Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Phân tích một số hoạt động marketing đối với nhóm sản phẩm micardis tại thị trường hà nội giai đoạn 2006 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

PHẠM HƯƠNG QUỲNH

PHÂN TÍCH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG MARKETING
ĐỐI VỚI NHÓM SẢN PHẨM MICARDIS TẠI
THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2006-2011
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

PHẠM HƯƠNG QUỲNH

PHÂN TÍCH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG MARKETING
ĐỐI VỚI NHÓM SẢN PHẨM MICARDIS TẠI
THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2006-2011
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 60.73.20
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Song Hà


HÀ NỘI 2012


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
TS. Nguyễn Thị Song Hà
Là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô Bộ môn Quản lý và
Kinh tế Dược trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các phòng ban trong VPĐD
Boehringer Ingelheim Việt Nam, cũng như các đồng nghiệp đã giúp tôi trong quá
trình công tác cũng như thu thập thông tin để hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn chia
sẻ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2012
Học viên

Phạm Hương Quỳnh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ MARKETING VÀ MARKETING DƯỢC...............................3

1.1.1. Tổng quan về Marketing .......................................................................................3
1.1.2. Tổng quan về Marketing Dược .............................................................................4
1.1.2.2. Các chính sách của Marketing ............................................................................5
1.2. TỔNG QUAN VỀ BỆNH THA, THUỐC ĐIỀU TRỊ THA ..................................10
1.2.1. Tổng quan về bệnh THA .....................................................................................10
1.2.2. Tình hình THA trên thế giới và tại Việt Nam .....................................................11
1.2.3. Tổng quan về thuốc điều trị THA........................................................................12
1.3. THỊ TRƯỜNG THUỐC ĐIỀU TRỊ THA VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐỐI
VỚI NHÓM THUỐC NÀY TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM .................................14
1.3.1. Thị trường thuốc điều trị THA ............................................................................14
1.3.2. Hoạt động marketing của các công ty dược phẩm đối với nhóm thuốc điều trị
THA trên thị trường Việt Nam ...............................................................................16
1.4. MỘT VÀI NÉT VỀ CÔNG TY BOEHRINGER INGELHEIM VÀ NHÓM SẢN
PHẨM HẠ HUYẾT ÁP MICARDIS............................................................................17
1.4.1. Một vài nét về công ty Boehringer Ingelheim .....................................................17
1.4.2. Tổng quan về sản phẩm Micardis ........................................................................20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................24
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..........................................................................24
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................24
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...........................................................................................24
2.3. Tóm tắt nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................25


2.4. Phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu .............................................................26
2.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu .....................................................................28
2.5.1 Phương pháp phân tích: Phân tích quản trị học hiện đại ......................................28
2.5.2. Phương pháp xử lý và trình bày số liệu ...............................................................29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 30
3.1. Phân tích tính đặc thù của nhóm sản phẩm Micardis tại thị trường Hà Nội. .........30

3.1.1. Đặc điểm của sản phẩm Micardis ........................................................................30
3.1.2. Phân tích tính đặc thù về khách hàng mục tiêu của sản phẩm Micardis .............35
3.1.3. Phân tích tính đặc thù về thị trường mục tiêu của sản phẩm Micardis ...............37
3.2. Phân tích việc vận dụng các chính sách marketing của công ty Boehringer đối với
nhóm sản phẩm Micardis...............................................................................................39
3.2.1. Chính sách sản phẩm ...........................................................................................39
3.2.2. Chính sách giá .....................................................................................................48
3.2.3. Chính sách phân phối ..........................................................................................53
3.2.4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh ...........................................................54
Chương 4. BÀN LUẬN................................................................................................. 67
4.1. Bàn luận về tính đặc thù của sản phẩm Micardis ...................................................67
4.1.1. Về tính đặc thù của sản phẩm Micardis ..............................................................67
4.1.2. Về các hoạt động marketing áp dụng cho nhóm sản phẩm Micardis ..................68
4.2. Bàn luận về tính hiệu quả của các hoạt động marketing áp dụng cho nhóm sản
phẩm Micardis ...............................................................................................................71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
THA
HA
ƯCMC
ARB
FDA
EMEA
TDV
BV
Gimmik
ĐTĐ


THA
Huyết áp
Ức chế men chuyển
Chẹn thụ thể AT1
Cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ
Cục quản lý dược và thực phẩm Châu Âu
Trình dược viên
Bệnh viện
Vật dụng quảng cáo
Đái tháo đường


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Mục tiêu chức năng của marketing .................................................................3
Bảng 1.2: Một số quy luật bất biến trong Marketing thường gặp ...................................4
Bảng 1.3: Mục tiêu và nguyên tắc điều trị THA ...........................................................12
Bảng 1.4: Một số nhóm thuốc điều trị THA..................................................................13
Bảng 1.5: Doanh số 20 biệt dược đứng đầu thế giới năm 2010 ....................................14
Bảng 1.6: Doanh số một số nhóm thuốc kê đơn trên thị trường Việt Nam giai đoạn
2006 - 2010 ....................................................................................................................15
Bảng 1.7: Doanh thu các nhóm thuốc chẹn thụ thể trên thị trường Việt Nam giai đoạn
2007-2011 ......................................................................................................................16
Bảng 1.8: Các chính sách marketing của các nhóm công ty trên thị trường Việt Nam
những năm gần đây........................................................................................................19
Bảng 1.9: Doanh số 10 thuốc hạ áp đứng đầu thị trường năm 2011 .............................21
Bảng 1.10: So sánh doanh số của Micardis so với các thuốc cùng nhóm .....................22
Bảng 1.11: Các sản phẩm cạnh tranh với Micardis trên thị trường...............................22
Bảng 3.1: So sánh ưu thế của Micardis với sản phẩm cùng nhóm ................................30
Bảng 3.2: So sánh telmisartan với một số thuốc trong nhóm ƯCMC ...........................32

