Tải bản đầy đủ (.pdf) (227 trang)

Đánh giá chi phí giảm phát thải khí nhà kính phục vụ xây dựng kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tại tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.92 MB, 227 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

------

------

NGUYỄN THỊ DIỆU TRINH

ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ
NHÀ KÍNH PHỤC VỤ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH
TẠI TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

------

------

NGUYỄN THỊ DIỆU TRINH

ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ
NHÀ KÍNH PHỤC VỤ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH


HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH
TẠI TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
(PHÂN BỐ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ PHÂN VÙNG KINH TẾ)

Mã số: 9310110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. LÊ THU HOA
2. TS. PHẠM HOÀNG MAI

HÀ NỘI - 2019


i

LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Người hướng dẫn khoa học

Tác giả luận án


PGS.TS. Lê Thu Hoa

Nguyễn Thị Diệu Trinh


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới sự dẫn dắt và hình thành ý tưởng nghiên
cứu với công sức lớn lao của hai giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Thu Hoa, nguyên
Trưởng khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân
và TS. Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi
trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cô và Thầy đã luôn động viên tôi bằng thời gian, công
sức hỗ trợ, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong suốt hành trình nghiên cứu và hoàn
thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tập thể Thầy/ Cô và cán bộ Khoa Môi
trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị, Viện Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân; các đồng nghiệp ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Uỷ ban nhân dân và Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Quảng Ninh; Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh,…
và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các thủ tục đúng quy trình để tôi hoàn
thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả người thân trong gia đình đã hy
sinh thời gian, tình cảm quý báu của mình để làm chỗ dựa vững chắc về tinh thần giúp
tôi tập trung hoàn thành nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2019

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Diệu Trinh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. viivi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... ixviii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................. xiiix
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHI PHÍ GIẢM PHÁT
THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH ..8
1.1. Những vấn đề chung về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh......................8
1.1.1. Biến đổi khí hậu: biểu hiện và nguyên nhân ..................................................8
1.1.2. Ứng phó với BĐKH .......................................................................................9
1.1.3. Phát thải và giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam.................................10
1.1.4. Xu hướng tăng trưởng xanh và giảm phát thải khí nhà kính ........................11
1.2. Đánh giá chi phí giảm phát thải khí nhà kính của địa phương ....................14
1.2.1. Khái niệm Chi phí giảm phát thải khí nhà kính ...........................................14
1.2.2. Đường chi phí giảm thải cận biên MACC ....................................................15
1.2.3. Giảm thải tối ưu: đánh đổi lợi ích và chi phí của việc giảm thải .................18
1.2.4. Ứng dụng MACC trong đánh giá chi phí giảm phát thải KNK ...................19
1.2.5. MACC và đánh giá chi phí giảm thải KNK cấp địa phương .............. 222221

1.2.6. Đường cơ sở, kịch bản giảm phát thải KNK và dự báo ...................... 262625
1.3. Các nghiên cứu về đánh giá chi phí giảm phát thải khí nhà kính trong hoạch
định chính sách ................................................................................................ 272726
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới................................................................ 272726
1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 323231
1.3.3. Nhận xét chung về các nghiên cứu đánh giá chi phí giảm phát thải KNK phục
vụ xây dựng kế hoạch hành động tăng trưởng xanh...................................... 343433
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 363635
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
.............................................................................................................................. 373736


iv
2.1. Nội dung và cách tiếp cận nghiên cứu của luận án ............................... 373736
2.2. Mô hình và quy trình đánh giá chi phí giảm phát thải KNK .............. 383837
2.2.1. Mô hình đánh giá MACC theo tiếp cận chuyên gia ............................ 404039
2.2.2. Quy trình đánh giá chi phí giảm phát thải KNK ................................. 404039
2.3. Phương pháp tính toán phát thải và giảm phát thải KNK .................. 424241
2.3.1. Tiếp cận tính toán phát thải KNK........................................................ 424241
2.3.2. Hệ số phát thải EFi .............................................................................. 434342
2.3.3. Hệ số quy đổi CO2 tương đương (CO2tđ)............................................. 434342
2.3.4. Xây dựng đường cơ sở phát thải KNK và lựa chọn nhóm ngành ....... 444443
2.3.5. Tính toán phát thải KNK trong lĩnh vực năng lượng .......................... 464645
2.3.6. Tính toán phát thải KNK trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp ............... 505049
2.3.7. Tính toán hấp thụ và phát thải KNK từ các hoạt động lâm nghiệp và sử dụng đất
555554
2.3.8. Tính toán phát thải KNK cho quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm
585857
2.4. Đánh giá chi phí cận biên (MAC) của các cơ hội giảm thải KNK ....... 595958
2.5. Xây dựng đường chi phí giảm thải KNK cận biên (MACC) ............... 606059

2.6. Nguồn số liệu và phương pháp thu thập số liệu .................................... 636362
2.7. Lựa chọn khung thời gian và tỷ lệ chiết khấu ....................................... 666665
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 676766
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TẠI
TỈNH QUẢNG NINH......................................................................................... 686867
3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh và nguồn phát thải khí nhà kính trên
địa bàn Quảng Ninh ........................................................................................ 686867
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Quảng Ninh ........................... 686867
3.1.2. Các nguồn và xu hướng phát thải khí nhà kính tại Quảng Ninh ......... 777776
3.2. Tính toán phát thải khí nhà kính tại tỉnh Quảng Ninh ........................ 797978
3.2.1. Lĩnh vực Năng lượng........................................................................... 797978
3.2.2. Lĩnh vực nông - lâm nghiệp ................................................................ 878786
3.2.3. Lĩnh vực công nghiệp .......................................................................... 909089
3.3. Tổng hợp kết quả và dự báo phát thải KNK tại tỉnh Quảng Ninh ..... 929291
3.3.1. Tổng hợp kết quả tính phát thải KNK đến năm 2015 ......................... 929291
3.3.2. Dự báo phát thải KNK đến năm 2020 và 2030 ................................... 939392
3.4. Tính toán chi phí giảm thải khí nhà kính tỉnh Quảng Ninh ................ 959594


v
3.4.1. Xác định các cơ hội giảm phát thải KNK tại tỉnh Quảng Ninh........... 959594
3.4.2. Xác định, đánh giá chi phí của các cơ hội giảm phát thải KNK và xây dựng
đường MACC .......................................................................................... 105105104
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 126126125
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP LỒNG GHÉP ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ GIẢM THẢI KHÍ
NHÀ KÍNH VÀO KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI
TỈNH QUẢNG NINH................................................................................... 127127126
4.1. Căn cứ và cách tiếp cận xây dựng kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh tại
tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................ 127127126
4.1.1. Căn cứ ............................................................................................ 127127126

