Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN TỪ GÓC NHÌN SINH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.55 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG
THANH
HUYỀN
ĐỖTHỊ
MINH
HOÀNG

TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN TỪ GÓC NHÌN SINH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ MINH
HOÀNGHUYỀN
HOÀNG
THỊ THANH


TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN TỪ GÓC NHÌN SINH THÁI

Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THỊ HƯƠNG THỦY

HÀ NỘI, 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1. VẤN ĐỀ SINH THÁI QUA CÁC THỜI KÌ VĂN HỌC VÀ
TRONG SÁNG TÁC CỦA ĐỖ PHẤN .............................................................. 7
1.1. Vấn đề sinh thái trong văn học Việt Nam............................................................... 7
1.2. Đỗ Phấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại và cảm quan sinh thái
trong tiểu thuyết Đỗ Phấn.............................................................................................. 15
Chương 2. CẢM QUAN VỀ SINH THÁI TỰ NHIÊN TRONG TIỂU
THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN ................................................................................ 20
2.1. Kí ức và sự tái hiện vẻ đẹp tự nhiên (nguyên sơ) của Hà Nội ............................. 20
2.2. Tự nhiên bị tàn phá và những ám ảnh sinh thái.................................................... 30
2.3. Các hình tượng sinh thái - thẩm mĩ ....................................................................... 42
Chương 3. CON NGƯỜI TRONG KHÔNG GIAN SINH THÁI ĐÔ THỊ
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN ..................................................... 59
3.1. Đô thị hóa và những chấn thương sinh thái .......................................................... 59
3.2. Hành vi, lối sống của con người trong không gian sinh thái đô thị..................... 63
3.3. Cảm thức nơi chốn, không gian và thời gian nhìn từ cảm quan sinh thái........... 71

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 81


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tự nhiên và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau. Con người có thể sống
hài hòa với tự nhiên, sống thuận theo tự nhiên, lấy thiên nhiên làm nguồn vui, làm lẽ
sống của cuộc đời. Ngược lại, thiên nhiên cũng có thể tác động lại với con người, nếu
như con người khai thác thiên nhiên một cách cạn kiệt. Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật
phát triển, xã hội ngày càng tiến bộ, văn minh thì nhu cầu của con người ngày càng đầy
đủ hơn về mọi mặt. Đồng thời, nó cũng kéo theo nhiều hệ lụy của cuộc sống như làm
mất cân bằng sinh thái, khí hậu biến đổi, bão lũ, sạt lở vào mùa mưa, hạn hán vào mùa
hè, triều cường tăng nhanh, khủng hoảng môi trường tự nhiên, con người phải đối mặt
với nhiều nguy cơ sinh thái. Đây đang là vấn đề đáng quan tâm của nhiều ngành khoa
học, trong đó có văn học.
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nằm trong khu vực Đông Nam
Á. Với con người Việt Nam, thiên nhiên luôn là người bạn thân thiết. Vì vậy, tình yêu
thiên nhiên luôn là một nội dung quan trọng của văn học Việt Nam từ xưa tới nay. Trong
văn học dân gian, thiên nhiên là đối tượng nhận thức, cải tạo, chinh phục. Thiên nhiên tươi
đẹp thể hiện qua cánh cò, dòng suối, vầng trăng và thiên nhiên hiện ra ở vẻ đẹp phong phú
ở các vùng quê khác nhau. Trong văn học trung đại, hình tượng thiên nhiên gắn liền với lý
tưởng đạo đức, thẩm mĩ, thiên nhiên tượng trưng cho nhân cách cao thượng của các nhà
Nho, thiên nhiên còn là nơi thể hiện lý tưởng thanh cao, sống ẩn dật, không màng danh lợi
của các nhà nho đương thời. Trong văn học hiện đại, thiên nhiên thường gắn liền với tình
yêu quê hương đất nước và tình cảm lứa đôi. Văn học đương đại, thiên nhiên đang dần mất
đi vẻ đẹp vốn có của nó, do nhu cầu của con người, do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Con người đã tác động vào thiên nhiên, mặc sức khai thác thiên nhiên mà không nghĩ
đến hậu quả khôn lường của nó. Môi trường tự nhiên bị đe dọa, con người đang phải đối
mặt với nhiều thách thức: sự nóng lên toàn cầu, chất thải công nghiệp, ô nhiễm môi

trường, đặc biệt là do sự thiếu ý thức của con người nên tỉ lệ rác thải công nghiệp, rác thải
sinh hoạt gia tăng. Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của quá trình đô thị hóa, diện tích

