Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Mẹo làm bài thi ĐH môn Vật lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.2 KB, 1 trang )

Mẹo làm bài thi Đại học môn Vật lý.
Cách ra đề thi Vật lý hiện nay đòi hỏi thí sinh (TS) phải nắm những lý thuyết cơ
bản; phải có tư duy tổng hợp, phân tích kiến thức.
Không nên học vẹt lý thuyết
Cách ra đề thi Vật lý hiện nay đòi hỏi thí sinh (TS) phải nắm những lý thuyết cơ bản; phải
có tư duy tổng hợp, phân tích kiến thức. Ví dụ: Khi hỏi về máy biến thế, câu hỏi có thể là
quy luật vật lý vận dụng trong máy biến thế. Câu này không có sẵn trong sách giáo khoa
nên TS phải tự tìm hiểu, phân tích để trả lời. Vì thế, ngay từ bây giờ, các em nên từ bỏ tư
tưởng học vẹt, học tủ lý thuyết.
Biết cách phân phối thời gian hợp lý khi làm bài
Không nên mất quá nhiều thời gian vào việc tóm tắt đề bài. Tóm tắt đề bài có
thể giúp TS nắm chắc đề bài hơn, làm bài một cách có trình tự hơn nhưng hãy
làm thao tác này thật nhanh ra nháp vì phần này không có điểm.
Câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Hầu hết các thầy cô giáo ở các trường phổ
thông đều nhắc nhở các em vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất
nhiều TS khi làm bài thi "thích đâm đầu" vào câu khó trước. Điều này đôi khi
gây ra cho các em áp lực tâm lý khi không thể giải quyết câu khó trong một
thời gian ngắn. Vì thế, kết quả bài thi không cao.
Không làm tắt, làm ẩu
Khi làm bài thi Vật lý, TS nên tránh làm tắt, làm ẩu. Có những TS khi làm bài
lại bỏ qua phần lập luận hoặc bỏ qua phần biến đổi trung gian trong khi chính
những phần này lại giúp các em gỡ điểm.
Không nên lệ thuộc vào máy tính
Khi tính toán, đa số TS đều sử dụng máy tính nhưng nếu lệ thuộc quá nhiều
vào máy tính thì đôi khi lại không tốt. Ví dụ, khi xử lý số liệu, máy tính có thể
tính toán ra những số lẻ tới hàng chục đơn vị (1,2587345223 chẳng hạn) nhưng
trong bài thi Vật lý, các em chỉ nên lấy 3 chữ số có nghĩa đầu tiên là đủ (1,25).
Khi đo khối lượng hạt nhân, khối lượng các hạt trong bài toán năng lượng chẳng
có máy đo nào có thể đo được khối lượng cụ thể như máy tính xử lý.
Th.S Lương Tất Đạt (GV trường THPT Hà Nội - Amsterdam )

×