Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Thương hiệu tuyển dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.35 MB, 27 trang )

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
NHÀ TUYỂN DỤNG

NHÓM THẢO LUẬN
1. Lê Thị Anh – 11160170
2. Nguyễn Thu Hà – 11161362
3.

Lê Thùy Linh - 11162881


Mục lục

I.

Lời mở đầu - Lý do lựa chọn chủ đề.......................................................................2

II. Cách xây dựng THNTD..........................................................................................4
1. Những vấn đề chung..............................................................................................4
2. Các bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng.........................................................5
1. Đánh giá thực trạng..........................................................................................5
2. Xác định EVP - Định vị THNTD.....................................................................6
3. Truyền bá thương hiệu bằng hình ảnh..............................................................7
4. Xây dựng trang tuyển dụng..............................................................................7
5. Tạo sự công nhận từ cộng đồng.......................................................................8
6. Xây dựng bản mô tả công việc.........................................................................8
7. Tối ưu trải nghiệm ứng viên.............................................................................8
8. Kêu gọi sự chia sẻ từ nhân viên........................................................................9
9. Đánh giá và đo lường.......................................................................................9
III. Ứng dụng - Phân tích THNTD Nestlé.................................................................10
IV. Tài liệu tham khảo...............................................................................................24


1. Tài liệu của Anphabe...........................................................................................24
2. Tài liệu của Base.vn.............................................................................................24
3. Tài liệu của Nestlé...............................................................................................24
4. Các tài liệu khác..................................................................................................25

1


I.

Lời mở đầu - Lý do lựa chọn chủ đề
Khảo sát Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam được thực hiện hàng năm kể từ năm

2013 bởi Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và
Nguồn nhân lực Hạnh Phúc tại Việt Nam. Đây là khảo sát chuyên nghiệp đầu tiên tại
Việt Nam để đo mức hấp dẫn Thương hiệu Nhà tuyển dụng (THNTD) và tìm ra Xu
hướng động cơ nghề nghiệp của người đi làm.
Khảo sát Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam được thực hiện hoàn toàn độc lập,
quy trình chặt chẽ từ phỏng vấn chuyên sâu (In-depth interview), khảo sát nhóm
(Qualitative) và khảo sát diện rộng (Quantitative) nhằm ghi nhận những ý kiến khách
quan nhất từ những người đi làm. Nội dung Khảo sát được tư vấn bởi các chuyên gia
THNTD của Anphabe và có sự phát triển qua các năm:

(Nguồn: Báo cáo Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2017)
Hiện nay, cuộc khảo sát năm 2018 đang diễn ra với tổng cộng 28 nhóm ngành
doanh nghiệp và tổng cộng có hơn 700 doanh nghiệp tham gia khảo sát. Kết quả của
báo cáo khảo sát về Top 100 nơi làm việc tốt nhất sẽ được công bố vào Quý II/2019
khi dự án kết thúc.

2



3


Các vấn đề chính được nêu lên trong các cuộc khảo sát Nơi làm việc tốt nhất Việt
Nam qua các năm 2013 – 2016
2013

2014

2015

2017

(Nguồn: Tổng hợp các Báo cáo Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017)

4


Mục đích của các báo cáo có sự thay đổi theo từng năm do bối cảnh kinh tế, sự
phát triển của khoa học công nghệ và sự biến động trên thị trường lao động. Dù vậy
báo cáo vẫn luôn bám sát khía cạnh THNTD, cụ thể:
● Xây dựng bộ tiêu chí chuyên nghiệp để đo lường sức hấp dẫn THNTD dành
riêng cho thị trường Việt Nam.
● Vinh danh những công ty được bầu chọn là Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam
theo từng ngành nghề và nhóm tiêu chí.
● Cung cấp nguồn thông tin giá trị giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có
những bước cải tiến thiết thực trong việc xây dựng THNTD cũng như tạo ra
một môi trường làm việc lý tưởng, đáp ứng những thay đổi của thị trường lao

động.
Chính vì vậy, THNTD trở thành một trong những yếu tố quyết định một doanh
nghiệp trở thành Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam.
II.

Cách xây dựng THNTD
1. Những vấn đề chung
Thương hiệu tuyển dụng hay THNTD (employer branding) chính là danh tiếng

của tổ chức trong mắt các ứng viên. Trong một cuộc đua giành nhân tài, thương hiệu
tuyển dụng chính là thứ tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp với các công ty khác.
Việc xây dựng THNTD khác như thế nào so với xây dựng thương hiệu công ty
(Corporate brand) hay thương hiệu tiêu dùng (Consumer brand)? Với thương hiệu
công ty hay thương hiệu tiêu dùng, việc xây dựng thương hiệu hướng tới tạo ra một
hình ảnh hấp dẫn (a good brand image) đối với khách hàng. Xây dựng THNTD hướng
tới xây dựng uy tín (a good brand reputation) đối với các ứng viên và nhân viên hiện
tại.
Một trong những thách thức lớn nhất trong quá trình tuyển dụng nhân tài là
thuyết phục được ứng viên hứng thú với cơ hội làm việc tuyệt vời tại doanh nghiệp.
Những ứng viên tài năng luôn có trong tay nhiều lựa chọn, thậm chí họ có thể nhận
được nhiều offer trực tiếp không qua thi tuyển. Khi đó, việc tạo chỗ đứng khác biệt