1


trồng trọt ở nông thôn, diện tích cây xanh bị thu hẹp dần thay vào đó là các phố phường
chật hẹp, đông đúc. Tất cả những điều đó đang diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội.
Đứng trước sự khủng hoảng môi trường sinh thái, nhiều nhà văn gần đây đã bày tỏ quan
điểm và thái độ trước những vấn đề của đời sống và môi sinh.
Đỗ Phấn đến với văn chương khá muộn mằn, ở tuổi 50 Đỗ Phấn đã có những dấu ấn
thành công trong lĩnh vực hội họa. Cũng chính ở tuổi này Đỗ Phấn bắt đầu chuyển sang
sáng tác văn học. Đến 55 tuổi nhà văn mới có cuốn tiểu thuyết đầu tay ra đời và sau đó liên
tục cho ra mắt bạn đọc nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại: tản văn, truyện ngắn và tiểu thuyết.
Với Đỗ Phấn cầm bút trước hết là thú tiêu dao “một cách nghỉ ngơi thư giãn có ích” nhưng
từ trong sâu thẳm có thể nhận thấy nhà văn đang rất lo lắng về sự sống của con người
trước thực tại, nhất là ở thủ đô - mảnh đất ngàn năm văn hiến - nơi ông có quãng thời gian
dài gắn bó. Nhà văn đã say sưa ngắm nhìn mảnh đất kinh kì với tất cả tình yêu của mình.
Với sức sáng tạo mạnh mẽ, chỉ trong gần mười năm trở lại đây, nhà văn đã cho ra đời hơn
hai mươi đầu sách (21 tác phẩm) trong đó có đủ các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn,
truyện dài, tản văn và ở thể loại nào Đỗ Phấn cũng đạt được thành tựu nhất định, đặc biệt là
tiểu thuyết. Đỗ Phấn luôn day dứt về một Hà Nội đã phôi pha theo thời gian, không còn vẻ
đẹp thanh lịch như xưa nữa, mà thay vào đó là sự nhốn nháo, bộn bề hỗn tạp của phố
phường. Sự “thay da đổi thịt” của một đô thị đang vặn mình theo thời kinh tế thị trường sẽ
kéo theo nhiều vấn nạn xã hội như dân số tăng nhanh, nhà ở, giao thông, môi trường, công
ăn việc làm, mối quan hệ giữa người với người, đặc biệt là chất lượng cuộc sống của số
dân ấy, họ trở thành nạn nhân của vấn nạn sinh thái. Trong từng trang sách của Đỗ Phấn,
người đọc không chỉ thấy được vẻ đẹp thiên nhiên đất Hà thành mà còn có thể nhận thấy
cuộc sống con người nơi đây đang ngập trong dòng người hối hả, trong khói bụi của môi
trường, đang âu lo với các tệ nạn xã hội, đang cô đơn lạc lõng giữa dòng đời. Trong sáng

tác của mình, Đỗ Phấn bộc lộ khát vọng về một không gian sống an lành, thanh bình của
cư dân thành phố, ở đó thành phố phát triển trong sự giao thoa, cân bằng với thế giới tự
nhiên. Đặc biệt, nhà văn đã dành sự quan tâm của mình đến môi trường sinh thái gắn liền
với những vấn đề của đời sống đô thị hiện đại. Có lẽ, đây là một trong những phương diện

2


khiến cho tác phẩm của Đỗ Phấn thu hút được sự quan tâm của người đọc, khiến mỗi
người khi đọc tác phẩm của ông không khỏi không suy ngẫm về cuộc sống mà chính mình
đang sống. Nằm trong mạch vận động của văn học đương đại, sáng tác của Đỗ Phấn có
những đóng góp đáng kể trong việc thể hiện tâm thế nhập cuộc vào cuộc sống đang diễn
ra, thể hiện một cảm quan sinh thái rõ rệt.
Tiếp cận với các tiểu thuyết của Đỗ Phấn chúng tôi mong muốn tìm hiểu những đặc
điểm trong tiểu thuyết Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, từ đó góp thêm tiếng nói nhằm ghi
nhận những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học Việt Nam. Lựa chọn đề tài: “Tiểu
thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái”, luận văn hướng đến đánh giá giá trị độc đáo
của tác giả Đỗ Phấn trong mảng viết về vấn đề môi trường sinh thái.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đỗ Phấn không phải là một nhà văn chuyên nghiệp, bởi trước khi cầm bút viết văn
ông là một họa sĩ đã thành danh. Mới xuất hiện trên văn đàn, chỉ trong vòng mười năm gần
đây Đỗ Phấn đã cho ra đời liên tiếp nhiều tác phẩm, với nhiều thể loại khác nhau. Với lòng
say mê văn chương nghệ thuật và sự nỗ lực mạnh mẽ, Đỗ Phấn đã cho ra đời nhiều tác
phẩm được người đọc đón nhận và đánh giá cao. Từ những tác phẩm đầu tiên của nhà văn
đã được khá nhiều độc giả và giới phê bình quan tâm, với nhiều bài viết đánh giá khác
nhau. Các tác phẩm của Đỗ Phấn đã được người đọc đón nhận và trở thành đối tượng
nghiên cứu trong nhiều bài viết và các luận văn thạc sĩ. Nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương,
đã đánh giá cao tài năng của Đỗ Phấn ở lời bạt in ở trang bìa cuốn tiểu thuyết Rừng người:
“Đỗ Phấn tiêu biểu hơn các nhà văn khác ở chỗ là mẫn cảm nghệ thuật, cùng với những
trải nghiệm cuộc sống ở đô thị nên nhà văn đã hiểu rất rõ cái bát nháo của đời sống thị dân

cả mới và cũ” [47].
Trong cuốn Phê bình sinh thái tiếng nói bản địa - tiếng nói toàn cầu (Kỷ yếu hội
thảo quốc tế) của Viện Văn học, với bài viết Kiểu nhân vật nạn nhân sinh thái trong tiểu
thuyết Việt Nam từ sau đổi mới đến nay ThS. Nguyễn Thùy Trang cho rằng: “Trong sáng
tác của Đỗ Phấn nhuốm màu biến đổi khí hậu và thiên tai... Cuộc sống của người dân ven
đê sông Hồng sống dở chết dở khi hàng năm con sông Hồng đến mùa nước cạn và mùa

