Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Phân tích môi trường cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm bắc giang trong thời kỳ hội nhập wTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẮC GIANG
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP WTO

LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẮC GIANG
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP WTO

LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC


MÃ SỐ: 60.73.20

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

HÀ NỘI - 2012


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc, lời cảm ơn chân thành tới:
TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
- Giảng viên, Phó trưởng bộ môn Quản lý và kinh tế Dược, Trường Đại học
Dược Hà Nội - Người thầy kính mến đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi đến Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược, Phòng Đào tạo sau
Đại học Trường Đại học Dược Hà Nội lời cảm ơn chân thành vì đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà
Nội đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức làm nền tảng
để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Bắc
Giang và toàn thể nhân viên công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong
gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm và đi cùng tôi trong suốt cuộc sống và sự
nghiệp.
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Như Quỳnh



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ

............................................................................................1

Chương 1. TỔNG QUAN............................................................................. 3
1.1 Những lý luận cơ bản về cạnh tranh ...................................................... 3
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh ................................................................. 3
1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh.................................................. 4
1.1.3. Ba cấp độ của năng lực cạnh tranh................................................. 5
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ......... 7
1.2.1. Môi trường vĩ mô........................................................................... 7
1.2.2. Môi trường vi mô......................................................................... 10
1.2.3. Môi trường nội bộ doanh nghiệp.................................................. 13
1.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế 14
1.3.1. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của Việt Nam............................ 14
1.3.2. Đánh giá về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh của Việt
Nam....................................................................................................... 16
1.4. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành Dược Việt Nam ............... 18
1.5. Vài nét về Công ty cổ phần Dược phẩm Bắc Giang ........................... 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 27
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................... 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 27

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.................................................................... 27


2.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................... 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 27
2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu .......................................... 27
2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.............................................. 28
2.4.1. Phương pháp phân tích: ............................................................... 28
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu:........................................................... 28
2.5. Phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu......................................... 28
2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................... 29
2.6.1. Các chỉ tiêu về môi trường cạnh tranh nội bộ doanh nghiệp........ 29
2.6.2. Chỉ tiêu về môi trường cạnh tranh trong ngành ............................ 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 36
3.1. Phân tích môi trường cạnh tranh nội bộ của BAGIPHARM ............... 36
3.1.1. Phân tích năng lực tài chính của Công ty CPDP Bắc Giang ......... 36
3.1.2. Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm ............................... 45
3.1.3. Phân tích nguồn nhân lực của Công ty CPDP Bắc Giang............. 56
3.2. Phân tích môi trường cạnh tranh ngành của BAGIPHARM ............... 61
3.2.1. Phân tích khách hàng ................................................................... 61
3.2.2. Phân tích nhà cung cấp ................................................................ 62
3.2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh......................................................... 62
3.2.4. Phân tích sản phẩm thay thế......................................................... 64
BÀN LUẬN....................................................................................................66
KẾT LUẬN ....... ..........................................................................................72
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT .....................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu
ACTD