Bảng 3.3: So sánh telmisartan với thuốc trong nhóm chẹn kênh Ca++ ..........................32
Bảng 3.4: So sánh ưu thế bảo vệ thận của Micardis với các thuốc hạ áp......................34
Bảng 3.5: Tác dụng bảo vệ tim mạch của các thuốc hạ áp............................................34
Bảng 3.6: Số lượng tiêu thụ của nhóm sản phẩm Micardis trên thị trường Hà Nội giai
đoạn 2006 - 2011 (Đơn vị: hộp) ....................................................................................37
Bảng 3.7: Số lượng tiêu thụ của nhóm sản phẩm Micardis tại các bệnh viện trên địa
bàn Hà Nội 2011(Đơn vị: hộp) ......................................................................................38
Bảng 3.8: Thời gian bắt đầu lưu hành tại Việt Nam của một số thuốc trong nhóm chẹn
thụ thể ............................................................................................................................40
Bảng 3.9: So sánh ưu thế của Micardis so với sản phẩm Losartan ...............................42
Bảng 3.10: Dạng kết hợp mới của Micardis tại Việt Nam ............................................42
Bảng 3.11: Một số thuốc điều trị THA dạng phối hợp tại Việt Nam ............................43


Bảng 3.12: Chỉ định chính của một số sản phẩm cạnh tranh trực tiếp ..........................45
Bảng 3.13: Danh mục các dạng qui cách đóng gói của nhóm sản phẩm Micardis .......47
Bảng 3.14: Danh mục các dạng qui cách đóng gói của một thuốc điều trị THA trong
nhóm chẹn thụ thể..........................................................................................................47
Bảng 3.15: Số lượng tiêu thụ của nhóm sản phẩm Micardis theo dạng đóng gói trên thị
trường Hà Nội năm 2008 - 2011 (Đơn vị: Hộp)............................................................48
Bảng 3.16: Giá hớt váng của Micardis so với các thuốc năm 2011 ..............................49
Bảng 3.17: Giá của các sản phẩm hạ áp dạng phối hợp năm 2012 ...............................50
Bảng 3.18: Giá trúng thầu nhóm sản phẩm Micardis tại một số bệnh viện trên địa bàn
Hà Nội năm 2011 ...........................................................................................................52
Bảng 3.19: Giá trúng thầu một số thuốc điều trị THA trong nhóm ức chế thụ thể AT1
tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội ......................................................................52
Bảng 3.20: Hoạt động truyền thông, thông tin thuốc của các đối thủ cạnh tranh .........61
Bảng 3.21: Phân loại khách hàng theo mức độ tiềm năng và ủng hộ ...........................62
Bảng 3.22: Bảng giá các sản phẩm trong nhóm sản phẩm Micardis áp dụng chương
trình khuyến mãi ............................................................................................................64

Bảng 3.23: Số lượng TDV làm việc tại bệnh viện Bạch Mai 2011...............................64
Bảng 3.24: Những ưu nhược điểm trong tính đặc thù của nhóm sản phẩm Micardis...67
Bảng 3.25: Các chiến lược sản phẩm dựa theo tính đặc thù của Micardis....................69
Bảng 3.26: Chiến lược giá dựa trên tính đặc thù của Micardis .....................................69
Bảng 3.27: Doanh thu nhóm sản phẩm Micardis giai đoạn 2006-2011 ........................72
Bảng 3.28: Doanh thu nhóm Micardis trên từng vùng tại Việt Nam ............................72


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Minh họa cấu tạo của một sản phẩm thuốc .....................................................5
Hình 1.2: Mục tiêu, chiến lược của chính sách giá và phương pháp định giá ................7
Hình 1.3: Sơ đồ phương thức phân phối trực tiếp ...........................................................8
Hình 1.4: Sơ đồ phương thức phân phối gián tiếp qua trung gian ..................................8
Hình 1.5: Mục đích, các chiến lược và các công cụ trong chính sách xúc tiến và hỗ trợ
kinh doanh .......................................................................................................................9
Hình 1.6: Sơ đồ minh họa chiến lược kéo .....................................................................10
Hình 1.7: Sơ đồ minh họa chiến lược đẩy .....................................................................10
Hình 1.8: Xếp hạng 20 công ty dược phẩm đứng đầu thị trường Việt Nam năm 2011 17
Hình 1.9: Trụ sở và logo của công ty Boehringer .........................................................18
Hình 1.10: Mẫu mã nhóm sản phẩm Micardis ..............................................................20
Hình 3.1: Doanh thu nhóm thuốc chẹn thụ thể năm 2011 .............................................31
Hình 3.2: Minh họa cơ chế ức chế hệ thống renin - angiotensin ...................................32
Hình 3.3: Mô hình thị phần của các nhóm thuốc hạ áp năm 2011 ................................33
Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng các nhóm thuốc hạ áp giai đoạn 2007-2011 ..................33
Hình 3.5: Minh họa thị phần của nhóm sản phẩm Micardis trên thị trường Hà Nội giai
đoạn 2006 - 2011 ...........................................................................................................38
Hình 3.6: Minh họa thị phần của Micardis và Micardis plus trong các bệnh viện trên
thị trường Hà Nội năm 2011 ..........................................................................................39
Hình 3.7: Mô hình thị phần trong nhóm thuốc chẹn thụ thể năm 2011 ........................41
Hình 3.8: Xếp hạng các sản phẩm hạ áp dạng phối hợp trên thị trường Việt Nam năm