3


nước lên. Họ sống dật dờ, bấp bênh, không ổn định, không công ăn việc làm. Nhà văn
nhận thấy trên khuôn mặt của họ suốt ngày nhàu nhĩ lo toan nhàu nhĩ sợ” [79, tr.690]. Bài
viết Cảm quan sinh thái trong sáng tác của Đỗ Phấn của TS. Lê Hương Thủy cho thấy:
“Đô thị hóa trong sáng tác của Đỗ Phấn được thể hiện như một thực tế tất yếu cùng với xu
thế phát triển của đời sống, tuy nhiên, đi cùng với nó là những hệ lụy, những “chấn thương
sinh thái”, những tác động đến môi trường và con người” [79, tr. 831].
Sáng tác của Đỗ Phấn cũng là đối tượng trong nhiều bài viết của các nhà văn, nhà
phê bình viết về Đỗ Phấn, có thể kể đến các bài viết của Trần Nhã Thụy, Nguyễn Xuân
Thủy, Nguyễn Việt Hà, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Chí Hoan... Trong vài năm gần đây,
nhất là ở bậc đào tạo sau Đại học của một số trường Đại học, tiểu thuyết của Đỗ Phấn trở
thành đối tượng nghiên cứu trong một số luận văn, luận án. Theo tiến trình của thời gian có
thể kể đến: Năm 2013, đề tài nghiên cứu “Hiện thực đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ
Phấn” của học viên Trần Kim Dũng ở Đại học Vinh, Nghệ An. Năm 2014, luận văn
nghiên cứu “Cảm thức phi lí trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn” của thạc sĩ Võ Thị Thanh
Hiền, Đại học Đà Nẵng và “Đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn” của học viên
Nguyễn Thị Hương, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia
Hà Nội. Năm 2015, đề tài luận văn nghiên cứu “Đặc điểm tiểu thuyết của Đỗ Phấn” của
học viên Võ Hùng, trường Đại học Vinh, Nghệ An... Các bài viết, các đề tài nghiên cứu đã
có những phát hiện, đánh giá tài năng của Đỗ Phấn trong đó có những ghi nhận về dấu ấn
của Đỗ Phấn trong việc thể hiện những vấn đề về môi trường sinh thái thiên nhiên, cuộc

sống và con người nơi đô thị.
Với những thành tựu và đóng góp, sáng tác của Đỗ Phấn đã trở thành đối tượng quan
tâm trong nhiều bài viết, công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề về môi trường, về sinh
thái đô thị thì chưa có luận văn, luận án nào nghiên cứu một cách có hệ thống. Vì vậy,
chúng tôi lựa chọn đề tài “Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái” với mong
muốn đánh giá về tiểu thuyết của nhà văn Đỗ Phấn một cách toàn diện hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

4


Lựa chọn đề tài nghiên cứu Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, luận văn
hướng tới mục đích cơ bản sau:
- Làm sáng tỏ vấn đề về môi trường, về sinh thái trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn.
- Phân tích, lí giải những đặc điểm về cảm quan sinh thái trong tiểu thuyết của Đỗ
Phấn.
- Chỉ ra được những đóng góp về phương diện thể hiện những vấn đề môi trường
sinh thái trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn trong bối cảnh văn học Việt Nam đương đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn hướng đến ba nhiệm vụ sau:
- Vấn đề sinh thái qua các thời kì văn học và trong sáng tác của Đỗ Phấn.
- Cảm quan về sinh thái tự nhiên trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn.
- Con người trong không gian sinh thái đô thị trong tiểu thuyết Đỗ Phấn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng trọng tâm tìm hiểu những đặc điểm về tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc
nhìn sinh thái.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi nghiên cứu các sáng tác ở thể loại tiểu thuyết

của Đỗ Phấn:
- Vắng mặt (2010), Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chảy qua bóng tối (2011), Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Rừng người (2011), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
- Gần như là sống (2013), Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Con mắt rỗng (2013), Nxb Văn học, Hà Nội.
- Ruồi là ruồi (2014), Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Rụng xuống ngày hư ảo (2015), Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Vết gió (2016), Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Rong chơi miền kí ức (2016), Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

5


Ngoài ra luận văn còn tìm hiểu một số truyện ngắn, truyện dài và tản văn của Đỗ
Phấn và một số tác giả khác cùng viết về sinh thái đô thị làm đối tượng nghiên cứu và
tham chiếu.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn chúng tôi sử dụng các phương pháp và thao tác nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu liên nghành văn học - văn hóa học: để xem xét vấn đề
sinh thái đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn qua các thời kì lịch sử.
- Phương pháp hệ thống: giúp người viết xâu chuỗi các mối quan hệ giữa con
người và tự nhiên để làm sáng tỏ vấn đề sinh thái trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn.
- Thao tác phân tích - tổng hợp: để xem xét một cách chi tiết và có cái nhìn khái
quát về vấn đề sinh thái trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn.
- Thao tác so sánh, đối chiếu: để thấy được vấn đề sinh thái trong tiểu thuyết của
Đỗ Phấn so với các thể loại khác của ông và so với các nhà văn khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn là công trình chuyên biệt nghiên cứu những đặc trưng trong cảm quan nghệ
thuật của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái. Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp

phần làm sáng tỏ vấn đề sự thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, sự ảnh
hưởng tác động của con người đối với thiên nhiên ở đô thị hiện đại trong tiểu thuyết của
Đỗ Phấn. Qua đó, để thấy được những đóng góp của nhà văn trong sự phát triển của nền
văn học Việt Nam nói chung và vấn đề văn học sinh thái nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Vấn đề sinh thái qua các thời kì văn học và trong sáng tác của Đỗ Phấn.
Chương 2: Cảm quan về sinh thái tự nhiên trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn.
Chương 3: Con người trong không gian sinh thái đô thị trong tiểu thuyết Đỗ Phấn.

