Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Điều tra thực trạng sự nhận thức về sức khỏe sinh sản của học sinh tuổi vị thành niên trong trường THPT trần hưng đạo thành phố nam định tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.98 KB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN


LÊ THỊ GIƠN

ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SỰ NHẬN THỨC VỀ
SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA HỌ*C SINH TUỔI VỊ
THÀNH NIÊN TRONG TRƢỜNG THPT TRẦN
HƢNG ĐẠO – THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH – TỈNH
NAM ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lí ngƣời và động vật

HÀ NỘI – 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN


LÊ THỊ GIƠN

ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SỰ NHẬN THỨC VỀ
SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA HỌ*C SINH TUỔI VỊ
THÀNH NIÊN TRONG TRƢỜNG THPT TRẦN
HƢNG ĐẠO – THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH – TỈNH
NAM ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Sinh lí ngƣời và động vật
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành dƣới sự chỉ bảo tận tình của
TS. Nguyễn Xuân Thành - giảng viên bộ môn Sinh lý người và động vật; sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên trong khoa Sinh- KTNN,
cùng sự giúp đỡ của các em học sinh trƣờng THCS Trần Hƣng Đạo (Thành
phố Nam Định) tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này.
Cho phép em đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS.
Nguyễn Xuân Thành.
Xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa, các bạn sinh viên khoa Sinh –
KTNN.
Xin cảm ơn các em học sinh trƣờng THCS Trần Hƣng Đạo (Thành phố
Nam Định)
Đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, mong đƣợc sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn.
Xuân Hòa, ngày 25 tháng 4 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Giơn


LỜI CAM ĐOAN
Để đảm bảo tính trung thực của đề tài, tôi xin cam đoan nhƣ sau:
1. Đề tài này tôi không hề sao chép từ bất cứ đề tài có sẵn nào.
2. Đề tài của tôi không trùng với một đề tài nào khác.

3. Kết quả thu đƣợc trong đề tài là do nghiên cứu thực tiễn, đảm bảo
tính chính xác và trung thực.
Xuân Hòa, ngày 25 tháng 4 năm 2015
Sinh viên

Lê Thị Giơn


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 4
DANH MỤC BẢNG – BIỂU ĐỒ..................................................................... 7
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ......................................................... 7
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 8
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 8
2. Mục đích của đề tài ................................................................................... 9
3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 9
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 11
1.1. Lịch sử nghiên cứu các vấn đề ............................................................. 11
1.2. Các vấn đề về SKSS ............................................................................. 12
1.2.1. Khái niệm SKSS ........................................................................... 12
1.2.2. Nội dung của SKSS ....................................................................... 13
1.2.3. SKSS - Mục tiêu và thách thức ..................................................... 15
1.3. SKSS vị thành niên ................................................................................ 9
1.3.1. Vị thành niên - họ là ai? ................................................................ 16
1.3.2. SKSS vị thành niên ....................................................................... 17
1.4. Giáo dục SKSS cho vị thành niên ........................................................ 12
1.4.1. Vì sao phải giáo dục SKSS cho vị thành niên .............................. 12
1.4.2. Giáo dục SKSS cho vị thành niên – Cần giáo dục những gì? ...... 17

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP, THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 21
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 21
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 21
2.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 21
2.4. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 21


Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................... 22
3.1. Kết quả sự nhận thức của thanh thiếu niên trong nhà trƣờng về SKSS
..................................................................................................................... 22
3.1.1. Khối lớp 10.................................................................................... 22
3.1.2. Khối lớp 11.................................................................................... 32
3.1.3. Khối lớp 12.................................................................................... 35
3.1.4. kết quả nhận thức chung về SKSS của học sinh trong nhà trƣờng
................................................................................................................. 31
3.2. Kết quả so sánh nhận thức giữa 3 khối lớp 10, 11 và 12 về SKSS ...... 44
Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 41
4.1. Kết luận ................................................................................................ 41
4.2. Kiến nghị .............................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 50


DANH MỤC BẢNG – BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1. Thực trạng chăm sóc SKSS ở 9 nƣớc khu vực Đông Nam Á ............ 22
Bảng 1.2. Khái quát về hoạt động chăm sóc SKSS ở Việt Nam ........................ 23
Bảng 1.3. Tình hình 5 tai biến sản khoa năm 2003 -2004 .................................. 23
Bảng 3.1. Kết quả nhận thức về SKSS của học sinh khối 10 ....................................... 29
Bảng 3.2. Nguồn tìm hiểu thông tin giới tính và SKSS của học sinh

khối lớp 10 trong trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo ................................. 30
Bảng 3.3. Độ tuổi dậy thì của học sinh lớp 10 trƣờng THPT Trần Hƣng
Đạo.................................................................................................................... 30
Bảng 3.4. Kết quả nhận thức về SKSS của học sinh khối 11 ....................................... 32
Bảng 3.5. Nguồn tìm hiểu thông tin giới tính và SKSS của học sinh
khối lớp 11 trong trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo ............................... 33
Bảng 3.6. Độ tuổi dậy thì của học sinh lớp 11 trƣờng THPT Trần Hƣng
Đạo..................................................................................................................... 33
Bảng 3.7 Kết quả nhận thức về SKSS của học sinh khối 12 ........................................ 35
Bảng 3.8. Nguồn tìm hiểu thông tin giới tính và SKSS của học sinh
khối lớp 12 trong trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo .............................. 36
Bảng 3.9. Độ tuổi dậy thì của học sinh lớp 12 trƣờng THPT Trần Hƣng
Đạo..................................................................................................................... 36
Bảng 3.10. Kết quả nhận thức về SKSS của học sinh trong trƣờng
THPT Trần Hƣng Đạo

