Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu nhu cầu vay vốn của các hộ trồng quế trên địa bàn xã Kiên Thành huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.82 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN ĐẠT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU NHU CẦU VAY VỐN CỦA CÁC HỘ TRỒNG QUẾ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIÊN THÀNH, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018

TháiNguyên–năm2018




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN ĐẠT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU NHU CẦU VAY VỐN CỦA CÁC HỘ TRỒNG QUẾ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIÊN THÀNH, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học


: 2014 - 2018

Giảng viên hƣớng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Giang

TháiNguyên–năm2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp“Nghiên cứu nhu cầu vay vốn của
các hộ trồng quế trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên
Bái” là công trình nghiên cứu của bản thân, được thực hiện trên cơ sở nghiên
cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực
tiễn và sự hướng dẫn khoa học của cô giáo ThS. Nguyễn Thị Giang.
Các số liệu bảng, biểu và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các
nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có.
Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Thái Nguyên, ngày12 tháng 03 năm 2018
Sinh viên

Hoàng Văn Đạt


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, em đã nhận được sự giúp đỡ

nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
này. Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường, toàn thể
các Thầy Cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã truyền đạt cho em
những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn
Thị Giang đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em
hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận.
Qua đây em cũng xin cảm ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ UBND xã Kiên
Thành, đã nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập và
đặc biệt là toàn bộ người dân trên địa bàn xã trong thời gian em về thực tập đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết
cho đề tài.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ em về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực thiện đề tài.
Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, thời gian thực tập
không nhiều vì vậy khoá luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót
vậy rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến
của các bạn sinh viên để bài khoá luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 03 năm 2018
Sinh viên
Hoàng Văn Đạt


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất ở xã năm 2016 ........................................... 41
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã

trong giai đoạn (2014-2016) ........................................................... 43
Bảng 4.3. Tình hình chăn nuôi của xã trong giai đoạn (2014 – 2016) ........... 44
Bảng 4.4. Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ điều tra .......................... 48
Bảng 4.5. Tình đất đai của các hộ điều tra ...................................................... 49
Bảng 4.6. Tình hình vay vốn của xã Kiên Thành qua ngân hàng CSXH đến
ngày 13/09/2017.............................................................................. 50
Bảng 4.7. Tình hình tiếp cận vốn vay qua các ngân hàng .............................. 54
Bảng 4.8. Mục đích vay vốn trong giấy đề nghị vay vốn của các hộ điều tra55
Bảng 4.9. Mức vay vốn của các hộ điều tra .................................................... 56
Bảng 4.10. Mục đích sử dụng vốn vay thực tế của các hộ điều tra ................ 57
Bảng 4.11. Chi phí trồng và chăm sóc quế của hộ nông dân trên 1 ha ........... 58
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của hộ nông dân trồng quế .................. 59
Bảng 4.13. Tình hình hoàn trả vốn vay của các hộ điều tra trong năm 2016 61
Bảng 4.14. Nhu cầu vay vốn của các hộ trồng quế trên địa bàn xã trong năm
2018 ................................................................................................. 61
Bảng 4.15. Ý kiến của hộ điều tra về việc vay vốn ........................................ 62
Bảng 4.16. Những khó khăn trong việc vay vốn của các hộ nông dân........... 63


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa hộ trồng quế với các tổ chức tín dụng ..... 51
Hình 4.2. Sơ đồ quy trình vay vốn của NHNo&PTNT Trấn Yên .................. 52
Hình 4.3. Sơ đồ quy trình vay vốn của NHCSXH Trấn Yên.......................... 53


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTXH Bảo trợ xã hội
BQC

Bình quân chung

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CSXH

Chính sách xã hội

CĐHH

Chất độc hóa học

CN

Cận nghèo

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ĐVT


Đơn vị tính



Lao động

NĐ - CP

Nghị định Chính phủ

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHN0&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NNNT

Nông nghiệp nông thôn


NNPTNT

Nông nghiệp phát triển nông thôn

SX

Sản xuất

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TB

Trung bình

TLSX

Tư liệu sản xuất

TCTD

Tổ chức tín dụng

UBND

Ủy ban nhân dân

VNAH


Việt Nam anh hùng

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
1.4. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................. 4
1.5. Bố cục khoá luận ........................................................................................ 4
PHẦN 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN ........................................ 5
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5
2.1.1. Cơ sở khoa học về tín dụng ..................................................................... 5