2011 ...............................................................................................................................43
Hình 3.9: Mức độ tăng trưởng của nhóm chẹn thụ thể giai đoạn ..................................46
Hình 3.10: Biểu đồ giá một số thuốc hạ áp dạng đơn trị năm 2011 ..............................50
Hình 3.11: Biểu đồ giá một số thuốc hạ áp dạng phối hợp năm 2012 ..........................51
Hình 3.12: Mô hình mạng lưới phân phối của nhóm sản phẩm Micardis tại miền Bắc54
Hình 3.13: Hình ảnh tờ rơi của sản phẩm Micardis ......................................................57
Hình 3.14: Hình ảnh tờ rơi Micardis plus năm 2010.....................................................58


Hình 3.15: Hình ảnh tờ rơi Twynsta năm 2012 .............................................................58
Hình 3.16: Hình ảnh một số vật dụng gimmick của Micardis ......................................59
Hình 3.17: Hình ảnh các buổi hội thảo của Micardis ....................................................60
Hình 3.18: Mô hình Marketing mix được áp dụng đối với sản phẩm Micardis ............68
Hình 3.19: Mô hình phân tích mối quan hệ PDP ..........................................................70
Hình 3.20: Mô hình biểu diễn thị phần của các nhóm thuốc hạ áp giai đoạn 2007-2011
.......................................................................................................................................71
Hình 3.21: Mô hình so sánh thị phần giữa Micardis và các đối thủ cạnh tranh giữa các
vùng năm 2011 ..............................................................................................................73
Hình 3.22: Mô hình so sánh thị phần giữa Micardis plus và các đối thủ cạnh tranh giữa
các vùng năm 2011 ........................................................................................................73
Hình 3.23: Minh họa doanh thu của các thuốc dạng đơn trị và phối hợp trong nhóm
ARB trong những năm gần đây .....................................................................................74
Hình 3.24: Minh họa phân tích 3C cho sản phẩm Micardis plus ..................................75
Hình 3.25: Minh họa tốc độ tăng trưởng của các thuốc dạng phối hợp trong nhóm
ARB giai đoạn quý 2 năm 2010 - quý 1 năm 2012 .......................................................76
Hình 3.26: Mô hình doanh thu các dạng hàm lượng của nhóm sản phẩm Micardis giai
đoạn 2006 - 2011 ...........................................................................................................76
Hình 3.27: Minh họa doanh số sản phẩm Micardis 80mg của các bệnh viện trên địa
bàn Hà Nội năm 2011 ....................................................................................................77



ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới là sự gia tăng các bệnh lý về tim
mạch. Bệnh lý tim mạch đang là nguyên nhân dẫn tới tử vong hàng đầu trên thế giới.
Ước tính mỗi năm 17,5 triệu người tử vong do bệnh lý tim mạch.
Tăng huyết áp là một bệnh lý phổ biến nhất trong chuỗi bệnh lý tim mạch. Năm
2000, trên thế giới bệnh nhân tăng huyết áp chiếm tới 26,4% tổng số người lớn, có 972
triệu bệnh nhân tăng huyết áp bao gồm cả nam và nữ trong đó có 333 triệu người ở các
nước phát triển và 639 triệu người ở các nước đang phát triển.
Năm 2008, Việt Nam có tới 27,2% dân số bị tăng huyết áp. Ước tính năm 2025
trên thế giới sẽ có 1,56 tỷ người bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp sẽ dẫn tới những biến
chứng nguy hiểm như: suy thận, đột quỵ, tử vong… nếu bệnh nhân không được kiểm
soát huyết áp tốt. Vì vậy, việc đưa huyết áp về huyết áp mục tiêu là tiêu chí quan trọng
nhất trong quá trình điều trị tăng huyết áp.
Số lượng bệnh nhân tăng huyết áp lớn và bệnh nhân phải sử dụng thuốc hạ áp
suốt đời nên thuốc điều trị tăng huyết áp có tiềm năng rất lớn. Thị trường các thuốc
điều trị tăng huyết áp là thị trường sôi động với nhiều hãng dược phẩm nước ngoài và
trong nước như: Boehringer, Sanofi aventis, Astra Zeneca, Pfizer, United Pharma,
MSD, Servier, Dược Hậu Giang…
Các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới luôn nghiên cứu và phát triển các
thuốc điều trị tăng huyết áp thế hệ mới. Hiện nay, nhóm thuốc chẹn thụ thể là một
nhóm thuốc mới và ưu việt trên thế giới. Tại Việt Nam, nhóm sản phẩm Micardis của
Boehringer được đánh giá cao trong nhóm chẹn thụ thể. Tuy nhiên, nhóm sản phẩm
này phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng nhóm chẹn thụ thể của nhiều công ty hàng
đầu khác, nhưng nhóm sản phẩm Micardis vẫn chiếm thị phần rất lớn trong nhóm chẹn
thụ thể AT1. Hiện tại, nhóm sản phẩm Micardis là một trong những sản phẩm đem lại
lợi nhuận cao nhất cho Boehringer. Để đem lại thành công cho nhóm sản phẩm
Micardis ngoài những đặc tính nổi bật của sản phẩm phải kể đến những chính sách
marketing linh hoạt của công ty Boehringer.