5


trên thị trường tuyển dụng là đặc biệt quan trọng. Công việc này đáng lẽ phải luôn
được đầu tư chăm chút trước khi bạn đăng tuyển hay phỏng vấn bất kỳ ứng viên nào.
Theo số liệu cung cấp của trang Base.vn - đơn vị chuyên áp dụng nền tảng công
nghệ vào các hoạt động nhân sự tại Việt Nam, có 75% ứng viên tìm kiếm thông tin về
Nhà tuyển dụng trên Internet trước khi quyết định ứng tuyển. Trong khi đó, có 67%

ứng viên sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn nếu như công ty đó có thương hiệu
tốt. Vì vậy mà có thể đưa ra 03 yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp nên đầu tư cho
thương hiệu tuyển dụng của mình là:
● Tiết kiệm thời gian và chi phí tuyển dụng
● Thu hút nhân tài
● Giữ chân nhân viên
2. Các bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Nhìn chung, các doanh nghiệp có những cách thức khác nhau trong việc xây dựng
thương hiệu tuyển dụng cho mình. Tuy nhiên, vẫn có các bước chung trong việc xây
dựng thương hiệu tuyển dụng:
1.

Đánh giá thực trạng doanh nghiệp

2.

Định vị EVP

3.

Truyền bá thương hiệu bằng hình ảnh

4.

Xây dựng trang tuyển dụng

5.

Tạo sự công nhận


6.

Xây dựng bản mô tả công việc

7.

Tối ưu trải nghiệm ứng viên

8.

Kêu gọi sự chia sẻ từ nhân viên

9.

Đánh giá và đo lường

1. Đánh giá thực trạng
Để có thể tạo dựng một thương hiệu tuyển dụng đáng tin cậy và hiệu quả, trước
hết người HR Manager cần phải nhìn lại hình ảnh của doanh nghiệp hiện tại từ môi
trường làm việc, năng lực lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp và cơ chế đãi ngộ. Bước
này nhằm giúp doanh nghiệp hiểu được chỗ đứng hiện tại của mình để đưa ra đường
hướng tương lai.
6


Để đưa ra đánh giá cho thực trạng thương hiệu của nhà tuyển dụng, cả nguồn
thông tin trong và ngoài doanh nghiệp đều có thể được sử dụng. Trên thế giới hiện nay
đã có website Glassdoor chuyên về đánh giá và cho điểm các doanh nghiệp trên thị
trường tuyển dụng. Tại Việt Nam hiện nay các nguồn tham khảo ngoài doanh nghiệp
sử dụng nhiều các cuộc khảo sát đại trà thông qua các đơn vị nghiên cứu thị trường

chuyên về mảng Nhân sự như Anphabe. Nielsen, …
Tham khảo nguồn nội bộ

Tham khảo nguồn ngoài doanh nghiệp

- Khảo sát ý kiến nhân viên

- Khảo sát đại trà với người lao động

- Phỏng vấn ý kiến nhân viên mới (sau 30/ - Phỏng vấn CEO
60/ 90 ngày làm việc)

- Theo dõi đánh giá trên mạng xã hội

- Gặp mặt trao đổi cùng nhân viên
- Phỏng vấn các nhân viên nghỉ việc

Một số câu hỏi khảo sát nội bộ có thể đưa ra:
● Bạn cảm thấy giá trị nào của công ty thúc đẩy bạn làm việc nhất?
● Dùng 3 từ để mô tả về công ty.
● Bạn đã biết về công ty bằng cách nào và bạn đã hình dung như thế nào về nó?
● Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố sau khi lựa chọn công việc:
-

Lộ trình thăng tiến

-

Chương trình đào tạo phát triển nhân viên


-

Tình hình tài chính doanh nghiệp

-

Sản phẩm và lĩnh vực của doanh nghiệp

-

Lương thưởng và chế độ phúc lợi

-

Mức độ phù hợp với văn hóa - tầm nhìn - giá trị doanh nghiệp

-

Phong cách lãnh đạo

2. Xác định EVP - Định vị THNTD
Bước này xác định việc lựa chọn đâu là điểm khác biệt giữa doanh nghiệp với
các bên tuyển dụng khác. Theo Anphabe, EVP (Employee Value Propositions) là tập
hợp những cam kết từ doanh nghiệp về những lợi ích, giá trị hay môi trường mà người
đi làm có thể được thụ hưởng hoặc trải nghiệm khi làm việc. Còn theo trang nghiên
7