Tiếng Anh
ASEAN Common Technical

Tiếng Việt
Hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN

Dossiers
ASEAN

Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian National

Nam Á

BV

Bệnh viện

CN

Chi nhánh


CP

Cổ phần

CPDP

Cổ phần Dược phẩm

CPC1

CPC2

Central Pharmaceutical

Công ty TNHH một thành

Company No. 1

viên dược phẩm trung ương 1

Central Pharmaceutical

Công ty TNHH một thành

Company No. 2

viên dược phẩm trung ương 2

CTĐT


Công ty đầu tư

DP

Dược phẩm

DP TW1

Công ty TNHH một thành
viên dược phẩm trung ương 1

DP TW2

Công ty TNHH một thành
viên dược phẩm trung ương 2

DN

Doanh nghiệp

DT

Doanh thu

DSĐH

Dược sỹ đại học


DSĐH&SĐH


Dược sỹ đại học và sau đại
học
Dược sỹ trung học

DSTH
GDP

Good Distribution Practice

Thực hành tốt phân phối
thuốc

GMP

Good Manufacturing Practice

Thực hành tốt sản xuất thuốc

GPs

Good Practice’s

Hệ thống thực hành tốt

GSP

Good Storage Practice

Thực hành tốt bảo quản thuốc


OECD

Organisation for Economic

Tổ chức hợp tác và phát triển

Co-operation and

kinh tế

Development
P.KH-TC

Phòng kế hoạch tài chính

P.QL-CL

Phòng quản lý chất lượng

P. TC-HC

Phòng tổ chức hành chính

QT

Quản trị

R&D


Research and Development

Nghiên cứu và phát triển

SĐK

Số đăng ký

SL

Số lượng

SYT

Sổ Y tế

TM

Thương mại

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCS

Tiêu chuẩn sơ sở

VCĐ


Vốn cố định

VLĐ

Vốn lưu động

VN

Việt Nam

VNĐ

Việt Nam đồng


WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới

WTO

World Trade Organization


Tổ chức thương mại thế giới

WEF

World Economic Forum

Diễn dần kinh tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng, biểu
Trang
Bảng 1.1: Các hạng mục và chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia ... 5
Bảng 1.2 : Các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp......... 10
Bảng 1.3: Kết quả xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2012
..................................................................................................... 16
Bảng 1.4: Số liệu về sản xuất, nhập khẩu và sử dụng thuốc từ năm 2001-2011
..................................................................................................... 21
Bảng 1.5: Số liệu hồ sơ đăng ký thuốc.......................................................... 22
Bảng 1.6: Tổng hợp số ĐKT còn hiệu lực SĐK tính tới 31/12/2011............. 22
Bảng 1.7: Số lượng các doanh nghiệp đạt GPs qua các năm......................... 23
Bảng 3.8 : Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp ...... 37
Bảng 3.9: Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn .................................................. 40
Bảng 3.10: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty ............ 43
Bảng 3.11 : Cơ cấu nhóm mặt hàng của công ty........................................... 45
Bảng 3.12 : Tỷ trọng sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu ............... 47
Bảng 3.13: Chất lượng dược liệu, dụng cụ y tế và thiết bị y tế năm 2011 ..... 48
Bảng 3.14: Chất lượng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng năm 2011 ... 48

Bảng 3.15: So sánh giá một số sản phẩm của BAGIPHARM và một số công
ty khác năm 2011............................................................................49
Bảng 3.16 : Bảng thị phần của BAGIPHARM và một số công ty dược phẩm
từ năm 2007-2011 ........................................................................ 52
Bảng 3.17: Thị phần của BAGIPHARM và một số công ty dược trúng thầu
năm 2012 ở sở Y tế Bắc Giang..................................................... 53
Bảng 3.18: Doanh thu các chi nhánh của công ty năm 2011 ......................... 56
Bảng 3.19 : Đội ngũ cán bộ quản lý và điều hành công ty CPDP Bắc Giang 57
Bảng 3.20: Cơ cấu nguồn nhân lực của BAGIPHARM năm 2011................ 58
Bảng 3.21 : Số lượng cán bộ được đào tạo qua các lớp................................. 59
Bảng 3.22: Kết quả thu hút nguồn nhân lực từ 2007-2011............................ 60


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT
Tên hình
Trang
Hình 1.1 : Năm nguồn lực cạnh tranh quyết định khả năng sinh lợi của
ngành............................................................................................ 11
Hình 1.2: Thứ hạng và điểm số về năng lực cạnh tranh của Việt Nam từ năm
2008 tới nay .................................................................................15
Hình 1.3: Sơ đồ biên chế và tổ chức của BAGIPHARM .............................. 26
Hình 3.4: Biểu đồ đánh giá khả năng thanh toán của công ty từ năm 20072011 ............................................................................................. 36
Hình 3.5: Biểu đồ đánh giá cơ cấu vốn của công ty CPDP Bắc Giang.......... 39
Hình 3.6: Biểu đồ đánh giá cơ cấu vốn của công ty CPDP Bắc Giang.......... 40
Hình 3.7: Biểu đồ doanh thu thuần của công ty qua các năm........................ 42
Hình 3.8: Biểu đồ đánh giá khả năng luân chuyển vốn của công ty từ
2007-2011 .................................................................................... 44
Hình 3.9: Tỷ trọng các nhóm mặt hàng công ty kinh doanh năm 2011 ......... 46
Hình 3.10: Thị phần của BAGIPHARM và một số công ty từ 2007-2011 ... 51