4.1.2. Phương thức lồng ghép chi phí giảm thải khí nhà kính vào lập kế hoạch hành
động Tăng trưởng xanh cấp tỉnh.............................................................. 129129127
4.2. Phân tích tác động giảm phát thải khí nhà kính theo các kịch bản
..................................................................................................................... 134134132
4.3. Phân tích chi phí và lựa chọn ưu tiên các phương án giảm phát thải KNK
..................................................................................................................... 137137136
4.4. Nhận định và khuyến nghị về giảm phát thải khí nhà kính trong xây dựng
kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh ..................... 144144142
4.4.1. Nhận định ...................................................................................... 144144142
4.4.2. Khuyến nghị .................................................................................. 145145143
Tiểu kết chương 4 ...................................................................................... 148147145
KẾT LUẬN ................................................................................................... 149148146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ................ 151150148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 153152150
Phụ lục 1: Bổ sung Số liệu về các lĩnh vực hoạt động tại Quảng Ninh .... 163162160
Phụ lục 2: Các nguồn thu thập số liệu địa phương trong các lĩnh vực.... 164163161
Phụ lục 3: Danh sách, nội dung và kết quả tham vấn ............................... 165164162
Phụ lục 4. BIỂU MẪU THU THÂP SỐ LIỆU ........................................... 181180178
Phụ lục 5: Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) trong
việc triển khai các hoạt động liên quan tới giảm phát thải KNK và thúc đẩy TTX
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ..................................................................... 196195193
Phụ lục 6: Giao diện Ex-Act (FAO) cho tính toán tác động KNK trong nông nghiệp
........................................................................................................................ 199198196


vi
Phụ lục 7: Giao diện MACC Builder Pro cho tính toán MAC của các cơ hội giảm
thải KNK được lựa chọn .............................................................................. 200199197
Phụ lục 8: Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 ................................................. 201200198

PHỤ LỤC 9: PHÂN CÔNG THEO DÕI, TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU LIÊN
QUAN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG XANH TỈNH QUẢNG NINH ................ 210209207


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Anh

Cụm từ tiếng Việt

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển châu Á

AR4

Assessment Report 4

Báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC

AR5

Assessment Report 5

Báo cáo đánh giá lần thứ năm của IPCC


BĐKH

Climate change

Biến đổi khí hậu

Bộ TN&MT

Ministry of Natural resources and Bộ Tài nguyên và Môi trường
Environment

Bộ KH&ĐT

Ministry of Planning and Investment

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

CGE

Computable General Equilibrium

Mô hình cân bằng tổng thể khả tính

COMAP

Comprehensive Mitigation
Assessment Process

Công cụ quá trình đánh giá giảm phát thải

một cách đầy đủ (trong lâm nghiệp)

COP

Conference of Parties

Hội nghị các bên tham gia công ước
khung về BĐKH của LHQ

CNG

Compressed Natural Gas

Khí nén thiên nhiên

CO2tđ

CO2e, CO2 equivelent

CO2tđ, Cácbon đi-ô-xít tương đương

CTR

Solid Waste

Chất thải rắn

EU

European Union


Liên minh châu Âu

EPA

Environmental Protection Agency

Cơ quan Môi trường Hoa Kỳ

GGGI

Global Green Growth Institute

Viện Tăng trưởng Xanh toàn cầu

GLOCAF

Global Carbon Finance model

Mô hình tài chính cácbon toàn cầu

GTVT

Transportation

Giao thông vận tải

GWP

Global Warming Potential


Tiềm năng gây ấm lên toàn cầu

IFC

International Finance Corporation

Công ty Tài chính Quốc tế

IAM

Integrated Assessment Model

Mô hình đánh giá tích hợp

IPCC

Inter-governmental
Climate Change

KNK

Green House Gas

LEAP

Long term Energy Alternative Planning Công cụ quy hoạch thay thế năng lượng
dài hạn (trong lĩnh vực năng lượng)

LEDS


Low Emission Developmemnt Strategy Chiến lược phát triển ít phát thải

LNG

Liquefied Natural Gas

Panel

on Uỷ ban Liên Chính phủ về biến đổi khí
hậu (BĐKH)
Khí nhà kính

Khí thiên nhiên hoá lỏng


viii
Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Anh

Cụm từ tiếng Việt

LPG

Liquefied Petroleum Gas

Khí đốt hoá lỏng

LCD


Low Carbon Development

Phát triển Carbon thấp

MACC

Marginal Abatetment Cost Curve

Đường chi phí giảm thải cận biên

MCED

Ministerial
Conference
on Hội nghị Bộ trưởng về Môi trường và
Environment and Development
Phát triển

McKinsey GI

McKinsey Global Institute

NAMA

Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey

Nationally Appropriate Mitigation Kế hoạch giảm nhẹ phù hợp điều kiện
Action Plan


quốc gia

NLTT

Renewable Energy

Năng lượng tái tạo

NPV

Net Present Value

Chi phí hiện tại ròng

OECD

Organization of Economic
Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PC

Private Costs

Chi phí cá nhân/ chi phí nhà đầu tư

PEA

Partly Equilibrium Analysis


Phân tích cân bằng bán phần

PGGAP

Provicial Green Growth Action Plan

Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh
cấp tỉnh

PPM

Parts per million

Đơn vị đo lường nồng độ tạp chất trong
không khí

PTBV

Sustainable Development

Phát triển bền vững

SAR

Second Assessment Report

Báo cáo đánh giá lần thứ hai của IPCC

SCC


Social carbon cost

Chi phí xã hội về KNK

TTX

Green Growth

Tăng trưởng xanh

UNDP

United Nations Development Program Chương trình Phát triển Liên hợp quốc

UNEP

United Nations Environment Program

UNFCCC

United Nations Framework on Công ước khung của Liên hợp quốc về
Climate Change Convention

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
BĐKH

UNESCAP

United Nations Economic and Social Uỷ ban Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc

Committee in the Asia and Pacific
khu vực châu Á – Thái Bình Dương

VGGS

Vietnam Green Growth Strategy

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

WB

The World Bank

Ngân hàng Thế giới


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phát thải/ hấp thụ KNK tại Việt Nam qua các năm theo lĩnh vực ................11
Bảng 2.1: Hệ số quy đổi phát thải CO2 tương đương theo tiềm năng nóng lên toàn cầu (GWP) ...44

Formatted: Condensed by 0.7 pt

Bảng 2.2: Hệ số phát thải lưới điện Việt Nam ..............................................................50
Bảng 2.3: Các số liệu được sử dụng trong tính toán phát thải và giảm phát thải KNK
tại tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................................65
Bảng 3.1: Số lượng phương tiện giao thông tỉnh Quảng Ninh......................................80
Bảng 3.2: Lượng phát thải KNK từ hoạt động giao thông vận tải của tỉnh Quảng Ninh ........81