cứu Base.vn, EVP cơ bản được hiểu là các đặc trưng, lợi ích và những khác biệt của
doanh nghiệp nhằm khuyến khích ứng viên ứng tuyển hoặc tạo động lực gắn kết lâu

dài cho nhân viên hiện tại.
Một thương hiệu tuyển dụng phải thuyết phục được ứng viên rằng doanh
nghiệp đó là một môi trường làm việc tuyệt vời. Và để định nghĩa được “một môi
trường làm việc tuyệt vời” là như thế nào thì EVP - đòi hỏi sự thấu hiểu nội bộ sâu sắc.
Thông qua việc tham khảo cả nguồn trong và ngoài doanh nghiệp ở bước một,
doanh nghiệp đã có thể khoanh vùng những yếu tố EVP riêng - vừa đảm bảo sự khác
biệt, vừa hấp dẫn tới ứng viên và nhân viên.
3. Truyền bá thương hiệu bằng hình ảnh
Giờ đây khi đã định hình được EVP của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tìm cách để
thật nhiều ứng viên biết về điều đó. Khi đó, “nói như thế nào?” và “nói ở đâu?” là hai
câu hỏi quan trọng bạn cần trả lời.
Theo số liệu của Base.vn, 44% người nói rằng họ nhiều khả năng sẽ tương tác
với doanh nghiệp hơn nếu như doanh nghiệp đăng hình ảnh lên bất kỳ phương tiện
truyền thông nào. Hình ảnh này có thể là các bức ảnh hoặc video về doanh nghiệp. Nội
dung của chúng có thể là các khoảnh khắc của nhân viên tại công ty, một vài hoạt
động nội bộ, hình ảnh của công ty tại một số sự kiện,...
Có một số lưu ý khi sử dụng hình ảnh doanh nghiệp:
● Đảm bảo nhân viên ở mọi cấp độ, phòng ban trong công ty đều có cơ hội xuất
hiện trên hình ảnh doanh nghiệp.
● Đảm bảo chất lượng hình ảnh và video.
● Hình ảnh và video cần có thông điệp tập trung, rõ ràng, mạch lạc, làm nổi bật
thương hiệu tuyển dụng doanh nghiệp.
● Khích lệ sự tham gia đóng góp của mọi nhân viên: có thể mở một cuộc thi ảnh
với chủ đề: “Hình ảnh công ty trong bạn”.
4. Xây dựng trang tuyển dụng
Trang tuyển dụng là hình ảnh chính thức của doanh nghiệp với ứng viên. Số
liệu ghi nhận trên Base.vn, 80% người lao động tìm kiếm các cơ hội việc làm qua
Internet, và phần lớn đều sở hữu ít nhất một tài khoản mạng xã hội cho công việc cũng

8



như các mục đích cá nhân. Một trang tuyển dụng chuyên nghiệp (website và trên các
mạng xã hội) phải đảm bảo các tiêu chí như:
● Hiển thị dễ nhìn
● Sử dụng đơn giản
● Tối giản quá trình đăng ký trực tiếp
● Thể hiện được hình ảnh và văn hóa doanh nghiệp
● Tương thích với mobile
● Cập nhật liên tục
● Tương tác thường xuyên
5. Tạo sự công nhận từ cộng đồng
Dù có thực sự là một môi trường làm việc lý tưởng hay không, thì mọi thông điệp
doanh nghiệp đưa ra đều kém thuyết phục nếu như không có sự công nhận của bên thứ
ba. Những sự kiện cộng đồng, các giải thưởng, ra mắt báo chí, gặp gỡ cùng các đại
diện từ Chính phủ, Ban bộ ngành… Tuy không đóng góp trực tiếp tới doanh thu nhưng
lại giúp ích rất lớn cho thương hiệu tuyển dụng nói riêng và thương hiệu doanh nghiệp
nói chung.
6. Xây dựng bản mô tả công việc
Một bản mô tả công việc rõ ràng, mạch lạc không chỉ là tối thiểu cho việc phân công
trách nhiệm cho các nhân viên công ty, mà còn giúp sàng lọc những nhân tố sáng giá,
là bằng chứng cho sự chuyên nghiệp của công ty. Vì vậy, việc xây dựng bản mô tả
công việc chuyên nghiệp cần đảm bảo các thông tin và yếu tố sau:
● Chức danh công việc rõ ràng và tối ưu từ khóa cho tìm kiếm.
● Đưa ra bức tranh cụ thể về vai trò của vị trí đối với doanh nghiệp.
● Các đầu công việc rõ ràng cụ thể.
● Chi tiết về phúc lợi và môi trường làm việc.
● Nên giữ yêu cầu công việc ở mức tối thiểu.
7. Tối ưu trải nghiệm ứng viên
Trải nghiệm ứng viên trong quá trình tuyển dụng cũng giống như trải nghiệm của bất

kỳ khách hàng nào khi mua sản phẩm: không ai mong đợi một chu trình phức tạp hay
thái độ phục vụ kém cỏi. Để có thể tối ưu trải nghiệm ứng viên cần:
● Hiểu đúng vị trí và vai trò của đối tượng tuyển mới
9


