Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Điều tra thực trạng về ảnh hưởng giữa bạo hành gia đình và sinh non hoặc sinh con nhẹ cân tại Thành phố Hồ Chí Minh (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.17 KB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ NHẬT VY

ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VỀ ẢNH HƯỞNG GIỮA

BẠO HÀNH GIA ĐÌNH VÀ SINH NON HOẶC SINH
CON NHẸ CÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ NHẬT VY

ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VỀ ẢNH HƯỞNG GIỮA

BẠO HÀNH GIA ĐÌNH VÀ SINH NON HOẶC SINH
CON NHẸ CÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.


Ngành: Sản phụ khoa
Mã số: 62720131

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS.BS.VÕ MINH TUẤN
2. TS.BS.NGUYỄN THỊ TỪ VÂN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận án nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

TRẦN THỊ NHẬT VY


ii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ............................................................................................Trang
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
MỤC LỤC................................................................................................................ ii

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ............................................................. iv
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH.................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ....................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 39
2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................ 39
2.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 39
2.3. Cỡ mẫu ........................................................................................................... 40
2.4 Phương pháp chọn mẫu.................................................................................. 42
2.5. Cách tiến hành và thu thập số liệu ................................................................. 46
2.6. Công cụ thu thập số liệu................................................................................. 50
2.7. Định nghĩa các biến số ................................................................................... 55
2.8 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu……………………. ........................ 60
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu.............................................................................. 61
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 62
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.................................................... 64
3.2 Các tỷ lệ về bạo hành gia đình ....................................................................... 66
3.3 Tỷ lệ sinh non/sinh nhẹ cân............................................................................ 69
3.4 Các yếu tố liên quan với sinh non hoặc nhẹ cân ............................................ 70
3.5 Phân tích hồi quy đa biến ............................................................................... 80
Chƣơng 4: BÀN LUẬN........................................................................................ 88
4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu.............................................................................. 88


iii

4.2 Các tỷ lệ và hình thức bạo hành gia đình ....................................................... 92

4.3 Tỷ lệ sinh non/sinh nhẹ cân............................................................................ 98
4.4 Mối liên quan giữa yếu tố dịch tễ - xã hội với sinh non hoặc nhẹ cân .......... 99
4.5 Mối liên quan giữa bạo hành gia đình với sinh non hoặc nhẹ cân............... 103
4.6 Điểm mạnh và hạn chế của đề tài ................................................................ 114
4.7 Giá trị ứng dụng của đề tài........................................................................... 118
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 121
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 122
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng thu thập thông tin sản khoa và đặc điểm kinh tế – văn hóa – xã hội
Phụ lục 2: Bảng thu thập thông tin về bạo hành gia đình
Phụ lục 3: Bảng đồng thuận tham gia nghiên cứu
Phụ lục 4: Phiếu xét nghiệm tế bào cổ tử cung
Phụ lục 5: Bảng câu hỏi gốc của Tổ chức Y tế Thế giới
Phụ lục 6: Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học
Phụ lục 7: Số liệu dân số và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại Tp.HCM năm 2013
Phụ lục 8: Bản đồ địa điểm lấy mẫu ngẫu nhiên tại Tp.HCM
Phụ lục 9: Chọn cụm nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống
Phụ lục 10: Một số hình ảnh trong quá trình nghiên cứu
Phụ lục 11: Tờ bướm về Bạo hành gia đình
Phụ lục 12: Danh sách các đối tượng tham gia nghiên cứu


iv

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BB – DV

Buôn bán – Dịch vụ


BHGĐ

Bạo hành gia đình

BHTC

Bạo hành thể chất

BHTD

Bạo hành tình dục

BHTT

Bạo hành tinh thần

BLGĐ

Bạo lực gia đình

BV

Bệnh viện

CN

Công nhân

CNV


Công nhân viên

CS.

