Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện trường đại học y dược huế năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN PHƯỚC BÍCH NGỌC

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ NĂM 2011

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN PHƯỚC BÍCH NGỌC

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ NĂM 2011

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ 60.73.20

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Văn Thúy

HÀ NỘI, 2012


Lời cảm ơn
Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của nhiều cá nhân và tập thể, của các thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp
và bạn bè.
Trước tiên, với lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành nhất tới TS. Hà Văn Thúy và TS. Nguyễn Thị Song
Hà, người thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi tận tình trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược,
Trường Đại Học Dược Hà Nội, đã truyền đạt cho tôi phương pháp
nghiên cứu khoa học và nhiều kiến thức chuyên ngành quý báu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, các bác sĩ, dược sĩ,
cán bộ công nhân viên Bệnh viện Đại Học Y Dược Huế đã tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình thu thập số liệu làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn DS. Phạm Thị Thùy Dung đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Ban Giám Hiệu,
phòng Sau Đại Học Trường Đại Học Dược Hà Nội, các thầy cô giáo
trường Đại học Y Dược Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã
luôn bên cạnh cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Học viên

Nguyễn Phước Bích Ngọc


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục ký hiệu các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình vẽ và biểu đồ
Đặt vấn đề................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện ............................ 3
1.1.1. Lựa chọn thuốc ............................................................................................... 3
1.1.2. Mua thuốc ....................................................................................................... 6
1.1.3. Bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc ............................................................... 9
1.1.4. Giám sát sử dụng thuốc .................................................................................. 12
1.2. Một vài nét về thực trạng cung ứng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam ..... 16
1.2.1. Thực trạng về hoạt động lựa chọn thuốc ........................................................ 17
1.2.2. Thực trạng về hoạt động mua thuốc ............................................................... 18
1.2.3. Thực trạng hoạt động bảo quản, tồn trữ, cấp phát thuốc ................................ 20
1.2.4. Thực trạng hoạt động giám sát sử dụng thuốc ............................................... 21
1.3. Một vài nét về Bệnh viện và Khoa Dược bệnh viện Đại học Y Dược Huế .... 23
1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ bệnh viện Đại học Y Dược Huế .............................. 24
1.3.2. Mô hình tổ chức bênh viện Đại học Y Dược Huế.......................................... 25
1.3.3. Khoa Dược bệnh viện Đại học Y Dược Huế.................................................. 25
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 29
2.2. Tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu................................................. 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 29
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 29
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 29


2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ......................................................... 32
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích hoạt động lựa chọn thuốc tại bệnh viện Đại học Y Dược Huế trong
năm 2011 .................................................................................................................. 33
3.1.1. Quy trình xây dựng danh mục thuốc năm 2011 của bệnh viện Đại học Y
Dược Huế.................................................................................................................. 33
3.1.2. Phân tích kết quả lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc bệnh viện ................. 36
3.1.3. Phân tích sự phù hợp của danh mục thuốc bệnh viện với mô hình bệnh tật và
quy định của Bộ Y tế ................................................................................................ 38
3.1.4. Phân tích sự phù hợp của danh mục thuốc bệnh viện với tình hình tiêu thụ
thực tế của bệnh viện ............................................................................................... 42
3.2. Phân tích hoạt động mua thuốc tại bệnh viện Đại Học Y Dược Huế trong
năm 2011 .................................................................................................................. 44
3.2.1. Quy trình đấu thầu thuốc ................................................................................ 44
3.2.2. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc trúng thầu.................................................. 51
3.2.3. Cơ cấu kinh phí mua thuốc trong nước và thuốc nước ngoài ........................ 55
3.3. Phân tích hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc tại bệnh viện Đại
Học Y Dược Huế năm 2011 .................................................................................... 56
3.3.1. Hoạt động bảo quản, tồn trữ thuốc ................................................................. 56
3.3.2. Hoạt động cấp phát thuốc ............................................................................... 62
3.4. Phân tích hoạt động giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện Đại Học Y Dược
Huế năm 2011.......................................................................................................... 65
3.4.1. Giám sát thực hiện danh mục thuốc ............................................................... 65

3.4.2. Giám sát hoạt động chẩn đoán, kê đơn thuốc và chỉ định dùng thuốc ........... 67
3.4.3. Giám phát giao phát thuốc tại Khoa dược và khoa lâm sàng ......................... 69
3.4.4. Hoạt động thông tin thuốc và theo dõi ADR.................................................. 69


CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Hoạt động lựa chọn thuốc tại bệnh viện Đại học Y Dược Huế năm 2011 ....... 73
4.2. Hoạt động mua thuốc tại bệnh viện Đại học Y Dược Huế năm 2011 ............... 76
4.3. Hoạt động bảo quản, tồn trữ, cấp phát thuốc tại bệnh viện Đại Học Y Dược
Huế năm 2011........................................................................................................... 82
4.4. Hoạt động giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện Đại học Y Dược Huế năm
2011 .......................................................................................................................... 85
4.5. Mô hình SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Khoa
Dược trong nhiệm vụ cung ứng thuốc ...................................................................... 88
4.6. Mặt hạn chế của đề tài ...................................................................................... 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADR
BHYT
BHXH
CPI
DMTCY
DMTTY
DSĐH
DSTH
DI