6


Chương 1
VẤN ĐỀ SINH THÁI QUA CÁC THỜI KÌ VĂN HỌC
VÀ TRONG SÁNG TÁC CỦA ĐỖ PHẤN
1.1. Vấn đề sinh thái trong văn học Việt Nam
1.1.1. Nghiên cứu, phê bình văn học từ góc nhìn sinh thái
Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI - thế kỉ mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng
con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ sinh thái nhất. Trong xã hội văn minh, hiện
đại cùng với sự phát triển của tốc độ đô thị hóa thì con người đang ngày càng khai thác
tự nhiên quá mức, khiến cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt không chỉ ở một
quốc gia mà trên toàn cầu. Chính vì vậy mà con người đang phải chịu rất nhiều hậu quả
của thiên nhiên gây ra: hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển
tăng cao... Cùng với sự biến đổi ấy, các nhà văn ngày càng có ý thức khám phá về
những vấn đề sinh thái cũng như mối quan hệ giữa môi trường sống và con người.
Theo tiếng La tinh sinh thái có nghĩa là nhà ở, nơi cư trú. Bất kì sinh vật nào sinh
sống trên trái đất đều cần nơi cư trú [33, tr.9]. Thuật ngữ sinh thái học có thể hiểu đó là
bộ môn khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa môi trường và sinh vật sống [28,
tr.13]. Bộ môn khoa học gắn liền với sinh học và dần dần được phát triển trong nhiều

ngành khoa học khác. Thuật ngữ sinh thái học ra đời vào năm 1869 do nhà nghiên cứu
sinh vật người Đức đưa ra [33, tr.9]. Đến nay, sinh thái không chỉ là đối tượng nghiên
cứu của bộ môn sinh học mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học
khác, trong đó có cả khoa học xã hội và nhân văn.
Phê bình sinh thái với tư cách là một khuynh hướng phê bình văn hóa văn học,
thực chất nó là nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và con người được
thể hiện trong các tác phẩm văn học. Người dùng thuật ngữ “phê bình sinh thái” đầu
tiên là nhà phê bình người Mĩ tên là William Rueckert vào năm 1978 [28, tr.14]. Đến
những năm đầu của thập kỉ 90 phê bình sinh thái trở thành một phong trào phát triển
mạnh mẽ. Đến nay, phê bình sinh thái phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế
giới. Các cuộc hội nghị khoa học về vấn đề môi trường trong văn học được tổ chức

7


thường xuyên. Có thể kể đến Hội nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại vào năm 1991,
với chủ đề “Phê bình sinh thái: Xanh hóa nghiên cứu văn học”. Những năm sau đó, các
chuyên luận được ra đời như những cột mốc của phê bình sinh thái: chuyên luận Phê
bình văn học sinh thái: tưởng tượng lãng mạn và sinh thái học tinh thần năm 1994;
Tưởng tượng môi trường: Thoreau, văn viết về tự nhiên và sự cấu thành của văn hóa
Mĩ vào năm 1995, cuốn Tuyển tập Phê bình sinh thái: Các mốc quan trọng trong Sinh
thái học Văn học của Cheryll Glotfelty năm 1996, cuốn Tuyển tập nghiên cứu xanh:
Từ chủ nghĩa lãng mạn tới phê bình sinh thái năm 2000 do Laurence Coupe biên tập;...
Sau này phê bình sinh thái phát triển sang nhiều nước ở Châu Âu, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc... đã đem đến một diễn đàn nghiên cứu phê bình văn học, ở đó cho
thấy các nhà nghiên cứu, phê bình đã có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề môi trường
sinh thái trong sáng tác văn học.
Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu về sinh thái Phê bình sinh thái - khuynh
hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân của Đỗ Văn Hiểu (2012) được coi là bài
viết công phu thể hiện tư tưởng nòng cốt về phê bình sinh thái từ trước đến nay. Một số

bài viết và công trình của các học giả nước ngoài đã được dịch bởi một số nhà nghiên
cứu Việt Nam như Hải Ngọc với công trình nghiên cứu Những tương lai của phê bình
sinh thái và văn học của Karen Thornber trong tập Phê bình sinh thái Đông Á: Tuyển
tập phê bình (2013), công trình nghiên cứu Phê bình sinh thái - nhìn từ lí thuyết giải
cấu trúc (2013) của Nguyễn Thị Tịnh Thy, công trình nghiên cứu Phê bình sinh thái
của Kate Rigby do Đặng Thị Thái Hà dịch (2014), công trình Nghiên cứu văn học
trong thời đại khủng hoảng môi trường của Cheryll Glotfelty do Trần Thị Ánh Nguyệt
dịch (2014), Phương Lựu trong bài Cần tìm hiểu sự chuyển hướng của phê bình sinh
thái (2015), bài giới thiệu Khuynh hướng phê bình sinh thái trong nghiên cứu văn học
của Lê Lưu Oanh, Trần Thị Ánh Nguyệt (2016), bài viết của giáo sư Trần Đình Sử
Chuyển hướng văn hóa trong nghiên cứu văn học. Gần đây nhất là cuốn Phê bình sinh
thái là gì? Viện Văn học dịch do Hoàng Tố Mai chủ biên và một số cuộc hội thảo khoa
học về phê bình sinh thái diễn ra như: cuộc hội thảo khoa học Phê bình sinh thái -