........................................................................... 38

Bảng 3.11. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai của học sinh trƣờng
THPT Trần Hƣng Đạo

.................................................................... 39

Bảng 3.12. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai của học sinh trƣờng
THPT Trần Hƣng Đạo ........................................................................ 40
Bảng 3.13. Kết quả so sánh nhận thức về SKSS giữa 3 khối lớp 10, 11
và 12 trong trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo

........................................... 45



BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Biểu đồ biểu hiện sự nhận thức về SKSS của học sinh
lớp 10 trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo – Thành phố
Nam Định ...................................................................................... 31
Hình 3.2. Biểu đồ biểu hiện sự nhận thức về SKSS của học sinh
lớp 11 trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo – Thành phố
Nam Định ...................................................................................... 34
Hình 3.3. Biểu đồ biểu hiện sự nhận thức về SKSS của học sinh
lớp 12 trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo – Thành phố
Nam Định ...................................................................................... 37
Hình 3.4: Nguồn tìm hiểu thông tin giới tính và SKSS của học sinh
trong trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo .................................................. 41
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện độ tuổi kết hôn theo học sinh trong trƣờng
THPT Trần Hƣng Đạo cho là phù hợp ............................................ 42
Hình 3.6. Biểu đồ biểu hiện sự nhận thức về SKSS của học sinh
trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo – Thành phố Nam Định .................... 43
Hình 3.7. Biểu đồ so sánh nhận thức giữa ba nhóm học sinh
lớp 10, lớp 11 và lớp 12 trong nhà trƣờng về SKSS...................... 46


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
[AIDS]

: Acquired immune deficiency syndrome

[BMTE]

: Bà mẹ trẻ em


[BPTT]

: Biện pháp tránh thai

[DSGĐTE]

: Dân số Gia đình Trẻ em

[KHHGĐ]

: Kế hoạch hoá gia đình

[GDGT]

: Giáo dục giới tính

[SKSS]

: Sức khoẻ sinh sản

[TTN]

: Thanh thiếu niên

[UNFDA]

: Quỹ dân số Liên Hợp Quốc

[VTN]


: Vị thành niên

[WHO]

: Tổ chức y tế thế giới


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc đã và đang tạo ra
những biến đổi lớn trong lĩnh vực kinh tế - chính trị và xã hội. Đặc biệt trong
xu hƣớng toàn cầu hóa hiện nay thì nƣớc ta ngày càng có nhiều điều kiện tiếp
thu học hỏi nhiều tinh hoa, thành quả của nhân loại.
Trong bối cảnh đó sự nghiệp giáo dục nói chung, nhà trƣờng phổ thông
nói riêng đòi hỏi việc giáo dục con ngƣời phải toàn diện và sâu sắc.
Thế nhƣng chính sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật trong xu
hƣớng toàn cầu hóa hiện nay đã dần làm bùng nổ, ô nhiễm thông tin. Lợi bất
cập hại. Thông tin tốt có nhiều và xấu cũng có rất nhiều và không kém phần
đa dạng có cơ hội tiếp xúc với thế hệ trẻ thanh thiếu niên hiện nay.
Trong khi đó các em chƣa nhận thức đƣợc hoặc chƣa đủ kinh nghiệm để
tiếp thu thông tin một cách chọn lọc. Nên hậu quả không thể tránh khỏi đƣợc
là những sai lạc trong hành vi xã hội và hành vi tình dục ở thanh thiếu niên.
Hội nghị về việc thực hiện chính sách pháp luật trong chăm sóc sức khỏe
sinh sản và sức khỏe tình dục vị thành niên cũng nhƣ thanh thiếu niên ngày
28/08/2014 đã cho biết: “Thành phần trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên
trong độ 10 đến 30 tuổi hiện chiếm 40% dân số của Việt Nam, thực tế cũng
cho thấy một vấn đề đáng ngại là tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên tăng rất
cao, điển hình 35,4% ở nhóm 15 đến 19 tuổi, 34,6% ở nhóm 20 đến 24 tuổi”
và “trung bình mỗi năm Việt Nam có tới gần 300.000 ca nạo phá thai ở tuổi

vị thành niên (Theo thống kê của bộ Y tế công bố ngày 13/09/2006)”.
Hiện tƣợng quan hệ tình dục ở lứa tuổi thanh thiếu niên, sống thử, nạo
phá thai ở tuổi vị thành niên ngày càng trở nên phổ biến hơn và chƣa thấy có
dấu hiệu giảm. Đây thực sự là một bài toán nan giải làm đau đầu các nhà quản
lí xã hội. Vậy nguyên nhân là do đâu?
1