1


Với mong muốn tìm hiểu các chính sách marketing cho nhóm sản phẩm
Micardis của công ty Boehringer, chúng tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân
tích một số hoạt động Marketing đối với nhóm sản phẩm Micardis tại thị trường
Hà Nội, giai đoạn 2006- 2011”.
Đề tài được thực hiện với 2 mục tiêu:
1. Phân tích tính đặc thù của nhóm sản phẩm Micardis tại thị trường Hà Nội.
2. Phân tích một số hoạt động marketing cho nhóm sản phẩm Micardis tại thị
trường Hà Nội, giai đoạn 2006-2011.
Từ đó, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả marketing đối với nhóm sản phẩm
Micardis đồng thời đưa ra đề xuất và kiến nghị nhằm góp phần vào công tác quản lý
hoạt động marketing cho nhóm sản phẩm Micardis trong thời gian tới.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ MARKETING VÀ MARKETING DƯỢC
1.1.1. Tổng quan về Marketing
1.1.1.1. Khái niệm về Marketing


Theo hiệp hội Marketing Mỹ: “Marketing là quá trình kế hoạch hóa và

thực hiện các kế hoạch, định giá, khuyến mãi và phân phối, hàng hóa và dịch vụ để tạo
ra sự trao đổi, từ đó thỏa mãn nhu cầu của cá nhân và tổ chức” [1].



Viện Marketing Anh Quốc định nghĩa: “Marketing là quá trình tổ chức

và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Từ việc phát hiện và biến sức
mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về mặt hàng cụ thể, đến việc sản xuất
và đưa các hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đảm bảo cho công ty thu
được lợi nhuận dự kiến” [1], [14].


Theo giáo sư Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt động của con

người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi” [1],
[18].
Tóm lại, Marketing là tổng thể các hoạt động hướng tới việc thỏa mãn, gợi mở
những nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để đạt được mục tiêu doanh số, lợi
nhuận, mở rộng thị trường, thị phần và an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp [1].
1.1.1.2. Mục tiêu và chức năng và vai trò của Marketing
 Mục tiêu, chức năng của marketing: (bảng 1.1)
Bảng 1.1: Mục tiêu chức năng của marketing
Mục tiêu của marketing

Chức năng của marketing

Lợi nhuận

Phân phối

Lợi thế cạnh tranh

Tiêu thụ hàng hóa


An toàn trong kinh doanh

Làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu thị trường
Yểm trợ

 Vai trò của marketing:
-

Ở cấp độ vĩ mô: Nó kết nối giữa sản xuất và người tiêu dùng [1].

3


-

Ở cấp độ vi mô: Nó có vai trò đặc biệt trong việc tiếp cận trực tiếp với thị
trường và nhu cầu khách hàng [1].

1.1.1.3. Marketing mix
Marketing Mix: là các chiến lược, giải pháp, chiến thuật tổng hợp từ sự nghiên
cứu, tìm tòi áp dụng và kết hợp nhuần nhuyễn cả bốn chính sách của marketing trong
hoàn cảnh thực tiễn, thời gian, không gian, mặt hàng, mục tiêu cụ thể để phát huy sức
mạnh tổng hợp của bốn chính sách [1].
-

Chính sách sản phẩm (Product).

-

Chính sách giá (Price).


-

Chính sách phân phối (Place).

-

Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh (Promotion)

1.1.1.4. Một số quy luật bất biến trong Marketing
Một số quy luật bất biến trong Marketing được trình bày ở bảng 1.2 [15].
Bảng 1.2: Một số quy luật bất biến trong Marketing thường gặp
STT

Quy luật

Nội dung

1

Quy luật tiên phong

Vị trí dẫn đầu hay hơn là vị trí tốt hơn

2

Quy luật về chủng loại
sản phẩm

Nếu bạn không ở vị trí đầu tiên của một chủng loại,

hãy tạo ra sản phẩm mới mà bạn ở vị trí đầu tiên

3

Quy luật về trí nhớ

Hãy ở vị trí đầu tiên trong trí nhớ hơn là ở vị trí đầu
tiên của thị trường

4

Quy luật về nhận thức

Tiếp thị không phải là cuộc chiến của sản phẩm. Đó
là cuộc chiến của các nhận thức

5

Quy luật về trọng tâm

Khái niệm mạnh mẽ nhất trong tiếp thị là làm chủ
được một từ có trong tâm trí khách hàng

6

Quy luật bậc thang

Chiến lược áp dụng tùy thuộc vào bậc thang bạn
đứng


1.1.2. Tổng quan về Marketing Dược
1.1.2.1. Khái niệm Marketing Dược
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt có đặc thù riêng, việc sử dụng thuốc như
thế nào, số lượng bao nhiêu, cách thức sử dụng ra sao thì không phải do người bệnh tự
quyết định mà lại được quyết định chủ yếu bởi thầy thuốc và các yếu tố quản lý khác

4


như hệ thống quản lý dược, hệ thống kinh tế, văn hóa, sự phát triển của ngành công
nghiệp dược…Tuy nhiên, marketing dược không nằm ngoài ngành khoa học
marketing. Bệnh nhân luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu trong Marketing dược.
Vì vậy, “Marketing dược thực chất là tổng hợp các chính sách chiến lược Marketing
của thuốc và nhằm thỏa mãn nhu cầu của bệnh nhân, nhằm phục vụ chăm sóc sức
khỏe cộng đồng. Ngoài các mục tiêu, chức năng của marketing thông thường, do đặc
thù riêng của ngành yêu cầu marketing Dược có nhiệm vụ: thuốc bán ra đúng loại,
đúng giá, đúng số lượng, đúng lúc, đúng nơi” [1], [16].
1.1.2.2. Các chính sách của Marketing
a. Chính sách sản phẩm
Theo Philip Kotler, “Sản phẩm là những cái gì có thể cung cấp cho thị trường
để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn
của thị trường”. Cấu tạo của sản phẩm gồm 3 phần:
-

Phần cốt lõi của sản phẩm: Là những lợi ích của sản phẩm.

