Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ MARKETING TRỰC TIẾP CỦA THƯƠNG HIỆU VIETTINBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.22 KB, 29 trang )

ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ MARKETING TRỰC TIẾP CỦA THƯƠNG HIỆU
VIETTINBANK VỚI MỤC TIÊU MARKETING, MỤC TIÊU TRUYỀN
THÔNG?
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội thông tin ngày càng phát triển, đây chính là thời điểm tuyệt vời để doanh nghiệp
quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình đến khách hàng một cách nhanh chóng và
thuận tiện nhất và marketing trực tiếp là một công cụ vô cùng thích hợp giúp cách doanh
nghiệp thực hiện các chiến dịch truyền thông của mình. Ngày nay, chúng ta không chỉ
dừng lại ở việc lựa chọn đúng đối tượng khách hàng mà chúng ta phải làm sao đó để
hình ảnh cá nhân được thể hiện ra một cách rõ nét. Một bức thư không phải được gửi từ
một Công ty nào đó để bán vài thứ , mà phải được gửi từ một cá nhân mà họ là người
muốn thành thật chia sẻ với ông hoặc bà sự hăng hái, nhiệt tình về sản phẩm hay dịch
vụ.
Nhận thấy tính bức thiết của đề tài “Chọn một chương trình truyền thông marketing 1
sản phẩm/ thương hiệu của 1 doanh nghiệp, phân tích đánh giá mức độ Marketing trực
tiếp ( hoặc pr) của sản phẩm/ thương hiệu đó với mục tiêu marketing, mục tiêu truyền
thông? Đánh giá với các chương trình khác”, nhóm chúng em đã lựa chọn thương hiệu
Ngân hàng Công thương Viettinbank, là một trong những doanh nghiệp thực hiện thành
công các chương trình truyền thông marketing trực tiếp, làm đề tài nghiên cứu thảo luận
của nhóm.


PHẦN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.Truyền thông marketing
1.1.1 Khái niệm về truyền thông marketing
Theo Philip Kotler, truyền thông marketing (marketing communication) là các
hoạt động truyền thông tin một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm và bản thân
doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng như
sản phẩm, và mua sản phẩm của doanh nghiệp.
(Marketing communications are the means by which firms attempt to inform,


persuade, and remind consumers, directly or indirectly, about the products and brands
they sell-PhilipKotker).
Truyền thông marketing có các mục đích cơ bản là thông báo, thuyết phục và
nhắc nhở đối tượng nhận tin về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Qua các nội
dung thông điệp, doanh nghiệp thông báo cho khách hàng về sự có mặt của doanh
nghiệp, của sản phẩm trên thị trường, thuyết phục họ về các ưu việt của sản phẩm so với
các sản phẩm cạnh tranh, và nhắc nhở họ nhớ đến sản phẩm khi có nhu cầu.
Truyền thông marketing còn được gọi bằng thuật ngữ tương đương là xúc tiến
(marketing promotion), là một trong 4 thành tố của marketing mix.
1.1.2. Vai trò của truyền thông marketing
Truyền thông marketing là một thành tố quan trọng có vai trò hỗ trợ đắc lực cho
các chiến lược marketing mix khác. Các chiến lược và chiến thuật marketing khác được
xây dựng hoàn hảo sẽ giúp cho việc giảm bớt hoạt động truyền thông. Tuy nhiên, có rất
ít các dịch vụ, chủ yếu là các dịch vụ được cung cấp trong môi trường cạnh tranh lại có
thể bỏ qua được vai trò của truyền thông marketing. Hơn nữa, ngày nay chu kỳ sống của
sản phẩm ngày càng ngắn, cho nên quan điểm “hữu xạ tự nhiên hương” không còn phù
hợpnữa.
Thông qua chiến lược truyền thông marketing, doanh nghiệp thông tin cho khách
hàng tiềm năng biết được những lợi thế, công dụng, giá trị, lợi ích của sản phẩm mang
lại


cho người tiêu dùng. Do vậy, chiến lược truyền thông marketing giúp doanh nghiệp
tăng
doanh số của các sản phẩm hiện tại, tạo ra sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối
với sản phẩm mới, và xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp. Tuy nhiên,
doanh
nghiệp cần phải kết hợp chiến lược truyền thông với các thành tố khác của marketing
hỗn hợp để tạo ra hiệu quả tổng hợp. Truyền thông cũng giúp cho doanh nghiệp quảng
bá thương hiệu.

Đặc biệt, trong các trường hợp như cầu âm, cầu bằng không, hay cầu đối với
những hàng hóa độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy…thì vai trò của truyền thông
marketing đặc biệt quan trọng.
Ví dụ: Mặc dù đội mũ bào hiểm khi đi xe máy, hay bảo vệ môi trường sống khỏi
ô nhiễm thực sự cần thiết cho cuộc sống con người, nhưng Nhà nước phải chi rất nhiều
tiền cho các chương trình truyền thông marketing rộng rãi nhằm làm cho người dân hiểu
và thực hiện tự giác.
1.1.3.Mục tiêu
Mục tiêu xây dựng sự nhận biết (awareness building)
- Làm cho khách hàng tiềm năng nhận biết sự có mặt của bạn và sản phẩm mà bạn cung
cấp, mục đích nhằm khi mà khách hàng có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung
cấp, ngay lập tức khách hàng nhớ ngay đến thương hiệu, sản phẩm của bạn.
Mục tiêu đưa tin (informational)
- Báo cho thị trường, khách hàng biết về sản phẩm mới, giới thiệu một sản phẩm mới
vào thị trường
- Thông báo về việc thay đổi giá.


