Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa công sở tại UBND huyện Thạch Thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.53 KB, 52 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây chính là bài nghiên cứu do chính tôi thực hiện, là
thành quả thực sự từ công sức nghiên cứu của bản thân tôi qua quá trình quan
sát, tìm tòi, công tác văn hóa công sở .


LỜI CẢM ƠN
Không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp
đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Quản
trị Văn phòng - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm huyết
của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Không thể không tránh khỏi những thiếu sót một số vấn đề nhất định em
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy cô để kiến
thức của mình trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CB,CC,VC

Cán bộ, công chức,
viên chức

UBND

Ủy ban nhân dân

MỞ ĐẦU




1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa đó là cái cân bằng khi xã hội có nhiều nguy cơ biến động, hoặc
có thể hiểu rằng, mọi vật chất có thể mất đi nhưng cái còn đọng lại đó chính là
văn hóa. Bất kể quốc gia nào, tổ chức nào, giáo phái nào muốn trường tồn thì
phải có văn hóa riêng, văn hóa công sở của cơ quan, doanh nghiệp cũng không
nằm ngoài quy luật đó. Theo đó thực trạng văn hóa công sở có mức độ ảnh
hưởng tới sự phát triển của cơ quan, doanh nghiệp bởi đôi khi thực trạng văn
hóa công sở sẽ trở thành một tập tục, một thói quen của cơ quan.
Văn hóa công sở hiện này tại các cơ quan hành chính Nhà nước đang
được các cấp, ban ngành quan tâm và chú trọng. Không chỉ vì lý do đem lại kết
quả trong hoạt động, mà qua việc thực hiện các quy định về văn hóa công sở,
các cơ quan hành chính Nhà nước ngày càng tạo được thiện cảm tốt của người
dân khi tới làm việc, tạo được bầu không khí làm việc hăng hái nhiệt tình của
cán bộ, công chức, viên chức.
Văn hóa công sở mang lại lợi thế vô cùng quan trọng. Thiếu cơ sở vật
chất có thể tăng cường bằng nguồn tài chính, thiếu nhân lực có thể tuyển dụng
thêm, nhưng lại không thể mua được sự mua được sự cống hiến, lòng tận tụy
của CB, CC, VC trong cơ quan, không thể mua được hình ảnh đẹp của cơ quan.
Vì vậy xây dựng và phát triển văn hóa công sở đã trở thành một xu hướng chiến
lược và quan trọng trong công cuộc cải cách nền hành chính trong các cơ quan
hành chính nhà nước hiện nay.
Tuy nhiên văn hóa công sở không phải là một công sở có đầy đủ những
thiết bị, vật dụng hiện đại, lại càng không phải là một trụ sở được xây dựng
hoành tráng... mà văn hóa công sở chính là hành vi ứng xử hàng ngày của những
cán bộ, công chức, viên chức trong các mối tương tác để công việc được trôi
chảy, thành công.
Đánh giá thực trạng văn hóa công sở ở Việt Nam hiện nay, ta thấy còn
mang tính tình cảm nhiều, mặc dù đã có công văn của chính phủ ban hành quy

chế văn hóa công sở ở tại cơ quan hành chính nhà nước nhưng vẫn chưa được
hiện thực hóa bằng thể chế và điều luật sao cho phù hợp và linh hoạt. Trong điều


kiện hội nhập, cạnh tranh văn hóa công sở càng trở nên quan trọng, cần phải
được chú trọng nhiều hơn nữa ở các công sở, cơ quan hành chính nhà nước và
các doanh nghiệp.
Hiện nay, nền kinh tế đang trên đà phát triển trong lúc sự giao lưu văn
hóa giữa các quốc gia ngày càng được đẩy manh thì văn hóa càng trở thành một
trong những trung tâm của sự chú ý mà đặc biệt là văn hóa công sở. Những năm
gàn đây Đảng và nhà nước không ngừng quan tâm đến vai trò của văn hóa nói
chung và văn hóa công sở nói riêng, đối với việc bồi dưỡng cán bộ, công chức
đồng thời phát huy nhân tố con người nhằm tiến tới mục tiêu “xây dựng một nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Chúng ta đang tiến hành xây phong
trào văn minh công sở. Đây là việc làm cần thiết để nâng cao năng lực và hiệu
quả hoạt động của nền hành chính quốc gia trong tiến tình hội nhập quốc tế.
UBND huyện Thạch Thất là một cơ quan hành chính Nhà nước vì vậy vấn đề
văn hóa công sở tại cơ quan phải được chú trọng và phát huy. UBND huyện
Thạch Thất cũng như các cơ quan khác phải không ngừng rèn luyện nâng cao
kiến thức tạo một môi trường văn minh, hiện đại để có thể đưa đất nước ta phát
triển.
Chính vì vậy tôi đã lựa chọn UBND huyện Thạch Thất để tìm hiểu thực
trạng văn hóa công sở tại đây để có thể đưa đến cái nhìn về văn hóa công sở tại
cơ quan hành chính Nhà nước.Tôi lựa chọn đề tài: “ Khảo sát, đánh giá thực
trạng văn hóa công sở tại UBND huyện Thạch Thất” để làm bài tập kết thúc học
phần môn Văn hóa công sở.
2. Lịch sử nghiên cứu
Một số tác giả ở Việt Nam đã bước đầu chú ý đến vấn đề văn hoá công sở,
như đề tài:
- Trần Ngọc Thêm, tác phẩm “Cơ sở văn hóa Việt Nam” Nxb.

