Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Khảo sát nồng độ alpha protein và một số chỉ số hóa sinh ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan tại bệnh viện 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.56 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HOÀNG THỊ QUYÊN

KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ
ALPHA-FETOPROTEIN VÀ MỘT SỐ
CHỈ SỐ HÓA SINH Ở BỆNH NHÂN
UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN
TẠI BỆNH VIỆN 103

LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2012

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HOÀNG THỊ QUYÊN

KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ
ALPHA-FETOPROTEIN VÀ MỘT SỐ


CHỈ SỐ HÓA SINH Ở BỆNH NHÂN
UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN
TẠI BỆNH VIỆN 103
LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH HÓA SINH
MÃ SỐ: 60 73 25

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lập
ThS.NCS. Bùi Bá Minh

HÀ NỘI 2012

2


Lêi c¶m ¬n
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học,
Trường Đại học Dược Hà Nội đã cho phép và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS.
Nguyễn Thị Lập và ThS. Bùi Bá Minh – là những người thầy đã trực tiếp tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô, các cán bộ bộ môn Hóa
Sinh – trường Đại học Dược Hà Nội, các cán bộ phòng Kế hoạch tổng hợp,
Ban giám đốc Bệnh viện 103 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi luôn biết ơn tới sự giúp đỡ của Ban giám đốc, tập thể Khoa Dược,
Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Hưng Yên đã luôn ủng hộ, động viên và tạo điều
kiện để tôi yên tâm công tác, học tập và nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những tình cảm chân thành, sự giúp đỡ nhiệt
tình, tạo điều kiện tốt nhất của những người thân trong gia đình, những đồng
nghiệp, bạn bè – những người đã luôn bên cạnh, giúp đỡ, động viên tôi trong
suốt thời gian qua.

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2012
Tác giả

3


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 10
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ....................................................................... 11
1.1. Ung thư biểu mô tế bào gan (Hepatocellular Carcinoma - HCC) ...... 12
1.1.1 Dịch tễ học ..................................................................................... 12
1.1.1.1. HCC trên thế giới .................................................................. 12
1.1.1.2. HCC ở Việt Nam .................................................................... 14
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ và cơ chế phân tử của HCC. ......................... 15
1.1.2.1. Các yếu tố nguy cơ của HCC ................................................. 15
1.1.2.2. Cơ chế phân tử của HCC ....................................................... 18
1.1.3. Chẩn đoán HCC ........................................................................... 21
1.1.3.1. Tiền sử và lâm sàng .............................................................. 21
1.1.3.2. Chẩn đoán hình ảnh............................................................... 22
1.1.3.3. Chẩn đoán huyết thanh .......................................................... 24
1.1.3.4. Giải phẫu bệnh ...................................................................... 26
1.1.4. Hệ thống đánh giá chức năng gan Child-Pugh ........................... 27

1.2. Xơ gan và viêm gan mạn tính. .............................................................. 28
1.2.1. Xơ gan........................................................................................... 28
1.2.2. Viêm gan mạn tính (VGM) ........................................................... 30
1.3. Ung thư gan thứ phát (UTGTP) ........................................................... 31
1.4. Alpha - fetoprotein (AFP) ..................................................................... 32
1.4.1. Nguồn gốc và lịch sử phát hiện AFP: ......................................... 32
1.4.2. Cấu trúc của AFP ......................................................................... 32
1.4.3. Vai trò sinh học của AFP ............................................................. 34
1.4.4. Ứng dụng lâm sàng của AFP ....................................................... 36
1.4.5. Các phương pháp định lượng AFP .............................................. 38

4


CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 39
2.1.1. Phương tiện nghiên cứu ............................................................... 39
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân .................................................. 39
2.1.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCC ................................................... 39
2.1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan ................................................ 39
2.1.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán VGM .................................................. 40
2.1.2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán UTGTP .............................................. 40
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................... 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 41
2.2.1. Cách lấy mẫu: ............................................................................... 41
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 41
2.2.3. Phương pháp định lượng AFP. .................................................... 43
2.3. Xử lý số liệu ........................................................................................... 44
2.4. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 45
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 46

3.1. Đặc điểm về tuổi và giới của bệnh nhân nghiên cứu ........................... 46
3.1.1 Tuổi của bệnh nhân ở các nhóm nghiên cứu ............................... 46
3.1.2. Giới của bệnh nhân ở các nhóm nghiên cứu ............................... 47
3.2. Giá trị nồng độ AFP. ............................................................................. 48
3.2.1. Nồng độ AFP ở các nhóm nghiên cứu ......................................... 48
3.2.2. Ngưỡng của AFP trong chẩn đoán HCC ..................................... 51
3.3. Mối liên quan giữa nồng độ AFP với một số đặc điểm bệnh gan và một
số chỉ số hóa sinh ở BN HCC. ............................................................... 54
3.3.1. Mối liên quan giữa nồng độ AFP với một số đặc điểm bệnh gan ở
bệnh nhân HCC .......................................................................................... 54
3.3.1.1. Mối liên quan giữa nồng độ AFP và tình trạng nhiễm siêu vi
viêm gan ở bệnh nhân HCC.......................................................................... 54
3.3.1.2. Mối liên quan giữa nồng độ AFP và tình trạng xơ gan ở bệnh
nhân HCC. ................................................................................................... 56
3.3.1.3. Mối liên quan giữa nồng độ AFP và chức năng gan theo phân
loại Child-Puld. ............................................................................................ 57

