Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phân tích hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện đa khoa khu vực móng cái năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 111 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




HOÀNG QUỐC BẢO




PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
THUỐC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA
KHU VỰC MÓNG CÁI NĂM 2012




LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP 1





HÀ NỘI - 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





HOÀNG QUỐC BẢO



PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
THUỐC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA
KHU VỰC MÓNG CÁI NĂM 2012



LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP 1


CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý Dược
MÃ SỐ: CK 60 73 20


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà





HÀ NỘI - 2013

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và
có hiệu quả của rất nhiều cá nhân và tập thể, của các thầy cô giáo, gia
đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS

Nguyễn Thị Song Hà-Trưởng phòng Sau Đại học, người thầy đã tận tình
hướng dẫn, tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
Sau Đại học, các Thầy, các Cô Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược của
trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để
tôi học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các phòng ban, các
khoa lâm sàng và khoa Dược của bệnh viện ĐKKV Móng Cái đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu tại viện
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc gia đình, các bạn đồng
nghiệp và những người thân đã chia sẻ, động viên tôi vượt qua những
khó khăn, trở ngại để tôi có yên tâm học tập, vững vàng trong suốt thời
gian hoàn thành bản luận văn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2013

Học viên



Hoàng Quốc Bảo
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ
1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

3
1.1
Tổng quan về hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện 3
1.1.1
Khái niệm 3
1.1.2
Nhiệm vụ cơ bản của cung ứng thuốc trong bệnh viện 3
1.2
Thực trạng cung ứng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam
hiện nay

12
1.2.1
Về cơ cấu và gánh nặng bệnh tật 12
1.2.2
Về sử dụng thuốc tại các cơ sở điều trị 14
1.2.3
Về hoạt động lựa chọn thuốc 16
1.2.4
Về hoạt động mua thuốc 17
1.3
Vài nét sơ lược về bệnh viện Đa khoa khu vực Móng Cái 22
1.3.1

Lịch sử hình thành và phát triển bệnh viện ĐKKV
Móng Cái

22

1.3.2
Tổ chức 22
1.3.3
Nhân lực của bệnh viện ĐKKV Móng Cái năm 2012

23

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

26
2.1
Đối tượng nghiên cứu 26
2.2
Địa điểm nghiên cứu 26
2.3
Tóm tắt nội dung và các phương pháp nghiên cứu 26
2.4
Phương pháp nghiên cứu 28
2.5
Phương pháp thu thập số liệu 28
2.5.1
Phương pháp phỏng vấn và quan sát trực tiếp 29
2.5.2
Hồi cứu các dữ liệu liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc

trong năm 2012

29
2.6
Phương pháp phân tích, xử lý và trình bày số liệu 30

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
31
3.1
Phân tích hoạt động lựa chọn thuốc của bệnh viện Đa khoa
khu vực Móng Cái, năm 2012

31
3.1.1
Quy trình xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện ĐKKV
Móng Cái. năm 2012


31
3.1.2

Quy trình bổ sung các thuốc mới và loại bỏ các thuốc cũ ra
khỏi danh mục


33
3.1.3
Phân tích sự phù hợp của danh mục thuốc bệnh viện với mô
hình bệnh tật và quy định của Bộ Y tế


38
3.1.4
Sự phù hợp của DMTBV với tình hình tiêu thụ thực tế của
bệnh viện

40


3.2
Phân tích hoạt động mua thuốc tại bệnh viện Đa khoa khu
vực Móng cái, năm 2012
43
3.2.1
Quy trình mua thuốc 43
3.2.2
Cơ cấu nguồn mua thuốc của Bệnh viện, năm2012 44
3.3
Phân tích hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc tại
bệnh viện Đa khoa khu vực Móng cái, năm 2012

49
3.3.1
Hoạt động bảo quản, tồn trữ thuốc 49
3.3.2.
Hoạt động cấp phát thuốc 61
3.4
Phân tích hoạt động giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện Đa
khoa khu vực Móng Cái, năm 2012

64

3.4.1
Giám sát thực hiện danh mục chung 64
3.4.2
Giám sát hoạt động chẩn đoán, kê đơn thuốc và chỉ định
thuốc trong hồ sơ bệnh án

