Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Nghiên cứu ứng dụng kết hợp công nghệ xúc tác quang và hoạt hóa điện hóa để tăng cường chống nhiễm khuẩn ở các bệnh viện tỉnh Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 39 trang )

UBND TỈNH TRÀ VINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
–––––––––––––––
ay

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN
VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
––––––––––––––––––

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH

“Nghiên cứu ứng dụng kết hợp công nghệ xúc tác quang và hoạt hóa điện hóa
để tăng cường chống nhiễm khuẩn ở các bệnh viện tỉnh Trà Vinh”

Cơ quan chủ trì: Viện Công nghệ môi trường
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Hoàng Long
Cơ quan quản lý đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh

Hà Nội, năm 2016


Biểu B1-2a-TMĐTCN

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ1
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1

Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng kết hợp công nghệ


xúc tác quang và hoạt hóa điện hóa để tăng cường
chống nhiễm khuẩn ở các bệnh viện tỉnh Trà Vinh
2 Thời gian thực hiện: 24 tháng
(Từ tháng 12/2016 đến tháng 12/2018)

1a

Mã số (được cấp khi Hồ
sơ trúng tuyển)

3 Cấp quản lý
Quốc gia
Bộ
Tỉnh
Cơ sở
4 Tổng kinh phí thực hiện: 1.199,028 triệu đồng, trong đó:
Nguồn
(triệuđồng)
Kinh phí
- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học
600,000
- Từ nguồn tự có của tổ chức
- Từ nguồn khác (Sở KHCN Trà Vinh)
599,028
5
Phương thức khoán chi:
Khoán đến sản phẩm cuối cùng
Khoán từng phần, trong đó:
- Kinh phí khoán: ………………….....triệu đồng
- Kinh phí không khoán: ………….….triệu đồng

6

Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có), Mã số:
Thuộc dự án KH&CN
Độc lập
Khác
7 Lĩnh vực khoa học
Tự nhiên;
Nông, lâm, ngư nghiệp;
Kỹ thuật và công nghệ;
Y dược.
8 Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Phạm Hoàng Long
Ngày, tháng, năm sinh: 17/4/1976 Giới tính: Nam/Nữ: Nam
Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên Chức vụ: CB nghiên cứu
Điện thoại: 0986019844
Tổ chức: 04.37917736 Nhà riêng: 04.39912126 Mobile: 0986019844
11 Bản Thuyết minh đề tài này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh
vực khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4, sử dụng chữ Times
New Roman, cỡ chữ 14

1


Fax: 04.37569134 E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Viện Công nghệ môi trường
Địa chỉ tổ chức: Nhà A30, số 18 Hoàng Quốc Viêt, Cầu Giấy, Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: Số nhà 2A/11/102 ngõ 192 Lê Trọng Tấn, Định Công, Hà Nội
9 Thư ký đề tài

Họ và tên: Lê Thanh Sơn
Ngày, tháng, năm sinh: 09/6/1981Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên
Chức vụ: Phó trưởng phòng Công nghệ Hóa lý môi trường
Điện thoại:
Tổ chức: 04.37917734 Nhà riêng: ............................... Mobile: 0915968187
Fax: 04.37569134
E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Viện Công nghệ môi trường
Địa chỉ tổ chức: Nhà A30, số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: Phòng 2702, CT6B chung cư Bemes, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội
10 Tổ chức chủ trì đề tài
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Viện Công nghệ môi trường
Điện thoại: 04. 37569136Fax: 04.37911203
E-mail:
Website: ietvn.vn
Địa chỉ: Nhà A30, số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS. TS. Trịnh Văn Tuyên
Số tài khoản: 3713.1.1002586
Kho bạc nhà nước/Ngân hàng: Kho bạc Nhà nước quận Cầu Giấy, Hà Nội.
11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có)
1. Tổ chức 1: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh
Tên cơ quan chủ quản: Sở Y tế Trà Vinh
Điện thoại: 0743.862.553 Fax: 0743.867.377
Địa chỉ: Số 27 Điện Biên Phủ, Phường 6, Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Trần Kiến Vũ
Số tài khoản: ...................................................................................................................
Kho bạc nhà nước/Ngân hàng: .......................................................................................
2. Tổ chức 2: Bệnh viện Sản-Nhi Trà Vinh

Tên cơ quan chủ quản : Sở Y tế Trà Vinh
Điện thoại: 0743.849.456Fax: 0743.849.123
Địa chỉ: Ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Lê Minh Dũng
Số tài khoản: ...................................................................................................................
Kho bạc nhà nước/Ngân hàng: .......................................................................................
12
Các cán bộ thực hiện đề tài
(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc
tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ
nhiệm đề tài. Những thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và gửi kèm theo hồ
sơ khi đăng ký)
2


Thời gian
Họ và tên,

Tổ chức

Nội dung,

làm việc cho

học hàm học vị

công tác

công việc chính tham gia


đề tài (Số

TT
2

tháng )
1

ThS. Phạm Hoàng
Long

2

TS. Lê Thanh Sơn

3

ThS. Hoàng Thị
Mai

4

ThS. Trần Mạnh
Hải

5

CN. Đỗ Thị Thu
Thủy


6

CN. Nguyễn Chí
Thanh

7

Đỗ Thị Kim Chi

8

Trần Kiến Vũ

9

Lê Minh Dũng

10

Nguyễn Phương
Nam

Chủ nhiệm đề tài

Viện CNMT

Thư ký đề tài, thiết kế thiết bị làm
sạch không khí
Kế toán đề tài, phụ trách tài chính,
Viện CNMT

xây dựng định mức kinh tế kĩ
thuật
Đánh giá chất lượng các thiết bị
Viện CNMT sau khi sản xuất, nghiên cứu hoàn
thiện các thiết bị
Đánh giá các chỉ tiêu vi sinh, xây
Viện CNMT
dựng định mức kinh tế kĩ thuật
Thiết kế thiết bị bàn rửa và khử
trùng, đánh giá các chỉ tiêu vi
Viện CNMT
sinh, nghiên cứu hoàn thiện các
thiết bị
Bệnh viện Đa Đánh giá hiệu quả khử trùng của
khoa tỉnh Trà các thiết bị ở bệnh viện Đa khoa
Vinh
tỉnh Trà Vinh
Bệnh viện Đa Đánh giá hiệu quả khử trùng của
khoa tỉnh Trà các thiết bị ở bệnh viện Đa khoa
Vinh
tỉnh Trà Vinh
Bệnh viện
Đánh giá hiệu quả khử trùng của
Sản Nhi tỉnh
các thiết bị ở bệnh viện Sản Nhi
Trà Vinh
tỉnh Trà Vinh
Bệnh viện
Đánh giá hiệu quả khử trùng của
Sản Nhi tỉnh

các thiết bị ở bệnh viện Sản Nhi
Trà Vinh
tỉnh Trà Vinh
Viện CNMT

3
2
2

2
4

4

1

1

1

1

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
13

Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng)
- Mục tiêu chung: Cung cấp cho bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh và bệnh viện Sản Nhi
tỉnh Trà Vinh một hệ thống thiết bị tiên tiến mang lại hiệu quả cao, giá rẻ và thân thiện với
môi trường để làm sạch không khí và khử trùng bề mặt, dụng cụ y tế nhằm ngăn ngừa tình
trạng nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Mục tiêu cụ thể: Có được 04 thiết bị làm sạch không khí bằng công nghê ê xúc tác
quang có công suất từ 100 m3/h đến 500 m3/h và 02 hệ thống “bàn rửa và khử trùng” đã qua
kiểm nghiệm trên thực tế ở các phòng chuyên môn của của bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh
22Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng

3


vàbệnh viện Sản Nhi tỉnh Trà Vinh.
14

Tình trạng đề tài
Mới
Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác
15 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên
cứu của đề tài
15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Ngoài nước(Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những kết
quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được những bước tiến về
trình độ KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó)
a) Công nghệ xúc tác quang xử lý ô nhiễm không khí
Xúc tác quang (XTQ) được nghiên cứu từ năm 1970 [1] và phát triển không ngừng cho
đến ngày nay nhờ tiềm năng ứng dụng phong phú trong lĩnh vực công nghệ môi trường của
nó. Trong khi các phương pháp xử lý khác như : keo tụ, hấp phụ, hấp thụ, màng lọc, phương
pháp hóa học, vật lý,… hoặc không xử lý được triệt để chất ô nhiễm mà chỉ biến đổi các chất
ô nhiễm từ dạng này thành dạng khác, hoặc xử lý được nhưng tốn kém hóa chất, năng lượng,
hoặc trong quá trình xử lý sinh ra các sản phẩm phụ độc hại thì phương pháp XTQ có nhiều
ưu điểm nổi trội như :
+ Có thể xử lý triệt để rất nhiều các chất ô nhiễm thành CO2 và hơi nước, là những sản

phẩm thân thiện môi trường mà không sinh ra các sản phẩm phụ độc hại. Nhiều nghiên cứu
đã chứng minh tính hiệu quả của phương pháp này trong việc xử lý các họ hợp chất hữu cơ
rất khác nhau như các hydrocacbon bão hòa và không bão hòa, các hợp chất oxy hóa, các hợp
chất thơm [2, 3], thuốc trừ sâu [4], các chất màu [5], các axit béo [6, 7], các hợp chất chứa
asen [8], NOx [9] và các vi khuẩn [10],….
+ Vật liệu XTQ,có vai trò tạo ra hiệu ứng quang hóa (xem cơ chế phản ứng ở dưới), chủ
yếu là từ các nguyên tố chuyển tiếp như TiO2, ZnO, WO3, CdSe. v.v..., trong đó TiO2 có hoạt
tính XTQ cao nhất và là vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền, trơ về mặt hóa học và không độc hại đối với
sức khỏe con người.