5


3.3.2. Mối tương quan giữa nồng độ AFP với một vài chỉ số hóa sinh ở
AASLD

American Association for the Study of the Liver Disease (Hiệp hội
nghiên cứu các bệnh gan Mỹ)

bệnh nhân HCC. ......................................................................................... 57
3.3.2.1. Mối tương quan giữa nồng độ AFP với 1 số chỉ số hóa sinh liên
quan đến sự tổn thương tế bào gan............................................................... 58
3.3.2.2. Mối tương quan giữa nồng độ AFP và một số chỉ số hóa sinh

liên quan đến chức năng gan. ....................................................................... 59
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................... 59
4.1. Về đặc điểm tuổi và giới của bệnh nhân ở các nhóm nghiên cứu. ...... 60
4.1.1 Về tuổi của bệnh nhân ở các nhóm nghiên cứu. .......................... 60
4.1.2. Về tỉ lệ giới của bệnh nhân ở các nhóm nghiên cứu.................... 61
4.2. Về giá trị nồng độ AFP ......................................................................... 61
4.2.1. Về nồng độ AFP ở các nhóm nghiên cứu .................................... 61
4.2.2. Về ngưỡng của AFP trong chẩn đoán HCC ................................ 64
4.3. Về mối liên quan giữa nồng độ AFP với một số đặc điểm bệnh gan và
một số chỉ số hóa sinh ở bệnh nhân HCC ............................................ 66
4.3.1.Về mối liên quan giữa AFP và một số đặc điểm bệnh gan ở bệnh
nhân HCC ................................................................................................... 66
4.3.2. Về mối tương quan giữa AFP và một số chỉ số hóa sinh ở bệnh
nhân HCC ................................................................................................... 68
KẾT LUẬN ................................................................................................. 70
KIẾN NGHỊ................................................................................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU

6


AFP
Alpha-Fetoprotein
ALT (GPT) Alanin Amino Transferase (Glutamat Pyruvat Transaminase )
APASL
Asian-Pacific Association for the Study of the Liver (Hiệp hội nghiên
cứu về gan Châu Á-Thái Bình Dương)
AST (GOT) Aspartat Amino Transferase (Glutamat Oxaloacetat Transaminase )

ATRA
all-trans Retinoic acid (axít retinoic dạng trans)
AUROC
Area under Receiver Operating Characteristic (Diện tích dưới đường
cong ROC)
BN
Bệnh nhân
BSG
British Society of Gastroenterology (Hiệp hội tiêu hóa Anh)
CEUS
Contrast-enhanced Ultrasonography (Siêu âm tăng cường tương phản)
CI
Confidence Interval (Khoảng tin cậy)
CT
Computer Tomography (Chụp cắt lớp vi tính)
DCP
Des-gamma-Carboxy Prothrombin
EASL
European Asociation for the Study of the Liver (Hiệp hội nghiên cứu
về gan Châu Âu )
GGT
Gamma-glutamyl Transferase
HBV
Hepatitis B Virus (Virus viêm gan B)
HCC
Hepatocellular Carcinoma (Ung thư biểu mô tế bào gan)
HCV
Hepatitis C Virus (Virus viêm gan C)
IGF
Insulin-like Growth Factor (Yếu tố tăng trưởng giống Insulin )

IGF-BP
IGF-binding protein (Protein gắn IGF)
LR
Likelihood Ratio (Tỉ số khả dĩ)
Max
Giá trị lớn nhất
Mean
Giá trị trung bình
Median
Giá trị trung vị
Min
Giá trị nhỏ nhất
MRI
Magnetic Resonance Imaging (Chụp cộng hưởng từ hạt nhân)
NASH
NonAlcoholic SteatoHepatitis (Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu)
NPV
Negative Predictive Value (giá trị dự đoán âm tính)
PI3K
Phosphatidylinositol-3Kinase
PPV
Positive Predictive Value (giá trị dự đoán dương tính)
PT (%)
Tỉ lệ Prothrombin (%)
PTEN
Phosphatase and tensin homolog deleted on chromosome
RAR
Retinoic Acid Receptor (Thụ thể của acid Retinoic)
ROC
Receiver Operating Characteristic

Sn
Sensitivity (Độ nhạy)
Sp
Specificity (Độ đặc hiệu)
UTGTP
Ung thư gan thứ phát
VGM
Viêm gan mạn

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

7


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Đánh giá chức năng gan theo phân loại Child – Pugh .................. 28
Bảng 3.1. Tuổi của bệnh nhân ở các nhóm nghiên cứu ................................ 46
Bảng 3.2. Tỉ lệ giới ở các nhóm nghiên cứu ................................................. 47
Bảng 3.3. Nồng độ AFP ở các nhóm bệnh nhân ........................................... 48
Bảng 3.4. Tỉ lệ bệnh nhân ở các nhóm theo nồng độ AFP ............................ 49
Bảng 3.5. Độ nhạy, độ đặc hiệu và tỉ lệ khả dĩ tại sáu điểm cắt của AFP ..... 52
Bảng 3.6. PPV và NPV cho chẩn đoán HCC .. ............................................. 53
Bảng 3.7. Tỉ lệ nhiễm virus viêm gan ở bệnh nhân HCC theo nồng độ AFP.54
Bảng 3.8.Mối liên quan giữa nồng độ AFP và tình trạng xơ gan ở BN HCC 56
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa AFP và chức năng gan ở BN HCC ................ 57
Bảng 3.10. Mối tương quan giữa nồng độ AFP với AST, ALT và GGT. ..... 58
Bảng 3.11. Mối tương quan giữa nồng độ AFP với Bilirubin toàn phần;
Albumin và tỉ lệ Prothrombin. ...................................................................... 59


8


DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1. Tần suất ung thư gan/100.000 người theo các vùng địa lý và theo
giới tính. .................................................................................................. 13
Hình 1.2. Qui trình chẩn đoán HCC theo APASL ........................................ 27
Hình 1.3. Cấu trúc của các protein trong họ Albuminoid...............................24
Hình 1.4.Vai trò của AFP trong con đường tín hiệu Phosphatidylinositol-3
kinase (PI3K)/AKT ................................................................................. 35
Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ............................................................. 42
Hình 2.2. Nguyên lý định lượng AFP bằng phương pháp miễn dịch hóa phát
quang ...................................................................................................... 44
Hình 3.1. Sự phân bố BN ở các nhóm theo các mức nồng độ AFP .............. 50
Hình 3.2. Đường cong ROC cho nồng độ AFP để phân biệt giữa HCC và
bệnh gan mạn tính .................................................................................. 51
Hình 3.3. Phân bố tình trạng nhiễm virus viêm gan ở BN HCC theo nồng độ
AFP ......................................................................................................... 55

