Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ trồng chè trên địa bàn xã suối giàng, huyện văn chấn, tỉnh yên bái copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.62 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CẦM NGỌC TRÍ

Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ TRỒNG CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ SUỐI GIÀNG, HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2010 - 2014

Thái Nguyên - 2014



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CẦM NGỌC TRÍ

Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ TRỒNG CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ SUỐI GIÀNG, HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Lớp

: 42 – KTNN N01

Khóa học


: 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Cù Ngọc Băc

Thái Nguyên - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu hiện trạng và đề
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ trồng chè trên địa
bàn xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” là công trình nghiên cứu thực
sự của bản thân, được thực hiện dựa trên nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên
ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của
ThS. Cù Ngọc Bắc.
Các số liệu bảng, biểu, sơ đồ và kết quả trong khóa luận là trung thực, các
nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có.
Sinh viên

Cầm Ngọc Trí


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT, cảm ơn các thầy cô đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện
tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng
dẫn tận tình của ThS. Cù Ngọc Bắc đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian để tôi hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này. Xuất phát từ nguyện vọng bản thân và được sự giúp
đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT tôi về
thực tập tại Ủy ban nhân dân xã Suối Giàng để hoàn thành đề tài: “Nghiên cứu

hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ
trồng chè trên địa bàn xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ Ủy ban nhân dân xã Suối Giàng cùng
toàn thể các hộ nông dân ở xã Suối Giàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành công việc trong thời gian thực tập tại địa phương.
Cuối cùng tôi bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực tập.
Trong qua trình nghiên cứu vì lý do chủ quan nên khóa luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô
giáo và các bạn sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng 6 năm 2014

Sinh viên

Cầm Ngọc Trí


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

Đ

Đồng

DT


Diện tích

DV

Dịch vụ

ĐVDT

Đơn vị diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

GDP

Tổng sản phẩm nội

GO

Tổng giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã


IC

Chi phí trung gian

IPM

Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp

Pr

Lợi nhuận

PTBQ

Phát triển bình quân

PTNT

Phát triển nông thôn

TC

Tổng chi phí

THCS

Trung học cơ sở

TM


Thương mại

UBND

Ủy ban nhân dân

VA

Giá trị gia tăng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới qua các thời kỳ ...................11
Bảng 1.2. Sản lượng chè thế giới qua các năm .........................................................12
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế giới ..........12
Bảng 1.4. Sản lượng và giá trị xuất khẩu của chè Việt Nam từ năm 2007 - 2012...14
Bảng 2.1. Phân loại nhóm hộ và số hộ điều tra của xã Suối Giàng năm 2013 .........19
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai tại xã Suối Giàng năm 2013 ..........................23
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã suối Giàng .............................................24
Bảng 3.3. Diện tích, năng suất và sản lượng của một số cây trồng tại xã Suối Giàng .....27
Bảng 3.4. Tình hình chăn nuôi tại xã Suối Giàng .....................................................28
Bảng 3.5. Diện tích một số loại cây trồng chính xã Suối Giàng năm 2013 ..............32
Bảng 3.6. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2013 .............33
Bảng 3.7. Thể hiện diện tích đất trồng chè của nhóm hộ điều tra năm 2013............34
Bảng 3.8. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 sào chè của nhóm hộ I trong năm 2013 ....... 36
Bảng 3.9. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 sào chè của nhóm hộ II trong năm 2013......37
Bảng 3.10. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 sào chè của hai nhóm hộ I và
nhóm hộ II trong năm 2013 ........................................................................38
Bảng 3.11. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 kg chè khô của hai nhóm hộ II và

nhóm hộ III trong năm 2013 ......................................................................39
Bảng 3.12. Kết quả sản xuất, kinh doanh trên 1 sào chè của nhóm hộ I năm 2013........40
Bảng 3.13. Kết quả sản xuất, kinh doanh trên 1 sào chè của nhóm hộ II năm 2013 .......41
Bảng 3.14. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất chè ở hai nhóm hộ I
và nhóm hộ II năm 2013 ............................................................................43
Bảng 3.15. So sánh kết quả sản xuất, kinh doanh tính trên 1 kg chè khô của hai
nhóm hộ II và nhóm hộ III năm 2013 ........................................................45


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học....................................................2
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................................2
4. Bố cục khóa luận .....................................................................................................2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................3
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................3
1.1.1. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè ...........................................................3
1.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè .....................................................3
1.1.3. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè ...........................................................9
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................11
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới ..............................................11
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam............................................13
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại tỉnh Yên Bái ........................................15
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................18
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................18

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................18
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................18
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................18
2.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................18
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................18
2.4.1. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................18
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin .....................................................................20
2.4.3. Phương pháp tổng hợp thông tin .....................................................................20
2.4.4. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................20
2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................22
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Suối Giàng ........................22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................22
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................24


3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Suối Giàng .....30
3.2. Đánh giá thực trạng sản xuất chè tại xã Suối Giàng ..........................................31
3.3. Đánh giá thực trạng sản xuất chè của hộ điều tra ..............................................33
3.3.1. Đặc điểm chung về các hộ điều tra .................................................................33
3.3.2. Tình hình sản xuất chè của hộ điều tra............................................................36
3.4. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra ......................42
3.5. Đánh giá thị trường tiêu thụ chè tại xã Suối Giàng............................................46
3.5.1. Tình hình giá chè của xã Suối Giàng trong những năm gần đây ....................46
3.5.2. Tình hình tiêu thụ chè xã Suối Giàng .............................................................46
3.6. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và phát triển chè cổ thụ
tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ...................................................50
3.6.1. Thuận lợi .........................................................................................................50
3.6.2. Khó khăn .........................................................................................................51
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN HIỆU

QUẢ SẢN XUẤT CHÈ CHO NGƯỜI DÂN TẠI XÃ SUỐI GIÀNG ................52
4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu của xã Suối Giàng về phát triển cây chè .......52
4.2. Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè
cho xã Suối Giàng .....................................................................................................52
4.2.1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật .......................................................................52
4.2.2. Về huy động nguồn lực và chính sách hỗ trợ đầu tư.......................................53
4.2.3. Về công tác tuyên truyền.................................................................................53
4.2.4. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất............................................54
4.2.5 .Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm ......................................................54
4.2.6. Các giải pháp về xã hội ...................................................................................55
4.2.7. Giải pháp về bảo vệ môi trường ......................................................................55
4.3. Kiến nghị ............................................................................................................55
KẾT LUẬN ..............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................58