Formatted: Condensed by 0.5 pt

Bảng 3.3: Tiêu hao nhiên liệu hàng năm các phương tiện giao thông đường bộ tỉnh
Quảng Ninh....................................................................................................................82
Bảng 3.4: Lượng nhiên liệu tiêu thụ dành cho hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................................82
Bảng 3.5: Lượng nhiên liệu tiêu thụ dành cho các hoạt động khác trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh....................................................................................................................83
Bảng 3.6: Lượng phát thải KNK do các hoạt động sử dụng nhiên liệu hóa thạch phi
giao thông vận tải của tỉnh Quảng Ninh ........................................................................83
Bảng 3.7: Sản lượng khai thác than hầm lò và lộ thiên tại Quảng Ninh .......................84
Bảng 3.8: Lượng phát thải KNK từ quá trình khai thác và vận chuyển than tỉnh Quảng Ninh .....84
Bảng 3.9: Tiêu thụ điện năng của một số ngành chính tại tỉnh Quảng Ninh ................85
Bảng 3.10: Lượng phát thải gián tiếp KNK đến năm 2015...........................................85
Bảng 3.11: Tổng hợp phát thải KNK lĩnh vực Năng lượng đến năm 2015 ..................86
Bảng 3.12: Số lượng đầu gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ....................87
Bảng 3.13: Lượng phát thải KNK từ hoạt động chăn nuôi của tỉnh Quảng Ninh .........87
Bảng 3.14: Diện tích các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (ha) .................88
Bảng 3.15: Lượng phát thải KNK từ hoạt động trồng trọt/ canh tác nông nghiệp của
tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................................88
Bảng 3.16: Diện tích các loại rừng trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh (ha) .......................89
Bảng 3.17: Lượng hấp thụ KNK từ hoạt động lâm nghiệp của tỉnh Quảng Ninh.........90
Bảng 3.18: Sản lượng clinker của các nhà máy sản xuất tại tỉnh Quảng Ninh .............91
Bảng 3.19: Lượng phát thải KNK từ quá trình công nghiệp .........................................91
Bảng 3.20: Tổng hợp phát thải KNK tại tỉnh Quảng Ninh ...........................................92
Bảng 3.21: Dự báo phát thải KNK tại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và 2030..........94

Formatted: Condensed by 0.7 pt



x
Bảng 3.22: Danh mục nhận dạng các cơ hội giảm thải KNK .......................................96
Bảng 3.23: Danh mục rút gọn các cơ hội giảm thải KNK ......................................... 103
Bảng 3.24: Tóm lược các thông số đầu vào tính chi phí – lợi ích của các cơ hội giảm
thải KNK..................................................................................................................... 106
Bảng 3.25: Tiềm năng giảm phát thải KNK của các cơ hội trong lĩnh vực công nghiệp
và năng lượng đến năm 2020 ..................................................................................... 116
Bảng 3.26. Tiềm năng giảm phát thải KNK của các cơ hội trong lĩnh vực nông lâm
nghiệp đến năm 2020.................................................................................................. 119
Bảng 3.27: Tiềm năng giảm phát thải KNK của các cơ hội trong lĩnh vực công nghiệp
và năng lượng đến năm 2030 ..................................................................................... 121
Bảng 3.28: Tiềm năng giảm phát thải KNK của các cơ hội trong lĩnh vực nông lâm
nghiệp đến năm 2030.................................................................................................. 124
Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả kỳ vọng đạt được vào năm 2020 và 2030 theo Quy hoạch
phát triển KT-XH và Kế hoạch hành động TTX tỉnh Quảng Ninh ............................ 135
Bảng 4.2: Thứ tự ưu tiên cơ hội giảm thải theo chi phí cận biên MAC lĩnh vực năng
lượng và công nghiệp đến năm 2020.......................................................................... 138
Bảng 4.3: Thứ tự ưu tiên cơ hội giảm thải theo chi phí cận biên MAC lĩnh vực nông
nghiệp – lâm nghiệp đến năm 2020 ............................................................................ 139
Bảng 4.4: Thứ tự ưu tiên cơ hội giảm thải theo chi phí và hệ số hoàn vốn lĩnh vực năng
lượng – công nghiệp đến năm 2030 ........................................................................... 141
Bảng 4.5: Thứ tự ưu tiên cơ hội giảm thải theo chi phí và hệ số hoàn vốn lĩnh vực
nông - lâm nghiệp đến năm 2030 ............................................................................... 143
Bảng 1.1. Phát thải/ hấp thụ KNK tại Việt Nam qua các năm theo lĩnh vực ................11
Bảng 2.1: Hệ số quy đổi phát thải CO2 tương đương theo tiềm năng nóng lên toàn cầu (GWP) ..43
Bảng 2.2: Hệ số phát thải lưới điện Việt Nam ..............................................................49
Bảng 2.3: Các số liệu được sử dụng trong tính toán phát thải và giảm phát thải KNK
tại tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................................64
Bảng 3.1: Số lượng phương tiện giao thông tỉnh Quảng Ninh......................................79
Bảng 3.2: Lượng phát thải KNK từ hoạt động giao thông vận tải của tỉnh Quảng Ninh .................80

Bảng 3.3: Tiêu hao nhiên liệu hàng năm các phương tiện giao thông đường bộ tỉnh
Quảng Ninh....................................................................................................................81
Bảng 3.4: Lượng nhiên liệu tiêu thụ dành cho hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................................81