2.1.2. Cơ sở khoa học về cây quế.................................................................... 10
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 15
2.2.1. Vài nét về tình hình tín dụng nông nghiệp một số nước trên thế giới và
trong nước ....................................................................................................... 15
2.2.2. Các giống quế ở Việt Nam .................................................................... 25


vii

PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...32
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 32
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 32
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 32
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32
3.2.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, của địa phương ............. 32
3.2.2. Phân tích thực trạng vay và sử dụng vốn vay của các hộ trồng quế ..... 32
3.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của các hộ trồng quế .. 32
3.2.4. Đề xuất giải pháp tiếp cận các khoản vốn vay cho các hộ gia đình sản
xuất quế ........................................................................................................... 32
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 33
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 33
3.3.2. Phương pháp phân tích .......................................................................... 35
3.3.3. Phương pháp xử lí và tổng hợp số liệu ................................................. 35
3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá .............................................................. 35
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 39
4.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, của địa phương ................ 39
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 39
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 43
4.2. Phân tích thực trạng vay và sử dụng vốn vay của các hộ trồng quế ........ 47
4.2.1. Thực trạng nhóm hộ điều tra ................................................................. 47

4.2.2. Phân tích tình hình vay vốn của các hộ trồng quế xã Kiên Thành ....... 50
4.2.3. Phân tích tình hình sử dụng vốn vay của các hộ ................................... 57
4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của các hộ ..................... 62
4.3.1. Ý kiến của hộ điều tra về việc vay vốn ................................................. 62
4.3.2. Những khó khăn trong vay vốn của các hộ nông dân ........................... 63


viii

4.4. Đề xuất giải pháp tiếp cận các khoản vốn vay cho các hộ gia đình sản
xuất quế trên địa bàn xã .................................................................................. 64
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 67
5.1. Kết luận .................................................................................................... 67
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 68
5.2.1. Đối với các cấp chính quyền ................................................................. 68
5.2.2. Đối với ngân hàng ................................................................................. 69
5.2.3. Đối với người dân ................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam chiếm hơn 65,4%dân số
[15] nhưng chỉ chiếm 20%tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ
chức tín dụng[17]. Kinh tế thị trường phát triển thì làm cho nông nghiệp, nông
thôn và đặc biệt là người nông dân càng khó có cơ hội tiếp cận với các nguồn
tài chính, tín dụng. Việc phân bổ vốn đầu tư còn mất cân đối và chưa hợp lý,

thiếu trọng điểm, trọng tâm còn biểu hiện tình trạng ban phát, nguồn vốn đầu
tư cho phát triển nông nghiệp - nông thôn có nhiều kênh đáp ứng cho nhiều
đối tượng, nhưng chưa được phối hợp đồng bộ để đầu tư, sử dụng có hiệu quả
mà còn trong tình trạng dàn trải, chồng chéo do thiếu nguồn vốn giá rẻ nên lãi
suất các khoản cho vay thương mại đối với nông nghiệp - nông thôn ở mức
rất cao [5]. Đây là một trong những lý do tại sao tình hình khu vực nông
nghiệp Việt Nam chưa có những cải thiện mạnh mẽ cả về mức sống và trình
độ kinh tế.
Có nhiều nguyên nhân làm cho khu vực nông thôn khó tiếp cận các
nguồn tài chính. Trước hết, do tích lũy của khu vực nông nghiệp rất thấp. Đặc
biệt, từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ lạm phát càng cao, mức tích lũy của người
dân càng thấp trong khi vốn cần để đầu tư sản xuất ngày càng nhiều. Trong
khi đó, không có vốn huy động thành thị chuyển về cho vay nông thôn mà lại
có tình trạng vốn huy động từ địa bàn nông thôn lại chuyển ra cho vay tại đô
thị[8].
Giải bài toán về vốn cho thị trường tài chính nông thôn trong bối cảnh
Việt Nam gia nhập WTO là một vấn đề hết sức khó khăn. Việt Nam, cũng
như các nước đang phát triển trên thế giới, phải đối phó với vấn đề thiếu vốn