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cây chè là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và Á nhiệt đới, sinh trưởng, phát
triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của khoa học
kỹ thuật, cây chè đã được trồng ở cả những nơi khá xa với nguyên sản của nó. Trên
thế giới, cây chè được phân bố từ 42 vĩ độ Bắc đến 27 vĩ độ nam và tập trung chủ
yếu ở khu vực từ 16 vĩ độ Bắc đến 20 vĩ độ Nam.
Chè là một thức uống lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu; Trung Quốc
là nước đầu tiên chế biến chè để uống sau đó nhờ những đặc tính tốt của nó chè trở
thành thức uống phổ biến rộng. Hợp chất cafein và ancaloit có trong chè là những
chất có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho
tinh thần minh mẫn, tăng cường sự hoạt động của các cơ trong cơ thể, nâng cao
năng lực làm việc, giảm bớt mệt nhọc sau những lúc làm việc căng thẳng. Chè có

chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, vitamin PP và nhiều nhất là
vitamin C. Chính vì vậy chè là thức uống gần như có mặt ở hầu hết các văn phòng
làm việc và ngay trong gia đình của mỗi người. Một giá trị đặc biệt của chè được
phát hiện gần đây là tác dụng chống phóng xạ. Điều này được các nhà khoa học
Nhật Bản thông báo qua việc chứng minh chè có tác dụng chống được chất Stronti
(Sr) 90 là một đồng vị phóng xạ nguy hiểm.
Suối Giàng là một trong những xã có diện tích trồng chè lớn của huyện. Đây
là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của cây chè và tạo ra
sản phẩm chè có hương vị đặc trưng riêng chỉ với chè được trồng tại nơi đây mới
có. Cây chè đang từng ngày trở thành cây trồng chính và đem lại nguồn thu nhập
đáng kể cho hộ gia đình. Tuy nhiên, năng suất, chất lượng và giá cả chè của xã còn
thấp chưa tương xứng với thế mạnh của vùng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn
đề này do việc ít hoặc thậm chí không sử dụng phân bón, đất đai bị bạc màu,... Sự
gắn kết giữa người trồng chè với các doanh nghiệp chế biến chưa thực sự rõ ràng,
quá trình tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thị trường nội địa chưa tận dụng được lợi thế
để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định.Vì vậy rất cần có sự
quan tâm của các cấp chính quyền để khắc phục những khó khăn, hạn chế còn tồn
tại và phát triển thế mạnh, tiềm năng của xã.
Trước những thực tế đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng thực trạng. Thấy rõ
được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp phát triển sản xuất, kinh doanh và tiêu
thụ chè có hiệu quả của vùng, vì vậy tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu
hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ
trồng chè trên địa bàn xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” hy vọng
sẽ góp phần giải quyết được vấn đề trên.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh chè của các

hộ trên địa bàn xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đánh giá được đầy
đủ, chính xác tình hình sản xuất chè trên địa bàn xã Suối Giàng, qua đó đưa ra được
các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè, giải quyết nhu cầu việc làm và nâng cao
thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Góp phần thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế của xã Suối Giàng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng được
nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất chè tại xã Suối Giàng và chỉ ra
những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất loại cây trồng này.
- Đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho
người dân và mở rộng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chè.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, lớp; ứng
dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
Rèn luyện kỹ năng thu thập, xử lý số liệu, viết báo cáo; trang bị kiến thức
thực tiễn, làm quen với công việc, phục vụ tích cực cho quá trình công tác sau này.
Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về phát triển sản xuất chè tại
địa phương.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài nghiên cứu và đánh giá một cách tổng quát hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, tiêu thụ chè của người dân trồng chè tại xã Suối Giàng, từ đó nhận rõ được
vị trí của cây chè đối với sự phát triển kinh tế của địa phương. Qua kết quả nghiên cứu
có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ UBND xã Suối Giàng và các cơ
quan liên quan trong việc phát triển kinh tế xã hội, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa
phương nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp nông hộ, đặc biệt là
người dân trồng chè và làm tài liệu cho các sinh viên khóa học sau.
4. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận
gồm các chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản
xuất chè cho người dân tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái


3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè
Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, nó có vị trí quan trọng
trong đời sống sinh hoạt và đời sống kinh tế, văn hóa của con người. Sản phẩm chè
hiện nay được tiêu dùng ở khắp các nước trên thế giới, kể cả các nước không trồng
chè cũng có nhu cầu lớn về chè. Ngoài tác dụng giúp giải khát chè còn có nhiều tác
dụng khác như kích thích thần kinh làm cho thần kinh minh mẫn, tăng cường hoạt
động của cơ thể, nâng cao năng lực làm việc, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể,…
Đối với nước ta sản phẩm chè không chỉ để tiêu dùng nội địa mà còn là mặt
hàng xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ góp phần xây dựng đất nước. Đối với
người dân thì cây chè đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định, cải thiện đời sống
kinh tế văn hóa xã hội, tạo công ăn việc làm cho bộ phận lao động dư thừa nhất là ở
các vùng nông thôn. Nếu so sánh cây chè với các cây trồng khác thì cây chè có giá
trị kinh tế cao hơn hẳn, vì cây chè có chu kỳ kinh tế dài cho thu hoạch đến 40 năm
hoặc lâu hơn nữa [3].
Mặt khác chè là cây trồng không tranh chấp đất đai với cây lương thực mà nó
là loại cây trồng thích hợp với các vùng đất trung du và miền núi. Chính vì vậy cây
chè không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn góp phần cải thiện môi trường, phủ
xanh đất trống đồi núi trọc. Nếu kết hợp với trồng rừng theo phương thức Nông Lâm kết hợp sẽ tạo nên một vành đai xanh chống xói mòn rửa trôi, góp phần bảo vệ
một nền nông nghiệp bền vững.

Như vậy, phát triển sản xuất chè đã và đang tạo ra một lượng của cải vật chất
lớn cho xã hội, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện mức sống khu vực nông thôn.
Nó còn góp phần vào việc đẩy nhanh công cuộc Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn, giảm bớt chênh lệch về kinh tế, xã hội giữa thành thị và
nông thôn, giữa vùng núi cao và đồng bằng [1].
1.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè
Cây chè có đặc điểm từ sản xuất đến chế biến đòi hỏi phải có kỹ thuật khá
cao từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến và bảo quản. Vì thế để phát
triển ngành chè hàng hóa đạt chất lượng cao cần phải quan tâm chú trọng từ những
khâu đầu tiên, áp dụng những chính sách đầu tư hợp lý, loại bỏ dần những phong
tục tập quán lạc hậu,… Để tạo ra được những sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh
cao, thu hút được khách hàng và các nhà đầu tư sản xuất trong và ngoài nước. Nếu