Giáo dục 2011
- Trần Quốc Vượng tác phẩm “Cơ sở văn hóa Việt Nam” Nxb. giáo dục 2008


- Trần Hoàng, (2004), Văn hóa ứng xử công sở, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
- Trần Hoàng, Trần Việt Hoa, (2011), Kỹ năng thực hành văn hóa công sở, lễ tân
và nghi thức nhà nước ở cơ quan, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
Tại UBND huyện Thạch Thất chưa có đề tài nào nghiên cứu về văn hóa
công sở tại đây.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trước đây nhưng chưa có công trình
nghiên cứu cụ thể nào đề cập trực tiếp đến vấn đề này và cơ quan này. Nhưng
những tài liệu tham khảo trên là cơ sở tác giả triển khai đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Nghiên cứu thực trạng văn hóa công sở tại UBND huyện
Thạch Thất.
- Phạm vi: Tại UBND huyện Thạch Thất.
4. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
-

Mục đích: Khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa công sở tại UBND

-

huyện Thạch Thất.
Mục tiêu:

+ Mục tiêu thứ nhất là nghiên cứu về cở lý luận về văn hóa công sở
+ Mục tiêu thứ hai là làm rõ thực trạng văn hóa công sở tại UBND huyện
Thạch Thất.
+ Mục tiêu thứ ba là đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao

chất lượng văn hóa công sở tại UBND huyện Thạch Thất.
5.Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp biện chứng duy vật mà chủ yếu là phương pháp phân
tích - tổng hợp, phương pháp lịch sử - lôgíc.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần mục lục, đề tài
bao gồm 3 chương,
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa công sở và khái quát về UBND
huyện Thạch Thất
Chương 2: Thực trạng văn hóa công sở tại UBND huyện Thạch Thất.


Chương 3: Một số giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng văn hóa
công sở tại UBND huyện Thạch Thất


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ KHÁI QUÁT VỀ
UBND HUYỆN THẠCH THẤT
1.1.
1.1.1.

Cơ sở lý luận về văn hóa công sở
Các khái niệm cơ bản
∗ Khái niệm về văn hóa
- Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội.
-Văn hóa là một hệ thống các giá trị chân lý, chuẩn mực, mục tiêu mà con

người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tcas và hoạt dộng sáng
tạo. Nó được bảo tồn và chuyển hóa cho những thê hệ nối tiêp theo sau.

-Văn hoá là toàn bộ những hoat động sáng tạo và giá trị của nhân dân một
nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước. Văn hoá là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân
tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục
tập quán, lối sống và lao động.


Khái niệm công sở

Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến
hành một công việc chuyên ngành của nhà nước. Công sở là một tổ chức thực
hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo văn bản
để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà
nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao. Là
nơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của công dân . Do đó, công sở là một
bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà nước.
Là tổ chức của hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được
Nhà nước công nhận, bao gồm cán bộ, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm
theo quy chế công chức hoặc theo thể thức hợp đồng để thực hiện công vụ nhà
nước. Công sở có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức
do pháp luật quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc Nhà nước
hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng.



Khái niệm văn hóa công sở


Khi nói đến văn hóa công sở, mọi người đều hiểu ngay rằng, nó là một
phần của “văn hóa”. Trong một xã hội phát triển thì VHCS được đánh giá cao và

đặc biệt coi trọng. Bởi ngày nay, hầu hết chúng ta đều coi văn phòng công sở là
ngôi nhà thứ hai của mình. Làm thế nào để những người đồng nghiệp là đồng
chí thân thiện của nhau, để công sở trở thành môi trường tốt phát triển nhân cách
con người?
Văn hoá công sở là một dạng đặc thù, cơ bản của văn hoá tổ chức, là tập
hợp các triết lý, chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử của cơ quan đó, tạo nên sự
khác biệt giữa công sở này với công sở khác, giữa thành viên của công sở này
với thành viên của công sở khác.VHCS đang là mối quan tâm chính của nhiều
cán bộ, công chức hiện nay.
Theo đó, có thể hiểu rằng VHCS là toàn bộ những giá trị tạo nên nền nếp,
hiệu quả hoạt động của cơ quan, bao gồm những giá trị văn hóa vật thể (cơ sở
vật chất, môi trường làm việc ở công sở, trang phục, phù hiệu của công chức
làm việc tại công sở...) và văn hóa phi vật thể (văn hóa ứng xử, giao tiếp, văn
hóa lãnh đạo, văn hóa nghe và trả lời điện thoại...). VHCS có thể được hiểu là
những quy tắc, các chuẩn mực ứng xử của các cán bộ, công chức với nhau và
với các công dân tới cơ quan hành chính, nhằm phát huy tối đa năng lực của
những người giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc tại công sở. Khi
văn hóa công sở của cán bộ, công chức được nâng cao thì nấc thang văn hóa ứng
xử của công dân đến công sở làm việc cũng sẽ cao hơn.
Vì vậy, VHCS là một dạng đặc thù của văn hóa xã hội bao gồm tổng thể
các giá trị, chuẩn mực, cách hành xử trong hoạt động công sở mà các thành
viên trong trong công sở cùng tiếp nhận để ứng xử với nhau trong nội bộ công
sở và phục vụ cộng đồng với sự tác động của hệ thống quan hệ thứ bậc mang
tính quyền lực và tính xã hội.
1.1.2 Khái niệm công sở hành chính nhà nước
- Là tổ chức của hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được
Nhà nước công nhận, bao gồm CB, CCđược tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy chế
công chức hoặc theo thể thức hợp đồng để thực hiện công vụ nhà nước. Công sở



hành chính nhà nước có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ
chức do pháp luật quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc.
1.1.3 Vai trò của văn hóa công sở


