Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Phát triển chương trình giáo dục trẻ 36 tuổi theo mô hình lớp ghép ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LƯỜNG THỊ THU

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ 3-6 TUỔI
THEO MÔ HÌNH LỚP GHÉP Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LƯỜNG THỊ THU

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ 3-6 TUỔI
THEO MÔ HÌNH LỚP GHÉP Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ MINH HUẾ

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Luận văn "Phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình
lớp ghép ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên" do cá nhân
tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Minh Huế trong thời gian từ
tháng 3 năm 2017 đến tháng 11 năm 2018.
Tôi xin cam đoan:
Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các
thông tin đã được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa vào luận văn
đúng quy định. Số liệu và kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018
Người thực hiện
Lường Thị Thu

i


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Minh Huế, người
thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Tâm lí Giáo dục, Phòng
Đào tạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo Trường CĐSP Điện Biên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, CBQL, GV, phụ huynh của
Trường Mầm non Nà Khoa, Trường Mầm non Nà Hỳ, Trường Mầm non Nà
Bủng, Trường Mầm non Na Cô Sa đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu thực tiễn và khảo nghiệm sư phạm.
Dù đã rất cố gắng, xong Luận văn cũng không tránh khỏi những khiếm

khuyết, tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn.
Trân trọng!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018
Tác giả Luận văn
Lường Thị Thu

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO
DỤC TRẺ 3 - 6 TUỔI THEO MÔ HÌNH LỚP GHÉP Ở TRƯỜNG MẦM NON.......... 7

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................... 7
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài.............................................. 7

1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................ 8
1.2. Khái niệm công cụ ...................................................................................... 10
1.2.1. Chương trình giáo dục mầm non ............................................................. 10
1.2.2. Lớp ghép .................................................................................................. 13
1.2.3. Phát triển chương trình giáo dục ............................................................. 14
1.2.4. Phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ..... 17
1.3. Một số vấn đề lý luận về chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo mô
hình lớp ghép ở trường mầm non .............................................................. 18
1.3.1. Đặc điểm của lớp mẫu giáo ghép 3-6 tuổi ............................................... 18
1.3.2. Ý nghĩa, yêu cầu, tiêu chuẩn của xây dựng chương trình giáo dục
trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ............................................................ 18
iii


1.3.3. Mục tiêu giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ............................ 20
1.3.4. Nội dung chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ...... 23
1.3.5. Phương pháp giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ..................... 26
1.3.6. Hình thức tổ chức và các hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô
hình lớp ghép ........................................................................................... 27
1.3.7. Môi trường giáo dục trong thực hiện chương trình giáo dục trẻ 3-6
tuổi theo mô hình lớp ghép ...................................................................... 28
1.3.8. Vai trò sư phạm của giáo viên trong thực hiện chương trình giáo
dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ................................................... 29
1.3.9. Đánh giá kết quả giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ............... 30
1.4. Một số vấn đề lý luận về phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6
tuổi theo mô hình lớp ghép ở trường mầm non ....................................... 31
1.4.1. Vai trò của hiệu trưởng trong phát triển chương trình giáo dục trẻ 3
- 6 tuổi theo mô hình lớp ghép ................................................................ 31
1.4.2. Các quan điểm tiếp cận trong phát triển chương trình giáo dục trẻ 3
- 6 tuổi theo mô hình lớp ghép ở trường mầm non ................................. 32

1.4.3. Mục tiêu phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép .... 37
1.4.4. Quy trình phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo mô
hình lớp ghép ở trường mầm non ............................................................ 37
1.4.5. Phương pháp phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo mô
hình lớp ghép ở trường mầm non ............................................................ 41
1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6
tuổi theo mô hình lớp ghép ở trường mầm non ....................................... 43
Kết luận chương 1 ............................................................................................ 46
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
TRẺ 3-6 TUỔI THEO MÔ HÌNH LỚP GHÉP Ở CÁC TRƯỜNG MẦM
NON HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN ..................................................... 47

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................ 47

iv


2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo
dục, đào tạo của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên..................................... 47
2.1.2. Giới thiệu khái quát về công tác giáo dục mầm non huyện Nậm Pồ,
tỉnh Điện Biên.......................................................................................... 52
2.1.3. Mục tiêu khảo sát ..................................................................................... 54
2.1.4. Đối tượng khảo sát................................................................................... 54
2.1.5. Khách thể điều tra .................................................................................... 54
2.1.6. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu............................................ 55
2.2. Thực trạng nhận thức về phát triển chương trình giáo dục 3-6 tuổi theo mô
hình lớp ghép ở các trường Mầm Non, huyện nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên........ 55
2.2.1. Thực trạng nhận thức về các khái niệm liên quan đến chương trình
giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ........................................... 55
2.2.2. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của việc thực hiện phát triển

chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép...................... 58
2.2.3. Thực trạng quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giáo
dục trẻ 3-6 tuổi mô hình lớp ghép .............................................................. 59
2.3. Thực trạng chương trình giáo dục 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ở
các trường Mầm Non, huyện nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên........................... 60
2.3.1. Ưu điểm .................................................................................................. 60
2.3.2. Hạn chế .................................................................................................... 61
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế............................................................. 62
2.4. Thực trạng phát triển chương trình giáo dục 3-6 tuổi theo mô hình lớp
ghép ở các trường Mầm Non, huyện nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên ............... 63
2.4.1. Thực trạng nội dung phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi
theo mô hình lớp ghép trường mầm non Huyện nậm Pồ ........................ 63
2.4.2. Thực trạng phương pháp phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6
tuổi theo mô hình lớp ghép ...................................................................... 72
2.4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chương trình giáo dục
trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ............................................................ 74

v


2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng ...................................................... 77
2.5.1. Những ưu điểm và kết quả chính............................................................. 77
2.5.2. Những hạn chế của thực trạng ................................................................. 77
Kết luận chương 2.............................................................................................. 79
Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
TRẺ 3-6 TUỔI THEO MÔ HÌNH LỚP GHÉP Ở CÁC TRƯỜNG MẦM
NON HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN ..................................................... 81

3.1. Các nguyên tắc chỉ đạo việc đề xuất biện pháp .......................................... 81
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục ........................................... 81

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................... 81
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ .................................... 82
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển ......................................................... 82
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 82
3.2. Một số biện pháp phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi mô hình
lớp ghép ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ ........................................ 83
3.2.1. Biện pháp 1: Hoàn thiện quy trình phát triển chương trình giáo dục
trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép .......................................................... 83
3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình giáo dục
trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ở các trường mầm non huyện
Nậm Pồ .................................................................................................... 87
3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động
giáo dục và quản lý chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình
lớp ghép ................................................................................................... 89
3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình giáo dục trẻ
3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép cho giáo viên .......................................... 90
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 93
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát
triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép .............. 93

vi


3.4.1. Mục tiêu ................................................................................................... 93
3.4.2. Nội dung và cách thức ............................................................................. 94
3.4.3. Kết quả ..................................................................................................... 94
Kết luận chương 3.............................................................................................. 96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 100
PHỤ LỤC .............................................................................................................


vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGD& ĐT

:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

BGH

:

Ban giám hiệu

CBQL

:

Cán bộ quản lý

CBQLGD

:

Cán bộ quản lý giáo dục

CSVC


:

Cơ sở vật chất

CT

:

Chương trình

CTGD

:

Chương trình giáo dục

CTGDM

:

Chương trình giáo dục mầm non

GD

:

Giáo dục

GGMN


:

Giáo dục mầm non

GV

:

Giáo viên

GVMN

:

Giáo viên mầm non

MN

:

Mầm non

Nxb

:

Nhà xuất bản

PGD&ĐT


:

Phòng giáo dục và đào tạo

PPGD

:

Phương pháp giảng dạy

SGD&ĐT

:

Sở giáo dục và đào tạo

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Đối tượng khảo sát thực trạng quản lý phát triển CTGD 3-6
tuổi theo mô hình lớp ghép ........................................................... 55

Bảng 2.2:

Nhận thức của CBQL, GV về các khái niệm công cụ của đề tài .. 56


Bảng 2.3.

Nhận thức của CBQL, GV ý nghĩa của việc thực hiện CTGD
cho trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận mô hình lớp ghép ........................... 58

Bảng 2.4:

Đánh giá của CBQL và GV về quy trình xây dựng và tổ chức
thực hiện chương trình giáo dục theo mô hình lớp ghép cho trẻ
3-6 tuổi .......................................................................................... 59

Bảng 2.5:

Đánh giá của CBQL và GV về nội dung phát triển CTGD trẻ 3-6
tuổi theo mô hình lớp ghép ............................................................. 64

Bảng 2.6.