4
coi cây chè là cây trồng mũi nhọn thì cần phải thực hiện theo hướng chuyên môn
hóa để năng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè góp phần tăng thu nhập cải
thiện đời sống người dân trồng chè. Những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất chè:
* Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
- Đất đai và địa hình: Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng đối với sản xuất
nông nghiệp nói chung và cây chè nói riêng. Đất đai là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
tới sự sinh trưởng, phát triển của cây chè và nó quyết định đến chất lượng, năng suất
chè nguyên liệu và chè thành phẩm. Muốn cây chè có chất lượng cao và hương vị
đặc biệt cần phải trồng chè ở độ cao nhất định từ 500 - 800m. Chè được trồng và
phát triển tốt chủ yếu ở vùng đất dốc, đồi núi; độ dốc đất trồng chè không quá 300,
đất trồng chè càng dốc thì khả năng bị xói mòn càng cao đất nghèo dinh dưỡng
không sống được lâu và kém phát triển. Chè trồng ở trên núi cao có hương vị thơm
và mùi vị đặc trưng tốt hơn là chè được trồng ở vùng thấp nhưng khả năng sinh
trưởng lại kém hơn. Các yêu cầu về đất: Đất tốt, nhiều mùn, có độ sâu, chua và
thoát nước, độ pH thích hợp là 4,5 - 6, đất phải có độ sâu ít nhất là 60 cm, mực nước

ngầm dưới 1m.
- Thời tiết khí hậu: Cùng với địa hình, đất đai, các yếu tố: Nhiệt độ, ẩm độ
trong không khí, lượng mưa, thời gian chiếu sáng và sự thay đổi mùa đều ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng chè. Theo số liệu trồng chè của các
nước trên thế giới thì:
Nhiệt độ bình quân thích hợp nhất cho chè là từ 15 - 250C.
Tổng nhiệt độ hàng năm là 8.0000C.
Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.500 - 2.000 mm.
Độ ẩm không khí là 80 - 85%.
Độ ẩm đất 70 - 80%.
Tuy nhiên với tính thích nghi rộng và sự phát triển của khoa học kỹ thuật
hiện nay có nhiều giống chè chịu rét, chịu hạn được tạo ra. Cây chè có thể sinh
trưởng và phát triển cả ở những nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn điều kiện
tối ưu ở trên [6].
* Nhóm nhân tố về kỹ thuật
- Giống chè: Cây chè là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất nhiều năm từ 30 40 năm thu hoạch, giống chè tốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản xuất. Do
đó việc nghiên cứu chọn, tạo và sử dụng giống tốt phù hợp cho từng vùng sản xuất
được các nhà khoa học và người sản xuất quan tâm từ rất sớm. Hay nói cách khác
giống chè là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng chè
nguyên liệu và thành phẩm. Giống chè phải là giống có năng suất cao, chất lượng


5
tốt, chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết khắc nghiệt, là nguyên liệu sản xuất
ra các mặt hàng có chất lượng cao đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với giống tốt
trong sản xuất kinh doanh chè cần có một số cơ cấu giống hợp lý, việc chọn tạo
giống chè là rất quan trọng trong công tác giống [4].
Giống chè ảnh hưởng đến năng suất búp, chất lượng nguyên liệu do đó cũng
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả
năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Mỗi sản phẩm chè lại đòi hỏi một

nguyên liệu nhất định, mỗi vùng, mỗi điều kiện sinh thái lại thích hợp cho một hoặc
một số giống chè. Vì vậy, để góp phần đa dạng hóa sản phẩm chè và tận dụng lợi
thế so sánh của mỗi vùng sinh thái cần đòi hỏi có một tập đoàn giống thích hợp với
điều kiện mỗi vùng.
- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: Cùng với giống mới việc áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến cũng là điều kiện cần thiết để tạo
ra năng suất cao và chất lượng tốt.
Tủ cỏ rác giúp tăng năng suất chè 30 - 50% do giữ được ẩm, tăng lượng mùn
và các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất [1].
- Tưới nước cho chè: Chè là cây ưa nước, trong búp chè có hàm lượng nước
lớn, song chè rất sợ úng và không chịu úng. Do đó, việc tưới nước cho chè là biện
pháp giữ ẩm cho đất để cây sinh trưởng và phát triển bình thường, cho năng suất,
chất lượng cao.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Nhằm tăng sức cạnh tranh của chè cần áp
dụng đồng bộ các giải pháp khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, kiểm soát
được các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình sản xuất để tạo sản phẩm chè an toàn đạt
chất lượng cao.
Ở nước ta, việc phát triển cây chè hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, trong đó
sâu bệnh hại là nguyên nhân quan trọng, làm tổn thất sản lượng từ 15 - 30%, chất
lượng chè cũng giảm sút. Trong công tác bảo vệ thực vật hiện nay cho cây chè cũng
như các loại cây trồng khác, chúng ta tập trung chủ yếu phòng chống sâu bệnh hại
bằng những biện pháp đơn lẻ và lấy biện pháp hóa học làm chủ đạo. Biện pháp này
có lợi là thuận tiện, dập tắt các đợt dịch nhanh chóng và làm tăng năng suất cây
trồng rõ rệt. Tuy nhiên nó cũng mang lại nhiều tiêu cực là tiêu diệt thiên địch của
sâu hại, dễ phát sinh dịch mới, phá vỡ cân bằng sinh thái trong nông nghiệp. Đặc
biệt, thuốc hóa học còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước và tồn dư trong sản phẩm
gây hại trực tiếp cho sức khỏe con người và các sinh vật khác [15].
- Mật độ trồng chè: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng chè cho
thích hợp, mật độ trồng chè phụ thuộc vào giống chè, độ dốc, điều kiện cơ giới hóa.