xi
Bảng 3.5: Lượng nhiên liệu tiêu thụ dành cho các hoạt động khác trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh....................................................................................................................82
Bảng 3.6: Lượng phát thải KNK do các hoạt động sử dụng nhiên liệu hóa thạch phi
giao thông vận tải của tỉnh Quảng Ninh ........................................................................82
Bảng 3.7: Sản lượng khai thác than hầm lò và lộ thiên tại Quảng Ninh .......................83
Bảng 3.8: Lượng phát thải KNK từ quá trình khai thác và vận chuyển than tỉnh Quảng Ninh .....83
Bảng 3.9: Tiêu thụ điện năng của một số ngành chính tại tỉnh Quảng Ninh ................84
Bảng 3.10: Lượng phát thải gián tiếp KNK đến năm 2015...........................................84
Bảng 3.11: Tổng hợp phát thải KNK lĩnh vực Năng lượng đến năm 2015 ..................85
Bảng 3.12: Số lượng đầu gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ....................86
Bảng 3.13: Lượng phát thải KNK từ hoạt động chăn nuôi của tỉnh Quảng Ninh .........86
Bảng 3.14: Diện tích các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (ha) .................87
Bảng 3.15: Lượng phát thải KNK từ hoạt động trồng trọt/ canh tác nông nghiệp của
tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................................87
Bảng 3.16: Diện tích các loại rừng trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh (ha) .......................88
Bảng 3.17: Lượng hấp thụ KNK từ hoạt động lâm nghiệp của tỉnh Quảng Ninh.........89
Bảng 3.18: Sản lượng clinker của các nhà máy sản xuất tại tỉnh Quảng Ninh .............90
Bảng 3.19: Lượng phát thải KNK từ quá trình công nghiệp .........................................90
Bảng 3.20: Tổng hợp phát thải KNK tại tỉnh Quảng Ninh ...........................................91
Bảng 3.21: Dự báo phát thải KNK tại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và 2030..........93
Bảng 3.22: Danh mục nhận dạng các cơ hội giảm thải KNK .......................................95
Bảng 3.23: Danh mục rút gọn các cơ hội giảm thải KNK ......................................... 102
Bảng 3.24: Tóm lược các thông số đầu vào tính chi phí – lợi ích của các cơ hội giảm

thải KNK..................................................................................................................... 105
Bảng 3.25: Tiềm năng giảm phát thải KNK của các cơ hội trong lĩnh vực công nghiệp
và năng lượng đến năm 2020 ..................................................................................... 115
Bảng 3.26: Tiềm năng giảm phát thải KNK của các cơ hội trong lĩnh vực nông lâm
nghiệp đến năm 2020.................................................................................................. 118
Bảng 3.27: Tiềm năng giảm phát thải KNK của các cơ hội trong lĩnh vực công nghiệp
và năng lượng đến năm 2030 ..................................................................................... 120
Bảng 3.28: Tiềm năng giảm phát thải KNK của các cơ hội trong lĩnh vực nông lâm
nghiệp đến năm 2030.................................................................................................. 123


xii
Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả kỳ vọng đạt được vào năm 2020 và 2030 theo Quy hoạch
phát triển KT-XH và Kế hoạch hành động TTX tỉnh Quảng Ninh ............................ 133
Bảng 4.2: Thứ tự ưu tiên cơ hội giảm thải theo chi phí cận biên MAC lĩnh vực năng
lượng và công nghiệp đến năm 2020.......................................................................... 136
Bảng 4.3: Thứ tự ưu tiên cơ hội giảm thải theo chi phí cận biên MAC lĩnh vực nông
nghiệp - lâm nghiệp đến năm 2020 ............................................................................ 138
Bảng 4.4: Thứ tự ưu tiên cơ hội giảm thải theo chi phí và hệ số hoàn vốn lĩnh vực năng
lượng - công nghiệp đến năm 2030 ............................................................................ 139
Bảng 4.5: Thứ tự ưu tiên cơ hội giảm thải theo chi phí và hệ số hoàn vốn lĩnh vực
nông - lâm nghiệp đến năm 2030 ............................................................................... 141


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Tóm tắt cấu trúc Chương trình hành động quốc gia về TTX ........................13

Formatted: Font: 2 pt


Hình 1.2: Đường chi phí cận biên giảm phát thải KNN ................................................16
Hình 1.3: Chi phí giảm thải KNK trong một số trường hợp giả định ...........................17
Hình 1.4: Giảm phát thải KNK tối ưu ...........................................................................18
Hình 1.5: Minh hoạ đường MACC dạng gấp khúc (tiếp cận từ trên xuống) ................23
Hình 1.6: Minh họa MACC dạng bậc thang theo cách tiếp cận từ dưới lên/ tiếp cận
chuyên gia ......................................................................................................................25
Hình 2.1: Khung tiếp cận nghiên cứu của luận án ........................................................39
Hình 2.2: Quy trình đánh giá chi phí giảm phát thải KNK tại địa phương ...................41
Hình 2.3: Minh họa giao diện của MACC Builder Pro .................................................62
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh .............................................................68
Hình 3.2: Phát thải KNK lĩnh vực Năng lượng tại tỉnh Quảng Ninh ............................86
Hình 3.3: Phát thải KNK trong trồng trọt và chăn nuôi của tỉnh Quảng Ninh ..............89
Hình 3.4: Tổng hợp hấp thụ KNK trong lĩnh vực Lâm nghiệp .....................................90
Hình 3.5: Phát thải KNK trong lĩnh vực Công nghiệp tỉnh Quảng Ninh ......................91
Hình 3.6: Phát thải KNK của một số lĩnh vực chính .....................................................93
Hình 3.7: Phát thải KNK tại tỉnh Quảng Ninh, hiện trạng và dự báo ...........................95
Hình 3.8: Bảng tính Chi phí – Lợi ích của cơ hội giảm phát thải KNK ..................... 113
Hình 3.9: Kết quả tính Chi phí – Lợi ích của cơ hội giảm phát thải KNK ................ 115
Hình 3.10: Tổng hợp chi phí biên giảm phát thải lĩnh vực Năng lượng năm 2020 ... 118
Hình 3.11: Tổng hợp chi phí biên giảm phát thải lĩnh vực Nông lâm nghiệp năm 2020 .. 120

Formatted: Condensed by 0.4 pt

Hình 3.12: Tổng hợp chi phí biên giảm phát thải lĩnh vực Năng lượng năm 2030 ... 123
Hình 3.13: Tổng hợp chi phí biên giảm phát thải lĩnh vực Nông lâm nghiệp năm 2030 .. 125
Hình 4.1: Quy trình tiếp cận xây dựng kế hoạch hành động TTX có lồng ghép đánh giá
chi phí giảm phát thải KNK........................................................................................ 131
Hình 4.2: Tiếp cận xây dựng kịch bản giảm phát thải ......................................... 133132
Hình 4.3: So sánh phát thải dự kiến theo kịch bản cơ sở và TTX ........................ 137136

Hình 1.1: Tóm tắt cấu trúc Chương trình hành động quốc gia về TTX ........................13
Hình 1.2: Đường chi phí cận biên giảm phát thải KNN ................................................16
Hình 1.3: Chi phí giảm thải KNK trong một số trường hợp giả định ...........................17