Hình 1. Cơ chế phản ứng XTQ của TiO2
Công nghệ XTQ đặc biệt hiệu quả trong xử lý ô nhiễm không khí bởi trong không khí
có sẵn hơi nước và khí oxy để hình thành chuỗi phản ứng oxy hóa khử theo cơ chế mô tả trên
hình 1: dưới tác dụng của ánh sáng tử ngoại (UV), các điện tử từ vùng hóa trị của vật liệu
nano TiO2chuyển lên vùng dẫn thành các điện tử tự do (e-) và để lại các lỗ trống (h+) ở vùng
hóa trị. Điện tử và lỗ trống sau đó sẽ khuếch tán ra bề mặt vật liệu và phản ứng với H2O và O2
4


sẵn có trong không khí được hấp thụ trên bề mặt vật liệu và tạo ra các gốc có khả năng ôxy
hóa khử các chất hữu cơ (các gốc siêu oxy hóa).
Các tế bào vi khuẩn cũng được cấu tạo chủ yếu bởi các chất hữu cơ như protein, lipid,
hydrat cacbon,.. do đó cũng sẽ bị phân hủy bởi các gốc siêu oxy hóa này, dẫn đến làm giảm 77
đến 93% khả năng hô hấp của tế bào, khiến cho tế bào suy yếu dần và cuối cùng là bị tiêu diệt
[11].
Trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm không khí (ONKK) bằng XTQ, có thể nói nước Nga là
một trong những nước đi tiên phong. Viện Các Vấn đề Vật lý trong Hóa học (CVĐLH) thuộc
Viện Hàn lâm Khoa học (HLKH) Nga là nơi đạt được nhiều thành tựu nhất trong nghiên cứu
ứng dụng vật liệu XTQ cho mục đích xử lý ô nhiễm môi trường không khí bởi các chất hữu cơ
và các loài vi khuẩn gây bệnh. Các nhà khoa học của Viện đã chế tạo thành công bột nano

TiO2 có có hoạt tính oxy hóa cao đặc biệt,bởi vì họ đã nắm trong tay bí quyết công nghệ chế
tạo vật liệu XTQ trên cơ sở nano TiO2. Trên cơ sở đó, họ đã sản xuất các thiết bị xử lý ô nhiễm
không khí với nhãn hiệu TIOKRAFT với đặc tính nổi trội là các thành phần ô nhiễm không
tích tụ lại trong thiết bị mà được phân hủy hoàn toàn thành khí vô hại mà không phải thêm bất
kỳ hóa chất nào như Ôzon, Clo... và khả năng xử lý đa năng (khói thuốc, vi khuẩn, mùi hôi,
NH3, H2S ....). Ngoài ra, các bộ lọc có thuổi thọ cao, trong điều kiện máy hoạt động liên tục bộ
lọc tinh 4 tháng mới phải thay, bộ phận phân hủy siêu ôxit là 5 năm.TIOKRAFT đã được
thương mại hóa và được xuất khẩu sang nhiều ở châu Âu như Đức, Hy Lạp… từ nhiều năm
nay.
b) Công nghệ hoạt hóa điênê hóa và ứng dụng trong khử trùng y tê
Dung dịch HHĐH là một chất lỏng trong suốt không màu, có mùi clo nhẹ, chứa hỗn hợp
các chất oxy hoá chứa oxy và clo như: HClO, ClO2, HClO3, HClO4, H2O2, O2, ClO-, ClO2-,
ClO3-, O-, HO2-, OH-, là những chất hoạt động diệt vi trùng và bào tử rất hiệu quả nên chỉ cần
dùng ở nồng độ nhỏ và vì vậy ít độc hại [12]. Các thông số đặc trưng của dung dịch
HHĐH:pH: từ 6,5 đến 8,0; tổng nồng độ các chất hoạt tính (tương đương clo hoạt tính): 250350 mg/l; thê oxy hoá khử cao: từ + 800 mV đến +1000 mV.
So với các chất diệt khuẩn truyền thống, dung dịch HHĐH có nhiều ưu thế nổi trội [12]:
- Dung dịch HHĐH tập hợp nhiều hoạt chất sát khuẩn nên có khả năng sát khuẩn cao,
diệt được hầu hết các nhóm vi khuẩn gam (+), gam (-), kể cả nha bào, nấm mốc, xạ khuẩn.
Thời gian diệt vi khuẩn, vi trùng ngắn hơn nhiều so với các loại hóa chất khác; không bị hiện
tượng “nhờn thuốc” như các loại hóa chất khác. Ngoài ra dung dịch HHĐH còn có tính tẩy rửa
rất tốt.
- Ít độc hại cho người sử dụng, tiếp xúc nó thường xuyên do lượng khoáng thấp và nồng
độ các hoạt chất trong dung dịch HHĐH khá nhỏ.
- Có khả năng kết hợp sử dụng với nhiều loại hóa chất tẩy rửa khác, làm tăng hiệu quả
của cả hai quá trình tẩy rửa và sát trùng.
- Được sản xuất ngay tại nơi sử dụng bằng quy trình rất đơn giản do đó không cần phải
dự trữ và bảo quản; người vận hành thiết bị không cần có chuyên môn cao.
- Giá thành rẻ, với cùng hiệu quả sử dụng yêu cầu chi phí thấp hơn các biện pháp
khác.Để pha chế dung dịch HHĐH chỉ cần sử dụng nước cất, nước đã được làm sạch hoặc
nước sinh hoạt để hòa tan NaCl tinh khiết hay muối ăn với nồng độ  5g/l.

- Do có tổng lượng khoáng nhỏ nên dung dịch HHĐH có tính chất gần giống nước

5


khoáng thông thường và đảm bảo sạch về phương diện sinh thái. Dung dịch HHĐH không
làm nhiễm bẩn môi trường và không cần phải trung hoà nó sau khi sử dụng vì sau khi được
sản xuất 5 ngày dung dịch trở về dạng nước muối ban đầu trước khi được kích hoạt điện hoá.
- Nồng độ các hoạt chất trong dung dịch HHĐH không lớn (trung bình từ 0,2 – 0,3g/l)
nên nó không gây nguy hiểm gì khi tiếp xúc với da và niêm mạc, bảo vệ an toàn các dụng cụ y
tế được làm từ các vật liệu dễ bị ăn mòn.
* Cơ chế diệt khuẩn của dung dịch HHĐH:
Thành phần của dung dịch HHĐH gồm nhiều hoạt chất oxy hoá. Các tế bào của cơ thể
người ngay trong quá trình hoạt động sống cũng tham gia vào các phản ứng oxy hoá khử,
chúng sản sinh ra và sử dụng có mục đích các chất oxy hoá hoạt tính cao như HO●, HO2●,
H2O2, O3, HClO, ClO.... Các tế bào này có hệ thống cấu tạo bảo vệ chống oxy hoá, ngăn ngừa
tác dụng độc hại của các chất tương tự đến cấu trúc tế bào sống nhờ sự có mặt của các cặp
Lipoproteit 3 lớp có chứa các cấu trúc nối đôi (- C = C -) có khả năng nhận electron. Các vi
khuẩn thì không có hệ thống bảo vệ để chống oxy hoá nên dung dịch HHĐH là chất cực độc
đối với chúng. Thêm nữa, mức độ khoáng hoá thấp của dung dịch HHĐH và khả năng hydrat
hoá cao của nó làm tăng mức độ thẩm thấu của màng tế bào vi khuẩn đối với các chất oxy
hoá. Các vi bọt khí mang điện được tạo ra trong vùng tiếp xúc với polyme sinh học cũng góp
phần làm chuyển dịch mạnh mẽ các chất oxy hoá vào trong tế bào vi khuẩn [13]. Vì thế, dung
dịch HHĐH có tác dụng diệt khuẩn mạnh nhưng lại ít gây hại cho tế bào cơ thể người.
* Ứng dụng dung dịch HHĐH trong y tế:
Chính nhờ khả năng diệt khuẩn mạnh, dung dịch HHĐH đã được sử dụng rộng rãi trong
vệ sinh bệnh viện tại các nước Anh, Nga, Nhật Bản... Năm 2001, Trung tâm Quốc gia Kiểm
soát an toàn vệ sinh y tế thuộc Bộ Y tế CHLB Nga đã đưa ra tài liệu hướng dẫn điều chế dung
dịch HHĐH và sử dụng nó trong khử trùng và tiệt trùng trong bệnh viện [14]. Công trình này
là kết quả nghiên cứu và thử nghiệm nhiều năm của các cơ quan đầu ngành về chống nhiễm

khuẩn của CHLB Nga.Theo bản hướng dẫn này, dung dịch HHĐH nồng độ clo hoạt động 300
- 500 mg/l được sử dụng thường quy trong bệnh viện để rửa tay phẫu thuật viên y tế trước khi
mổ, khử trùng buồng mổ, buồng bệnh (nền, tường, đồ đạc, không khí), các dụng cụ y tế như
dụng cụ bằng thuỷ tinh, hợp kim titan, nhựa, silicon, cao su thiên nhiên, bát đĩa, vải trải
giường, quần áo bệnh nhân, đồ dùng vệ sinh, mỗi chủng loại đồ dùng có qui trình khử khuẩn
khác nhau.
Theo Sukhova O.I [15], các chi phí sản xuất dung dịch HHĐH bằng phương pháp điện
hoá trên các thiết bị STEL đã cho thấy 1 lít dung dịch HHĐH rẻ hơn 1 lít tác nhân hoá học
khử khuẩn như precept, Ca(ClO2), Cloramin, Clorcept và Coldspor là 55, 93, 107, 134 và 214
lần tương ứng, ngoài ra dung dịch HHĐH còn làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường xung
quanh bởi các chất oxy hoá mạnh và các muối khoáng, độc tính của dung dịch HHĐH so với
Precept và clozcept là tối thiểu.
Trong nước(Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu
của đề tài, đặc biệt phải nêu cụ thể được những kết quả KH&CN liên quan đến đề tài mà các
cán bộ tham gia đề tài đã thực hiện. Nếu có các đề tài cùng bản chất đã và đang được thực
hiện ở cấp khác, nơi khác thì phải giải trình rõ các nội dung kỹ thuật liên quan đến đề tài
này; Nếu phát hiện có đề tài đang tiến hành mà đề tài này có thể phối hợp nghiên cứu được
thì cần ghi rõ Tên đề tài, Tên Chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài đó)

6


a) Tình hình nghiên cứu Thiêt bị xử lý ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam:
Qua những công trình công bố của các nhóm nghiên cứu, thực tế chúng tôi mới tìm thấy
một công trình nghiên cứu liên quan đến việc chế tạo và ứng dụng các thiết bị XTQ xử lý ô
nhiễm không khí ở quy mô lớn hơn quy mô phòng thí nghiệm:
Đề tài KC.08/06-10 của nhóm tác giả N. T. Huệ: “Nghiên cứu xử lý ô nhiễm không khí
bằng vật liệu sơn nano TiO2/Apatit, TiO2/Al2O3 và TiO2/bông thạch anh”, các tác giả đã tiến
hành thử nghiệm sơn nano TiO2/Apatit tại một phòng điều trị bệnh nhân có diện tích 24 m2 và
tại một trạm đăng kiểm phương tiện giao thông với công suất thiết bị cỡ 100 L/giờ. Các kết