DLS
DMTBV
ĐHYD
FIFO
FEFO
GN-HTT
HĐT&ĐT
HSMT
HSDT
HSBA
ICD-10
INN
KST
LS
MHBT
S.W.O.T
TTT
TW

Adverse Drug Reaction

Consumer price index

Drug Information

First in – First out
First expiry – First out

International
Classification of Disease

International
Nonproprietary Name

Strength, Weakness
Opportunity, Threat

Phản ứng có hại
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội
Chỉ số giá tiêu dùng
Danh mục thuốc chủ yếu
Danh mục thuốc thiết yếu
Dược sĩ đại học
Dược sĩ trung học
Thông tin thuốc
Dược lâm sàng
Danh mục thuốc bệnh viện
Đại học Y Dược
Thuốc nhập trước thì xuất trước
Hạn sử dụng ngắn hơn thì xuất trước
Gây nghiên – Hướng tâm thần
Hội đồng thuốc và điều trị
Hồ sơ mời thầu
Hồ sơ dự thầu
Hồ sơ bệnh án
Phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10
Tên chung quốc tế không sỡ hữu bản quyền
Kí sinh trùng
Lâm sàng
Mô hình bệnh tật

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
Thông tin thuốc
Trung ương


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng 3.1

Nội dung
Số lượng hoạt chất mới được bổ sung so với danh mục
thuốc năm 2011

Trang
34

Bảng 3.2

Cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện theo nhóm tác dụng
dược lý

37

Bảng 3.3

Mô hình bệnh tật bệnh viện ĐHYD Huế

39

Bảng 3.4


Giá trị của một số nhóm thuốc sử dụng tại bệnh viện

40

Bảng 3.5

41

Bảng 3.7

Tỉ lệ thuốc chủ yếu trong danh mục thuốc bệnh viện
Tỷ lệ thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc bệnh viện so
với DMTTY năm 2005 của Bộ Y Tế
Tỉ lệ thuốc thực tế trong DMTBV không sử dụng

Bảng 3.8

Cơ cấu các thuốc trong DMTBV không được sử dụng

42

Bảng 3.9

Các thuốc dùng ngoài danh mục thuốc bệnh viện

43

Bảng 3.10


Nội dung kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của HSDT
Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà
thầu

46

48

Bảng 3.15

Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
Kết quả đấu thầu mua thuốc tại BV ĐHYD Huế năm
2011
Danh mục thuốc trúng thầu chia theo nhóm tác dụng
dược lí
Các hình thức mua thuốc tại bệnh viện trường ĐHYDH

Bảng 3.16

Tỉ lệ thuốc nội, thuốc ngoại trong DMT trúng thầu

53

Bảng 3.17

54

Bảng 3.19

Cơ cấu xuất xứ của thuốc ngoại nhập

Tỉ lệ thuốc mang tên INN, tên thương mại trong DMT
trúng thầu
Cơ cấu kinh phí thuốc nội, thuốc ngoại của bệnh viện

Bảng 3.20

Tóm tắt công việc của các kho thuốc

57

Bảng 3.21

Số lượng trang thiết bị bảo quản thuốc

58

Bảng 3.22

Giá trị thuốc xuất, nhập và dự trữ năm 2011

61

Bảng 3.23

Tỷ lệ các loại thuốc hủy trong năm 2011

62

Bảng 3.24


Thời gian trung bình một lượt cấp phát thuốc ngoại trú

63

Bảng 3.6

Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14

Bảng 3.18

Bảng 3.25
Bảng 3.26

Danh mục các thuốc cần được Ban Giám Đốc duyệt sử
dụng
Một số hình thức thông tin thuốc tại BV ĐHYD Huế

41
42

47

50
51
53

54

55

66
70


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
STT

Nội dung

Trang

Hình 1.1

Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện

03

Hình 1.2

Sơ đồ quy trình cấp phát thuốc

11

Hình 1.3

Quy trình sử dụng thuốc

13


Hình 1.4

Sơ đồ mô hình tổ chức bệnh viện ĐHYD Huế

26

Hình 2.1

Tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu

30

Hình 3.2

Quy trình xây dựng DMT tại bệnh viện ĐHYD Huế năm
2011
Quy trình bổ sung và loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục

Hình 3.3

Quy trình xây dựng các danh mục tại BV ĐHYD Huế

36

Hình 3.4

Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

38


Hình 3.1

33
35

Hình 3.6

Quy trình đấu thầu mua thuốc tại BV ĐHYD Huế năm
2011
Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại sử dụng tại bệnh viện

Hình 3.7

Sơ đồ hệ thống kho thuốc tại BV ĐHYD Huế năm 2011

57

Hình 3.8

Quy trình nhập thuốc tại bệnh viện ĐHYD Huế

59

Hình 3.9

Quy trình chung về cấp phát thuốc tại BV ĐHYD Huế

62


Hình 3.10

Quy trình cấp phát thuốc ngoại trú tại BV ĐHYD Huế

63

Hình 3.11

Quy trình cấp phát thuốc nội trú tại BV ĐHYD Huế

63

Hình 3.12

Quy trình mua sắm, sử dụng thuốc ngoài danh mục

65

Hình 3.5

45
55


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội cùng với những thay đổi về môi
trường sống, chế độ dinh dưỡng và lối sinh hoạt đã làm ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống cũng như mô hình bệnh tật ở nước ta. Số liệu tiêu dùng thuốc trong năm
2010 cho thấy, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng ở nước ta là 1913,66 triệu USD,
tương ứng tiền thuốc sử dụng bình quân đầu người là khoảng 22,25 USD, tăng