● Đảm bảo quá trình ứng tuyển dễ dàng cho ứng viên
● Phản hồi ứng viên nhanh chóng và follow-up đều đặn
● Cung cấp thông tin về buổi phỏng vấn thật chi tiết
● Tôn trọng ứng viên trong thời gian phỏng vấn
● Giữ liên hệ với các ứng viên tiềm năng sau tuyển dụng
● Cởi mở đưa và nhận ý kiến đóng góp
8. Kêu gọi sự chia sẻ từ nhân viên
Việc refer ứng viên được coi là cách tuyển dụng hiệu quả nhất nhờ chi phí thấp nhưng
vẫn đảm bảo chất lượng ứng viên luôn cao. Tuy nhiên, hoạt động này lại không quá
phổ biến, chỉ bởi bản thân các nhân viên cũng không có quan tâm đến chuyện đó. Một
chương trình thúc đẩy hoạt động giới thiệu ứng viên nội bộ được xây dựng chặt chẽ,
gắn liền với văn hóa và chính sách công ty sẽ không chỉ giúp công ty thu được nguồn
ứng viên lớn, mà cũng đồng thời đưa hình ảnh doanh nghiệp đi rộng rãi hơn. Ngoài ra,
khuyến khích các nhân viên của mình chia sẻ cảm nhận về công ty trên các phương
tiện trực tuyến hoặc tổ chức các cuộc thi nội bộ nhân dịp thành lập công ty, hoặc tạo
các trang mạng xã hội cho phép nhân viên tự đóng góp nội dung.
9. Đánh giá và đo lường
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng là công việc cần thiết, tuy nhiên cũng không
phải vì thế mà bỏ qua công đoạn đo lường hiệu quả của nó đối với công việc kinh
doanh (hay đo lường ROI). Một vài chỉ số bạn có thể đo lường sau quá trình xây dựng
thương hiệu tuyển dụng:
● Mức độ gắn kết của nhân viên với công việc
● Tỉ lệ nhân viên tiếp tục gắn bó với công ty sau thử việc
● Chất lượng nhân viên tuyển mới

● Chi phí cho mỗi nhân viên tuyển mới
● Số lượng ứng viên
● Thời gian tuyển dụng
Ngoài đo lường với kết quả kinh doanh thì ngày nay nhiều đơn vị cũng sử dụng
các kết quả khác nhau để đo lường THNTD. Tiêu biểu phải kể đến cuộc khảo sát quy
mô lớn hàng năm như Khảo sát Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam với 02 phần đánh giá
quan trọng là Đáng giá THNTD và Hình ảnh Nhà tuyển dụng.
10


III.

Ứng dụng - Phân tích THNTD Nestlé

Để hiểu rõ về các bước xây dựng cụ thể, tại phần này nhóm sẽ đi tìm hiểu, phân tích
cụ thể về cách thức một doanh nghiệp thực tế đã xây dựng thương hiệu tuyển dụng của
họ như thế nào? Bài báo cáo đi tìm hiểu về thương hiệu tuyển dụng của Nestlé - Top
05 THNTD hấp dẫn nhất Việt Nam dựa theo Báo cáo Nơi khảo sát Nơi làm việc tốt
nhất Việt Nam giai đoạn từ 2013 - Nay.
Nestlé là một trong những công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới,
được thành lập vào năm 1866, có trụ sở chính đặt tại Vevey, Thụy Sĩ. Sản phẩm của
Nestlé rất đa dạng từ nước khoáng, nước giải khát, cà phê, kem, các sản phẩm từ sữa,
gia vị, bánh kẹo cho đến thực phẩm trẻ em, sản phẩm dinh dưỡng, thức ăn cho vật
nuôi…
Văn phòng kinh doanh đầu tiên của Nestlé ở Việt Nam được thành lập năm
1912 tại TP. Hồ Chí Minh và chính thức trở thành công ty TNHH Nestlé Việt Nam
năm 1995. Hiện nay Nestlé đang vận hành 6 nhà máy cùng văn phòng đại diện tại Hà
Nội và TP. Hồ Chí Minh.
1. Đánh giá thực trạng Nestlé
Theo kết quả công bố ngày 22/03/2018 bởi Công ty Anphabe, Nestlé Việt Nam đã

vươn lên vị trí thứ 2 trong Danh sách 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam trong
Ngành Hàng Tiêu Dùng Nhanh (FMCG) và trong toàn bộ các lĩnh vực. Với môi
trường làm việc năng động, chuyên nghiệp và tôn trọng sự khác biệt, Nestlé Việt Nam
nhiều năm liền lọt vào Top 5 trong danh sách 100 nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam

 Môi trường làm việc:
Văn phòng hiện tại của Nestlé được thiết kế dựa trên ý tưởng chủ đạo là “tổ
chim” (Nest), lấy cảm hứng từ hình ảnh logo của công ty. Yếu tố thiên nhiên được chú
trọng khiến toàn bộ văn phòng trở nên tươi tắn, giúp nhân viên cảm thấy thoải mái.
Bên cạnh đó, công ty cũng trang bị rất nhiều khu vực họp, các tiện nghi hiện đại phục
vụ hiệu quả cho công việc cũng như thời gian nghỉ ngơi cho nhân viên.