- Giới thiệu, mô tả về các dịch vụ sẵn sàng phục vụ.
- Uốn nắn những nhận thức sai lệch.
- Xây dựng một hình ảnh đặc biệt.
Mục tiêu thuyết phục (persuasive)
- Thay đổi nhận thức về tính chất của sản phẩm.
- Điều chỉnh thái độ, hành vi của khách hàng.
- Kích thích nhu cầu (thuyết phục khách hàng mua hàng ngay).
- Thuyết phục khách hàng tiềm năng đón nhận thêm thông tin:
* Tạo ra cơ hội dẫn đến việc mua hàng
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu.
Mục tiêu nhắc nhở (remiding)
- Nhắc khách hàng rằng trong tương lai họ sẽ có thể cần đến sản phẩm/dịch vụ

- Nhắc khách hàng sản phẩm được bán ở chỗ nào
- Duy trì sự nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ ở mức độ cao nhất
- Nằm trong nhóm sản phẩm/dịch vụ được cân nhắc, xem xét
Mục tiêu xây dựng thương hiệu (brand building)
- Trong những loại hình truyền thông này, thương hiệu hiện diện một cách rất rõ ràng và
những gì mà người ta muốn nói lên thông qua thương hiệu cũng được thể hiện một cách
rất rõ ràng. Và ngoài ra có thể không có chi tiết gì khác nữa (ví dụ như địa chỉ ...)


Mục tiêu làm thay đổi nhận thức (change perception)
- Những loại hình truyền thông nầy có nhiệm vụ làm thay đổi nhận thức về doanh
nghiệp từ như thế nầy sang như thế khác. Nếu thành công, bạn có thể nói: Khi tôi nghĩ
về thương hiệu XXX tôi nghĩ ngay đến YYY. Họ truyền đi những thông điệp mạnh mẽ
và những khẳng định về định vị.
Mục tiêu bán hàng (sell a product)
- Thường có cái gì đó “ngay”. Nếu đáp lại thì sẽ có tưởng thưởng và sự đáp lại được tạo
thuận lợi tối đa.
Mục tiêu đánh vào đối thủ cạnh tranh (comparing competition)
- Được dùng rộng rãi trong quảng cáo xe, quảng cáo máy tính ... bất kỳ ngành nghề nào
mà khách hàng dễ bị tác động bởi các điểm nổi bật của sản phẩm.
Cần cẩn thận với loại hình truyền thông nầy vì dễ bị kiện là lừa dối khách hàng.
1.1.4. Thành tố
Truyền thông marketing bao gồm: quảng cáo, bán hàng cá nhân, khuyến mại,
quan hệ cộng đồng và marketing trực tiếp
Quảng cáo bao gồm mọi hình thức cung cấp thông tin về một ý tưởng hàng hóa hoặc
dịch vụ được thực hiện một cách gián tiếp thông qua một phương tiện cụ thể theo yêu
cầu của chủ thể của chủ thể quảng cáo và chủ chủ thể phải thanh toán các phí tổn.
Quan hệ cộng đồng (PR ) hay quan hệ công chúng là các hoạt động liên quan đến việc
xây dựng mối quan hệ tốt với các đối tượng công chúng khác nhau của doanh nghiệp, tổ
chức thông qua các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng và tất cả các hoạt động khác để

tạo dựng cho doanh nghiệp, tổ chức đó một hình ảnh thân thiện, luôn có thiện chí, đồng
thời giúp xử lý các vấn đề, câu chuyện, lời đồn bất lợi.


Khuyến mại (xúc tiến bán) là tất cả các biện pháp tác động tức thời ngắn hạn để khuyến
khích việc dùng thử hoặc mua tức thì, mua nhiều hơn một sản phẩm hay dịch vụ nhờ
cung cấp những lợi ích bổ sung cho khách hàng.
Bán hàng cá nhân là hoạt động giới thiệu trực tiếp về hàng hóa và dịch vụ của cá nhân
nhân viên bán hàng nhằm mục đích bán hàng và xây dựng mối quna hệ với khách hàng.
Marketing trực tiếp là sự liên kết trực tiếp với cá nhân từng khách hàng mục tiêu nhằm
thúc đẩy những phản ứng đáp lại ngay tức thì và duy trì mối quan hệ bền vững với họ.
1.2. Marketing trực tiếp
1.2.1. Khái niệm
Marketing trực tiếp là một hệ thống tương tác Marketing có sử dụng một hay
nhiều phương tiện quảng cáo để tác động đến một phản ứng đáp lại đo được hay việc
giao dịch tại bất kỳ địa điểm nào.
Theo định nghĩa này thì bản chất của Marketing trực tiếp là thu được ứng đáp lại
đo được từ khách hàng, đáp ứng có thể xem là một đơn hàng. Và như vậy
Marketing trực tiếp nhằm tác động đến các đối tượng trở thành khách hàng, xây dựng
mối quan hệ có lợi nhuận.
Mặc dù marketing trực tiếp xuất hiện đầu tiên dưới hình thức gửi thư trực tiếp và
catalog đặt hàng qua bưu điện, Nhưng trong những năm gần đây marketing trực tiếp
đã xuất hiện thêm nhiều hình thức khác, như marketing qua điện thoại, trả lời trực tiếp
trên truyền hình và truyền thanh, mua hàng qua hệ thống điện tử,... và trong thế kỷ 21
này hình thức Marketing Internet là rất quan trọng. Với sự phát triển và tầm quan trọng
ngày càng cao, Marketing trực tiếp đã không còn là một công cụ thứ yếu trong chương
trình Promotion - Mix của các Công ty.
1.2.2. Lợi thế của marketing trực tiếp
Hiện nay Marketing trực tiếp đang phát triển với nhịp độ nhanh hơn
cả marketing tại cửa hàng và được các nhà sản xuất, những nhà bán lẻ, các