quả này cũng mới chỉ là kết quả của phương pháp xử lý thụ động [16].
N. T. Huệ và cs [17] đã phủ màng nano TiO2 lên sợi alumina bằng phương pháp sol-gel
và sử dụng sản phẩm thu được để nghiên cứu xử lý phân hủy NO và CO trong không khí ô
nhiễm, với kết quả dẫn ra cho thấy sau 5 giờ phơi nhiễm dưới bức xạ tím (360 nm) các tạp
chất trên bị phân hủy hoàn toàn.
Viện Khoa học vật liệu và Viện Vật lý ứng dụng - Thiết bị khoa học, đã cùng nhau hợp
tác thực hiện đề tài Nghị định thư giữa Việt Nam – Malaysia giai đoạn 2004 – 2006 do GS.
TSKH. Đào Khắc An, Viện Khoa học Vật liệu làm chủ nhiệm. Nhóm tác giả đã chứng minh
được khả năng diệt khuẩn của vật liệu XTQ TiO2 anatase, như một số dạng sản phẩm màng
lọc dùng để xử lý môi trường sử dụng TiO2 trên đề vải cacbon, trên đế gốm xứ, bông thủy
tinh,... và nhất là hai loại máy xử lý không khí ô nhiễm ở dạng chế tạo thử nghiệm đơn chiếc
cũng đã được đưa ra quảng bá trong hội chợ công nghệ [18].
Gần đây Viện Công nghệ môi trường- Viện HLKHCN Việt Nam và Viện CVĐLH -Viện
HLKH Nga đã có thỏa thuận hợp tác nghiên cứu công nghệ XTQ làm sạch và khử trùng
không khí và nước đã được phát triển tại Viện CVĐLH và áp dụng phù hợp với các điều kiện
của Việt nam. Năm 2011, Viện Công nghệ môi trường đã thực hiện nhiệm vụ nghị định thư
“Nghiên cứu phát triển và ứng dụng hệ thống xử lý ô nhiễm không khí TIOKPAFT trên cơ sở
vật liệu xúc tác quang TiO2” do TS. Nguyễn Việt Dũng, làm chủ nhiệm, nghiệm thu tháng 12
năm 2013 [19], đồng thời cũng là thành viên trong đề tài này.
b) Tình hình nghiên cứu và ứng dụng dung dịch HHĐH để khử trùng trong các bênh
ê
viênê ở Viêtê Nam
Các cán bộ của Viện Công nghệ môi trường đã bắt đầu nghiên cứu về công nghệ HHĐH
và triển vọng ứng dụng trong thực tế sản xuất và đời sống trong vòng gần chục năm trở lại
đây. Các thiết bị sử dụng buồng điện hoá FEM-3 lần đầu tiên được lắp ráp và vận hành tại
Viện vào năm 2000. Chi cục đo lường chất lượng Hà Nội công nhận tiêu chuẩn công bố TC
02: 2002 cho loạt thiết bị HHĐH mang nhãn hiệu ECAWA. Phòng thí nghiệm
VINACONTROL đã giám định phẩm chất của dung dịch HHĐH điều chế từ các thiết bị trên
cho các thông số là: pH= 6,0-6,1; hàm lượng Clo hoạt động = 300  50 mg/l và thế ôxy hoá
khử là 80050 mV nằm trong phạm vi tiêu chuẩn của các sản phẩm cùng loại sản xuất tại LB

Nga.Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đã kiểm nghiệm khả năng diệt khuẩn trên vitro của
dung dịch HHĐH có nồng độ clo hoạt tính 350 mg/l. Kết quả cho thấy 5 loài vi khuẩn là
S.aureus, P. aeruginosa, Shigella, B. Subtilis và nấm Candida Abicans với mật độ 109 cfu/ml
sau khi tiếp xúc với dung dịch HHĐH trong thời gian 1 phút đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong
7


thời gian thử nghiệm các thành viên trong nhóm thực hiện cho thấy không có phản ứng phụ,
an toàn, không có mùi khó chịu.
Tại Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội [20], dung dịch HHĐH nồng độ clo hoạt tính 150
mg/l đã được dùng để sát khuẩn bề mặt và so sánh với các mẫu đối chứng sử dụng dung dịch
surfanios 0,25% (Pháp) theo thường qui của Bệnh viện. Kết quả thử nghiệm đối với 10 chủng
vi khuẩn: Proteus, Micrococcus, Bacillus, Neuseria, Corynebacterium, Staphylococi,
Acinetobacter, P.aeruginosa, Kleb. Pneumoniae, Enterococus cho thấy 97% trường hợp dùng
Surfanios 0,25% và gần 90 % trường hợp dùng dung dịch HHĐH 150 mg/l có mức giảm mật
độ vi khuẩn trên 100 lần. Nếu so sánh thống kê hai trường hợp sử dụng các chất khử trùng này
thì không thấy có sự khác biệt (p > 0,05).Kết quả thử nghiệm khử trùng dụng cụ y tế (dụng cụ
trợ hô hấp được dùng thường xuyên và có nguy cơ nhiễm khuẩn cao) cho thấy 100% (42/42
mẫu) các mẫu nghiên cứu được lấy ngay sau khi khử khuẩn đều âm tính, hiệu quả diệt khuẩn
là 100%[21, 22]..
Tại Bệnh viện Quân đội TƯ108, dung dịch HHĐH được thử nghiệm để khử trùng phòng
mổ nơi phải tuân thủ các điều kiện vệ sinh khử trùng nghiêm ngặt [21]. Các kết quả phân tích
vi sinh của trên 60 mẫu đã lấy cho thấy hiệu lực khử khuẩn của dung dịch HHĐH 50%,
Chloramin - B 1% và Surfanios 0,25% không có sự khác biệt (p>0,05). Tuy nhiên, giá thành
sản xuất dung dịch HHĐH rất rẻ, dưới 100đ cho 1 lít dung dịch, rẻ hơn 3,5 lần so với Surfanios
và rẻ hơn 9 lần so với Chloramin-B.
15.2 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của đề tài
(Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích những công trình
nghiên cứu có liên quan, những kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, đánh giá
những khác biệt về trình độ KH&CN trong nước và thế giới, những vấn đề đã được giải

quyết, cần nêu rõ những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những hạn chế cụ thể, từ đó nêu được
hướng giải quyết mới - luận giải và cụ thể hoá mục tiêu đặt ra của đề tài và những nội dung
cần thực hiện trong đề tài để đạt được mục tiêu)
a) Tính cấp thiêt của đề tài:
Thời gian gần đây, ở nước ta có nhiều nạn dịch bệnh bùng phát với tốc độ lây lan nhanh
và gây ra rất nhiều những hậu quả hết sức đau lòng về số bệnh nhân tử vong, gây hoang mang
dư luận như: dịch sởi, dịch cúm A, chân tay miệng,…Bên cạnh nguyên nhân là do yếu tố chủ
quan con người thì một nguyên nhân rất lớn là tình trạng nhiễm khuẩn trong các phòng bệnh,
dẫn đến hiện tượng lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Thực vâ êy, khi không khí hoă êc bề mă êt
các trang thiết bị phẫu thuâ êt, dụng cụ chăm sóc bệnh nhân, áo của phẫu thuật viên, hoă cê bề
mă êt sàn, phòng bê ênh,... không được vô trùng sẽ dẫn đếnsự có mặt của các vi khuẩn, virút
trong các phòng bệnh, phòng xét nghiệm, do đó sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của nhân
viên y tế và người bệnh, làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng việc sử dụng
kháng sinh và chi phí điều trị - còn gọi là hiê ên tượng nhiễm khuẩn bê ênh viê ên (NKBV).NKBV
thường tập trung cao ở khu vực hồi sức cấp cứu và ngoại khoa. Trong đó có 3 loại nhiễm
khuẩn thường gặp là nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn tiêu hóa. Các
bệnh nhân không có miễn dịch tốt, người đặt xông dẫn lưu, xông bàng quang, xông niệu đạo,
dùng máy thở hỗ trợ hô hấp dễ có nguy cơ nhiễm trùng và bệnh càng nặng hơn. Theo ước tính
hằng năm nước ta có khoảng 700 nghìn bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ do NKBV gây ra.
Khảo sát từ Cục quản lý khám chữa bệnh cho thấy, nhiễm khuẩn bệnh viện kéo dài thời gian
8


nằm viện trung bình của bệnh nhân từ 9 đến 24,3 ngày đồng thời kéo theo tăng chi phí điều trị
trung bình từ 2-32,3 triệu đồng/bệnh nhân. Điều tra của Bộ Y tế vào tháng 8 năm 2012 trong
số 522 bệnh viện cả nước cho thấy chỉ có 33% các bệnh viện có đơn vị kiểm soát nhiễm khuẩn
đạt tiêu chuẩn.
Khảo sátbệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh và bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh cho thấy, để
khử trùng không khí trong các khoa phòng,các bệnh viện sử dụng phương pháp xông phòng
bằng dung dịch Anios 1 lần/tuần, với chi phí khoảng 2.130.000 đ/tuần. Như vậy, việc khử

trùng không khí trong các khoa phòng chỉ mang tính chất thời điểm, ngoài thời điểm xông
phòng bằng hóa chất thì không khí không đảm bảo được vô trùng, hơn nữa chi phí hóa chất
cũng không rẻ, chưa kể thiết bị để phun xịt loại hóa chất này cũng rất đắt tiền.
Để khử trùng các dụng cụ nội soi, các bệnh viện trên sử dụng hóa chất Cidex OPA, với
chi phí 982.000 đ/tuần.Các dụng cụ y tế khác cũng được khử trùng bằng dung dịch hóa chất
Cidex OPA, Hexanios, Presept, với chi phí lên đến trên 110 triệu đồng/tuần. Như vậy, giải
pháp khử trùng dụng cụ y tế bằng các hóa chất trên là rất tốn kém.
Như vậy có thể thấy rằng bất kỳ phương án vô trùng không khí nào đang sử dụng cũng
hoă êc tiềm ẩn nguy cơ NKBV hoă êc để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của y bác
sỹ và bê ênh nhân, hoă êc chi phí tốn kém. Do đó, viê êc tìm ra mô êt giải pháp khử trùng toàn diê ên
môi trường bê ênh viê ên, hiê êu quả và kinh tế để phòng tránh NKBV đang là nhu cầu cấp thiết
của các bê ênh viê ên và cơ sở y tế trong cả nước nói chung, củabệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh
và bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh nói riêng.
b) Giải pháp công nghê của
đề tài:
ê
Thừa hưởng kết quả của Nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư KH-CN của Viện
CNMT với Liên bang Nga “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng hệ thống xử lý ô nhiễm không
khí Tiokraft trên cơ sở vật liệu xúc tác quang TiO2” (Cấp nhà nước) đã nghiệm thu
(Quyếtđịnhsố 3958/QĐ-BKHCN 18 tháng 12 năm 2013), nhóm nghiên cứu đã nắm vững
được công nghệ xử lý không khí ô nhiễm bằng XTQ và đã chế tạo thử thành công một số thiết
bị LSKK bằng XTQ có công suất vừa và nhỏ (25, 40, 100, 250, 500 và 750 m3/h)(hình 2).