Formatted: Condensed by 0.5 pt


xiv
Hình 1.4: Giảm phát thải KNK tối ưu ...........................................................................18
Hình 1.5: Minh hoạ đường MACC dạng gấp khúc (tiếp cận từ trên xuống) ................23
Hình 1.6: Minh họa MACC dạng bậc thang theo cách tiếp cận từ dưới lên/ tiếp cận
chuyên gia ......................................................................................................................24
Hình 2.1: Khung tiếp cận nghiên cứu của luận án ........................................................38
Hình 2.2: Quy trình đánh giá chi phí giảm phát thải KNK tại địa phương ...................40
Hình 2.3: Minh họa giao diện của MACC Builder Pro .................................................61
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh .............................................................67
Hình 3.2: Phát thải KNK lĩnh vực Năng lượng tại tỉnh Quảng Ninh ............................85
Hình 3.3: Phát thải KNK trong trồng trọt và chăn nuôi của tỉnh Quảng Ninh ..............88
Hình 3.4: Tổng hợp hấp thụ KNK trong lĩnh vực Lâm nghiệp .....................................89
Hình 3.5: Phát thải KNK trong lĩnh vực Công nghiệp tỉnh Quảng Ninh ......................90
Hình 3.6: Phát thải KNK của một số lĩnh vực chính .....................................................92
Hình 3.7: Phát thải KNK tại tỉnh Quảng Ninh, hiện trạng và dự báo ...........................94
Hình 3.8: Bảng tính Chi phí – Lợi ích của cơ hội giảm phát thải KNK ..................... 112
Hình 3.9: Kết quả tính Chi phí – Lợi ích của cơ hội giảm phát thải KNK ................ 114
Hình 3.9: Tổng hợp chi phí biên giảm phát thải lĩnh vực Năng lượng năm 2020 ..... 117
Hình 3.10: Tổng hợp chi phí biên giảm phát thải lĩnh vực Nông lâm nghiệp năm 2020 ... 119
Hình 3.11: Tổng hợp chi phí biên giảm phát thải lĩnh vực Năng lượng năm 2030 ... 122
Hình 3.12: Tổng hợp chi phí biên giảm phát thải lĩnh vực Nông lâm nghiệp năm 2030 .... 124
Hình 4.1: Quy trình tiếp cận xây dựng kế hoạch hành động TTX có lồng ghép đánh giá
chi phí giảm phát thải KNK........................................................................................ 129

Hình 4.2: Tiếp cận xây dựng kịch bản giảm phát thải ............................................... 131
Hình 4.3: So sánh phát thải dự kiến theo kịch bản cơ sở và TTX .............................. 135


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên... đang ảnh hưởng tới sự ổn định môi trường
sống của loài người, khiến các quốc gia phải nghĩ tới việc tìm phương thức tiếp cận mới
để phát triển bền vững (PTBV). Trong bối cảnh đó, ngay trong nửa sau của thập niên
đầu thế kỷ 21, hướng tiếp cận “tăng trưởng xanh” (TTX) được nhiều quốc gia nghiên
cứu và phát triển. Hiện chưa có một định nghĩa thống nhất ở cấp quốc tế về “tăng trưởng
xanh”, tuy nhiên nhiều tổ chức quốc tế và khu vực như Chương trình Môi trường Liên
hợp quốc (UNEP), Ủy ban Kinh tế - Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp
quốc (UNESCAP), Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD), cũng như một số quốc
gia phát triển và đang phát triển đã nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển dịch dần
theo hướng xanh hóa nền kinh tế dựa trên nhu cầu và điều kiện riêng của mình. Nhìn
chung, mục đích chính đều nhằm giảm nhẹ và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển
ít cácbon, phát triển không chất thải, phục hồi và đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển
công nghệ sạch, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo,.. làm động lực phát triển. Khái
niệm “tăng trưởng xanh” không thay thế khái niệm bền vững nhưng nó ngày càng được
công nhận là mô hình phù hợp làm nền tảng cho PTBV trong bối cảnh ứng phó với biến
đổi khí hậu (BĐKH).
Việt Nam là một trong số ít những quốc gia đang phát triển đã xây dựng riêng
cho mình hệ thống văn bản Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh (TTX), phê duyệt
tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2013 và Kế hoạch hành động quốc gia về
TTX giai đoạn 2013-2020 - phê duyệt tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014).
Chiến lược Quốc gia về TTX đã đặt ra các mục tiêu về giảm cường độ phát thải khí
nhà kính (KNK) và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; theo đó: giai

đoạn 2011 – 2020 sẽ giảm cường độ phát thải KNK 8 - 10% so với mức 2010; định hướng
đến năm 2030 - 2050 giảm mức phát thải KNK mỗi năm ít nhất 1,5 - 2%. Chiến lược cũng
quy định "Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm
xây dựng chương trình, kế hoạch hành động và chỉ đạo thực hiện chiến lược TTX; cụ thể
hóa nhiệm vụ và lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của
địa phương đồng thời bảo đảm kinh phí cho việc triển khai thực hiện tại địa phương".
Kế hoạch Hành động Quốc gia về TTX cũng đã nêu rõ các yêu cầu về triển khai
các hoạt động liên quan tới công tác Xây dựng thể chế và Kế hoạch hành động TTX tại
địa phương. Theo đó, từng địa phương (tỉnh/ thành phố) cần nghiên cứu, xây dựng các
phương án giảm phát thải KNK thích hợp, phù hợp với chiến lược phát triển chung của


2
đất nước và các Bộ ngành, địa phương trên nền tảng PTBV có xét đến bối cảnh thực
tiễn, đặc thù của từng địa phương. Vì thế, việc xác định các phương án giảm phát thải
KNK và đánh giá chi phí giảm phát thải nhằm lựa chọn phương án khả thi và hiệu quả
nhất về chi phí là yêu cầu cần thiết và cấp bách để đạt mục tiêu giảm thải trong điều kiện
nguồn kinh phí có hạn của quốc gia và địa phương.
Quảng Ninh là địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, một trong
những đầu tàu về phát triển kinh tế - xã hội của vùng và toàn quốc. Với nhiều tiềm năng
nổi trội về tài nguyên biển, du lịch, than đá cùng những cơ hội và lợi thế cạnh tranh,
trong những năm gần đây Quảng Ninh luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định
trên 10%; thu nhập bình quân đầu người gấp 1,7 lần so với toàn quốc. Tuy vậy, Quảng
Ninh cũng đang phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn, thách thức lớn trong quá trình phát
triển, đặc biệt là: tăng trưởng chưa bền vững, chủ yếu dựa vào tài nguyên hữu hạn; mâu
thuẫn giữa khai thác than, phát triển công nghiệp nặng với phát triển du lịch, dịch vụ
trên cùng một địa bàn; thách thức giữa phát triển công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh
với bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sống; nguồn tài chính cũng như các cơ
chế chính sách còn hạn chế. Vì vậy, việc đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng TTX
đang là yêu cầu cấp bách đối với địa phương này.