công ty dịch vụ và các tổ chức khác sử dụng. So với Marketing thông


thường thì Marketing trực tiếp có nhiều điểm vượt trội như:
Đo lường hiệu quả
Marketing trực tiếp dễ đo lường kết quả. Trong khi quảng cáo có
nhiệm vụ làm cho khách hàng biết đến hoặc yêu thích một nhãn hiệu thì
Marketing trực tiếp lại cho phép đo lường chính xác kết quả của các hành
động thực hiện, giúp dễ dàng đánh giá hơn các hoạt động Marketing khác.
Hệ thống tương tác doanh nghiệp - khách hàng
Khi sử dụng Marketing trực tiếp, mọi nỗ lực của doanh nghiệp cho
Marketing trực tiếp đều được tập trung hướng tới đối tượng khách hàng có
nhu cầu và có khả năng mua sản phẩm, do đó hiệu quả sẽ cao cùng với chi
phí thấp. Bên cạnh đó, Marketing trực tiếp cũng giúp doanh nghiệp cá
nhân hóa quan hệ mua bán với khách hàng, nhờ khả năng này mà khách
hàng có xu thế muốn duy trì quan hệ lâu dài với doanh nghiệp.
Sử dụng hiệu quả nguồn lực:
Marketing trực tiếp cùng lúc đóng các vai trò sau:
- Là cách thức truyền thông (quan hệ cá nhân)
- Là chiến thuật (mục tiêu là khách hàng nói chung hoặc một
phân khúc thị trường)
- Là cách thức phân phối (không qua trung gian)
- Là cách thức bán hàng (trực tiếp)
Như vậy, hoạt động Marketing trực tiếp đã kết hợp sức mạnh của
quảng cáo, kích thích tiêu thụ, bán hàng với chi phí thấp tính trên hiệu quả
thưc tế.
Kêu gọi hành động của khách hàng
Marketing trực tiếp khác với hoạt động khuếch trương khác ở chỗ là
nó tìm kiếm các đơn đặt hàng thực cho từng món hàng và thu thập thông
tin nhanh chóng nhất trong khi các hoạt động khuếch trương truyền thống



tập trung vào việc tìm cách thay đổi thái độ và xây dựng lòng trung thành
của khách hàng qua việc tìm cách lôi cuốn và chế ngự tình cảm của khách
hàng. Khách hàng sẽ hồi đáp lại không chỉ bằng đơn hàng mà còn cung
cấp những thông tin cần thiết cho các hoạt động sau này của doanh nghiệp.
Tính linh hoạt cao
Vì Marketing trực tiếp sử dụng hàng loạt công cụ phong phú, có tỉ lệ
thành công cao, nên có thể áp dụng hầu hết các loại hình doanh nghiệp (từ
siêu nhỏ đến đa quốc gia…) với các loại sản phẩm (hàng công nghiệpMarketing B2B, hàng tiêu dùng- Marketing B2C, C2C…).
Đảm bảo bí mật
Việc cá nhân hóa sự giao tiếp hai chiều giữa khách hàng và doanh
nghiệp khiến cho Marketing trực tiếp có khả năng đảm bảo bí mật về chiến
dịch với các đối thủ cạnh tranh. Với khả năng “tàng hình chiến lược” các
đối thủ cạnh tranh sẽ khó có cơ hội biết được thực sự doanh nghiệp đang
làm gì, và khi nhận ra thì đã quá muộn để phản công.
1.2.3. Phương thức marketing trực tiếp
Hầu hết các công ty chủ yếu dựa vào quảng cáo, khuyến mãi và bán hàng cá nhân.
Họ sử dụng quảng cáo, quan hệ công chúng để tạo nhận thức, quan tâm và sự ưa thích,
khuyến mãi để kích thích mua và bán hàng cá nhân để tiếp cận bán. Marketing trực tiếp
là để dẫn đến bán hàng trực tiếp không qua trung gian.
1.

CATALOGUE: Thông qua catalogue , doanh nghiệp có thể Marketing qua
catalog (Catalog marketing): nhiều công ty dùng hình thức bán hàng qua thư điện
tử sau khi họ phát hành ra catalog. Nội dung của Catalog có thể bổ sung thông tin
chi tiết về đặc trưng của Catalog, về sản phẩm, bộ sưu tập hàng mẫu, số hotline để
giải đáp thắc mắc, quà tặng, giảm giá…

2.


DIRECT – EMAIL MARKETING: hình thức gửi thư, mẫu quảng cáo nhỏ, điện
thoại...


3.

TELEPHONE MARKETING: Hiện nay công cụ này được sữ dụng một cách
triệt để và khá hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng. Bên cạnh đó, Khách hàng
cũng có thẻ thông qua hình thức này để tìm hiểu và đặt mua hàng một cách dễ
dàng.

4.

PR MARKETING: Doanh nghiệp thông qua các hình thức bán hàng bằng cách
tương tác trực tiếp bằng hình ảnh, bài viêt trên các kênh truyền hình, truyền thanh,
báo, tạp chí.

5.

MARKETING TẠI NHÀ: Hình thức này được vận dụng nhiều cho các sản
phẩm FMGC hoặc ngành thực phẩm Fasst Food đến trực tiếp khách hàng tại gia.

6.

QUẢNG CÁO CÓ HỒI ĐÁP (Direct response television marketing) có hai hình
là thức hợp đồng dài hạn (long form) và hợp đồng ngắn hạn (short form) Long
form là hình thức sử dụng một khoản thời gian dài (khoản 30 phút) để mô tả sản
phẩm thật chi tiết và short form sử dụng khoản thời gian quảng cáo ngắn (30 giây
hay 1 phút) để hỏi những phản hồi của khách hàng tức khắc bằng cách gọi điện

thoại hiện trên màn hình hoặc vào Website.

7.

PHIẾU THƯỞNG SẢN PHẨM (Couponing) là hình thức sử dụng các pương
tiện truyền thông được in ra để lấy thông tin phản hồi từ người đọc bằng những
phiếu giảm giá cắt ra để đổi lấy tiền chiết khấu hoặc quà tặng hấp dẫn.

8.

BÁN HÀNG TRỰC TIẾP (Direct selling) là hình thức bán hàng đối mặt (Face
to face) với khách hàng thông qua các nhân viên bán hàng

PHẦN II. GIỚI THIỆU VÀ MỤC TIÊU MARKETING TRỰC TIẾP CỦA
VIETTINBANK
2.1

Giới thiệu chung về Ngân hàng Công thương Viettinbank.