Hình 2. Hình ảnh thiêt bị LSKK đặt sàn 500m3/h : (a): bên ngoài; (b): bên trong
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của các thiết bị LSKK bằng XTQ do Viện CNMT chế tạo
như sau:

9



Không khí vào

Không khí ra

Bộ lọc bụi màng
cơ học

Quạt gió

Bộ lọc xúc tác
quang

Bộ lọc các phần
tử siêu oxy hóa

Giải thích sơ đồ công nghệ: dòng khí cần lọc đi vào thiết bị nhờ có áp suất âm bên trong
do quạt gió tạo nên,đầu tiên qua bộ lọc cơ học gồm có 2 lớp màng thô và tinh. Lớp màng thô
giữ lại các hạt bụi có kích thước trên 0,5 µm chủ yếu trên 1 µm. Màng lọc tinh giữ lại các hạt
bụi chủ yếu cỡ 0,3 µm. Không khí đã rất sạch bụi đi vào trong lòng ống thủy tinh thạch anh có
phủ bột XTQ và chiếu tia cực tím, vi khuẩn và các hợp chất VOC sẽ bị phân hủy. Khi ra qua
thành ống thủy tinh không khí đã được xử lý có thể chứa các hạt mang điện tích và các phân
tử O3 sinh ra do quá trình làm việc của các bộ phận sẽ được trung hòa hoặc hấp phụ vào lớp
lọc PP và các-bon hoạt tính ở phía sau. Quạt gió sẽ tạo lực hút không khí đã xử lý ra khỏi thiết
bị.
Các thiết bị LSKK bằng XTQ này đã được chạy thử nghiệm ở 3 bệnh viện: bệnh viện E
Trung ương, Bệnh viện 354 và bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô. Ngoài ra, các thiết bị cũng đã
được chạy thực tế tại ở 3 bệnh viện: Bệnh viện đa khoa Phố Nối, bệnh viện đa khoa tỉnh
Hưng Yên và bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai. Kết quả đánh giá tại tất cả các bệnh viện cho
thấy thiết bị LSKK bằng XTQ do Viện CNMT chế tạo có cấu tạo nhỏ gọn; không sử dụng hóa
chất, không tạo sản phẩm phụ độc hại, không gây mùi; khả năng khử khuẩn không khí đạt tới

95%.
Tuy nhiên trong quá trình chạy tửh thiết bị tại các bệnh viện, chúng tôi nhận thấy một
khuyết điểm của thiết bị đó là sau một thời gian sử dụng, vi khuẩn sẽ bám, tích tụ trên bề mặt
màng lọc tinh, tạo thành ổ vi khuẩn, để rồi sau đó chúng khuếch tán ngược trở lại không khí.
Trong khi đó, từ lâu, bạc đã được biết tới như là nguyên tố có hoạt tính kháng khuẩn tự nhiên
mạnh nhất được tìm thấy trên trái đất và ở dạng nano, hoạt tính này còn được tăng lên gấp bội,
do đó được ứng dụng nhiều cho mục đích khử trùng [22, 23]. Chính vì thế chúng tôi có ý
tưởng nghiên cứu chế tạo bộ lọc tinh mới có khẳ năng tránh được khuyết điểm nêu trên, bằng
cách phủ một lớp nano bạc trên màng lọc tinh và do nano bạc có khả năng diệt khuẩn rất
mạnh, nên các vi khuẩn không thể tích tụ trên tấm lọc tinh được.
Trong lĩnh vực khử trùng các bề mă êt như dụng cụ, thiết bị y tế, với những ưu điểm vượt
trô êi và thành tựu đạt được trong lĩnh vực sản xuất dung dịch HHĐH, chúng tôi đề xuất giải
pháp khử trùng các bề mă êt dụng cụ y tế bằng dung dịch HHĐH trên cơ sở là 1 thiết bị “Bàn
rửa và khử trùng” trong đó vòi hoàn toàn cảm ứng, cung cấp 2 loại nước: nước khử trùng là
dung dịch HHĐH được điều chế từ buồng điê ên hóa sản xuất dung dịch HHĐH và nước sạch
để rửa tay thông thường. Trên cơ sở những yều cầu và đặc tính nói ở trên chúng tôi đưa ra sơ
đồ công nghệ tổng thể của thiết bị “Bàn rửa và khử trùng” ở hình 3, 4 sơ đồ này cũng sẽ được
áp dụng trong việc chế tạo các thiết bị là sản phẩm của đề tài. Nhân viên, y tá, người bê ênh
10


thay vì phải khử trùng tay bằng dung dịch Microshield 2% như trước đây, có thể khử khuẩn
trực tiếp dưới vòi của thiết bị “Bàn rửa và khử trùng” khi chọn nước khử trùng HHĐH, sau đó
tráng rửa bằng nước sạch rất thuâ ên tiê ên.
Điện
Muối
Vòi cảm
ứng
Dung
Buồng

dịch
Thùng
Nước
điện hóa
Bơm
Máy RO
khử
chứa
sx dd khử
trùng
trùng
Tín hiệu điều
khiển bơm
Hình 3. Sơ đồ công nghê ê tổng thể thiết bị “bàn rửa và khử trùng”

sensor

Hộp điều
khiển

(b)

(a)

Hình 4. Sơ đồ cấu tạo vòi cảm ứng (a) và bồn rửa (b)
Để chế tạo thiết bị “bàn rửa và khử trùng” trước hết cần có bộ phận tạo ra dung dịch
khử trùng từ nước muối bằng phương pháp điện phân nước muối loãng sử dụng buồng phản
ứng điện hóa có các điện cực catốt và anốt điện cực dạng ống lồng vào nhau, ở giữa chúng có
màng ngăn và khi vận hành có dòng dung dịch chảy liên tục trong hai khoảng không gian
giữa anốt và màng ngăn, giữa catốt và màng ngăn. Buồng phản ứng này được sản xuất tại

công ty Delfin Aqua (Nga), có ký hiệu MB 11 và được dùng trong chế tạo các thiết bị sản
xuất dung dịch khử trùng.
Thiết bị “bàn rửa và khử trùng” này đã được chạy thử nghiệm ở 3 bệnh viện: bệnh viện
E Trung ương, Bệnh viện 354 và bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô. Kết quả đánh giá tại 3 bệnh
viện cho thấy thiết bị “bàn rửa và khử trùng” do Viện CNMT chế tạo có cấu tạo nhỏ gọn;
không gây ồn, vận hành đơn giản, an toàn; không sử dụng hóa chất, dung dịch khử trùng có
mùi clo nhẹ; khả năng khử khuẩn có thể đạt 100% (xem phụ lục).
Tuy nhiên, trong quá trình vận hành phát sinh một vấn đề là phải sục rửa buồng điện
cực bằng axit để chống đóng cặn, việc này khá nguy hiểm đối với những người sử dụng
không có kinh nghiệm. Chính vì thế, chúng tôi sẽ nghiên cứu một phương pháp chống đóng
cặn an toàn hơn đối với người sử dụng.
Như vâ êy, sự kết hợp sử dụng thiết bị LSKK bằng XTQ và thiết bị “bàn rửa và khử

11


trùng” sẽ tạo thành 1 hê ê thống khử khuẩn toàn diê ên cả không khí và các vâ êt dụng, dụng cụ y
tế mà không phải sử dụng bất kỳ mô êt hóa chất đô êc hại nào khác, chỉ phải cung cấp nước muối
loãng 0,5% chạy qua buồng điê ên hóa để sản xuất dung dịch HHĐH. Các thiết bị có cấu tạo
nhỏ gọn, bố trí ở những vị trí hợp lý trong phòng, tiết kiê êm không gian sử dụng.
Trên cơ sở các mục tiêu đề ra, nội dung triển khai chủ yếu của đề tài là:
- Khảo sát hàm lượng vi sinh có trong không khí và trên bề mặt một số dụng cụ y tế trong các
phòng chuyên môn của bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh và bệnh viện Sản Nhi tỉnh Trà Vinh.
- Xây dựng phương án làm sạch không khí cho một số phòng chuyên môn của bệnh viện Đa
khoa tỉnh Trà Vinh và một số phòng chuyên môn của bệnh viện Sản Nhi tỉnh Trà Vinh, trên cơ
sở đó hoàn thiện thiết kế và chế tạo 04 thiết bị làm sạch không khí có công suất từ 100, 300 và
500 m3/giờ có cấu tạo phù hợp để trang bị cho các bệnh viện.
- Xây dựng phương án khử trùng bề mặt dụng cụ y tế của một số khoa phòng của bệnh viện
Đa khoa tỉnh Trà Vinh và bệnh viện Sản Nhitỉnh Trà Vinh, trên cơ sở đóhoàn thiện thiết kế và
chế tạo 02 bàn rửa khử trùng có công suất 10 L/giờ có cấu tạo phù hợp để trang bị cho các

bệnh viện.
- Đánh giá hiệu quả làm sạch không khí (chủ yếu loại bỏ vi khuẩn và nấm) sau khi sử dụng
các thiết bị làm sạch không khí.
- Đánh giá hiệu quả khử trùng bề mặt dụng cụ y tế (chủ yếu loại bỏ vi khuẩn và nấm) sau khi
sử dụng bàn rửa khử trùng trong các bệnh viện.
- Tập huấn hướng dẫn cán bộ bệnh viện sử dụng và vận hành các thiết bị LSKK và thiết bị bàn
rửa khử trùng.
- Viết báo cáo tổng kết và nghiệm thu đề tài.
16 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đên đề tài đã trích
dẫn khi đánh giá tổng quan
(Tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích dẫn để
luận giải cho sự cần thiết nghiên cứu đề tài).
1. M. Formenti, P. Juillet, S. Meriaudeau, S.J. Teichner. Heterogeneous Photocatalysis for
Partial Oxidation of of paraffins. Chemtech, 1, 680-681 (1971).
2. J. Bahnemann, J. Cunningham, M. A. Fox, P. Pichat, N. Serpone. Aquatic and Surface,
Photochemistry, eds. Hetz G.R., Zepp R.G., Crosby D.G., Lewis Publ, 21, 216- 316 (1994).
3. P. Pichat, Handbook of Heterogenous Catalysis, eds Ertl G., Knozinger H., Weikamp J.,
Wiley – VCH, 4, 2111- 2122 (1997).
4. S. Malato, J. Blanco, C. Richter, M.I. Maldonado. Appl. Catal. B: Environ,25, 31 (2000).
5. L. B. Reutergadh, M. Iangphausuk. Photocatalytic decolourization of Reactive azo dye:
comparison between TiO2 and Cad Photocatalysis. Chemosphere, 35 (3), 585-596 (1997).
6. C. Minero, V. Maurino, L. Campanella, C. Morgia, E. Pelizzetti. Environ. Technol. Lett, 10,
301 (1989).
7. H. Hidaka, K. Nohara, S. Horikoshi, N. Tanaka, T. Wanatasbe, J. Zhao, N.J. Serpone. Jpn
Oil Chem. Soc, 45, 21 (1996).
8. Th. Maggos, J.G. Bartzis, C. Gobin. Journal of Hazardous Materials, 146, 668-673 (2007).
9. V. Krishnal, S. Pumprueg, S-H Lee, J. Zhao, W. Sigmund, B. Koopman and B.M.
Moudgill; Process Safety and Environmental Protection, 83 (B4): 393-397.
10. Michael R. Hoffmann, Scot T. Martin, Wonyong Choi and Detlef W. Bahnemannt.
Environmental Applications of Semiconductor Photocatalysis; Chem. Rev, 95, 69-96