2

nói chung, đặc biệt thiếu vốn cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông
thôn. Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nước ta nhưng trong thời gian
qua nông hộ vẫn còn phải đối mặt với vòng luẩn quẩn nghèo đói bởi vì thu
nhập thấp, nông hộ cần vốn để có thể trang bị kỹ thuật mới nhưng phần lớn
vẫn còn phải áp dụng các phương thức canh tác truyền thống dẫn đến kết quả
là năng suất thấp và thu nhậpcũng thấp [5]. vì thế cần có biện pháp nhằm
cung cấp vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay trên cơ sở phân tích nhu
cầu vay vốn và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nước ta

đang hướng đến.
Vì vậy, việc nghiên cứu vai trò của nguồn vốn cho người nông dân có
ý nghĩa cấp thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Giải quyết vấn đề
vốn cho nông hộ và xem vốn là một trong những thành phần chủ yếu trong
tiến trình đưa nông dân, nông thôn đi lên với sự phát triển kinh tế bền vững
mà nước ta đang hướng đến.
Việc cho vay hộ sản xuất nông nghiệp trong những năm qua của các tổ
chức tài chính trong và ngoài quốc doanh tuy đã đạt được những kết quả nhất
định song vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề tín dụng nông thôn là vấn
đề phức tạp đối với các nước đang phát triển đặc biệt là đối với Việt Nam,
một nước xuất phát điểm là thuần nông, đi lên chủ yếu từ sản xuất nông
nghiệp. Để góp phần giải quyết được đòi hỏi trên phải có những nghiên cứu
về nhu cầu vốn, khả năng tiếp cận vốn vay cũng như đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn vay của nông hộ. Xuất phát từ nhu cầu thực tếtrên, em tiến hành
nghiên cứu đề tài:"Nghiên cứu nhu cầu vay vốn của các hộ trồng Quế trên
địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái" làm khóa luận tốt
nghiệp của mình.


3

1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạngnhu cầu vay vốn của các hộ gia đình trồng quế
trên địa bàn xã Kiến Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.Từ đó, đưa ra các
giải pháp tiếp cậncác nguồn vốn vay cho các hộ gia đình để sản xuất cây quế
trên địa bàn xã.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
-Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, của địa phương.
-Phân tích thực trạng vay vàsử dụng vốn vay của các hộ trồng quế.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của các hộ trồng quế.
-Đề xuất giải pháp tiếp cận các khoản vốn vay cho các hộ gia đình sản
xuất quế trên địa bàn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
Đề tài được thực hiện là cơ sở giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học,
rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học, vận dụng các kiến thức
lý thuyết áp dụng vào thực tế. Đây là bước đầu giúp sinh viên tiếp cận với
thực tế sản xuất và giúp tích lũy kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này.
Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho nhà Trường, Khoa và các sinh
viên khóa sau.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá tầm quan trọng của vốn vay trong việc phát triển cây quế, phát
triển kinh tế nông hộ và phát triển nông thôn. Đồng thời cũng giúp nắm bắt được
những tồn tại, khó khăn, trở ngại trong việc đưa vốn vay đến tay người nông
dân, sử dụng vốn có hiệu quả. Từ đó có những biện pháp điều chỉnh trong khâu
huy động vốn, tích lũy, cho vay và sử dụng có hiệu quả. Khi đề tài được hoàn
thành nó sẽ là tài liệu tham khảo cho các cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội,


4

ngân hàng thương mại, các hộ và các cơ quan, tổ chức địa phương. Nó là tài liệu
quan trọng trong phát triển tín dụng nông thôn.
1.4. Những đóng góp mới của đề tài
- Thấy được hiệu quả kinh tế vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã
hội, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đến phát triển kinh tế
trước, sau vay vốn.
- Đánh giá được thuận lợi khó khăn của việc vay vốn và sử dụng vốn
vay của các hộ trồng quế từ đó đề xuất giải pháp phù hợp, mang lại hiệu quả.