2.1.1. Lịch sử hình thành
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm
1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là một ngân hàng
thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam.
Vietinbank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi
nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm, 9 Công ty hạch toán độc lập là
Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý
Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công
ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty
VietinAviva và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm

Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, quan hệ đại lý với trên 900 ngân
hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đây
cũng là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA_
ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển
vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.
Viettinbank hông ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát
triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng. Nhờ vậy,
Viettinbankđã trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO
9001:2000.
Trở thành thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu
Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát
hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
Đây là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại
điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh.


2.1.2. Sứ mệnh
Là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài
chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế.
2.1.3. Tầm nhìn
Đến năm 2018, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo
chuẩn quốc tế.
-

Giá trị cốt lõi
+Hướng đến khách hàng;
+ Hướng đến sự hoàn hảo;
+ Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại;
+ Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp;
+ Sự tôn trọng;

+ Bảo vệ và phát triển thương hiệu;
+ Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

-

Triết lý kinh doanh
+An toàn, hiệu quả và bền vững;
+Trung thành, tận tụy, đoàn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cương;
+Sự thành công của khách hàng là sự thành công của VietinBank.

-

Slogan: Nâng giá trị cuộc sống.
Đến với VietinBank, Quý khách sẽ hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và
phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với tiêu chí: Nâng giá trị cuộc sống.
Website:

2.2. Mục tiêu truyền thông marketing trực tiếp của Viettinbank
2.2.1. Mục tiêu doanh số




Vietinbank tập trung thúc đẩy hoạt động kinh doanh để đạt mức tăng trưởng cao cả
về lượng và chất.



Viettinbank hướng tới tạo lợi thế cạnh tranh, thị phần lớn hơn so với các đối thủ,
thu hút khách hàng đăng kí và sửa dụng dịch vụ của mình.




Bên cạnh hoạt động tín dụng và nguồn vốn truyền thống. VietinBank chú trọng đa
dạng hóa sản phẩm, dịch vụ để chiếm được thị phần cao và trở thành ngân hàng
thương mại tốt nhất trên thị trường Việt Nam

2.2.2. Mục tiêu truyền thông


Định vị rõ hình ảnh một ngân hàng tin cậy, hiệu quả trong lòng khách hàng, nhà
đầu tư và công chúng.



Cung cấp cho khách hàng những thông tin mới nhất về các chương trình ưu đãi,
dịch vụ của Viettinbank nhằm tạo hiệu ứng tức thì tới các khách hàng.



Tăng sự hiện diện của VietinBank trên các phương tiện thông tin đại chúng luôn để
luôn đạt tần suất cao và sự định hướng dư luận, bảo vệ thương hiệu, xử lý khủng
hoảng



Khơi dậy tâm huyết, trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống tốt
đẹp của các thế hệ đi trước, xây dựng một tập thể VietinBank đoàn kết, gắn bó,
phát triển vững mạnh qua kênh truyền thông qua tờ thông tin VietinBank.


PHẦN III. THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH MARKETING TRỰC TIẾP CỦA
VIETTINBANK
3.1.

Gia tăng nhận diện thương hiệu thông qua catalog, tờ rơi, biển quảng cáo

Mạng lưới mở rộng, vị thế thương hiệu được nâng cao, việc mở rộng độ phủ sóng, tăng
cường sự hiện diện của hình ảnh và thương hiệu với công chúng cũng ngày càng được


VietinBank chú trọng. VietinBank không ngừng đổi mới, sáng tạo các phương thức
truyền thông hiện đại, gắn liền với hoạt động kinh doanh, tạo nên sức mạnh hỗ trợ cho
các chiến lược kinh doanh của VietinBank đạt kết quả cao.
3.1.1

Đối tượng.

Khách hàng của ngân hàng là các cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của ngân hàng,
khách hàng tiềm năng


Khách hàng cá nhân:
Dịch vụ cung cấp cho nhóm khách hàng cá nhân rất đa dạng như cho vay, gửi tiết
kiệm, dịch vụ thẻ, chuyển tiền…
Khách hàng cá nhân chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức và sinh viên. Phần lớn
sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng. Bên cạnh đó, khách hàng cá nhân còn sử dụng
dịch vụ cho vay để tiêu dùng, trang trải học phí. Những hộ kinh doanh cá thể vay




vốn để sản xuất.
Khách hàng doanh nghiệp:
Khách hàng doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng. Đây là những
khách hàng lớn, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Các dịch vụ dành cho
nhóm khách hàng doanh nghiệp là cho vay đầu tư, vay tài trợ xuất nhập khẩu,
thanh toán quốc tế, tiền gửi thanh toán… Các khách hàng doanh nghiệp chủ yếu có nhu
cầu vay với số tiền lớn, vì vậy nhu cầu vay của họ chịu nhiều ảnh hưởng của lãi suất.
Ngoài ra, nhóm khách hàng doanh nghiệp thường sử dụng dịch vụ tiền gửi thanh toán
với số tiền gửi lớn và thường gửi không kì hạn.
3.1.2

Mục tiêu.

Với mục tiêu: “Tỏa sáng thương hiệu VietinBank trên mọi miền Tổ quốc”. Trong nhiều
năm qua, VietinBank đã gia tăng sự hiện diện hình ảnh, kiến tạo được một hệ thống nhận
diện thương hiệu xuyên suốt, thống nhất trong mọi hoạt động của toàn hệ thống và trên
mọi miền Tổ quốc. Hệ thống nhận diện thương hiệu VietinBank ngày càng tỏa sáng, tô
điểm cho vẻ đẹp của các đô thị hiện đại.
3.1.3 Cách thức thực hiện.


Ban Lãnh đạo VietinBank đã dành sự quan tâm đặc biệt đến hoạt động thông tin truyền
thông, đặc biệt là nhận diện thương hiệu, quảng bá uy tín, hình ảnh. Đồng thời, hoạt
động này được nâng tầm gắn liền với mô hình quản trị một cách tập trung, thống nhất và
xuyên suốt trong toàn hệ thống.