Đánh giá của CBQL và GV về phương pháp phát triển CTGD trẻ
3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ở các trường mầm non huyện
nậm Pồ ........................................................................................... 73

Bảng 2.7:

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi theo mô
hình lớp ghép ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ ..................... 74

Bảng 3.1:

Bảng tổng hợp khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện

pháp phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình
lớp ghép ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ ........................... 94

Bảng 3.2:

Bảng tổng hợp khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp phát
triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ........ 95

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo là cốt lõi, là trọng tâm của chiến lược trồng người. Phát
triển GD là nền tảng để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, là động lực
của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Bởi vậy Đảng ta đã khẳng định
"GD là quốc sách hàng đầu", trong đó GD mầm non là một bộ phận cấu thành
của hệ thống GD quốc dân, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát
triển nguồn nhân lực của đất nước. GD mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng,
chăm sóc, GD trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi (Điều 21 Luật Giáo dục năm 2005).
Mục tiêu của GD mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1;
Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, những kỹ năng
sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo.
Nậm Pồ là một huyện miền núi, biên giới, nằm về phía Tây bắc của tỉnh
Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 140 km, có diện tích tự nhiên
là 149.559,12 ha, có đường biên giới quốc gia dài 119,7 km, có 2 cửa khẩu phụ.
Huyện được thành lập theo Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 của
Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành
chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Điện Biên. Về địa giới hành chính, phía

Đông giáp huyện Mường Chà; phía Tây giáp huyện Mường Nhé và Nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; phía Nam giáp Nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào; phía Bắc giáp huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Nậm Pồ có địa
hình đồi núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có xu hướng thấp
dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông, độ cao từ 200m đến
1800m. Xen kẽ giữa các dãy núi có các dạng địa hình thung lũng, sông suối,
thềm bãi bồi, mô sụt võng,... phân bố rộng khắp trên địa bàn nhưng diện tích
nhỏ, hẹp có điều kiện giữ nước và tưới nước trên hầu hết diện tích đất đã được
khai thác trồng lúa và hoa màu. Dân cư của huyện chủ yếu là người dân tộc
1


H’mông sống chủ yếu làm nương rẫy với những yếu tố văn hóa đặc trưng của
dân tộc vùng rẻo cao.
Huyện Nậm Pồ hiện có 13 trường mầm non. Tổng số trẻ ra lớp là 8.317
trẻ, trong đó nhà trẻ là 1460 trẻ (đạt tỷ lệ 35%); trẻ mẫu giáo là 6857 trẻ (đạt tỷ
lệ 96,5%). Tổng số lớp là 384 lớp trong đó nhà trẻ là 81 lớp, mẫu giáo lớp đơn
là 101 lớp, mẫu giáo lớp ghép là 202 lớp. Các nhóm lớp được phân lớp đúng độ
tuổi, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và phù hợp Điều lệ trường mầm non.
Từ đặc điểm môi trường thực tiễn, nhận thức được tầm quan trọng trong
việc phát triển chương trình giáo dục mầm non cho 3- 6 tuổi theo mô hình lớp
ghép cho trẻ trường mầm non trong những năm qua tại huyện Nậm Pồ, tỉnh
Điện Biên được sự quan tâm của các cấp các ngành đặc biệt là ngành giáo dục
thì chương trình lớp ghép đã được chú trọng: Qui mô trường, lớp mầm non đáp
ứng nhu cầu của phụ huynh và phù hợp Điều lệ trường mầm non. Với sự nỗ lực
cố gắng không ngừng nghỉ từ các cấp, các ngành đến các địa phương, những
điều kiện đảm bảo và chất lượng thực hiện chương trình đối với các lớp mẫu
giáo ghép huyện Nậm Pồ không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, công tác giáo
dục mầm non của Huyện còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất (các lớp
ghép thường nằm ở điểm bản, đi lại khó khăn), về cơ sở vật chất (số trẻ chưa

đảm bảo để đầu tư đầy đủ đồ dùng, thiết bị, đồ chơi theo quy định); về công tác
tổ chức bán trú (điều kiện cơ sở vật chất và kinh tế của cha mẹ trẻ còn nghèo
nên khó thực hiện xã hội hóa trong công tác bán trú); về chuyên môn (bất đồng
ngôn ngữ giữa giáo viên và trẻ, trẻ trong lớp không cùng độ tuổi khó khăn cho
giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, sự quan tâm của cha
mẹ trẻ chưa thường xuyên, chưa có tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình
dục mầm non đối với lớp ghép nên giáo viên khi xây dựng kế hoạch hoạt động
khó xác định mục tiêu, khó tìm bài phù hợp, ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng giáo dục trẻ).
Trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non, có thể nói
ngoài những khó khăn khách quan của địa phương thì khó khăn lớn nhất đối
2