12


(1995).
11. P. Manes, S. Smolinski, D.M. Blake, Z. Huang, E.J. Wolfrum, W.A. Jacoby. Bactericidal
Activity of Photocatalytic TiO2 Reaction: toward an Understanding of Its Killing
Mechanism. Appl Environ Microbiol, 65(9), 4094–4098 (1999).
12. Бахир В.М., Задорожний Ю.Г., Леонов Б.И., Паничева С.А., Прилуцкий В.И.
Электрохимическая активация: очистка воды и получение полезных растворов. - М.:
ВНИИИМТ, 2001. - 176 с.; - ил.
13. Yu-Ru Huang, Yen-Con Hung, Shun-Yao Hsu, Yao-Wen Huang, Deng-Fwu Hwang.
Application of electrolyzed water in the food industry. Food Control 19 329–345 (2008).
14. Bộ Y tế LB Nga. “ Hướng dẫn sử dụng dung dịch hoạt hoá điện hoá đa năng về phương
diện sạch sinh thái để chống nhiễm khuẩn vệ sinh tiền tiệt trùng và tiệt trùng trong y tế “ Maxtcơva 2001
15. Сухова О. И. и Альтшуль, Сравнительно-экономический анализ использования
различных средств для дезинфекции и стерилизации в медицинских учреждениях.
Москва, 1997.
16. Nguyễn Thị Huệ, “Nghiên cứu xử lý ô nhiễm không khí bằng vật liệu sơn Nano
TiO2/Apatite, TiO2/Al2O3 và TiO2/bông thạch anh”, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước
thuộc Chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi
trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên” mã số KC08.26/06-10, năm 2010
17. N. T. Hue, N. T. N. Linh, N. T. Van. Study to fabricate nano TiO2/Al2O3 to treat NO and
CO created by traffic activities. Proc. IWNA 2009, Vung Tau, Vietnam/Nov. 12-14, 344347 (2009).
18. Đào Khắc An. Máy xử lý không khí ô nhiễm diệt khuẩn, diệt nấm mốc dựa theo hiệu ứng
quang xúc tác với bộ lọc TiO2. Báo cáo tổng kết nghiệm thu đề tài nghị định thư Việt
Nam – Malaysia (2006).
19. Nguyễn Việt Dũng “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng hệ thống xử lý ô nhiễm không khí
TIOKPAFT trên cơ sở vật liệu xúc tác quang TiO2”, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ hợp tác
Quốc tế về KHCN với Liên Bang Nga, năm 2013.
20. Nguyễn Văn Hà. Nghiên cứu thử nghiệm cận lâmsàng tác dụng sát khuẩn của dung dịch

hoạt hoá điện hoá để chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện Bạch Mai. Báo cáo tổng kết đề
tài nghiên cứu khoa học Viện Công nghệ môi trường (2003).
21. Cao Dũng Hải. Khảo sát khả năng ứng dụng Anolyte thay thế Chloramin-B và surfanios
để khử khuẩn bàn mổ và mặt nạ máy thở tại khoa ngoại và hồi sức cấp cứu bệnh viện
trung ương quân đội 108. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học Viện Công nghệ
môi trường (2004).
2 khuẩn của Anolyte đối với các dụng cụ trợ hô hấp
22. CaoMẫu
Dũng
quả khử
3 Hải. Đánh giá hiệuMẫu
tại bệnh viện Bạch Mai. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học Viện Công nghệ
môi trường (2005).
MẫuSilver
5 in health care: Antimicrobial effects and safety in use. Curr.
23. A.B.G. Lansdown.
Probl. Dermatol, 33, 17-34 (2006).
24. X. Chen, H. G. Schluesener. Nano silver: A nano product in medical application. Toxicol.
Lett. 176,1-12 (2008).
Mẫu 4
Mẫu 1
17 Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và phương án
Cửa vào
thực hiện
13


(Liệt kê và mô tả chi tiết những nội dung nghiên cứu và triển khai thực nghiệm phù hợp cần
thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra kèm theo các nhu cầu về nhân lực, tài chính và nguyên
vật liệu trong đó chỉ rõ những nội dung mới , những nội dung kế thừa kết quả nghiên cứu của

các đề tài trước đó; dự kiến những nội dung có tính rủi ro và giải pháp khắc phục – nếu có).
1. Nội dung 1: Khảo sát hàm lượng vi sinh trong các bệnh viện và xây dựng phương án
khử trùng
1.1. Công việc 1: Khảo sát hàm lượng vi sinh có trong không khí của 02 phòng chuyên môn
và trên bề mặt một số dụng cụ y tế của bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh và bệnh viện Sản Nhi
tỉnh Trà Vinh.
* Lấy mẫu bề mặt dụng cụ tại phòng chuyên môn:
Dụng cụ lấy mẫu:
- Tăm bông vô trùng và đèn cồn.
- Ống nghiệm vô trùng và nước muối sinh lý.
- Kẹp và gạc vô trùng.
- Găng tay cao su vô trùng.
Phương pháp thử nghiệm:
- Dụng cụ bẩn được xả sạch bằng nước sinh hoạt.
- Tráng lại các dụng cụ bằng nước cất 2 lần, để khô nước.
- Lấy mẫu dụng cụ.
Kỹ thuật lấy mẫu: Dùng tăm bông vô khuẩn được tẩm dung dịch canh thang quệt vào bề mặt
dụng cụ rồi cho vào ống canh thang qua ngọn lửa đèn cồn.
- Chỉ tiêu phân tích: tổng vi khuẩn hiếu khí và 1 loại vi khuẩn hay gặp trên dụng cụ
- Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
 Số mẫu cần lấy và phân tích: 6 mẫu (2 dụng cụ x 3 lần lặp)
 Số chỉ tiêu cần phân tích: 12 chỉ tiêu (6 mẫu x 2 chỉ tiêu/mẫu).
 Cả 2 bệnh viện: 24 chỉ tiêu ( 12 chỉ tiêu x 2 bệnh viện)
* Lấy mẫu vi sinh trong không khí của phòng chuyên môn:

Tại mỗi thời điểm, lấy mẫu vi sinh ở 5 vị trí đặc trưng trong phòng như trong sơ đồ trên.
Sử dụng thiết bị lấy mẫu không khí Flora-100 do Nga sản xuất như hình bên.
- Môi trường lấy mẫu : PCA và Sabouraud
14



- Chỉ tiêu phân tích: tổng vi khuẩn hiếu khí, tổng nấm
- Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
 Số mẫu cần lấy và phân tích: 15 mẫu (5 vị trí x 3 lần lặp)
 Số chỉ tiêu cần phân tích: 30 chỉ tiêu (= 15 mẫu x 2 chỉ tiêu/mẫu).
 Cả 2 bệnh viện: 120 chỉ tiêu (30 chỉ tiêu x 2 phòng x 2 bệnh viện)
Việc lấy mẫu và phân tích vi sinh do các cán bộ khoa xét nghiệm vi sinh bệnh viện Đa
khoa tỉnh Trà Vinh thực hiện
1.2. Công việc 2: Xây dựng phương án làm sạch không khí cho 02 phòng chuyên môn của
bệnh viện Đa khoa tỉnh và 02 phòng chuyên môn của bệnh viện Sản Nhi tỉnh Trà Vinh và thiết
kế 04 thiết bị làm sạch không khí có công suất từ 100, 300 và 500 m3/giờ có cấu tạo phù hợp
để trang bị cho các bệnh viện.
 Nghiên cứu thực trạng vi sinh trong phòng chuyên môn của 2 bệnh viện.
 Nghiên cứu các phương pháp làm sạch không khí trong bệnh viện sau đó đưa ra
phương pháp làm sạch không khí cho 2 phòng chuyên môn của bệnh viện.
 Phân tích đặc điểm địa hình, điều kiện làm việc của phòng điều trị tích cực Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Trà Vinh, yêu cầu về tiếng ồn, tiêu chuẩn vệ sinh không khí trong phòng
bệnh.
 Dựa trên những phân tích đặc điểm đặc trưng của phòng điều trị tích cực, so sánh với
các thiết bị LSKK của Viện CNMT đã chế tạo thành công trước đó, nghiên cứu, tính
toán, kết cấu của các thiết bị cho phù hợp với điều kiện làm việc thực tế.
 Xây dựng hệ thống các bản vẽ thiết kế và sơ đồ công nghệ của thiết bị LSKK.
1.3. Công việc 3: Xây dựng phương án khử trùng dụng cụ y tế của một số khoa phòng của
bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh và bệnh viện Sản Nhi tỉnh Trà Vinh và thiết kế 02 “bàn rửa
và khử trùng” có công suất 10 L/giờ có cấu tạo phù hợp để trang bị cho các bệnh viện.
 Nghiên cứu hiện trạng vi sinh trong phòng chuyên môn của 2 bệnh viện
 Nghiên cứu các phương pháp khử trùng bề mặt hiện nay sau đó đưa ra phương pháp
khử trùng bề mặt cho 2 bệnh viện.
 Phân tích đặc điểm địa hình phòng tiểu phẫu khoa ngoại chấn thương Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Trà Vinh, điều kiện và thời gian sử dụng các dụng cụ y tế, yêu cầu về mật độ

vi sinh trên các dụng cụ y tế,... từ đó lựa chọn vị trí sẽ đặt thiết bị “bàn rửa và khử
trùng”, lựa chọn sơ đồ công nghệ, vòi cảm ứng, các bộ phận khác cho phù hợp với cấu
tạo của thiết bị “bàn rửa và khử trùng” .
 Xây dựng hệ thống các bản vẽ thiết kế của thiết bị “bàn rửa và khử trùng”.
2. Nội dung 2: Nghiên cứu hoàn thiện thiết bị “bàn rửa và khử trùng”
2.1. Công việc 4: Nghiên cứu hoàn chỉnh phương pháp rửa dụng cụ thí nghiệm phù hợp với
đặc điểm, tính chất của dung dịch anolit.
 Nghiên cứu các phương pháp rửa dụng cụ hiện tại.
 Nghiên cứu các đặc điểm, tính chất của dung dịch anolit.
 Đưa ra phương pháp rửa dụng cụ thí nghiệm phù hợp với đặc điểm, tính chất của dung
dịch anolit.
2.2. Công việc 5: Nghiên cứu hoàn thiện sơ đồ công nghệ của thiết bị “bàn rửa và khử trùng”

15


Nghiên cứu sơ đồ công nghệ hiện tại của thiết bị “bàn rửa và khử trùng” để tìm ra
khuyết điểm của sơ đồ công nghệ hiện tại.
 Nghiên cứu các sơ đồ công nghệ điều chế anolit đang được sử dụng trên thế giới.
 Nghiên cứu đưa ra sơ đồ công nghệ hoàn thiện cho thiết bị “bàn rửa và khử trùng”.
2.3. Công việc 6: Thiết kế cấu hình hoàn thiện thiết bị “bàn rửa và khử trùng”.
 Nghiên cứu cấu hình thiết bị “bàn rửa và khử trùng”, tìm ra các điểm còn chưa phù
hợp trong cấu hình thiết bị.
 Nghiên cứu thiết kế cấu hình hoàn thiện của thiết bị “bàn rửa và khử trùng”.
2.4. Công việc 7: Nghiên cứu hoàn thiện bộ phận cấp nước và cấp dung dịch anolit.
 Nghiên cứu bộ phận cấp nước và cấp dung dịch anolit hiện tại, tìm ra các điểm còn
thiếu sót.
 Nghiên cứu các bộ phận cấp nước có sẵn trên thị trường, tìm hiểu khả năng chống ăn
mòn bởi anolit của từng loại vật liệu.
 Mua các loại vật liệu có khả năng chống ăn mòn bởi anolit về để chế tạo thử bộ phận

cấp nước hoặc bộ phận cấp nước bán sẵn trên thị trường có khả năng chống ăn mòn
bởi anolit để thử nghiệm.
 Đưa ra bộ phận cấp nước và cấp dung dịch anolit hoàn thiện.
2.5. Công việc 8: Nghiên cứu hoàn thiện bộ phận chậu rửa của thiết bị “bàn rửa và khử
trùng”.
 Nghiên cứu các loại vật liệu có khả năng chống ăn mòn bởi anolit đang có trên thị
trường, mua các loại vật liệu này về nghiên cứu thực tế để chọn ra một loại vật liệu
phù hợp nhất.
 Thiết kế bộ phận chậu rửa khử trùng từ vật liệu đã chọn đáp ứng các yêu cầu: dễ sử
dụng, tiện lợi, kiểu dáng đẹp.
2.6. Công việc 9: Nghiên cứu hoàn thiện bề mặt “bàn rửa và khử trùng”.
 Nghiên cứu các loại vật liệu để làm bề mặt cho “bàn rửa và khử trùng”, các loại vật
liệu này phải đảm bảo không bị ăn mòn bởi anolit, tuổi thọ cao và có sẵn trên thị
trường.
 Chế tạo bề mặt “bàn rửa và khử trùng” hoàn thiện.
2.7.
Công việc 10: Nghiên cứu lắp đặt phao báo mức dung dịch muối và dung dịch anolit
nhằm nâng cao độ chính xác và độ bền thiết bị.
 Nghiên cứu các loại phao báo mức đang được bán trên thị trường, tìm ra loại phao báo
mức có khả năng làm việc trong môi trường có tính oxy hóa cao (anolit).
 Lắp đặt, thử nghiệm các loại phao báo mức có sẵn trên thị trường để tìm ra loại phao
báo mức phù hợp nhất.
2.8. Công việc 11: Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp chống đóng cặn buồng điện hóa trong
quá trình điều chế dung dịch khử trùng anolit.
 Nghiên cứu các phương pháp chống đóng cặn buồng điện hóa đang được sử dụng hiện
nay.
 Đưa ra phương pháp chống đóng cặn buồng điện hóa hoàn thiện, dễ sử dụng và an toàn
đối với người sử dụng.
2.9. Công việc 12: Nghiên cứu và cải tiến hệ thống điện nhằm nâng cao độ an toàn về điện
cho thiết bị và người sử dụng.