67
3.4.3
Giám sát hoạt động giao phát thuốc tại khoa Dược và KLS 69
3.4.4
Hoạt động thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại 70

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN


73
4.1
Về hoạt động lựa chọn thuốc của bệnh viện ĐKKV
Móng Cái, năm 2012

73
4.2
Hoạt động mua thuốc của bệnh viện ĐKKV Móng Cái trong
năm 2012

77
4.3
Về hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc tại bệnh
viện ĐKKV Móng Cái, năm 2012


79
4.4
Hoạt động giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện ĐKKV
Móng Cái, năm 2012

82






4.5
Mô hình SWOT phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách
thức của khoa Dược trong hoạt động cung ứng
thuốc tại bênh viện ĐKKV Móng Cái, năm 2012


85
4.6
Những mặt hạn chế của đề tài 87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHI LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chú giải
ABC phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra
những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách.
ADR Adverse Drug Reactions - Phản ứng có hại của thuốc
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BV
Bệnh viện
CBNV
Cán bộ nhân viên
CBVC Cán bộ viên chức
CPI - Consumer
price index
Chỉ số giá tiêu dùng
CPDP Cổ phần dược phẩm
CSSK Chăm sóc sức khỏe
DALYs disability adjusted life years- đơn vị đo lường gánh
nặng bệnh tật trong cộng đồng
DMT Danh mục thuốc
DMTBV Danh mục thuốc bệnh viên
DMTCY Danh mục thuốc chủ yếu
DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu
DLS Dược lâm sàng
DSĐH Dược sỹ đại học
ĐKKV Đa khoa khu vực
GPP Thực hành tốt phân phối thuốc

GSP Thực hành tốt bảo quản thuốc
HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị
HSBA Hồ sơ bệnh án
INN Thuốc gốc
KCB Khám chữa bệnh
KST Ký sinh trùng
MHBT Mô hình bệnh tật
NK Nhập khẩu
SX Sản xuất
S.W.O.T Strength, Weakness, Opportunity, Threat
(điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)
TKD Trưởng khoa Dược
TKĐT Trưởng khoa điều trị
TNHHMTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TƯ Trung ương
TTT Thông tin thuốc
FIFO
First in – First out - Thuốc nhập trước thì xuất trước
FEFO fisrt expry first out- Hạn sử dụng ngắn hơn thì xuất
trước
UBND Ủy ban nhân dân
VEN Vital drugs, Essential drugs, Non-Essential drugs. Là
phương pháp xác định ưu tiên cho hoạt động mua
sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi không đủ
tiền mua tất cả các loại thuốc


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN

Bảng Tên bảng Trang

Bảng 1.1

B
ảng 1.2.
Bảng 3.3
Cơ cấu khoa khám bệnh tại BVĐKKV Móng Cái,
năm 2012
Cơ cấu nhân lực của BVĐKKV Móng Cái, năm 2012
Số hoạt chất mới được bổ sung so với danh mục,
năm 2011

22
23

33
Bảng 3.4 Cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện ĐKKV Móng Cái,
năm 2012

34
Bảng 3.5 Cơ cấu danh mục vị thuốc Y học Cổ truyền bệnh viện
ĐKKV Móng Cái, năm 2012

36
Bảng 3.6 Cơ cấu danh mục chế phẩm thuốc Y học Cổ truyền của
bệnh viện ĐKKV Móng Cái, năm 2012

36
Bảng 3.7 Bảng 3.5: Mô hình bệnh tật của BVĐKKV Móng Cái

38

Bảng 3.8 Tỉ lệ thuốc chủ yếu trong danh mục thuốc bệnh viện

39
Bảng 3.9 Bảng 3.7: Tỷ lệ thuốc đơn chất và thuốc phối hợp 39
Bảng 3.10 Tỉ lệ thuốc thực tế trong DMTBV không sử dụng

40
Bảng 3.11
Cơ cấu các thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện không
được sử dụng, năm 2012

40
Bảng 3.12 Một số thuốc dùng ngoài danh mục thuốc bệnh viện

41
Bảng 3.13 Bảng 3.11: Giá trị của một số nhóm thuốc tiêu thụ tại
bệnh viện, năm 2012

42
Bảng 3.14 Cơ cấu nguồn mua thuốc của bệnh viện, năm 2012 44
Bảng 3.15 Tỷ lệ giá trị tiền thuốc mua theo mỗi hình thức,
năm 2010- 2012