Phát tờ rơi, căng băng rôn, áp phích tại các nơi công cộng, trường học trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống biển quảng cáo tấm lớn đưa hình ảnh VietinBank xuất hiện tại nhiều tuyến

đường quan trọng, các sân bay trên cả nước. Hành khách khi lưu thông trên các tuyến
đường huyết mạch như: Pháp Vân - Cầu Giẽ, Quốc lộ 5, Quốc lộ 1B, các sân bay: Nội
Bài, Tân Sơn Nhất, Đồng Hới, Cần Thơ… đều bắt gặp hình ảnh VietinBank thân thiện,



hiện đại.
Chất lượng, giá trị của biển quảng cáo VietinBank luôn được đánh giá cao. VietinBank
là một trong những đơn vị có yêu cầu khắt khe với các tiêu chuẩn thi công, đảm bảo sự
bền vững, an toàn cũng như đạt các yếu tố thẩm mỹ, nội dung quảng bá của biển quảng
cáo. Ngoài ra, VietinBank tiếp tục mở rộng quảng bá hình ảnh, thương hiệu với nhiều
hình thức quảng cáo như: Quảng cáo trên xe đẩy hành lý tại sân bay Tân Sơn Nhất, nhà
ga T2 Nội Bài, hệ thống biển quảng cáo - đèn đường trên các tuyến phố trung tâm tại các



đô thị lớn…
Đặt nền móng cho các giá trị bền vững Tại nhiều địa phương, tất cả trụ sở các chi nhánh,
phòng giao dịch của VietinBank đều ở các tuyến đường đẹp, có vị trí đắc địa, được xây



dựng khang trang, hiện đại.
Nhiều tòa nhà của VietinBank tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM… được trang bị hệ thống
quảng cáo điện tử 3D quy mô lớn, ngoài chức năng quảng cáo còn góp phần chiếu sáng
các tuyến đường nơi trụ sở tọa lạc. Hệ thống truyền thông tại các trụ sở của VietinBank
đã góp phần không nhỏ vào nâng cao hình ảnh năng động và hiện đại của các đô thị trên




cả nước. Điều này phù hợp với chủ trương phát triển chung của các địa phương.
Với khao khát và quyết tâm mang đến những giá trị bền vững lâu dài cho VietinBank,
Ban Thông tin Truyền thông Vietinbank đã phối hợp với các chi nhánh triển khai quảng
cáo biển tấm lớn dài hạn tại một số địa phương như: Phú Yên, Thừa Thiên - Huế...
Không những thế, 2 biển quảng bá theo hình thức xã hội hóa do VietinBank thực hiện sẽ


có mặt tại các điểm xanh: Cầu Gia Hội - chợ Đông Ba và phía Nam cầu Dã Viên - góc
đường Lê Duẩn, TP. Huế. Đây là những địa điểm thu hút đông dân cư, có giá trị lớn về
mặt truyền thông. Cùng với nhiều hoạt động của địa phương nhằm xúc tiến, quảng bá du
lịch thu hút đông đảo công chúng, biển quảng bá của VietinBank cũng sẽ là lời chào thân
thiện tới du khách trong và ngoài nước tới tham quan.
Vietinbank sẽ tiếp tục chung tay với các địa phương xây dựng các biển quảng bá tại một
số tỉnh, thành. Đây không chỉ là những hoạt động mang lại lợi ích quảng bá trước mắt
cho VietinBank mà còn là “tài sản” giá trị cho sự phát triển của thương hiệu VietinBank
trong tương lai.
Internet marketing: Chiến dịch ra mắt ngân hàng điện tử cho khách hàng

3.2.

cá nhân của VietinBank
3.2.1. Đối tượng
Khách hàng cá nhân chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức và sinh viên sử dụng
phương tiện điện tử thường xuyên: điện thoại, laptop,…
3.2.2.

Mục tiêu

Với mong muốn thay đổi diện mạo của ngân hàng trên Internet, đem lại sự thuận tiện tối
đa cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, Vietinbank sẽ triển khai cho dịch vụ ngân hàng

điện tử dành cho khách hàng cá nhân (iPay) và dành cho khách hàng doanh nghiệp
(VBH)
3.2.3. Cách thức thực hiện
iPay – Chiến dịch kéo dài từ ngày 22/07/2013 đến 16/9/2013. Đây là chiến dịch mà
Time Universal đã tư vấn concept, lên ý tưởng và thực hiện sản xuất cho VietinBank với
mục đích truyền thông việc ra mắt ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân
(iPay) phiên bản mới.
Chiến dịch được chia làm 2 giai đoạn: Teaser (kéo dài từ 22/07 đến 12/08) và
Thematic (từ 12/08 đến hết ngày 16/09/2013).
Concept “Trải nghiệm mới” và Key Visual “Khối rubic đa sắc”


Lấy cảm hứng chính từ giao diện hoàn toàn mới của iPay, chiến dịch lần này mang
concept “Trải nghiệm mới”. Concept với hình ảnh khối Rubic nhiều màu xoay chuyển
liên tục tạo ra cảm giác trực quan rất gần với giao diện responsive của iPay biến đổi hình
khối trên các độ phân giải màn hình khác nhau. Sự vận động và thích nghi của giao diện
iPay trên màn hình các thiết bị cầm tay thể hiện sự linh hoạt, tiện lợi và hiện đại trong
dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Vietinbank – sẵn sàng phục vụ mọi lúc mọi nơi.
Không những thế, khối rubic còn thể hiện sự hoàn hảo trong bố cục và mang trong mình
triết lý về sự thông minh và sáng tạo.

Tạo cảm hứng (teaser) bằng video stop-motion
/>Trong thời gian từ ngày 22/07 đến hết ngày 12/08/2013, giai đoạn teaser ra mắt với
mở đầu là video stop-motion về một khối rubic được nhân cách hoá mang trong nó các
chức năng của iPay. Khối rubic sự xoay chuyển thông minh cuối cùng biến đổi thành
giao diện iPay của VietinBank.