9


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư biểu mô tế bào gan (Hepatocellular carcinoma – HCC) là loại
ung thư phổ biến đứng thứ năm và là nguyên nhân đứng thứ ba gây tử vong
do ung thư trên toàn thế giới. Mỗi năm có khoảng 625.000 ca mới mắc và
600.000 người bị tử vong do HCC [30], [45], [53], [54]. Trong đó, có khoảng
¾ số trường hợp xảy ra ở khu vực châu Á do tỉ lệ cao nhiễm virus viêm gan B
(HBV) và viêm gan C (HCV) [45]. HCC chiếm hơn 80% ung thư gan nguyên

phát [15], [44]. Ở Việt Nam, tần suất mắc ung thư gan là 20,8/100.000 dân, là
một trong những ung thư hàng đầu ở cả hai giới [6], [21].
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ khoa học, việc chẩn đoán sớm HCC vẫn
còn khó khăn do đó hạn chế hiệu quả điều trị. Thời gian sống trung bình kể từ
khi chẩn đoán từ 6 đến 20 tháng [5]. Việc chẩn đoán phân biệt HCC với ung
thư gan thứ phát (UTGTP); theo dõi sàng lọc HCC trên nền bệnh gan mạn
tính (xơ gan, viêm gan mạn-VGM) cũng gặp nhiều khó khăn. Một tiêu chuẩn
vàng để chẩn đoán HCC cho đến nay vẫn được công nhận là sinh thiết. Tuy
nhiên, thực tế lâm sàng cũng đã chỉ ra rất ít trường hợp HCC được chẩn đoán
xác định dựa vào sinh thiết mà chủ yếu là dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng và
chẩn đoán hình ảnh bởi vì các bất lợi của sinh thiết gan như chảy máu và một
tỷ lệ lan tế bào ung thư theo đường kim sinh thiết [3], [15], [44], [46].
Alpha-Fetoprotein (AFP) do Abelev phát hiện năm 1963 cho đến nay
vẫn là chất chỉ điểm tốt nhất cho HCC theo các hướng dẫn quản lý HCC ở các
nước châu Á (Châu Á Thái Bình Dương – APASL guidelines [46]; Nhật Bản
– J-HCC Guidelines [67]; Trung Quốc [27]) cũng như châu Mỹ (Mỹ AASLD guidelines [40]),châu Âu (châu Âu- EASL guidelines [29]; Anh BSG guilines [58])… mặc dù rằng đã có nhiều công trình nghiên cứu tìm ra
các chất chỉ điểm mới có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn như AFP ái lực với

10


Lectin (AFP-L3)[13], [65] hay Des-gamma-carboxyprothrombin (DCP)
[31]... Giá trị trong quản lý HCC của AFP vẫn còn rất nhiều bàn cãi kể từ khi
phát hiện cho tới ngày nay [32], [33]. Nhiều bằng chứng khoa học vẫn ủng hộ
AFP cho mục đích quản lý BN HCC [33], nhưng cũng có quan điểm ngược
lại cho rằng AFP ít có giá trị [61]. Hơn nữa, ngưỡng (cut-off point) dùng
trong AFP cho chẩn đoán HCC cũng rất khác nhau giữa các nhà nghiên cứu
và các hướng dẫn quản lý HCC của các nước trên thế giới [32], [56].
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát nồng độ alphafetoprotein và một số chỉ số hóa sinh ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào
gan tại bệnh viện 103” với hai mục tiêu sau:

1/ Khảo sát nồng độ alpha - fetoprotein (AFP) ở bệnh nhân HCC và so sánh
với các bệnh gan mạn tính (xơ gan, viêm gan mạn) và ung thư gan thứ phát.
2/ Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ AFP với một số đặc điểm bệnh gan và
một số chỉ số hóa sinh ở bệnh nhân HCC.

11


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC)
1.1.1 Dịch tễ học
1.1.1.1. HCC trên thế giới
Theo Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (the International
Agency for Research on Cancer), ung thư gan là loại ung thư phổ biến thứ
năm ở nam trên toàn thế giới (523.000 trường hợp / năm; chiếm 7,9% tổng
các loại ung thư) và thứ bảy ở phụ nữ (226.000 trường hợp / năm; chiếm 6,5%
tổng các loại ung thư). Ung thư gan có tỷ lệ tử vong cao, sự phân bố địa lý
của tỷ lệ tử vong tương tự như tỉ lệ mắc. Hầu hết ung thư gan xảy ra ở các
nước đang phát triển, chiếm gần 85% [39]. HCC là loại phổ biến nhất của ung
thư gan (hơn 80%) [15], [38], [44], và hầu hết các trường hợp HCC (khoảng
80%) có liên quan với virus viêm gan B (HBV) hoặc virus viêm gan C
(HCV). Những thay đổi về tỷ lệ của HCC theo độ tuổi, giới tính và chủng tộc
ở các khu vực địa lý khác nhau có liên quan đến tỷ lệ nhiễm virus viêm gan
trong các quần thể, cũng như thời gian lây nhiễm virus và độ tuổi của cá nhân
tại thời điểm nhiễm siêu vi viêm gan [38], [60].
Phân bố HCC theo địa lý
Hầu hết các trường hợp HCC (> 80%) xảy ra ở châu Phi cận Sahara và
Đông Á, với tỷ lệ hơn 20/100.000 người. Các nước miền nam châu Âu như
Tây Ban Nha, Ý và Hy Lạp có tỷ lệ mắc trung bình 10-20/100.000 người,
trong khi đó ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Bắc Âu, và Châu Đại Dương có tỷ lệ mắc

HCC thấp (dưới 5/100.000 người) (hình 1.1) [38] [44].