- Xác định vấn đề còn tồn tại của việc sử dụng vốn vay của các hộ
trồng quế tại địa bàn xã
1.5. Bố cục khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục khoá luận gồm:
- Phần 1: Mở đầu
- Phần 2: Cơ sở khoa học và thực tiễn
- Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Phần 5: Kết luận và kiến nghị


5

PHẦN 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở khoa học về tín dụng
2.1.1.1. Khái niệm tín dụng, vay vốn
Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế
hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ
tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan
rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng là đồng thời xuất hiện
quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức
vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức
vay mượn bằng tiền tệ.
Cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp
nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn
trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm
theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay
còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh mối

quan hệ giữa hai bên - Một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay.
Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho
vay, lãi suất phải trả,...
Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá
trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn
tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả.
Vay vốn là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay (ngân hàng và các
định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp, các chủ thể
khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong


6

một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô
điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán [3].
2.1.1.2.Khái niệm về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
Hiệu quả kinh tế: Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để sản xuất
ra một loại hay một lượng sản phẩm hay dịch vụ thì người sản xuất đều phải sử
dụng một lượng chi phí nhất định về nguồn lực. Ở đây hiệu quả kinh tế được
hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí
bỏ ra. Bên cạnh đó thì hiệu quả kinh tế còn thể hiện bằng việc khi sản xuất ra
các sản phẩm này có đáp ứng được mục tiêu đặt ra hay không? Có phù hợp với
các điều kiện sẵn có không? Sự chênh lệch so sánh giữa các đầu vào và đầu ra
như thế nào? Ví dụ như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn vay là tăng thu
nhập cho hộ, đầu tư chuyển nghề.
Hiệu quả xã hội: Đây là khái niệm có liên quan mật thiết với hiệu quả
kinh tế và nó thể hiện bằng các mục tiêu sản xuất của con người, đồng thời
đây chính là yêu cầu nhiệm vụ kinh tế của chính phủ trong từng giai đoạn
phát triển kinh tế của đất nước. Hiệu quả xã hội thể hiện bằng chỉ tiêu kết quả
thu được về mặt xã hội đối với việc sử dụng các loại chi phí sản xuất. Hiệu

quả xã hội của việc sử dụng vốn vay là giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo
công bằng xã hội, giảm thiểu tình trạng nghèo đói,... Chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả xã hội mang tính chất định tính
2.1.1.3. Bản chất tín dụng
Tín dụng thể hiện mối quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa
người sở hữu và người sử dụng. Bản chất của sự chuyển nhượng này là quan
hệ xã hội giữa người cho vay và người đi vay. Do đó quan hệ giữa người cho
vay và người đi vay như thế nào thì quan hệ tín dụng như thế ấy. Chẳng hạn
trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan hệ giữa người cho vay và đi vay
chỉ là quan hệ điều hòa việc sử dụng vốn theo một kế hoạch do nhà nước vạch


7

sẵn thì quan hệ tín dụng ở đây chỉ là hình thức chứ không thực sự thể hiện
quan hệ cân nhắc giữa chi phí và hiệu quả. Ngược lại, trong nền kinh tế thị
trường quan hệ giữa người cho vay và người đi vay là quan hệ chuyển
nhượng quyền sử dụng vốn trên cơ sở so sánh giữa lợi nhuận và chi phí nên
quan hệ ở đây hình thành trên cơ sở cân nhắc và tính toán cẩn thận giữa lợi
ích thu được và chi phí sử dụng vốn.
2.1.1.4. Vai trò của tín dụng
 Góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển
- Nhờ nguồn vốn tín dụng, các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh
doanh không những đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh bình thường mà
còn mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đảm bảo sự phát
triển liên tục của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Trong quá trình hoạt động của các chủ thể kinh tế, tín dụng đã góp
phần đẩy nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, tạo điều kiện thuận
lợi để duy trì mối quan hệ giữa sản xuất, lưu thông hàng hóa và tiêu dùng xã
hội. Chính vì vậy, tín dụng đã làm cho lưu thông hàng hóa không những được

mở rộng ở trong nước mà còn ra thị trường quốc tế.
- Tín dụng góp phần điều chỉnh quy mô sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại
kinh tế của các doanh nghiệp, vùng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Từ đó sẽ
phát huy được năng lực sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất.
- Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn trong từng
chủ thể sản xuất kinh doanh, trong từng ngành,… Từ đó tạo ra những doanh
nghiệp, tập đoàn lớn, làm nòng cốt cho sự phát triển kinh tế của quốc gia.
- Bên cạnh những tác động trên, tín dụng quốc tế còn làm cho quá trình
chuyển giao công nghệ giữa các nước thực hiện nhanh hơn. Nó góp phần làm
cho các nước chậm phát triển và đang phát triển trong một thời gian ngắn có