6
Nhìn chung tùy điều kiện mà ta bố trí mật độ chè khác nhau, nếu mật độ quá thưa hoặc
quá dày thì sẽ làm cho năng suất sản lượng thấp, lâu khép tán, không tận dụng được đất
đai, không chống được sói mòn và cỏ dại, vì vậy cần bố trí mật độ cho hợp lý.
- Đốn chè: Là biện pháp kỹ thuật cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng
chè. Kết quả nghiên cứu ở Inđônêxia cho thấy hàm lượng caffeine của nguyên liệu
chè đốn cao hơn nguyên liệu chè chưa đốn. Trước năm 1945 nhân dân vùng Thanh
Ba - Phú Thọ đã có kinh nghiệm đốn chè kinh doanh: “Năm đốn - năm lưu”. Ngoài
phương pháp đốn, thời vụ đốn cũng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè. Do
vậy, kỹ thuật đốn chè đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Nghiên cứu về đốn
chè các tác giả Nguyễn Ngọc Kính (1970), Đỗ Ngọc Quỹ (1980) đều cho thấy: Đốn
chè có tác dụng loại trừ các cành già yếu, giúp cho cây chè luôn ở trạng thái sinh
trưởng dinh dưỡng, hạn chế ra hoa, kết quả, kích thích hình thành búp non, tạo cho
cây chè có bộ khung tán thích hợp tầm hái.
- Bón phân: Bón phân cho chè nhất là chè kinh doanh là một biện pháp kỹ
thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng chè búp. Chè là
cây có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rất rộng rãi, nó có thể sống nơi
đất rất màu mỡ cũng có thể sống ở nơi đất cằn cỗi mà vẫn có thể cho năng suất nhất
định. Bón cho chè là biện pháp kinh tế kỹ thuật cần thiết để nâng cao năng suất và
chất lượng cho chè, nhưng biện pháp này cũng có những tác dụng ngược, bởi nếu
bón phân không hợp lý sẽ làm cho năng suất và chất lượng không tăng lên được,
thậm chí còn bị giảm xuống. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây chè đã lấy
đi một lượng phân rất cao ở trong đất, trong khi đó chè lại được trồng ở trên sườn
đồi, ở những nơi địa hình dốc, nghèo dinh dưỡng,… Chính vì vậy, để đảm bảo cho
cây chè sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo mục đích canh
tác lâu dài, bảo vệ môi trường và duy trì thu nhập thì bón phân cho chè là một biện
pháp không thể thiếu.
- Hái chè: Sau khi cây chè đã vào kỳ thu hoạch cần lựa chọn thời gian, thời
điểm và phương thức hái sao cho phù hợp để không làm ảnh hưởng đến chất lượng

chè nguyên liệu, hái chè một tôm, hai lá là nguyên liệu tốt nhất cho chế biến chè,
nếu hái quá già thN không những chất lượng chè giảm mà còn ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của cây chè. Nếu hái quá non thì chè sẽ không đạt được chất
lượng cao nhất.
- Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu: Sau mỗi đợt thu hái nguyên liệu
chè có thể đưa thẳng vào chế biến hoặc sau một khoảng thời gian nhưng không quá
10 tiếng. Khi thu hái không để búp chè bị dập nát.


7
- Công nghệ chế biến: Tùy thuộc vào mục đích của phương án sản phẩm mà
ta có quy trình công nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên liệu đầu vào, nhìn
chung quá trình chế biến gồm hai giai đoạn sơ chế và tinh chế thành phẩm.
Chế biến chè đen gồm các công đoạn: Hái búp chè - Làm héo - Vò - Lên
men - Sấy khô - Vò nhẹ - Phơi khô. Chè đen thường được sơ chế bằng máy móc
hiện đại với năng suất chất lượng cao, trong các khâu này đòi hỏi quy trình kỹ thuật
phải nghiêm ngặt tạo hình cho sản phẩm và kích thích các phản ứng hóa học trong
búp chè.
Chế biến chè xanh: Là phương pháp chế biến được người dân áp dụng rất
phổ biến từ trước đến nay, quy trình gồm có các công đoạn: Từ chè búp xanh (1 tôm
2 lá) sau khi hái về đưa vào chảo quay xử lý ở nhiệt độ 1000C với thời gian nhất
định rồi đưa ra máy vò để cho búp chè săn lại, đồng thời giảm bớt tỷ lệ nước trong
chè. Sau khi vò xong lại đưa chè vào quay xử lý ở nhiệt độ cao đến khi chè khô hẳn
(chú ý nhiệt độ phải giảm dần đều). Sau khi chè khô ta có thể đóng bao bán ngay
hoặc xát lấy hương rồi mới bán, khâu này tùy thuộc khách hàng. Đặc điểm của chè
xanh là có màu nước xanh óng ánh, vị chát đậm, hương vị tự nhiên, vật chất khô ít
bị biến đổi.
Chế biến chè vàng: Yêu cầu của việc chế biến khác với chè xanh và chè đen,
chè vàng là sản phẩm của một số dân tộc ít người trên các vùng núi cao được chế
biến theo phương pháp thủ công [1].

* Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội
- Thị trường: Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính chất quyết định đến
sự tồn tại của cơ sở sản xuất, kinh doanh chè, của các đơn vị sản xuất trong nền
kinh tế thị trường. Kinh tế học đã chỉ ra ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì?
Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng
đầu mang tính định hướng, buộc người sản xuất phải tìm kiếm thị trường, tức là xác
định nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường đối với hàng hóa mà họ sẽ sản
xuất ra được người tiêu dùng chấp nhận ở mức độ nào, giá cả có phù hợp hay
không, hình thành mối quan hệ giữa cung và cầu một cách toàn diện. Thị trường
đóng vai trò là khâu trung gian nối giữa sản xuất và người tiêu dùng.
Nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng tập trung vào hai loại chè chính là chè
đen và chè xanh. Chè đen được bán ở thị trường Châu Âu và Châu Mỹ, còn chè
xanh được tiêu thụ ở thị trường Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…).
Chính vì vậy nghiên cứu thị trường chè cần lưu ý độ co giãn cung cầu về chè.
Tìm kiếm được thị trường, người sản xuất phải lựa chọn phương thức tổ
chức sản xuất như thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu được là tối đa. Còn


8
vấn đề sản xuất cho ai, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ được thị trường, xác định được
rõ khách hàng, giá cả và phương thức tiêu thụ. Muốn vậy phải xem xét quy luật
cung cầu trên thị trường. Ngành chè có ưu thế hơn một số ngành khác, bởi sản
phẩm của nó được sử dụng khá phổ thông ở trong nước cũng như quốc tế. Nhu cầu
về mặt hàng này khá lớn và tương đối ổn định. Hơn nữa chè không phải là sản
phẩm tươi sống, sau khi chế biến có thể bảo quản lâu dài, chè mang tính thời vụ
cũng gặp ít gắt gao hơn các loại cây ăn quả khác. Chính nhờ những ưu điểm trên dễ
tạo ra thị trường khá ổn định và khá vững chắc là điều kiện, nền tảng để kích thích,
thúc đẩy sự phát triển của ngành chè.
- Giá cả: Thị trường và giá cả có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự biến động
của cơ chế thị trường làm ảnh hưởng đến sản xuất và giá thành của sản phẩm. Vì

