Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUAN ĐIỂM PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN TỘC VÀ NỘI DUNG, GIẢI PHÁP PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.99 KB, 3 trang )

TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUAN ĐIỂM PHÁT
HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN TỘC VÀ NỘI DUNG, GIẢI PHÁP PHÁT HUY SỨC MẠNH
TOÀN DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Cương lĩnh là văn kiện cơ bản của Ðảng nên chỉ có thể nêu lên những quan điểm và phương
hướng lớn, không thể đề cập những chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể. Do đó, các kỳ Ðại hội
đều cần bổ sung những giải pháp để thực hiện hiệu quả. Với chiến lược đại đoàn kết dân tộc trong
Dự thảo Cương lĩnh, trước hết cần nhận thức rõ đại đoàn kết toàn dân tộc không phải là sự hô hào,
kêu gọi chung chung mà là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Ðảng có ý nghĩa khoa học,
lý luận và chính trị - thực tiễn sâu sắc. Muốn tập hợp, xây dựng lực lượng cách mạng hùng mạnh,
thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, Ðảng lãnh đạo, cầm quyền phải chú trọng xây dựng, hoàn thiện
và bảo đảm tính đúng đắn, hiện thực của Cương lĩnh, đường lối chính trị, đề ra mục tiêu chiến lược
lâu dài phản ánh quy luật phát triển của cách mạng, đồng thời đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ cụ
thể phù hợp với từng giai đoạn. Ðảng chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phát triển các tổ chức
quần chúng, lựa chọn hình thức tổ chức thích hợp để tập hợp và phát huy vai trò tích cực, chủ động,
tự giác của các tầng lớp nhân dân. Ðảng coi trọng và không ngừng đổi mới công tác vận động quần
chúng, củng cố sự gắn bó mật thiết với nhân dân, khắc phục những biểu hiện quan liêu, xa rời quần
chúng nhân dân.
Trong công cuộc đổi mới, Ðảng Cộng sản Việt Nam rất coi trọng hoàn thiện các quan điểm
và chủ trương, chính sách để thực hiện ngày càng có hiệu quả chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ðại hội IX của Ðảng đã lấy chủ đề là phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ðại
hội X của Ðảng (4-2006) đã phát triển hoàn chỉnh quan điểm và hệ thống các chủ trương, chính
sách nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và nhấn mạnh: Đại đoàn kết toàn dân tộc là
đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo
đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lấy mục tiêu giữ vững độc lập,
thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm
tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và
người Việt Nam định cư ở nước ngoài; xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá
khứ, thành phần giai cấp. Tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc. Ðề
cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định
và đồng thuận xã hội. Đại hội XI khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết


hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở
vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc”.
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các
đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân...”.
Đại hội XII nhấn mạnh yêu cầu trong giai đoạn cách mạng hiện nay là phải “Tạo sinh lực
mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”
Quan điểm phát huy sức mạnh toàn dân tộc của Đảng ta được thể hiện qua các nội dung sau:
Một là, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng
liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân
tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Hai là, đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh
đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương
của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
Bà là, vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc bắt đầu từ sự đặt đúng vị trí của yếu tố lợi ích, theo
quan điểm được xác định từ Nghị quyết Trung ương 8B khóa VI là: “Động lực thúc đẩy phong trào
quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hoà các lợi ích, thống nhất
quyền lợi và nghĩa vụ công dân”.
Bốn là, thực hiện dân chủ và phát huy chủ nghĩa yêu nước là những yếu tố quan trọng để
củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước luôn luôn là động lực lớn
nhất của dân tộc ta trong quá trình lịch sử. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.
Các giải pháp phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay:
Một là, hoàn thiện nội dung nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và thực hiện đồng bộ, triệt để. Dân
chủ càng mở rộng và thiết thực càng tạo sự đồng thuận xã hội và do đó sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc được tăng cường. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối đổi mới, nội
dung dân chủ xã hội chủ nghĩa phát triển và đòi hỏi phải nhận thức và thực hiện đúng đắn cả từ phía
Nhà nước và cả từ phía người dân, để khắc phục những biểu hiện lệch lạc trong thực hiện dân chủ,