12


Tỉ lệ
nam/nữ
Hàn Quốc
Triều Tiên
Thái Lan
Trung Quốc
Nhật Bản
Việt Nam
Ý
Indonesia
Pháp
Mexico
Nam Phi
Mỹ
Nga
Balan
Braxin
Thụy Điển
Argentina
Anh
Thổ Nhĩ Kỳ
Iran

Nữ
Nữ

Nam
Nam

Hình 1.1. Tần suất ung thư gan/100.000 người
theo các vùng địa lý và theo giới tính [38].
Người ta cũng nhận thấy có xu hướng thay đổi về tỷ lệ phát bệnh trong vài
thập kỷ gần đây. Xu hướng tăng lên ở phương Tây như Hoa Kỳ, Canada. Hoa
kỳ từ 1,4/100.000 người (thời kì 1976-1980) đã tăng lên 2,4/100.000 người
(thời kì 1991-1995). Sự gia tăng này có lẽ là do sự tăng nhiễm HCV và sự gia
tăng người nhập cư từ những vùng nhiễm HBV cao. Ngược lại ở các nước
phương đông như Trung Quốc, Singapore… lại có xu hướng giảm có lẽ do
tăng cường các biện pháp phòng ngừa như tiêm vắc xin viêm gan B [38],
[46], [57].
Phân bố HCC theo tuổi
Ung thư gan ở những vùng có tỉ lệ cao như châu Á, châu Phi có tuổi trung
bình thấp hơn 10-20 tuổi so với những vùng có tỷ lệ mắc thấp như Bắc Mỹ,

13


Bắc Âu. Quảng Đông - Trung Quốc tỷ lệ ung thư gan cao nhất ở nhóm 45-55
tuổi, Tây Âu tỷ lệ cao nhất ở 61,4 tuổi [15], [57]. Điều này có thể lý giải do
lứa tuổi phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ khác nhau giữa các vùng địa lý.
Châu Á (trừ Nhật Bản) và Châu Phi nơi có tỉ lệ nhiễm HBV cao chủ yếu do
đường truyền từ mẹ sang con (châu Á); hoặc trong sinh hoạt ăn uống giữa các
anh chị em khi còn nhỏ (châu Phi). Còn ở Nhật Bản và các nước phương Tây
thì tỉ lệ nhiễm HCV nhiều hơn HBV và đường lây truyền qua máu sẽ xuất
hiện ở lứa tuổi lớn hơn [38].
Phân bố HCC theo giới
Nam giới bị ung thư gan nhiều hơn nữ giới ở tất cả vùng trên thế giới, và

tỉ lệ nam/nữ có xu hướng cao hơn ở vùng có tỉ lệ mắc cao (hình 1.1) [15],
[38], [57]. Điều này được lý giải là do nam giới phơi nhiễm với các yếu tố
nguy cơ nhiều hơn: HBV, HCV, rượu, thuốc lá,… [15]. Hormon giới tính
testosteron cũng được chỉ ra là yếu tố có liên quan với HCC [60]
1.1.1.2. HCC ở Việt Nam
Việt Nam chưa có một thống kê đầy đủ về tỷ lệ các bệnh ung thư trên
toàn quốc. Nhưng các thống kê tại các bệnh viện và các khu vực cho thấy ung
thư gan là một trong những ung thư phổ biến trên cả nước.
Trần Văn Thuấn (2005) [21] nghiên cứu dịch tễ học về ung thư tại Hà
Nội giai đoạn 2001-2005 cho thấy ung thư gan đứng thứ 3 ở nam giới sau ung
thư phế quản phổi và dạ dày, thứ 9 ở nữ giới sau ung thư vú, dạ dày, phế quản
phổi, đại trực tràng, cổ tử cung, tuyến giáp, hạch, buồng trứng. Tỷ lệ mắc ung
thư gan nam/nữ là 3,24 lần.
Theo thống kê của trung tâm ung bướu thành phố Hồ Chí Minh (2009),
ung thư gan nguyên phát chiếm hàng đầu trong các loại ung thư ở nam

14


(21,4%) và là một trong hai loại ung thư dẫn đầu tính chung cho cả hai giới
(13,5%). Tần suất ung thư gan tại Thành phố Hồ Chí Minh là 38,2/100.000
dân cao hơn các nước trong khu vực (Philippin: 12,1/100.000 dân) và cao hơn
ở Hà Nội (14,0/100.000 dân) [18]. Theo ước tính thống kê dịch tễ viêm gan
virus và ung thư gan toàn cầu [38] (hình 1.1) chỉ ra tần suất ung thư gan ở
Việt Nam là 29,5/100.000 dân và tỉ lệ nam/nữ là 4,1. Như vậy tỷ lệ ung thư
gan ở nước ta chiếm tỷ lệ cao điều này cũng phù hợp vì nước ta cũng có
những đặc điểm dịch tễ học phù hợp với khu vực Đông Nam Á nơi có tỉ lệ
nhiễm HBV cao.
Các nghiên cứu của các tác giả đều chỉ ra HCC phổ biến ở lứa tuổi 4060; tỉ lệ nam/nữ khoảng 3-7; và tỉ lệ BN HCC có kháng nguyên bề mặt viêm
gan B: HBsAg(+) là khoảng 60-90% [1], [7], [8], [14], [18], [19], [20], [25],...

Còn BN HCC có xét nghiệm antiHCV (+) 5-25% [9], [10], [19]…
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ và cơ chế phân tử của HCC.
1.1.2.1. Các yếu tố nguy cơ của HCC
Nhiễm HBV, HCV mạn tính:
Đây là nhóm yếu tố nguy cơ hàng đầu của HCC [8], [11], [60]. Khoảng
5% dân số thế giới (350-400 triệu người) nhiễm HBV mạn tính, trong đó châu
Á chiếm tới 75%. Còn ở các nước phương Tây, tỉ lệ nhiễm HBV mạn tính
thấp (0,3-1,5% dân số) [15], [38].
Nhiễm HBV mạn tính chiếm khoảng 50% tổng số các trường hợp HCC
và nó là yếu tố nguy cơ hàng đầu trong hầu hết các khu vực của châu Á (trừ
Nhật Bản - yếu tố nguy cơ chính cho HCC là bệnh viêm gan C mạn tính) và
châu Phi cận Sahara có tỷ lệ mắc cao của HCC. Tỉ lệ kháng nguyên bề mặt
HBVdương tính (HBsAg (+) ở BN HCC rất khác nhau theo vùng địa lý: 3% ở
Thụy Điển, 10% ở Hoa Kỳ, 10% -15% ở Nhật Bản, 19% ở Ý, 55% ở Hy Lạp,
và 70% Hàn Quốc…[38]. Nhiễm HBV gia tăng nguy cơ phát triển HCC ít