Có thể khẳng định rằng đó không phải hoàn toàn do lỗi của các em. Mà
nguyên nhân là do các em không đƣợc trang bị kiến thức giới tính và SKSS
một cách chính xác, đầy đủ và chọn lọc.
Nhằm góp phần đánh giá thực trạng nhận thức, hiểu biết của thanh thiếu
niên hiện nay trong trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo, Tp. Nam Định, tuyên
truyền nhận thức hiểu biết SKSS cho đối tƣợng này đặc biệt là nhóm từ 1518.
Nhằm đề ra một số giải pháp thiết thực cho việc giáo dục giới tính và
SKSS cho thanh niên trong trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Điều tra thực trạng sự nhận thức về sức khỏe sinh sản của
học sinh tuổi vị thành niên trong trường THPT Trần Hưng Đạo, Tp.Nam
Định”.
2. Mục đích của đề tài
1. Tìm hiểu thu thập các thông tin về SKSS và điều tra để thấy đƣợc
thực trạng sự nhận thức về SKSS của thanh thiếu niên trƣờng THPT Trần
Hƣng Đạo thuộc thành phố Nam Định.
2. Tuyên truyền các nội dung, mục tiêu, lợi ích của việc chăm
sóc SKSS.
3. Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính và
SKSS cho thanh thiếu niên trong trƣờng.
3. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Đề tài đƣợc nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ vấn đề sự nhận thức về kiến thức

SKSS trong trƣờng THPT tƣởng chừng ít đƣợc quan tâm nhƣng có vai trò
quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho lứa tuổi trẻ VTN. Qua đó đƣa ra
đƣợc những biện pháp thiết thực hơn để nâng cao nhận thức về SKSS cho các
em trong trƣờng THPT

2


Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho các trƣờngTHPT khác nhau ở nơi
có mức sống tƣơng tự. Cần có thêm nhiều các hoạt động kêt hợp với giáo dục
SKSS tuổi VTN trong trƣờng THPT hoặc kết hợp với các giờ học trên
lowpsmang lại những kiến thức cơ banrcaanf thiết cho học sinhveef các vấn
đề thực tiễn nhƣ giới tính,các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, tình dục an
toàn,…

3


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu các vấn đề
SKSS là một phạm trù đƣợc nhấn mạnh tại Hội nghị dân số và phát
triển ở Cairo năm 1994. Nhƣng ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 1961, nhà nƣớc
đã quan tâm tới những vấn đề dân số KHHGĐ. Chƣơng trình đã bắt đầu với
những nội dung liên quan tới chăm sóc sức khoẻ gia đình và SKSS, vận động
các cặp vợ chồng thực hiện sinh đẻ có kế hoạch nhằm giảm tỷ lệ sinh.
Năm 1963 chƣơng trình KHHGĐ bắt đầu đề cập và nhấn mạnh tới nội
dung dân số và phát triển.
Từ năm 1970 đến nay, các chỉ tiêu của chƣơng trình này ngày càng
nhấn mạnh vào giảm sinh trong đó KHHGĐ cùng với thông tin giáo dục

truyền thông và chính sách, chế độ đƣợc coi là giải pháp cơ bản.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về hình thái, thể lực và sinh lý lứa tuổi dậy thì. Trong những năm
60 và giữa thập kỷ 70 nhiều tác giả Việt Nam đã công bố về tuổi có kinh lần
đầu, chu kỳ kinh nguyệt các chỉ số về chiều cao, cân nặng… của một số đối
tƣợng. Những kết quả này đƣợc tập trung trong cuốn “Hằng số sinh học ngƣời
Việt Nam” năm 1975.
Năm 1976 -1980, Cao Quốc Việt, Đinh Kỷ đã nghiên cứu những biến
đổi của cơ thể ở lứa tuổi dậy thì bằng phƣơng pháp điều tra ngang.
Năm 1982 – 1986, Cao Quốc Việt và các cộng sự nghiên cứu so sánh
tuổi dậy thì của học sinh bằng phƣơng pháp điều tra dọc.
Năm 1989, Đào Huy Khuê, Nguyễn Thị Tân, Nguyễn Chế Nghĩa
nghiên cứu so sánh tuổi dậy thì của học sinh nông thôn và thành thị [5]

4


Tất cả các công trình trên đây nghiên cứu trên các đối tƣợng học sinh
ngƣời Việt Nam ở thành thị và các vùng nông thôn gần thành thị. Dƣới đây
cũng là đề tài điều tra trên các đối tƣợng thuộc vùng này. Tuy nhiên, tại thời
điểm này mức sống đã đƣợc nâng cao nên việc tiếp cận kiến thức về SKSS từ
nhiều nguồn của thanh thiếu niên dễ dàng hơn. Vậy thanh thiếu niên trong nhà
trƣờng đã tìm hiểu và hiểu nhƣ thế nào về SKSS? Do đó nghiên cứu các vấn
đề về tâm sinh lý tuổi dậy thì và giáo dục SKSS cho các thanh thiếu niên ở
từng khu vực là vấn đề rất cần thiết.
1.2. Các vấn đề về SKSS
1.2.1. Khái niệm SKSS
Chƣơng trình hoạt động của Hội nghi Cairo, chƣơng VII với tiêu đề
“SKSS và quyền sinh sản” gồm các nội dung nhƣ: Quyền sinh sản, SKSS,
KHHGĐ, phòng ngừa bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, tình dục, quan hệ