8

thể có được một nền sản xuất với công nghệ cao, mà các nước phát triển trước
đây có được như thế đã phải mất tới hàng trăm năm.
Như vậy, tín dụng đã góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa
phát triển nhanh chóng, đó là điều không thể phủ nhận [12].
 Tín dụng là công cụ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
Vai trò này được thực hiện trên các phương diện:
- Nhà nước thường xuyên sử dụng tín dụng làm phương tiện cân đối thu
chi ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo các nguồn lực tài chính để thực thi
các chính sách kinh tế - xã hội.
- Thông qua việc thay đổi và điều chỉnh các điều kiện và lãi suất tín
dụng, Nhà nước có thể thay đổi được quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng
vận động của nguồn vốn tín dụng. Nhờ đó mà có thể thúc đẩy hoặc hạn chế sự
phát triển của một số ngành, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của
nhà nước.
- Nhà nước sử dụng tín dụng để điều tiết lưu thông tiền tệ, đảm bảo sự
cân đối tiền hàng, ổn định giá cả hàng hóa. Như vậy, tín dụng vừa là nội dung,

vừa là công cụ để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.
- Nhà nước sử dụng tín dụng làm công cụ thực thi các quan hệ hợp tác
quốc tế, tranh thủ các nguồn lực tài chính từ bên ngoài để đầu tư phát triển
kinh tế trong nước[12].
 Tín dụng góp phần quan trọng vào việc làm giảm thấp chi phí sản
xuất và lưu thông
- Thông qua hoạt động tín dụng, vốn trong nền kinh tế được luân
chuyển nhanh, tức là làm tăng nhanh tốc độ lưu thông tiền tệ. Từ đó giảm
khối lượng phát hành vào lưu thông, đồng nghĩa với việc giảm chi phí lưu
thông tiền tệ.


9

- Vốn tín dụng được cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các doanh nghiệp,
làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục, chu kỳ sản xuất
được rút ngắn lại. Đây là một yếu tố góp phần làm giảm tổn thất khi doanh
nghiệp thiếu vốn liên quan đến cơ hội kinh doanh.
- Giảm chi phí sản xuất, lưu thông của chính doanh nghiệp nhận vốn
vay. Nguyên tắc của tín dụng thuộc trách nhiệm hoàn trả, thúc đẩy người vay
vốn sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả hơn.
- Bản thân chủ thể các quan hệ tín dụng phải tính toán cụ thể để hoạt
động tín dụng đem lại lợi ích cao nhất và an toàn nhất. Động lực cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường thúc đẩy họ giảm đến mức thấp nhất chi phí kinh
doanh, kể cả chi phí xử lý rủi ro [12].
 Tín dụng là công cụ thực hiện chính sách xã hội và nâng cao đời
sống dân cư
Chính sách xã hội được thực hiện từ hai nguồn tài trợ không hoàn lại
thường bị hạn chế về quy mô và thiếu hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này,
Nhà nước đã sử dụng phương thức tài trợ có hoàn lại của tín dụng. Phương

thức tài trợ của tín dụng có vai trò sau:
- Thông qua việc cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, tổ chức kinh tế - xã
hội, làm cho họ được đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất hoặc
tiêu dùng.
- Các hộ nông dân, cá nhân sử dụng tín dụng như là một trong các
phương tiện để cải thiện và nâng cao mức sống của mình. Thông qua việc vay
vốn để đầu tư phát triển sản xuất nâng cao lợi nhuận và phân chia tỷ lệ giữa
tích lũy và tiêu dùng hợp lý nhất [12].
2.1.1.5. Hình thức tín dụng trong hộ nông dân
Có rất nhiều cách để phân loại hình thức tín dụng trong nền kinh tế hiện
nay. Tùy theo tiêu thức phân loại mà tín dụng được phân thành nhiều loại
khác nhau.


