Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bao cao so ket hoc ky i nam học 2018 2019 bậc tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.27 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT TAM ĐƯỜNG
TRƯỜNG PTDTBTTH NÙNG NÀNG

Số:

/BC-PTDTBT THNN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nùng Nàng, ngày 22 tháng 12 năm 2018

BÁO CÁO
Sơ kết học kỳ I năm học 2018-2019
Thực hiện Công văn số 997/PGD&ĐT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của
Phòng Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn báo cáo sơ kết học kỳ I bậc Tiểu học
năm học 2018-2019. Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học Nùng Nàng
báo cáo sơ kết học kỳ I bậc tiểu học năm học 2018-2019 với các nội dung cụ thể
như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Đặc biệt là
sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của của Phòng GD&ĐT Tam Đường trong
việc thực hiện các nhiệm vụ năm học.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo về số lượng và có trình độ đáp
ứng được các yêu cầu về công tác dạy và học.
Nhận thức của nhân dân đã có bước chuyển biến trong việc cho con em đến
trường, tỉ lệ chuyên cần cao, không có học sinh bỏ học, chất lượng giáo dục được
nâng lên một cách rõ rệt.
2. Khó khăn
Tình hình kinh tế địa phương thấp, sự đầu tư của phụ huynh cho giáo dục


chưa thường xuyên, giao thông đi lại khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm
46%. Cơ sở vật chất đã xuống cấp, chưa được đầu tư; phòng học còn thiếu.
Thiếu các phòng chức năng, nhà ở cho học sinh ở bán trú. Trang thiết bị phục vụ
cho dạy và học chưa thật đồng bộ.
Một số giáo viên năng lực chuyên môn, kiến thức còn hạn chế. Học sinh
còn nhút nhảt, chưa mạnh dạn; 100% học sinh là con em dân tộc thiểu số, khả
năng giao tiếp tiếng Việt hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất
lượng học sinh, đặc biệt chất lượng mũi nhọn các cấp của nhà trường còn thấp.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC KỲ I NĂM HỌC
2018-2019
1. Quy mô phát triển trường, lớp, học sinh, đội ngũ.(đ/c Đức)
- Về số lượng: (số lượng cụ thể…).
Năm học 2018 - 2019 trường PTDTBT Tiểu học Nùng Nàng có 5 điểm
trường gồm 20 lớp; 370 học sinh giảm 08 HS so với năm học trước; nữ 183 HS,


dân tộc 369 HS, nữ dân tộc 182 HS, học sinh khuyết tật học hòa nhập 3 học
sinh; thuộc hộ nghèo 128 học sinh chiếm 34,5%; trung bình 18 học
sinh/lớp.100% học sinh học 2 buổi/ngày. Số học sinh bán trú toàn trường 159
học sinh (Khối 1: 01 lớp với 08 học sinh; Khối 2: 02 lớp với 15 học sinh; khối
3: 3 lớp với 46 học sinh, khối 4: 3 lớp với 48 học sinh, khối lớp 5: 3 lớp với
42học sinh);
Tổng số giáo viên, nhân viên 37 đồng chí. Trong đó: nữ 26 đ/c, nam 11 đ/c, dân
tộc 05 đ/c; Giáo viên 28 đ/c; Nhân viên: 6 đ/c; Đảng viên: 24 đ/c đạt 64,8%. Tỷ
lệ giáo viên 28/20 lớp = 1,4 GV/lớp.
- Chất lượng: (chất lượng học sinh, chất lượng chuyên môn cán bộ quản
lý, giáo viên...).
+ Cán bộ quản lý: Xếp loại Tốt: 3/3 = 100%.
+ Đội ngũ giáo viên: Giỏi: 17/28 = 60,7%; Khá: 5/28 = 17,8%; Trung
bình: 6/28 = 21,4%.