12,5% so với năm 2009 [41]. Trong đó, khoảng gần 50% lượng thuốc được tiêu thụ
tại các bệnh viện, nơi diễn ra hầu hết các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân [34]. Vì vậy, với sự gia tăng về số lượng các bệnh viện công lập và tư nhân như
hiện nay thì vấn đề về cung ứng thuốc tại bệnh viện càng phải được quan tâm để
đảm bảo tính an toàn, hợp lý, hiệu quả trong cung ứng thuốc; góp phần nâng cao
chất lượng của công tác khám chữa bệnh.
Mặc dù hiện tại nhiều bệnh viện đã nỗ lực để đảm bảo cung cấp đủ thuốc cho
bệnh nhân, thực hiện đấu thầu theo quy định của Chính phủ để góp phần hạ giá, tiết
kiệm chi phí điều trị nhưng phần lớn vẫn còn nhiều lúng túng trong công tác cung
ứng thuốc. Số lượng phong phú của các biệt dược trong bối cảnh nguồn thông tin
đa chiều và tác động vật chất của cơ chế thị trường cũng gây nhiều sức ép và khó
khăn cho các bệnh viện trong việc so sánh để lựa chọn thuốc, giám sát hoạt động kê
đơn thuốc cũng như lựa chọn và cập nhật các thông tin chính xác về thuốc. Số
lượng cán bộ Dược tại các bệnh viện vẫn còn thiếu so với nhu cầu hoạt động. Do
đó, làm thế nào để đảm bảo cung ứng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm
vẫn là vấn đề nan giải mà các bệnh viện đang gặp phải [19].
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế được thành lập vào tháng 10/2002,
trên cơ sở nâng cấp Trung tâm nghiên cứu y học lâm sàng; số lượng bệnh nhân đến
khám chữa bệnh tại bệnh viện ngày càng đông, với đặc điểm mô hình bệnh tật đa
dạng. Bệnh viện hoạt động theo mô hình bán công, nguồn kinh phí tự túc và độc
lập. Đây là thế mạnh nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn nhất định do nguồn kinh
phí hạn hẹp không được hỗ trợ từ các nguồn ngân sách Nhà nước. Trong khi đó, chi
phí sử dụng thuốc chiếm tỷ lệ gần 50% tổng tiền viện phí. Khoa Dược bệnh viện

1


còn hạn chế về nhân lực và kinh phí hoạt động nên hoạt động cung ứng thuốc còn
gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc.
Mặt khác, trong năm 2011 bệnh viện thực hiện hình thức đấu thầu rộng rãi theo

thông tư hướng dẫn của Bộ Y Tế. Điều này ít nhiều cũng tạo ra những thay đổi và
ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc.
Vấn đề cung ứng thuốc đã được nghiên cứu ở nhiều bệnh viện trong cả nước,
trong đó đã đi vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng cũng như các giai đoạn trong
chu trình cung ứng thuốc. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào tiến hành
phân tích sâu về hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Đại học Y Dược Huế để
đánh giá liệu công tác này đã thật sự đáp ứng được nhu cầu điều trị và hiệu quả hay
chưa. Do đó, đề tài nghiên cứu “ Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh
viện Trường Đại học Y Dược Huế năm 2011” được thực hiện hướng đến hai mục
tiêu:
1. Phân tích ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động lựa chọn thuốc và mua
thuốc tại bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế năm 2011 thông qua
một số chỉ tiêu.
2. Phân tích ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc
và giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế
năm 2011 thông qua một số chỉ tiêu.
Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần
nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1/ TỔNG QUAN VỂ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TRONG
BỆNH VIỆN
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận người sử dụng.
Cung ứng thuốc trong bệnh viện là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu hợp lý trong
điều trị nội trú và ngoại trú của bệnh viện, đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác
Dược bệnh viện, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng điều trị, chi phí y tế và lợi ích
sức khỏe cộng đồng. Quản lý cung ứng thuốc trong bệnh viện dựa trên 4 nhiệm vụ

cơ bản là lựa chọn thuốc, mua thuốc, phân phối thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc.
Chức năng cung ứng thuốc được thực hiện tối ưu khi có sự phối hợp đồng bộ, chặt
chẽ giữa các thành phần trong hệ thống và với các lĩnh vực quản lý khác [36].
LỰA
CHỌN
Thông tin
Công

SỬ
DỤNG

nghệ

Mô hình bệnh tật
Phác đồ điều trị
Ngân sách

Khoa
học

MUA
SẮM

Kinh tế

CẤP PHÁT

[

Hình 1.1: Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện


1.1.1/ Lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc là công việc quan trọng trong chu trình cung ứng thuốc, với
nhiệm vụ xác định nhu cầu về chủng loại thuốc, làm cơ sở để bảo đảm tính chủ
động trong cung ứng cũng như tính hiệu quả, an toàn, tiết kiệm và sử dụng hợp lý
nguồn ngân sách trong quá trình điều trị.
Việc lựa chọn thuốc thành phẩm đưa vào danh mục thuốc bệnh viện thực
hiện theo nguyên tắc sau: ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản

3


xuất trong nước, thuốc của các doanh nghiệp dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản
xuất thuốc (GMP) [16].
Hoạt động lựa chọn thuốc trong bệnh viện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
mô hình bệnh tật tại chỗ, phác đồ điều trị, trang thiết bị điều trị, kinh nghiệm và
trình độ chuyên môn của thầy thuốc, nguồn tài chính của bệnh viện, chủ trương
chính sách của nhà nước, các yếu tố môi trường, địa lý và di truyền [32].
1.1.1.1/ Mô hình bệnh tật của bệnh viện: là số liệu thống kê về bệnh tật trong
khoảng thời gian nhất định (thường là theo từng năm) về số bệnh nhân đến khám và
điều trị. Đây là căn cứ quan trọng, không chỉ là trong quá trình lựa chọn xây dựng
danh mục thuốc phù hợp mà còn giúp bệnh viện dự báo và hoạch định hướng phát
triển trong tương lai. Mỗi bệnh viện được xây dựng trên các địa bàn khác nhau, ứng
với đặc trưng nhất định về cấu trúc dân cư, địa lý, môi trường, yếu tố văn hóa, kinh
tế xã hội cũng như sự phân công chức năng nhiệm vụ theo tuyến. Từ đó dẫn đến
mỗi mô hình bệnh tật của bệnh viện cũng khác nhau, chủ yếu được phân làm 2 loại
là mô hình bệnh tật của bệnh viện đa khoa và mô hình bệnh tật của bệnh viện
chuyên khoa [9].
1.1.1.2/ Phác đồ điều trị (hƣớng dẫn thực hành điều trị): đây là văn bản chuyên
môn có tính chất pháp lý và là căn cứ quan trọng khi xây dựng danh mục thuốc của