10

Căn cứ theo thời hạn tín dụng thì tín dụng được chia làm ba loại khác
nhau: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn.
+ Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và
thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
+ Tín dụng trung hạn: là tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được
cung cấp để mua sắm tài sản và đổi mới kỹ thuật, mở rộng xây dựng các công
trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
+ Tín dụng dài hạn: là loại có thơi hạn trên 5 năm, loại tín dụng này
được sử dụng để cung cấp vốn xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất
quy mô lớn.
Tín dụng trung hạn và dài hạn được đầu tư hình thành vốn cố định và
một phần tối thiểu hoạt động sản xuất.
2.1.2. Cơ sở khoa học về cây quế

2.1.2.1. Đặc điểm hình thái của cây quế
- Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, ở cây trưởng thành có thể
cao trên 15 m, đường kính ngang ngực (1,3 m) có thể đạt đến 40 cm.
- Quế có lá đơn mọc cách hay gần đối lá có 3 gân gốc kéo dài đến tận
đầu lá và nổi rõ ở mặt dưới của lá, các gân bên gần như song song, mặt trên
của lá xanh bóng, mặt dưới lá xanh đậm, lá trưởng thành dài khoảng 18 – 20
cm, rộng khoảng 6 – 8 cm, cuống lá dài khoảng 1 cm.
- Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều,
vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc.
- Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh
dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 – 5%.


11

- Cây quế khoảng 8 đến 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa, hoa quế mọc ở nách
lá đầu cành, hoa tự chùm, nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo, vươn lên phía trên của lá,
màu trắng hay phớt vàng.
- Quế ra hoa vào tháng 4, 5 và quả chín vào tháng 1, 2 năm sau. Quả
quế khi chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím than, quả
mọng trong chứa một hạt, quả dài 1 đến 1,2 cm, hạt hình bầu dục, 1 kg hạt
quế có khoảng 2500 – 3000 hạt.
- Hạt quế có dầu nên khi gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao hạt sẽ bị
chảy dầu mất sức nảy mầm
- Bộ rễ quế phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng lan
rộng, đan chéo nhau vì vậy quế có khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi
núi dốc.
2.1.2.2. Đặc điểm sinh thái của cây quế
Cây sinh trưởng trong rừng nhiệt đới, ẩm thường xanh, ở độ cao dưới
800m. Quế là cây gỗ ưa sáng, nhưng ở giai đoạn còn non cây cần được che

bóng. Khi trưởng thành 3 – 4 năm cây cần được chiếu sáng đầy đủ. Ánh sáng
càng nhiều, cây sinh trưởng càng nhanh và chất lượng tinh dầu càng cao.
Quế có hệ rễ phát triển mạnh, rễ trụ ăn sâu vào đất và cây có tốc độ
tăng trưởng tương đối nhanh. Tại vùng đồi núi A Lưới (Quảng Trị), cây trồng
từ hạt đến giai đoạn 3,5 năm tuổi đã đạt chiều cao trung bình 2,2m (tối đa
2,7m). Cây 9 năm tuổi có chiều cao trung bình 6,9 – 7,0 m với đường kính
thân trung bình 20 – 21 cm. Quế có khả năng tái sinh chồi từ gốc khá mạnh.
Trong sản xuất, sau khi chặt cây thu vỏ, từ gốc sẽ sinh nhiều chồi non. Có thể
để lại một chồi và tiếp tục chăm sóc để sau này lại cho thu hoạch vỏ
2.1.2.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây quế
 Khí hậu
Quế là loài cây thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều,
vì vậy các vùng có quế mọc tự nhiên ở nước ta là vùng có:


12

- Lượng mưa cao từ 2000 – 4000 mm/năm; lượng mưa thích hợp nhất
2000 – 3000mm/năm. Lượng mưa hàng năm ở các địa phương trồng quế ở
nước ta thường vào khoảng 1.600 – 2.500mm.
- Quế ưa khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng, phát
triển của quế là 200C – 250C.
- Tuy nhiên quế vẫn có thể chịu được điều kiện nhiệt độ thấp (lạnh tới
100C hoặc 00C) hoặc nhiệt độ cao tối đa tới 370C- 380C). Độ ẩm không khí
trên 85%;
 Đất đai
Quế có thể mọc được trên nhiều loại đất có nguồn gốc đá mẹ khác nhau
(sa thạch, phiến thạch…), đất ẩm nhiều mùn, tơi xốp; đất đỏ, vàng, đất cát
pha; đất đồi núi, chua (pH 4-6), nghèo dinh dưỡng, nhưng thoát nước tốt (trừ
đất đá vôi, đất cát, đất ngập úng). Tốt nhất nên trồng quế những nơi còn tính

chất đất rừng, đất có tầng trung bình đến dày, đất rừng mới phục hồi sau
nương rẫy, rừng còn cây bụi mọc rải rác…
Quế thường trồng ở những nơi có độ cao so với mặt nước biển:
+ Ở miền Bắc: 200m
+ Ở miền Trung: 500m
+ Ở miền Nam: 800m
Nhân dân các vùng trồng quế cho biết lên cao hơn cây quế có xu hướng
thấp lùn, chậm lớn nhưng vỏ dày và có nhiều dầu, xuống thấp hơn cây quế
thường dễ bị sâu bệnh, vỏ mỏng và ít dầu trong vỏ, đời sống cây cũng ngắn hơn.
Ở những nơi mùa khô kéo dài, ít mưa, vùng đồi núi trọc, đất xấu, đất
thoái hóa, đất đá ong, khô cằn, có lẫn đã hoặc chứa nhiều sỏi sạn, đất đã mất
tầng thảm mục, tầng mùn bị rửa trôi, nghèo dinh dưỡng, mất tính chất đất
rừng không thích hợp với quế.


13

2.1.2.4. Giá trị kinh tế của cây quế
Quế là loài cây đa tác dụng. Vỏ và quả Quế dùng làm thuốc, lá và vỏ
khô cho tinh dầu và làm gia vị, gỗ dùng trong xây dựng và làm đồ dùng gia
đình. Đây là loài cây cho hiệu quả kinh tế cao và được trồng ở nhiều nơi
Theo tài liệu thống kê cho thấy: Nếu 1ha Quế sau chu kỳ 15 – 20 năm
thu được 1,5 – 2 tấn vỏ trị giá 15 – 20 triệu đồng tương ứng với 10 tấn thóc.
Để thu được 10 tấn thóc phải canh tác trên 10 ha lúa nương (sản lượng lúa
nương 1 tấn/ha/năm) hoặc 20 ha sắn hoặc ngô.
Tuy nhiên trồng cây trên đất dốc không tiến hành liên tục trong 10 năm
được vì sau 3 – 5 năm lại bỏ hoang rồi mới trở lại canh tác. Như sau trong 10
năm 1 ha lúa nương chỉ canh tác được 3 – 5 năm và cho sản lượng 3 – 5 tấn thóc.
Ngoài ra trồng cây lương thực trên đất dốc liên tục còn làm tăng xói
mòn đất, giảm độ phì đất, trong khi đó rừng Quế thuần loài ở 5 – 6 tuổi đã

khép tán, dưới tán rừng Quế cây bụi thảm tươi phát triển, đất được bảo vệ và
lượng lá rơi rụng có tác dụng cải tạo đất.
Trong những năm 2000 – 2001 tại Yên Bái trồng Quế với mật độ ban
đầu là 3300 cây/ha.
– Chi phí cho 4 năm đầu là 7 – 8 triệu đồng/ha
– Lợi nhuận bình quân : 20 – 22 triệu đồng/ha
Xác định hiệu quả trồng Quế tại Na Mèo, Thanh Hóa cho thấy: Sau 15
năm lợi nhuận thu được từ 1 ha quế là > 21 triệu đồng.
Như vậy trồng Quế ở các địa phương đều mang lại hiệu quả kinh tế cao
2.1.2.5.Công dụng của quế
 Trong Y học
- Theo nghiên cứu của hội hóa học Hoa Kỳ “Mùi hương của tinh dầu
Quế giúp cải thiện trí tuệ con người”. Khi ngửi mùi hương này giúp nâng cao