Ngay sau đó, người dùng sẽ vào một giao diện sử dụng parallax scrolling với 3 lớp
web tạo nên sự sống động từ các khối rubic. Tại giai đoạn này, cộng đồng có thể đăng ký

tham gia vào chương trình trong giai đoạn thematic để có cơ hội nhận Giải Trải Nghiệm
(mỗi giải là một thẻ điện thoại trị giá 50.000đ). Người may mắn sẽ nhận được trực tiếp
nhờ chức năng Thanh toán cước điện thoại – một dịch vụ của iPay. Đồng hồ đếm ngược
đến giai đoạn 2 tăng thêm hứng khởi của người chơi với Thematic.
Thematic với Microsite phong cách parallax và video tương tác
Thiết kế của Microsite (nơi diễn ra hoạt động chính của giai đoạn Thematic) đi theo
concept khối rubic nhiều màu xoay chuyển liên tục tạo ra cảm giác trực quan rất gần với
giao diện responsive của iPay biến đổi hình khối trên các độ phân giải màn hình khác
nhau. Xuyên suốt các trang là các ô rubic đa sắc trên hình nền vớihiệu ứng 3D. Với thiết
kế theo phong cách parallax, toàn bộ microsite gây ấn tượng với không gian đa lớp đa
chiều như không bị giới hạn bởi màn hình truy cập.


Với việc sử dụng phong cách parallax trên toàn trang kết hợp với HTML 5 video,
microsite www.trainghiemipay.vn cũng đem lại trải nghiệm khác biệt về công nghệ, đặc
biệt phù hợp trên tất cả các phiên bản trình duyệt mới. Cần phải nói thêm rằng, để thực
hiện một thiết kế theo phong cách parallax thành công, các lập trình viên của Time
Universal phải làm việc với thiết kế ngay từ những bước đầu để đảm bảo một tổng thể
sản phẩm hoàn chỉnh.
Nội dung – hoạt động chính trên Microsite được thiết kế theo hướng tiếp cận với
người dùng bằng cách chia sẻ sự thấu hiểu với những vấn đề tài chính khác nhau mà bất
kì cá nhân, gia đình hoặc doanh nghiệp đều gặp phải. Từ đó, chương trình sẽ giới thiệu
cụ thể với người chơi qua các video tình huống rất chân thực và gần với đời sống, như:
thanh toán hóa đơn, hết tiền điện thoại, trả nợ lãi vay ngân hàng, thậm chí… mua bảo
hiểm du lịch quốc tế.
3.3.

Telemarketing

3.3.1. Marketing qua SMS, Email

Dịch vụ nhắn tin chủ động do VietinBank cung cấp cho phép các đơn vị, Chi nhánh
trong hệ thống giới thiệu thông tin về sản phẩm dịch vụ, chương trình khuyến mại đến
khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng thông qua tin nhắn gửi đến điện thoại di


động. Qua tin nhắn SMS, những chỉ thị khẩn, cần phản ứng nhanh được chuyển đến các
cá nhân liên quan ngay lập tức.
Hình thức liên lạc tin nhắn SMS, email được ưa chuộng và phù hợp nhất với các bạn trẻ,
nhà kinh doanh, cán bộ công chức (từ 18- 45 tuổi), ưa sự tiện dụng, nhanh chóng, chính
xác. Đối với họ, điện thoại di động được xem đầu tiên khi thức dậy và cũng là vật cuối
cùng được xem trước khi ngủ. Đây cũng là sản phẩm nằm trong tầm tay đến 80% thời
gian 1 ngày của người sử dụng. Và hơn thế nữa, điện thoại nay đã hiện diện khắp nơi,
nhiều hơn cả số lượng tivi và laptop trên toàn thế giới. Bằng SMS và thư điện tử email,
người dùng cũng có thể lưu lại thông tin về ngân hàng dễ dàng để lúc thuận tiện có thể
xem kỹ và cân nhắc có nên áp dụng hay không. Qua kết quả thử nghiệm của VietinBank
trong thời gian gần đây, hầu như khách hàng tiềm năng khi nhận được tin nhắn đều đọc
qua (dù mở xem rồi mới xóa, khách hàng sau khi nhận được SMS thường có xu hướng
chủ động chọn sản phẩm được quảng cáo trong SMS). So với quảng cáo trên truyền
hình, truyền thanh, quảng cáo qua SMS có mức độ tiếp cận cao hơn, chi phí bỏ ra lại
thấp. Ngoài ra dịch vụ này còn có rất nhiều tiện ích khác như: gửi đến đúng địa chỉ và
phục vụ cho công tác đối soát, giúp cho mối quan hệ của ngân hàng và khách hàng ngày
càng gắn bó, người nhận không phải trả phí dịch vụ.
3.3.2 Gọi điện thoại trực tiếp
Mục tiêu của Contact Center là trở thành kênh hỗ trợ bán hàng hiệu quả. Vì vậy, đây
không đơn thuần là dịch vụ hậu mãi của ngân hàng mà còn là công cụ tư vấn, quảng bá
SPDV, phối hợp với các đơn vị kinh doanh trong hệ thống để hỗ trợ, làm giàu thông tin,
thúc đẩy bán hàng, là đầu mối tiếp nhận, xử lý yêu cầu và khiếu nại từ phía khách hàng.
Theo đó, khách hàng ưu tiên khi gọi đến tổng đài 1900558868 bằng số điện thoại đã
đăng ký trên hệ thống ngân hàng sẽ được tổng đài tự động nhận diện thông tin cá nhân
và chuyển cuộc gọi sang đường dây ưu tiên, thông suốt 24/7 dành riêng cho khách hàng.