11


(Nguồn:Bài chia sẻ của Nhân viên Nestlé đăng trên Blog.topcv)

 Lương, phúc lợi:
Nestlé Việt Nam đã được vinh danh với giải thưởng về Chính sách lương thưởng –
Phúc lợi và Quản lý nhân tài. Với những chiến lược hoạch định đúng hướng và hiệu
quả, Nestlé mang đến cho nhân viên một hệ thống lương và phúc lợi năng động cạnh
tranh với thị trường về mọi phương diện bao gồm lương, thưởng ngắn hạn/dài hạn, các
phúc lợi bổ sung cho lương hay phúc lợi xã hội.
Ngoài mức lương cạnh tranh, thưởng dựa trên thành tích kinh doanh, công ty còn có
những phúc lợi khác như lương tháng 14, bảo hiểm, khám sức khỏe định kỳ hàng năm,
du lịch,…

 Văn hóa doanh nghiệp:
Theo khảo sát của Alphabe về “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”, Nestlé là
doanh nghiệp đứng đầu về tiêu chí văn hóa và giá trị công ty. Theo đó, Nestlé luôn chú

trọng đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của con người về mặt Dinh Dưỡng và Sức
Khỏe. Quan điểm này được phản ánh và khuyến khích ngay trong phong cách lãnh
đạo và quản lý xuyên suốt công ty.
Bên cạnh đó, sự tôn trọng các nền văn hóa khác nhau và giá trị nền tảng của
từng nhân viên là yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công trong kinh doanh và
nền văn hóa công ty. Theo đó, mỗi nhà quản lý Nestlé được yêu cầu động viên và thúc
đẩy nhân viên luôn tìm cách cải tiến cách làm việc, tạo không khí thay đổi, đề cao sự
đổi mới. Cá nhân họ đều được trải qua kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc
12


tế, luôn tôn trọng các nền văn hóa khác nhau, và coi trọng hướng tiếp cận chiến lược
lâu dài hơn là ngắn hạn.
Có lẽ cũng bởi đặc thù sản phẩm của công ty là hàng tiêu dùng gia đình (nhất là
thực phẩm dành cho trẻ em), nên các giá trị gia đình rất được Nestlé tôn trọng và đề
cao.
2. Xác định EVP (Điểm khác biệt giữa Nestlé với các bên tuyển dụng khác)

 Quan điểm lãnh đạo xuất phát từ lợi ích nhân viên:
Nestlé chăm chút đến môi trường làm việc khiến nhân viên yên tâm đặt hết tâm
huyết của mình để sản xuất ra những sản phẩm an toàn cho cộng đồng và không nghĩ
đến chuyện rời bỏ công ty.
Hình ảnh tại 1 trong 6 nhà máy làm việc của Nestlé

(Nguồn: Website chính thức của Nestlé />Nestlé quan niệm đội ngũ nhân viên là trọng tâm, vì vậy tập đoàn có những
cam kết rất đặc biệt với nhân viên của mình: Đảm bảo tất cả cơ sở kinh doanh của
mình có hệ thống bảo vệ sức khỏe và an toàn cơ bản cho tất cả nhân viên; Tăng cường
cân bằng giới trong lực lượng lao động của Nestlé; Tôn trọng nhân quyền trong suốt
chuỗi giá trị; Loại bỏ lạm dụng lao động trẻ em, …
Những cam kết được hiện thực hóa bằng những quy tắc về an toàn lao động

thoạt nghe rất lạ đối với người ngoài. VD:
13


● Làm ơn không nhắn tin, lướt facebook khi di chuyển trong khuôn viên
nhà máy
● Để đảm bảo sức khỏe và năng suất lao động, công nhân không được làm
thêm quá 30 tiếng/tháng và 1 tuần không được quá 12 tiếng...
● Trong nhà máy, nhân viên phải đeo thiết bị bảo hộ cá nhân thích hợp để
làm việc, …
● Khuôn viên các nhà máy, văn phòng tại các công ty của Nestlé được các
chuyên gia độc lập đo tiếng ồn, đo không khí với lịch không hẹn trước
để đảm bảo đúng tiêu chuẩn theo quy định của tập đoàn. Nơi nào không
đảm bảo những tiêu chuẩn theo quy định, ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu
quả làm việc của nhân viên sẽ không đủ điều kiện hoạt động.
● Điều đặc biệt, quy trình chế biến thực phẩm, phục vụ bữa ăn cho nhân
viên được thực hiện và kiểm soát với tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt.
Những nguyên tắc trên không lạ đối với một số tập đoàn lớn trên thế giới, tuy
nhiên, để thực hiện nó một cách nghiêm túc và xuyên suốt không phải là điều dễ dàng.
Tuy nhiên, Nestlé đã làm được điều này với những nguyên tắc riêng để duy trì sự phát
triển ổn định của tập đoàn trong suốt nhiều năm.