14

sức tập trung, ghi nhớ và xử lý các hình ảnh nhanh và chính xác khi đang làm
việc với máy tính.
- Có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, hô hấp tăng lên, kích thích
tăng bài tiết, tăng cường co bóp tử cung, tăng nhu động ruột.
- Tinh dầu quế dùng để xoa bóp vùng đau bầm tím do chấn thương,
đánh gió khi cảm.
- Tinh dầu quế có tác dụng làm ấm toàn thân, khử mùi hôi, trừ cảm cúm,
cảm lạnh, tiêu chảy, có tác dụng kích dục, giảm buồn phiền, chống đau cơ.
- Quế được coi là một trong bốn vị thuốc rất có giá trị (Sâm, Nhung,
Quế, Phụ). Nhục quế có vị ngọt cay, tính nóng, thông huyệt mạch làm mạnh
tim, tăng sức nóng, chữa các chứng trúng hàn, hôn mê mạch chạy chậm, nhỏ,
yếu (trụy mạch, huyết áp hạ) và dịch tả nguy cấp.
- Tinh dầu quế có tính sát trùng mạnh làm ức chế nhiều loại vi khuẩn

đặc biệt là vi khuẩn tả. Ở các nước Châu Âu quế được sử dụng là thuốc chữa
các bệnh đau bụng tiêu chảy, sốt rét, ho và một số bệnh khác.
 Trong công nghiệp, thực phẩm
- Quế được sử dụng một khối lượng lớn để làm gia vị vì quế có vị
thơm, cay và ngọt có thể khử bớt được mùi tanh, gây của cá, thịt, làm cho các
món ăn hấp dẫn hơn, kích thích được tiêu hoá.
- Quế còn được sử dụng trong các loại bánh kẹo, rượu: như bánh quế,
kẹo quế, rượu quế được sản xuất và bán rất rộng rãi. Bột quế còn được nghiên
cứu thử nghiệm trong thức ăn gia súc để làm tăng chất lượng thịt các loại gia
súc, gia cầm.
- Quế được sử dụng làm hương vị, bột quế được trộn với các vật liệu
khác để làm hương khi đốt lên có mùi thơm được sử dụng nhiều trong các lễ
hội, đền chùa, thờ cúng trong nhiều nước châu á nhất là các nước có đạo phật,
đạo Khổng Tử, đạo Hồi.


15

- Gần đây nhiều địa phương còn sử dụng gỗ quế, vỏ quế để làm ra các
sản phẩm thủ công mỹ nghệ như bộ khay, ấm, chén bằng vỏ quế, đĩa quế, đế
lót dầy có quế.
- Một số dân tộc Châu Á dùng quả chín và nụ hoa quế lấy hương thơm
làm bánh và ướp chè hay thay nước hoa.
- Ở Ấn Độ, Quế được sử dụng rộng rãi như một thứ gia vị chủ yếu để
chế thức ăn.
- Gỗ Quế được dùng làm đồ gia dụng và ván ép. Người Dao ở miền
Bắc và một số dân tộc ở huyện Trà My (Quảng Nam) và Trà Bồng (Quảng
Ngãi). [13].
2.2.Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Vài nét về tình hình tín dụng nông nghiệp một số nước trên thế giới

và trong nước
2.2.1.1. Tín dụng nông nghiệp một số nước trên thế giới
 Tín dụng nông nghiệp Trung Quốc để thực hiện chính sách Tam
Nông về đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn
Để đảm bảo cam kết trong vòng 3 năm tới dịch vụ ngân hàng cơ bản sẽ
có mặt tại khắp các làng mạc, thị trấn, cung cấp các khoản tín dụng lớn và
dịch vụ bảo hiểm ở nông thôn, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa
nông thôn và thành thị, Chính phủ Trung Quốc chủ trương ban hành các biện
pháp huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để hỗ trợ khu vực vùng sâu,
vùng xa. Theo đó:
- Yêu cầu các ngân hàng gia tăng cho vay tín dụng nông nghiệp. Trung
Quốc có thị trường tài chính nông thôn rất lớn chưa được khai thác. Ngân
hàng Trung ương Trung Quốc dự tính, có khoảng 2/3 trong tổng số hơn 70
triệu nông dân bị thiếu dịch vụ ngân hàng, mặc dầu khoản tín dụng và khoản
cho vay trong Quỹ tín dụng nông thôn Trung Quốc mỗi năm tăng 20%, cao


×