bệnh viện. Các phác đồ điều trị được tổng kết từ kinh nghiệm thực tiễn, mang tính
khoa học và được sử dụng như khuôn mẫu trong điều trị học. Dựa trên phác đồ điều
trị để lựa chọn thuốc sẽ giúp nâng cao tính hiệu quả và an toàn của quá trình sử
dụng thuốc sau này. Theo Tổ chức Y tế thế giới, một hướng dẫn thực hành điều trị
về thuốc phải bao gồm đủ cả 4 thông số: hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế.
 Hợp lý: phối hợp đúng thuốc, đúng chủng loại, thuốc còn hạn sử dụng
 An toàn: Các chỉ định không gây ra tai biến, không làm cho bệnh nặng
thêm và không có tương tác thuốc
 Kinh tế: Chi phí tiền thuốc ít nhất, tránh chi phí không cần thiết cho
thuốc đắt tiền mà kết quả điều trị cũng tương tự

4


 Hiệu quả: dễ dùng, khỏi bệnh mà không để lại hậu quả xấu hoặc đạt được
mục đích sử dụng thuốc trong thời gian nhất định [9].
1.1.1.3/ Chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc: Chính sách thuốc quốc gia Việt
Nam đã đề ra hai mục tiêu lớn là:
 Cung cấp thuốc cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân một cách
đầy đủ, kịp thời các loại thuốc có hiệu lực, chất lượng tốt với giá thành
hợp lý.
 Việc sử dụng thuốc phải đảm bảo an toàn, hợp lý và hiệu quả [9].
Trong quá trình lựa chọn thuốc, bệnh viện cần bám sát với danh mục thuốc
thiết yếu và danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ
Y Tế ban hành.
Danh mục thuốc thiết yếu: là danh mục những thuốc thỏa mãn nhu cầu chăm
sóc sức khỏe cho đại đa số nhân dân. Thuốc thiết yếu là những loại thuốc luôn sẵn
có bất kỳ lúc nào với số lượng cần thiết, dạng bào chế phù hợp, chất lượng tốt cùng
với giá cả hợp lý, được nhà nước đảm bảo bằng chính sách thuốc quốc gia [8],[38].
Danh mục thuốc chủ yếu: được xây dựng trên cơ sở danh mục thuốc thiết

yếu hiện hành của Việt Nam và WHO theo nguyên tắc là thuốc đảm bảo hiệu lực
điều trị, an toàn và phù hợp với khả năng chỉ trả của người bệnh và quỹ BHYT.
Đây là cơ sở pháp lý để các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn xây dựng Danh mục
thuốc cụ thể cho đơn vị mình và cũng là cơ sở để BHXH thanh toán tiền thuốc cho
người bệnh [16],[26].
1.1.1.4/ Nguồn tài chính của bệnh viện: Nguồn tài chính của bệnh viện có thể đến
từ nguồn đầu tư của nhà nước, nguồn thu của bệnh viện thông qua các hoạt động
như khám chữa bệnh, nguồn kinh phí từ BHYT hoặc nguồn tài trợ của các tổ chức
trong và ngoài nước. Đây cũng là căn cứ quan trọng để lựa chọn và quyết định danh
mục thuốc sao cho thật hợp lý.
1.1.1.5/ Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Yếu tố chuyên môn kỹ thuật của bệnh
viện sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng lựa chọn, cũng như hiệu quả của việc sử
dụng thuốc. Thông tư số 31/2011/TT-BYT do Bộ Y Tế ban hành cũng đã có quy

5


định về phạm vi sử dụng các thuốc trong danh mục thuốc chủ yếu theo phân hạng
bệnh viện (bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II, III, IV, các phòng khám đa khoa và
các cơ sở y tế khác).
Ngoài ra, các yếu tố về lịch sử dùng thuốc của bệnh viện ở kỳ trước và các
nguồn thông tin về thuốc cũng cần được xem xét kỹ lưỡng để có những quyết định
đúng đắn khi lựa chọn thuốc đưa vào danh mục thuốc bệnh viện.
Do tình hình thực tiễn và đặc điểm mô hình bệnh tật của bệnh viện luôn có sự
thay đổi, nên danh mục thuốc cần phải liên tục được rà soát và cập nhật để luôn đáp
ứng đầy đủ nhu cầu điều trị. Việc bổ sung hay loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục cần
dựa trên các tài liệu đánh giá có bằng chứng rõ ràng, cụ thể và các phân tích về
kinh tế dược [35].
1.1.2/ Hoạt động mua thuốc
Hoạt động mua thuốc là một nội dung trong chu trình cung ứng thuốc, có liên

quan đến chất lượng thuốc, khả năng tiết kiệm ngân sách và mức độ đáp ứng đủ
nhu cầu điều trị của bệnh viện. Hoạt động này bắt đầu sau khi có bản dự trù thuốc
của năm, dựa theo kế hoạch mua thuốc của bệnh viện và kết thúc sau khi thuốc
được nhập vào kho thuốc của Khoa Dược.
1.1.2.1/ Xác định nhu cầu thuốc về số lƣợng: Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt,
việc sử dụng loại thuốc nào với số lượng bao nhiêu không phải do người bệnh tự
quyết định mà được quyết định bởi thầy thuốc và người bệnh cần phải tuân thủ
nghiêm ngặt theo chỉ định. Nhu cầu thuốc được quyết định bởi nhiều yếu tố như
bệnh tật, kỹ thuật điều trị, trình độ của nhân viên y tế, khả năng chi trả của người
bệnh, hiệu lực điều trị của thuốc….,trong đó yếu tố bệnh tật là quyết định hơn cả.
Có 3 phương pháp để xác định nhu cầu thuốc, đó là:
- Phương pháp thống kê dựa trên sử dụng thuốc thực tế.
- Phương pháp dựa trên cơ sở quản lý các dịch vụ y tế.
- Phương pháp dựa trên mô hình bệnh tật và phác đồ điều trị.

