị quyết trung ƣơng 9 khóa XI (5/2014); vận
dụng trong thực tiễn, giải pháp góp phần xây dựng và phát triển văn hóa con ngƣời Việt Nam
hiện nay.
13


Lê Thành Sang

HC16KTTP


A. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng
1. Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực phát triển bền vững
đất nƣớc. Văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội và hội nhập quốc tế.
* Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội:
- Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi
cá nhân và cộng đồng) diễn ra trong quá khứ cũng nhƣ đang diễn ra trong hiện tại; qua hàng bao
thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống v à lối sống mà trên đó từng
dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình.
- Các giá trị này chi phối hằng ngày đến cuộc sống, tƣ tƣởng, tình cảm của mọi thành
viên xã hội bằng môi trƣờng xã hội - văn hóa (bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật
thể.
* Văn hóa là động lực phát triển bền vững:
- Hàm lƣợng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con ngƣời càng cao bao nhiêu thì khả năng
phát triển kinh tế - xã hội càng hiện thực và bền vững bấy nhiêu.
- Nền văn hóa Việt Nam đƣơng đại, với những giá trị mới, sẽ là một tiền đề quan trọng
đƣa nƣớc ta hội nhập ngày càng sâu hơn và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới.
* Văn hóa là mục tiêu của phát triển:
- Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam “dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
chính là mục tiêu văn hóa.
* Văn hóa phải đƣợc đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội:
- Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế. Xử lý tốt mối
quan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động
lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế.
* Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dƣỡng, phát huy nhân tố con ngƣời và
xây dựng xã hội mới.
- Việc phát triển kinh tế - xã hội cần đến nhiều nguồn lực khác nhau nhƣng chỉ có tri thức con
ngƣời mới là nguồn lực vô hạn, có khả năng tái sinh và tự sinh không bao giờ cạn kiệt. Các
nguồn lực khác sẽ không đƣợc sử dụng có hiệu quả nếu không có những con ngƣời đủ trí tuệ và
năng lực khai thác chúng.


14


Lê Thành Sang

HC16KTTP

2. Hai là, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa
dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trƣng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa
học.
* Tiên tiến là yêu nƣớc và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con ngƣời.
* Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam đƣợc vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc.
* Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta chủ trƣơng vừa bảo vệ
bản sắc dân tộc, vừa mở rộng giao lƣu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Bảo vệ bản sắc dân
tộc phải gắn kết với mở rộng giao lƣu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ
trong văn hóa các dân tộc khác để bắt kịp sự phát triển của thời đại.
* Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với loại bỏ những cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập
quán và lề thói cũ.
3. Ba là, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con ngƣời và xây dựng con ngƣời để
phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con ngƣời có nhân
cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nƣớc, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn
kết, cần cù, sáng tạo.
* Đây là mối quan hệ biện chứng. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng
con ngƣời có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nƣớc, nhân ái, nghĩa
tình, trung thực, đoàn kết, sáng tạo; đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc.
* Muốn xây dựng con ngƣời có những đặc tính trên, cần phải:
- Hƣớng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con ngƣời có thế giới
quan khoa học, hƣớng tới chân - thiện – mỹ.

- Xây dựng và phát huy lối sống “Mỗi ngƣời vì mọi ngƣời, mọi ngƣời vì mỗi ngƣời”; hình thành
lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
- Tăng cƣờng giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là
thanh, thiếu niên.
4. Bốn là, xây dựng đồng bộ môi trƣờng văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng
đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con
ngƣời trong phát triển kinh tế.