hoặc dân chủ hình thức, hoặc dân chủ cực đoan, lợi dụng dân chủ để gây mất ổn định chính trị, xã
hội. Thực hiện dân chủ không chỉ là kêu gọi, động viên mà nội dung dân chủ, quyền làm chủ của
dân, phải được thể hiện trong chính sách, pháp luật và được bảo đảm bằng chính sách, pháp luật,
quy chế.
Nội dung dân chủ trong chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cần được cụ thể hóa, lượng hóa để
người dân hiểu và thực hiện. Cần nhận thức và xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa dân chủ và tập
trung dân chủ với kỷ luật, kỷ cương, pháp luật, dân chủ với trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, dân chủ
phải có lãnh đạo và lãnh đạo bằng phương pháp dân chủ, trên cơ sở phát huy dân chủ. Thực tế đã
cho thấy, ở địa phương nào, lĩnh vực hoạt động nào, đơn vị nào thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ
nghĩa thì tạo được sự đồng thuận, ổn định và phát triển, củng cố được sự đoàn kết, thống nhất.
Hai là, đại đoàn kết toàn dân tộc gắn liền với xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống
chính trị của đất nước. Năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Ðảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý
của Nhà nước được nâng cao chẳng những quyết định sự ổn định, phát triển của xã hội, đất nước mà
còn củng cố vững chắc niềm tin của các giai cấp, dân tộc, các tầng lớp nhân dân làm cho sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng phát triển. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để mang lại lợi ích cho nhân dân, bảo đảm
quyền lợi chính đáng, hợp pháp của mọi giai cấp, dân tộc, lực lượng xã hội, của các thành phần kinh
tế, của mọi người dân, đồng thời bảo đảm, bảo vệ, phát triển lợi ích chung của dân tộc, đất nước. Ðó
là cái gốc của sự đoàn kết cộng đồng dân tộc và đồng thuận xã hội. Chính phủ đã quan tâm đặc biệt
đến người nghèo, nông dân nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhằm giúp
họ xóa đói, giảm nghèo.
Vì vậy, sau thời gian thực hiện 8 mục tiêu thiên niên kỷ do Liên hợp quốc đề ra, Việt Nam đã
thực hiện có hiệu quả việc xóa bỏ tình trạng đói nghèo cùng cực, phổ cập tiểu học, thực hiện tốt
bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ. Nhưng hiện nay, Nhà nước cũng cần quan tâm nhiều
hơn đến công nhân, khi đời sống, thu nhập của một bộ phận công nhân còn thấp, làm sao để trong
các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài, công nhân không bị giới chủ bóc lột quá đáng.
Ðối với nông dân, cần thực hiện đồng bộ chính sách tam nông của Ðảng gắn liền với công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Ðối với trí thức, sự quan tâm đến điều kiện



và đời sống vật chất là cần thiết, nhưng nhiều khi, sự động viên kịp thời, đánh giá và phát huy được
năng lực thật sự của họ lại có tác dụng gấp nhiều lần. Các tổ chức Mặt trận, đoàn thể nhân dân cần
đổi mới nhiều về nội dung, phương thức hoạt động. Sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong hệ
thống chính trị có ảnh hưởng to lớn đến củng cố đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ba là, chú trọng giáo dục, đào tạo, hoàn thiện con người Việt Nam trong thời đại mới, bởi
con người là thành tố, là cái gốc vững bền của dân tộc và đất nước. Mỗi người, mỗi công dân cần
phải nêu cao niềm tự hào, tự tôn dân tộc, bồi đắp tinh thần yêu nước, sống và làm việc có trách
nhiệm đối với đất nước, vì sự hùng cường, vững bền của Tổ quốc. Không ngừng nâng cao học vấn,
kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, thể chất và đạo đức. Thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động học tập
và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, hiện thân của khối đoàn kết toàn dân, Người luôn
chăm lo chiến lược con người, nâng cao đạo đức, con người sống với nhau phải có tình nghĩa, mỗi
người vì mọi người, mọi người vì mỗi người, không tham lam, lười biếng, ỷ lại.



×