Văn hóa công sở tạo điều kiện cho các bên tham gia vào quan hệ hành
chính ở công sở thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
- Văn hóa công sở thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân thông

qua quá trình giao tiếp hành chính góp phần hình thành nên những chuẩn mực,
giá trị văn hóa mà cả hai bên cùng tham gia vào. Mối quan hệ ứng xử giữa người
dân với CB, CC, VC và giữa các thành viên trong công sở với nhau phải được
cân bằng bằng cán cân của hệ thống giá trị văn hóa.
- Văn hóa công sở giúp cho CB, CC, VC và người dân biết phương
hướng, giúp họ nhanh chóng nắm bắt được cách thức thực hiện công việc của
các bên và giúp công việc được thực hiện nhanh chóng do có sự hợp nhất từ hai
phía đó là người dân và CB, CC, VC.
- Giữa những chuẩn mực về văn hóa công sở, các CB, CC, VC làm việc
tại công sở và công dân có điều kiện tự chấn chỉnh các hành vi, thái độ, tác
phong làm việc và đồng thời cũng hiểu rõ được trách nhiệm của bản thân mình
đối với nhà nước với nhân dân.


Văn hóa công sở là điều kiện phát triển tinh thần và nhân cách cho con
người.
- Khả năng gây ảnh hưởng, để người khác chấp nhận giá trị của mình là

một nghệ thuật. Nhờ có văn hóa con người có thể hưởng thụ những giá trị vật
chất và tinh thần như ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ, lòng tự trọng...Từ đó phát
triển tinh thần và nhân cách của mỗi CB, CC, VC góp phần vào sự phát triển, cải

cách hành chính công.
- Sống và làm việc tại môi trường công sở không hề đơn giản chỉ là làm
những công việc đã được phân công phụ trách, mà còn là việc đối nhân xử thế
giữa những con người trong công sở với nhau giống như một xã hội thu nhỏ.Vì
thế để tồn tại tốt nhất trong môi trường công sở,và vươn lên một cách toàn diện
thì cần phải tuân thủ và làm tốt những chuẩn mực trong văn hóa công sở. Người
thực hiện tốt văn hóa công sở chính là những người thông minh, nhanh nhạy và


khôn khéo, cũng là người có kỷ luật cao, ý thức được tầm quan trọng của công
việc và văn hóa công sở. Ngược lại những ai còn thể hiện cái tôi của mình quá
đà, làm việc và hành xử chưa có khuôn phép trong môi trường công sở thì cũng
chính văn hóa công sở giúp họ phát triển hơn về mặt tinh thần và nhân cách của
họ.
- Sống để làm vừa lòng tất cả mọi người trong môi trường làm việc và xã
hội không hề dễ dàng ngược lại rất khó khăn, chắc chắn ai cũng muốn mình trở
thành một phần không thể thiếu của xã hội, của cuộc sống. Chính những chuẩn
mực về văn hóa sẽ giúp con người ngày càng hoàn thiện, trở thành những công
dân có ích và mẫu mực. Tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện tốt được những
chuẩn mực trong công sở, trong cuộc sống.


Văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện cho con người.
- Giá trị là cái tồn tại, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của công sở. Giá

trị của văn hóa cũng gắn bó với các quan hệ trong công sở:
+ Giá trị thiết lập một bầu không khí tin cậy trong công sở;
+ Sự tự nguyện phấn đấu, cống hiến cho công việc;
+ Chia sẻ các giá trị giúp con người cảm thấy yên tâm và an toàn hơn;
+ Biết được giá trị trong văn hóa ứng xử thì CB, CC, VC tránh được hành

vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch trong giao tiếp hành chính với người dân;
+ Các giá trị làm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các quy định nhưng
vẫn đảm bảo đúng chính sách của nhà nước, của pháp luật làm cho hoạt động
công sở thuận lợi hơn.
-Văn hóa chính là yếu tố tác động toàn diện và lâu dài của sự phát triển
của xã hội loài người, văn hóa công sở chính là yếu tố tác động mạnh mẽ và toàn
diện đến sự phát triển của những con người làm việc trong công sở. Chính vì thế
văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện cho con người, tuy chỉ áp dụng trong
môi trường công sở nhưng sức ảnh hưởng của văn hóa công sở lại không chỉ
dừng lại ở môi trường công sở, không chỉ áp dụng khi làm việc tại công sở mà
những giá trị của nó còn tồn tại và vận hành cả trong cuộc sống thường ngày của
những con người làm việc tại công sở này.


- Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng trang phục sao cho đúng, sao cho lịch
sự mà văn hóa công sở còn đem đến cho những con người làm việc trong công
sở những chuẩn mực về cách ứng xử giữa những thành viên trong cơ quan tổ
chức, tác phong làm việc và còn là thái độ và trách nhiệm của chính họ đối với
công việc, với cơ quan, tổ chức mà họ đang phục vụ.
=> Tất cả những điều này đều mang đến những giá trị vô cùng lớn trong
cuộc sống của chính những người thực hiện văn hóa công sở.