Hình 3.11: Sơ đồ các kênh phân phối của BAGIPHARM ............................ 55
Hình 3.12: Trình độ nguồn nhân lực của BAGIPHARM năm 2011.............. 58


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ
chức thương mại thế giới WTO. Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và các doanh nghiệp Dược Việt Nam nói riêng đứng trước
những khó khăn lớn: sự bảo trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong
nước giảm đi rất nhiều và loại bỏ dần hàng rào thương mại đối với các doanh
nghiệp Dược nước ngoài, thay vào đó là sự cạnh tranh bình đẳng. Các doanh
nghiệp Dược trong nước phải đối mặt với các doanh nghiệp Dược nước ngoài
có trình độ cao về tổ chức quản lý, công nghệ, năng lực tài chính, chất lượng
sản phẩm… Hơn thế nữa, sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn các công ty dược
cùng với sự phong phú về mẫu mã, đa dạng về chủng loại và giá thành thấp
của dược phẩm đã khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên
gay gắt khốc liệt hơn. Do đó, các thị trường đang kinh doanh bỗng chốc trở
nên chật hẹp hơn và không còn được màu mỡ như trước đây nữa. Từ đó, các
công ty đa quốc gia và cả các công ty dược trong nước nảy sinh nhu cầu mới
là tìm kiếm một thị trường tiêu thụ mới hơn nhằm làm tăng lợi nhuận. Vì vậy,
họ bắt đầu xâm nhập vào các tỉnh, kể cả các cơ sở y tế tuyến huyện. Bắc
Giang là một trong những thị trường tiêu thụ mà các công ty dược hướng đến.
Công ty CPDP Bắc Giang (BAGIPHARM) hiện nay là công ty kinh
doanh dược phẩm với trên 900 sản phẩm về thuốc và mỹ phẩm. Công ty đang
là một trong các công ty phân phối dược phẩm chính trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang. Trước tình hình cạnh tranh như hiện nay, đặc biệt là khi xuất hiện
ngày càng nhiều hơn các công ty kinh doanh dược phẩm mạnh ở Bắc Giang
thì nguy cơ bị mất thị phần, thị trường là rất dễ xảy ra với công ty dược phẩm
tuyến tỉnh như BAGIPHARM. Vì vậy mà nhu cầu cấp thiết hiện nay là các
doanh nghiệp Dược tuyến tỉnh cần phải thấy rõ được năng lực cạnh tranh


1


cũng như các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
mình, từ đó đưa ra các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh và các
chiến lược cạnh tranh nhằm nâng cao vị thế của mình không những trên địa
bàn tỉnh mà còn để thâm nhập vào các thị trường mới. Xuất phát từ thực tiễn
đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Phân tích môi trường cạnh tranh của công ty cổ phần Dược phẩm
Bắc Giang trong thời kỳ hội nhập WTO ”, với 2 mục tiêu:
1. Phân tích môi trường cạnh tranh nội bộ của công ty cổ phần Dược
phẩm Bắc Giang.
2. Phân tích môi trường cạnh tranh ngành của công ty cổ phần Dược
phẩm Bắc Giang
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty cổ phần Dược phẩm Bắc Giang.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 Những lý luận cơ bản về cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Hiện nay, thuật ngữ “cạnh tranh” có rất nhiều định nghĩa khác nhau tùy
thuộc vào các cách tiếp cận khác nhau. Cụ thể:
* Theo Nguyễn Bách Khoa, “ Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó
các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ
đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường,
giành lấy khách hàng cũng như điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất.