-

Phần sản phẩm cụ thể: Thường gồm 5 đặc tính cơ bản: Chất lượng, các thuộc
tính, kiểu dáng, tên nhãn hiệu và bao bì của sản phẩm.


-

Phần bổ sung của sản phẩm: Là những dịch vụ và lợi ích phụ cho sản phẩm.
Đối với dược phẩm, phần cốt lõi của sản phẩm thuốc đó chính là hoạt chất của

thuốc và phần cốt lõi của sản phẩm thuốc phải được chú trọng hơn cả. Thuốc là một
loại hàng hóa đặc biệt, Vì vậy, những đặc tính của thuốc sẽ tác động đến chính sách
sản phẩm [7], [14].
Phân phối, khuyến mại, cung
cấp thông tin

Dạng bào chế, bao bì, nhãn
hiệu
Công dụng, hiệu quả điều trị
Hình 1.1: Minh họa cấu tạo của một sản phẩm thuốc

5


Một số chiến lược trong chính sách sản phẩm [1], [14]:
 Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả các mặt hàng mà doanh nghiệp đưa ra thị
trường. Với công ty kinh doanh dược phẩm, danh mục sản phẩm của công ty được xây
dựng dựa trên mục tiêu chiến lược của công ty, mô hình bệnh tật, thu nhập bình quân
đầu người, tình hình kinh doanh dược phẩm trong nước.
Một danh mục sản phẩm có 3 chiều:
-

Chiều rộng: Các nhóm hàng


-

Chiều dài: Kéo dài số lượng sản phẩm trong mỗi nhóm

-

Chiều sâu: Số lượng mẫu mã các mặt hàng

 Chiến lược phát triển sản phẩm mới
Sản phẩm luôn cần thiết cho sự phát triển và đem lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Chiến lược phát triển sản phẩm mới phải căn cứ vào mục tiêu cụ thể trong thị
trường mà doanh nghiệp muốn hướng tới, những rủi ro có thể gặp, phân tích điểm
mạnh, điểm yếu và cơ hội, sản phẩm cạnh tranh.
Chiến lược sản phẩm mới có thể tập trung vào:
-

Sản phẩm mới hoàn toàn

-

Sản phẩm cải tiến

-

Sản phẩm bắt chước

b. Chính sách giá
Chính sách giá đối với mỗi sản phẩm là việc quy định mức giá trong các tình
huống cụ thể theo loại khách hàng, theo lượng mua, theo từng thời điểm trong năm...

định giá là khâu rất quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch marketing [1], [18].
Một số chiến lược của chính sách giá:
Chiến lược một giá: Cùng điều kiện, cùng khối lượng hàng, giá là như nhau với
mọi khách hàng.
Chiến lược giá linh hoạt: Cùng điều kiện, cùng khối lượng hàng, giá là khác
nhau với các khách hàng khác nhau.
Chiến lược giá “ hớt váng”: Đưa ra mức giá cao tối đa cho sản phẩm mới ngay
từ khi tung sản phẩm ra thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao.

6


Chiến lược giá ngự trị: Giá cả giảm xuống cùng chi phí.
Chiến lược giá “ xâm nhập”: Định giá thấp,trong thời gian dài để có thể bán
được hàng hóa với khối lượng lớn.
Chiến lược định giá khuyến mãi: Điều chỉnh giá tạm thời nhằm hỗ trợ cho các
hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.
Tối đa hoá lợi nhuận
Giúp sản phẩm thâm
nhập và mở rộng thị
trường

MỤC TIÊU
CL một giá

Giữ vững thị phần
CHÍNH SÁCH GIÁ

CL giá linh hoạt
CL giá hớt váng


CÁC CHIẾN LƯỢC

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ

CL giá ngự trị
CL giá xâm nhập
Theo chi phí

Theo thị trường

CL giá khuyến mại
Theo khả năng thoả mãn nhu cầu

CL định giá ảo

Hình 1.2: Mục tiêu, chiến lược của chính sách giá và phương pháp định giá
c. Chính sách phân phối
Phân phối là hoạt động liên quan đến điều hành tổ chức, vận chuyển, phân phối
hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.
 Mục tiêu:
-

Đưa hàng hoá và dịch vụ từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng, đảm bảo sự
ăn khớp giữa cung và cầu trên thị trường.

-

Thông qua kênh phân phối cung cấp thông tin nhằm thoả mãn người tiêu
dùng.


-

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, từ đó tìm biện pháp giữa khách hàng
và thị trường [1], [14].

7


 Vai trò:
Chính sách phân phối là một chính sách rất quan trọng trong marketing. Một
chính sách phân phối hợp lý sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh an toàn hơn, tăng
cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu
thông hàng hoá nhanh, hiệu quả và phát triển thị trường tiêu thụ [1].
 Phương thức phân phối
 Phương thức phân phối trực tiếp: Hàng hoá được phân phối trực tiếp từ
người sản xuất đến người tiêu dùng không qua trung gian.

Nhà sản xuất

Người tiêu dùng

Hình 1.3: Sơ đồ phương thức phân phối trực tiếp
 Phương thức phân phối gián tiếp: Hàng hoá được phân phối thông qua
hệ thống các trung gian.