16


3. Nội dung 3: Chế tạo 02 “bàn rửa và khử trùng” công suất 10 L/giờ phù hợp với điều
kiện sử dụng trong phòng mổ của bệnh viện, lắp đặt và đưa vào vận hành tại các phòng
chuyên môn của 02 bệnh viện tuyến tỉnh Trà Vinh
3.1. Công việc 13: Chế tạo 02 thiết bị “bàn rửa và khử trùng” được chế tạo theo bản vẽ thiết
kế của Viện CNMT.
3.2. Công việc 14: Xác định lại các thông số kĩ thuật của thiết bị “bàn rửa và khử trùng”: lưu
lượng, nồng độ clo hoạt tính, thế oxy hóa khử của dung dịch anolit tại phòng thí nghiệm.
 Xác định lại công suất sản phẩm (thể tích dung dịch HHĐH/giờ) của thiết bị “bàn rửa
và khử trùng”.
 Xác định lại nồng độ chất oxy hóa (tính theo mg clo hoạt tính /l) bằng phương pháp
chuẩn độ iôt: Lấy 10 ml dung dịch HHĐH vào bình tam giác dung tích 100ml , thêm 5
ml H2SO4 0,1 M; thêm lượng dư KI và để yên trong tối từ 3-5 phút. Chuẩn độ bằng
dung dịch chuẩn Na2SO3 0,1 N. Tính toán nồng độ clo hoạt tính ra đơn vị mg/l.
 Xác định lại thế oxy hóa khử.
3.3. Công việc 15: Đánh giá khả năng khử trùng của thiết bị “bàn rửa và khử trùng” tại phòng
thí nghiệm.
* Chuẩn bị dung dịch anolit (dung dịch A) lấy trực tiếp từ thiết bị “bàn rửa và khử trùng”.
* Chuẩn bị dịch hỗn hợp E. coli mật độ 104 CFU/ml và Coliform mật độ 105 CFU/ml (dịch B).
* Cho 9 ml dung dịch A nồng độ 5 mg/l tiếp xúc với 1 ml dịch B với thời gian tiếp xúc là 1
phút sau đó khử clo dư bằng Na2S2O3 0,1N rồi xác định mật độ E. coli và coliform còn lại
trong dung dịch.
- Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
Số mẫu cần lấy và phân tích: 3 mẫu
 Số chỉ tiêu cần phân tích: 6 chỉ tiêu (= 3 mẫu x 2 chỉ tiêu/mẫu).
3.4. Công việc 16: Lắp đặt thiết bị “bàn rửa và khử trùng”tại phòng chuyên môn của bệnh

viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh và bệnh viện Sản Nhi tỉnh Trà Vinh.
- Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả khử trùng dụng cụ y tếsau khi sử dụng “bàn rửa và khử
trùng” trong các bệnh viện
4.1. Công việc 17: Đánh giá khả năng khử khuẩn của thiết bị “bàn rửa và khử trùng” 2 dụng
cụ y tế được sử dụng tại phòng chuyên môn của 2 bệnh viện.
Dụng cụ lấy mẫu:
- Tăm bông vô trùng và đèn cồn.
- Ống nghiệm vô trùng và nước muối sinh lý.
- Kẹp và gạc vô trùng.
- Găng tay cao su vô trùng.
Phương pháp thử nghiệm:
- Dụng cụ bẩn được xả sạch bằng nước sinh hoạt.
- Ngâm khử khuẩn bằng dung dịch HHĐH lấy trực tiếp từ vòi của thiết bị “bàn rửa và
khử trùng”.
- Tráng lại các dụng cụ bằng nước cất 2 lần.
- Sấy khô, đóng gói trong túi nilon đã được hấp khử khuẩn.
- Lấy mẫu dụng cụ tại 2 thời điểm: trước và ngay sau khi khử khuẩn.
17


Kỹ thuật lấy mẫu: Dùng tăm bông vô khuẩn được tẩm dung dịch canh thang quệt vào bề
mặt dụng cụ rồi cho vào ống canh thang qua ngọn lửa đèn cồn.
- Chỉ tiêu phân tích: tổng vi khuẩn hiếu khí và 1 loại vi khuẩn hay gặp trên dụng cụ
- Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
 Số mẫu cần lấy và phân tích: 12 mẫu (2 dụng cụ x 2 thời điểm x 3 lần lặp)
 Số chỉ tiêu cần phân tích: 24 chỉ tiêu (= 12 mẫu x 2 chỉ tiêu/mẫu).
 Cả 2 bệnh viện: 48 chỉ tiêu. Việc lấy mẫu và phân tích vi sinh do các cán bộ khoa xét
nghiệm vi sinh bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh thực hiện.
4.2. Công việc 18: Đánh giá khả năng khử khuẩn của thiết bị “bàn rửa và khử trùng” sau khi
chạy liên tục trong 1000 giờ, trên bề mặt 2 mặt dụng cụ y tế được sử dụng trong phòng chuyên

môn của 2 bệnh viện.
Nội dung tiến hành tương tự như công việc 5:
- Số mẫu cần lấy và phân tích: 12 mẫu (2 dụng cụ x 2 thời điểm x 3 lần lặp)
- Số chỉ tiêu cần phân tích: 24 chỉ tiêu (12 mẫu x 2 chỉ tiêu/mẫu).
- Cả 2 bệnh viện: 48 chỉ tiêu
 Cả 2 bệnh viện: 48 chỉ tiêu. Việc lấy mẫu và phân tích vi sinh do các cán bộ khoa xét
nghiệm vi sinh bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh thực hiện.
- Nội dung 5: Nghiên cứu hoàn thiện thiết bị làm sạch không khí bằng xúc tác quang
5.1. Công việc 19: Nghiên cứu chọn lựa vật liệu để phủ nano bạc làm tấm lọc không bị nhiễm
vi sinh đồng thời có tác dụng khử khuẩn, nấm trong không khí đi qua.
Điều kiện cần thiết của màng lọc không khí dùng để tẩm nano bạc là: phải thấm hút tốt
để dễ dàng thấm nano bạc; có bề mặt bông xốp để không khí dễ dàng đi qua màng nhưng vẫn
giữ được bụi và vi khuẩn trong không khí tốt nhất. Bốn loại màng có chất liệu là xenlulo, PE,
polyurethane (PU) và sợi PP được tẩm nano bạc, sau đó đánh giá khả năng lọc vi khuẩn trong
không khí của 4 loại màng này để lựa chọn loại màng phù hợp.
* Phương pháp tẩm nano bạc: trước tiên các loại màng được cắt thành từng mảnh kích
thước 50 x 60 cm sau đó nhúng ngập vào 2 lít dung dịch nano bạc 500 ppm (do Viện CNMT
chế tạo có kích thước hạt trung bình nhỏ hơn 10 nm) trong bình chứa 5 lít. Ngâm màng với
dung dịch nano bạc trong 2h ở nhiệt độ phòng để màng được thấm đều nano bạc. Sau 2h, lấy
các mẫu màng này ra để khô tự nhiên trong 24h. Cuối cùng màng được được gấp và bảo quản
trong túi tối màu trước khi đưa ra sử dụng.
* Khảo sát tính kháng khuẩn của màng lọc không khí dựa vào phương pháp đếm khuẩn
lạc, quy trình tiến hành như sau:
(1) Mỗi loại màng được cắt theo kích thước 2 x 2 cm
(2) Ngâm màng lọc không khí đối chứng (không chứa nano bạc) và màng tẩm dung dịch
nano bạc trong 10 mL dịch vi khuẩn E.coli 106 CFU/mL trong 24h. Sau 24h hút 0,1 mL dịch
vi khuẩn E.coli từ các đĩa chứa các loại vật liệu mang đi phân tích vi sinh. Mẫu được ủ trong
24h ở nhiệt độ 37°C. Đếm số khuẩn lạc xuất hiện ở mỗi đĩa và tính mật độ tế bào vi sinh vật
trong mẫu ban đầu.
* Khảo sát tính kháng khuẩn của màng lọc không khí dựa vào phương pháp quan sát

vòng kháng khuẩn của tấm lọc tẩm nano bạc:
+ Pha chế môi trường E.Coli, khử trùng và làm nguội đến 50°C, đổ ra đĩa petri trong
điều kiện vô trùng (tủ cấy), mỗi đĩa khoảng 12 - 15 ml, để khô sau 3 ngày.
+ Phủ 0.1 ml dịch E.coli ở nồng độ 106 Cfu/ml lên bề mặt thạch.
18


+ Cắt mẫu trên tấm lọc có phủ nano bạc và tấm lọc đối chứng đường kính 2 cm, vị trí cắt
ở giữa của tấm lọc.
+ Đặt mẫu lọc tinh có tẩm nano và không tẩm nano vào giữa đĩa thạch đã chuẩn bị sẵn,
dùng một miếng xốp ép miếng bông bám sát lên bề mặt. Đặt vào tủ nuôi cấy, ủ trong thời gian
24h ở nhiệt độ 37oC.
+ Sau 24h đưa ra quan sát vòng tròn kháng khuẩn xuất hiện xung quanh (nếu có) các
mẫu đối chứng và mẫu tẩm nano bạc trên đĩa thạch, chụp kết quả.
* Đánh giá khả năng khử khuẩn, nấm trong không khí đi qua tấm lọc tẩm nano bạc:
Đối với vi khuẩn hiếu khí và nấm, để đánh giá khả năng kháng vi sinh vật, chúng tôi lắp
các màng lọc PP phủ nano bạc và không phủ nano bạc vào thiết bị thử nghiệm như hình 4, để
chạy trong không khí trong 4 tuần, các vi khuẩn và nấm trong không khí sẽ bị ‘giữ lại’ trên
màng. Lúc này các tấm lọc được coi như những nguồn cấy vi sinh lên các đĩa thạch. Đặt các
tấm màng này lên bề mặt đĩa thạch PCA cho tiếp xúc và sau đó đưa vào tủ nuôi cấy, ủ trong
thời gian từ 24 h đến 48 h ở nhiệt độ 37oC. Đếm số khuẩn lạc xuất hiện ở mỗi đĩa và tính mật
độ tế bào vi sinh vật trong mẫu ban đầu.
Hình 9. Bộ thử nghiệm khả
Màng lọc năng khử trùng của màng
thử nghiệm lọc không khí phủ nano
Quạt, 40W
bạc

5.2. Công việc 20: Khảo sát sự phụ thuộc khả năng lọc bụi và khử khuẩn, nấm trong không
khí đi qua vào tốc độ của dòng khí của bộ tiền lọc.