8


Tiếng nói bản địa, tiếng nói toàn cầu do Viện Văn học tổ chức (12/2017); tháng
01/2018 hội thảo khoa học Sinh thái học trong văn học Đông Nam Á: Lịch sử, Huyền
thoại và Xã hội của Hiệp hội Nghiên cứu liên ngành Văn học và Môi trường Đông
Nam Á tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy
phê bình sinh thái đang là một hướng nghiên cứu được giới nghiên cứu quan tâm, đánh
dấu những bước chuyển quan trọng trong việc nghiên cứu phê bình sinh thái trong đời
sống văn học ở thời đại khủng hoảng môi trường.
Thời đại ngày nay mà chúng ta đang sống đặt ra một vấn đề nếu chúng ta không
thay đổi hành vi của mình thì sẽ phải đối mặt với thảm họa sinh thái. Trong văn học
vấn đề sinh thái trở thành một đề tài quan trọng mà các nhà văn cần khai thác. Qua các
tác phẩm văn học của mình, các nhà văn có thể thể hiện thái độ về văn hóa ứng xử của
con người đối với tự nhiên, phê phán những tư tưởng, những chính sách văn hóa xã hội
làm ảnh hưởng đến thế giới tự nhiên, dẫn đến tình trạng xấu đi của môi trường và nguy

cơ biến đổi sinh thái.
1.1.2. Một vài hình dung về vấn đề sinh thái trong văn học Việt Nam
Trong lịch sử văn học, con người là đối tượng trung tâm của văn học. Trong
nhiều tác phẩm văn học, con người vẫn thường được xây dựng và biểu hiện trong mối
quan hệ với thế giới tự nhiên. Trong văn học dân gian, con người luôn luôn đứng cao
hơn vũ trụ, con người tôn sùng tự nhiên qua những hành động lớn lao kiểu dời non lấp
bể, chống trời, tôn sùng tự nhiên qua việc nói đến kích thước thân thể khổng lồ trong
tác phẩm “Nữ oa vá trời”, “Thần trụ trời”... Trong nhiều câu ca dao, dân ca, hò vè các
tác giả dân gian đã khắc họa thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, con người sống trong môi
trường ấy sẽ hưởng thụ và chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên thanh bình, yên ả của
quê hương đất nước: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như
tranh họa đồ” (Ca dao). Việt Nam là một nước nông nghiệp, dân số chủ yếu sống bằng
nghề nông, cuộc sống con người thường xuyên phải chịu những tác động của tự nhiên,
phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Thiên nhiên đóng vai trò rất lớn trong đời sống của
cư dân nông nghiệp. Nó vừa là nguồn lợi, là môi trường đồng thời cũng là nỗi lo âu của

9


người dân. Mỗi khi bước chân ra đồng người nông dân luôn phải lo lắng sao cho mưa
thuận gió hòa, thực tế này được phản ánh trong ca dao: “Trông trời trông đất trông
mây/ Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm/ Trông cho chân cứng đá mềm/
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng” (Ca dao).
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu về khoa học kĩ thuật, song với tình trạng biến
đổi khí hậu bất thường do sự tàn phá của con người thì sự khắc nghiệt của tự nhiên càng
trở nên khủng khiếp hơn. Hạn hán, lũ lụt xảy ra nhiều hơn, tàn khốc hơn, những trận động
đất kinh thiên động địa đã làm cho con người ngày càng khốn đốn. Con người tồn tại và
phát triển cùng với môi trường tự nhiên bởi vậy khi chỉnh thể sinh thái bị hủy hoại thì sự
sống của con người cũng sẽ bị đe dọa. Từ xa xưa, tác giả dân gian đã ý thức về môi
trường tự nhiên và sự chống trả vất vả của con người với thiên tai, điều này được thể

hiện trong chi tiết nước lũ dâng lên hàng năm, nước dâng lên bao nhiêu thì đồi núi cũng
dâng lên bấy nhiêu (Sơn Tinh, Thủy Tinh) để nói rằng con người vẫn chế ngự được
thiên nhiên, vẫn làm chủ được thiên nhiên. Trong văn học trung đại, cảm thức về sinh
thái là cảm thức hòa điệu: ca tụng thiên nhiên, xem thiên nhiên là nơi lánh trú tâm hồn, lí
tưởng hóa mối tương tác giữa con người và môi trường. Điều đó được thể hiện rõ trong
thơ Thiền thời Lí Trần, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến... Thiên
nhiên trong mối quan hệ với con người chủ yếu thể hiện ở hai khía cạnh vừa là nơi lánh trú
ẩn dật, vừa là người bạn thân thiết. Khi cuộc đời không như ý con người thường trở về với
thiên nhiên, sống chan hòa với thiên nhiên, Nguyễn Trãi đã dành tất cả tấm lòng ưu ái của
mình cho thiên nhiên: “Côn Sơn suối chảy rì rầm/ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai/
Côn Sơn có đá rêu phơi/ Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm” (Bài ca Côn Sơn - Nguyễn
Trãi). Dưới ngòi bút của Bạch Vân cư sĩ - Nguyễn Bỉnh Khiêm, những tứ thơ đã thể hiện
cảm xúc giao hòa giữa thiên nhiên với tâm hồn thanh thản của nhà thơ khi sống ẩn dật nơi
quê nhà: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” (Nhàn - Nguyễn
Bỉnh Khiêm).
Việt Nam là một nước trong suốt chiều dài lịch sử có nhiều thế lực xâm lược.
Trong thời chiến do sự hủy hoại của chiến tranh nên nguồn tài nguyên thiên nhiên bị