Nhà sản xuất

Hệ thống các trung gian


Người tiêu dùng

Hình 1.4: Sơ đồ phương thức phân phối gián tiếp qua trung gian
 Kênh phân phối
Dựa vào sự phân chia theo phương thức phân phối:
 Kênh cấp 0 là kênh phân phối trực tiếp
 Kênh cấp 1, 2, 3…là kênh phân phối gián tiếp có độ dài ngắn
khác nhau
 Một số chiến lược trong chính sách phân phối.
-

Chiến lược phân phối mạnh:

Các nhà kinh doanh phân phối rộng khắp và tối đa hóa sản phẩm của mình trên
thị trường.
Đặc điểm: sử dụng hệ thống trung gian lớn để phân phối sản phẩm.
Áp dụng trong nghành dược: thuốc OTC (Over The Counter) và một số loại
thuốc thông thường khác [1], [14].
-

Chiến lược phân phối chọn lọc:

Lựa chọn một số trung gian có khả năng tốt nhất phục vụ cho hoạt động phân
phối của nhà sản xuất trên một khu vực thị trường.

8


Đặc điểm: giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian, loại bỏ được các trung
gian kém hiệu quả. Có thể kiểm soát được thị trường và đạt mục tiêu mở rộng thị

trường.
Áp dụng: mặt hàng chuyên sâu, mặt hàng có tính cạnh tranh cao [18].
-

Chiến lược phân phối độc quyền:

Chỉ chọn một trung gian duy nhất ở mỗi khu vực thị trường, độc quyền phân
phối sản phẩm của doanh nghiệp.
Đặc điểm: thông qua phân phối độc quyền người sản xuất kiểm soát được mức
giá trên thị trường, các loại hình bán hàng, các tiêu chuẩn về dịch vụ khi sản phẩm lưu
thông trên thị trường.
Áp dụng: các sản phẩm để đề cao hình ảnh và cho phép tính giá cao [18].
d. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
Đẩy mạnh bán hàng
Tạo lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp
Truyền đạt thông tin về
doanh nghiệp và sản
phẩm tới người tiêu
dùng
Là vũ khí cạnh tranh
trên thương trường

MỤC ĐÍCH

CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN & HỖ TRỢ KINH DOANH

CÁC CHIẾN LƯỢC

Chiến lược kéo


Chiến lược đẩy

CÁC CÔNG CỤ

Quảng cáo
Kích thích tiêu thụ

Tuyên truyền
Bán hàng cá nhân

Hình 1.5: Mục đích, các chiến lược và các công cụ trong chính sách xúc tiến và hỗ
trợ kinh doanh

9


Một số chiến lược trong chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh:
-

Chiến lược kéo: là chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh nhằm kích
thích nhu cầu của người tiêu dùng [1].

Áp dụng: các sản phẩm chuyên dụng với đối tượng tác động chính là người tiêu
dùng.

Người sản xuất

Nhu cầu


Nhu cầu

Người trung
gian

Người tiêu
dùng

Hoạt động Marketing
-

Hình 1.6: Sơ đồ minh họa chiến lược kéo
Chiến lược đẩy: là chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh nhằm đẩy
hàng hóa ra thị trường một cách hiệu quả nhất với khối lượng lớn nhất
[1].

Áp dụng: các sản phẩm thông dụng, có tần suất sử dụng lớn.

Người sản
xuất

Trung gian
Nhu cầu

Marketing

Người tiêu
dùng

Hình 1.7: Sơ đồ minh họa chiến lược đẩy

1.2. TỔNG QUAN VỀ BỆNH THA, THUỐC ĐIỀU TRỊ THA
1.2.1. Tổng quan về bệnh THA
1.2.1.1. Định nghĩa
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) và Hội THA quốc tế (WHO-ISH) năm 1999
thì: THA được xác định khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và /hoặc huyết áp tâm
trương ≥ 90 mmHg, hoặc đang sử dụng thuốc chống THA [1].
Triệu chứng có thể gặp: đau đầu (vùng gáy, nhất là buổi sáng), chóng mặt, ù tai,
chảy máu cam, tiểu đêm, rối loạn giấc ngủ, mệt nhọc [2].
1.2.1.2. Nguyên nhân
90-95% trường hợp là THA không có nguyên nhân. Các nguyên nhân có thể là:
hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ, viêm thận các loại, teo thận bẩm sinh,
sinh hoạt bị nhiều stress…[10].

10


1.2.1.3. Đặc điểm bệnh THA
THA là bệnh mạn tính, có thể ảnh hưởng tới tính mạng con người nếu không
được điều trị. Bệnh nhân THA phải dùng thuốc cả đời. Cùng với sự phát triển của xã
hội, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ngày càng cao. Thông thường, do biến chứng của bệnh
THA nên bệnh nhân thường mắc kèm một số bệnh lý về thận, đái tháo đường và tim
mạch…[13].
1.2.1.4. Cơ chế tổn hại cơ quan đích và các biến chứng của THA
THA không trực tiếp tổn thương các cơ quan mà gây tổn hại lên các động mạch
và tiểu động mạch nuôi dưỡng các cơ quan, qua thời gian có thể gây nguy hiểm cho
các cơ quan và mô. Tim, thận, não là các cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất do THA
[4], [13].
-

Ảnh hưởng của THA trên mạch máu


-

Ảnh hưởng của THA trên tim

-

Rối loạn tuần hoàn mạch vành

-

Rối loạn chức năng bơm của tim

-

Ảnh hưởng của THA trên não

-

Ảnh hưởng của THA trên thận

1.2.2. Tình hình THA trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.2.1. Vài nét về tình hình THA trên thế giới
THA là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. THA không chỉ có ảnh
hưởng lớn đến gánh nặng bệnh lý tim mạch mà cũng có ảnh hưởng nhiều đến gánh
nặng bệnh tật toàn cầu. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), HA là một
trong sáu yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
Tần suất THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng và đang ở mức rất cao, đặc
biệt ở các nước phát triển. Tại các nước đang phát triển, hình thái bệnh tật chuyển đổi
từ các bệnh nhiễm trùng sang các bệnh không lây truyền. Tần suất THA là 28,7% ở