 Phát triển sự nghiệp cho nhân viên:
Trong một tổ chức có cấu trúc phẳng như Nestlé, cách phát triển sự nghiệp theo
chiều dọc (theo cấp bậc) được bổ sung và dần thay thế bởi sự phát triển theo chiều
rộng, thúc đẩy bằng việc gặt hái thêm nhiều kỹ năng mới. Với quy mô của một Tập
đoàn toàn cầu, Nestlé mang đến cho nhân viên cơ hội phát triển tài năng đến mức tối
đa, nhờ vào mạng lưới hoạt động không biên giới. Ngoài các kỹ năng và hiểu biết
chuyên môn, năng lực và sự mong muốn áp dụng các nguyên tắc của công ty cũng là
tiêu chí chính để nhân viên thăng tiến, bất kể nguồn gốc, quốc tịch, tôn giáo, sắc tộc,

giới tính hoặc độ tuổi.
Như vậy việc truyền thông mạnh mẽ các hoạt động nội bộ ra ngoài vừa giúp gia
tăng sức hấp dẫn THNTD Nestlé vừa giúp củng cố niềm tự hào của nhân viên hiện tại.

 Tạo ra giá trị hướng tới cộng đồng
14


Nestlé tạo ấn tượng với ứng viên bằng những giá trị họ mang lại cho cộng đồng đặc
biệt là sinh viên khi bổ sung cho họ những kỹ năng làm việc thực tế.
Nestlé tạo liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp

(Nguồn: Website chính thức của Nestlé />Nhằm giúp các sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng được những yêu cầu khắt
khe từ các nhà tuyển dụng về kỹ năng và kiến thức thực tế trong công việc, Nestlé Việt
Nam đã phối hợp cùng trường Đại học Công Nghiệp và Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
Tp.Hồ Chí Minh tổ chức chương trình “Cùng nhau vun đắp hạt mầm tài năng Việt
2014”.
Chương trình đầu tiên đã diễn ra trong vòng 4 tháng với tổng cộng 45 khóa đào
tạo trong gần 300 giờ, thu hút gần 400 sinh viên bao gồm các khóa đào tạo miễn phí
hàng tuần về kỹ năng mềm như thuyết trình, giải quyết vấn đề, các bí quyết chinh
phục nhà tuyển dụng…để giúp sinh viên có thêm kiến thức chuyên môn và kinh
nghiệm thực tiễn. Trong khuôn khổ chương trình các sinh viên có buổi thăm quan nhà
máy Nestlé, nơi các nhà quản lý và chuyên gia nhiều kinh nghiệm của Nestlé sẽ chia
sẻ thêm về những thách thức kinh doanh thực tiễn, bổ sung thêm kiến thức về môi
trường kinh doanh cho các bạn sinh viên.
Bà Trương Bích Đào, Giám Đốc Nhân Sự công ty Nestlé Việt Nam chia sẻ:
“Để bổ sung kỹ năng làm việc thực tế cho sinh viên, chúng tôi cho rằng cách tốt nhất
là liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận
môi trường thực tế. Chúng tôi đem lại cho các bạn sinh viên cơ hội thực hành để tự
15



hoàn thiện bản thân và từ đó nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với năng lực
và chuyên môn đã học trong trường đại học nhằm phát triển sự nghiệp tương lai một
cách tốt nhất”
Trong nhiều năm qua, Nestlé tổ chức nhiều hoạt động với mục đích tạo cơ hội
việc làm cho các sinh viên mới ra trường như chương trình Hội chợ việc làm (Job
Fair), hay chương trình Quản trị viên tập sự (Management Trainee), chương trình thực
tập sinh (Internship). Hằng năm nhiều sinh viên tốt nghiệp xuất sắc tại các trường Đại
học đã nhận được cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp tại Nestlé Việt Nam.
Nestlé chia sẻ những bí quyết tìm việc và phỏng vấn thành công cho mọi người trên
chính Website của công ty