10


tàn phá khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các nhà thơ, nhà văn đã có cái
nhìn về vấn đề này. Trong Bình Ngô đại cáo nhà văn Nguyễn Trãi đau xót vô cùng khi
chứng kiến cảnh: “Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường/ Xương Giang, Bình
Than, máu trôi đỏ nước” (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)
Đầu thế kỉ XX, cùng với cảm quan sầu đô thị, sự tàn phá thiên nhiên chính là từ
các công cuộc đô thị hóa, công nghiệp hóa - hiện đại hóa, điện khí hóa... của con người.
Nhà thơ Tú Xương đã có dự cảm “Phố phường chật hẹp người đông đúc/ Bồng bế
nhau lên nó ở non” (Năm mới chúc nhau - Trần Tế Xương). Trong văn học hiện đại
các nhà văn đã có sự quan tâm hơn đến mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và con

người. Thời kì văn học lãng mạn 1930 - 1945 gắn liền với quá trình đô thị hóa, nhiều
nhà văn, nhà thơ đã quay lưng lại thực tế, tìm về thiên nhiên. Có khi là thiên nhiên tươi
đẹp thơ mộng, như thực như hư dưới con mắt của thi sĩ Hàn Mặc Tử, nơi có những khu
vườn nhỏ nhắn, xinh xinh, những ngôi nhà lấp ló sau những vườn cây xanh mướt như
ngọc của xứ Huế: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?/ Nhìn nắng hàng cau nắng mới
lên/ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền” (Đây thôn Vĩ
Dạ - Hàn Mặc Tử). Dưới con mắt của thi sĩ đa tình, nhà thơ Xuân Diệu biểu lộ một
tình thơ thật đắm say, ngất ngây về sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người rất gần
gũi, thân thiết: “Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên/ Cây me ríu rít cặp chim
chuyền/ Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá/ Thu đến nơi nơi động tiếng huyền” (Thơ
duyên - Xuân Diệu).
Văn học giai đoạn từ năm 1945 - 1975, thời kì diễn ra cuộc chiến tranh xâm lược của
đế quốc Mĩ và thực dân Pháp, này cũng có thể được xem xét dưới cái nhìn sinh thái, đó là
sự hủy hoại của môi trường trong chiến tranh, mỗi ngày có hàng nghìn, hàng vạn tấn bom
dội xuống đất nước Việt Nam. Nhân dân Việt Nam phải chịu bao khói thuốc chiến tranh, ô
nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Tuy nhiên, vẫn có những vần thơ, những tác
phẩm thể hiện mối quan hệ gần gũi giữa con người và thiên nhiên, nhân dân ta chiến đấu
bảo vệ Tổ quốc, cũng là chiến đấu cho mỗi nhành hoa, ngọn cỏ, tấc đất của quê hương:
“Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam/ Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng” (Hoan hô

11


chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu). Thời kì này cội nguồn của cảm quan sinh thái là tình yêu
quê hương đất nước: tình yêu với hương cỏ mật, với hoa bưởi nồng nàn, với hoa ổi,
hoa doi ngát hương (Hương cỏ mật - Đỗ Chu, Hương thầm - Phan Thị Thanh Nhàn,
Mùa hoa doi - Xuân Quỳnh...), những hình ảnh, âm thanh gần gũi với mỗi người dân
như hình ảnh bếp lửa, tiếng gà (Bếp lửa - Bằng Việt, Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh), với
dòng sông, cánh đồng thân thuộc (Đồng chí - Chính Hữu, Tây Tiến - Quang Dũng,
Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi...). Trong giai đoạn văn học này các nhà

văn có nói đến thiên nhiên nhưng chủ yếu để biểu hiện cho sức sống vĩnh hằng, bất diệt
dẫu cho cuộc chiến tranh ác liệt đến mức nào (Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh
Châu, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Vòng cườm trên cổ chim cu - Chế Lan
Viên). Văn học có nói đến sự phá hoại của chiến tranh đối với tự nhiên nhưng chủ yếu
nghiêng về tố cáo tội ác của giặc (Dấu chân người lính - Nguyễn Minnh Châu, Cánh
đồng hoang - Nguyễn Quang Sáng...). Cụ thể trong tác phẩm Rừng xà nu Nguyễn
Trung Thành đã nói rất rõ sự phá hoại của bọn giặc khiến cho cả rừng xà nu trước cửa
làng Xô Man bị tàn phá khủng khiếp, cây nào cũng bị thương, có những cây xà nu bị
chặt đứt ngang nửa thân mình, nhựa ứa ra tràn trề.
Sau năm 1975, văn học đặc biệt chú ý hơn đến những vấn đề liên quan đến sinh
thái. Tính liên nghành cũng được nhấn mạnh, nhiều tác phẩm được viết theo hướng tố
cáo sự phá hoại thiên nhiên của chiến tranh như Miền cỏ cháy của Nguyễn Minh Châu,
hay dòng “văn học da cam”, di chứng của chất độc da cam tàn phá môi trường, chất
độc dioxin với những khu rừng xác xơ trụi lá, mái đầu rụng hết tóc của các nữ thanh
niên xung phong, rồi những đứa con dị hình, dị dạng, không lành lặn của các cựu chiến
binh trở về từ chiến trường (Người sót lại của rừng cười - Võ Thị Hảo, Mười ba bến
nước - Sương Nguyệt Minh...). Khi chiến tranh đã lùi xa, người ta mới nhận ra rằng nó
không chỉ tổn thất về vật chất, mà còn tổn thất về tinh thần, về môi trường chưa thể
khắc phục ngay được, những hậu quả của nó vẫn còn để lại âm ỉ sau bao thế hệ.
Văn học sinh thái truy tìm nguồn gốc của nguy cơ sinh thái. Có lẽ thế, mà nhiều
tác phẩm trong thời gian này đã phê phán mặt trái của văn minh như tác phẩm của