45

Bảng 3.16

Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu
của viện, năm 2012



47
Bảng 3.17 Cơ cấu kinh phí mua thuốc nội, thuốc ngoại của
bệnh viện, năm 2012

47
Bảng 3.18 Tóm tắt công việc của các kho thuốc 50
Bảng 3.19 Trang thiết bị khoa Dược 51
Bảng 3.20 Giá trị thuốc xuất, nhập và dự trữ của năm 2012 59
Bảng 3. 21 Tỷ lệ các loại thuốc hủy trong năm 2012

60
Bảng 3.22 Thời gian trung bình một lượt cấp phát thuốc ngoại trú

62
Bảng 3.23 Các thuốc cần được Ban Giám Đốc duyệt sử dụng 66
Bảng 3.24 Một số hình thức thông tin thuốc tại bệnh viện ĐKKV
Móng Cái, năm 2012

70


DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN

Hình Tên hình Trang
Hình 1.1 Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện

3
Hình 1.2 Sơ đồ quá trình lựa chọn thuốc


4
Hình 1.3 Sơ đồ hoạt động mua thuốc 5
Hình 1.4 Sơ đồ hoạt động giám sát sử dụng thuốc 8
Hình 1.5 Quy trình sử dụng thuốc 10
Hình 1.6 Sơ đồ tổ chức của khoa dược, BV ĐKKV Móng Cái 25
Hình 2.7 Tóm tắt các nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu 28
Hình 3.8
Quy trình xây dựng DMT tại bệnh viện ĐKKV Móng Cái,
năm 2012

32
Hình 3.9
Quy trình bổ sung và loại bỏ thuốc ra khỏi DMT của viện

36
Hình 3.10
Quy trình xây dựng danh mục
thuốc sử dụng thực tế
tại

Bệnh viện ĐKKV Móng Cái


38
Hình 3.11
Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý
44
Hình 3.12 Tỷ lệ giá trị tiền thuốc đã mua theo mỗi hình thức trong
giai đoạn 2010-2012


47
Hình 3.13
Biểu đồ tỷ lệ thuốc SX trong nước - thuốc NK và cơ cấu
thuốc nội - thuốc ngoại được sử dụng tại bệnh viện,
năm 2012


49
Hình 3.14 Sơ đồ hệ thống kho thuốc tại BV ĐKKV Móng Cái,
năm 2012
50
Hình 3.15 Nội quy kho, tủ lạnh bảo quản thuốc 53
Hình 3.16 Hệ thống kho lẻ bảo quản thuốc nước 53
Hình 3.17 Hệ thống kho lẻ bảo quản thuốc viên, bột 54
Hình 3.18 Bộ phận cấp phát thuốc BHYT ngoại trú 54
Hình 3.19 Tủ bảo quản thuốc gây nghiện, hướng tâm thần 55
Hình 3.20
Quy trình nhập thuốc tại bệnh viện ĐKKV Móng Cái

56
Hình 3.21 Quy trình cấp phát thuốc tại bệnh viện, năm 2012 62
Hình 3.22
Quy trình cấp phát thuốc nội trú tại bệnhviện ĐKKV
Móng Cái