Thực hiện Chiến lược quốc gia về TTX, Quảng Ninh là một trong ba tỉnh/ thành
phố đầu tiên của cả nước được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn triển khai thí điểm xây
dựng Kế hoạch hành động TTX. Trong đó nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí
hậu, giảm phát thải và tăng lượng hấp thụ KNK được xác định là một mục tiêu quan
trọng được ưu tiên.
Ngày 16/11/2015, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số
6970/KH-UBND triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về TTX của tỉnh giai đoạn
2016-2020; phấn đấu đến năm 2020 Quảng Ninh trở thành một trong những tỉnh
dẫn đầu cả nước thực hiện thành công các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường trong khuôn
khổ Chiến lược TTX của Việt Nam. Tuy vậy, trong Kế hoạch số 6970/KH-UBND
chưa có Danh mục các dự án giảm phát thải KNK cũng như các tính toán cụ thể về
chi phí và tiềm năng giảm thải KNK nhằm đạt được mục tiêu giảm cường độ phát
thải KNK 7,02 triệu tấn CO2tđ vào năm 2020.
Việc cụ thể hóa và triển khai thực hiện các mục tiêu cam kết của quốc gia tại các
địa phương đòi hỏi Quảng Ninh cần tiếp tục xây dựng kế hoạch hành động TTX cho
giai đoạn đến năm 2030, trong đó xác định tiềm năng giảm và đánh giá chi phí của các
phương án giảm thải nhằm lựa chọn phương án hiệu quả nhất là yêu cầu cấp thiết để đạt
mục tiêu giảm phát thải KNK.


3
Nghiên cứu sinh lựa chọn thực hiện luận án với đề tài “Đánh giá chi phí giảm
phát thải khí nhà kính phục vụ xây dựng kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tại tỉnh
Quảng Ninh” với mong muốn thực hiện tốt hơn trách nhiệm cung cấp các tư vấn chính
sách có cơ sở khoa học phục vụ xây dựng kế hoạch hành động TTX cấp địa phương,
góp phần đề xuất những cơ chế, chính sách phù hợp cho việc triển khai thực hiện Chiến
lược và kế hoạch hành động TTX vì PTBV ở Việt Nam.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát

Đề xuất lựa chọn mô hình, xây dựng quy trình đánh giá chi phí giảm phát thải
KNK phục vụ xây dựng kế hoạch hành động TTX cấp độ địa phương; áp dụng thử
nghiệm đối với kế hoạch hành động TTX tại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và 2030.
Mục tiêu cụ thể
(i)

Hệ thống hóa và bổ sung, làm rõ các vấn đề lý luận, cơ sở khoa học, phương
pháp luận và phương pháp đánh giá chi phí giảm phát thải KNK phục vụ xây
dựng kế hoạch hành động TTX cấp địa phương;

(ii)

Đề xuất lựa chọn mô hình phù hợp, xây dựng quy trình áp dụng phương pháp
đánh giá chi phí giảm phát thải KNK theo cách tiếp cận chi phí giảm thải cận

(iii)

biên (MACC) phù hợp với cấp địa phương ở Việt Nam;
Thử nghiệm qui trình và phương pháp được lựa chọn để đánh giá chi phí của

(iv)

các cơ hội giảm thải KNK theo hướng TTX tại tỉnh Quảnh Ninh;
Lồng ghép kết quả đánh giá chi phí giảm phát thải KNK vào kế hoạch hành
động TTX tại tỉnh Quảng Ninh; khuyến nghị về định hướng và một số giải pháp
thực hiện mục tiêu giảm thải KNK trong kế hoạch hành động TTX của tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và 2030.

2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu cụ thể trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên

cứu sau:
(i)

Vì sao cần đánh giá chi phí giảm phát thải KNK? Cách tiếp cận và phương pháp

(ii)

nào được áp dụng trong đánh giá chi phí giảm phát thải KNK?
Mô hình và quy trình đánh giá chi phí giảm phát thải KNK theo cách tiếp cận
MACC có phù hợp với xây dựng kế hoạch hành động TTX cấp địa phương ở


4
Việt Nam? Nội dung phương pháp đánh giá chi phí giảm phát thải KNK theo
cách tiếp cận MACC là gì?
(iii) Các cơ hội giảm thải KNK và chi phí của các cơ hội giảm thải KNK gắn với kế
hoạch hành động TTX tại tỉnh Quảng Ninh là gì?
(iv) Hiệu quả chi phí của các cơ hội giảm thải KNK như thế nào so với thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được đề xuất tại địa phương?
(v)

Những khuyến nghị nào để giúp Quảng Ninh thực hiện mục tiêu giảm thải KNK
trong kế hoạch hành động TTX của tỉnh đến năm 2020 và 2030?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chi phí giảm phát thải KNK, tập trung vào
các khía cạnh liên quan đến nội hàm, phương pháp xác định và đánh giá chi phí giảm
thải ở cấp độ địa phương theo cách tiếp cận MACC của kinh tế môi trường.
Phạm vi nội dung:

Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá chi phí giảm phát
thải KNK theo cách tiếp cận MACC, vận dụng cho các cơ hội giảm thải KNK của các
lĩnh vực kinh tế (công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, giao thông vận tải) nhằm xây
dựng kế hoạch hành động TTX trên địa bàn một tỉnh cụ thể, phù hợp với cách tiếp cận
của chuyên ngành quản lý kinh tế.
Phạm vi không gian:
Tỉnh Quảng Ninh được lựa chọn là không gian nghiên cứu vì những lý do sau:
Thứ nhất, Quảng Ninh là một trong những địa phương tiêu biểu về phát triển kinh
tế của vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, có vị trí chiến lược trong vùng Đông Bắc Việt
Nam, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh
của vùng;
Thứ hai, cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh đa dạng, bao gồm các hoạt động phát
thải nhiều KNK và cũng có nhiều tiềm năng cắt giảm phát thải KNK trong công nghiệp,
năng lượng, nông nghiệp, giao thông vận tải. Đây cũng là địa bàn hội tụ những điều kiện
cần thiết để có thể ứng dụng cơ sở khoa học và phương pháp đánh giá nhằm xác định
được chi phí của các phương án giảm thải KNK. Từ đó, có thể đưa ra các kiến nghị về
khả năng ứng dụng qui trình và phương pháp đánh giá chi phí giảm KNK cho các địa
phương khác;
Thứ ba, do vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, tỉnh Quảng
Ninh thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các tổ chức quốc tế và các nhà quản