12


Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư, Sương Nguyệt Minh...
Bên cạnh đó, văn học sinh thái còn chú trọng đến trách nhiệm của con người đối với tự
nhiên, khẩn thiết lên tiếng kêu gọi con người hãy bảo vệ vạn vật trong tự nhiên để duy
trì cân bằng sinh thái: (Thung mơ của Hà Nguyên Huyến, Sống mãi với cây xanh,
Khách ở quê ra - Nguyễn Minh Châu, Giải vía - Hà Thị Cẩm Anh...). Văn học sinh

thái còn đặt ra trách nhiệm của con người đối với tự nhiên. Con người cần trân trọng,
yêu thương, che chở tự nhiên, nhìn vào tự nhiên mà điều chỉnh hành vi của mình.
Trong các tác phẩm văn học, các nhà văn đã có sự quan tâm đến các vấn đề xã hội, dân
sinh, hướng về đô thị, những vấn đề nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, những mâu thuẫn nảy sinh trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
Sau năm 1975, các tác phẩm văn học đã chú ý nhiều hơn về mối quan hệ giữa
môi trường tự nhiên và con người sinh tồn trong môi trường ấy. Nhà văn Nguyễn Minh
Châu được coi là “người mở đường tinh anh” (Nguyên Ngọc) cũng đã có ý thức rất
sớm về vấn đề sinh thái. Tác giả để cho nhân vật của mình có những xử sự rất đỗi nhân
văn. Các tác phẩm cũng đề cập đến vấn đề lo âu về tương lai đô thị như Cỏ lau, Miền
cháy, Phiên chợ Giát, Sống mãi với cây xanh... Nguyễn Huy Thiệp, người đã tạo nên
“khúc ngoặt” (Lã Nguyên) cho văn xuôi Việt Nam sau 1975 cũng là người đưa ra được
những triết lí sinh thái thực sự có chiều sâu. Thời kì đầu, ông chưa khai thác sâu về mối
quan hệ giữa tự nhiên và con người nhưng cùng với quá trình phát triển đô thị, tác
phẩm của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện kiểu nhân vật phản ứng với văn minh đô thị.
Trong truyện ngắn Chuyện tình kể trong đêm mưa nhân vật Bạc Kì Sinh không thích
người Kinh lên Tây Bắc khai hóa văn minh, nhân vật Doanh trong Những người muôn
năm cũ phỉ báng kết quả của việc tiếp thu văn minh đô thị. Từ đó, Nguyễn Huy Thiệp
băn khoăn đi tìm câu trả lời làm thế nào để con người sống yên ổn và hạnh phúc. Nhiều
trang viết của Nguyễn Huy Thiệp thể hiện nỗi bất an và lo âu, ở đó nhân vật thường rơi
vào niềm cô độc, đau đớn, có khi dẫn đến cái chết (Con gái thủy thần, Chăn trâu cắt
cỏ, Thương nhớ đồng quê...). Nguyễn Huy Thiệp cũng như nhiều nhà văn đương đại
đang đi tìm câu trả lời cho vấn đề vẻ đẹp tự nhiên đang dần bị mai một, về những bất

13


ổn của đô thị hóa. Sau này, nhiều tác phẩm của một số nhà văn đã viết trực diện về
những vấn đề của môi trường như Trăm năm còn lại của Trần Duy Phiên, Sâm cầm Hồ
Tây, Chuyến đi săn cuối cùng của Sương Nguyệt Minh, Khách đến Nha Trang của

Hoàng Minh Tường, Giải vía, Đối thoại với bất tử của Hà Thị Cẩm Anh, Con chó và
vụ li hôn của Dạ Ngân, Đàn sẻ ri bay ngang rừng của Võ Thị Xuân Hà, Bóng của cây
sồi của Đỗ Bích Thúy, Miền cỏ hoang của Trần Thanh Hà, Cánh đồng bất tận của
Nguyễn Ngọc Tư,... Các tác phẩm của Đỗ Phấn như Vắng mặt, Chảy qua bóng tối,
Rừng người, Rong chơi miền kí ức, Ruồi là ruồi, Gần như là sống, Rụng xuống ngày
hư ảo, Vết gió, Con mắt rỗng cùng một số truyện ngắn, truyện dài, tản văn cũng đều đề
cập đến vấn đề sinh thái.
Nhiều tác phẩm sau 1975 đều viết về sự nếm trải của con người với những khủng
hoảng môi trường sinh thái. Có lẽ, Nguyễn Ngọc Tư là một trong số nhà văn viết có sự
ám ảnh nhất. Thời kì đầu, các tác phẩm chỉ xoay quanh vấn đề tình cảm, về sau lồng
trong các câu chuyện là vấn đề thời sự, cụ thể là vấn đề môi trường. Các nhân vật trong
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư hầu hết là sống và lớn lên trên mảnh đất chôn rau cắt
rốn nên có cái nhìn của người trong cuộc, trước sự đổi thay của quê hương mà thấy xót
xa. Tác giả đã nhìn thấy sự bạc màu của đất, sự biến mất của tự nhiên tươi đẹp, những
thảm họa thiên nhiên trút lên cuộc sống của con người như mùa nước nổi, xâm ngập
mặn của đồng bằng sông Cửu Long, cuộc sống của họ cứ phải nay đây mai đó, di
chuyển khắp nơi để sinh sống qua mùa nước nổi, đến những vùng nước ngọt để tồn tại.
Sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước, Nguyễn Ngọc Tư phát hiện ra rằng: nước được
coi là yếu tố vô cùng quan trọng đối với con người. Nó là yếu tố quan trọng nhất cấu
thành sự cân bằng sinh thái tự nhiên. Con người không thể sống thiếu nước, đặc biệt là
nước ngọt, nước sạch. Trong Cánh đồng bất tận hình ảnh người dân xếp hàng dài đi
mua nước ngọt, họ phải nín thở để nước khỏi sánh ra ngoài thùng đựng nước, họ phải
tụt xuống ao tắm rồi lên rửa lại bằng nước ngọt nhưng chỉ đúng hai gàu, nước vo gạo
dùng để rửa rau, rửa rau xong thì dùng để rửa cá, họ phải tiết kiệm từng gáo nước. Họ
chỉ ao ước rất đơn giản là bao giờ được tắm một bữa nước ngọt cho đã đời. Ở tiểu