Mục đích cuối cùng của chủ thể trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi
nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi” [13].
* Từ điển Bách Khoa Việt Nam định nghĩa về cạnh tranh như sau:
“Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người
sản xuất hàng hóa, các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất,
tiêu thụ và thị trường có lợi nhất” [22].
* Theo Michael Poter, “cạnh tranh là tạo ra sự khác biệt” [16].
Để có cạnh tranh phải có những điều kiện tiên quyết sau:
- Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh: Đó là các chủ
thể có cùng mục đích, mục tiêu và kết quả phải giành giật, tức là phải có một
đối tượng mà các chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt.
- Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ
thể, đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân
thủ. Các ràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp chính

3


là các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng, các ràng buộc của luật
pháp và thông lệ kinh doanh ở trên thị trường.
1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Có một số định nghĩa về năng lực cạnh tranh như sau:
Năng lực cạnh tranh là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh
trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng
có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững [17],
[23],[32].
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã đồng nghĩa năng lực
cạnh tranh với năng suất lao động: “Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu
nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm

cho các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực
phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế” [9], [28], [33].
Theo một số nhà kinh tế trong nước: Năng lực cạnh tranh là sức mạnh
của doanh nghiệp được thể hiện trên thị trường. Sự tồn tại và sức sống của
một doanh nghiệp thể hiện trước hết ở năng lực cạnh tranh. Để từng bước
vươn lên giành thế chủ động trong quá trình hội nhập, nâng cao năng lực cạnh
tranh chính là tiêu chí phấn đấu của doanh nghiệp Việt Nam [14].
Quan niệm năng lực cạnh tranh cần phải phù hợp với điều kiện, bối
cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Năng lực cạnh tranh cần thể
hiện khả năng tranh đua, tranh giành của các doanh nghiệp không chỉ về năng
lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả
khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản
phẩm mới. TS. Nguyễn Minh Tuấn cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ
sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các

4


yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế
bền vững [24].
1.1.3. Ba cấp độ của năng lực cạnh tranh
Hiện nay, theo nhiều nhà kinh tế, năng lực cạnh tranh được nhìn từ ba
cấp độ có quan hệ mật thiết với nhau:
- Năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
1.1.3.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia
Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế có thể
tạo ra và duy trì được mức tăng trưởng cao và bền vững trong môi trường

kinh tế đầy biến động của thị trường thế giới dựa trên cơ sở các chính sách ,
thể chế vững bền tương đối cùng với các đặc trưng kinh tế khác [15], [29].
Dựa trên cơ sở đo lường các yếu tố có tác động lớn tới năng suất và
năng lực cạnh tranh quốc gia để xây dựng nên một hệ thống chỉ số nhằm
đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia (còn được gọi là chỉ số năng lực cạnh
tranh toàn cầu – GCI), với 12 chỉ tiêu cơ bản thuộc 3 hạng mục lớn [8].
Bảng 1.1: Các hạng mục và chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia
STT Hạng mục
1

Các yêu cầu cơ bản

Chỉ tiêu
1. Thể chế
2. Cở sở hạ tầng
3. Ổn định kinh tế vĩ mô
4. Y tế và giáo dục cơ bản

2

Các nhân tố cải thiện 5. Giáo dục và đào tạo đại học

5


hiệu quả

6. Hiệu quả của thị trường hàng hóa
7. Hiệu quả của thị trường lao động
8. Mức độ phát triển của thị trường tài

chính
9. Quy mô thị trường
10. Mức độ sẵn sàng về công nghệ

3

Các nhân tố về sáng tạo 11. Trình độ phát triển của doanh nghiệp
và phát triển
12. Năng lực sáng tạo
Nguồn: WEF

1.1.3.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là tổng hợp các khả
năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị
những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó trong mối quan hệ với đối thủ
cạnh tranh trên một thị trường mục tiêu xác định [13], [20]. Như vậy, năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của
doanh nghiệp, đây là các yếu tố nội hàm của doanh nghiệp không chỉ được
tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị
doanh nghiệp…một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối thủ
cạnh tranh hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Trên cơ sở
các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải
tạo lập được lợi thế so sánh với đối thủ của mình [7].
1.1.3.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ
được nhanh so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ khác. Năng lực cạnh
tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó trên thị trường