15


Lê Thành Sang

HC16KTTP

* Mỗi địa phƣơng, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi trƣờng văn hóa lành
mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con ngƣời về nhân cách, lối sống.
* Phát huy giá trị truy ền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
* Gắn kết các hoạt động văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh, với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới,đô thị văn minh.
* Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngƣỡng; khuyến khích các
hoạt động tôn giáo gắn bó với dân tộc, hƣớng thiện, nhân đạo, nhân văn, tiến bộ.
5. Năm là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân đo Đảng lãnh đạo,
Nhà nƣớc quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
* Dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh đều tham gia sự nghiệp xây dựng và phát
triển nền văn hóa nƣớc nhà.
* Công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của
sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dƣới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc.
B. Vận dụng trong thực tiễn, giải pháp
Vấn đề văn hóa học đường:

- Văn hóa học đƣờng đang xảy ra những vấn đáng báo động, xa rời quy chuẩn đạo đức và
pháp luật, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của một nền giáo dục.
- Vấn đề liên quan trực tiếp với sinh viên, ảnh hƣởng tới việc học và nhân cách của thế hệ
trẻ nhƣng đang bị chính sinh viên xem nhẹ.
- Văn hóa ứng xử học đƣờng là vấn đề đang đƣợc quan tâm, đề cập nhƣng chƣa khắc phục
đƣợc hoàn toàn.
- Tìm hiểu rõ thực trạng, suy nghĩ của chính bản thân sinh viên về vấn đề này đề tìm đúng
nguyên nhân và đƣa ra giải pháp thích hợp nhất.
- Nêu ra những hậu quả thức tỉnh, thay đổi những quan điểm còn chƣa đúng đắn về văn
hóa học đƣờng trong sinh viên.
 Nguyên nhân
- Đại học là môi trƣờng không quá ràng buộc với sinh viên, không nhiều nội quy chặt chẽ,
quan hệ giữa giảng viên và sinh viên gần gũi, thân thiện hơn khi nói chuyện. Dẫn đến thói quen
hay đùa giỡn (nói chuyện ngang hàng, lấn lƣớt.. ) làm sinh viên quên đi chuẩn mực ứng xử của
trò đối với thầy.
- Gặp thầy cô, thấy không nhất thiết phải chào. Do một số suy nghĩ: “ Thầy cô dạy quá
đông sinh viên, chắc gì nhớ mặt hay tên mình, thôi khỏi chào..” lâu ngày thành thói quen, thói
quen trong suy nghĩ biểu hiện ra hành động
- Bản thân không cố gắng, kết quả học kém.. chán ghét thầy cô (cho là lỗi do thầy cô chấm
điểm thi khó, giao bài tập lớn sấp mặt..) dẫn đến nói xấu thầy cô.
- Tính “xu hƣớng”, dễ bị lôi kéo trong sinh viên.
 Hậu quả
16


Lê Thành Sang

HC16KTTP

- Hình thành một thói quen tiêu cực, ảnh hƣởng đến văn hóa học đƣờng của trƣờng, gây tai

tiếng không tốt và trƣờng bị đánh giá thấp khi vô tình có giảng viên trƣờng khác đến.
- Khiến giảng viên cảm thấy không đƣợc tôn trọng, nghiệm trọng hơn là nghe đƣợc sinh
viên nói xấu mình, ảnh hƣởng đến tâm trạng, biện pháp giảng dạy.
- Tôn trọng “ ngƣời thầy” là một truyền thống văn hóa, thể hiện mức độ nhận thức, sự biết
ơn và đạo đức của một con ngƣời. Sinh viên ra trƣờng, khi xin việc làm, nhà tuyển dụng không
chỉ dựa vào trình độ chuyên ngành mà còn dựa vào “ cách làm ngƣời”, ngƣời thiếu đạo đức thì
không đáng tin tƣởng. “ Có tài mà không có đức là ngƣời vô dụng”.
- Ảnh hƣởng tiêu cực đến cách đánh giá phẩm chất của ngƣời khác đối với sinh viên khi
thấy sinh viên không tôn trọng thầy cô.
 Biện pháp:
- Quan trọng là ở ý thức của mỗi ngƣời, có thể tổ chức các buổi hoạt động nói về thái độ
của sinh viên với chính các giảng viên trong trƣờng, đƣa ra bằng chứng, nhắt nhở, cảnh tỉnh
chung cho sinh viên. Đại học là môi trƣờng tự vận động trong nhận thức của sinh viên, nội quy
ép buộc không đạt kết quả cao. Nhƣ tổ chức các buổi trao đổi, hoạt động về các vấn đề học
đƣờng nhƣ:
+ Buổi trao đổi, chấp vấn giữa giảng viên và sinh viên.
-Tự nỗ lực và biết cách chấp nhận, không đỗ lỗi cho ngƣời khác (giảng viên) khi nhận kết quả
thấp.
-Khi giảng viên có những việc làm mà sinh viên cho là chƣa hợp lý, sinh viên nên trao đổi
hoặc có thể ẩn danh góp ý kiến nếu sinh viên sợ:
+ Gặp riêng trao đổi
+ Gửi mail góp ý kiến
+ Gửi đánh giá góp ý trong khảo sát giảng viên các học kì của trƣờng..
-Không nên cho qua, rồi bất mãn thù hận nói xấu giảng viên với bạn bè.
Tổ chức các câu lạc bộ chuyên về các vấn đề nổi cộm trong trƣờng, (do phía trƣờng tổ chức),
tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp nhƣ quay các video mang tính cảnh tỉnh thái độ của sinh viên.
Với sức lang truyền của mạng xã hội, dễ dàng tiếp cận sinh viên hơn. Cho thấy đƣợc trƣờng
không chỉ quan tâm dạy chuyên ngành mà còn rất quan tâm đến “văn hóa” của sinh viên.
Chƣơng 8
CÂU 7. NỘI DUNG ĐƢỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP QUỐC TẾ

(Làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tƣ tƣởng chỉ đạo của đảng trong quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc
tế, vận dụng vào thực tiễn trong bảo vệ chủ quyền biển đảo; trách nhiệm của cá nhân góp phần
thực hiện hiệu quả đƣờng lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của đảng)
1. Mục tiêu, nhiệm vụ
- Giữ vững môi trƣờng hòa bình, ổn định: tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc
đổi mới để phát triển kinh tế-xã hội.
- Tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nƣớc
- Kết hợp nội lực với ngoại lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
17


Lê Thành Sang

HC16KTTP

- Góp phần vào cuộc đấu tranh chung của thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội.
- Phát huy vai trò và vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế.
2. Tư tưởng chỉ đạo
Phải quán triệt đầy đủ 8 quan điểm:
+ Một: Đảm bảo lợi ích dân tộc, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN.
+ Hai: Giữ vững độc lập, tự chủ đi liền với đẩy mạnh đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các quan hệ
đối ngoại
+Ba: Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ đối ngoại, cố gắng thúc đẩy hợp
tác nhƣng vẫn phải đấu tranh dƣới hình thức và mức độ thích hợp với từng đối tác
+Bốn: Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, không phân biệt chế độ chính trị xã
hội. Chủ động tham gia các tổ chức đa phƣơng, khu vực trên toàn cầu.
+Năm: Kết hợp đối ngoại của Đảng với ngoại giao của nhà nƣớc, đối ngoại nhân dân, xác
định hội nhập quốc tế là công việc của nhân dân.
+Sáu: Giữ vững ổn định chính trị kinh tế xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trƣờng

sinh thái.
+Bảy: Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên
ngoài; xây dựng nền ktế độc lập, tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất
nƣớc trong quá trình hội nhập quốc tế.
+Tám: Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nƣớc đối với
các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nƣớc
và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa;
giữa đối ngoại với quốc phòng an ninh
*Liên hệ thực tiễn
a. Vận dụng đƣờng lối vào giải quyết vấn đề biển đảo:
Đƣờng lối đối ngoại xuyên suốt của VN là độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hợp tác và phát triển.
Với tinh thần đó, khi giải quyết vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ, Đảng và Nhà nƣớc ta
luôn kiên định bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết và cố gắng tìm giải pháp hòa
bình có thể:
Vừa qua, TQ đƣa giàn khoan nƣớc sâu cùng với lực lƣợng tàu hùng hậu, trong đó có cả tàu có
vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển VN và đã hạ đặt giàn khoan này tại
thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của VN. Các hành động phun vòi rồng có cƣờng độ
mạnh, dùng tàu đâm vào tàu công vụ và dân sự của VN đã khiến nhiều tàu hƣ hại, và gây thƣơng
tích. Đây là hành động vi phạm chủ quyền biên giới lãnh thổ của VN, vi phạm Luật pháp Quốc
tế và đe dọa đến hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông.