vậy việc ổn định giá cả và mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần thiết cho
ngành chè góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông
nghiệp. Để ổn định giá cả và mở rộng thị trường chè còn liên quan đến nhiều vấn đề
như hệ thống đường giao thông, quảng bá sản phẩm. Phần lớn các vùng sản xuất
chè đều nằm xa khu dân cư, đường quốc lộ gây khó khăn cho việc vận chuyển. Do
đường giao thông đi lại chưa thuận lợi gây cản trở cho người sản xuất thường bị
thương lái ép giá dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao kéo theo nhiều hệ lụy. Muốn
nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như phát triển ngành chè trong tương lai cần thiết phải
có hệ thống giao thông thuận lợi để nâng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Cơ cấu sản xuất sản phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm là quan điểm có ý
nghĩa thực tiễn cao, vừa có tính kinh tế vừa có tính xã hội. Đa dạng hóa sản phẩm
nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường và tiêu thụ được nhiều sản phẩm
hàng hóa nhưng đồng thời phát huy những mặt hàng truyền thống đã có kinh
nghiệm sản xuất, chế biến, được thị trường chấp nhận.
- Nguồn lao động: Lao động chính là quá trình hoạt động có mục đích của
con người thông qua công cụ lao động, tác động lên đối tượng lao động nhằm biến
đổi chúng thành của cải vật chất cần thiết cho nhu cầu của mình. Người dân lao
động sử dụng sức lao động của bản thân là chính và từ quá trình lao động lâu dài
người dân đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu và vận dụng vào sản xuất.
Tập trung đầu tư phát triển sản xuất chè không những tạo công ăn việc làm cho
lượng lớn lao động dư thừa trong nông thôn mà còn giúp cho người dân bước đầu
tiếp cận với khoa học kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất lâu dài.
- Hệ thống cơ sở chế biến chè: Sau khi thu hái chè nguyên liệu sẽ được tiến
hành chế biến qua các công đoạn và quy trình để từ chè búp tươi tạo ra được chè
thành phẩm sau đó mới đem tiêu thụ ra ngoài thị trường. Chất lượng của chè không


9
chỉ phụ thuộc vào các đặc tính vốn có chứa trong chè mà nó còn chịu ảnh hưởng rất
lớn từ công đoạn chế biến chè. Ngày nay thay vì sử dụng những công cụ máy móc

sao chè bằng tay làm mất đi mùi hương của chè mà nhiều cơ sở chế biến, nhà máy,
công ty đã được thành lập và họ sử dụng dây chuyền chế biến hiện đại với quy trình
khép kín nhằm thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và tạo được sản phẩm chè đạt chất
lượng cao.
- Chính sách vĩ mô của Nhà nước
Một đất nước muốn phát triển được cần có sự dẫn dắt đúng đắn của một tổ
chức lãnh đạo và cụ thể đó là Nhà nước. Ngành chè cũng như các ngành sản xuất
khác muốn mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng, sản lượng sản phẩm thì cần
phải có một hệ thống chính sách kinh tế phù hợp nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu
cơ giữa các nhân tố với nhau để tạo ra hiệu quả cao trong kinh doanh. Quá trình sản
xuất, kết quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào chính sách kinh tế, một chính sách
phù hợp sẽ tạo điều kiện cho người sản xuất, kinh doanh nâng cao được hiệu quả
sản xuất, thúc đẩy các mặt cùng phát triển. Như vậy chính sách vĩ mô của Nhà nước
tác động trực tiếp và gián tiếp tới chính những người dân tham gia sản xuất. Một số
chính sách cụ thể như: Chính sách đất đai, thuế, thị trường,…
1.1.3. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè

1.1.3.1. Khái niệm sản xuất
Theo viện khoa học thống kê khái niệm sản xuất theo nghĩa chung nhất phản
ánh quá trình con người cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tạo ra điều kiện vật chất
cần thiết cho sự sinh tồn của mình. Như vậy, sản xuất là hoạt động tự nhiên vĩnh
hằng cho cuộc sống của con người và trong thực tế bao giờ cũng tồn tại một
phương thức sản xuất nhất định phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Để đánh giá
đúng, đầy đủ kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất trong nền kinh tế, đồng thời
đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn và khả năng so sánh quốc tế, các nhà thống kê
kinh tế đã cụ thể hóa khái niệm sản xuất với phạm vi hẹp hơn khái niệm sản xuất
theo nghĩa chung đã nêu.
Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau gọi là các
đầu vào hoặc các yếu tố sản xuất, để tạo ra hàng hóa dịch vụ mới, gọi là đầu ra (hay
sản phẩm). Nói gắn ngọn thì sản xuất là việc chuyển hóa các đầu vào - yếu tố sản

xuất thành đầu ra là hàng hóa và dịch vụ. Sản phẩm có thể là hàng hóa cuối cùng
hoặc sản phẩm trung gian [2].
Tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường
hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc
không thu tiền.


10
1.1.3.2. Một số lý luận về hiệu quả kinh tế
- Khái niệm: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng
của quá trình sản xuất. Nó được xác định bằng so sánh kết quả sản xuất với chi phí
bỏ ra [5].
- Ý nghĩa:
+ Hiệu quả kinh tế quyết định lợi ích của người sản xuất, của doanh nghiệp
và của Nhà nước. Trong sản xuất, từ kết quả thu được, trước tiên người ta phải khấu
trừ đi chi phí bỏ ra. Sản xuất có hiệu quả thì phần dư ra đó càng lớn. Phần dư ra của
kết quả sản xuất chính là lợi ích của người sản xuất, doanh nghiệp và Nhà nước.
+ Hiệu quả kinh tế được nâng cao thì người sản xuất càng thu được nhiều lợi
nhuận, người tiêu dùng sẽ được cung cấp hàng hóa và dịch vụ với giá rẻ hơn và chất
lượng hàng hóa cao hơn.
Như vậy hiệu quả kinh tế là vấn đề mà cả người sản xuất và người tiêu dùng,
cả xã hội đều quan tâm.
* Phân loại hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được phân chia ra theo nhiều cách khác nhau tùy theo khía
cạnh cần phản ánh.
- Căn cứ vào yếu tố cấu thành, chia ra hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối
và hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ
thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất.

+ Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá
đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm được trên một đồng chi
phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Như vậy, hiệu quả phân bổ là hiệu quả phân bổ
là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá cả đầu vào và đầu ra.
+ Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Chúng có mối quan hệ như sau:
Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả phân phối
- Theo mức độ khái quát, hiệu quả kinh tế chia ra:
+ Hiệu quả kinh tế: là so sánh giữa kết quả kinh tế với chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó.
+ Hiệu quả xã hội: là kết quả là kết quả của các hoạt động kinh tế xét trên
khía cạnh công ích, phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội như tạo việc làm, xóa đói
giảm nghèo, giảm tệ nạn xã hội,…
+ Hiệu quả môi trường: thể hiện ở việc bảo vệ tốt hơn môi trường như tăng
độ che phủ mặt đất, giảm ô nhiễm đất, nước, không khí,…


11
Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế quan trọng nhất, nhưng không
thể bỏ qua hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Vì vậy, khi nói tới hiệu quả kinh
tế người ta thường có ý bao hàm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
- Theo phạm vi, hiệu quả kinh tế chia ra:
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân: xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
+ Hiệu quả kinh tế ngành: tính riêng cho từng ngành: trồng trọt, chăn nuôi
hay hẹp hơn.
+ Hiệu quả kinh tế vùng: tính cho từng vùng.
+ Hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, các yếu tố đầu vào [5].
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
Chè đã được trồng ở 58 nước, trong đó có 30 nước trồng chè chủ yếu, phân

bố từ 330vĩ Bắc đến 490 vĩ Nam, trong đó vùng thích hợp nhất là 160 vĩ Nam đến
200 vĩ Bắc, ở vùng này cây chè sinh trưởng quanh năm còn trên 200 vĩ Bắc cây chè
có thời gian ngủ nghỉ và tính chất mùa rõ rệt [14].
Trong vài thập kỷ gần đây, sản lượng chè ở các nước tăng cao. Sản lượng đạt
trên 200 nghìn tấn gồm 4 nước: Trung Quốc, ấn Độ, Kenya, Srilanka. Sản lượng đạt
trên 100 nghìn tấn gồm 2 nước: Indonesia và Thổ Nhĩ Kì. Trên 20 nghìn tấn có 9
nước, trong đó có Việt Nam.
Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới qua các thời kì được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới qua các thời kỳ
Diện tích
Năng suất
Sản lượng (1000
(1000 ha)
(tạ khô/ha)
tấn)
1
1961
1366,13
7,20
983,79
2
1970
1668,29
7,71
1286,76
3
1980
2369,48
7,99

1893,53
4
1990
2237,78
11,28
2524,65
5
2000
2368,56
12,61
2987,22
6
2010
3123,56
14,46
4518,06
(Nguồn: Theo FAO Start Citation, 2013) [13]
Qua số liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới 50 năm qua
cho thấy:
- Diện tích chè thế giới tăng mạnh trong 30 năm từ nâm 1961 - 1990, trong
20 năm trở lại đây diện tích chè có chiều hướng nhanh năm 1990 diện tích là
2.237,78 ha đến năm 2010 diện tích đã là 3213,56 nghìn ha. Theo thống kê năm
2010, diện tích chè thế giới tương đối cao đã đạt 3,11 triệu ha trong đó diện tích chè
của châu á chiếm 88,56%, châu Phi là 9,7%.
- Năng suất chè thế giới tăng nhanh qua các năm, từ 7,2 tạ khô/ha (năm
1961) đến 14,46 tạ khô/ha (năm 2010).
STT

Năm



12
- Sản lượng chè tăng nhanh qua các thập kỷ, năm 2010 đạt 4518,06 nghìn tấn, với
nhịp độ tăng sau mỗi thập kỷ và tăng mạnh nhất vào giai đoạn từ năm 1990 - 2010.
Qua theo dõi sản lượng chè thế giới và các khu vực trồng chè từ năm 2007
đến năm 2012, diễn biến sản lượng chè được thể hiện qua bảng 1.2:
Bảng 1.2. Sản lượng chè thế giới qua các năm
(ĐVT: 1000 tấn)
Năm
Thế giới
Châu phi
Kenya
Châu Mỹ
Châu âu
Châu á
Châu đại dương
Trung Quốc
Ấn Độ
Sri Lanka
Việt Nam

2007
2008
2009
2010
2011
2012
3974,51 4211,40 4242,28 4518,06 4668,466 4818,118
583,20 546,96
528,03

629,34 595,337
599,352
369,60 345,80
314,10
399,00 377,912
369,400
84,24 108,20
99,12
114,68 107,855
110,195
0,75
0,94
0,75
0,50
0,504
0,326
3299,20 3548,15 3607,89 3766,34 3959,729 1.103,645
7,4
7,5
7,6
5,041
5,041
4,600
1183,00 1274,98 1375,78 1467,47
1623 1.714,902
973,00 987,00
972,70 991,182 966,733 1.000,000
305,22 318,70
290,00
282,30

327,5
330,000
164,00 173,50
185,70
198,47
206,6
216,900
(Nguồn: Theo FAO Start Citation, 2013) [13]
Mặc dù có tới 58 quốc gia trồng chè trên thế giới với quy mô khác nhau,
phân bố khắp 5 châu: Châu Á (20 nước), Châu Phi (21 nước), Châu Mỹ (12 nước),
Châu đại Dương (3 nước), Châu âu (Liên Xô (cũ) và Bồ Đào Nha). Tuy nhiên sản
xuất chè của thế giới chỉ tập trung ở một số nước như: Trung Quốc, ấn Độ, Kenya, Sri
Lanka, Nhật Bản, chiếm trên 60% tổng sản lượng chè thế giới. Cuối thế kỷ XX, nước
chè là một loại nước uống bảo vệ sức khỏe lý tưởng của 50% dân số thế giới, tiêu dùng
rất phổ biến chỉ xếp sau sản phẩm nước lọc.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế giới
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Diện tích
Năng suất
Sản lượng khô
(1000 ha)

(tạ /ha)
(1000 tấn)
Trung Quốc
1.513,000
11,334
1.714,902
Ấn Độ
605,000
16,529
1.000,000
Srilanka
221,969
14,867
330,000
Indonesia
122,500
12,253
150,100
Nhật Bản
45,900
18,715
85,900
Kenya
190,600
19,381
369,400
Thái Lan
21,500
34,884
75,000

Việt Nam
115,964
18,704
216,900
Thế giới
3275,991
14,707
4818,118
(Nguồn: Theo FAO Start Citation, 2013) [13]
Tên nước


13
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam

1.2.2.1. Sản xuất
Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, Việt Nam có
điều kiện tự nhiên tương đối phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây chè, tuy
nhiên cây chè ở Việt Nam chỉ được bắt đầu chú trọng đầu tư sản xuất từ những năm
đầu thế kỷ XX trở lại đây.
Trước năm 1892, nhân dân ta chủ yếu sử dụng chè tươi, chè nụ,… Sau khi
thực dân Pháp chiếm đóng Đông Dương cây chè bắt đầu được chú ý và khai thác.
Lịch sử phát triển chè ở Việt Nam chia làm các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1890 - 1945
Những đồn điền chè đầu tiên được thành lập ở Tĩnh Cương (Phú Thọ) với
diện tích 60 ha, ở Đức Phổ (Quảng Nam) là 230 ha, ở giai đoạn này hai tỉnh Quảng
Nam và Quảng Ngãi đã có hơn 1.900 ha chè.
Đến năm 1939 Việt Nam đạt sản lượng 10.900 tấn chè khô, đứng thứ 6 trên
thế giới sau Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka, Nhật Bản và Indonexia.
- Giai đoạn 1945 - 1954