6



[2]. Nó phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm, giá cả, kiểu dáng, mẫu mã
của sản phẩm, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương
hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán…[20], [11].
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt
động của doanh nghiệp: nếu sản phẩm của doanh nghiệp có sức cạnh tranh
thấp thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ kém. Đánh giá năng lực
cạnh tranh của sản phẩm dựa trên các yếu tố: chất lượng sản phẩm cao hay
thấp? giá cả có hợp lý không? mẫu mã có kịp thời đáp ứng nhu cầu khách
hàng không?
Tóm lại, ba cấp độ của năng lực cạnh tranh có mối quan hệ qua lại, mật
thiết với nhau, chế định nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Muốn có năng lực cạnh
tranh quốc gia cao thì phải có nhiều doanh nghiệp có sức cạnh tranh; ngược
lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có sức cạnh tranh thì môi trường kinh
doanh phải thuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ mô phải rõ ràng, có thể dự báo
được, nền kinh tế phải ổn định, bộ máy Nhà nước phải trong sạch, hoạt động
có hiệu quả, có tính chuyên nghiệp.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải thích nghi được
với môi trường kinh doanh, tức là phải nắm vững được các nguồn lực bên
ngoài để có thể tận dụng được cơ hội cũng như tránh các rủi ro trong kinh
doanh. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp (bao gồm môi trường vi mô,
môi trường vĩ mô và môi trường nội bộ doanh nghiệp) có ảnh hưởng tới năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.1. Môi trường vĩ mô
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô bao gồm: kinh tế, chính trị pháp
luật, văn hóa xã hội, khoa học và công nghệ (môi trường PEST). Môi trường

7



vĩ mô thường tác động đến tất cả các doanh nghiệp trong ngành, có thể ảnh
hưởng đến doanh nghiệp một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu
tố khác. Trong đó, kinh tế là nhân tố môi trường có ảnh hưởng hiển nhiên
nhất tới mọi hoạt động trên thị trường. Tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế
đem lại mức tích lũy cao cho toàn xã hội, làm gia tăng sự đầu tư của nhà nước
và nhân dân trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, nhu cầu thuốc cho điều
trị tăng. Dân số ngày càng tăng, sở thích và cách sống của người tiêu dùng
thay đổi, các sản phẩm thay thế xuất hiện nhiều hơn, khoa học công nghệ
ngày càng hiện đại là các nhân tố có thể ảnh hưởng lớn đến cạnh tranh trong
ngành. Sự thâm nhập của công nghệ tin học trong tất cả các công việc văn
phòng, sản xuất phân phối, tiếp thị, xây dựng thương hiệu… đã dẫn đến sự
biến đổi lớn trong ngành, do đó ảnh hưởng tới các luật chơi của cạnh tranh
[19].
Trong ngành dược, yếu tố công nghệ đóng một vai trò quan trọng. Nó
không chỉ tác động đến mức độ bão hoà của ngành, mà còn ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Quá trình đổi mới công nghệ cho
phép các doanh nghiệp nhỏ thâm nhập vào các thị trường mục tiêu. Xem xét
đến các yếu tố công nghệ trong việc phân tích ngành tạo điều kiện xác định
các cực phát triển mới cũng như các nguy cơ đối với các doanh nghiệp còn
gắn chặt với khái niệm kỹ thuật truyền thống [19].
Khoảng cách giàu nghèo gia tăng tạo ra sự bất bình đẳng trong chăm
sóc sức khỏe; môi trường sống ô nhiễm, lối sống thực dụng với các tệ nạn xã
hội đã làm thay đổi mô hình bệnh tật và tăng chi phí cũng như gánh nặng cho
xã hội. Thói quen tự dùng thuốc của người dân gây khó khăn cho công tác
chẩn đoán và điều trị, tâm lý và thị hiếu dùng thuốc ngoại, không tin tưởng
vào thuốc nội cũng gây sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất
thuốc trong nước.