với các giáo viên là chưa có hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm
non ở các lớp mẫu giáo ghép, trong khi đây lại là loại hình khá phổ biến đối với
các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn Huyện. Công tác quản lý giáo dục
mầm non với mô hình lớp ghép cũng có nhiều đặc thù so với mô hình lớp đơn
song những kiến thức và kinh nghiệm quản lý của cán bộ quản lý cấp trường, tổ
chuyên môn còn nhiều hạn chế nên hiệu quả quản lý chưa cao.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi chọn nội dung “Phát triển
chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ở các trường mầm
non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong
muốn tìm ra các biện pháp để phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi
theo mô hình lớp ghép hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện trẻ 3 - 6 tuổi ở trường mầm non.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển chương trình giáo
dục trẻ 3 - 6 tuổi theo mô hình lớp ghép, đề tài đề xuất các biện pháp phát triển
chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo mô hình lớp ghép ở các trường mầm

non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ
tại các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo mô hình lớp ghép ở các
trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo mô hình lớp
ghép ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
4. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo
mô hình lớp ghép ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ nói riêng và tỉnh Điện
3


Biên nói chung đã được quan tâm và bước đầu đạt những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tiễn giáo dục mầm non vẫn còn bộc lộ
những hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu đề xuất được các
biện pháp phát triển chương trình giáo dục 3 - 6 tuổi theo mô hình lớp ghép
đảm bảo đáp ứng chương trình giáo dục quốc gia, phù hợp với thực tế các nhà
trường và đặc điểm của trẻ để sử dụng trong quản lý thực hiện chương trình
giáo dục ở các nhà trường sẽ góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục toàn
diện cho trẻ mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6
tuổi theo mô hình lớp ghép ở trường mầm non.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6
tuổi theo mô hình lớp ghép ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
5.3. Đề xuất, khảo nghiệm một số biện pháp phát triển chương trình giáo
dục trẻ 3 - 6 tuổi theo mô hình lớp ghép ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ,

tỉnh Điện Biên.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp phát triển chương trình
giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo mô hình lớp ghép ở các trường mầm non huyện Nậm
Pồ, tỉnh Điện Biên. Chủ thể thực hiện các biện pháp là hiệu trưởng nhà trường.
6.2. Về khách thể điều tra
- Tổng số khách thể khảo sát: 4 trường
- Lớp ghép: 65 lớp
- Giáo viên: 65 giáo viên
- CBQL (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn): 30 người
- Phụ huynh: 100 phụ huynh
- Học sinh: 1625 học sinh

4


7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tôi sử dụng các nhóm phương pháp sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu về chương trình, phát triển chương trình giáo dục trẻ 3
- 6 tuổi theo mô hình lớp ghép ở các trường mầm non và các tài liệu liên quan
đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống
tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận về phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6
tuổi theo mô hình lớp ghép ở trường mầm non.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát các biểu hiện về tổ chức phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6
tuổi theo mô hình lớp ghép các trường mầm non.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng ankét

Chúng tôi sử dụng các bảng hỏi dành cho CBQL, GV để tìm hiểu thực
trạng phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo mô hình lớp ghép ở
các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu những sản phẩm của phát triển chương trình mô hình lớp ghép
ở các trường mầm non để khẳng định được kết quả của phát triển chương trình
giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép ở các trường mầm non huyện Nậm
Pồ, tỉnh Điện Biên.
7.2.4. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phương pháp phỏng vấn các CBQL, giáo viên để thu nhận thông
tin, bổ sung thêm những thông tin về thực trạng đã thu thập được thông qua
phương pháp điều tra. Những thông tin này có giá trị là căn cứ để nhận xét,
khẳng định chính xác hơn thực trạng phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6
tuổi theo mô hình lớp ghép ở các trường mầm non trong phạm vi khảo sát.
Ngoài ra, có thể tìm hiểu thêm các nhân tố ảnh hưởng tới thực trạng đó cũng
5


như những khuyến nghị của các nhóm khách thể khảo sát để làm cơ sở xây
dựng các biện pháp quản lý. Đồng thời những thông tin này cũng giúp cho nhà
nghiên cứu có thêm căn cứ để khẳng định tính trung thực, độ tin cậy của kết
quả nghiên cứu.
7.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các lãnh đạo và chuyên viên Phòng giáo dục, các
CBQL nhà trường, GV để có thêm thông tin tin cậy đảm bảo tính khách quan
cho các kết quả nghiên cứu. Đặc biệt xin ý kiến đóng góp cho những đề xuất
biện pháp nhằm quản lý có hiệu quả việc đổi mới biện pháp phát triển chương
trình với mô hình lớp ghép ở các trường mầm non.
7.2.6. Phương pháp khảo nghiệm:
Qua nghiên cứu thực tiễn khảo nghiệm mức độ cần thiết và phù hợp của