Cộng sự

CTC

Cổ tử cung

CTV

Cộng tác viên

KCM

Khoảng cách mẫu

KTC

Khoảng tin cậy

LHQ

Liên hiệp quốc

NC

Nghiên cứu


PN

Phụ nữ

NHS

Nữ hộ sinh

SKSS

Sức khỏe sinh sản

TCYTTG

Tổ chức y tế thế giới

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VD

Ví dụ

VN

Việt Nam



v

BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH

Adrenaline đươc tiết ra từ vùng hạ đồi –Hypothalamic pituitary adrenal
tuyến yên
(HPA)
Bảng đánh giá bạo hành tinh thần ở
phụ nữ

Psychological Maltreatment of
Women Inventory (PMWI)

Bảng đánh giá nguy cơ BHGĐ

Abuse Risk Inventory (ARI)

Bảng đánh giá những kinh nghiệm
của người phụ nữ đối với việc bị
đánh đập

Women’s
Experiences
with Battering (WEB)

Bệnh võng mạc do sinh non

Retinopathy of Prematurity
(ROP)


Công cụ sàng lọc bạo hành ở phụ nữ

Woman Abuse Screening Tool
(WAST)

Chậm phát triển tâm thần

Mental Retardation (MR)

Chỉ số thông minh

Intelligence Quotient (IQ)

Gây đau – Xúc phạm – Đe dọa – La
mắng

Hurt – Insult – Threaten –
Scream (HITS)

Giai đoạn “Căng thẳng”

Tension Building Phase

Giai đoạn “Hành động”

Acting – out Phase

Giai đoạn “Trăng mật”

Honeymoon Phase


Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát
triển

International Conference on
Population and Development

Khảo sát Nhân quyền và Sức
khoẻ

Demographic and
Surveys (DHS)

Màu da, Nhịp tim, Phản xạ kích

Activity, Pulse, Grimace,

Health


vi

thích, Cử động, Hô hấp.

Apparance and Respiratin Score
(APGAR Score)

Nội tiết tố phóng thích corticotropin

Corticotropin – releasing

hormone (CRH)

Phương pháp chọn mẫu cụm xác
xuất tỷ lệ theo cỡ dân số

Probability Proportional to Size
(PPPS)

Sàng lọc BHGĐ

Abuse Assessment Screen (AAS)

Sàng lọc BHGĐ của bạn tình

Partner Violence Screen (PVS)

Sàng lọc BHGĐ đang tiếp diễn

Ongoing Abuse Screen (OAS)

Tổ chức Quốc tế khảo sát về Bạo
lực đối với phụ nữ

International Violence Against
Women Surveys (IVAWS)

Tổ chức Y tế Thế giới

World Health Organization
(WHO)


Tỷ số chênh về tỷ lệ

Prevalence Odds Ratio
(POR)

Thang điểm phương thức xung đột

Conflict Tactics Scale (CTS)

Thang đo chỉ số bạo hành của bạn
tình

Index of Spouse Abuse (ISA)

Thang đo chỉ số bạo hành của bạn
tình – thang đo bạo hành thể chất

Index of Spouse Abuse –
Physical Scale (ISA –PS)

Xuất huyết trong não thất

Intraventricular Hemorrhage
(IVH)


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1

Hệ số cronbach’s alpha của thang đo CTS theo quốc gia và giới tính.

21

Bảng 1.2

Yếu tố nguy cơ thúc đẩy bạo hành gia đình

31

Bảng 2.1

Tỷ lệ P2 theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Thanh và cs.

41

Bảng 2.2

Bảng tính cỡ mẫu

41

Bảng 2.3

Danh sách các cụm (phường, xã) được chọn và số lượng đối tượng đã tham
gia nghiên cứu


44

Bảng 2.4

Độ tin cậy của bộ câu hỏi về bạo hành gia đình

53

Bảng 3.1

Danh sách các cụm (phường, xã) được chọn và số lượng đối tượng đã tham
gia nghiên cứu