8



Một yếu tố không kém phần quan trọng cần phân tích là chính trị - xã
hội. Sự hình thành các thành phần mới trong đời sống của doanh nghiệp càng
làm yếu tố này trở nên phức tạp. Trong khuôn khổ một doanh nghiệp, nhiều
tác nhân có vai trò quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp. Chẳng hạn,
vai trò của cán bộ lãnh đạo, những phe cánh cạnh tranh, các thế lực tài chính,
vai trò của cán bộ công nhân viên và tổ chức công đoàn. Bên cạnh đó, chúng
ta cũng thấy vai trò và sự can thiệp của nhà nước, chính quyền địa phương,
các hiệp hội đoàn thể, các tổ chức đại diện cho người lao động, phụ nữ….
Song song với các tác nhân này, nhiều thách thức xuất hiện như sự
thiếu bản sắc của doanh nghiệp, sự can thiệp ngày càng nhiều của nhà nước,
áp lực từ các tổ chức bên ngoài, tầm quan trọng của các chính sách quốc gia
về công nghiệp, sự nổi lên của các luồng tư tưởng mới, sự thay đổi các giá trị
xã hội, động cơ làm việc giảm, thay đổi cơ cấu quyền lực nội bộ, thay đổi
điều kiện làm việc, thay đổi mục tiêu quy trình làm việc… Toàn bộ những
thách thức trên cùng với vai trò ngày càng tăng của các tác nhân mới làm cho
điều kiện hoạt động của doanh nghiệp ngày càng phức tạp hơn và buộc doanh
nghiệp phải chú ý đến các tác nhân này khi xây dựng chiến lược cạnh tranh
của mình[19].
Tổng hợp các kết quả phân tích môi trường PEST, phân tích các yếu tố thuận
lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp dược (Bảng
1.2):

9


Bảng 1.2 : Các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Yếu tố


Đặc điểm

Ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Tăng trưởng mạnh, sức -Cơ hội tăng doanh thu.
Kinh tế

mua tăng cao.

-Khó khăn do tăng giá nguyên liệu
đầu vào, đặc biệt biến động về giá.

Chính trị

Chính phủ tạo điều kiện -Hiệu quả tăng do hưởng các ưu đãi

pháp luật

khuyến khích ngành dược về chi phí, thuế.
-Khó khăn là thắt chặt về chất

phát triển.

lượng, đòi hỏi đầu tư cơ sở hạ tầng
đạt chuẩn.
Tâm lý người dân thích -Duy trì và phát triển các sản phẩm
Văn hoá

dùng thuốc ngoại. Ý thức đông dược, có cơ hội tham gia vào


xã hội

của người dân ủng hộ thị trường thuốc tân dược.
hàng trong nước, ủng hộ -Khó cạnh tranh với thuốc ngoại
thuốc y học cổ truyền.

nhập.

Ngành dược đã áp dụng -Doanh nghiệp được tiếp cận công
Khoa học công nghệ tiên tiến nâng nghệ dây truyền sản xuất tiên tiến
công nghệ cao năng suất, chất lượng, nâng cao năng suất, chất lượng,
giảm chi phí nhưng tiến giảm chi phí.
tới đạt chuẩn thế giới.

-Xây dựng cơ sở vật chất đạt GMPWHO.

1.2.2. Môi trường vi mô
Môi trường vi mô là môi trường bên ngoài doanh nghiệp, có ảnh hưởng
trực tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường vi mô bao gồm các
yếu tố sau : đối thủ cạnh tranh, khách hàng, sản phẩm thay thế tiềm năng, sức
mạnh của nhà cung cấp [14]. Theo Michael Porter, đối thủ cạnh tranh được

10


chia thành đối thủ cạnh tranh mới và đối thủ cạnh tranh hiện tại, tức là tình
hình cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc vào 5 nguồn áp lực : áp lực từ các
đối thủ cạnh tranh hiện tại, sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới, nguy cơ
từ các sản phẩm thay thế, áp lực từ khách hàng và áp lực từ nhà cung cấp [18]
(Hình 1.1).


Những đối thủ
mới tiềm năng
Nguy cơ từ
những đối thủ
mới

Năng lực đàm
phán của nhà
cung cấp

Những đối thủ cạnh
tranh trong ngành

Nhà cung cấp

Năng lực đàm
phán của
người mua

Người mua
Cạnh tranh giữa các
đối thủ hiện hữu

Nguy cơ của
sản phẩm/ dịch vụ
thay thế

Sản phẩm thay thế


Hình 1.1 : Năm nguồn lực cạnh tranh quyết định khả năng sinh lợi của ngành
* Đối thủ cạnh tranh: Là những doanh nghiệp, công ty cạnh tranh với
doanh nghiệp về sản phẩm, chất lượng dịch vụ. Đó có thể là đối thủ cạnh
tranh hiện tại hoặc đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.