các biện pháp biện pháp phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô
hình lớp ghép ở các trường mầm non.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực
trạng biện pháp phát triển chương trình với mô hình lớp ghép ở các trường
mầm non cho trẻ dưới dạng: Bảng số liệu, biểu đồ... giúp cho các kết quả
nghiên cứu trở nên chính xác và đảm bảo độ tin cậy.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
Luận văn được trình bày theo ba chương nội dung sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi
theo mô hình lớp ghép ở trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo
mô hình lớp ghép ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Chương 3: Biện pháp phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô
hình lớp ghép ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
TRẺ 3 - 6 TUỔI THEO MÔ HÌNH LỚP GHÉP Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công tác phát triển chương trình giáo dục là nhiệm vụ rất quan trọng của
chiến lược phát triển giáo dục, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục
con người. Phát triển chương trình nói chung và phát triển giáo dục mầm non
mới nói riêng đã được nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước
quan tâm nghiên cứu. Cụ thể:
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Tài liệu “Curriculum development - A Guide to Practice” của Jon Wiles
Vas Joseph Bondi được Nguyễn Kim Dung dịch sang tiếng Việt do Nhà xuất
bản Giáo dục ấn hành năm 2005 là một tài liệu chuyên khảo được các nhà
nghiên cứu về phát triển chương trình của Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh đánh giá cao vì nó được xem là một trong những sách tham khảo
hàng đầu về chương trình học. Tác giả tập trung nghiên cứu chương trình học
trong kỷ nguyên công nghệ cùng xu thế mới của hoạt động xây dựng chương
trình dạy học, trong đó các công nghệ dạy học mới có tác động mạnh mẽ đến
nhà trường, thách thức những nhà trường truyền thống. Do đó, các nhà trường
phải thay đổi, điều đó cũng có nghĩa là các nhà xây dựng chương trình học, các
nhà quản lý giáo dục khi xây dựng, phát triển chương trình đào tạo cũng phải
quan tâm đến các thử thách, đổi mới và vai trò của các triết lý, bao gồm triết lý
vĩnh cửu, triết lý duy tâm, triết lý thực hiện, triết lý thực nghiệm, triết lý hiện
sinh. Các triết lý giáo dục đóng vai trò trung tâm của các hoạt động có mục
đích phát triển chương trình. Các triết lý đóng vai trò như bức màng lọc của
việc đưa ra quyết định. Tuy nhiên, dù có theo triết lý nào đi nữa, thiết kế là chìa
khóa cho mức độ hiệu quả của chương trình học...

7


Công trình “Developing the Curriculum” của Peter F.Oliva cũng được
Nguyễn Kim Dung dịch sang tiếng việt. Tác giả đã minh họa những cách thức
mà các nhà nghiên cứu về chương trình học xúc tiến quá trình phát triển
chương trình học, đồng thời đã nêu khá chi tiết những vấn đề liên quan đến việc
phát triển chương trình dạy học, lý thuyết phát triển chương trình. Tuy nhiên,
những vấn đề tác giả đề cập phản ánh thực tiễn về phát triển chương trình giáo
dục đang diễn ra trong nền giáo dục Mỹ chứ không phải ở Việt Nam.
Một số công trình tiêu biểu khác như “Chương trình: Những cơ sở,
nguyên tắc và chính sách xây dựng” của Allan C.Ornstein và Francis P.

HunKins (1998). Trong các công trình này, các tác giả đã đưa ra những cơ sở
để xây dựng chương trình cùng hệ thống lý luận về chương trình, các bước phát
triển về chính sách và khuynh hướng phát triển chương trình giáo dục [1].
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Công trình “Chương trình và phương pháp luận phát triển chương trình”
của Bùi Đức Thiệp đã đề cập tới những nội dung lý luận nền tảng về chương
trình, bản chất của chương trình, những nhân tố chế ước tới chương trình song
chưa dành nhiều thời gian làm rõ quy trình phát triển chương trình của một bậc
học nào.
Tài liệu “Phát triển chương trình giáo dục” của tác giả Nguyễn Văn Khôi
(ĐHSP Hà Nội) đã giới thiệu tóm tắt lí thuyết phát triển chương trình giáo dục,
một số quan điểm, cách tiếp cận và phương pháp thường gặp trong phát triển
chương trình phát triển giáo dục. Tác giả đã đưa ra những khái niệm hết sức cơ
bản về chương trình giáo dục, chương trình đào tạo, khung chương trình,
chương trình khung, chương trình chi tiết, đề cương môn học, chuẩn đầu ra,
phát triển chương trình, cách thức tổ chức phát triển chương trình, đánh giá
chương trình giáo dục cũng như một số tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá khung
chương trình giáo dục và giáo dục đại học cũng như đánh giá chương trình môn
học, đánh giá giáo trình, sách giáo khoa môn học. Những nội dung mà tác giả
8


nêu khá khái quát và mang tính giới thiệu chứ không phải tài liệu nghiên cứu
chuyên sâu về phát triển chương trình. [ 24]
Tài liệu “Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học” của
tác giả Nguyễn Hữu Châu đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề
cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. Tài liệu nhấn mạnh đến tầm quan
trọng của quá trình dạy học trong việc thực thi chương trình. Một chương trình
thành công hay thất bại tùy thuộc vào quá trình tổ chức dạy học.
Trong tài liệu “Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn

đầu ra”, nhóm tác giả Đoàn Thị Minh Trinh và Nguyễn Hội Nghĩa đã tổng
thuật đầy đủ các thành phần và quy trình thiết kế và phát triển chương trình đào
tạo ở bậc đại học đối với khối trường đại học kỹ thuật và mối liên hệ giữa các
khâu trong quy trình thiết kế, phát triển chương trình đào tạo. Điểm nổi bật của
tài liệu là đã đề cập đến nội dung khá mới trong phát triển chương trình giáo
dục là khái niệm chuẩn đầu ra và các cấp độ của chuẩn đầu ra; chuẩn đầu ra
theo CDIO (Conceiving - Designing - Impleementing - Operatinh); Hình thành
ý tưởng - thiết kế - triển khai - vận hành) và giới thiệu quy trình thiết kế và phát
triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra [24]
Tài liệu “Phát triển chương trình giáo dục” của Nhà xuất bản Giáo dục
(năm 2015) do tác giả Nguyễn Đức Chính, Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn
cũng là một công trình nghiên cứu có ý nghĩa về vấn đề này. Trong tài liệu, tác
giả đã trình bày hệ thống quan điểm về chương trình giáo dục; Tác giả đã chỉ ra
những tác động tới chương trình giáo dục như tác dụng của kỷ nguyên thông tin
bối cảnh quốc tế và trong nước tác động mạnh mẽ đến vấn đề thiết kế, thực thi
chương trình giáo dục. Hệ thống các khái niệm và cách tiếp cận cũng như một số
mô hình phát triển chương trình giáo dục được tác giả tổng thuật khá hoàn chỉnh.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền trong công trình nghiên cứu “Phát triển và
tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non” đã nêu khái quát cơ sở lí
luận và thực tiễn của việc phát triển chương trình giáo dục mầm non.
9


Đề tài luận văn thạc sĩ: “Biện pháp quản lý thực hiện chương trình thí
điểm GD mầm non của hiệu trưởng trường mầm non” của tác giả Vũ Thị Thu
Hằng (năm 2008). Đề tài đã cung cấp hệ thống lý thuyết về việc thực hiện
chương trình thí điểm giáo dục mầm non và đã đề ra những biện pháp quản lý
giúp hiệu trưởng thực hiện tốt chương trình thí điểm giáo dục mầm non mà Bộ
giáo dục đề ra. Trong đó chú trọng đến kỹ năng lập kế hoạch của người hiệu
trưởng trường mầm non.

Qua các tài liệu, công trình nghiên cứu về phát triển chương trình giáo
dục, chương trình giáo dục mà tác giả biết và tham khảo đã trình bày khái quát
trên đây, tác giả luận văn nhận thấy các tài liệu đã tập trung nghiên cứu những
vấn đề lý luận về chương trình, về mô hình phát triển chương trình, kinh
nghiệm quốc tế về phát triển chương trình giáo dục nhưng mới dừng lại ở tài
liệu chuyên khảo, tài liệu giảng dạy, tài liệu học tập, bài báo khoa học tại các
hội thảo khoa học. Tuy nhiên chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu phát
triển và phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo mô hình lớp ghép ở
các trường mầm non đặc biệt ở các trường mầm non khu vực miền núi.
Những căn cứ về nghiên cứu lý luận trên làm cơ sở để tác giả nghiên cứu
vấn đề luận văn lựa chọn.
1.2. Khái niệm công cụ
1.2.1. Chương trình giáo dục mầm non
Nghiên cứu khái niệm chương trình giáo dục mầm non cần dựa trên khái
niệm chương trình giáo dục.
Thuật ngữ chương trình giáo dục (curriculum) đã xuất hiện từ năm 1820
nhưng sang những năm 20 của thế kỉ XX, ở Mĩ mới bắt đầu có những cuộc
thảo luận về chương trình; đặc biệt từ cuối những năm 50, vấn đề chương trình
và lí luận chương trình trở thành trung tâm chú ý của khoa học giáo dục Mĩ,
của các nước nói tiếng Anh, sau đó lan sang khu vực các nước nói tiếng Đức,
tiếng Pháp... Theo Phenix (1962), chương trình bao gồm toàn bộ kiến thức do
các môn học cung cấp.