63
Hình 3.23
Quy trình mua sắm, sử dụng thuốc ngoài danh mục


66


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho
người bệnh, là đơn vị khoa học kỹ thuật có nghiệp vụ cao về y tế. Một trong
những nhiệm vụ quan trọng quyết định đến chất lượng công tác khám chữa bệnh
của bệnh viện là hoạt động cung ứng thuốc phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời, chất
lượng, quản lý sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
Khác với thời kỳ bao cấp, công tác của khoa dược chỉ chú trọng đến khâu
cấp phát thuốc đơn thuần theo các quy chế chỉ đạo của bệnh viện sao cho đủ, cho
tốt, thì hiện nay, trong tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới, sự phát triển vượt
bậc của nền công nghiệp dược phẩm đã cho ra đời nhiều chủng loại thuốc, đa
dạng về hình thức, chất lượng ngày càng nâng cao. Sự ra đời của hệ thống các
bệnh viện tư nhân, phòng khám tư…cùng với mặt trái của nền kinh tế thị trường
đã làm tăng mức độ cạnh tranh giữa hai hệ thống điều trị công lập và dân lập.
Lúc này, hoạt động của khoa dược không chỉ dừng lại ở công việc cấp phát
thuốc đơn thuần như trước, mà còn phải quan tâm nhiều hơn đến công tác quản
lý nhằm đạt được 2 mục tiêu chính là: hiệu quả cao nhất trong cung ứng thuốc
đồng thời cũng phải mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị. Để thực hiện đồng
thời cả 2 mục tiêu này, các khoa dược bệnh viện cần xây dựng được mô hình tổ
chức khoa phù hợp, có sự đầu tư về nhân lực, cơ sở vật chất, có kinh phí, có môi
trường tốt để hoạt động, được cung cấp các thông tư, văn bản hướng dẫn…một
cách đầy đủ để có sự điều chỉnh các hoạt động kịp thời, từ đó mới có thể hoàn
thành các nhiệm vụ to lớn trong công tác dược bệnh viện, cùng với viện thực
hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Thực tế hiện nay, hầu hết khoa dược tại các bệnh viện chưa đáp ứng kịp
thời công tác khám chữa bệnh như: thiếu nhân lực dược, chưa có bộ phận dược

lâm sàng…Bộ y tế đang định hướng xây dựng mô hình khoa dược cho phù hợp
với quy mô hoạt động của từng tuyến điều trị như: đã ban hành chỉ thị
05/2004/CT-BYT và được sửa đổi bổ sung trong quyết định 05/2008/QĐ-BYT
2

về chấn chỉnh hoạt động cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện [10] và gần
đây nhất, Bộ Y tế đã xây dựng và công bố đề án “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU
TIÊN DÙNG THUỐC VIỆT NAM” được ban hành kèm theo Quyết định số
4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt đề án
“Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.
Bệnh viện đa khoa khu vực Móng Cái là bệnh viện tuyến tỉnh đóng trên
địa bàn thành phố Móng Cái được thành lập tháng 12 năm 2006 theo Quyết định
số 3860/QĐ-UBND ngày 05/12/2006 của UBND Tỉnh Quảng Ninh, với chức
năng nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân trong khu vực và các vùng
lân cận. Vì được tách ra từ Trung tâm Y tế Móng Cái nên cơ sở vật chất trang
thiết bị vừa cũ, vừa lạc hậu, xuống cấp, đội ngũ cán bộ thiếu với trình độ chuyên
môn thấp. Bên cạnh đó, bệnh viện đóng trên địa bàn miền núi, xa tuyến trung
ương . Sau 6 năm nỗ lực phấn đấu, đội ngũ CBVC đựoc bổ sung và đào tạo liên
tục.
Tuy nhiên, khoa Dược bệnh viện còn hạn chế về nhân lực và kinh phí hoạt
động nên hoạt động cung ứng thuốc còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong
công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc.
Từ thực tế này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích hoạt
động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Móng Cái năm 2012”
nhằm hai mục tiêu:
1. Phân tích hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc của bệnh viện Đa
khoa khu vực Móng Cái, năm 2012.
2. Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc của bệnh
viện Đa khoa khu vực Móng Cái, năm 2012.
Từ đó đưa ra một số ý kiến để tăng cường hiệu quả của hoạt động cung

ứng thuốc tại bệnh viện Đa khoa khu vực Móng Cái trong giai đoạn tới.

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỂ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TRONG
BỆNH VIỆN
1.1.1. Khái niệm
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận người sử
dụng. Cung ứng thuốc trong bệnhviện là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu
hợp lý trong điều trị nội trú và ngoại trú của bệnh viện, đây là nhiệm vụ trọng
tâm của công tác dược bệnh viện,có ảnh hưởng lớn đến chất lượng điều trị, chi
phí y tế và lợi ích sức khỏe cộng đồng.
1.1.2. Nhiệm vụ cơ bản của cung ứng thuốc trong bệnh viện

Hình1.1: Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện [7], [25], [30].
1.1.2.1. Lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc là công việc quan trọng trong chu trình cung ứng
thuốc, với nhiệm vụ xác định nhu cầu về chủng loại thuốc, làm cơ sở để bảo
đảm tính chủ động trong cung ứng cũng như tính hiệu quả, an toàn, tiết kiệm





- Mô hình bệnh tật.
- Phác đồ điều trị.
- Kinh phí hoạt động
của bệnh viện.