giới tính và vấn đề vị thành niên. Theo văn bản này SKSS đƣợc định nghĩa
nhƣ sau:
“Sức khoẻ sinh sản - SKSS - là tình trạng hoàn toàn khoẻ mạnh về thể
chất, tinh thần và xã hội, mà không chỉ là không có bệnh tật hay không bị tàn
phế về tất cả những gì có liên quan tới hệ thống, chức phận và quá trình sinh
sản” [6].
Nhƣ vậy khái niệm SKSS là một khái niệm mở rộng, có ý nghĩa xã hội
sâu sắc và mang tính nhân bản cao vì đã nâng cao những yêu cầu bảo vệ chức
năng đặc thù của phụ nữ là chức năng sinh sản. Và sinh sản, xét về mặt đạo lí
và giá trị cần đƣợc nhìn nhận nhƣ là chức năng xã hội [6].
Từ định nghĩa này có thể khẳng định rằng, chính sách SKSS là một
tổng thể các biện pháp kĩ thuật và dịch vụ góp phần nâng cao sức khoẻ và
hạnh phúc bằng
cách phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về SKSS. Nó bao gồm cả sức khoẻ
tình
5


dục với mục đích là đề cao cuộc sống và các mối quan hệ riêng tƣ chứ không
chỉ là việc tƣ vấn và chăm sóc liên quan đến sinh sản và các bệnh lây truyền
qua đƣờng tình dục [3].
1.2.2. Nội dung của SKSS
1.2.2.1. SKSS ở nữ giới
Những vấn đề về SKSS nữ giới không chỉ liên quan đến bệnh tật và tử
vong trong thời kỳ thai nghén và sinh đẻ mà còn là hậu quả của việc thiếu
chăm sóc ở độ tuổi thanh thiếu niên, phụ nữ bị đối xử thô bạo, ngƣợc đãi
trong gia đình, sự nghèo đói và những tập tục văn hoá có hại [8].
1.2.2.2. SKSS Nam giới
Mặc dầu trong đời sống sinh sản không thể coi nhẹ bất cứ phía nam hay
phía nữ nhất là trong thời đại ngày càng bình đẳng. Nhƣng phải khẳng định

rằng chính nam giới lại không đƣợc chăm sóc và đƣợc hƣởng sự quan tâm
đầy đủ về SKSS. Bằng chứng cụ thể là nhiều khó khăn của nam giới trong
sinh sản và tình dục (vô sinh do chồng, rối loạn chức năng sinh dục nam, phục
hồi tổn thƣơng ở cơ quan sinh dục…). Hiện nay ở nƣớc ta không có cơ sở y tế
tin cậy chữa trị và cho hiệu quả cao. Vì vậy SKSS cho nam giới đang là vấn
đề đáng lƣu tâm [8].
Khái niệm SKSS ra đời do nhận thức tiến bộ hơn của con ngƣời về
quyền con ngƣời, quyền bình đẳng nam - nữ. Do đó nội dung của SKSS đƣợc
quan tâm đều ở cả hai giới.
Trong kế hoạch hành động sau hội nghị Cairo thì 6 nội dung của SKSS
đã đƣợc thống nhất bởi quỹ dân số của Liên Hợp Quốc (UNFDA) là:
+ Kế hoạch hoá gia đình.
+ Sức khoẻ phụ nữ.
+ Làm mẹ an toàn.
+ Vô sinh.
+ Bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục.
6


+ Bệnh nhiễm khuẩn [8].
Nhƣng do mỗi khu vực và mỗi quốc gia lại có những vấn đề ƣu tiên
riêng nên các tổ chức tham gia quyết định cụ thể hoá nội dung của SKSS ở 10
điểm sau:
1. Làm mẹ an toàn: Chăm sóc phụ nữ khi mang thai, khi đẻ, chăm sóc
mẹ và trẻ sơ sinh, sau khi sinh.
2. KHHGĐ: Nhằm làm cho mức sinh sản tự nhiên phù hợp với nhịp độ
phát triển kinh tế, đảm bảo thực hiện quyền sinh sản.
3. Nạo - hút thai: Nhằm giảm tỉ lệ nạo hút thai ngoài ý muốn đặc biệt là
nhóm tuổi vị thành niên từ 10-19 tuổi.
4. Bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản: Phòng ngừa, chuẩn đoán, điều trị

nhằm giảm tỉ lệ ngƣời mắc và tử vong do bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản.
5. Bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục: Phòng ngừa, điều trị cho ngƣời
mắc bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục.
6. Giáo dục tình dục học: Giáo dục nhu cầu, sự thoả mãn nhu cầu để
đảm bảo sức khoẻ cũng nhƣ chất lƣợng cuộc sống.
7. Phát hiện sớm ung thƣ vú và ung thƣ đƣờng sinh dục.
8. Vô sinh.
9. Sức khoẻ sinh sản vị thành niên.
10. Giáo dục, tuyên truyền về SKSS và KHHGĐ cho tất cả mọi ngƣời đặc
biệt là các nhà lãnh đạo, các cán bộ, cán bộ y tế, ngƣời cung cấp dịch vụ SKSS,
ngƣời sử dụng các dịch vụ SKSS nhằm phổ biến mục tiêu của SKSS [17].
10 nội dung trên của SKSS có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tuy
nhiên ở mỗi vùng, quốc gia khác nhau thì mỗi nội dung lại đƣợc quan tâm ở
mức độ khác nhau.
Riêng ở Việt Nam, dựa trên những đặc điểm kinh tế, xã hội và tình hình
dân số, sức khoẻ của ngƣời dân thì SKSS đƣợc chú ý ở 6 vấn đề: Làm mẹ an
toàn, KHHGĐ, dân số và chất lƣợng dân số, vô sinh, bệnh lây truyền qua

7


đƣờng tình dục và nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản vị thành niên và SKSS vị
thành niên [14].
1.2.3. SKSS - Mục tiêu và thách thức
SKSS có ý nghĩa xã hội và y học sâu sắc do những mục tiêu mà nó đề
cao quyền con ngƣời, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, chất lƣợng dân số. Mục
tiêu cụ thể là:
- SKSS nhằm đảm bảo rằng các đơn vị chăm sóc SKSS trên mọi lĩnh
vực bao gồm cả KHHGĐ và thông tin chính xác, toàn diện, có thể chấp nhận
đƣợc, dễ tiếp cận, vừa túi tiền và thuận lợi với khách hàng.