Văn hóa công sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển con người.
-Việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa công sở không chỉ là nhiệm vụ

của mỗi cơ quan, tổ chức mà còn là nhiệm vụ của mỗi CB, CC, VC đối với công
việc của mình ở các vị trí, cương vị khác nhau trong thực thi công vụ và cung
cấp dịch vụ công.
- Trong hoạt động của công sở, quan hệ ứng xử và môi trường chính trị hành chính mang đậm màu sắc văn hóa nhân bản, nhân ái, nhân mỹ là sự kết nối

những giá trị truyền thống đến hiện đại. Con người không ngừng học tập, sáng
tạo để tiếp thu những tri thức mới của nhân loại.
-Thực tế đã chững minh không thể coi nhẹ nhân tố con người trong sự
phát triển của các cơ quan, công sở. Nói đến con người chính là nói đến văn hóa,
vì toàn bộ những giá trị văn hóa làm nên những phẩm chất, năng lực và tinh thần
của con người. Vận dụng các yếu tố văn hóa trong việc thúc đẩy mọi hoạt động
của công sở như xây dựng hệ thống thi đua – khen thưởng công bằng, minh
bạch, tạo ra bầu không khí làm việc phát huy tối đa sự sáng tạo, cống hiến của
CB, CC, VC tạo động lực làm việc hăng say... sẽ kích thích, loại bỏ được sức ỳ
trong công việc.
- Yếu tố văn hóa xuất hiện trong văn hóa xuất phát từ chính vai trò công
sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bộ máy hành chính. Một công
sở chỉ làm tròn nhiệm vụ và chức năng của nó khi tạo dựng một mối quan hệ tốt
giữa CB, CC, VC trong công việc, các chuẩn mực ứng xử, các nghi thức tiếp
xúc hành chính, ý thức chấp hành kỷ luật trong và ngoài cơ quan.


Văn hóa công sở đóng vai trò là mục tiêu để phát triển của công sở.


- Khi thế giới ngày một phát triển, công nghệ hiện đại thay thế những cái
truyền thống, thì văn hóa vẫn là yếu tố còn tồn tại mãi với thời gian và vẫn tiếp
tục cùng với thời gian làm nên những lịch sự mới, văn hóa công sở tồn tại ở tất
cả mọi cơ quan hành chính trên toàn thế giới, có điều ta có thể thấy rõ ràng có
những nơi văn hóa công sở rất được chú trọng ngày càng có nhiều bước phát
triển, trong khi đó lại có những quốc gia chưa thực sự chú trọng tới việc đầu tư
phát triển cho một nền văn hóa công sở.
- Thực tế chứng minh rằng đầu tư cho việc phát triển văn hóa công sở là
sự đầu tư không bao giờ thua lỗ, đó là một sự đầu tư thông minh và đi trước thời
đại bởi văn hóa không bao giờ mất đi, văn hóa công sở chính là nhân tố quan

trọng đem đến một nền hành chính vững mạnh và làm nên sự phát triển của bộ
máy nhà nước. Do đó văn hóa công sở chính là một trong những mục tiêu quan
trọng để phát triển công sở.
=>Yếu tố văn hóa xuất hiện trong công sở xuất phát từ chính vai trò của
công sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bộ máy hành chính. Một
công sở chỉ làm tròn nhiệm vụ và chức năng của nó khi tạo dựng được mối quan
hệ tốt giữa CB, CC, VC trong công việc, các chuẩn mực ứng xử, các nghi thức
tiếp xúc hành chính, ý thức chấp hành kỷ luật trong và ngoài cơ quan.
1.1.4 Yếu tố cấu thành lên văn hóa công sở
- Chế độ chính sách;
- Nội quy, quy chế;
-Phong cách làm việc của lãnh đạo;
- Phong cách làm việc của nhân viên trong công sở;
-Môi trường làm việc;
- Văn hóa giao tiếp và ứng xử.
1.2.Khái quát về UBND huyện Thạch Thất
1.2.1.Lịch sử hình thành UBND huyện Thạch Thất
Thạch Thất là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Tây, từ ngày 01
tháng 8 năm 2008 Hà Tây đã chuyển nhập vào địa phận Thành phố Hà Nội, cách
trung tâm thành phố khoảng 30km. Là huyện có vị trí địa lý chiến lược trong sự


phát triển kinh tế của thành phố nên Thạch Thất được nhiều sự quan tâm phát
triển của Nhà nước. Có rất nhiều các dự án lớn của Trung ương, thành phố được
xây dựng trên địa bàn như: Khu công nghệ cao hòa lạc, Khu công nghiệp Bắc
Phú Cát, dự án cải tạo và mở rộng đường Láng Hòa Lạc….Với những điều kiện
thuận lợi này Thạch Thất đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, phấn đấu đền năm
2010 huyện Thạch Thất cơ bản trở thành huyện công nghiệp.
*Hình ảnh của UBND huyện Thạch Thất: [ phụ lục 01]
Hệ thống cơ cấu tổ chức hoàn thiện như ngày nay huyện Thạch Thất đã trải qua

một quá trình phát triển lâu dài, được đánh dấu bằng sự kiện ngày 18/8/1945
huyện Thạch Thất được giải phóng hoàn toàn khỏi ách thực dân.
Từ ngày 18/8/1945 đến 6/01/1946: UBND huyện được gọi là Ủy ban
nhân dân cách mạng lâm thời gồm 7 đồng chí trong đó có một đồng chí Chủ
tịch, 2 Phó chủ tịch, 4 ủy viên.
Từ ngày 6/01/1946 đến năm 1947: Đổi thành Ủy ban Hành chính, lúc
này cấp huyện chưa có HĐND và cũng có 7 đồng chí.
Từ năm 1947 đến năm 1954: Từ Ủy ban hành chính đổi thành Ủy
ban kháng chiến Hành chính huyện Thạch Thất để phù hợp với hoàn cảnh cả
nước ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân. Lúc này Ủy ban kháng
chiến hành chính có 9 đồng chí trong đó có 1 Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch, 6 Ủy
viên.
Từ năm 1955 đến 1960: Ngay sau năm 1954 đã diễn ra cuộc chỉnh
đốn chính quyền cấp huyện, cũng có nghĩa là miền Bắc hoàn toàn được giải
phóng thì Ủy ban kháng chiến Hành chính đổi thành Ủy ban hành chính và chỉ
còn 5 đồng chí.
Từ năm 1961 đến nay: Cấp huyện bắt đầu có HĐND từ đây đều tiến
hành bầu cử ra HĐND (khóa I) vẫn lấy tên là Ủy ban Hành chính gồm 8 đồng
chí nhưng đến HĐND khóa IX thì bắt đầu lấy tên UBND huyện Thạch Thất.
1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND
huyện Thạch Thất
*Chức năng:


UBND huyện Thạch Thất nhiệm kỳ 2004-2009 do HĐND huyện
Thạch Thất khóa XVII bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương, chịu sự lãnh đạo toàn diện của Huyện ủy, sự chỉ
đạo, lãnh đạo thống nhất của UBND tỉnh. Tổ chức, chỉ đạo việc thi hành Hiến
pháp, Luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của
HĐND huyện, chỉ đạo hoạt động của các xã, thị trấn trong phạm vi nhiệm vụ,

quyền hạn do pháp luật quy định. UBND ra Quyết định, Chỉ thị, các văn bản
quản lý Nhà nước theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành
các văn bản đó.
*Nhiệm vụ - quyền hạn:
Căn cứ vào mục 2, chương IV Luật Tổ chức HĐND – UBND ( sửa
đổi) được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 thì UBND huyện
Thạch Thất có những nhiệm, quyền hành cụ thể như sau:
Trong lĩnh vực kinh tế: + Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
hàng năm trình HĐND cùng cấp thông qua để trình UBND cấp tỉnh phê duyệt,
tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó.
+ Lập dự toán ngân sách Nhà nước trên địa bàn,
dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân
sách cấp mình, quyết toán ngân sách địa phương, lập dự toán điều chỉnh
ngân sách địa phương.
Trong lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp, thủy lợi và đất đai: Xưng
dựng, trình HĐND cùng cấp thông qua chương trình khuyến khích phát triển
nông-lâm-ngư nghiệp ở địa phương và tổ chức thực hiện các chương trình đó.
Hay thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với các cá nhân và gia đình,
giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định pháp luật…
Trong lĩnh vực Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp: Tham gia với
UBND tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện. Xây dựng phát triển các sở công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở các xã, thị trấn. Phát triển các làng nghề
truyền thống có giá trị kinh tế.


Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải: Quản lý, khai thác, sử
dụng, các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ sở theo sự phân cấp. Quản
lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp luật
về xây dựng và tổ chức việc thực hiện các chính sách về nhà ở, quản lý đất ở..

Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch: Xây dựng phát triển
mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra việc chấp hành quy định Nhà
nước về hoạt động này trên địa bàn huyện. Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc
về an toàn và vệ sinh trong hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch trên địa bàn.
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa-xã hội, thông tin, thể dục thể
thao: Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hóa, giáo dục, thông tin,
thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện. Tổ chức kiểm tra việc thực
hiện quy định của pháp luật về phổ cập giáo dục, quản lý các trường mầm
non,tiểu học, THCS, THPT. Thực hiện kế hoạch phát triển y tế, quản lý trung
tâm trạm y tế, bảo vệ sức khỏe nhân dân..
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội: Tổ chức
đăng kí, khám tuyển nghĩa vụ quân sự, quyết định việc nhập ngũ, việc hoãn hoặc
miễn thi hành nghĩa vụ quân sự.Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội
phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương.
*Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Thạch Thất:
UBND huyện Thạch Thất làm việc theo chế độ tập thể gồm có:
01 Chủ tịch UBND huyện: ông Nguyễn Doãn Hoàn.
01 Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối kinh tế - tài chính: ông Trần
Đức Nguyên.
01 Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối Nông Nghiệp-Công nghiệp:
ông Nguyễn Mạnh Hồng.
01 Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối Văn hóa – xã hội: ông Chu
Đại Thành.
04 Ủy viên UBND huyện gồm có: 01 Ủy viên UBND huyện phụ trách
Văn phòng HĐND-UBND huyện, 01 Ủy viên UBND huyện phụ trách phòng


Nông nghiệp-PTNT huyện, 01 Ủy viên UBND huyện phụ trách công tác Quân
sự, 01 Ủy viên UBND huyện phụ trách Công an huyện.
UBND huyện Thạch Thất có 12 phòng và 9 đơn vị sự nghiệp như sau:

Văn phòng HĐND-UBND, phòng Công thương huyện, phòng nội vụ huyện,
phòng Tư pháp huyện, phòng Tài nguyên và môi trường huyện, phòng Văn hóa
thông tin huyện, phòng Nông nghiệp- PTNT huyện, phòng Tài chính- Kế hoạch
huyện, phòng Giáo dục- Đào tạo huyện, phòng Y tế huyện, thanh tra huyện,
phòng Lao động Thương binh và xã hội.
Các đơn vị sự nghiệp bao gồm: Ban bồi thường GPMB huyện, ban quản
lý các dự án đầu tư xây dựng huyện, trung tâm dạy nghề huyện, đài truyền thanh
huyện, nhà văn hóa huyện, trung tâm thể dục thể thao huyện, trạm khuyến nông
huyện, hội chữ thập đỏ huyện, ủy ban dân số huyện.
*Sơ đồ tổ chức bộ máy của UBND huyện Thạch Thất [Phụ lục 02].

Chương 2


THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI UBND HUYỆN THẠCH
THẤT
2.1.Chế độ chính sách
- Tại UBND huyện Thạch Thất mọi CB, CC, VC được hưởng quyền lợi
mà người lao động được hưởng về mặt vật chất và tinh thần do nhà nước bảo trợ
( gồm: lương, bảo hiểm, nghỉ thai sản, nghỉ phép) theo quy định của pháp luật.
- Tiền lương của CB, CC, VC tại UBND huyện Thạch Thất căn cứ vào bộ
luật lao động số 10/2012/QH13, Nghị đinh số: 47/2016/NĐ-CP quy định mức
lương có sở đối với CB, CC, VC và lực lượng vũ trang, Nghị định
204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với CB, CC, VC và lương vũ trang,
thông tư liên tịch 08/2005/TTLT/BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả
lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với CB, CC, VC. Ngoài ra còn
căn cứ vào các quy định khác của pháp luật.
- UBND huyện Thạch Thất là cơ quan hành chính nhà nước do đó mọi
chế độ chính sách đều áp dụng nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước là
lương, thưởng, chế độ phụ cấp và thời gian làm thêm giờ.