63

Bảng 3.2

Phân bố đặc điểm dịch tễ – xã hội

64

Bảng 3.3

Phân bố đặc điểm về xã hội của bạn tình/chồng của đối tượng nghiên cứu

65

Bảng 3.4

Tỷ lệ BHGĐ trong mẫu nghiên cứu


66

Bảng 3.5

Mức độ nặng của BHTC trong mẫu nghiên cứu

67

Bảng 3.6

Phân bố các hình thức bạo hành ở mẫu nghiên cứu

67

Bảng 3.7

Tần số bị BHGĐ trong mẫu nghiên cứu

68

Bảng 3.8

Phân bố tỷ lệ sinh non và sinh nhẹ cân trong mẫu nghiên cứu

69

Bảng 3.9

Mối liên quan giữa BHGĐ và yếu tố vợ/chồng với sinh non/nhẹ cân


70

Bảng 3.10

Mối liên quan giữa số nhóm BHGĐ với sinh non/nhẹ cân

73

Bảng 3.11

Mối liên quan giữa mức độ nặng của BHTC với sinh non/nhẹ cân

73

Bảng 3.12

Mối liên quan giữa BHGĐ và yếu tố vợ/chồng với sinh con nhẹ cân

74

Bảng 3.13

Mối liên quan giữa số nhóm BHGĐ với sinh con nhẹ cân

77

Bảng 3.14

Mối liên quan giữa BHGĐ và yếu tố vợ/chồng với sinh non


77

Bảng 3.15

Mối liên quan giữa số nhóm BHGĐ với sinh non

80

Bảng 3.16

Tóm tắt phân tích đơn biến và đa biến với kết cục sinh non/nhẹ cân

81

Bảng 3.17

Tóm tắt phân tích đơn biến và đa biến giữa các hình thức BHGĐ với kết
cục sinh non/nhẹ cân

82

Bảng 3.18

Phân tích đa biến với kết cục sinh con nhẹ cân

83

Bảng 3.19


Phân tích đa biến giữa các hình thức BHGĐ với kết cục sinh con nhẹ cân

84

Bảng 3.20

Phân tích đa biến với kết cục sinh non

85


viii

Bảng 3.21 Phân tích đa biến giữa các hình thức BHGĐ với kết cục sinh non

86

Bảng 4.1

So sánh tỷ lệ BHGĐ của một số NC trong nước và trên thế giới

94

Bảng 4.2

Mối liên quan giữa BHTD và sinh non ở một số nghiên cứu

108



ix

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1

Vòng xoay bạo hành trong gia đình

Hình 1.2

Hình minh họa về phòng chống bạo hành trong gia đình

15

Hình 1.3

Tỷ lệ sinh non ở các nước trên thế giới trong năm 2010

25

Sơ đồ 2.1

Phương pháp chọn mẫu

45

Sơ đồ 2.2

Tóm tắt các bước thu thập số liệu

54


9


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạo hành gia đình (BHGĐ) nói chung và BHGĐ đối với phụ nữ nói riêng là
vấn đề đã tồn tại từ lâu trong lịch sử. Năm 1997, Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG)
đã đưa ra định nghĩa BHGĐ là:“Những hành động cưỡng bức về thể chất, tinh thần
và tình dục của bạn tình nam hiện tại hoặc trước đây đối với phụ nữ trong độ tuổi vị
thành niên và trưởng thành”[184]. Đa số nạn nhân của các vụ bạo hành là phụ nữ.
BHGĐ hiện đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng đang được quan tâm. Trên thế giới,
cứ 3 người phụ nữ thì có 1 trường hợp bị đánh, bị xâm phạm tình dục hoặc bị bạo
hành về tinh thần trong cuộc đời. Phần lớn thủ phạm là thành viên trong gia đình
của người phụ nữ đó[88]. Mang thai là thời điểm dễ bị tổn thương nhất đối với
những nạn nhân bị BHGĐ do thay đổi nhu cầu về thể chất, xã hội, tình cảm và kinh
tế; nhiều nghiên cứu (NC) cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị bạo hành bởi chồng/bạn tình
trong thời kỳ mang thai dao động từ 4 – 29%[38]. Nghiên cứu quốc gia về bạo lực
đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2010 cho thấy 58% phụ nữ đã từng bị bạo hành ít
nhất một lần trong đời (bao gồm cả bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục); 32%
phụ nữ đã từng kết hôn cho biết đã trải nghiệm BHTC trong suốt đời và 6% đã từng
bị BHTC trong 12 tháng qua. Tỷ lệ BHTC trong thai kỳ ở Việt Nam đã được báo
cáo là 5%[91].
BHGĐ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tâm thần của người
phụ nữ mà còn gây tác động xấu đến sức khoẻ và sự phát triển sau này của trẻ[27].
Kết quả từ một phân tích gộp của Donovan và cs. cũng chỉ ra rằng BHGĐ làm tăng
nguy cơ sinh non gấp 1,91 lần (KTC 95% : 1,60 – 2,29) và nguy cơ sinh con nhẹ
cân cao gấp 2,11 lần (KTC 95% : 1,68 – 2,65)[60]. BHGĐ ảnh hưởng đến nguy cơ
sinh non bởi nhiều cách khác nhau. BHTC tác động trực tiếp vào vùng bụng hoặc