10


Tác giả Hilda Taba (1962) định nghĩa chương trình học là một bản kế
hoạch học tập, gồm 4 yếu tố: 1) Tuyên bố mục đích và mục tiêu cụ thể; 2) Lựa
chọn và cấu trúc nội dung; 3) Các chiến lược giảng dạy, cách học phù hợp và 4)
Hệ thống đánh giá kết quả học tập.

Theo Tanner (1975), chương trình là các kinh nghiệm (experiences) học
tập được hướng dẫn và kế hoạch hoá, với các kết quả học tập được xác định
trước và hình thành thông qua việc thiết lập kiến thức và kinh nghiệm một cách
có hệ thống dưới sự hướng dẫn của nhà trường nhằm tạo ra cho người học sự
phát triển liên tục về năng lực xã hội, năng lực cá nhân. Tác giả Albert, I.Oliver
cho rằng chương trình bao gồm 4 yếu tố cơ bản: Các môn học; các hoạt động,
kinh nghiệm học tập; các dịch vụ và hoạt động “ẩn”. Các môn học, hoạt động,
kinh nghiệm học và các dịch vụ là những phần hiển nhiên của chương trình,
khái niệm hoạt động “ẩn” là những giá trị văn hoá tổ chức của nhà trường, xã
hội v.v…
Tác giả Ronald C.Doll (1996) cho rằng: “Chương trình giáo dục của nhà
trường là nội dung giáo dục và các hoạt động chính thức và không chính thức;
quá trình triển khai nội dung hoạt động, thông qua đó người học thu nhận được
kiến thức và sự hiểu biết, phát triển các kỹ năng, thái độ, tình cảm và các giá trị
đạo đức dưới sự tổ chức của nhà trường”. Theo White (1995), chương trình là
một kế hoạch giáo dục phản ánh các mục tiêu giáo dục, đào tạo mà nhà trường
theo đuổi. Bản kế hoạch đó cho biết nội dung, phương pháp dạy và học cần
thiết để đạt được mục tiêu đề ra.
Tim Wentling (1993) định nghĩa: “Chương trình là bản thiết kế tổng thể
cho một hoạt động đào tạo. Hoạt động đó có thể là một khoá học trong thời
gian vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm. Bản thiết kế tổng thể đó cho ta
biết nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể kỳ vọng ở người học sau khi
kết thúc khoá học, phác họa qui trình thực hiện nội dung đào tạo, phương pháp
đào tạo và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và toàn bộ các vấn đề
11


của bản thiết kế này được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”. [Tài liệu
PTCTGDMN - tr 7].
Có cùng quan điểm với tác giả Tim Wentling, RaphTyler cho rằng chương

trình gồm 4 yếu tố cơ bản: 1) Mục tiêu đào tạo; 2) Nội dung đào tạo; 3) Phương
pháp hay qui trình đào tạo và 4) Đánh giá kết quả đào tạo [Tài liệu
PTCTGDMN - tr 7].
Theo Portelli (1987), đã có hơn 120 định nghĩa về chương trình trong các
tài liệu chuyên ngành về chương trình giáo dục.
Chúng tôi cho rằng: Chương trình giáo dục là sự trình bày có hệ thống một
kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục được tổ chức trong một môi trường
sư phạm, trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập
mà người học cần đạt được, xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung giáo dục,
các phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức, cách thức đánh giá kết quả
giáo dục cũng như những điều kiện nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục đã đề
ra [Tài liệu PTCTGDMN - tr 7].
Dựa vào cách hiểu trên về khái niệm chương trình giáo dục, xuất phát từ
đặc thù của công tác giáo dục ở cấp học mầm non, chúng tôi hiểu về khái niệm
chương trình giáo dục mầm non như sau:
Chương trình giáo dục mầm non là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch
tổng thể các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi được tổ
chức trong cơ sở giáo dục mầm non trong một thời gian xác định, trong đó nêu
lên các mục tiêu trẻ mầm non cần đạt được, xác định rõ phạm vi, mức độ nội
dung giáo dục, các phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức, cách thức
đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục cũng như những điều kiện nhằm đạt được
các mục tiêu giáo dục mầm non đã đề ra [Tài liệu PTCTGDMN -tr 8].
Chương trình giáo dục mầm non là đề cương về kế hoạch hành động sư
phạm tác động trên trẻ mầm non gồm những thành tố mục tiêu giáo dục, nội
dung, phương pháp, các hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục và các
12


điều kiện để thực hiện chương trình. Những thành tố cơ bản cấu thành chương
trình có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Chương trình cung cấp những