15


nhất gấp 100 lần so với người không nhiễm, và một khi xơ gan phát triển từ
nhiễm HBV mạn tính thì gia tăng nguy cơ HCC gấp 1000 lần. Nguy cơ phát
triển HCC ở người nhiễm HBV gia tăng cùng với sự nhạy cảm của các bệnh
gan [44].
Tỷ lệ nhiễm HCV toàn cầu được ước tính là 2% (khoảng 180 triệu
người) và thay đổi đáng kể giữa các vùng khác nhau, phổ biến ở các nước
Nhật Bản, Châu Âu, và Hoa Kỳ. Mặc dù nhiễm HCV tương tự như nhau trong
dân số chung của Nhật Bản, Nam Âu và Bắc Mỹ nhưng ở BN HCC tỉ lệ
nhiễm HCV cao nhất là Nhật Bản (80% - 90%), tiếp theo là Ý (44% - 66% ),
và sau đó Hoa Kỳ (30% -50%) [38]. Người nhiễm HCV có nguy cơ phát triển
HCC ít nhất gấp 20 lần so với người không nhiễm [44].

Đồng nhiễm HBV và HCV cũng như đồng nhiễm HIV và HBV hoặc
HCV cũng làm tăng nguy cơ phát triển HCC hơn so với chỉ nhiễm đơn độc
HBV/HCV [44], [45].
Xơ gan:
Xơ gan thường là giai đoạn phát triển nặng của một bệnh viêm gan mạn
tính do những nguyên nhân khác nhau. Nó được đặc trưng bởi sự thay đổi cấu
trúc bình thường của gan thành cấu trúc nốt bất thường của các tế bào gan
xung quanh bởi tổ chức xơ. Người ta cho rằng chính sự tái tạo tế bào ở các
nốt xơ gan là cơ sở dẫn đến sự biến đổi ác tính. Nguyên nhân chính của xơ
gan là lạm dụng rượu, viêm gan B,C mạn tính và gan nhiễm mỡ không do
rượu (Nonalcoholic Steatohepatitis-NASH) [15], [44], [60]. Xơ gan hiện diện
ở 80 - 90% BN HCC và mỗi năm có khoảng 3 - 5% BN xơ gan sẽ phát triển
thành HCC [60].
Aflatoxin:
Aflatoxin là một mycotoxin được tiết ra từ chủng nấm mốc Aspergillus
flavus thường mọc trên lạc và các hạt ngũ cốc bị ẩm ướt. Người có thể bị

16


nhiễm độc Aflatoxin do ăn các hạt ngũ cốc ẩm mốc hoặc ăn thịt các động vật
được nuôi bằng các hạt ngũ cốc đã nhiễm Aflatoxin [6], [45]. Aflatoxin đã
được chứng minh từ lâu là có thể gây ung thư gan thực nghiệm trên súc vật và
đã tìm thấy đột biến điểm chuyển Guanin

Thymin tại bộ ba mã hóa thứ

249 của gen p53 trên những BN HCC ở những vùng có sự phơi nhiễm cao với
Aflatoxin [6], [43], [60]. Có trên 17 loại Aflatoxin khác nhau trong đó
Aflatoxin B1 có độc tính mạnh nhất. Việt Nam cũng là 1 trong những nước có

sự phơi nhiễm cao với Aflatoxin. Nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Hà (2003)
cho thấy 86,8% BN HCC trong mô gan có Aflatoxin B1 [6]. Aflatoxin cùng
với HBV làm tăng đáng kể HCC [43], [60].
Uống rượu:
Người ta đã chứng minh rượu là một yếu tố nguy cơ cho HCC khi
lượng tiêu thụ hàng ngày ước tính khoảng 50 - 75g. Rượu không trực tiếp gây
HCC mà ảnh hưởng gián tiếp gây tổn thương gan lặp đi lặp lại tiến triển đến
hình thành tổ chức xơ và kết quả là xơ gan [15], [60].
Một số cơ chế như là mất nhiễm sắc thể, stress oxy hóa, sự giảm axít
retinoic trong gan, methyl hóa ADN, và tính nhạy cảm di truyền có thể liên
quan đến nguyên nhân của rượu dẫn đến HCC [60].
Hút thuốc:
Đây cũng là yếu tố nguy cơ ung thư gan, mặc dù mối liên quan giữa
thuốc lá và ung thư gan chưa được làm sáng tỏ. Tổ chức gan mật Hoa Kỳ
khuyên mọi người nên ngừng hút thuốc. Lượng thuốc hút mỗi ngày càng
nhiều, thời gian hút thuốc càng lâu càng làm tăng nguy cơ ung thư gan [57].
Bệnh gan ứ sắt (hemochromatosis):
Là sự quá tải sắt ở gan. Đây là bệnh di truyền gây rối loạn chuyển hóa
sắt. Sự quá tải sắt gây độc cho cơ thể đặc biệt ở gan, gây viêm và chết tế bào