5
lý ở trung ương và địa phương. Vì vậy, tại Quảng Ninh đã có một số thông tin nền, dữ
liệu thứ cấp nằm trong các nghiên cứu, tư liệu, báo cáo. Bên cạnh những thông tin sơ
cấp được thu thập tại hiện trường, các thông tin thứ cấp cũng rất quan trọng và là yếu tố
đầu vào phục vụ cho công tác đánh giá chi phí giảm thải KNK.
Phạm vi thời gian:
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và phát thải KNK tại Quảng Ninh được
phân tích, đánh giá chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015; dự báo xu

hướng, đánh giá chi phí giảm thải KNK và đề xuất giải pháp cho giai đoạn tới năm 2020
và 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu nhằm đạt mục tiêu nghiên
cứu đề ra, NCS sử dụng cách tiếp cận kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng; tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh, đánh giá các yêu cầu, điều kiện đồng
thời với phương pháp tham vấn chuyên gia, phỏng vấn sâu các cán bộ lãnh đạo và
chuyên ngành ở địa phương trong suốt quá trình nghiên cứu.
Luận án sử dụng hệ thống tư liệu tham khảo được ấn bản trong nhiều năm, các
báo cáo thứ cấp về địa bàn nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2016.
Nghiên cứu hiện trường tại tỉnh Quảng Ninh, bao gồm cả việc thu thập số liệu sơ
cấp và tham vấn liên quan đến phát thải và chi phí giảm phát thải KNK của các lĩnh vực/
ngành kinh tế, được thực hiện chủ yếu trong các năm 2012 – 2017.
Các tính toán định lượng phát thải KNK và chi phí giảm thải KNK được thực
hiện theo các phương pháp hướng dẫn của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) và
phương pháp phân tích chi phí – lợi ích trong kinh tế môi trường, với sự hỗ trợ của các
phần mềm tính toán như Excel, Ex-Act (FAO) và phần mềm chuyên dụng MACC
Builder Pro.
5. Đóng góp mới của luận án
Có thể khẳng định: đến nay, hầu hết các nghiên cứu quốc tế cũng như trong nước
về đánh giá chi phí giảm phát thải KNK được thực hiện chủ yếu ở cấp quốc gia và ngành.
Các nghiên cứu ở cấp địa phương còn rất ít và mới chỉ thử nghiệm ở một số lĩnh vực
như năng lượng, giao thông. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào thực hiện đánh giá tổng
thể trong mối liên hệ đa ngành để xây dựng và lựa chọn phương án giảm phát thải KNK
khả thi và hiệu quả nhất về chi phí ở cấp địa phương.
Trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, theo
đuổi chiến lược TTX và PTBV, trong đó giảm phát thải KNK được xác định là mục tiêu


6

hàng đầu, việc xác định tiềm năng giảm phát thải và đánh giá chi phí giảm phát thải để
xây dựng kế hoạch hành động TTX ở cấp địa phương là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa
cả về lý luận và thực tiễn.
Về lý luận, luận án là công trình lần đầu nghiên cứu tích hợp phương pháp luận
kiểm kê phát thải KNK, hệ số phát thải IPCC (Tier 1) và các hệ số phát thải riêng của
Việt Nam (Tier 2, 3) với phương pháp đánh giá chi phí giảm phát thải theo mô hình lý
thuyết MACC của kinh tế môi trường; đề xuất quy trình 6 bước đánh giá chi phí giảm
phát thải KNK và quy trình 3 bước xây dựng kế hoạch hành động TTX cấp địa phương
(cấp tỉnh) có lồng ghép đánh giá chi phí giảm thải KNK phục vụ sắp xếp và lựa chọn
các giải pháp giảm thải KNK có hiệu quả về chi phí cho địa phương. Quy trình và cách
tiếp cận này có thể áp dụng cho các tỉnh/ thành phố đang triển khai xây dựng kế hoạch
hành động TTX.
Về thực tiễn, luận án thử nghiệm mô hình và quy trình được đề xuất để đánh giá
phát thải và chi phí của các cơ hội giảm phát thải KNK trong các lĩnh vực năng lượng,
công nghiệp, nông lâm nghiệp và sử dụng đất (AFOLU) nhằm lựa chọn tập hợp giải
pháp có hiệu quả nhất về chi phí, đáp ứng mục tiêu giảm thải theo kế hoạch hành động
TTX của tỉnh Quảng Ninh; tính toán tiềm năng giảm phát thải KNK và nhu cầu vốn theo
các giải pháp được lựa chọn, khuyến nghị định hướng và giải pháp thực hiện kế hoạch
hành động TTX của địa phương cho giai đoạn đến năm 2020 và 2030.
6. Những phát hiện được rút ra từ kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp
Lượng phát thải KNK từ 4 lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, giao thông, nông
lâm nghiệp và sử dụng đất tại Quảng Ninh có xu hướng tăng nhanh lên khoảng 29,25 –
31,55 triệu tấn CO2tđ năm 2020 và khoảng 32,90 – 35,13 triệu tấn CO2tđ năm 2030. Với
16 cơ hội trong lĩnh vực công nghiệp và năng lượng, 7 cơ hội trong lĩnh vực nông – lâm
nghiệp, tiềm năng giảm thải KNK so với kịch bản cơ sở (BAU) đến năm 2020 tương
ứng là 3,03 và 2,22 triệu tấn CO2tđ; năm 2030 tương ứng là 4,34, và 2,38 triệu tấn CO2tđ,
với tổng chi phí tương ứng là khoảng 9 nghìn tỷ đồng và 11,2 nghìn tỷ đồng. Các cơ hội
giảm thải trong nông lâm nghiệp có hiệu quả ổn định hơn so với lĩnh vực năng lượng và
công nghiệp.
Tỉnh Quảng Ninh cần sớm hoàn thiện và công bố kế hoạch hành động TTX, gồm

cả danh mục và thông tin về các cơ hội giảm phát thải KNK nhằm tạo sự đồng thuận và
thu hút các nguồn đầu tư từ doanh nghiệp và cộng đồng; rà soát xây dựng khung chính
sách tài chính và các chính sách liên quan khác nhằm thúc đẩy thực hiện Chiến lược
TTX tại địa phương.