Thông tin
Công nghệ
Khoa học
Kinh tế
Cấp phát
(Distribution)
Lựa chọn
(Selection)
Mua thuốc
(Procurement)

HDSD
(Use)
4

và sử dụng hợp lý nguồn ngân sách trong quá trình điều trị.
Việc lựa chọn thuốc thành phẩm đưa vào danh mục thuốc bệnh
viện thực hiện theo nguyên tắc sau: ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc
đơn chất, thuốc sản xuất trong nước, thuốc của các doanh nghiệp dược đạt
tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) [7], [10], [17].
Hoạt động lựa chọn thuốc trong bệnh viện phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như mô hình bệnh tật tại chỗ, phác đồ điều trị, trang thiết bị điều trị, kinh
nghiệm và trình độ chuyên môn của thầy thuốc, nguồn tài chính của
bệnh viện, chủ trương chính sách của nhà nước, các yếu tố môi trường, địa
lý và di truyền[7], [25].

















Hình 1.2: Sơ đồ quá trình lựa chọn thuốc
[7], [25].


Mô hình bệnh tật
LỰA
CHỌN
THUỐC
CỦA
BỆNH
VIỆN
Phác đồ điều trị (hướng dẫn thực hành
điều trị)
Chủ trương, chính sách của nhà nước
Nguồn tài chính của viện
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Lịch sử dùng thuốc của viện ở kỳ trước
Thông tin về thuốc
Môi trường, địa lý và di truyền

5

1.1.2.2. Hoạt động mua thuốc
Hoạt động mua thuốc là một nội dung trong chu trình cung ứng thuốc,
có liên quan đến chất lượng thuốc, khả năng tiết kiệm ngân sách và mức độ
đáp ứng đủ nhu cầu điều trị của bệnh viện. Hoạt động này bắt đầu sau khi có
bản dự trù thuốc của năm, dựa theo kế hoạch mua thuốc của bệnh viện và
kết thúc sau khi thuốc được nhập vào kho thuốc của khoa dược [7 ], [8],
[25].













Hình 1.3: Sơ đồ hoạt động mua thuốc[7], [25].
1.1.2.3. Hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc
Sau khi thuốc được nhập vào kho, khoa dược sẽ bảo quản, tồn trữ
thuốc và tiến hành cấp phát đến các khoa lâm sàng, cận lâm sàng hoặc trực
tiếp đến bệnh nhân. Chất lượng của hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả điều trị, góp phần quyết định liệu thuốc đến tay người bệnh có
đầy đủ, kịp thời và bảo đảm được chất lượng hay không.


Thanh toán tiền và kiểm nhận thuốc
Một số nguyên tắc nâng cao chất lượng
hoạt động mua thuốc
Xác định nhu cầu thuốc về số lượng
Lựa chọn phương thức mua thuốc
HOẠT
ĐỘNG
MUA
THUỐC
CỦA
BỆNH
VIỆN

Lựa chọn nhà cung ứng
Ký kết hợp đồng kinh tế mua bán
6

 Bảo quản, tồn trữ thuốc
Quá trình này có ảnh hưởng đến chất lượng thuốc. Do vậy, kho thuốc
phải có điều kiện phù hợp đối với yêu cầu của từng loại thuốc để bảo quản,
tránh các yếu tố làm giảm chất lượng thuốc. Kho phải cao ráo, thoáng mát,
có các khu vực riêng như kho bảo quản lạnh, kho hóa chất, kho thuốc tân
dược và được trang bị đầy đủ thiết bị ánh sáng, điều hòa nhiệt độ,
chống cháy nổ Các khu vực nhập thuốc, bảo quản, xuất thuốc và biệt trữ
nên tách rời nhau. Kho được xây dựng theo đúng yêu cầu chuyên môn, an
toàn và đảm bảo 5 chống: Ẩm, nóng; Nấm mốc, mối mọt và chuột bọ, côn
trùng; cháy nổ; để quá hạn dùng; nhầm lẫn, đổ vỡ, mất mát. Các thuốc nhập
vào kho phải được bảo quản theo yêu cầu của nhà sản xuất và cần được theo
dõi chặt chẽ về hạn dùng. Riêng đối với thuốc gây nghiện và hướng thần cần
có chế độ bảo quản đặc biệt.