6


Trong thực tế, để xác định nhu cầu thuốc, thường sử dụng kết hợp các phương
pháp trên. Và việc xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thuốc nói
chung hoặc nhu cầu về một loại thuốc cụ thể là vô cùng cần thiết [9].
1.1.2.2/ Lựa chọn phƣơng thức mua thuốc:
Chỉ thị số 03/BYT-CT ngày 25/02/1997 của Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công
tác cung ứng, quản lý và dùng thuốc tại bệnh viện đã quy định “việc mua bán thuốc
phải thực hiện qua thể thức đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu công khai theo quy
định của nhà nước”. Theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 thì tùy theo giá trị và
đặc điểm của gói thầu mà chọn một trong các phương thức mua bán sau:
 Đấu thầu rộng rãi
 Đấu thầu hạn chế
 Chỉ định thầu

 Chào hàng cạnh tranh
 Mua sắm trực tiếp
 Tự sản xuất, pha chế tùy theo năng lực và điều kiện kỹ thuật cho phép [30].
1.1.2.3/ Lựa chọn nhà cung ứng:
Sau khi lựa chọn phương thức mua, các bệnh viện thực hiện đấu thầu để xác
định và lựa chọn nhà cung ứng. Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC
được ban hành ngày 19/01/2012, thay thế cho thông tư số 10/2007/TTLT-BYTBTC trước đó, với nội dung “Hướng dẫn đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở
y tế” hiện là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm hướng dẫn các cơ sở y tế tổ chức đấu
thầu mua sắm thuốc phục vụ cho hoạt động điều trị ở đơn vị mình. Nội dung trong
thông tư đã có hướng dẫn cụ thể cách lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu,
lựa chọn nhà thầu, cũng như quy định về thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu,
hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu [10],[18].
Các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng căn cứ trên năng lực kinh doanh, năng
lực tài chính, uy tín và thương hiệu của nhà cung ứng. Bên cạnh đó, nhà cung ứng
còn phải đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu khác trong HSMT như yêu cầu về mặt kỹ
thuật, giá dự thầu, biện pháp cung ứng hay thời hạn thực hiện hợp đồng. Mục đích

7


là để lựa chọn được nhà cung ứng tin cậy, cung cấp các loại thuốc đúng theo nhu
cầu, đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý, tạo điều kiện tối ưu cho bệnh viện trong
quá trình mua sắm thuốc phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh [18],[30].
1.1.2.4/ Ký kết hợp đồng kinh tế mua bán:
Sau khi có kết quả đấu thầu, các cơ sở y tế căn cứ để ký kết hợp đồng mua
thuốc theo nhu cầu ngay trong năm. Khoa Dược cần phải theo dõi lượng thuốc
trong kho để đặt hàng cho phù hợp.
Trong quá trình đặt hàng, khoa dược cần phải theo dõi để xem đơn đặt hàng
có đúng số lượng, chủng loại và chất lượng thuốc như đã quy định trong hợp đồng
hay không. Cán bộ của Khoa dược sẽ làm dự trù và đối chiếu với nhu cầu sử dụng

thực tế cũng như lượng thuốc còn trong kho để gọi hàng cho phù hợp, vừa tránh
được hiện tượng ứ đọng hàng, vừa phải bảo đảm lượng thuốc dự trữ cần thiết để
cho nhu cầu thuốc trong bệnh viện được đáp ứng liên tục, ngay cả trong điều kiện
cung ứng bất thường (biến động giá, hết hợp đồng cũ nhưng chưa kịp đấu thầu hoặc
khi số lượng bệnh nhân bất ngờ tăng vọt...).
1.1.2.5/ Thanh toán tiền và kiểm nhận thuốc:
Điều 15, Thông tư số 22/2011/TT-BYT về “Quy định tổ chức và hoạt động
của Khoa dược bệnh viện”, nêu rõ trong quá trình nhập thuốc cần phải có sự giám
sát của Hội đồng kiểm nhập do bệnh viện bầu ra để đảm bảo tính chính xác và
khách quan trong việc quản lý thuốc ngay từ khi nhập.
Khi tiến hành nhận thuốc phải đối chiếu hóa đơn, phiếu báo lô với thực tế về
tên thuốc, số lượng, hàm lượng, quy cách đóng gói, nơi sản xuất, số kiểm soát và
hạn dùng. Thuốc phải được bảo quản ở điều kiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật kể cả
trong quá trình vận chuyển. Phải có biên bản, sổ sách kiểm nhập theo đúng quy
chế. Bệnh viện có thể thanh toán cho bên cung ứng bằng tiền mặt, séc hoặc chuyển
khoản theo đúng số lượng mua và đúng theo giá đã trúng thầu [14].
1.1.2.6/ Một số nguyên tắc nâng cao chất lƣợng hoạt động mua thuốc
Các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng của
công tác mua sắm thuốc. Các nguyên tắc đó bao gồm:

8


 Xây dựng chế độ quản lý tài chính và chi trả đáng tin cậy
 Mua thuốc bằng tên generic để tạo tính cạnh tranh và bình đẳng
 Mua các thuốc nằm trong danh mục (danh mục thuốc thiết yếu, danh mục
thuốc chủ yếu hoặc danh mục thuốc bệnh viện đã xây dựng trong trường hợp
mua thuốc của các đơn vị y tế riêng lẻ).
 Mua thuốc với số lượng lớn để giảm bớt chi phí cho mỗi lần đặt hàng và
được ưu đãi về giá thuốc. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến chi phí lưu kho, bảo

quản để có sự cân đối hợp lý.
 Xây dựng chế độ giám sát chất lượng thuốc của nhà cung ứng được lựa chọn
(bao gồm trước, sau hoạt động đấu thầu và trong cả quá trình cung ứng).
 Tạo tính cạnh tranh trong quá trình lựa chọn nhà cung ứng để có thể mua
thuốc với giá tốt nhất.
 Đặt hàng theo kỳ dựa trên ước đoán về nhu cầu sử dụng thuốc thực tế.
 Phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên tham gia vào hoạt động mua
thuốc.
 Có biện pháp bảo đảm chất lượng thuốc đã được mua.
 Thực hiện đánh giá lại chất lượng của hoạt động mua thuốc dựa trên các báo
cáo thường kỳ và kết quả báo cáo tài chính hằng năm. Một số chỉ tiêu được
sử dụng để đánh giá như thời gian cung ứng, tỷ lệ thuốc được mua thông qua
đấu thầu cạnh tranh, tỷ lệ thuốc kế hoạch so với thực tế tiêu thụ, giá thuốc
trúng thầu so với giá thuốc trên thị trường...
 Xây dựng quy trình mua thuốc rõ ràng dưới dạng văn bản để áp dụng hiệu
quả hơn cho những lần mua sắm tiếp theo [36].
1.1.3/ Hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc
Sau khi thuốc được nhập vào kho, khoa dược sẽ bảo quản, tồn trữ thuốc và
tiến hành cấp phát đến các khoa lâm sàng, cận lâm sàng hoặc trực tiếp đến bệnh
nhân. Chất lượng của hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị,
góp phần quyết định liệu thuốc đến tay người bệnh có đầy đủ, kịp thời và bảo đảm
được chất lượng hay không.

9


1.1.3.1/ Bảo quản, tồn trữ thuốc
Quá trình này có ảnh hưởng đến chất lượng thuốc. Do vậy, Kho thuốc phải
có điều kiện phù hợp đối với yêu cầu của từng loại thuốc để bảo quản, tránh các
yếu tố làm giảm chất lượng thuốc. Kho phải cao ráo, thoáng mát, có các khu vực

riêng như kho bảo quản lạnh, kho hóa chất, kho thuốc tân dược...và được trang bị
đầy đủ thiết bị ánh sáng, điều hòa nhiệt độ, chống cháy nổ...Các khu vực nhập
thuốc, bảo quản, xuất thuốc và biệt trữ nên tách rời nhau. Kho được xây dựng theo
đúng yêu cầu chuyên môn, an toàn và đảm bảo 5 chống: Ẩm, nóng; Nấm mốc, mối
mọt và chuột bọ, côn trùng; cháy nổ; để quá hạn dùng; nhầm lẫn, đổ vỡ, mất mát.
Các thuốc nhập vào kho phải được bảo quản theo yêu cầu của nhà sản xuất và cần
được theo dõi chặt chẽ về hạn dùng. Riêng đối với thuốc gây nghiện và hướng thần
cần có chế độ bảo quản đặc biệt theo luật.
Trong quá trình bảo quản cần lưu ý đến hạn dùng của thuốc. Các thuốc được
sắp xếp theo quy định hạn gần-xuất trước (first expiry-first out), nếu các thuốc có
cùng hạn sử dụng thì tuân theo quy định nhập trước-xuất trước (first in-first out),
tránh hiện tượng quá hạn thuốc và phải có cơ chế loại bỏ thuốc hết hạn. Tuy nhiên,
trong những trường hợp cụ thể, có thể chấp nhận những sai lệch so với các nguyên
tắc này, với điều kiện các sai lệch này chỉ có tính chất tạm thời và được áp dụng
phù hợp.
Bảo quản thuốc không chỉ là cất giữ thuốc an toàn mà còn bao gồm cả việc
đưa vào sử dụng và duy trì đầy đủ các hệ thống hồ sơ tài liệu phù hợp, kể cả giấy
biên nhận, phiếu xuất, hệ thống sổ sách và quy trình thao tác đặc biệt cho công tác
bảo quản và kiểm soát theo dõi chất lượng thuốc [3],[17],[37].
1.1.3.2/ Cấp phát thuốc
Tuỳ vào khả năng thực hiện, Giám đốc bệnh viện sẽ quy định Khoa dược tổ
chức cấp phát thuốc tới khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng đến nhận thuốc tại khoa
dược. Từ đó, mỗi bệnh viện sẽ xây dựng một quy trình cấp phát phù hợp, trên
nguyên tắc phục vụ thuốc kip thời và thuận tiện nhất cho điều trị. Quy trình cấp
phát thuốc trong bệnh viện thường có mô hình chung như sau:

10


Kho chính


Sinh phẩm
y tế

Thuốc
Kho lẻ

Khoa lâm sàng

Khoa cận lâm sàng

Hóa chất
Tổ pha chế

Bệnh nhân

Hình 1.2 Sơ đồ chung quy trình cấp phát thuốc

Hoạt động cấp phát nội trú của khoa Dược thường dựa trên phiếu lĩnh thuốc
của các khoa phòng. Phiếu lĩnh thuốc cần phải có Trưởng khoa điều trị và Trưởng
khoa Dược ký duyệt trước khi lĩnh thuốc. Hoạt động cấp phát ngoại trú dựa theo
đơn của bác sĩ trong bệnh viện, theo đúng chế độ kê đơn quy định. Khi cấp phát
yêu cầu dược sĩ phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu theo đúng quy chế [14].

Khoa Dược chịu trách nhiệm về toàn bộ chất lượng thuốc được cấp phát.
Trường hợp thuốc gây nghiện, hướng thần phải thực hiện cấp phát theo đúng các
quy định tại thông tư số 10/2010/TT-BYT và thông tư số 11/2010/TT-BYT về
hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và
tiền chất dùng làm thuốc.