17


gan. Điều này dẫn đến xơ gan và nguy cơ rất cao đưa đến ung thư gan [15],
[45].
Bệnh

gan

nhiễm


mỡ

không

do

rượu

(Nonalcoholic

Steatohepatitis – NASH):
Thuật ngữ NASH để chỉ nhóm BN mà tìm thấy trên mô học tình trạng
nhiễm mỡ ở gan cùng với tình trạng viêm mặc dù họ tiêu thụ rất ít thậm chí là
không uống rượu. NASH có thể dẫn tới xơ gan và có tỉ lệ ngày càng tăng ở
các nước phương Tây vì liên quan đến bệnh béo phì và tiểu đường. 20% các
trường hợp NASH tiến triển đến xơ gan và dẫn đến HCC [60].
Các nguy cơ khác:
Ngoài các yếu tố nguy cơ đã được các nhà khoa học công nhận còn có
một số nguy cơ khác của HCC. Tuy nhiên còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng
cũng cần được chú ý để phòng chống HCC: Dioxin, thuốc trừ sâu, vinyl
chloride dùng chế nhựa plastic, arsenic nhiễm trong nước uống, lạm dụng
thuốc steroid thường xuyên cũng là yếu tố nguy cơ…[15]. Ngoài ra, yếu tố di
truyền cũng cần chú ý. Có khoảng 6-20% BN HCC có 1 hay nhiều người
trong gia đình cũng bị ung thư gan [15]. Người nhiễm HBV mà tiền sử gia
đình có người bị HCC có nguy cơ gấp 2,41 lần khi so với người nhiễm HBV
mà trong gia đình không có người bị HCC [45].
1.1.2.2. Cơ chế phân tử của HCC
Ở người, 90% trường hợp HCC xảy ra như là biến chứng của bệnh gan
mạn tính/xơ gan. Cơ chế phân tử dẫn đến sự phát triển HCC chưa được hiểu

rõ ràng, nhưng có nhiều nghiên cứu đang tiến hành để hiểu rõ hơn về điều này
dựa trên sự phát triển của sinh học phân tử. HCC được biết như là kết quả của
sự biến đổi gen và tế bào biểu mô gan. Sự biến đổi này ảnh hưởng đến các
protein trong các con đường truyền tín hiệu mà chủ yếu kiểm soát đến chu kì,
sự tăng sinh và sự sống của tế bào [60].

18


Con đường truyền tín hiệu Wnt-β−
β−Catenin
(Wnt-β−
β−Catenin
β−
β−
Signaling Pathway)
Các đột biến trong con đường này đã được thấy trong 20 - 40% BN
HCC. Nó đóng một vai trò trong tất cả các giai đoạn của sự phát triển gan bao
gồm: sự tái sinh tế bào gốc, sự phân chia, sự kết dính tế bào, sự phát triển và
tăng sinh, sự biệt hóa, sự tái tạo tế bào gan và sự chuyển đổi biểu mô-trung
mô. HCC xảy ra thông qua sự đột biến ở đầu N-tận của β-Catenin. Đột biến
β-Catenin dường như là có liên quan đến yếu tố nguy cơ của HCC. Ở BN
HCC nhiễm HBV, đột biến β-Catenin được tìm thấy với tỉ lệ ít hơn ở BN
HCC nhiễm HCV (tỉ lệ đột biến β-Catenin ở BN HCC nhiễm HCV cao hơn
40%) [70].
Hoạt hóa con đường truyền tín hiệu yếu tố tăng trưởng giống
Insulin (Activation of the Insulin – like Growth Factor (IGF)
Signaling Pathway)
Hệ thống IGF bao gồm:
- 2 phối tử (ligand): IGF-I và IGF-II;

- 3 thụ thể màng tế bào (cell-membrane Receptor): IGF-I receptor
(IGF-1R); Insulin-receptor (IR); và IGF-II receptor (IGF-2R);
- 6 protein gắn ái lực cao với IGF (High-affinity IGF binding protein:
IGF-BP): từ IGF-BP 1 đến IGF-BP 6.
Sự biểu hiện quá mức của IGF-1R và IGF-2R cùng với giảm hoạt động
của các protein gắn IGF (IGP-BP1 đến 5) dẫn tới khuyếch đại thông tin phân
tử như là sự tăng sinh, chống lại sự chết theo chương trình, thể hiện sự xâm
lấn. Sự hoạt hóa con đường tín hiệu này ở HCC được bắt đầu ở IGF-II bởi
mất sự biểu hiện trình tự khởi động đặc hiệu và hoạt hóa trình tự khởi động
phôi thai, làm giảm sự biểu hiện của protein gắn IGF, và/hoặc hoạt hóa IGF II
-2R, điều này gián tiếp giáng hóa IGF-II. Sự hiểu biết về con đường tín hiệu

19


này sẽ rất thú vị trong lĩnh vực điều trị HCC bằng cách khóa sự biểu hiện quá
mức IGF–II, sự phát triển của HCC có thể bị gián đoạn và cũng có thể bằng
việc ức chế IGF-IR bởi một kháng thể hoặc chất ức chế tyrosin kinase, sự
tăng sinh tế bào HCC có thể được giảm với hoặc không với quá trình tế bào
chết theo chương trình [43].
Con đường truyền tín hiệu PI3K/PTEN/AKT
Con đường này bao gồm trong một vài quá trình của tế bào như là sự
tăng sinh, sự chết theo chương trình, sự biệt hóa, sự vận động của tế bào, chu
kỳ tế bào, sự phát triển khối u và sự hình thành mạch máu [43].
Gen ức chế khối u p53 (p53 Tumor Suppressor Gene)
Sự đột biến p53 có liên quan mạnh mẽ với HCC và được xem như là sự
đột biến gen ức chế khối u phổ biến nhất trong HCC. Sự đột biến này xảy ra ở
30 - 50% BN HCC. Kiểu đột biến p53 được biết đến là có liên quan đến sự
phổ biến của các yếu tố nguy cơ theo vùng địa lý. Ở những vùng mà có chế
độ ăn có nhiễm độc tố Aflatoxin B1 như một số nước Châu Phi, Châu Á đột

biến p53 chiếm tỉ lệ cao ở BN HCC. Ở vùng địa lý không có sự phơi nhiễm
Aflatoxin B1 như các nước phương tây, đột biến p53 được tìm thấy ở khoảng
20% BN HCC [43], [70], [60]. Ở Việt Nam, Nguyễn Xuân Trường (2001)
nghiên cứu sự biểu hiện protein p53 trong mô HCC trên 30 BN HCC và 5
người khỏe mạnh bằng kỹ thuật hóa miễn dịch mô cho thấy có 30% BN HCC
có biểu hiện protein p53 trong mô ung thư, còn không thấy sự có mặt của
protein p53 ở mô gan lành ở người bình thường [24]. Viêm gan virus B và C
mạn tính; bệnh di truyền quá tải sắt (hemochromatosis) thường hoạt hóa phản
ứng tạo gốc tự do oxy/nitơ mà cả hai đều có thể làm hỏng DNA và gây đột
biến các gen liên quan đến ung thư như p53 [60].