- Cho phép hỗ trợ khách hàng tự quyết định về việc sinh đẻ (sinh bao
nhiêu và sinh khi nào?) và lựa chọn các biện pháp tránh thai cũng nhƣ các
biện pháp khác để điều khiển sinh sản một cách hợp lí.
- Đáp ứng nhu cầu về sức khoẻ sinh sản thay đổi qua các giai đoạn của
cuộc sống, phù hợp với tính đa dạng của các cộng đồng dân cƣ [7].
Song để đạt đƣợc những mục tiêu trên quả thật còn khá nhiều thách
thức:
Thứ nhất: Quan niệm “Trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại. Tuy đã bớt
cực đoan với phụ nữ song vai trò của ngƣời phụ nữ vẫn chƣa đƣợc nhận thức
đúng đắn và đầy đủ. Trong khi đó phụ nữ lại là một đối tƣợng chính và cần
thƣờng xuyên đƣợc chăm sóc SKSS, thì thực tế cho thấy mức độ quan tâm
còn quá ít. Phụ nữ nạo
phá thai, gặp rủi ro trong khi mang thai, bị đối xử thô bạo trong tình dục, bị
ngƣợc đãi trong gia đình, …vẫn xảy ra liên tiếp.
Thứ hai: Do tính toàn diện của nó nên SKSS yêu cầu đƣợc thực hiện tốt
ở cả hai giới. Đòi hỏi một sự tiếp cận lồng ghép với một trình độ hiểu biết
nhất định. Điều này mâu thuẫn với trình độ dân trí nƣớc ta và hầu hết các
nƣớc trên thế giới.

8


Mặt khác SKSS cho mọi ngƣời không thể thực hiện trong ngày một
ngày hai. Vì vậy việc xây dựng và hoàn thành các chính sách, chƣơng trình
SKSS đòi hỏi có một sự tiếp cận và tham gia ngày càng rộng rãi bao gồm cả
khâu đánh giá dựa trên cộng đồng những gì đã làm đƣợc, những gì còn tồn
tại, còn yếu kém. Từ đó đề ra những phƣơng pháp nhằm tăng cƣờng các mối
liên kết giữa các kế hoạch qua nhiều năm. Có nhƣ vậy mới có thể đáp ứng tốt
hơn các mối quan tâm về SKSS.
1.3. SKSS vị thành niên

1.3.1. Vị thành niên - họ là ai?
Vị thành niên (adolescent) dùng để chỉ nhóm ngƣời trẻ tuổi đang ở
trong giai đoạn chuyển biến về thể trạng và tâm lý, tuy không còn là trẻ con
nữa nhƣng cũng chƣa hoàn toàn là ngƣời lớn. Một số tài liệu còn dùng từ
thanh niên (youth) hay ngƣời trẻ tuổi (young adult) với ý nghĩa giống nhƣ vị
thành niên. Sự phân chia và sử dụng các thuật ngữ trên chƣa rạch ròi, thống
nhất và còn thay đổi tùy tài liệu và tùy từng năm [7].
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): Vị thành niên là những ngƣời độ tuổi từ 10
đến 19. Nhƣ vậy những ngƣời này sau độ tuổi thiếu nhi và trƣớc tuổi trƣởng thành.
Tuổi vị thành niên đƣợc chia làm 3 gia đoạn:
Giai đoạn đầu: Tiền vị thành niên: 10 – 13 tuổi
Giai đoạn hai: Trung và vị thành niên: 14 – 16 tuổi
Giai đoạn cuối: Hậu vị thành niên: 17 – 19 tuổi
Việc phân chia nhƣ thế này phù hợp với sự phát triển sinh học và tâm lí.
Nhƣ vậy, điều tra hiểu biết và kiến thức SKSS của học sinh THPT chính là
tìm hiểu lứa tuổi vị thành niên nhƣng ở giai đoạn hai và cuối của tuổi vị thành niên.
Ở nƣớc ta, vị thành niên và nhóm ngƣời trẻ tuổi rất cần đƣợc quan tâm
vì: Nƣớc ta có cơ cấu dân số trẻ, thanh thiếu niên là một nhóm chiếm tỷ lệ cao
nhất trong cơ cấu dân số. Đây là lực lƣợng hùng mạnh có vai trò và vị trí quan
trọng đối với sự phát triển của đất nƣớc, tạo nên “xung lƣợng dân số” là yếu
9


tố chính của việc tiếp tục tăng dân số khi mà mức sinh sản đã rất thấp đã đạt
mức thay thế. Thanh thiếu niên có mối quan hệ biện chứng với chất lƣợng dân
số và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân trong giai đoạn mới.
1.3.2. SKSS vị thành niên
Quá trình sinh trƣởng và phát triển của một con ngƣời từ lúc hình thành
đến trƣởng thành trải qua một thời kì biến đổi mạnh mẽ về thể chất và tâm lísinh lý. Đó là thời kì dậy thì.
Thời kì dậy thì có thể kéo dài từ 3 đến 6 năm. Độ tuổi dậy thì thay đổi