Hoa Kỳ (2000); 22% ở Canada (1992); 45,9% ở CuBa; 38,8% ở Anh (1998); 38,4% ở
Thuỵ Điển (1999); 26,3% ở Ai Cập (1991); 15,4% ở Cameroon (1995); 27,2% ở
Trung Quốc (2001); 20,5% ở Thái Lan (2001); 26,6% ở Singapore (1998)...[10], [12].

11


1.2.2.2. Vài nét về tình hình THA tại Việt Nam
Tỷ lệ THA tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Theo thống kê của GS. Đặng
Văn Chung năm 1960, tần suất THA ở người lớn phía Bắc Việt Nam chỉ là 1% và hơn
30 năm sau (1992), theo điều tra trên toàn quốc của Trần Đỗ Trinh và cộng sự thì tỷ lệ
này đã là 11,7%, tăng lên hơn 11 lần và mỗi năm tăng trung bình 0,33%. Năm 2002,
theo điều tra dịch tễ học THA và các yếu tố nguy cơ tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam ở
người dân từ 25 tuổi trở lên thì tần suất THA đã tăng đến 16,3%, trung bình mỗi năm
tăng 0,46%. Như vậy, tốc độ gia tăng về tỷ lệ THA trong cộng đồng ngày càng tăng
cao. Tỷ lệ THA ở vùng thành thị là 22,7%, cao hơn vùng nông thôn (12,3%). Hiện
nay, khoảng 17% dân số Việt Nam bị THA, ước tính đến năm 2025 sẽ có khoảng 10
triệu người Việt Nam bị THA [10], [12].
1.2.3. Tổng quan về thuốc điều trị THA
1.2.3.1. Mục tiêu của việc điều trị THA
Mục tiêu của việc điều trị THA bằng thuốc là đưa huyết áp về huyết áp mục
tiêu và bảo vệ được cơ quan đích cho bệnh nhân [9].
Bảng 1.3: Mục tiêu và nguyên tắc điều trị THA
Mục tiêu
điều trị

Mức huyết áp mục tiêu là HA < 140/90 mmHg, đối với bệnh nhân đái
tháo đường và bệnh thận mãn tính thì huyết áp mục tiêu là HA < 130/80
mmHg.
Giảm tối đa các biến chứng và tử vong do THA gây ra.

Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và bệnh mắc kèm (nếu có).

Nguyên
tắc điều
trị

Điều trị sớm và lâu dài.
Kết hợp điều trị thuốc với chế độ sinh hoạt hợp lý.
Từ từ đưa huyết áp về mức mục tiêu.
Chọn thuốc ít tác dụng phụ, phù hợp đối tượng bệnh nhân.

 Các biện pháp điều trị [2], [3]:
-

Điều trị không dùng thuốc
Điều chỉnh lối sống nên được tiến hành cho tất cả bệnh nhân, kể cả bệnh nhân

cần điều trị bằng thuốc. Điều chỉnh lối sống bao gồm: ngừng hút thuốc lá, giảm cân
nặng (nếu thừa cân), tiết chế rượu, hạn chế ăn mặn và tăng cường hoạt động thể lực.
-

Biện pháp dùng thuốc.

12


1.2.3.2. Thuốc điều trị THA
Có nhiều thuốc điều trị THA đang được sử dụng ở nước ta, chia thành nhiều
nhóm với một số đặc tính được trình bày ở bảng 1.4 [2], [4].
Bảng 1.4: Một số nhóm thuốc điều trị THA

STT

Nhóm
thuốc

Hoạt chất

Cơ chế

Đặc điểm

1

Thuốc lợi
tiểu

Làm giảm sự ứ nước
Hydrochlortrong cơ thể, làm giảm
othiazid,
sức cản của mạch ngoại
Spironolacton,
vi đưa đến làm hạ huyết
Indapamid
áp

2

Thuốc ức
chế thần
kinh giao

cảm trung
ương

Methyldop,
Prazosin,
Reserpin,...

Hoạt hóa một số tế bào
thần kinh gây hạ huyết
áp.

Trầm cảm, giữ muối
nước có thể gây phù.

3

Thuốc chẹn
beta giao
cảm

Propanolol,
Acebutolol,...

Thuốc ức chế thụ thể beta
giao cảm ở tim, mạch
ngoại vi, do đó làm chậm
nhịp tim và hạ huyết áp.

Hiệu quả khi THA do
rối loạn thần kinh giao

cảm (tim nhanh, thiếu
máu cục bộ).

Thuốc chẹn
kênh Ca++

Nifedipin,
Amlopidin,
Verapamil,...

Chặn dòng ion calci
không cho đi vào tế bào
cơ trơn của các mạch
máu gây giãn mạch, từ đó
gây hạ huyết áp.

Rối loạn tiêu hóa,
thường phối hợp với
chẹn b giao cảm để
điều trị cơn đau thắt
ngực.

5

Thuốc ức
chế men
chuyển
Angiotensin

Captopril,

Enalapril,
Perindopril,..

ACE xúc tác cho quá
trình tạo angiotensinII là
chất có tác dụng co
mạch, tăng giữ Na+,
giáng hóa bradykinin làm
THA, thuốc ức chế ACE
làm angiotensin II không
được hình thành làm hạ
huyết áp.