11


Ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ cạnh tranh trong ngành chính là sự
cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu trong ngành. Khi một sản phẩm bán chạy
trên thị trường thì lập tức các doanh nghiệp khác cũng sẽ tăng cường máy
móc thiết bị để sản xuất sản phẩm tương tự, điều này làm cho số lượng sản
phẩm tăng lên, cung trở nên lớn hơn cầu và do đó gây áp lực về giá. Một số
doanh nghiệp cũng có thể sẵn sàng hy sinh lợi nhuận ngắn hạn để bám chắc
vào 1 thị trường được coi là tối quan trọng. Hơn nữa, các rào cản rút lui cùng
với tầm quan trọng của nó sẽ ngăn cản sự rút lui khỏi thị trường của một số
doanh nghiệp, từ đó làm tăng lên mức độ cạnh tranh [19].
Ngoài ra, nguy cơ xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh mới cũng có
ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành. Nó làm tăng cường độ
thách thức giữa các doanh nghiệp với nhau và tăng sức ép về mặt giá cả.
Nguy cơ này được đánh giá tuỳ theo các rào cản nhập cuộc của ngành và các
biện pháp trả đũa từ phía các doanh nghiệp hiện tại. Các biện pháp trả đũa có
thể là các hoạt động thương mại mang tính cạnh tranh như giảm giá, quảng
cáo, khuyến mại, hoặc là các chiến dịch phản công trên thị trường. Nếu các
rào cản nhập cuộc của ngành là lớn và nếu các doanh nghiệp hiện tại sẵn sàng
trả đũa thì nguy cơ xâm nhập sẽ rất nhỏ. Trong trường hợp ngược lại thì sự
cạnh tranh ngày càng gay gắt. [19]
* Khách hàng: Khách hàng là người trực tiếp sử dụng và tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ góp phần làm tăng mức độ cạnh tranh
trong một ngành nào đó bằng cách ép phải giảm giá, hoặc đòi hỏi chất lượng

cao hơn. Đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến sức cạnh tranh của sản phẩm.
* Sản phẩm thay thế tiềm năng: Mỗi sản phẩm bao giờ cũng có một chu
kỳ sống nhất định, qua thời gian, nó sẽ bị các sản phẩm thay thế khác chiếm
chỗ. Yêu cầu doanh nghiệp đặt ra là phải kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm,
không ngừng nâng cao, cải tiến chất lượng sản phẩm và đánh bại các sản

12


phẩm cạnh tranh. Trong ngành dược, cuộc cạnh tranh giữa thuốc có hoạt chất
mới và thuốc generic khá gay gắt. Khi thuốc có hoạt chất mới hết thời hạn
bảo hộ bằng sáng chế và trở thành thuốc generic, khi đó bất kỳ đối thủ cạnh
tranh nào cũng được phép sản xuất thuốc đó dưới tên một biệt dược khác và
tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, thuốc có nguồn gốc từ
dược liệu phát triển mạnh và tham gia cạnh tranh gay gắt với các thuốc có
nguồn gốc hóa dược. Đặc biệt, sựu xuất hiện của thực phẩm chức năng trên
thị trường có ảnh hưởng không nhỏ tới thị phần của thuốc, đặc biệt là các loại
thuốc bổ. Do đó, ngành dược với sự tham gia của nhiều sản phẩm thay thế có
một cường độ cạnh tranh mạnh hơn rất nhiều.
* Sức mạnh của nhà cung cấp: Nhà cung cấp là doanh nghiệp trực tiếp
cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm cho doanh nghiệp để doanh nghiệp sản
xuất, cung cấp cho khách hàng. Sản phẩm càng đặc biệt, khan hiếm thì nhà
cung cấp càng lợi thế và áp đặt giá cả. Vấn đề của doanh nghiệp là đàm phán
được một mức giá thành lâu dài với nhà cung cấp, bên cạnh đó không ngừng
tìm kiếm nguồn cung có lợi hơn cho mình. Các nhà cung cấp lớn, bán các sản
phẩm khác biệt hoá và khó thay thế, coi khách hàng của mình là một cái trục
hấp dẫn của sự phát triển thông qua sự sát nhập xuôi theo chiều dọc, có thể tạo
sức ép với khách hàng của mình. Sức ép này có thể là sự tăng giá, sự thay đổi
bản chất hoặc chất lượng của các sản phẩm cung cấp. Với đặc thù 90% nguyên
liệu sản xuất thuốc nhập từ nước ngoài, sự biến động giá cả nguyên vật liệu và

khủng hoảng kinh tế thế giới đã tạo áp lực đáng kể đối với các doanh nghiệp
sản xuất thuốc của Việt Nam.
1.2.3. Môi trường nội bộ doanh nghiệp
Môi trường nội bộ doanh nghiệp là toàn bộ những yếu tố nội tại của
doanh nghiệp có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nó, bao gồm: tài