tuỳ vào trạng thái sinh lí của cơ thể và chịu tác động của môi trƣờng sống
[10].
Ở nữ giới, sự dậy thì thƣờng bắt đầu từ 12-13 tuổi, ở nam giới thƣờng
bắt đầu từ 15- 16 tuổi. Dậy thì càng sớm có nghĩa là con ngƣời đó càng sớm
trƣởng thành về sinh lí, do đó có khả năng sinh sản sớm.
Ở Việt Nam, độ tuổi từ 10-24 đang chiếm 1/3 dân số. Ngày nay độ tuổi
dậy thì đã đến sớm hơn, ở nữ giới là 13,6, ở nam giới là 14,7. Đây cũng là
một trong số những nguyên nhân làm cho độ tuổi có quan hệ tình dục lần đầu
giảm từ 19 xuống còn 14,7 [12].
Dậy thì đem lại những biến đổi về mặt tâm lí, khiến cho trẻ muốn làm
“ngƣời lớn”, thích tự lập, muốn thoát khỏi kiểm soát của gia đình, và thích tự
khẳng định mình. Đây là một điểm yếu khiến cho những hành vi xấu có nguy
cơ xâm nhập vào lứa tuổi này [4].
Ngày nay, không riêng gì nƣớc ta mà hầu hết các nƣớc khác trong khu
vực và trên thế giới, vấn đề vị thành niên đang nổi lên nhƣ là những thách
thức của xã hội. Thế giới hiện có trên 1 tỷ ngƣời có độ tuổi từ 15-24 tuổi; và
1,8 tỷ ngƣời có độ tuổi dƣới 15 tuổi [16].
Riêng ở Việt Nam, thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15- 24 chiếm 27,3%
dân số cả nƣớc. Trong thời đại hiện nay, thanh thiếu niên có cơ hội học tập,
giao lƣu văn hoá và tự hoàn thiện bản thân. Nhiều giá trị lớn đã đƣợc hình
10


thành và đƣợc thanh thiếu niên tiếp cận, chấp nhận nhƣ: Bình đẳng nam - nữ,
quyền con ngƣời, quyền
sinh sản, tình dục cũng đƣợc nhìn nhận nhƣ một thực thể sức khoẻ – sức khoẻ
tình
dục. Thế nhƣng chính nhóm thanh thiếu niên này cũng đang chịu sức ép khá
lớn
của cuộc sống nhƣ dân số, chất lƣợng cuộc sống, chất lƣợng dân số và nhiều

khía cạnh khác của cuộc sống. Và một hệ quả nảy sinh là các hành vi xã hội
và hành vi tình dục của thanh thiếu niên ngày càng có nhiều sai lạc đáng lo
ngại [5].
Về hành vi xã hội của thanh thiếu niên: Điều tra mới nhất năm 2006
(thống kê của Bộ Công An) cho thấy:
“Số người chưa thành niên vi phạm pháp luật là 11.538 người, trong đó số
người dưới 14 tuổi là 16,02%; 14-16 chiếm 35,89%; 16-18 chiếm 48,08%”.
Các tội danh từ cƣớp của, giết ngƣời, cƣỡng bức, buôn bán, tàng trữ ma
tuý, …, trong đó lứa tuổi học sinh trung học cơ sở chiếm nhiều nhất là 39,73%
[17].
Song song với vấn đề này, không thể không kể đến tỷ lệ thanh thiếu
niên nghiện ma tuý, nhiễm HIV.
Năm 2005, số ngƣời nghiện ma tuý là 158.428 ngƣời, trung bình 5 năm
liên tiếp mỗi năm tăng thêm 11,3%. Con số thống kê này thực chất còn thấp hơn
nhiều so với thực tế. Đây thực sự là những con số làm nhức nhối toàn xã hội
[17].
Về hành vi tình dục: Hành động tình dục sớm ở lứa tuổi vị thành niên
là nét nổi bật nhất và mở đầu cho những nguy hại đến SKSS. Quan hệ tình
dục sớm dẫn đến hậu quả có thai ngoài ý muốn, làm tăng tỉ lệ nạo - hút thai,
từ đó gây nguy hại đến tính mạng và ảnh hƣởng lâu dài đến sức khoẻ. [6].

11


Trong những năm gần đây nƣớc ta có đến 5% các em gái dƣới 15 tuổi
và 15% các em gái dƣới 19 tuổi đã trở thành các bà mẹ; trung bình một ngày
có 20 ca nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên [14].
Trong khi đó hầu hết sách giáo khoa đang sử dụng ở các cấp học trong
nhà trƣờng hiện nay đều không có nội dung giáo dục SKSS. Không ít học
sinh và giáo viên khi đề cập đến vấn đề này còn trở lên lúng túng vì coi đây là