Khách hàng được phục vụ bởi nhóm Tổng đài viên chuyên trách có kinh nghiệm, đảm
bảo phục vụ tất cả yêu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất. Đồng thời Tổng đài sẽ
tư vấn và kết nối khách hàng tới các chuyên viên chăm sóc riêng của khách hàng riêng


tại Chi nhánh VietinBank trên toàn quốc. Đặc biệt, phải kể đến mô hình One-stop: Từ
chỗ mỗi điện thoại viên chỉ chuyên sâu 1 mảng SPDV, đến nay trên 80% điện thoại viên
đã phục vụ khách hàng về tất cả mảng SPDV. Tại Việt Nam, chỉ có Contact Center
VietinBank và một ngân hàng nước ngoài khác cung cấp được dịch vụ nói trên. Nhowf
vậy, hàng trăm nghìn lượt khách hàng còn bỡ ngỡ với các giao diện, tính năng mới của
các dịch vụ online trong thời gian chuyển đổi hệ thống đã được CC giải đáp. VietinBank
cũng thực hiện các chiến dịch marketing sản phẩm từ CC, giúp khách hàng tiếp cận dễ
dàng với các sản phẩm, dịch vụ tiên tiến của VietinBank. Trong khi giải đáp các thắc
mắc, giải quyết các vấn đề của khách hàng, nhân viên tư vấn sẽ trực tiếp quảng cáo tới
khách hàng các dịch vụ của ngân hàng phù hợp với vấn đề khách hàng gặp phải. Đây là
cách marketing có thể đem lại hưởng ứng tức thì từ khách hàng và dễ dàng thu hút thêm
khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
Không chỉ vậy, phong cách làm việc chuyên nghiệp của những “ đại sứ thương hiệu”
cũng để lại những ấn tượng tốt đẹp trong mắt khách hàng. Một vị khách hàng đã từng
chia sẻ “ Tôi tìm đến Contact Center VietinBank, một căn phòng được chia ô, ngăn vách
với hàng chục nhân viên đeo tai nghe, mắt tập trung màn hình, các ngón tay vẫn không
ngừng gõ bàn phím nhập dữ liệu và tìm kiếm thông tin trên máy tính trong khi miệng
liên tục trả lời điện thoại. Mỗi ngày, cán bộ nơi đây tiếp nhận hàng nghìn cuộc gọi,
khách hàng có người lịch sự, hòa nhã song cũng không ít người khó tính, đôi lúc có thái
độ giận dữ. Tuy nhiên, các “Đại sứ thương hiệu” tại Contact Center vẫn giữ nguyên
thái độ niềm nở, làm ấm lòng những khách hàng khó tính nhất và thực hiện nhiệm vụ kết
nối họ sử dụng thêm các sản phẩm dịch vụ (SPDV) mới”, càng khẳng định thêm giá trị
của Viettinbank trong mắt khách hàng.



Quảng bá hình ảnh qua báo chí, truyền hình, truyền thanh
3.4.1. Báo chí
Năm 1993, tờ Thông tin Ngân hàng Công Thương (nay là thông tin Vietinbank) được
phê duyệt cho xuất bản.
Tờ thông tin VietinBank là món ăn tinh thần đối với các cán bộ nhân viên trong hệ
thống, nguồn tư liệu cho các cơ quan thông tấn báo chí có thông tin về Vietinbank, giúp
các ngành các cấp và xã hội hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh và sự đóng góp của
Vietinbank và là cầu nối ngân hàng với khách hàng và xã hội thông qua các tin, bài được
phản ánh đầy đủ và kịp thời.
Tính đến năm 2013, Thông tin Vietinbank được xuất bản hàng tháng với 68 trang, in 4
màu, với nhiều chuyên mục: sự kiện nổi bật, hoạt động ngân hàng,… và phát hành 5000
cuốn/ tháng.
Vietinbank đã thiết lập mạng lưới thông tin đa chiều với hơn 150 cơ quan báo chí truyền
thông trong nước, trong đó có nhiều cơ quan báo chí, truyền thông lớn… Các sự cố
khủng hoảng thông tin báo chí của VietinBank luôn được xử lý nhanh chóng, hiệu quả.
Năm 2017, Vietinbank chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, bao gồm logo,
slogan “Nâng giá trị cuộc sống” được đánh giá trẻ trung, hiện đại và nhất quán, khẳng
định tầm nhìn của thương hiệu mang niềm tin Việt.
3.4.


Lễ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới của VietinBank được giới báo chí rất quan tâm.
Không chỉ trên website của VietinBank, mà hàng loạt các báo lớn đưa tin về lễ ra mắt
này: thời báo tài chính Việt Nam, Báo Nhân Dân, báo chính phủ, dân trí, lao động,…
Tại Chương trình Kết nối doanh nghiệp – ngân hàng, Vietinbank đã tham gia tích cực,
cam kết luôn đồng hành cùng khách hàng và cộng đồng doanh nghiệp. Vietinbank chủ
động xây dựng các chương trình lãi suất theo từng phân khúc khách hàng doanh nghiệp
và tạo điều kiện để các phân khúc khách hàng này tiếp cận nguồn vốn từ Vietinbank với
lãi suất ưu đãi nhất. Các chương trình tiêu biểu của Vietinbank: “Kết nối khách hàng
tiềm năng”, “ tiếp nối thành công cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, “Hợp tác vươn xa