+ Chất lượng giáo dục học sinh:
Xếp loại học lực:
+ Hoàn thành tốt 38/369 =
+ Hoàn thành: 327/369 =
+ Chưa hoàn thành: 4/369 =
Xếp loại năng lực: Tốt: 43/369 = Đạt 322/369 Cần cố gắng: 4/369
2. Cở sở vật chất: (phòng học, phòng bộ môn và các phòng chức năng và
thiết bị dạy học... thừa, thiếu).(đ/c Hoàng)
3. Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học (đ/c Hoàng); Xây dựng trường đạt
chuẩn Quốc gia. (đ/c Đức)
Xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, công tác xóa mù chữ
mức độ 1 năm 2018.
Thực hiện lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I, nhà
trường đã tăng cường tham mưu với các cấp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
Đến thời điểm hiện tại Ban quản lý dự án huyện Tam Đường đang trong thời
gian thiết kế, quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất điểm trường trung tâm đạt
chuẩn quốc gia. Tuy nhiên đến hết học kỳ I năm học 2018 - 2019 nhà trường vẫn
chưa được đầu tư xây dựng. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng với
yêu cầu trường đạt chuẩn quốc gia luôn được nhà trường chú trọng thực hiện
thường xuyên, lựa chọn đội ngũ cốt cán tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ,
đánh giá, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên phù hợp với điệu kiện thực tế của nàh
trường. Tăng cường bồi dưỡng chất lượng giáo dục hoc sinh đáp yêu cầu Thông
tư 17/2018/TT-BGDDT. Trang thiết bị dạy học đã được cấp từ những năm học
trước, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên sử dụng có hiệu quả trong các tiết dạy.


Tránh dạy học chay khi lên lớp. Mượn và sử dụng kịp thời, thường xuyên có
hiệu quả.
4. Công tác dạy học theo đối tượng vùng miền và điều chỉnh chương trình
giáo dục; Thực hiện việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn; Thực hiện việc dạy học

tích cực lấy học sinh làm trung tâm; Thực hiện việc đánh giá học sinh theo
Thông tư 22, công tác kiểm tra chất lượng học kì I. (đ/c Đức)
Việc thực hiện dạy học theo đối tượng vùng miền được nhà trường tiếp tục
tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh phân loại đối tượng học sinh, soạn bài theo
các mức độ phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. Thực hiện dạy đảm bảo theo
bài soạn và sự nhận thức của học sinh. Những bài học khó, những kiến thức học sinh
còn hổng nhà trường chỉ đạo giáo viên phải sắp xếp thời gian vào các buổi chiều dạy
bổ trợ, bổ sung thêm để giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức và đáp ứng với yêu
cầu bài học mới.
Việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn được nhà trường tổ chức thường xuyên
và theo quy định. Sinh hoạt chuyên môn trường 1 lần/tháng, sinh hoạt chuyên môn
tổ 2 lần/tháng. Nội dung sinh hoạt chuyên môn thực hiện theo nội dung sinh hoạt
mới. Các nội dung thực hiện theo hướng phân tích bài dạy. Tổ chức trao đổi, chia sẻ
chuyên môn theo hướng tích cực và suy ngẫm, vận dụng vào dạy học hàng ngày. Tổ
chức đánh giá, chia sẻ, tư vấn và trao đổi để giáo viên tự suy ngẫm, rút kinh nghiệm
trong quá trình giảng dạy của bản thân.
Nhà tường thực hiện dạy học theo phương pháp đổi mới VNEN, các giáo
viên đều thực hiện dạy học phân nhóm đối tượng học sinh. Phát huy vai trò của
người học; giáo viên định hướng, gợi ý vấn đề để học sinh tự khai thác, trao đổi, chia
sẻ rút ra vấn đề học tập. Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập để học sinh được
tham gia.
Công tác đánh giá học sinh theo Thông tư 22 được nhà trường chỉ đạo đánh
giá đảm bảo theo hướng dẫn và thông tư quy định. Giáo viên thực hiện đánh giá
thường xuyên và định kỳ theo định; tổ chức ra đề kiểm tra theo 4 mức độ, phân hóa
đối tượng học sinh. Thành lập Ban đề kiểm tra, coi, chấm kiểm tra chất lượng học kỳ
I. Tổ chức phân nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, tổ chức chấm chữa bài cho học
sinh và thông báo kết quả kịp thời.
5. Việc thực hiện kế hoạch các nghị quyết; nâng cao chất lượng giáo dục;
công tác kiểm tra. (đ/c Đức)
- Kịp thời quán triệt, triển khai các chương trình, Nghị quyết, kế hoạch về