- Việc áp dụng các quy định của pháp luật do đó chế độ chính sách luôn
công bằng, dân chủ, công khai tạo sự cống hiến tốt nhất của CB, CC, VC trong
công v iệc.
2.2.Nội quy, quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Thạch Thất
2.2.1 Nội quy ra vào cơ quan
- Tại UBND huyện Thạch Thất có xây dựng nội quy ra vào cơ quan. Mọi
CB, CC, VC ra vào cơ quan phải thực hiện đúng các yêu cầu của cơ quan.
- Ra vào cổng phải xuống xe, khách đến liên hệ công tác với các lãnh đạo,
phòng, ban đơn vị, các cá nhân trong cơ quan phải đăng ký nội dung cụ thể và
phải tuân thủ sự hướng dẫn của bảo vệ và CB văn phòng, không tự tiện vào
phòng làm việc của các lãnh đạo, phòng, ban, đơn vị và các cá nhân.
- Nội quy được gắn ngay phía ngoài cổng ra vào cơ quan để CB, CC, VC
thực hiện.
2.2.2 Quy chế văn hóa công sở


Tại UBND huyện Thạch Thất đã xây dựng văn hóa công sở cho cơ quan
căn cứ vào quy chế văn hóa căn cứ Quyết định số: 129/2007/QĐ-CP về việc
ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. UBND
huyện Thạch Thất đã soạn thảo một quyết định ban hành quy chế văn hóa công
sở tại UBND huyện Thạch Thất.


Quyết định về việc “Ban hành quy chế văn hóa công sở tại Ủy Ban Nhân



Nhân huyện Thạch Thất” [ phụ lục 03]
Văn hóa công sở UBND huyện Thạch Thất ( Banh hành kèm theo Quyết
định số: 86/QĐ-UBND ngày 8 tháng 6 năm 2014) [ phụ lục 04]

Việc xây dựng quy chế văn hóa công sở đã giúp UBND
huyệnThạch Thất thực hiện đúng theo những chuẩn mực về văn hóa
công sở. Tạo sự thực hiện đồng bộ về mọi mặt của CB, CC, VC.
- CB, CC, VC huyện Thạch Thất căn cứ vào quy chế văn hóa công
sở của huyện để thực hiện. Việc thực hiện về trang phục, giao tiếp và ứng
xử, bài trí công sở. CB, CC, VC thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về
trang phục khi đến cơ quan làm việc. Đối với giao tiếp và ứng xử căn cứ
vào quy chế thì CB, CC, VC có cách giao tiếp và ứng xử khách nhau:
giao tiếp - ứng xử với lãnh đạo, giao tiếp - ứng xử với đồng nghiệp, giao
tiếp - ứng xử với nhân dân, giao tiếp - ứng xử qua điện thoại.
Việc thực hiện những quy định này đã làm cho UBND huyện đang
dần xây dựng cho cho cơ quan mình một môi trường văn hóa công sở
chuyên nghiệp, phát triển.

2.3 Phong cách làm việc của lãnh đạo
- Lãnh đạo là người có vị trí cao nhất, có nhiệm vụ quản lý điều hành
công việc của cơ quan. Vì vậy, mọi quyết định của lãnh đạo đều có thể ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến cơ quan mà mình quản lý.
- Phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa công sở, việc
giao tiếp của lãnh đạo đối với nhân viên thể hiện tài năng sự nổi trội của mình so
với các nhân viên, nhằm làm cho cấp dưới “tâm phục, khẩu phục” bằng phong
cách làm việc của mình.


- Ngoài ra, nếu nhà lãnh đạo luôn theo chuẩn mực hoạt động và hướng tới
một nền văn hóa công sở văn minh thì chắc chắn rằng các nhân viên cấp dưới
của mình sẽ nhìn vào đó mà ứng xử và sẽ có sự cố gắng nhằm tạo cái nhìn tốt
của lãnh đạo. Ngược lại, lãnh đạo nếu giao tiếp không tốt và không có lối sống
văn hóa đó cũng là tấm gương xấu để nhân viên của mình nhìn vào, gây ra sự
thiếu tôn trọng giữ cấp dưới và cấp trên sẽ tạo nên một môi trường làm việc

không tốt.
-Lãnh đạo UBND huyện Thạch Thất luôn thực hiện đúng theo quy chế
văn hóa công sở làm tấm gương cho đội ngũ CB, CC, VC thực hiện theo.
2.4.Phong cách làm việc của nhân viên
-Phong cách làm việc của đội ngũ nhân cũng một phần nào phụ thuộc vào
phong cách làm việc của lãnh đạo. Điều này có thể thấy vai trò của người lãnh
đạo, nếu một người lãnh đạo có phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền
thì nhân viên luôn phải làm theo mệnh lệnh có sẵn và không phát huy được năng
và sự sáng tạo của bản thân, phong cách lãnh đạo của lãnh đạo UBND có sự kết
hợp hài hòa giữa các phong cách vừa độc đạo chuyên quyền vừa tự do, dân chủ
tùy thuộc vào công việc và mức độ giải quyết công việc.
- Phẩm chất của đội ngũ CB, CC,VC luôn đóng một vai trò rất lớn đối với
hình ảnh của UBND. Nếu một UBND có một đội ngũ CB,CC, VC không năng
động không chuyên nghiệp không hướng tới lợi ích của UBND... thì điều này sẽ
ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất công viêc.
- Mọi CB, CC,VC đều thể hiện phong cách làm việc luôn chuyên nghiệp
và khoa học. Điều đó thể hiện cụ thể ở việc bố trí phòng ban, sắp xếp nơi làm
việc. Rồi ở chính cách thức làm việc và giải quyết công việc hàng ngày của các
CB trong cơ quan, luôn xem xét đối chiếu những ý kiến khác nhau, luôn nhìn sự
vật, sự việc ở nhiều phương diện. Từ đó sàng lọc được những ý kiến, thông tin
sại lệch và lựa chọn những ý kiến đúng phục vụ quá trình giải quyết công việc