20


1.1.3. Chẩn đoán HCC
Việc chẩn đoán HCC cần phải kết hợp các phương pháp dựa vào tiền sử,
bệnh sử, lâm sàng, xét nghiệm hóa sinh, chẩn đoán hình ảnh và giải phẫu
bệnh. Bởi bệnh cảnh của HCC rất đa dạng và không có một phương pháp nào
có độ nhạy, độ đặc hiệu 100% [1], [3], [22], [60]. Nhìn chung theo tài liệu
hướng dẫn chẩn đoán HCC của các nước đã được thế giới công nhận thì chủ
yếu dựa vào: Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng
hưởng từ, và có một vài hướng dẫn sử dụng phương pháp chụp mạch), Chẩn
đoán huyết thanh (chủ yếu dựa vào nồng độ AFP huyết thanh), và chẩn đoán
giải phẫu bệnh (mô học và tế bào học) [56]. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này cũng
có sự khác nhau chút ít giữa các hướng dẫn chẩn đoán [56].
1.1.3.1. Tiền sử và lâm sàng
Khai thác tiền sử [36]:
- Tiền sử nhiễm virus viêm gan B, C, xơ gan, nghiện rượu…
Triệu chứng cơ năng [1], [2], [3], [15], [25], [36]:
- Cảm giác đau hoặc nặng tức ở hạ sườn phải hoặc thượng vị.

- Cảm giác đầy bụng hoặc chướng bụng do cổ trướng
- Sụt cân và chán ăn
- Xuất huyết tiêu hóa ít gặp hơn
- Vàng da, vàng mắt thường do chèn ép đường dẫn mật hoặc do rối loạn
chức năng tế bào gan
- Khó thở ở một số BN có tràn dịch hoặc tràn máu màng phổi hoặc khối u
quá to chèn ép cơ hoành hoặc di căn vào phổi
- BN có thể có sốt kéo dài
Triệu chứng thực thể [3], [15], [36]:
Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh

21


- Gan to: Là triệu chứng thường gặp nhất. Tính chất gan to: bề mặt
không đều, lổn nhổn, bờ không đều, mật độ cứng và chắc, ấn không đau, hoặc
chỉ đau tức nhẹ, hiếm khi đau dữ dội.
- Tràn dịch màng bụng, tràn máu màng bụng, lách to.
- Triệu chứng của xơ gan (ung thư phát triển trên nền gan xơ): Hội
chứng suy tế bào gan: da sạm, sao mạch, vàng da, lòng bàn tay son, xuất
huyết da và niêm mạc, rối loạn nội tiết và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch
cửa: cổ trướng dịch thấm, tuần hoàn bàng hệ, lách to, giãn tĩnh mạch thực
quản, đôi khi có nôn ra máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản…
- Các triệu chứng do ung thư di căn:
+ Di căn mạch máu, di căn tại chỗ: di căn tĩnh mạch cửa gây huyết khối
trong lòng tĩnh mạch cửa. Chẩn đoán xác định bằng siêu âm Doppler gan.
Biến chứng này làm tăng nguy cơ vỡ búi giãn tĩnh mạch thực quản hoặc dạ
dày.
+ Di căn phổi: ho ra máu, tức ngực, chụp Xquang có đám mờ rải rác ở
phổi.

+ Di căn xương: đau nhức các ống xương, cột sống, xét nghiệm có tăng
calci máu…
1.1.3.2. Chẩn đoán hình ảnh
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến dùng để chẩn đoán ung
thư gan gồm: siêu âm (Ultrasonography - US), chụp cắt lớp vi tính (Computer
Tomography CT), chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging - MRI),
chụp mạch máu (Angiography) [3], [20], [40], [44], [45]. Đặc biệt qua các
phương tiện chẩn đoán hình ảnh, việc đánh giá huyết động trong khối u rất
quan trọng trong chẩn đoán HCC [17], [45].
Các khuyến nghị sau đây về các phương pháp chẩn đoán hình ảnh dựa
vào siêu âm, CT, MRI, chụp mạch theo rất nhiều tài liệu hướng dẫn quản lý

22


HCC đã được công nhận trên thế giới như Hiệp hội nghiên cứu các bệnh gan
của Mỹ (American Association for the Study of Liver Disease –AASLD)
[40]; Hiệp hội nghiên cứu về gan châu Âu (European Association for the
Study of the Liver – EASL) [31]; Hiệp hội nghiên cứu về gan châu Á Thái
Bình Dương (Asian Pacific Association for the Study of the Liver – APASL)
[45]; Trung tâm ung thư quốc gia và nhóm nghiên cứu ung thư gan Hàn Quốc
(Korean Liver Cancer Study Group and the National Cancer Center – Korea
Guidelines) [52]; Hướng dẫn quản lý HCC của Nhật Bản (Japan HCC
Guidelines – J-HCC Guidelines) [67] …
Siêu âm:
Siêu âm sử dụng cho mục đích sàng lọc, không cho mục đích chẩn
đoán xác định. Tuy nhiên, siêu âm tăng cường tương phản (Contrast-enhanced
Ultrasonography – CEUS) có độ nhạy như CT hoặc MRI và có thể sử dụng để
chẩn đoán xác định HCC (Theo hướng dẫn của APASL – châu Á Thái Bình
Dương) [45]. CEUS được sử dụng vài năm gần đây trên thế giới. Đó là