(Nguồn: Website chính thức của Nestlé />3. Truyền bá thương hiệu bằng hình ảnh của Nestlé
Lê Thị Hoàng Yến (giám đốc truyền thông) : “Môi trường số hóa ở Việt Nam
phát triển khá nhanh, khiến cho cách thức marketing thay đổi một cách chóng mặt.
Đây là vấn đề hoàn toàn mới, chúng tôi xác định “vừa làm, vừa học”. Hiện nay, hầu
16


như các thương hiệu của Nestlé đều có các chương trình chạy trên digital do phần lớn
dân số Việt Nam là người trẻ, nắm bắt công nghệ nhanh. Nếu chúng tôi không sử dụng
công nghệ, làm sao tương tác với người dùng? Đến giờ, khi Nestlé Việt Nam làm việc
với các công ty công nghệ như Google, Facebook, chúng tôi đưa ra nguyên tắc là: cái
gì mới ra đầu tiên, hãy cho chúng tôi thử nghiệm. So với ngày đầu, cơ cấu ngân sách
cho các kênh mới thay đổi rất nhiều vì đầu tư phải đi theo thị trường. Mức độ sử dụng
Internet tại Việt Nam năm 2013 là 24%, năm 2018 lên tới 70%”.
Một số hình ảnh về các hoạt động của Nestlé trên website chính thức
/>
17



18


4. Xây dựng trang tuyển dụng (website, mạng xã hội,…..)
Để tìm kiếm và truyền tải thông tin tuyển dụng tới các ứng viên nhanh và thuận tiện
nhất, Nestlé đã hợp tác với Google, Youtube, Facebook,...và lập ra các trang tuyển
dụng của riêng công ty:
- Website tuyển dụng của Nestlé: />- Fanpage của Nestlé: />- Trang Nestlé Việt Nam youtube: />- Website nghề nghiệp của Nestlé: />Bên cạnh đó, Nestlé cũng hợp tác với các trang tuyển dụng khác như
VietNamWork, Timviec24h, Jobstreet...và kênh thông tin của các trường đại học, cao
đẳng để tìm kiếm được lượng lớn ứng viên với năng lực chuyên môn và kỹ năng
phong phú.
Như vậy không chỉ đảm bảo tìm được ứng viên đạt yêu cầu nhanh nhất, xây
dựng trang tuyển dụng còn giúp Nestlé có một lượng thông tin ứng viên khổng lồ
thuận tiện cho hoạt động tuyển dụng sau đó, tối ưu hóa chi phí và quảng bá mạnh mẽ
hơn hình ảnh về công ty.
5. Tạo sự công nhận từ cộng đồng
Với sứ mệnh nâng cao chất lượng cuộc sống, Nestlé mong muốn tạo ra một thế
giới tốt đẹp và khỏe mạnh hơn. Để hiện thực hóa sứ mệnh và truyền cảm hứng cho
mọi người, Nestlé không chỉ nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm mới có nguồn gốc
thiên nhiên, tốt cho sức khỏe để dành cho khách hàng mà còn tổ chức nhiều hoạt động
xã hội với phương châm “Sống vui khỏe” thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể
thao học đường được cộng đồng đón nhận cụ thể là hoạt động thể thao của MILO Giải bóng đá Hội Khỏe Phù Đổng, Giải bóng rổ,...

19


Hình ảnh về hoạt động thể thao của MILO tại trường tiểu học năm 2017


(Nguồn: Báo trực tuyến)
Bên cạnh mục tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận
Nestlé vẫn đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, tuân thủ các chính sách pháp luật giữ
gìn hình ảnh một doanh nghiệp trung thực, bền vững, khẳng định niềm tin của khách
hàng

(Nguồn: Website chính thức của Nestlé />
20


Sứ mệnh của Nestlé không chỉ hướng tới khách hàng mà còn mang hình ảnh về
trách nhiệm của công ty với chính nhân viên của mình. Nestlé quan tâm tới đời sống
của nhân viên không chỉ về lương, phúc lợi đảm bảo nhu cầu sống mà còn hướng họ
tới một cuộc sống hạnh phúc.

21


6. Xây dựng bản mô tả công việc
Trên Website, Nestlé luôn cập nhật các mô tả công việc cụ thể cho từng vị trí đảm bảo
ứng viên có được thông tin nhanh và cụ thể nhất về các vị trí đang và đã hết hạn tuyển
dụng.
Cập nhật bản JD cho vị trí Nhân viên bán hàng phát triển kinh doanh trên trang
Nestlécareer.com

7. Tối ưu hóa trải nghiệm ứng viên
Hiện nay Nestlé đã tối ưu hóa các vòng tuyển dụng để tăng trải nghiệm của ứng viên,
tăng tính kết nối giữa ứng viên với Nhà tuyển dụng.
VD trong một chương trình tuyển dụng cho vị trí Nestlé Management Trainee:
-


Đơn giản hóa quá trình ứng tuyển: để làm được điều này thì các bước về xây
dựng JD, xây dựng trang tuyển dụng phải được đảm bảo.

-

Phản hồi thông tin nhanh chóng theo từng bước tuyển dụng: VD gửi email phản
hồi ngay sau khi tiếp nhận được Hồ sơ ứng tuyển

-

Cần cẩn trọng với các email, thông báo từ chối và phỏng vấn không thành công
của ứng viên

 Vòng 1: Nộp hồ sơ:
Ứng viên có các cách thức ứng tuyển khác nhau phù hợp với bản thân như ứng tuyển
online theo link dẫn, ứng tuyển online bằng cách nộp CV theo địa chỉ email hoặc cũng
có thể nộp trực tiếp theo địa chỉ cho sẵn.
22


Sau khi tiếp nhận được Hồ sơ ứng tuyển của ứng viên, trong vòng 24h sẽ phản hồi đến
cả 02 nhóm thông qua và không thông qua phần duyệt CV của người ứng tuyển.