của cơ quan.
- Từ các phòng ban, chức năng cho tới cácCB, CC, VC khi thực hiện mọi
công việc đều có chương trình, kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Từ đó tạo điều kiện làm
việc thuận tiện, tỉ mỷ, rõ ràng.Đồng thời giúp cho quá trình thực hiện công việc
được nhanh chóng, thuận tiện và có cơ sở cụ thể để đánh giá kết quả thực hiện
công việc.
- Nếu nhận thấy rõ được sự hạn chế, sai xót chưa phù hợp thì sẽ có sự

điều chỉnh, thay đổi chương trình, kế hoạch kịp thời cho phù hợp và có hiệu quả.
- Hầu hết toàn bộ CB, CC, VC đều tới cơ quan sớm so với giờ quy
định.Như vậy giúp cho các CB, CC, VC chủ động về thời gian của mình, hạn
chế tới mức thấp nhất sự cố đi làm muộn.Đồng thời tạo điều kiện cho các CB,
CC, VC có thời gian nghỉ ngơi giải quyết nốt những công việc cá nhân trước khi
vào làm việc. Khi đã bước vào giờ làm việc mọi người đều rất nghiêm túc, tập
trung thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, không gây ồn ào, phiền hà làm
ảnh hưởng tới công việc của người khác. Khi có nhu cầu cá nhân như gọi điện,
hay nghe điện thoại thì mọi người đều ý thức đứng dậy đi ra ngoài để nghe.
- Trong quá trình làm việc nếu cảm thấy mệt mỏi CB, CC, VC ở đây sẽ
đứng dậy đi ra ngoài hành lang để thư giãn một lát rồi quay lại bàn làm việc tiếp
tục.
2.5. Môi trường làm việc của UBND huyện Thạch Thất
2.5.1.Giờ giấc làm việc
- Giờ giấc làm việc của CB, CC, VC được quy định rõ trong nội quy của
cơ quan. Theo đó, các bộ phận phòng ban triển khai và nghiêm chỉnh chấp hành
quy định giờ giấc. Việc tuân thủ đúng giờ làm việc cũng thể hiện kỷ luật tốt của
CB, CC, VC. Giờ giấc làm việc tại UBND huyện Thạch Thất:


+ Buổi sáng: 7h30 – 11h30
+ Buổi chiều: 13h – 17h
- Các cơ quan căn cứ theo quy định về giờ giấc để thực hiện. Tuy nhiên
Ban lãnh đạo UBND huyện khuyến khích CB, CC, VC đến trước thời gian làm
việc 15 phút, đó khoảng thời gian dành cho việc sắp xếp, vệ sinh bàn làm việc
có thể nhanh chóng vào làm việc đúng thời gian quy định.
2.5.2.Trang phục
- Công sở là nơi làm việc và cũng là nơi thể hiện một phong thái lịch sự ,
trang nhã của CB, CC, VC. Vì đội ngũ CB, CC, VC là bộ mặt của cơ quan nên
việc ăn mặc của cá nhân phần nào thể hiện được mức độ và phong thái làm việc

ở nơi đó. Nếu CB, CC, VC đẹp thì cũng góp phần làm cho cơ quan, đơn vị trở
nên chuyên nghiệp hơn, chỉnh chu hơn. Trang phục công sở phải thể hiện sự tôn
trọng bản thân và những người xung quanh. Trang phục công sở ngoài đẹp, phải
mang đến sự thoải mái và tiện dụng khi làm việc.
- Trang phục là một phần nổi thể hiện văn hóa công sở. Tại UBND huyện
Sóc Sơn có các phòng ban có đồng phục riêng có phòng thì không nhưng nhìn
chung các CB, CC, VC đều thực hiện quy chế văn hóa công sở về trang phục:
+ Đối với nữ: mặc quần âu; áo sơ mi hoặc bộ comple; váy công sở(chiều
dài ngang gối), đi giày da hoặc dép quai hậu
+ Đối với nam: áo sơ mi; quần âu hoăc bộ comple,đi giày da hoặc dép
quai hậu.
- Đối với việc đeo thẻ: Khi đã đến trụ sở làm việc thì mọi CB, CC, VC
đều đem thẻ trong đó ghi rõ họ tên cơ quan, ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệu
CB, CC, VC.
Với sử dụng những trang phục công sở và đeo thẻ trước tiên tạo một văn


hóa công sở đẹp trong mắt của mọi người khi đến liên hệ công tác
2.5.3. Khung cảnh nơi làm việc
- Trụ sở làm việc của UBND là nơi thể hiện quyền uy hành chính, do đó
UBND huyện Thạch Thất được xây dựng giữa trung tâm của thị trấnLiên Quan,
trụ sở được xây dựng theo chuẩn thống nhất Quốc gia. Tạo điều kiện thuận lợi
cho giao thông và các đơn vị, nhân dân đến liên hệ công tác.
- Tại UBND huyện Thạch Thất có 3 dãy nhà được xây dựng theo hình chữ
U hợp lý ở các vị trí dễ nhìn thấy nhất. Mỗi dãy nhà được bố trí phù hợp với
khuôn viên của UBND huyện. Mỗi dãy nhà được thiết kế ba tầng mỗi tầng được
bố trí một nhà vệ sinh ở góc khuất để tiện cho CB, CC, VC. Ngoài ra còn một
dãy nhà để xe
- Đảm bảo diện tích phòng làm việc cho CB, CC, VC làm việc
=> Môi trường trong lành, không ô nhiễm, không có tiếng ồn, ít bụi bặm