7
Tiếp cận chi phí giảm thải cận biên (MACC) được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh
vực BĐKH, là công cụ hỗ trợ đánh giá định lượng và xếp hạng các hoạt động giảm phát
thải KNK trong mối quan hệ giữa tiềm năng giảm phát thải và chi phí đầu tư cho hoạt
động giảm thải đó. Đối với Việt Nam, ứng dụng MACC trong việc xác định mục tiêu,
tiềm năng giảm nhẹ phát thải KNK và đánh giá chi phí giảm phát thải để xây dựng kế
hoạch hành động TTX khả thi, hiệu quả ở cấp địa phương là vô cùng cần thiết và có ý
nghĩa, cần tiếp tục triển khai và hoàn thiện cả về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận án bao gồm 4 chương, trong đó:
Chương 1 (289 trang) tổng quan cơ sở khoa học cùng các nghiên cứu trong và

Formatted: Not Highlight

ngoài nước về chi phí giảm phát thải KNK, làm rõ sự cần thiết, khái niệm, nội hàm, cách
tiếp cận, phương pháp luận và phương pháp đánh giá chi phí giảm phát thải KNK trong
bối cảnh ứng phó với BĐKH; chỉ ra khoảng trống trong nghiên cứu nhằm xác định nội
dung nghiên cứu của luận án;
Chương 2 (301 trang) đề xuất nội dung và khung nghiên cứu của luận án, giải

Formatted: Not Highlight

trình cụ thể về cách tiếp cận, mô hình và phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá phát

thải và chi phí giảm phát thải KNK phục vụ xây dựng kế hoạch hành động TTX của tỉnh
Quảng Ninh;
Chương 3 (4598 trang) phân tích thực trạng phát triển và thực hiện TTX của tỉnh
Quảng Ninh; áp dụng mô hình và phương pháp nghiên cứu được đề xuất để đánh giá

Formatted: Not Highlight

phát thải, tiềm năng và chi phí của các cơ hội giảm phát thải KNK theo các lĩnh vực
phát triển của tỉnh Quảng Ninh cho giai đoạn đến năm 2020 và 2030;
Chương 4 (209 trang) đề xuất quy trình lồng ghép các kết quả đánh giá chi phí
giảm phát thải KNK vào kế hoạch hành động TTX, tính toán và chỉ ra kết quả của
phương án TTX so với phương án thông thường, trên cơ sở đó khuyến nghị định hướng
và các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động TTX của tỉnh Quảng Ninh cho giai đoạn
đến năm 2020 và 2030.

Formatted: Not Highlight


8

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHI PHÍ GIẢM PHÁT THẢI
KHÍ NHÀ KÍNH VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH
1.1. Những vấn đề chung về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh
1.1.1. Biến đổi khí hậu: biểu hiện và nguyên nhân
Theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (United Nations
Framework Convention on Climate Change - UNFCCC), “Biến đổi khí hậu là sự thay
đổi của khí hậu do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của hoạt động con người dẫn đến
thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu, được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài”.
Các biểu hiện của BĐKH gồm: Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung;

Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con
người và các sinh vật trên trái đất; Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới ngập
úng các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển; Sự di chuyển của các đới khí hậu trên các
vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ
sinh thái và hoạt động của con người; Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình
hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa
hoá khác; Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
Trên qui mô toàn cầu, BĐKH được thể hiện rõ nét nhất ở sự nóng lên của Trái
đất, đặc biệt là từ sau năm 1950, và những thay đổi chưa từng có trong nhiều thập kỷ/
thiên niên kỷ. Trong 100 năm (1906 - 2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,740C,
tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó. Trong
hơn 10 năm qua (tính từ năm 2001), nhiệt độ trung bình cao hơn 0,50C so với giai đoạn
1961 - 1990. Báo cáo năm 2013, 2014 và 2016 của Uỷ ban liên Chính phủ về biến đổi khí
hậu (IPCC) đều nhận định: BĐKH diễn ra nhanh hơn so với dự báo. Năm 2014 nhiệt độ bề
mặt trái đất và mặt nước biển tăng lên hơn 0,370C so với năm 1979; năm 2017 được đánh
giá là nắng nóng kỷ lục trong vòng 40 năm trở lại đây. Mực nước biển toàn cầu cũng dâng
cao kỷ lục, đạt mức 3,17mm/năm thời kỳ 1993 - 2014, cao gấp đôi so với mức 1,6mm/năm
của thế kỷ 20. Mực nước biển dâng nhanh nhất ở vùng phía tây Thái Bình Dương và phía
đông Ấn Độ Dương.
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
Khí nhà kính (KNK) là các khí gây ra hiệu ứng nhà kính - nguyên nhân dẫn đến
BĐKH. Các KNK có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ


9
từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại
cho Trái Đất. Hiệu ứng nhà kính của các KNK được đặc trưng bởi “tiềm năng gây nóng
lên toàn cầu” (global warming potentials - GWPs) của một tấn KNK với một lượng CO2
tương đương (CO2tđ) trong khoảng thời gian xác định (thường là 100 năm). Các KNK

chủ yếu bao gồm: CO2, N2O, CH4, HFC, PFC, SF6, hơi nước, các khí CFC.
Có hai nhóm nguyên nhân gây ra BĐKH: Nhóm nguyên nhân khách quan (do sự
biến đổi của tự nhiên) và nhóm nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người).
Nhóm nguyên nhân khách quan bao gồm: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời,
sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi
của các dạng hải lưu, và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển.
Nhóm nguyên nhân chủ quan xuất phát từ sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 và
các KNK khác từ các hoạt động của con người như: CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên
liệu hóa thạch (than, dầu, khí), từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và
cán thép; CH4 sinh ra từ các bãi rác, chăn nuôi động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự
nhiên và khai thác than; N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp; HFCs
được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của
quá trình sản xuất HCFC-22; PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm; SF6 sử dụng
trong vật liệu cách điện và quá trình sản xuất magie… Căn cứ theo nguồn gốc phát sinh,
các nguồn phát thải KNK được chia thành 4 nhóm chính: năng lượng; quá trình công
nghiệp và sử dụng sản phẩm (IPPU); nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất (AFOLU);
và chất thải.
Song song với những diễn biến nhanh hơn của BĐKH, những tác nhân của
BĐKH cũng mạnh hơn. Báo cáo của IPCC năm 2014 đã chỉ ra rằng tổng lượng phát thải
KNK trên phạm vi toàn cầu năm 2013 là hơn 50 tỷ tấn CO2tđ, đã vượt mức dự báo cho năm
2030, lớn hơn 15% so với dự báo cho năm 2020, bỏ xa mốc kịch bản dự báo xấu nhất đã
được đưa ra.

1.1.2. Ứng phó với BĐKH
Khi BĐKH là thách thức thực sự cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương
lai, thì công tác ứng phó với BĐKH được đánh giá là hoạt động ưu tiên của bất kỳ địa
phương, quốc gia, lãnh thổ nào trên thế giới. UNFCCC đã xác định: ứng phó với BĐKH
bao gồm hai mảng là “giảm nhẹ” (mitigation) và “thích ứng” (adaptation).
Giảm nhẹ BĐKH: bao gồm những sự can thiệp mang tính phòng ngừa của con
người để giảm nguyên nhân gây ra BĐKH, như tăng bể hấp thụ, bể chứa KNK, giảm

mức độ hoặc cường độ phát thải KNK (giảm phát thải KNK);


×