một vấn đề nhạy cảm. Còn các bậc phụ huynh có lẽ không nhiều ngƣời trực
tiếp nói chuyện, tâm sự với con về vấn đề này. Do vậy đối với nƣớc ta, giáo
dục SKSS thanh thiếu niên vẫn còn là một khoảng trống đầy thách thức.
1.4. Giáo dục SKSS cho vị thành niên
Là loại hình giáo dục tập trung vào bản năng sinh dục của vị thành niên
và con ngƣời nói chung. Môn học này thƣờng gồm các chủ đề nhƣ: Vị thành
niên, hệ thống sinh sản, giải phẫu, thụ thai và tránh thai, các bệnh lây truyền
qua đƣờng tình dục, tình bạn và các mối quan hệ giao tiếp, quyết định, trách
nhiệm, những khía cạnh giới trong tình dục, bạo lực [7].
1.4.1. Vì sao phải giáo dục SKSS cho vị thành niên
Chƣơng trình hoạt động của Hội nghị Cairo viết: “Việc trở thành bà mẹ
ở lứa tuổi quá trẻ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong mẹ và con của
những người mẹ trẻ này. Có thai sớm tiếp tục gây trở ngại cho việc cải thiện
vị thế xã hội, kinh tế, học vấn ở phụ nữ mọi nơi trên thế giới. Với tất cả phụ
nữ trẻ kết hôn sớm và làm mẹ sớm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ hội học
hành, kiếm việc làm, và sẽ tác động xấu về lâu dài đến chất lượng cuộc sống
của chính họ và con cái họ” [8].
Việc giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên không còn là vấn đề của
riêng ai nữa. Nó mang tính lâu dài, rộng rãi và đòi hỏi khi thực hiện nhà giáo
dục phải thật sự linh động theo từng đối tƣợng và hoàn cảnh.
Theo đánh giá của các nhà xã hội học thì trình độ hiểu biết về SKSS ở
các nhóm tuổi ở Việt Nam còn thấp dẫn đến tình trạng nạo phá thai ở phụ nữ
12


còn khá cao, tỉ lệ trẻ sơ sinh, tỉ lệ ngƣời mắc bệnh lây truyền qua đƣờng tình
dục tăng và chất lƣợng cuộc sống không đƣợc nâng cao [3].
Theo thống kê ngày 20/9/2006 của trung tâm nghiên cứu thế giới, gia
đình và môi trường trong phát triển (CGFED) khẳng định: “Việt Nam là một
trong ba nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Hiện có 5% bà mẹ sinh

con dưới 18 tuổi; 15% trước 20 tuổi, mỗi ngày ước tính có 20 ca nạo phá thai
là ở lứa tuổi vị thành niên” [17].
Tổng kết năm 2006: Tỉ lệ nạo hút thai và hút điều hoà kinh nguyệt là
1,15%. Hiện tƣợng nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên ngày càng trở lên phổ
biến đặc biệt là ở các thành phố lớn.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Những năm 2001-2006: Nạo phá thai ở 13-19 tuổi chiếm dƣới 5-7%.
Nhƣng đến hết tháng 12/2007 thì đã tăng lên 10% và có xu hƣớng tiếp tục
tăng.
Tháng 12/2006: Bệnh viện Đại học Y dƣợc thành phố Hồ Chí Minh đã
tiếp nhận 481 trƣờng hợp ca nạo phá thai và 40% trong đó là ở lứa tuổi vị
thành niên. Nhƣng 2 tuần đầu tháng 1/2007, tổng số ca nạo phá thai là 248 và
trong đó 24% là của vị thành niên dƣới 18 tuổi. Thậm chí có cả những vị
thành niên ở độ tuổi 13-14 tuổi.
Tại Hà Nội, năm 2006 đƣợc đánh giá là khủng hoảng do tỷ lệ nạo phá
thai cao đặc biệt. Số thanh thiếu niên nạo phá thai chiếm 22,3% tổng số ca
nạo phá [16].
Đây thực sự là những con số đáng báo động.
Hệ quả kéo theo đó là tình trạng mất cân bằng giới nghiêm trọng.
Đồng bằng Sông Hồng: Có tỉ lệ trẻ em từ 1-4 tuổi cao nhất nƣớc và cứ 100 nữ
thì có 116 nam. Thêm vào đó là sự xuất hiện và gia tăng nhiều căn bệnh: U xơ
tiền liệt tuyến, ung thƣ vú, ung thƣ tử cung- tinh hoàn, …, đặc biệt là tỉ lệ
ngƣời nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng.
Theo thống kê tháng 1/2008 tính đến hết ngày 31/12/2007. Toàn quốc có:
13


+ Tổng số ngƣời nhiễm HIV còn sống là 121.734 ngƣời, tổng bệnh
nhân AIDS còn sống là 27.669 ngƣời, tổng ngƣời nhiễm HIV đã tử vong là
34.476 ngƣời.