11


1.1.4/ Hoạt động giám sát sử dụng thuốc
Hoạt động giám sát sử dụng thuốc giúp thúc đẩy thực hiện tốt các quy chế
chuyên môn về Dược, nâng cao hiệu quả điều trị, tính an toàn trong sử dụng thuốc
cũng như làm giảm bớt chi phí chăm sóc sức khỏe, tiết kiệm nguồn ngân sách. Chỉ
thị số 05/2004/CT-BYT nêu rõ vai trò của Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa
chọn thuốc và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. Đồng thời tăng cường kiểm tra việc
thực hiện qui chế kê đơn, bán thuốc theo đơn trong bệnh viện và phát huy vai trò
hoạt động của đơn vị thông tin thuốc bệnh viện.
1.1.4.1/ Giám sát thực hiện danh mục thuốc
Việc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện phải gắn liền với hoạt động rà soát,
cập nhật danh mục và giám sát thực hiện danh mục thuốc. Để đảm bảo tính đúng
đắn, khách quan và có cơ sở pháp lý thì mỗi bệnh viện cần có các quy định cụ thể
và hướng dẫn thực hiện khi có yêu cầu bổ sung thuốc vào danh mục, loại thuốc ra
khỏi danh mục hay cần sử dụng thuốc ngoài danh mục trong các trường hợp đặc
biệt. Các quy định để thực thi cũng bao gồm cả sự phân công trách nhiệm, hình
thức kỷ luật, khiển trách đối với các trường hợp vi phạm kê đơn hoặc mua sắm
thuốc ngoài danh mục mà không có sự chấp thuận của Hội đồng thuốc và điều trị.
Bên cạnh đó, bệnh viện cần tập huấn cho nhân viên y tế về kê đơn thuốc ngoài
danh mục và tạo điều kiện để các cán bộ đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng
và thực hiện danh mục thuốc bệnh viện [32].
1.1.4.2/ Giám sát việc chẩn đoán, kê đơn thuốc ngoại trú và chỉ định thuốc
trong hồ sơ bệnh án.
 Hoạt động chẩn đoán và theo dõi bệnh: Đây là hoạt động quan trọng trong
quy trình sử dụng thuốc (Hình 1.3), làm cơ sở để thầy thuốc xác định mục tiêu,
phương án điều trị và đưa ra chỉ định thuốc phù hợp với bệnh nhân. Kết quả chẩn
đoán sai dẫn đến việc lựa chọn thuốc điều trị không đúng, gây ảnh hưởng đến sức
khỏe bệnh nhân và lãng phí về mặt ngân sách [36].

Để có được chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc chính xác, thầy thuốc cần có
kiến thức chuyên môn phù hợp và liên tục được cập nhật, có phương pháp khai thác

12


tối đa tiền sử bệnh tật, tiền sử dùng thuốc và tiền sử dị ứng của bệnh nhân, cũng
như các dấu hiệu thăm khám và xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết.
Đối với những bệnh nhân nội trú, cần liệt kê các thuốc người bệnh đã dùng
trước khi nhập viện trong vòng 24 giờ và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh
vào hồ sơ bệnh án để theo dõi, chỉ định sử dụng thuốc hoặc ngừng thuốc [15].

Hình 1.3: Quy trình sử dụng thuốc
 Giám sát hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú.
Việc kê đơn thuốc phải thực hiện theo đúng các quy chế về kê đơn và bán
thuốc theo đơn để hạn chế các sai sót trong quá trình kê đơn, cấp phát thuốc và
bệnh nhân sử dụng thuốc; đảm bảo tính hiệu quả, an toàn và kinh tế trong sử dụng
thuốc.
Công văn số 3483/YT-ĐTr về việc hướng dẫn thực hiện chỉ thị số
05/2004/CT-BYT nêu ra các nguyên tắc khi thực hiện kê đơn thuốc như sau:
+ Khi thật cần thiết phải dùng đến thuốc.
+ Kê những thuốc tối thiểu cần thiết và phải có đủ thông tin về thuốc đó.
+ Chọn thuốc hợp lý cho người bệnh cụ thể, hợp lý về giá và hiệu quả.
+ Chú ý thận trọng với từng cơ địa, trạng thái bệnh lý của người bệnh.
+ Liều hợp lý.
+ Chỉ định dùng thuốc đúng: thời gian, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc.
+ Hạn chế, thận trọng trong các phối hợp nhiều thuốc hoặc dùng thuốc hỗn
hợp nhiều thành phần.
+ Thận trọng với các phản ứng phụ, phản ứng có hại của thuốc.


13


Giám sát việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú căn cứ
theo quyết định số 04/2008/QĐ-BYT. Trong đó có các quy định đối với người kê
đơn, về cách thức ghi đơn thuốc và các quy định cần phải tuân thủ đối với trường
hợp kê đơn các thuốc đặc biệt (thuốc điều trị lao, thuốc hướng tâm thần và tiền chất
dùng làm thuốc, thuốc gây nghiện...). Để đánh giá việc thực hiện kê đơn của thầy
thuốc trong các cơ sở y tế liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc hợp lý và an toàn,
đối với kê đơn ngoại trú cần kiểm tra một số chỉ số như sau:
- Số thuốc trung bình cho 01 đơn thuốc.
- Tỉ lệ % thuốc kê tên gốc.
- Tỉ lệ % đơn có kháng sinh.
- Tỉ lệ % đơn có vitamin.
- Tỉ lệ % đơn có dịch truyền.
- Tỉ lệ % đơn có thuốc tiêm.
- Tỉ lệ % các thuốc có trong danh mục thuốc chủ yếu [6],[11].
 Giám sát chỉ định thuốc trong hồ sơ bệnh án.
Thầy thuốc thực hiện đúng các quy định về làm hồ sơ bệnh án và chỉ định
thuốc điều trị theo quy định ở thông tư số 23/2011/TT-BYT về hướng dẫn sử dụng
thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
Với mục tiêu tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, đối với hoạt động giám sát kê
đơn điều trị nội trú, Hội đồng thuốc và điều trị tổ chức phân tích sử dụng thuốc
trong các ca lâm sàng (bình bệnh án) ít nhất mỗi tháng một lần. Về sử dụng thuốc
cần phải chú ý đến những điểm sau:
- Thuốc sử dụng phù hợp với chẩn đoán hay không?
- Kiểm tra liều lượng, đường dùng, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc
trong ngày; trong đợt điều trị có hợp lý hay không? Kiểm tra hướng dẫn sử
dụng thuốc.
- Phát hiện tương tác thuốc. Và nếu có thể cần khai thác lịch sử dùng thuốc