Trong quá trình bảo quản cần lưu ý đến hạn dùng của thuốc. Các thuốc
được sắp xếp theo quy định hạn gần - xuất trước (first expiry-first out), nếu
các thuốc có cùng hạn sử dụng thì tuân theo quy định nhập trước-xuất trước
(first in-first out), tránh hiện tượng quá hạn thuốc và phải có cơ chế loại bỏ
thuốc hết hạn. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, có thể chấp nhận
những sai lệch so với các nguyên tắc này, với điều kiện các sai lệch này chỉ
có tính chất tạm thời và được áp dụng phù hợp.
Bảo quản thuốc không chỉ là cất giữ thuốc an toàn mà còn bao gồm cả
việc đưa vào sử dụng và duy trì đầy đủ các hệ thống hồ sơ tài liệu phù hợp,
kể cả giấy biên nhận, phiếu xuất, hệ thống sổ sách và quy trình thao tác đặc
biệt cho công tác bảo quản và kiểm soát theo dõi chất lượng thuốc [4], [7],
[18].



7

 Cấp phát thuốc
Tuỳ vào khả năng thực hiện, giám đốc bệnh viện sẽ quy định khoa dược
tổ chức cấp phát thuốc tới khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng đến nhận
thuốc tại khoa dược. Từ đó, mỗi bệnh viện sẽ xây dựng một quy trình
cấp phát phù hợp, trên nguyên tắc phục vụ thuốc kip thời và thuận tiện
nhất cho điều trị. Quy trình cấp phát thuốc trong bệnh viện thường có mô
hình chung như sau:
Hoạt động cấp phát nội trú của khoa dược thường dựa trên phiếu lĩnh
thuốc của các khoa phòng. Phiếu lĩnh thuốc cần phải có trưởng khoa điều trị
và trưởng khoa dược ký duyệt trước khi lĩnh thuốc. Hoạt động cấp phát ngoại
trú dựa theo đơn của bác sĩ trong bệnh viện, theo đúng chế độ kê đơn quy
định. Khi cấp phát yêu cầu dược sỹ phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu theo
đúng quy chế [7], [16].




Khoa Dược chịu trách nhiệm về toàn bộ chất lượng thuốc được
cấp phát. Trường hợp thuốc gây nghiện, hướng thần phải thực hiện cấp phát
theo đúng các quy định tại thông tư số 10/2010/TT-BYT và thông tư
số 11/2010/TT- BYT về hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc gây
8

nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc.
1.1.2.4. Hoạt động giám sát sử dụng thuốc
Hoạt động giám sát sử dụng thuốc giúp thúc đẩy thực hiện tốt các
quy chế chuyên môn về dược, nâng cao hiệu quả điều trị, tính an toàn trong
sử dụng thuốc cũng như làm giảm bớt chi phí chăm sóc sức khỏe, tiết kiệm
nguồn ngân sách. Chỉ thị số 05/2004/CT-BYT nêu rõ vai trò của Hội đồng
thuốc và điều trị trong việc lựa chọn thuốc và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
Đồng thời tăng cường kiểm tra việc thực hiện qui chế kê đơn, bán thuốc theo
đơn trong bệnh viện và phát huy vai trò hoạt động của đơn vị thông tin thuốc
bệnh viện.













Hình 1.4: Sơ đồ hoạt động giám sát sử dụng thuốc
 Giám sát thực hiện danh mục thuốc
Việc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện phải gắn liền với hoạt động rà
soát, cập nhật danh mục và giám sát thực hiện danh mục thuốc. Để đảm bảo
tính đúng đắn, khách quan và có cơ sở pháp lý thì mỗi bệnh viện cần có các
quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện khi có yêu cầu bổ sung thuốc vào
HOẠT
ĐỘNG
GIÁM
SÁT SỬ
DỤNG
THUỐC
Giám sát thực hiện danh mục thuốc
Giám sát việc chẩn đoán kê đơn, kê đơn
thuốc ngoại trú và chỉ định thuốc trong
hồ sơ bệnh án.
Giám sát hoạt động giao phát thuốc
Hoạt động thông tin thuốc và theo dõi
phản ứng có hại của thuốc
9