BHTD gây ra biến chứng như nhau bong non, kích thích cơn gò tử cung, ối vỡ non
hoặc nhiễm trùng đường sinh dục[84]. BHGĐ còn có thể đưa đến những hành vi
nguy cơ cho thai phụ làm ảnh hưởng xấu đến thai, ví dụ: hút thuốc, sử dụng ma túy,
chăm sóc trước sinh không đầy đủ[48],[84],[152]. Tại Việt Nam, 63.000 trẻ em
dưới 5 tuổi chết mỗi năm và 50% số ca tử vong này xảy ra ở trẻ sơ sinh. Một trong


2

những nguyên nhân chính của tử vong trẻ sơ sinh là do biến chứng của sinh non và
nhẹ cân, chiếm gần 50% tổng số ca tử vong sơ sinh[123]. Trẻ sơ sinh non tháng hay
nhẹ cân có nhiều nguy cơ bệnh tật như suy hô hấp, bệnh màng trong, viêm phổi, di
chứng thần kinh, chỉ số IQ thấp, chậm phát triển về cân nặng và chiều cao. Đây là
gánh nặng cho gia đình, xã hội về tinh thần và tài chính để điều trị bệnh cũng như
các di chứng của trẻ. Do đó sinh non hay nhẹ cân được ngành y tế đặc biệt quan tâm
vì nó là một trong những nguyên nhân gây tử vong chu sinh ở các nước phát triển
cũng như các nước đang phát triển. Tỷ lệ sinh non hay nhẹ cân tại Mỹ từ 5% đến
12%, tại Đông Nam Á khoảng 13,5% và Việt Nam tỷ lệ này 9,4%[28].
Mặc dù trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu trên nhiều đối tượng, nhiều
cộng đồng khác nhau về BHGĐ nhưng ở Việt Nam, các báo cáo về vấn nạn này chỉ
mới dừng lại ở những số thống kê chung hoặc vài nghiên cứu nhỏ lẻ. Trong “Hướng
dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” do Bộ Y tế ban hành vào
29/07/2016 đã dành 6 trang nói về BHGĐ đối với phụ nữ và đề cập đến vai trò của
nhân viên y tế trong việc tuyên truyền, phát hiện, tư vấn, điều trị các nạn nhân
BHGĐ cũng như cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông đại chúng[2].
Điều này cho thấy vấn nạn BHGĐ cũng đang được sự quan tâm của ngành y tế nhất
là trong lĩnh vực Sản phụ khoa. Hiện nay đây là vấn đề phổ biến mang tính thời sự
không chỉ riêng của ngành y tế mà của toàn xã hội. Do đó, những nghiên cứu về vấn
đề này của ngành Sản phụ khoa là những nghiên cứu hết sức cần thiết và đầy tính
nhân văn. TPHCM là trung tâm tài chính kinh tế của cả nước, nơi có đời sống kinh

tế và dân trí cao, tuy nhiên vấn nạn BHGĐ cũng còn khá phổ biến và chưa được
nghiên cứu đánh giá sâu rộng. Đa số trước đây, các NC thường đề cập đến tỷ lệ và
các yếu tố liên quan đến sinh non hay nhẹ cân, nhưng chưa có nhiều khảo sát về
mối liên quan giữa BHGĐ với nguy cơ sinh non hay nhẹ cân. Hy vọng với NC này,
sẽ có cái nhìn rõ hơn về tình hình BHGĐ đối với phụ nữ ở TPHCM nói chung và
phụ nữ sinh con non tháng hay nhẹ cân nói riêng.
Vì vậy, nghiên cứu được tiến hành nhằm trả lời cho câu hỏi: “Tỷ lệ BHGĐ ở
TP.HCM là bao nhiêu và có liên quan với sinh non/sinh nhẹ cân hay không?”


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ bạo hành gia đình và các loại bạo hành gia đình ở phụ nữ
sống tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 01/01/2015 đến 04/07/2016.
2. Xác định mối liên quan giữa bạo hành gia đình với sinh non hoặc nhẹ cân
hiện bé còn sống ở phụ nữ cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full













×