Do ảnh hưởng của chiến tranh, sản xuất chè bị đình trệ, diện tích, năng suất
và sản lượng chè giảm nhanh.
- Giai đoạn 1954 - 1990
Sau chiến tranh, sản xuất chè được phục hồi trở lại. Nhiều cơ sở sản xuất chè
được thành lập. Năm 1970 chè được phát triển mạnh ở nông trường quốc doanh,
hợp tác xã chuyên canh và hộ gia đình. Năm 1980 - 1990 diện tích chè tăng từ 46,9
nghìn ha lên đến 60 nghìn ha (tăng 28%), sản lượng chè tăng từ 21 nghìn tấn lên
32,2 nghìn tấn chè khô (tăng 53,3%).
- Giai đoạn 1990 đến nay
Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều cơ chế chính sách đầu tư ưu tiên
phát triển cây chè. Cây chè được xem là cây trồng có khả năng xóa đói giảm nghèo
và làm giàu của nhiều hộ nông dân. Do đó, diện tích, năng suất và sản lượng chè
không ngừng được tăng lên [4].

1.2.2.2. Xuất khẩu
Về hợp tác đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè: Tại Hội thảo Quốc tế chè
Thái Nguyên-Việt Nam với chủ đề "Bay xa hương Trà Thái Nguyên" tổ chức ngày
13/11, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tham gia ký kết hợp tác đầu tư, sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm chè.
Hội thảo đưa ra cách thức hợp tác nghiên cứu và định hướng phát triển cây
chè, từ đó xây dựng thương hiệu, thị trường cho ngành chè Việt Nam và ngành chè


14
Thái Nguyên hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Đây là một trong 7 hoạt động chính
tại Liên hoan Trà quốc tế lần thứ nhất - Thái Nguyên, Việt Nam 2011.
Nhiều vùng chè chất lượng cao như Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu
(Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng)... chất lượng tốt có thể chế biến sản phẩm đa dạng
như chè vàng, Phổ Nhĩ, chè hữu cơ giá trị cao.
Tuy năng suất chè Việt Nam đã đạt mức bình quân của thế giới, nhưng giá

bán thấp chỉ bằng 60 - 70% thế giới, nguyên nhân chủ yếu do sản phẩm chè Việt
Nam còn nghèo nàn về chủng loại, chất lượng và mẫu mã chưa hấp dẫn nên sức
cạnh tranh thấp, giữa chế biến và sản xuất nguyên liệu chưa gắn kết với nhau, đặc
biệt nguyên liệu búp chè chưa đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cho chế biến chè chất
lượng cao [11].
Bảng 1.4. Sản lượng và giá trị xuất khẩu của chè Việt Nam từ năm 2007 - 2012
Năm

Sản lượng
(tấn)

Giá trị
(USD)

2007

114.000

130.833.000

2008

104.700

147.300.000

2009

133.000


178.000.000

2010

136.515

199.979.000

2011

133.900

204.018.000

2012

146.708

224.589.666

(Nguồn: Theo FAO Start Citation, 2013) [13]
Việt Nam tiếp tục củng cố giữ vững các thị trường chủ lực trong xuất
khẩu chè như thị trường Pakistan, Đài Loan, Irắc, Nga, Nhật Bản, Trung
Quốc,...và tăng cường xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng: Philippin,
Kenya, Xiry, Iran, Mexico, Lào, Chilê,... cũng nhờ mở rộng thị trường tại các
nước và vùng lãnh thổ mới hoặc nhập khẩu chè Việt Nam còn ở lượng ít.
Theo số liệu thống kê của Hải quan, xuất khẩu chè của Việt Nam sang các thị
trường trong 2 tháng đầu năm 2014 đạt 16.435 tấn chè, trị giá 26.269.156 USD,
giảm 12,93% về lượng và giảm 8,63% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Pakistan vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu chè của Việt Nam, với lượng

nhập 2.583 tấn chè, trị giá 4.979.002 USD, giảm 13,03% về lượng và giảm 1,67%
về trị giá, chiếm 18,9% tổng trị giá xuất khẩu. (Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè
xanh BT sang thị trường Pakistan, qua cảng SG khu vuc IV, CNF).
Nga là thị trường lớn thứ hai, với 2.247 tấn, trị giá 3.789.094 USD, tăng
24,21% về lượng và tăng 36,46% về trị giá. Đứng thứ ba là thị trường Đài Loan, với
2.258 tấn, trị giá 2.937.618 USD, giảm12,99% về lượng và giảm 21,7% về trị giá so


15
với cùng kỳ năm trước. (Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè đen OPA sang Đài Loan
qua Cảng Cát Lái, Hồ Chí Minh, CFR).
Ba thị trường xuất khẩu trên chiếm 44,5% tổng trị giá xuất khẩu chè của
Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2014.
Trong 2 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu chè sang một số thị trường có mức
tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước: Trung Quốc tăng 55,84% về lượng và tăng
50,32% về trị giá; Arập Xêút tăng 28,19% về lượng và tăng 34,63% về trị giá. Bên
cạnh đó những thị trường có sự sụt giảm xuất khẩu gồm: Hoa Kỳ giảm 32,18% về
lượng và giảm 27,84% về trị giá; Indonêsia giảm 36,22% về lượng và giảm 30,99%
về trị giá; UAE giảm 78,1% về lượng và giảm 78,81% về trị giá; Đức giảm 46,92%
về lượng và giảm 51,41% về trị giá; Ấn Độ giảm 43,14% về lượng và giảm 32,89%
về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Dù được xếp trong top 5 quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, nhưng xét
về giá trị, do hơn 90% lượng chè vẫn xuất khẩu thô ở dạng chè rời; ít doanh nghiệp
đầu tư vào thương hiệu, đóng gói gia tăng giá trị cho sản phẩm, nên tổng giá trị xuất
khẩu mặt hàng chè vẫn chưa đạt kết quả cao [11].
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại tỉnh Yên Bái
Người dân Yên Bái vẫn tự hào vì Yên Bái là tỉnh có diện tích chè lớn nhất
nhì cả nước với trên 11.200ha. Và dù trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm
nhưng diện tích chè vẫn được duy trì, mở rộng, sản lượng và chất lượng chè ngày
càng nâng cao. Chè - Cây chủ lực trong phát triển kinh tế đã và đang khẳng định vị trí,