danh mục, loại thuốc ra khỏi danh mục hay cần sử dụng thuốc ngoài danh
mục trong các trường hợp đặc biệt. Các quy định để thực thi cũng bao gồm cả
sự phân công trách nhiệm, hình thức kỷ luật, khiển trách đối với các
trường hợp vi phạm kê đơn hoặc mua sắm thuốc ngoài danh mục mà
không có sự chấp thuận của Hội đồng thuốc và điều trị. Bên cạnh đó, bệnh
viện cần tập huấn cho nhân viên y tế về kê đơn thuốc ngoài danh mục
và tạo điều kiện để các cán bộ đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng và
thực hiện danh mục thuốc bệnh viện [11], [12], [21].

 Giám sát việc chẩn đoán, kê đơn thuốc ngoại trú và chỉ định
thuốc trong hồ sơ bệnh án
 Hoạt động chẩn đoán và theo dõi bệnh: Đây là hoạt động quan trọng trong
quy trình sử dụng thuốc (Hình 1.5), làm cơ sở để thầy thuốc xác định mục
tiêu, phương án điều trị và đưa ra chỉ định thuốc phù hợp với bệnh nhân. Kết
quả chẩn đoán sai dẫn đến việc lựa chọn thuốc điều trị không đúng, gây ảnh
hưởng đến sức khỏe bệnh nhân và lãng phí về mặt ngân sách [ 5].
Để có được chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc chính xác, thầy thuốc cần
có kiến thức chuyên môn phù hợp và liên tục được cập nhật, có phương
pháp khai thác tối đa tiền sử bệnh tật, tiền sử dùng thuốc và tiền sử dị ứng
của bệnh nhân, cũng như các dấu hiệu thăm khám và xét nghiệm cận lâm
sàng cần thiết.
Đối với những bệnh nhân nội trú, cần liệt kê các thuốc người bệnh đã
dùng trước khi nhập viện trong vòng 24 giờ và ghi diễn biến lâm sàng của
người bệnh vào hồ sơ bệnh án để theo dõi, chỉ định sử dụng thuốc hoặc
ngừng thuốc [9].

 Giám sát hoạt độ
ng kê đơn thu
Việ
c kê đơn thu
3483/YT-ĐTr về
vi
BYT.
Giám sát việ
c th
căn cứ theo quyết đ

với người kê đơn, v


thủ đối với trườ
ng h
hướng tâm thầ
n và ti
giá việc thực hiệ
n kê đơn c
vấn đề sử dụng thuố
c h
một số chỉ số
như sau:
- Số thuố
c trung bình cho 01
- Tỉ lệ % thuố
c kê tên g
- Tỉ lệ
% đơn có kháng sinh.
- Tỉ lệ
% đơn có vitamin.
Chẩn đoán,
theo dõi
10
Hình 1.5: Quy trình sử dụ
ng thu
ng kê đơn thu
ốc ngoại trú
c kê đơn thu
ốc phải thực hiệ
n theo đúng công văn s
vi
ệc hướng dẫn thực hiện chỉ

th
c th
ực hiện quy chế kê đơn thuố
c trong đi

nh số 04/2008/QĐ-
BYT. Trong đó có các quy đ

cách thức ghi đơn thuố
c và các quy đ
ng h
ợp kê đơn các thuốc đặc biệt (thuố
c đi
n và ti
ền chất dùng làm thuốc, thuố
c gây nghi
n kê đơn c
ủa thầy thuốc trong các cơ sở

c h
ợp lý và an toàn, đối vớ
i kê đơn ngo
như sau:

c trung bình cho 01
đơn thuốc.
c kê tên g
ốc.
% đơn có kháng sinh.


% đơn có vitamin.