18


Lê Thành Sang

HC16KTTP

Trƣớc tình hình phức tạp của vấn đề biển Đông, Đảng ta đã có đƣờng lối đối ngoại khôn khéo,
mềm mỏng nhƣng kiên quyết, lấy độc lập, tự chủ là yếu tố hàng đầu để giải quyết mọi vấn đề.

Cụ thể:
 Cần phải ứng phó một cách kiên quyết, bền bỉ, linh hoạt, tuân thủ luật pháp quốc tế,
nhằm giữ đƣợc chủ quyền của ta, môi trƣờng hòa bình, ổn định để phát triển đất nƣớc vừa duy trì
đƣợc cục diện quan hệ với TQ.
 Cần tiếp tục chủ động, kiên trì đẩy mạnh đồng bộ đấu tranh trên thực địa, đấu tranh ngoại
giao, công tác thông tin tuyên truyền và đấu tranh dƣ luận tăng cƣờng sự đoàn kết, nhất trí trong
Đảng và trong nhân dân; đồng thời tranh thủ cao nhất sự ủng hộ quốc tế đối với chủ quyền lãnh
thổ của ta.
b. Thành tựu :
- Về chính trị: chúng ta đã thể hiện những nỗ lực rất lớn để đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn
các mối quan hệ với các nƣớc láng giềng, khu vực, các nƣớc lớn, các nƣớc bạn bè truyền thống,
tổ chức nhiều chuyến thăm đến các nƣớc của các nhà lãnh đạo VN,…
- Về kinh tế: Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy vai trò
trong các mối liên kết và hợp tác ktế khu vực và qtế, hoàn thành tốt nhiệm vụ đối ngoại phục vụ
phát triển của đất nƣớc. Nổi bật là việc chúng ta đã đảm nhiệm xuất sắc vai trò chủ nhà Năm
APEC 2017. Sự kiện này đã tạo hiệu ứng tích cực trên nhiều phƣơng diện, tiếp tục khẳng định
APEC là diễn đàn hợp tác, liên kết kinh tế hàng đầu khu vực, làm nổi bật vai trò của Việt Nam
đối với một sự kiện mang tầm vóc "toàn cầu”.
- Về văn hóa – xã hội: tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật công nghệ tiên tiến, tinh
hoa văn hóa nhân loại, tổ chức các lễ hội giao lƣu văn hóa, tăng cƣờng các hoạt động quảng bá
văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế thông qua phát triển du lịch, festival, …
c. Hạn chế
- Trong quan hệ với các nƣớc, nhất là các nƣớc lớn, chúng ta còn lúng túng, bị động. Chƣa
xây dựng đƣợc quan hệ lợi ích đan xen, tùy thuộc lẫn nhau với các nƣớc.
- Một số chủ trƣơng, cơ chế, chính sách chậm đƣợc đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan
hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế; hệ thống luật pháp chƣa, hoàn chỉnh, không đồng bộ, gây khó
khăn trong việc thực hiện các cam kết của các tổ chức quốc tế.
- Chƣa hình thành đƣợc một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập quốc tế và một lộ
trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết.
- Tiếp thu văn hóa không có chọn lọc, dẫn đến bị lôi kéo vào những thế lực xấu làm tha

hóa đạo đức con ngƣời. Ví dụ nhƣ hiện tƣợng nổi bật hiện nay “hội thánh đức chúa trời” …
d. Trách nhiệm và thái độ của bản thân:
- Tin tƣởng và chấp hành nghiêm túc chính sách dối ngoại của đảng và nhà nƣớc
- Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế
- Chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết: tích cực học tập phát huy tính sáng tạo,
rèn luyện nhân cách và phẩm chất đạo đức, trau dồi kĩ năng, … để tham gia vào các công việc
liên quan đến đối ngoại.
- Thể hiện ý thức dân tộc, giữ gìn và phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hóa
dân tộc. Đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

19



×