Giáo dục và Đào tạo đầy đủ, kịp thời tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên
trong nhà trường. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được tham gia học tập,
quán triệt


- Tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện các Nghị quyết về giáo dục, triển
khai tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đinh kỳ kiểm tra đối chiếu việc
thực hiện các Nghị quyết với kết quả đạt được, đồng thời rút kinh nghiệm, triển
khai các giải pháp khắc phục những hạn chế để tiếp tục thực hiện đạt các chỉ
tiêu.
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo tới toàn thể giáo viên đổi mới
phương pháp dạy học, tích cực ôn luyện, phụ đạo kiến thức cho học sinh để
nâng cao chất lượng giáo dục. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc
thực hiện chất lượng giáo dục. Kiểm soát chất lượng hàng tháng, học kỳ, năm
học có hiệu quả đảm bảo theo các mạch kiến thức đã học. Tiến hành tổ chức
đánh giá, rút kinh nghiệm sau những lần kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục
6. Các hoạt động khác.(Các đ/c thực hiện báo cáo theo nội dung đã được
phận công phụ trách nhé)
Công tác vệ sinh trường lớp, tạo cảnh quan môi trường học tập; Công tác
bán trú, hoạt động ngoại khóa rèn kỹ năng sống cho học sinh; Hoạt động thư
viện trong trường học…..
7. Công tác xã hội hóa.
* Lưu ý: 07 mục nêu trên yêu cầu báo cáo có số liệu cụ thể.
III. NHỮNG HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP TRONG
CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC CỦA
ĐƠN VỊ (Thực hiện báo cáo theo lĩnh vực phụ trách)
1. Hạn chế (nêu rõ các hạn chế còn tồn tại trong học kỳ I)
- Chất lượng đội ngũ còn một số ít giáo viên chưa thật sự chuyển biến.
- Chất lượng giáo dục chưa đồng đều ở một số lớp.
- Số học sinh viết chữ đẹp chưa nhiều.

2. Nguyên nhân của hạn chế
- Nguyên nhân khách quan.
- Nguyên nhân chủ quan.
3. Giải pháp khắc phục những hạn chế
- Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo, giám sát, kiểm tra thường xuyên các
hoạt động trong nhà trường. Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau các hoạt động.
- Tích cực bồi dưỡng, trao đổi, giải đáp chuyên môn cho giáo viên. Tổ
chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
- Tăng cường chỉ đạo giáo viên ôn tập, phụ đạo và bồi dưỡng thường
xuyên kiến thức cho học sinh. Củng cố những kiến thức học sinh hay quên.
- Thảo luận cách rèn viết chữ đẹp trong tổ chuyên môn và nhà trường.


IV. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO THỰC
HIỆN TRONG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019 (Thực hiện báo cáo theo
lĩnh vực phụ trách)
1. Tập trung tuyền truyền tới cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học
sinh các chủ trường, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.
Các quy định của ngành, những văn bản hướng dẫn của các cấp.
2. Điều chỉnh, xây dựng các kế hoạch chưa phù hợp với tình hình thực tế
của nhà trường.
3. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tổ chuyên môn, Ban giám
hiệu trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Làm tốt công tác kiểm tra,
giám sát kịp thời.
4. Tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, phối kết hợp chặt che
với các đoàn thể nhằm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
5. Tiếp tục tổ chức dạy học theo hướng phân hóa đối tượng học sinh.
6. Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, kiến thức cho giáo viên.
7. Tổ chức các Hội thi cho học sinh tham gia. Làm tốt công tác nuôi
dưỡng, chăm sóc học sinh ở bán trú.

8. Làm tốt công tác nghiệm thu chất lượng học sinh và bàn giao học sinh
cho giáo viên dạy năm học tiếp theo.
9. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên kịp thời các giáo viên
có thành tích trong các hoạt động của nhà trường.
10. Tổ chức đánh giá, xếp loại CBQL, GV, NV cuối năm theo đúng các
văn bản hưởng dẫn, gắn việc đánh giá GV với công tác quy hoạch cán bộ và các
chế độ chính sách khác..
11. Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục năm học 2019 - 2020.
V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT (nếu có)



×