(Tổ chức giám sát HIV/AIDS/STI- Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam) [17].
Tuy nhiên điều đáng cảnh báo là trên thực tế những con số trên đây còn
cao hơn rất nhiều. Lý do chính đáng, cốt lõi nhất đó là vị thành niên trong xã
hội mới không đƣợc cung cấp những kiến thức cơ bản nhất, hiểu biết cần thiết
nhất về SKSS [1].
Theo điều tra của Viện nghiên cứu thanh niên, số liệu công bố ngày
13/9/2006 [17].
Trong chƣơng trình tăng cƣờng chất lƣợng dân số – SKSS vị thành
niên trong nhà trƣờng trung học phổ thông thuộc dự án Giáo dục dân số trong
dân số sức khoẻ gia đình do bộ GD&ĐT phối hợp với Uỷ ban DSGĐTE thực
hiện từ 6/2001- 6/2005 thì việc phủ sóng chƣơng trình mang lại kết quả không
mấy khả quan. Trong số 100% vị thành niên đƣợc điều tra thì chỉ có 30% vị
thành niên biết về các biện pháp tránh thai an toàn; 30% trong đó biết thế nào
là tình dục an toàn; 58,7% phân biệt đƣợc hành vi quấy rối tình dục hay trò
đùa [17].
Để có đƣợc đầy đủ kiến thức về SKSS ở tuổi trƣởng thành thì trƣớc hết ở
tuổi VTN này thì chính các em phải có những nhận thức đúng đắn về lứa tuổi
của mình. Đƣa nƣớc ta tránh khỏi những con số xấu khi nói về việc chăm sóc
SKSS, đặc biệt là chăm sóc SKSS cho phụ nữ.
Việt Nam là một nƣớc có cơ cấu dân số trẻ. Dân số hiện nay là trên 84
triệu ngƣời; 40% dân số có độ tuổi từ 10 – 29 tuổi. Việt Nam đang trên đà
phát triển, kinh tế, chính trị, xã hội khá ổn định nhƣng so với các nƣớc khác
trong khu vực và trên thế giới thì việc chăm sóc SKSS và SKSS vị thành niên
chỉ xếp vào loại trung bình.
Hiện nay thế giới có khoảng 500.000 phụ nữ tử vong do liên quan đến
thai sản. Trung bình cứ một phút trôi qua có một bà mẹ chết do hậu quả thai
14


nghén biến chứng thai hoặc do sinh đẻ. Trong đa số là các bà mẹ trẻ tử vong

trƣớc khi sinh chiếm 23,9%; trong khi sinh chiếm 15,5%; sau khi sinh chiếm
60,6% tổng số ca tử vong. Chủ yếu tử vong do băng huyết sau sinh chiếm 2531%.
Năm 2006, Ủy ban chăm sóc và Bảo vệ BMTE đã thống kê tỉ lệ tử vong mẹ
và trẻ sơ sinh ở một số nƣớc Đông Nam Á nhƣ sau [17].
Bảng 1.1. Thực trạng chăm sóc SKSS ở 9 nước khu vực Đông Nam Á.

Tử
vong
mẹ

Nƣớc

Campuchi
a
Indonesia
Lao
Malaysia
Mianma
Philipin
Singapo
Thai Lan
Việt Nam

590
470
650
39
170
240
9

44
95

Tử vong trẻ Số
Tử vong sơ
Sử dụng
em dƣới 5 sinh/1000
sinh/1000 đứa
các
tuổi
phụ nữ
trẻ sống
BPTT (%)
(nam/nữ)
15-49 tuổi

73
40
88
10
87
29
5
21
34

110/98

97


13

55/43
114/137
15/11
141/124
40/30
6/6
32/19
52/37

53
91
18
29
33
7
51
20

57
19
55
33
46
74
72
75

Những con số trên đây cho thấy thực trạng chăm sóc sức khoẻ của Việt

Nam so với các nƣớc trong khu vực chỉ đƣợc đánh giá ở mức trung bình. Vì
vậy việc đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khoẻ BMTE và KHHGĐ là rất cần
thiết. Trong những năm gần đây hoạt động chăm sóc SKSS nƣớc ta đã có
nhiều chuyển biến tốt và thu đƣợc kết quả khả quan.
Năm 2002 - 2003, thống kê hoạt động chăm sóc SKSS. [17]

15


Bảng 1.2. Khái quát về hoạt động chăm sóc SKSS ở Việt Nam.

STT

Chỉ tiêu

1
2
3
4

Số lần khám phụ khoa
Số ngƣời chữa phụ khoa
Số lần khám thai
Bình quân lần khám thai
Tỉ lệ ngƣời đẻ đƣợc cán bộ y tế
chăm sóc
Vợ chồng sử dụng biện pháp
tránh thai.
Số ngƣời nạo - phá thai
Số ngƣời hút điều hoà kinh

nguyệt
Số xảy thai
Tỉ lệ nạo-hút thai
Tỉ lệ đẻ ra chết/1000 trẻ sống

5
6
7
8
9
10
11

Đơn vị
tính
Lần/ngƣời
Ngƣời
Lần
%

2002

2003

11401572
5329289
4462612
2,2

9487013

3946260
5697675
2,5

%

93,8

95,8

%

76,9

75,3

Ngƣời

167990

174505

Ngƣời

404435

365872

Ngƣời
%

%

33945
37,79
6,1

30130
38,73
5,52

Tuy hoạt động chăm sóc SKSS ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tốt
nhƣng tỉ lệ phụ nữ đẻ khó và bị tai biến sau khi đẻ vẫn còn cao. Thống kê năm
2003 - 2004 về tình hình 5 tai biến sản khoa. [17]
Bảng 1.3. Tình hình 5 tai biến sản khoa năm 2003 -2004.

Loại tai biến
Vỡ tử cung
Chảy máu
Sản giật
Uốn ván
Nhiễm khuẩn
Tổng số
Tổng số sinh

Năm 2003
n
Tỷ lệ %
118
2,08
4102

72,57
643
11,37
87
1,64
702
12,42
5652
100
1139029
0,43

Năm 2004
n
Tỷ lệ %
123
2,45
3477
69,27
700
13,97
64
1,28
655
13,05
5019
100
1276068
0,39


Số liệu thu đƣợc trên đây còn thấp hơn thực tế và không có xu hƣớng
giảm thậm chí một vài tai biến còn có xu hƣớng tăng lên.

16


×