định hướng chăm sóc, giáo dục trẻ cơ bản nhất cho giáo viên và nhà quản lý
giáo dục mầm non. Chương trình gồm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và
những hoạt động diễn ra trong và ngoài lớp suốt thời gian trẻ ở trường và sự
phối hợp với gia đình, xã hội. Chương trình vừa mang tính hoạch định theo kế
hoạch của người lớn, vừa mang tính tự chọn theo nhu cầu, hứng thú của trẻ.
Với cách hiểu như trên về khái niệm chương trình giáo dục mầm non,
chương trình giáo dục mầm non có các cấp độ sau:
+ Cấp độ rộng nhất là chương trình giáo dục mầm non quốc gia do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành;
+ Cấp độ thứ hai là chương trình giáo dục mầm non địa phương (chương
trình giáo dục mầm non do từng sở, phòng giáo dục và đào tạo ban hành gắn
với những đặc thù địa phương).
Cấp độ thứ ba là chương trình giáo dục của nhà trường gắn với đặc thù
môi trường và điều kiện giáo dục, những yếu tố bản sắc riêng của trường mầm
non do hiệu trưởng ban hành, tổ chức quản lý thực hiện.
Cấp độ thứ tư là chương trình giáo dục của từng độ tuổi gắn với các lĩnh
vực giáo dục phát triển theo độ tuổi; chương trình giáo dục theo tháng/chủ đề,
theo tuần, theo ngày; chương trình của hoạt động giáo dục do giáo viên trực
tiếp phụ trách các nhóm lớp xây dựng và tổ chức cho trẻ thực hiện.
Trong phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận cách hiểu về chương
trình giáo dục mầm non ở cấp độ thứ ba - chương trình giáo dục nhà trường để
nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo mô hình lớp ghép.
1.2.2. Lớp ghép
Lớp ghép (LG) là một mô hình tổ chức dạy học trong đó giáo viên ở một
lớp tổ chức dạy học cho người học ở hai hay nhiều trình độ khác nhau đạt đến
những mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Mô hình tổ chức dạy học lớp ghép khác với
13


mô hình tổ chức dạy học lớp cùng trình độ phổ biến ở nước ta hiện nay ở chỗ

giáo viên phụ trách lớp học cùng một lúc dạy học sinh ở các trình độ khác nhau
Trong mô hình lớp ghép, học sinh có thể có từ 2 đến 3,4 trình độ cùng học với
nhau nhưng phổ biến là các lớp ghép có 2,3 nhóm trình độ.
Với loại hình công lập, mô hình lớp ghép ở cấp học mầm non thường xuất
hiện nhiều ở vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số do không gian địa lý - vùng
lãnh thổ rộng, dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp nên khó bố trí những lớp
học đủ số trẻ. Lớp ghép ở cấp học mầm non là lớp học mà trong đó trẻ em có
nhiều độ tuổi, nhiều trình độ khác nhau học cùng một thời gian, không gian với
giáo viên được giao phụ trách (lớp có 1 hoặc 2 giáo viên).
Lớp mẫu giáo ghép là lớp mẫu giáo có trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau (từ 3-6
tuổi) được ghép lại trong một lớp để cùng nhau hoạt động dưới sự tổ chức và
hướng dẫn chung của giáo viên tạo nên một môi trường giáo dục nhiều chiều,
thúc đẩy sự phát triển chủ động và tích cực của từng trẻ. [Tài liệu Lớp ghép, tr4].
Giáo dục mầm non đối với trẻ mẫu giáo có hai loại lớp ghép cơ bản là Lớp
ghép 2 độ tuổi (3 tuổi và 4 tuổi; 4 tuổi và 5 tuổi; 3 tuổi và 5 tuổi) và Lớp ghép 3
độ tuổi (3 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi). Trẻ trong các lớp mẫu giáo ghép có sự khác
nhau rõ rệt về thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, nhận thức và giao tiếp.
1.2.3. Phát triển chương trình giáo dục
Thuật ngữ phát triển chương trình (curriculum development) có khi được
hiểu là làm chương trình (curriculum making) hay thiết kế chương trình, xây
dựng chương trình (curiculum design).
Phát triển chương trình giáo dục mầm non là một quá trình liên tục điều
chỉnh, bổ sung, cập nhật, làm mới toàn bộ hoặc một số thành tố của chương
trình giáo dục mầm non, bảo đảm khả năng phát triển và ổn định tương đối của
chương trình đã có, làm cho việc triển khai chương trình theo mục tiêu giáo dục
đặt ra đạt được hiệu quả tốt nhất, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu phát triển
của xã hội và phát triển của cá nhân trẻ. Phát triển chương trình giáo dục mầm
14



×