của bệnh nhân hiện đang được điều trị [6].

14


1.1.4.3/ Giám sát hoạt động giao phát thuốc.
Nhằm đảm bảo thuốc được đưa đến đúng bệnh nhân, với liều dùng, chất lượng
thuốc tốt và có hướng dẫn sử dụng rõ ràng, thông tư số 23/2011/TT-BYT đã có quy
định về trách nhiệm của Khoa dược và Khoa lâm sàng trong hoạt động cấp phát
thuốc. Theo đó:
+ Khoa dược tổ chức cấp phát thuốc bảo đảm chất lượng và hướng dẫn sử
dụng thuốc cho người bệnh, thực hiện đúng 3 kiểm tra, 3 đối chiếu trong quá trình
giao phát.
+ Khoa lâm sàng có trách nhiệm cấp phát và theo dõi bệnh nhân trước, trong
và sau khi dùng thuốc, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện và thuốc cho người bệnh,
đảm bảo 5 đúng (đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều dùng, đúng đường dùng
và đúng thời gian). Đặc biệt điều dưỡng phải trực tiếp chứng kiến người bệnh dùng
thuốc và theo dõi phát hiện kịp thời các bất thường của người bệnh trong khi dùng
thuốc [15].
1.1.4.4/ Hoạt động thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
Một sản phẩm thuốc được coi là thuốc dùng để chữa bệnh cho người chỉ khi
nào nó đảm bảo đủ hai yếu tố cấu thành, đó là sản phẩm đó phải có hoạt chất (có
hoạt tính dược lý lâm sàng) và phải có thông tin hướng dẫn đi kèm.
Ngày 4/7/1997 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 08/BYT-TT quy định về tổ
chức đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện: có nhân lực đặc trách, có kinh phí
hoạt động để quản lý công tác thông tin về thuốc trong bệnh viện. Ngày
13/11/2003, Vụ điều trị đã có công văn số 10766/YT-ĐTr về việc hướng dẫn tổ
chức, chức năng nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện.
Công văn số 3483/YT-ĐTr của Bộ Y tế ngày 19/5/2004 cũng một lần nữa hướng
dẫn các bệnh viện trên toàn quốc kiểm tra hoạt động thông tin thuốc và theo dõi

phản ứng có hại của thuốc. Tiêu chí bệnh viện phải có đơn vị thông tin thuốc trực
thuộc Khoa dược được đưa vào tiêu chuẩn kiểm tra hàng năm của Bộ Y tế đối với
các bệnh viện từ cấp trung ương đến cơ sở [1],[6],[43].

15


Đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện có chế độ lưu trữ, cung cấp thông tin
một cách đầy đủ, hướng dẫn tra cứu và cập nhật thông tin cho nhân viên y tế và
người bệnh [13]. Nguồn thông tin cung cấp phải chính xác và đáng tin cậy, được
WHO phân thành 3 cấp độ khác nhau:
• Nguồn cấp 1: tạp chí chuyên ngành, công trình nghiên cứu, luận án
(article, journal …)
• Nguồn cấp 2: các tóm tắt, tổng quan (review)
• Nguồn cấp 3: sách, sách giáo khoa, cẩm nang (book, handbook,
textbook…) [32].
Ngoài ra, đơn vị còn có nhiệm vụ phải thu thập các thông tin về sử dụng thuốc
tại các khoa lâm sàng, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh , tiếp nhận và tổng
hợp báo cáo ADR gửi về trung tâm ADR quốc gia [13].
1.2/ MỘT VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI CÁC
BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
Với những thay đổi của mô hình bệnh tật, sự hỗ trợ của khoa học công nghệ
và các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý, công tác Dược của
nước ta trong những năm gần đây đã có những bước tiến cơ bản. Cung ứng đủ
thuốc có chất lượng cho công tác phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân vẫn luôn
là mục tiêu phấn đấu của Ngành Dược, đặc biệt ưu tiên đảm bảo đủ thuốc cho
phòng chống dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt, thảm hoạ [19].
Thống kê cho thấy, tiền thuốc sử dụng bình quân đầu người ở nước ta tăng
liên tục, từ 16.45 USD năm 2008 đến 19,77 USD năm 2009 và 22,25 USD năm
2010; với tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong năm 2010 là 1913,66 triệu USD,

tăng 12,82% so với năm 2009 [41]. Năm 2008, tổng trị giá tiền mua thuốc sử dụng
tại các bệnh viện trên toàn quốc là 12.322 tỉ VND. Trong đó Hà nội chiếm 11%,
thành phố Hồ Chí Minh chiếm 17% và các tỉnh còn lại chiếm 72%. Tỷ lệ này
không có sự thay đổi đáng kể khi so sánh với số liệu năm 2007 [19].
Công tác Dược bệnh viện đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất
lượng hoạt động khám chữa bệnh cho nhân dân. Trong những năm gần đây, vấn đề

16


×