* Khả năng lọc bụi: các bước tiến hành như sau:
- Mắc túi nilong ở đầu ra của thiết bị;
- Bật thiết bị làm sạch không khí và chạy ổn định trong khoảng 15 – 20 phút.
- Dùng máy KANOMAX đo nồng độ bụi trong không khí trước khi đi vào thiết bị
(chính là nồng đô ê trong không khí môi trường xung quanh). Đo lă êp lại 3 lần.
- Đặt máy KANOMAX bên trong túi nilong để đo nồng độ bụi tại ngay đầu ra của thiết
bị, đo lặp lại 3 lần.
- Tính hiệu suất xử lý.
Tiến hành khảo sát hiệu suất đo bụi ở các vận tốc khí khác nhau của thiết bị:
v1= 0,51 m/s; v2 = 1 m/s;
v3 = 1,5 m/s; v4 = 2 m/s.
* Khả năng khử khuẩn, nấm: các bước tiến hành như sau:
- Đặt máy lấy mẫu bên ngoài không khí khi chưa qua thiết bị, tiến hành lấy 2 mẫu không
khí trước khi qua thiết bị thử nghiệm.
- Đặt máy lấy mẫu bên trong túi nhựa nylon, tiến hành lấy 2 mẫu sau khi qua thiết bị thử
nghiệm. Thể tích không khí hút cho đập lên mặt thạch là 250 lit/lần. Các mẫu thu được nuôi
cấy trong tủ nuôi cấy vi sinh ở 37oC trong thời gian 48h, sau đó đếm số lạc khuẩn trên mỗi đĩa.
Các vận tốc hút gió khảo sát: v1 = 0.51 m/s, v2= 1 m/s;
v3 = 1.5 m/s; v4 = 2 m/s.
- Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần, lấy giá trị trung bình.
5.3. Công việc 21: Chế tạo thành chi tiết có sẵn để lắp vào hoặc thay thế trong các thiết bị
LSKK.

19


Để chế tạo thành chi tiết, đầu tiên phải tính toán diện tích của tấm lọc dựa trên công suất
của thiết bị LSKK định lắp đặt và yêu cầu về tốc độ của dòng khí chuyển động bên trong thiết
bị. Sau đó tiến hành tổng hợp dung dịch nano bạc và sử dụng dung dịch nano bạc này để phủ
lên tấm lọc. Bước cuối cùng là lựa chọn kích thước khung và vật liệu làm khung phù hợp với

tấm lọc.
5.4. Công việc 22: Đưa thiết bị có các bộ lọc mới vào trong box thí nghiệm để chạy thử và
đánh giá hiệu quả xử lý không khí.
Sau khi chế tạo thành chi tiết, lắp bộ tiền lọc phủ nano bạc này vào thiết bị LSKK,
chúng tôi đưa thiết bị vào trong box thí nghiệm 10 m3 tiến hành đánh giá hiệu quả xử lý vi
khuẩn và nấm của thiết bị LSKK.

Hình 5. Các vị trí lấy mẫu trong box thí nghiệm
* Vị trí lấy mẫu trong phòng: Chúng tôi lấy mẫu ở 5 điểm đặc trưng như trên hình 5. Ở
mỗi vị trí, đặt máy lấy mẫu không khí ở vị trí cao khoảng 70 cm so với mặt đất.
Thời điểm lấy mẫu : trước khi bật máy, sau khi bật máy ở các mốc thời gian : 2, 4, 6, 8.
* Phương pháp lấy mẫu và các bước tiến hành: tương tự như trên.
5.5. Công việc 23: Nghiên cứu thay đổi năng suất xử lý không khí của thiết bị LSKK.
 Nghiên cứu các phương pháp giảm tốc độ động cơ (quạt).
 Thử nghiệm chế tạo các loại cuộn chặn để giảm điện áp sao cho phù hợp với yêu cầu
giảm tốc độ động cơ.
 Lắp ráp hoàn thiện hệ thống giảm tốc độ động cơ.
5.6. Công việc 24: Nghiên cứu hệ thống điều khiển tự động thiết bị LSKK.
 Nghiên cứu lựa chọn vi điều khiển phù hợp
 Cài đặt chương trình điều khiển tự động.
 Hoàn thiện các cơ cấu chấp hành.
 Lắp ráp hoàn chỉnh hệ thống điều khiển tự động.
5.7. Công việc 25: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến khả năng xử lý vi khuẩn
hiếu khí, nấm của thiết bị LSKK trong box thí nghiệm.
 Lần lượt đặt thiết bị LSKK công suất 100, 300 và 500 m3/h trong box TN; Đóng kín
box TN.
 Lấy mẫu vi sinh ban đầu trong box TN, lặp lại 3 lần.
 Bật máy LSKK sau đó lấy mẫu vi sinh tại các thời điểm 30, 60 và 90 phút.
 Các thí nghiệm làm ở điều kiện:
 Nhiệt độ phòng, độ ẩm phòng.

20


 Nhiệt độ cao, độ ẩm phòng.
 Nhiệt độ phòng, độ ẩm cao.
 Nhiệt độ cao, độ ẩm cao.
Các thí nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng máy tạo ẩm và gia nhiệt.
 Số mẫu cần lấy và phân tích: 48 mẫu (1 vị trí x 3 lần lặp x 4 thời điểm x 4 thí
nghiệm)
 Số chỉ tiêu cần phân tích: 96 chỉ tiêu (48 mẫu x 2 chỉ tiêu/mẫu).
 Cả 3 thiết bị: 288 chỉ tiêu ( 96 chỉ tiêu x 3 thiết bị).
6. Nội dung 6: Chế tạo 04 thiết bị làm sạch không khí công suất 100, 300 và 500 m3/giờ
phù hợp với điều kiện sử dụng trong phòng mổ bệnh viện, lắp đặt và đưa vào vận hành
tại các phòng chuyên môn của các bệnh viện tuyến tỉnh Trà Vinh.
6.1. Công việc 26: Chế tạo 01 thiết bị LSKK có công suất 100 m3/h, 02 thiết bị LSKK có công
suất 300 m3/h và 01 thiết bị LSKK có công suất 500 m3/h được chế tạo theo bản vẽ thiết kế
của Viện CNMT.
6.2. Công việc 27: Đánh giá khả năng diệt khuẩn, nấmcủa thiết bị LSKK công suất 100, 300,
500 m3/h chế tạo được trong box thử nghiệm 10 m3.
 Vận hành các thiết bị trong điều kiện phòng thí nghiệm để đánh giá một số tính năng
kỹ thuật của thiết bị. So sánh các thông số vận hành với thông số thiết kế: Đặt thiết bị trong
box thử nghiệm (TN) và để máy chạy liên tục trong vài giờ; đo công suất xử lý không khí
(m3/h), độ ồn, công suất tiêu thụ điện năng.
 Khả năng diệt khuẩn, nấm của các thiết bị LSKK trong box thử nghiệm 10 m3.
Đặt thiết bị trong box thử nghiệm (điều kiện vi sinh trong box tương tự không khí trong
phòng mổ bệnh viện), lấy mẫu không khí tại thời điểm trước khi chạy máy và ở cửa ra của
máy sau khi chạy máy, mỗi mẫu lặp lại 3 lần để lấy kết quả trung bình
Số mẫu cần lấy và phân tích: 24 mẫu (4 máy x (2 thời điểm x 3 lần))
Số chỉ tiêu cần phân tích: 48 chỉ tiêu (18 mẫu x 2 chỉ tiêu/mẫu)
6.3. Công việc 28: Lắp đặt thiết bị LSKK công suất 100, 300, 500 m3/h tại phòng chuyên môn

2 bệnh viện.
7. Nội dung 7: Đánh giá hiệu quả làm sạch không khí (chủ yếu loại bỏ vi khuẩn và nấm)
sau khi sử dụng các thiết bị làm sạch không khí.
7.1. Công việc 29: Đánh giá khả năng diệt khuẩn (tổng vi khuẩn hiếu khí, nấm) của thiết bị
LSKK công suất 100, 300, 500 m3/giờ tại 2 bệnh viện.
Đánh giá hiệu quả khử trùng không khí (tổng vi khuẩn hiếu khí, tổng nấm) của thiết bị
LSKK theo thời gian: 0, 2, 4 giờ. Tại mỗi thời điểm, lấy mẫu tại 5 vị trí đặc trưng. Mỗi thí
nghiệm lặp lại 2 lần.
- Số mẫu cần lấy và phân tích: 30 mẫu ( 5 vị trí x 3 thời điểm x 2 lần lặp)
- Số chỉ tiêu cần phân tích: 60 chỉ tiêu (30 mẫu x 2 chỉ tiêu/mẫu).
- Số chỉ tiêu cần phân tích ở 2 bệnh viện: 180 chỉ tiêu ( 60 chỉ tiêu x 3 thiết bị)
7.2. Công việc 30: Đánh giá hiệu quả khử trùng (vi khuẩn hiếu khí, nấm) của thiết bị LSKK
công suất 100, 300, 500 m3/h sau 1000 giờ làm việc liên tục tại 2 bệnh viện.
Nội dung tiến hành tương tự như công việc 26:
- Số chỉ tiêu cần phân tích ở 2 bệnh viện: 180 chỉ tiêu (60 chỉ tiêu x 3 thiết bị)
- Số mẫu cần lấy và phân tích: 30 mẫu (5 vị trí x 3 thời điểm x 2 lần lặp)
- Số chỉ tiêu cần phân tích: 60 chỉ tiêu (30 mẫu x 2 chỉ tiêu/mẫu).
21


8. Nội dung 8: Hoàn thiện các thiết bị, đánh giá lại các chỉ tiêu chất lượng của thiết bị và
và xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho các thiết bị.
8.1. Công việc 31: Hiệu chỉnh và hoàn thiện thiết bị LSKK công suất 100, 300, 500 m3/giờ và
thiết bị “bàn rửa và khử trùng” sau 1000 giờ chạy thử nghiệm.
Dựa trên kết quả đánh giá hiệu lực khử trùng của các thiết bị sau 1000 giờ làm việc tại
các phòng bệnh của bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh và các ý kiến phản hồi của nhân viên kỹ
thuật vận hành, theo dõi hoạt động của các thiết bị, tiến hành hiệu chỉnh và khắc phục các
nhược điểm hoặc các sự cố nếu có (như hệ thống điện, điều khiển, quạt và các bộ lọc của thiết
bị LSKK, buồng điện hóa, vòi cảm biến,... của thiết bị “bàn rửa và khử trùng”) của các thiết bị
để hoàn thiện thiết bị.