Gây ho khan, chỉ mất
đi khi dùng thuốc.

6

Thuốc đối
kháng thụ
thể
Angiotensin

Losartan,
Valsartan,
Irbesartan,
Telmisartan,

Ức chế receptor AT1 của
angiotensin II làm mất

tác dụng của
angiotensinII, làm hạ
huyết áp.

Nhóm thuốc có ít tác
dụng phụ nhất, không
gây ho.

4

13

Dễ gây mất thể tích
tuần hoàn nên thường
dùng kết hợp làm tăng
tác dụng cho các thuốc
khác.


1.3. THỊ TRƯỜNG THUỐC ĐIỀU TRỊ THA VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING
ĐỐI VỚI NHÓM THUỐC NÀY TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1.3.1. Thị trường thuốc điều trị THA
 Trên thế giới
Bảng 1.5: Doanh số 20 biệt dược đứng đầu thế giới năm 2010
STT

Biệt dược

Hoạt chất


Công ty

Chỉ định

Doanh số
(triệu USD)

1

Lipitor

Atorvastatin

Tăng lipid máu

12,657

2

Plavix

Clopidogrel

Pfizer
Sanofi
Aventis

Huyết khối tĩnh mạch

8,817


GSK

Hen phế quản

8,469

Loét dạ dày, tá tràng
Rối loạn thần kinh
Tăng lipid máu

8, 362
6,816
6,797

Bệnh tự miễn

6,167

Bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn
Loạn thần
Ung thư
Viêm phế quản mạn tính
Trầm cảm
Ung thư
Đái tháo đường
Alzheimer

6,039

5,96
5,737
5,532
5,466
5,43
5,034
4,686
4, 432

Đái tháo đường

4,317

3

Seretide

4
5
6

Nexium
Seroquel
Crestor

Salmeterol,
fluticasone
propionate
Esomeprazol
Quetiapine

Rosuvastatin

7

Enbrel

Etanercept

8
9
10
11
12
13
14
15
16

Remicade
Humira
Zyprexa
Avastin
Singulair
Abilify
Mabthera
Lantus
Aricept

Infliximab
Adalimumab

Olanzapine
Bevacizumab
Montelukast
Aripiprazol
Rituximab
Insulin glargine
Donepezil

Astra
Astra
Astra
Amgen,
Pfizer
Janssen
Abbott
Lilly
Roche
Merck
Otsuka
Roche
Sanofi
Pfizer

17

Actos

Pioglitazone

Takeda


18
19
20

Lovenox
Herceptin
Diovan

Enoxaparil
Trastuzumab
Valsartan

Sanofi
Huyết khối tĩnh mạch
4,282
Roche
Ung thư vú
4,165
Novartis
THA
4,157
(Nguồn: IMS Health Midas, 12/ 2010)

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ THA chiếm 8 - 18% dân số thế giới. THA là
nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu người, chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu
[12].

14



Năm 2010, trong số 20 biệt dược có doanh số lớn nhất thế giới có 5 thuốc điều
trị các bệnh tim mạch, điều này cho thấy nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch chiếm tỉ
trọng khá lớn trong thị trường thuốc trên toàn thế giới [7].
Theo thống kê của IMS Health Midas, tháng 12 năm 2010, nhóm thuốc ức chế
thụ thể AT1 có tổng doanh số năm 2010 là 26,63 tỷ USD, đứng thứ 6 trong 20 nhóm
thuốc có doanh số lớn nhất năm 2010 và luôn nằm trong số 10 biệt dược có doanh số
lớn nhất giai đoạn 2006 - 2010, điều này cho thấy nhóm thuốc ức chế thụ thể AT1
được sử dụng ngày càng rộng rãi, do tác dụng điều trị THA hiệu quả và ít tác dụng
phụ. Đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn cho những thuốc trong nhóm [8].
 Tại Việt Nam
Để có cái nhìn khái quát về thị trường thuốc hạ áp tại Việt Nam, chúng tôi xem
xét doanh thu của một số nhóm thuốc kê đơn tại thị trường Việt Nam giai đoạn 20062011, kết quả được trình bày trong bảng 1.6.
Bảng 1.6: Doanh số một số nhóm thuốc kê đơn trên thị trường Việt Nam giai
đoạn 2006 - 2010
Đơn vị: triệu USD
Nhóm thuốc

2006

2007

Tim mạch
Chuyển hóa dinh dưỡng
Ngoài da
Kháng khuẩn
Chống ung thư
Nội tiết tố
Cơ xương khớp
Thần kinh

Hô hấp

133,9
79
16,7
73,8
65,6
44,8
33,7
95,5
53,9

156,9
92,6
19,5
86,5
76,8
52,5
39,4
112
63,2

2008

2009

2010

198,3
218,8

240,9
117
129,1
142,1
24,7
27,2
30
109,3
120,6
132,8
97,1
107,1
117,9
66,3
73,2
80,6
49,8
55
60,5
141,5
156,1
171,9
79,8
88,1
97
Nguồn: IMS Health Midas

Từ bảng 1.6 cho thấy nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch đang chiếm tỷ trọng
cao (23%) so với các nhóm thuốc kê đơn khác trên thị trường. Thị trường thuốc tim
mạch ngày càng được mở rộng do sự già hóa của dân số Việt Nam đi kèm với các

nguy cơ tim mạch. Vì vậy, thị trường thuốc THA là một thị trường tiềm năng, cạnh
tranh rất gay gắt của các công ty đa quốc gia và các công ty trong nước.

15


×