cho doanh nghiệp siêu vi mô”, “Tiếp sức thành công cho khách hàng doanh nghiệp
lớn”…
Với chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp đã được rất nhiều tờ báo uy tin từ
chuyên ngành đến quan tâm như: báo mới, thời báo tài chính Việt Nam, báo công
thương…., kết hợp với các hoạt động truyền thông khác, Vietinbank đã tiếp cận và thu
hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng, khách hàng mới sử dụng dịch vụ của
Vietinbank
3.4.2. Truyền hình
Sau khi cổ phiếu VietinBank được niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2009, hoạt
động bảo trợ thông tin cổ phiếu CTG được chú trọng phát triển thông qua việc hợp tác
chặt chẽ với các kênh truyền hình có uy tín và đông người xem, như: VTV1, VTC1,
VITV, InforTV, ATV... Nhờ đó, sự hiện diện của VietinBank trên các phương tiện thông
tin đại chúng luôn đạt tần suất cao và sự định hướng dư luận, bảo vệ thương hiệu, xử lý
khủng hoảng cũng rất hiệu quả
Gần đây, Vietinbank có một đoạn TVC dài 3 phút 43s với tiêu đề “Sống” với mục đích
giới thiệu các dịch vụ của Vietinbank. Đoạn TVC này khi được đưa lên truyền hình đã
được cắt nhỏ thành các đoạn quảng cáo 30s. Đối tượng mà TVC hướng đến chủ yếu là
các doanh nghiệp, các doanh nhân, người thành đạt trong xã hội, nhân viên văn phòng
bằng việc kể lại những khoảnh khắc bên gia đinh, công việc, gặp gỡ đối tác, thực hiện
các giao dịch nhanh chóng; các đối tượng có nhu cầu gửi tiết kiệm,…
Ngày 26/1/2018 tại Hà Nội ra mắt Chương trình truyền hình “Hành trình truyền cảm
hứng - WeChoice Awards”. Đây là chương trình nằm trong chuỗi sự kiện Wechoice
Awards 2017 mà VietinBank là đơn vị đồng hành. Với Chiến lược thương hiệu đã được
định vị, VietinBank được xác định là đối tác gần gũi, hiểu biết và truyền cảm hứng. Vì
thế, chương trình Wechoice Awards thực sự là điểm gặp gỡ phù hợp giữa thương hiệu
VietinBank và mục đích chương trình. Đặc biệt, ý tưởng truyền cảm hứng với triết lý
đầy nhân văn về cuộc sống cũng phù hợp với thông điệp đem đến cuộc đời ý nghĩa hơn,
góp phần “Nâng giá trị cuộc sống” cho khách hàng của VietinBank.
3.5.
Hệ thống Kiosk Banking của VietinBank



Việc phát triển hệ thống Kiosk Banking rộng khắp sẽ cung cấp thêm cho khách hàng
một phương thức giao dịch phi tiền mặt, đồng thời giúp VietinBank hạn chế được tình
trạng quá tải của hệ thống ATM. Với dịch vụ này, các chủ thẻ có thể thực hiện các giao
dịch như: Gửi tiền có kỳ hạn, Thanh toán hóa đơn, chuyển khoản, in sao kê, vấn tin, …
trực tuyến tại Kiosk; Quảng cáo trực tiếp các loại hình dịch vụ của ngân hàng cũng như
gián tiếp cho các loại sản phẩm dịch vụ khác. Đặc biệt, chủ thẻ VietinBank còn có thể
nộp các loại thuế (thuế thu nhập, thuế môn bài, thuế nhà đất…) ngay tại Kiosk.
Ngày 29/6/2011, VietinBank ký kết hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ thanh toán y tế
qua Kiosk Banking với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW. Dựa trên công nghệ màn hình
cảm ứng và giao diện thân thiện, chủ thẻ của VietinBank chỉ cần khẽ chạm đầu ngón tay
vào các biểu tượng thanh toán trên màn hình của Kiosk để thực hiện tiện ích trên và còn
có thể sử dụng nhiều ứng dụng thanh toán thuận tiện khác của thẻ E-Partner như: gửi
tiền có kỳ hạn, thanh toán hóa đơn tiền điện, cước viễn thông, thanh toán vé tàu, thanh
toán các khoản thu Ngân sách nhà nước, vé máy bay/vé xem phim; tải nhạc chuông,
hình nền…
Sử dụng dịch vụ thanh toán qua Kiosk tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, khách hàng sẽ
giảm thời gian chờ đợi thanh toán và tránh được các rủi ro như nhầm lẫn, mất mát khi
thanh toán bằng tiền mặt. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW có thể kiểm soát nguồn thu,
giảm thiểu nhân lực kiểm đếm tiền mặt,...
Việc thanh toán và quản lý tiền viện phí qua các kiosk đã được VietinBank triển khai tại
các BV như: Bạch Mai, Chợ rẫy, Nhiệt đới TW, Đại học y Hà Nội, Bãi Cháy,...
Từ 16/1/2017 đến hết 25/4/2017, VietinBank triển khai chương trình “Vui xuân sang nhận lộc vàng” cho khách hàng gửi tiết kiệm, khách hàng mua bảo hiểm phi nhân thọ
bằng VND đáp ứng điều kiện của chương trình qua các kênh gửi tiền của VietinBank (tại
quầy, qua ngân hàng điện tử (Internet Banking và Mobile Banking, hệ thống máy
ATM/Kiosk của VietinBank) trên toàn quốc đều có cơ hội nhận được nhiều giải thưởng,
quà tặng giá trị. Tổng giải thưởng chương trình lên đến gần 8 tỷ đồng.




Các kiosk hiện đại của Viettinbank

PHẦN IV. ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH MARKETING TRỰC TIẾP CỦA
VIETTINBANK
4.1. Đáp ứng mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Vietinbank là ngân hàng duy nhất của Việt Nam
4 năm lien tiếp được Forbes xếp hạng trong 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Bên
cạnh đó là các danh hiệu top 10 Giait thưởng Sao vàng Đất Việt, 3 năm liền có mặt trong
Bảng xếp hạng FAST500, lần hứ 11 liên tiếp nằm trong top 10 thương hiệu mạnh. Đặc
biệt năm 2015. Vietinbank được Brand Finance xếp hạng A về sức mạnh thương hiệu,
đứng số 1 Ngành ngân hàng Việt Nam với giá trị thương hiệu 179 triệu đô la mỹ , nằm
trong top 500 Ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới. Với chương trình
truyền thông marketing hợp lí và cụ thể qua các giai đoạn khác nhau, công ty đã gặt hái
được nhiều thành tựu và còn khẳng định giá trị của mình đi sâu vào tâm trí khách hàng.

4.1.1. Tạo sự nhận biết .


×