13


chính, nhân lực, hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị lãnh đạo doanh
nghiệp,…
Nhiều nhà kinh tế học đưa ra các tiêu chí đánh giá năng lực canh tranh
của doanh nghiệp khác nhau. Các cách đánh giá khác nhau đều xoay quanh
các tiêu chí: thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, tài sản và tài
sản vô hình, phương pháp quản lý, uy tín của doanh nghiệp, tỷ lệ đội ngũ
quản lý có trình độ cao và lực lượng công nhân lành nghề, vấn đề bảo vệ môi
trường… Những yếu tố đó tạo cho doanh nghiệp khả năng khai thác mọi hoạt
động, tiềm năng với hiệu suất cao hơn đối thủ [31], [34], [35].
Như vậy, để phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp nhằm xác định
điểm mạnh và điểm yếu, có thể căn cứ vào các chức năng cơ bản của doanh
nghiệp là sản xuất; tài chính; R&D; nhân sự; tổ chức và quản lý; marketing.
1.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế
1.3.1. Đánh giá về năng lực tranh của Việt Nam
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2012 – 2013 của Diễn đàn
kinh tế thế giới (WEF) công bố ngày 5/9 cho thấy điểm số năng lực cạnh
tranh của Việt Nam (GCI) đạt 4,1 điểm (điểm tuyệt đối là 7), giảm so với mức
4,24 điểm trong báo cáo năm 2011- 2012 và mức 4,3 trong báo cáo năm
2010- 2011. Thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn
cầu năm 2012 bị tụt 10 bậc so với năm ngoái, từ vị trí 65 trong tổng số 142
nền kinh tế được xếp hạng năm 2011 xuống vị trí 75 trong tổng số 144 nền

kinh tế được xếp hạng năm 2012. Như vậy, trong 3 năm gần đây, Việt Nam
liên tục đi xuống về năng lực cạnh tranh, không chỉ về thứ hạng mà cả về
điểm số đánh giá.

14


Hình 1.2: Thứ hạng và điểm số về năng lực cạnh tranh của Việt Nam
từ năm 2008 tới nay
Ở nhóm nhân tố đánh giá các yêu cầu cơ bản, môi trường kinh tế vĩ mô
từng là điểm cộng cho Việt Nam trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn
cầu thì nay đứng ở vị trí thứ 106. Nguyên nhân là do lạm phát, sức kinh doanh
sa sút. Ở nhóm này, xếp hạng cao nhất dành cho Việt Nam thuộc về tiêu chí
chăm sóc y tế và giáo dục cơ bản, với hạng 64. Xếp hạng chung của Việt Nam
ở cả nhóm các yêu cầu cơ bản là hạng 91.
Đối với nhóm các yếu tố nâng cao hiệu quả, Việt Nam xếp thứ 71.
Trong đó, tiêu chí quy mô thị trường xếp hạng cao nhất (32), còn về mức độ
sẵn sàng về công nghệ Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ 98.
Ở nhóm các yếu tố về năng lực sáng tạo và độ chín kinh doanh, Việt
Nam xếp hạng thứ 90. Trong đó, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 100 về độ chín
kinh doanh và vị trí thứ 81 về năng lực sáng tạo.
Theo phân loại của WEF, Việt Nam hiện được xếp vào nhóm nước
đang phát triển ở giai đoạn đầu (Factor driven economy). Ở giai đoạn này,
60% năng lực cạnh tranh được quyết định bởi 4 trong số 12 nhóm chỉ tiêu là
thể chế, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ mô và chất lượng sức khỏe - giáo dục cơ bản

15



×