Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

TÀI LIỆU tái XUẤT KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.84 KB, 3 trang )

/>1. TÁI XUẤT KHẨU (Re-Exportation)
1.1. Khái niệm
Tái xuất khẩu là xuất khẩu những hàng hóa đã nhập khẩu sang nước thứ
ba, trong đó doanh nghiệp tái xuất kí hợp đồng nhập khẩu và xuất khẩu.
Mục tiêu là thu về lượng ngoại tệ lớn hơn vốn nhập khẩu ban đầu.
1.2. Đặc điểm:
Cơ sở pháp lý của hình thức tạm nhập tái xuất khẩu: Gồm 2 hợp đồng
riêng biệt
+ Hợp đồng mua hàng (do doanh nghiệp tái xuất ký với doanh nghiệp
nước xuất khẩu)
+ Hợp đồng bán hàng ( do doanh nghiệp tái xuất ký với doanh nghiệp
nước nhập khẩu)
1.3. Ưu điểm:
+ Cho phép DN thự hiện đầu cơ hàng để hửơng chênh lệch giá quốc tế
( Khi muarẻ, khi bán đắt)
+ Mua giá rẻ, sau đó phân nhỏ hàng để xuất bán cho nhiều khách hàng ở
các nướcvới giá cao.
+ Tăng thu ngoại tệ cho doanh nghiệp.
+ Tạo sự cân bằng trong cán cân thương mại quốc tế giữ hai nước. tránh
đựợcchiến trnah thương mại và không dẫn tới nhập siêu, hoặc với hình
thức tạm nhập tái xuấtcho phép giải quyết các trừong hợp hàng của nước
này không có nhu cầu tại nước kiatrong khi 2 nước lại mong muốn có
mối quan hệ thương mại với nhau.
1.4. Nhược điểm
+ Các thủ tục nhập xuất khá phức tạp.
+ Tốn chi phí cho việc tìm kiếm nguyên liệu rẻ.
+ Giữ bí mật kinh doanh quốc tế, không cho người xuất khẩu biết sẽ bán
cho ai,đưa tới đâu (vì nhập khẩu về Việt nam) và không cho người mua
biết hàng hóa từ đâu đến.
1.5. Điều kiện áp dụng:
+ DN hiểu biết luật lệ, chính sách của quốc gia nhập xuất.


+ DN có khả năng tìm kiếm nguồn nguyên liệu rẻ, khả năng vốn
cho việc mua sỉ bán lẻ
Theo chi tiết ban hành Luật Thương mại Việt nam: Nghị định
12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 nêu rõ:
+ DN có thể tạm nhập tái xuất khẩu các mặt hàng cấm XK hoặc tạm
ngưng XK nhưng DN phải có giấy phép của Bộ thưong mại.
+ Hàng hóa tạm nhập tái XK được lưu lại Việt nam không quá 120 ngày,
kể từngày hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu.


+ Về ngành hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, thương nhân Việt Nam
được kinhdoanh tạm nhập tái xuất hàng hoá phù hợp với ngành hàng ghi
trong Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh. Đối với hàng cấm xuất khẩu,
nhập khẩu và xăng dầu (trừ dầu nhờn) phải được sự chấp thuận của Bộ
Thương mại.
+ Trường hợp cần gia hạn thêm, thương nhân có văn bản gửi Cục Hải
quan tỉnh,thành phố nơi làm thủ tục nhập khẩu để giải quyết. Mỗi lần gia
hạn không quá 30 ngày vàkhông quá 3 lần gia hạn cho mỗi lô hàng.
+Hàng tạm nhập tái xuất phải làm thủ tục tại hải quan cửa khẩu quốc tế,
cửa khẩuđược Chính phủ cho phép nơi có tổ chức hải quan và phải chịu
sự giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi thực xuất ra khỏi Việt Nam.
+Phương thức thanh toán tiền mua bán hàng hoá tạm nhập tái xuất phải
thực hiệntheo quy định của Ngân hàng Nhà nước như đối với thanh toán
tiền hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu.
+Hồ sơ, thủ tục hải quan, thực hiện như đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩuthông thường khác
hai phương thức nhập khẩu rồi sau đó xuất khẩu mà mọi người thường
hay bị nhần lần đó là " Tạm nhập tái xuất - Temporary import and reexport " và " Chuyển khẩu - Transit" là khác nhau nhé.
Theo quyết định số 1311/1998/QĐ-BTM của bộ Thương mại ngày
31/10/1998 nói rõ thế nào là tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu như sau :

I. TẠM NHẬP TÁI XUẤT
Tạm nhập tái xuất được quy định trong Quy chế này là việc thương nhân
Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác, có làm thủ
tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính
hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp
đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất
khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương
nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp
đồng bán hàng.
II. CHUYỂN KHẨU
Chuyển khẩu được quy định trong Quy chế này là việc thương nhân Việt
Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác mà không làm
thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi
Việt Nam.
Phương thức chuyển khẩu được thực hiện dưới các hình thức:


- Hàng hoá được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập
khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.
- Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có
quan cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt
Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
- Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có
qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục
nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam.
Chuyển khẩu được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng
mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu
và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân

nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng
bán hàng.
Nếu căn cứ như qui định trên thì hàng của công ty bạn mua về rồi sau đó
lại bán cho thương nhân khác ở ngoài Việt Nam sẽ thuộc diện " hàng tạm
nhập tái xuất".



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×