phương pháp tiêm thuốc cản quang để tăng khả năng của siêu âm trong chẩn
đoán phân biệt nhất là ở các khối u có kích thước nhỏ. Thuốc cản quang là
một dung dịch có chứa các vi bọt đường kính 4-5µm nên dễ dàng vượt qua
các mao mạch. Thuốc cản quang thế hệ 1 chứa vi bọt CO2 hoặc Levovist, thế
hệ 2 chứa SonoVue; Senazoid (có ưu điểm hơn thế hệ 1 là bền hơn đối với tác
động của sóng siêu âm).
CT hoặc MRI động (dynamic CT / dynamic MRI):
2 phương pháp này được khuyến nghị là công cụ đầu tiên cho chẩn
đoán HCC khi có test sàng lọc (siêu âm và/hoặc AFP) chỉ ra kết quả bất
thường. Hình ảnh HCC điển hình trên CT/MRI sau khi tiêm thuốc cản quang
là tăng quang mạnh ở thì động mạch và giảm quang nhanh ở thì tĩnh mạch.

23


Chụp mạch máu:
Chụp mạch máu được tiến hành theo phương pháp Seldinger: luồn
catherter đầu dò qua động mạch bẹn và bơm cản quang vào các mạch máu
khối u trong gan qua đó đánh giá đặc điểm tăng sinh mạch khối u để chẩn
đoán xác định HCC, đồng thời qua đó có thể tiếp tục làm các biện pháp can
thiệp như phương pháp nút mạch để điều trị HCC. Phương pháp này có giá trị
chẩn đoán tương tự như CT/MRI theo hướng dẫn của châu Âu (EASL) [29],
Hàn Quốc (Korean Guidelines) [52].
Tuy nhiên, ở phương diện chẩn đoán hình ảnh cũng có sự khác nhau
giữa các hướng dẫn ở chỗ có liên quan hoặc không liên quan đến kích thước
khối u [56]: ví dụ như hướng dẫn của Mỹ [40] đối với các khối u kích thước
dưới 1cm trên siêu âm sẽ được kiểm tra lặp lại 3 - 4 tháng; khối u có kích
thước 1 - 2 cm khi 2 phương tiện chẩn đoán hình ảnh US/CT/MRI có hình
ảnh HCC điển hình thì có thể kết luận HCC; Khối u có kích thước trên 2 cm
thì chỉ cần 1 phương tiện chẩn đoán hình ảnh CT/MRI có hình ảnh HCC điển

hình thì có thể kết luận HCC. Còn như hướng dẫn của hiệp hội nghiên cứu
gan châu Á-Thái Bình Dương [45] và Nhật Bản [67] thì chỉ cần 1 phương tiện
chẩn đoán hình ảnh CT/MRI có hình ảnh HCC điển hình mà không liên quan
đến kích thước khối u. Tuy nhiên, đã có một sự đồng thuận giữa hướng dẫn
của AASLD và APASL (năm 2011) trên phương diện chẩn đoán hình ảnh.
AASLD chấp nhận 1 thay cho 2 phương tiện chẩn đoán hình ảnh CT/MRI đối
với HCC với khối u kích thước 1 - 2cm [26].
1.1.3.3. Chẩn đoán huyết thanh
Chất đánh dấu khối u (tumour marker) ở HCC.
Hiện nay AFP được coi là chất chỉ điểm tốt nhất của HCC theo tất cả
các hướng dẫn quản lý HCC [56]. Ngoài ra có một số chất chỉ điểm khác đã

24


và đang được nghiên cứu ứng dụng trên lâm sàng như AFP ái lực với lectin,
Des-gamma-carboxy prothrombin (DCP) và Alpha-L-Fucosidase [13], [31]
[65]. Việc kết hợp các chất chỉ điểm khối u làm tăng độ nhạy trong chẩn đoán
HCC, nhưng cũng chỉ được sử dụng ở một vài nước ví dụ như DCP được
chấp thuận ở Nhật Bản, Nam Hàn Quốc, và Indonesia [56].
Ngưỡng chẩn đoán HCC của AFP thì khác nhau theo các hướng dẫn
[32], [56]. AFP > 200ng/ml theo hướng dẫn của Mỹ [40], Châu Á-Thái Bình
Dương [45]. AFP > 400 ng/ml theo hướng dẫn của châu Âu [29]. Theo
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế Việt Nam
thì nồng độ AFP huyết thanh > 400ng/ml là có giá trị chẩn đoán [3]. Tuy
nhiên, tất cả các hướng dẫn này đều khuyến nghị không dùng đơn độc AFP để
chẩn đoán xác định HCC mà phải kết hợp ít nhất một phương pháp chẩn đoán
hình ảnh có hình ảnh HCC điển hình (CT/MRI/US). Một số tác giả nghiên
cứu còn chỉ ra giá trị 100 ng/ml cũng có giá trị chẩn đoán HCC như Trevisani
và cộng sự [35] khi khảo sát nồng độ AFP ở 170 BN HCC và 170 BN có bệnh

gan mạn tính; Faisal và cộng sự [34] nghiên cứu ở 206 BN HCC, 199 BN xơ
gan và 197 BN viêm gan mạn. Theo Okuda K. [50] lấy mức AFP > 200 ng/ml
là mức chẩn đoán thì độ nhạy AFP đạt 77,6%. Cũng với mức AFP > 200
ng/ml trong nghiên cứu của Taketa K. [64] độ nhạy của AFP chỉ còn 52,6%,
độ đặc hiệu đạt tới 99,6%. Trong nghiên cứu của Vũ Văn Khiên [12] ở 22 BN
HCC được phẫu thuật có hàm lượng trung bình của AFP là 609,04 ± 31,99
ng/ml. Do vậy, tác giả đã khuyến cáo cần chọn mức AFP > 500 ng/ml là mốc
chẩn đoán HCC. Theo một số tác giả việc chọn mức chẩn đoán có ý nghĩa của
AFP còn phụ thuộc vào tần suất mắc bệnh, yếu tố nguy cơ, đặc điểm bệnh gan
trước đó và yếu tố chủng tộc [34], [35], [48], [62] .

25


×