 Vòng 2: IQ Test
Thay vì việc các bạn làm bài test online như những công ty khác tuyển dụng, Nestle
tuyển dụng có một chút khác biệt, các bạn sẽ được bộ phận tuyển dụng gọi đến trụ sở
văn phòng công ty và làm bài test tập trung với các ca thi khác nhau vào các khung giờ
trong ngày được chia ra một cách hợp lý (Một ngày chia ra nhiều ca thi, mỗi ca
khoảng 300 người). Các bạn sẽ được hẹn đến đúng lịch, đúng thời gian làm bài thi để

có thể hoàn thành bài test của mình sau khi hồ sơ của các bạn đã được duyệt.
Bài kiểm tra gồm 35 câu, gồm đọc hiểu tiếng Anh, tính toán logic và kiến thức xã hội.
Sau khi làm xong, bài thi sẽ được chấm và công bố kết quả luôn. Nếu qua, bạn sẽ tiếp
tục ở lại để làm bài thi tiếng Anh.
Phần thi tiếng Anh là viết luận (essay). Đề bài thường là nêu suy nghĩ về một quan
điểm, câu nói nổi tiếng. Mẹo làm bài chính là không sai chính tả, độ dài vừa phải, và
triển khai ý tưởng rành mạch.

 Vòng 3: Phỏng vấn
Trong email thông báo vòng này, bạn cũng sẽ nhận được luôn yêu cầu đề bài. Nội
dung là tự trình bày về bản thân, định hướng nghề nghiệp, sau đó sẽ được HR hỏi kỹ
hơn.
Nestlé rất tôn trọng các giá trị về gia đình, vậy nên mới đầu sẽ có một số câu hỏi đại
loại như: Trong gia đình ai là người có sức ảnh hưởng đến bạn nhất? Bạn nghĩ sao nếu
phải thường xuyên đi làm về nhà lúc 7-8h tối? Nếu bạn nhận được vị trí tương tự ở
công ty khác đồng thời với Nestlé, bạn sẽ quyết định thế nào?… Sau đó mới đến phần
đã chuẩn bị và một số câu hỏi khác.

 Vòng 4: Làm việc nhóm
Sau khi công ty nestle đã chọn được 64 ứng viên đáp ứng được yêu cầu thì sẽ tiến
hành để chia thành 8 nhóm với các chuyên ngành từ HR, Marketing, Công nghệ,
Finance, Supply Chain…
Lịch trình thực hiện trong vòng 3 ngày, mỗi ngày sẽ lặp lại những việc như sau: Sáng
thì đào tạo còn chiều thực hiện một số thử thách nhỏ. Sẽ có “thử thách lớn” được giao

23


ngay ngày đầu tiên, và các nhóm sẽ phải thực hiện bài thuyết trình để giải nó vào ngày
cuối cùng. Hội đồng giám khảo là các lãnh đạo cấp cao.

Mỗi nhóm sẽ có quan sát viên và đánh giá xem ai có khả năng phát huy khả năng
trong quá trình làm việc nhóm với các yêu cầu được đưa ra từ ban tổ chức và tuyển
dụng.

 Vòng 5: Phỏng vấn vòng cuối cùng
Vòng phỏng vấn này được thực hiện sau khi ứng viên kết thúc 3 ngày thử thách làm
việc nhóm. Được các lãnh đạo cấp cao trực tiếp phỏng vấn và với những câu hỏi bằng
tiếng nước ngoài, vì thế các bạn phải là người có khả năng về tiếng anh thì mới có thể
nắm được phần thành công ở vòng này.
8. Kêu gọi sự chia sẻ từ nhân viên
Hầu hết những nhân viên đã từng làm việc tại Nestlé Việt Nam đều cho biết họ rất tự
hào khi có thể phát triển bản thân tại một môi trường tốt như Nestlé và luôn sẵn sàng
giới thiệu cơ hội làm việc tại công ty đến bạn bè, người thân của mình.
Chia sẻ của nhân viên Nestlé lên trang cộng đồng tìm việc Nestlé của Anphabe.com

(Nguồn: Trang tuyển dụng Nestlé-Anphabe.com)
9. Đánh giá và đo lường (đo lường để quản lý thương hiệu)
10. Tổng kết.
Nhìn chung các đánh giá tích cực về Nestlé đều liên quan đến danh tiếng, văn
hóa công ty, điều kiện làm việc, cơ hội học hỏi và phát triển trong dài hạn… Hầu hết
những nhân viên đã từng làm việc tại Nestlé Việt Nam đều cho biết họ rất tự hào khi
24


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×