8.2. Công việc 32: Đánh giá lại các chỉ tiêu chất lượng của thiết bị LSKK công suất 100, 300,
500 m3/giờ và thiết bị “bàn rửa và khử trùng” sau khi hiệu chỉnh, hoàn thiện.
* Đối với thiết bị LSKK:
- Xác định lại công suất xử lý không khí của thiết bị bằng cách đo tốc độ khí ở đầu ra
của thiết bị.
- Xác định lại khả năng loại bỏ tổng vi khuẩn trong không khí sau 1 lần không khí qua
máy: Sử dụng thiết bị Flora-100 để lấy mẫu không khí trước khi chạy máy và ở cửa ra của
máy, mỗi mẫu lặp lại 3 lần để lấy kết quả trung bình.
Số mẫu cần lấy và phân tích: 6 mẫu (= 2 thời điểm x 3 lần)
Số chỉ tiêu phân tích: 6 chỉ tiêu (= 6 mẫu x 1 chỉ tiêu/mẫu)
 Cả 2 bệnh viện: 24 chỉ tiêu (6 chỉ tiêu x 4 thiết bị)
* Đối với thiết bị “bàn rửa và khử trùng”:
-Xác định lại công suất sản phẩm (thể tích dung dịch HHĐH/giờ) của thiết bị “bàn rửa
và khử trùng”.
- Xác định lại nồng độ chất oxy hóa (tính theo mg clo hoạt tính /l) bằng phương pháp
chuẩn độ iôt: Lấy 10 ml dung dịch HHĐH vào bình tam giác dung tích 100ml , thêm 5 ml
H2SO4 0,1 M; thêm lượng dư KI và để yên trong tối từ 3-5 phút. Chuẩn độ bằng dung dịch
chuẩn Na2SO3 0,1 N. Tính toán nồng độ clo hoạt tính ra đơn vị mg/l.
Số mẫu cần lấy và phân tích: 3 mẫu
Số chỉ tiêu phân tích: 3 chỉ tiêu (= 3 mẫu x 1 chỉ tiêu/mẫu).
 Cả 2 bệnh viện: 6 chỉ tiêu
8.3. Công việc 33: Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật cho các thiết bị và thuyết minh kỹ
thuật kèm theo máy.
- Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật của thiết bị LSKK công suất 100, 300 và 500
3
m /h và thuyết minh kỹ thuật kèm theo máy:
Dựa trên các kết quả đánh giá hiệu quả làm việc của thiết bị khi lắp đặt ở hiện trường
Khoa điều trị tích cực của bệnh viện, sự ảnh hưởng của thời gian làm việc liên tục của thiết bị
đến hiệu quả xử lý không khí của thiết bị, đánh giá tính hiê êu quả và xây dựng thuyết minh kỹ
thuật, hướng dẫn vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị và thời gian phải thay thế các bộ phận.

- Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật của thiết bị “bàn rửa và khử trùng” và thuyết
minh kỹ thuật kèm theo:

22


Dựa trên các kết quả đánh giá hiệu quả khử trùng của thiết bị “bàn rửa và khử trùng” khi
lắp đặt ở hiện trường của bệnh viện, sự ảnh hưởng của thời gian làm việc liên tục của thiết bị
đến hiệu quả khử trùng của thiết bị, đánh giá tính hiê êu quả và xây dựng thuyết minh kỹ thuật,
hướng dẫn vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị và thời gian phải thay thế các bộ phận.
- Tính toán chi phí vận hành, bảo trì bảo dưỡng của mỗi thiết bị trong 1 năm.
9.Nội dung 9: Tập huấn vận hành các thiết bị cho nhân viên của 2 bệnh viện và viết báo
cáo tổng kết
9.1 Công việc 34: Tập huấn cho cán bộ y tế về việc sử dụng các thiết bị ở Bệnh viện đa khoa
tỉnh Trà Vinh và Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh.
9.2 Công việc 35: Viết báo cáo tổng kết đề tài.
18 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
(Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ
thuật sẽ sử dụng gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các phương pháp giải
quyết tương tự khác và phân tích để làm rõ được tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo của đề
tài)
18.1. Cách tiếp cận:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về công nghệ LSKK bằng
phương pháp XTQ và khử trùng các bề mă êt và dụng cụ, thiết bị y tế bằng dung dịch HHĐH
có thể nhận thấy rằng mă êc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật
liệu có khả năng XTQ để xử lý không khí, cũng như có mô êt số công trình nghiên cứu, ứng
dụng dung dịch HHĐH trong khử trùng y tế, song trên thực tế các thiết bị hoạt động trên
nguyên lý này được sử dụng không nhiều và chưa thể hiện hiệu quả cao như mong đợi.
+ Thừa hưởng những kết quả nghiên cứu, chế tạo thiết bị XLKK có công suất nhỏ trên cơ sở
công nghệ XTQ của nhóm nghiên cứu Viện CNMT và những kết quả nghiên cứu, chế tạo và

ứng dụng của thiết bị điê ên hóa sản xuất dung dịch HHĐH. Các thiết bị chế tạo ra đã được thử
nghiệm và đánh giá cao ở 3 bệnh viện tuyến Trung ương.
+ Dựa trên kết quả khảo sát sơ bộ hiện trạng môi trường không khí trong các phòng chuyên
môn của 2 bệnh viện ở Trà Vinh và tình hình sử dụng các hóa chất để khử trùng bề mặt các
dụng cụ ở bệnh viện.
Chúng tôi thấy rằng các thiết bị LSKK bằng xúc tác quang và thiết bị bàn rửa khử trùng trên
cơ sở dung dịch HHĐH là rất phù hợp để ứng dụng khử trùng không khí và các dụng cụ y tế
sử dụng trong các phòng chuyên môn bệnh viện.
18.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
+ Phương pháp khai thác thông tin qua mạng internet và các nguồn khác, kể cả tiếp xúc với
các cá nhân nắm nguồn thông tin.
+ Phương pháp thực nghiệm: áp dụng các phương pháp lấy mẫu và các công cụ phân tích khác
nhau để xác định các thành phần ô nhiễm hữu cơ và vi sinh trong quá trình làm sạch không
khí bằng các thiết bị xử lý không khí. Sử dụng phương pháp đặt đĩa thạch hút không khí đập
vào mặt thạch để phát hiện và đếm số vi khuẩn Colony-forming unit (CFU) có trong 1 m3
không khí.
Việc lấy mẫu và phân tích vi sinh trên các bề mặt dụng cụ y tế tuân theo chỉ dẫn thường
qui tại bệnh viện cơ sở và do khoa xét nghiệm vi sinh của 2 bệnh viện thực hiện.
+ Phương pháp thiết kế: Tính toán lựa chọn vị trí đặt thiết bị phù hợp với điều kiện làm việc
của phòng bệnh.
23


+ Phương pháp tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã được công bố trên thế giới so sánh với các
kết quả thử nghiệm thu được tại nước ta nhằm thiết lập các chế độ làm việc tối ưu của các
thiết bị XTQ làm sạch không khí và Bàn rửa khử trùng trong điều kiện của nước ta.
18.3. Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo:
Ứng dụng công nghệ tiên tiến XTQ trong xử lý môi trường ở nước ta, nhất là không khí
bị ô nhiễm trong các phòng bệnh viện thực sự là bước đột phá, mang tính cách mạng. Thiết bị
LSKK trên cơ sở công nghệ XTQ là sản phẩm công nghệ cao mà Viện CNMT sau 1 thời gian

nghiên cứu và hợp tác với Viện CVĐLH chế tạo được. Thiết bị này tuyệt đối thân môi trường,
không gây tiếng ồn và tiết kiệm năng lượng, có kích thước nhỏ gọn, có khả năng diệt khuẩn và
loại trừ mùi, hóa chất độc hại hiệu quả, rất phù hợp với nhu cầu sử dụng trong các phòng ở
bệnh viện, là nơi đòi hỏi cao về tiêu chuẩn phòng sạch. Ngoài ra quá trình bảo dưỡng thiết bị
đơn giản với chi phí thấp, thời gian làm việc liên tục dài.
Công nghê ê HHĐH đã được ứng duêng trong khử trùng thiết biê y tế ở nước ta, tuy nhiên
quy mô còn haên chế và sản phẩm thiết bị “bàn rửa và khử trùng” ứng duêng trong các phòng
bê ênh thực sự là nét mới, mang tính sáng taêo do tính đơn giản trong cấu taêo, nhưng laêi thuâ ên
tiê ên khi dùng và hiê êu quả khử trùngcao, giá thành thấp, chưa từng xuất hiê ên trên thiê trường.
Viê êc kết hợp 2 sản phẩm mang tính đô êc đáo này cũng mang tính sáng taêo, đưa ra được 1
giải pháp khử trùng toàn diê ên trong bê ênh viê ên, góp phần haên chế tình traêng NKBV ở nước ta
nói chung, ở bê ênh viê ên Đa khoa tỉnh Trà Vinh và bệnh viện Sản Nhi tỉnh Trà Vinh nói riêng.
19 Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong nước
(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên các tổ chức phối hợp chính tham gia thực hiện đề tài và
nội dung công việc tham gia trong đề tài, kể cả các cơ sở sản xuất hoặc những người sử dụng kết
quả nghiên cứu; khả năng đóng góp về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng-nếu có).
Viê ên Công nghê ê môi trường sẽ phối hợp với sở y tế Trà Vinh và phối hợp triển khai tại
Bê nê h viê nê Đa khoa tỉnh Trà Vinh và bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh để thực hiê nê những nô iê
dung sau:
- Lắp đă êt và vâ ên hành các thiết bị LSKK tại các phòng chuyên môn của 2 bệnh viện.
- Đánh giá khả năng khử trùng không khí của các thiết bị LSKK.
- Lắp đă êt và vâ ên hành các hê ê thống “Bàn rửa và khử trùng” tại các phòng chuyên môn
của 2 bệnh viện.
- Đánh giá khả năng khử trùng bề mă êt, thiết bị, dụng cụ y tế của 2 bệnh viện.
Đây là những công việc đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định tính khả thi và
thực tiễn của đề tài. Những hạn chế của phương pháp mới này khi áp dụng trong thực tiễn sẽ
được làm rõ, từ đó sẽ có cách khắc phục để phương pháp cho hiệu quả tối ưu, đảm bảo hiệu
lực khử khuẩn, tính kinh tế và thân thiện với môi trường.
20 Phương án hợp tác quốc tế (nếu có)
Để thực hiện thành công Đề tài sự hợp tác quốc tế có vai trò rất quan trọng. Việc hợp tác

với Viện Các Vấn đề Vâ êt lý trong Hóa học của LB Nga sẽ hỗ trợ Đề tài trong việc trao đổi
kinh nghiệm trong thiết kế và chế tạo thiết bị LSKK bằng XTQ.Những trao đổi này rất cần
thiết cho thiết kế và chế tạo thiết bị đạt các chỉ tiêu kỹ thuật đã đăng ký.

Quan hệ truyền thống trong suốt 10 năm qua giữa hai tập thể các nhà khoa học chủ chốt trong
hai Viện sẽ có tác dụng tích cực nhất trong hợp tác nghiên cứu các vấn đề mới của Đề tài.
24


×