vai trò của mình trong nền kinh tế của tỉnh và dành được chỗ đứng trên thị trường.
Năm 2013 khép lại với nhiều điểm sáng đáng ghi nhận đối với ngành chè
Yên Bái. Đó là sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong tổ chức quản lý, chỉ đạo
việc quy hoạch và phát triển vùng chè, các chính sách phát triển nông lâm nghiệp đã
kịp thời hỗ trợ, khuyến khích người trồng chè. Từ đó đã tạo chuyển biến cơ bản về
nhận thức của nông dân và doanh nghiệp chè trong việc tăng diện tích trồng mới,
tăng sản lượng, năng suất, chất lượng sản phẩm chè chế biến. Năm 2013, sản lượng
chè búp tươi thu hái được trên 91 nghìn tấn, chế biến được trên 20 nghìn tấn chè
khô các loại. Con số này dù vượt không nhiều so với kế hoạch đề ra, song cũng là
những cố gắng nỗ lực không nhỏ của toàn tỉnh trong việc duy trì, phát triển cây chè.
Có thể nói rằng chè là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của tỉnh bởi gần 30
vạn dân toàn tỉnh hiện vẫn sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp trong đó trồng chè là
chính, đặc biệt là ở những huyện như Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên. Năm 2013,
giá thu mua chè búp tươi cao hơn so với năm 2012 10%, thu nhập người làm chè
được cải thiện, góp phần ổn định đời sống và tác động tích cực để nông dân đầu tư


16
chăm sóc và phát triển vùng nguyên liệu. Sản phẩm chè làm ra trong năm đã được
tiêu thụ hết, không bị ứ đọng. Các cơ quan chức năng đã tập trung quản lý các cơ sở
chế biến chè, kiểm tra chặt chẽ công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu chế
biến, đẩy mạnh xúc tiến thương mại góp phần tích cực trong nâng cao chất lượng
thành phẩm và tiêu thụ chè.
Xác định cây chè là loại cây chủ lực trong kinh tế nông nghiệp địa phương,
những năm qua, tỉnh Yên Bái đã tập trung đầu tư cải tạo và mở rộng diện tích, nâng
cao công nghệ trồng, chế biến chè. Năm 2013, toàn tỉnh đã trồng thay thế 604ha
chè, đạt 120% kế hoạch. Diện tích chè được thay thế là những giống chè có chất
lượng cao như chè Shan, Bát Tiên, LDP1, LDP2, chè nhập nội Kim Tuyên, Phúc
Vân Tiên, Bát Tiên. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, sau một thời gian thay
thế, cải tạo, các giống chè mới phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khí

hậu của địa phương và dự kiến cho năng suất gấp 3 - 4 lần so với giống chè cũ.
Năm 2013, các cơ sở chế biến chè được đầu tư quy mô và có chiều sâu hơn
từ các quy trình chế biến đến khâu tiêu thụ, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, giúp tăng chất lượng và nâng cao sản lượng chè. Nổi bật trong số đó là Công
ty Cổ phần chè Nghĩa Lộ (thị xã Nghĩa Lộ), Công ty Cổ phần chè Liên Sơn (Văn
Chấn), DNTN chế biến và kinh doanh chè Bình Thuận (Văn Chấn), Công ty TNHH
Phương Tuấn (thành phố Yên Bái),... Các doanh nghiệp, các cơ sở chế biến đã có sự
gắn kết với nông dân vùng chè đã tạo ra sức mạnh trong sản xuất, kinh doanh, chế
biến chè.
Đặc biệt là kể từ khi nhãn hiệu chè Suối Giàng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ
Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Suối Giàng – Văn
Chấn (văn bằng bảo hộ thương hiệu), đã giúp thương hiệu chè Suối Giàng lấy lại uy
tín trên thị trường trong và ngoài nước, các tổ chức, cá nhân có điều kiện phát triển
sản xuất, chế biến, kinh doanh chè Suối Giàng đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xuất nông – lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đến thời điểm hiện tại,
đã có 2 đơn vị được cấp phép sử dụng nhãn hiệu Suối Giàng - Yên Bái cho sản
phẩm chè của xã Suối Giàng là Nhà máy chè Suối Giàng thuộc Công ty TNHH Đức
Thiện và Hợp tác xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn. Thêm vào đó, cuối năm 2013,
Đoàn cán bộ Hội đồng tỉnh Val-de-marne (Cộng hòa Pháp) và nhóm chuyên gia
nghiên cứu hỗ trợ ngành chè thương mại bình đẳng vừa qua đã đến Yên Bái nghiên
cứu thành lập ngạch thương mại cho sản phẩm chè Suối Giàng tỉnh Yên Bái. Đây
quả là một tín hiệu vui cho ngành chè Yên Bái được vươn ra thế giới.
Cùng với đó là sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự đồng lòng của người
dân, trong việc triển khai thực hiện Dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm


17
nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học tỉnh Yên Bái (QSEAP) đã góp
phần thay đổi rõ rệt nhận thức của mỗi hộ dân, những người làm chè. Trong năm
2013, đã thành lập Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cây trồng thuộc Dự án

QSEAP và hiện đang thực hiện thí điểm nâng cao công các quản lý an toàn thực
phẩm trên cây chè tại 4 xã thuộc huyện Trấn Yên và huyện Văn Chấn. Hướng dẫn
người dân thực hành sản xuất chè an toàn, đã đánh giá chứng nhận được 1.291ha
(với 2.334 hộ của 70 nhóm hộ) sản xuất chè theo an toàn tiêu chuẩn Vietgap. Sản
lượng và chất lượng chè cũng như thu nhập của người dân đã được nâng lên đáng
kể so với trước đây. Người trồng chè đã dần lấy lại niềm tin vào cây chè.
Năm 2014, mục tiêu của tỉnh là trồng cải tạo 500ha chè cũ bằng giống tiến
bộ kỹ thuật, năng suất, chất lượng tốt, phấn đấu sản lượng chè búp tươi đạt trên
85.000 tấn. Để đạt được mục tiêu này, theo ông Phạm Văn Lái - Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hiệp hội chè Yên Bái, ngành chè cần quan
tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, đa dạng hoá sản phẩm;
Tập trung vào chăm sóc, thâm canh diện tích chè hiện có để tăng năng suất, năng
cao chất lượng chè búp tươi, cung cấp nguyên liệu tốt cho chế biến. Đồng thời tiếp
tục đổi mới công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm, tạo sản phẩm có chất lượng
tốt để tăng giá trị của sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường; Hỗ trợ cho các
doanh nghiệp, tổ chức đăng ký chứng nhận sản phẩm, tiếp tục khai thác thế mạnh chè
Suối Giàng. Điều cốt yếu là cần tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa
người trồng chè với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ để nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, phát triển ổn định, tăng thu nhập cho người trồng chè [16].


×