Kê đơn
Cấp phát thuốc
Tuân thủ điều trị
Chẩn đoán,
theo dõi

ng thu
ốc
n theo đúng công văn s

th
ị số 05/2004/CT-
c trong đi
ều trị ngoại trú
BYT. Trong đó có các quy đ
ịnh đối
c và các quy đ
ịnh cần phải tuân
c đi
ều trị lao, thuốc
c gây nghi
ện ). Để đánh

y tế liên quan đến
i kê đơn ngo
ại trú cần kiểm tra
Cấp phát thuốc
11


- Tỉ lệ % đơn có dịch truyền.
- Tỉ lệ % đơn có thuốc tiêm.
- Tỉ lệ % các thuốc có trong danh mục thuốc chủ yếu [9],[10].
 Giám sát chỉ định thuốc trong hồ sơ bệnh án
Thầy thuốc thực hiện đúng các quy định về làm hồ sơ bệnh án và
chỉ định thuốc điều trị theo quy định ở thông tư số 23/2011/TT-BYT về
hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
Với mục tiêu tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, đối với hoạt động giám
sát kê đơn điều trị nội trú, Hội đồng thuốc và điều trị tổ chức phân tích sử
dụng thuốc trong các ca lâm sàng (bình bệnh án) ít nhất mỗi tháng một lần.
Về sử dụng thuốc cần phải chú ý đến những điểm sau:
- Thuốc sử dụng phù hợp với chẩn đoán hay không?
- Kiểm tra liều lượng, đường dùng, khoảng cách giữa các lần dùng
thuốc trong ngày; trong đợt điều trị có hợp lý hay không? Kiểm tra hướng
dẫn sử dụng thuốc.
- Phát hiện tương tác thuốc. Và nếu có thể cần khai thác lịch sử dùng thuốc
của bệnh nhân hiện đang được điều trị [20].
* Giám sát hoạt động giao phát thuốc
Nhằm đảm bảo thuốc được đưa đến đúng bệnh nhân, với liều dùng,
chất lượng thuốc tốt và có hướng dẫn sử dụng rõ ràng, thông tư số
23/2011/TT-BYT đã có quy định về trách nhiệm của khoa Dược và khoa
Lâm sàng trong hoạt động cấp phát thuốc. Theo đó:
+ Khoa dược tổ chức cấp phát thuốc bảo đảm chất lượng và
hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh, thực hiện đúng 3 kiểm tra, 3 đối
chiếu trong quá trình giao phát.
+ Khoa Lâm sàng có trách nhiệm cấp phát và theo dõi bệnh nhân trước,
trong và sau khi dùng thuốc, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện và thuốc cho
người bệnh, đảm bảo 5 đúng (đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều dùng,
12


đúng đường dùng và đúng thời gian). Đặc biệt điều dưỡng phải trực tiếp
chứng kiến người bệnh dùng thuốc và theo dõi phát hiện kịp thời các bất
thường của người bệnh trong khi dùng thuốc [20].
 Hoạt động thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc
Một sản phẩm thuốc được coi là thuốc dùng để chữa bệnh cho người chỉ
khi nào nó đảm bảo đủ hai yếu tố cấu thành, đó là sản phẩm phải có hoạt chất
(có hoạt tính dược lý lâm sàng) và phải có thông tin hướng dẫn đi kèm.
Ngày 4/7/1997 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 08/BYT-TT quy định về
tổ chức đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện: có nhân lực đặc trách, có
kinh phí hoạt động để quản lý công tác thông tin về thuốc trong bệnh
viện. Ngày 13/11/2003, Vụ điều trị đã có công văn số 10766/YT-ĐTr về
việc hướng dẫn tổ chức, chức năng nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị thông
tin thuốc trong bệnh viện. Công văn số 3483/YT-ĐTr của Bộ Y tế ngày
19/5/2004 cũng một lần nữa hướng dẫn các bệnh viện trên toàn quốc kiểm tra
hoạt động thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc. Tiêu chí
bệnh viện phải có đơn vị thông tin thuốc trực thuộc khoa Dược được đưa vào
tiêu chuẩn kiểm tra hang năm của Bộ Y tế đối với các bệnh viện từ cấp trung
ương đến cơ sở [1], [3], [21].
1.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI CÁC
BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như thay đổi
khí hậu trong thời gian gần đây ảnh hưởng quá trình phát triển kinh tế xã hội,
qua đó cũng gây ra các biến đổi không nhỏ cho ngành Y tế của Việt Nam, cụ
thể:
1.2.1. Về hoạt động lựa chọn thuốc
Hầu hết các bệnh viện đều xây dựng được quy trình lựa chọn thuốc
hợp lý, danh mục thuốc bệnh viện có tỷ lệ cao các thuốc có trong danh mục
thuốc chủ yếu của Bộ Y tế, trung bình trên 90%. Điều đó thể hiện rằng các

×