đảm bảo sức khỏe cho CB, CC, VC yên tâm làm việc.
2.5.4 Văn hóa cổng trụ sở
- Cổng trụ sở UBND huyện Thất được đặt đối diện tòa nhà chính của trụ
sở.
- Diện tích cổng phù hợp với diện tích chung của UBND huyệnThạch
Thất. Cổng được sử dụng gam màu vàng nổi bật.
- Biển hiệu được gắn tại cổng trụ sở: được chạy bằng bảng điện tử với
màu chữ đỏ nổi bật với dòng chữ “ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN - UỶ BAN
NHÂN DÂN HUYỆN THẠCH THẤT”.
- Cạnh ngay cổng trụ sở là phòng thường trực của bảo vệ.


Xem cổng trụ sở HĐND-UBND huyện Thạch Thất [ phụ lục 05]


2.5.5. Văn hóa không gian cây xanh
- Tìm về thiên nhiên, đưa cây xanh vào trang trí tại công sở đang được
nhiều UBND huyện thực hiện. Cây xanh được bố trí từ trong phòng làm việc
đến ngoài sân.
- Khi bước chân vào UBND huyện là hàng cây xanh đã được trồng hơn
chục năm. Thân cây to, tán lá rộng tỏa một bóng râm khắp sân làm cho không
khí trong lành, mát mẻ.
- Trong những ngày hè oi bức những đám cây đã làm dịu lại bầu không
khí khó chịu của mùa hè tạo sự thoải mái dễ chịu cho CB, CC, VC làm việc hiệu
quả.
- UBND huyện tạo một môi trường làm việc gần gũi với thiên nhiên,
phong cảnh trụ sở hài hòa giữa việc bố trí cây xanh với các dãy nhà.Dưới những
gốc cây là những ghế đá để mọi người có thể ngồi nghỉ ngơi hoặc trong lúc chờ
đợi.
Việc xây dựng một không gian văn hóa cây xanh tạo bầu không khí trong

lành, thoáng mát giúp nâng cao hiệu quả công việc của CB, CC, VC.
2.5.6. Bài trí phòng làm việc và trang thiết bị văn phòng
- Bài trí phòng làm việc:
+ Trước mỗi phòng làm việc của cơ quan đều ghi tên phòng bằng chữ
phòng trắng và nền màu xanh.
+ Tại các phòng làm việc trong UBND đều gắn biển tên ghi họ tên đơn
vị, họ và tên, chức danh CB, CC, VC với chữ màu trắng nền màu xanh.
+ Trên bàn làm việc có máy vi tính, điện thoại để bên trái, máy photo và
máy in để gần bàn làm việc để thuận tiện cho việc sử dụng


+ Việc bố trí cây xanh trong phòng làm việc: tất cả các phòng ban đều bố
trí ít nhất một cây xanh trong phòng làm việc. Tạo cho môi trường làm việc
thoải mái gần gũi với thiên nhiên.
-Trang thiết bị văn phòng:
+ Trong quá trình làm việc, một trong những yếu tố không thể thiếu để
phục vụ hoạt động của cơ quan đó là trang thiết bị văn phòng. Tại UBND các
phòng, ban đều được trang bị những trang thiết bị đầy đủ sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả trong công việc phục vụ công tác cho mỗi CB.
+ Trong các phòng, ban được trang bị khá đầy đủ máy móc, văn phòng
phẩm như: máy tính kèm theo máy in, mạng Internet, mạng thông tin nội bộ,
mạng điên thoại nội bộ trong tất cả các phòng ban, Máy vi tính, máy in, Fax,
điện thoại, photocopy, Scan, máy cắt hủy tài liệu….Giúp thực hiện được những
công việc nhanh chóng, dễ dàng.Tiết kiệm được thời gian làm việc nhưng đem
lại hiệu quả cao. Hỗ trợ cho việc truyền đạt, báo cáo, thuyết trình. Tạo môi
trường làm việc hoàn mỹ, chuyên nghiệp và hiện đại.
+ Trong các phòng, ban cũng trang bị đầy đủ các loại tủ, giá đựng hồ sơ,
tài liệu, cá văn phòng phẩm như: bút, giấy in, thước, mực dấu, ghim, kẹp….
Công việc được giải quyết khá thuận lợi, nhanh chóng, chính xác, tiện lợi
nâng cao hiệu quả lao động của CB, CC, VC.



Xem hình ảnh một góc phòng làm việc của cán bộ văn thư của UBND
huyện Thạch Thất [ phụ lục 06]

2.6.Văn hóa giao tiếp và ứng xử
- Giao tiếp ứng xử trong cuộc sống xưa nay được cho là rất quan trọng,
thể hiện sự khéo léo, hiểu biết và tính cách của từng cá nhân.Giao tiếp ứng xử
nơi công sở không chỉ thể hiện bộ mặt riêng của cá nhân đó mà còn là bộ mặt
của cả cơ quan, đơn vị.
- Công sở là nơi công dân, các cơ quan hữu quan đến liên hệ công tác. Vì


×