14


thuyết Sông, một lần nữa nhà văn nhắc lại tình cảnh thiếu nước ngọt đến trầm trọng của

người dân vùng sông nước... Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã đặt ra
nhiều vấn đề về môi trường và số phận cá nhân trong chỉnh thể sinh thái, cảnh báo về
tình trạng biến đổi khí hậu trên từng dòng sông, mỗi ngôi nhà và từng số phận nhân
vật. Ngoài ra còn rất nhiều tác phẩm của các tác giả như: Con gái thủy thần, Chăn trâu
cắt cỏ, Những bài học ở nông thôn.... của Nguyễn Huy Thiệp, Kẻ ám sát cánh đồng
của Nguyễn Quang Thiều, Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn, Chốn sơn khê,
Giường đôi xóm Chùa của Đoàn Lê và các truyện ngắn Khói trời lộng lẫy, Gió lẻ,
Ngọn đèn không tắt, Giao thừa, Sông... của Nguyễn Ngọc Tư.
Quá trình đô thị hóa đang phát triển hết sức nhanh chóng, nhất là những thành
phố đang trong quá trình phát triển theo hướng hiện đại văn minh không chỉ là trung
tâm văn hóa, chính trị, nhiều thành phố còn là nơi khủng hoảng về môi trường sinh
thái. Với một cái nhìn thấu suốt, nhiều tác phẩm viết về sinh thái đô thị thể hiện nỗi bất
an, lo âu của con người sống trong môi trường ấy. Có thể thấy, nhà văn Đỗ Phấn không
phải là người duy nhất viết về môi trường sinh thái đô thị mà đã có rất nhiều nhà văn
khác đã và đang viết về vấn đề này. Khi viết về vấn đề sinh thái đô thị, Đỗ Phấn có cái
nhìn và cảm quan đặc biệt, cái nhìn mẫn cảm của một nhà văn nhận thấy sự thay đổi
của thủ đô trước sự xâm lấn của văn minh đô thị.
1.2. Đỗ Phấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại và cảm quan sinh thái
trong tiểu thuyết Đỗ Phấn
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Đỗ Phấn
Đỗ Phấn sinh năm 1956 trong một gia đình công chức tại Hà Nội. Năm 1980, ông
đỗ tốt nghiệp Đại học Mĩ thuật. Từ năm 1980 - 1989, ông là giảng viên giảng dạy Mĩ
thuật tại khoa Kiến trúc, trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Hiện nay, Đỗ Phấn là một
họa sĩ tự do, là một nhà văn được nhiều độc giả biết đến. Đỗ Phấn là một người đi nhiều,
hiểu nhiều, biết rộng. Ông là “một giang hồ ham mê các hành trình dọc ngang nước Việt,
thi thoảng nổi hứng lại nhảy lên Tây Tạng, tạt ngang Paris... Chưa kịp gặp đã nghe bay
sang Bangkok hoặc vọt sang Australia...” [24]. Phải chăng, nhà văn đi khắp nơi trên đất

15



nước và thế giới để di dưỡng tinh thần và tìm nguồn cảm hứng sáng tác trong các tác phẩm
của mình.
Đỗ Phấn vẫn thường được nhắc đến với cương vị là một họa sĩ có tài, hơn 40 năm
cầm bút vẽ, Đỗ Phấn có một gia tài tranh đáng kể. Và hơn 10 năm nay ông gần như đã
ngừng bút vẽ, chỉ góp mặt trên báo chí với những minh họa và tranh Tết. Với Đỗ Phấn, vẽ
và viết đều có chung một mục đích là cái đẹp, sự lương thiện. Chất liệu để làm nên tác
phẩm của Đỗ Phấn chính là mảnh đất nơi nhà văn sinh ra và lớn lên. Chính nhà văn cũng
cho rằng: “Dù vẽ hay viết thì mục đích cuối cùng của tôi là tìm đến cái đẹp, cái thẩm mĩ,
cái nhân văn của cuộc sống. Nhất là Hà Nội hôm nay có phần mất mát, xô lệch quá chẳng
còn giữ được bao nhiêu. Là người con Hà Nội, tôi thấy mình cần có trách nhiệm phải lưu
giữ những nét đẹp của Hà Nội mà mình đã may mắn được trải qua, khi mà tình yêu làm
nó bị pha loãng bằng muôn nghìn cách” [68].
Trước khi cầm bút viết, Đỗ Phấn đã phải trải qua nhiều chức phận khác nhau. Đỗ
Phấn từng là thầy giáo đứng trên giảng đường đại học, là họa sĩ tài hoa. Ông đến với văn
chương khi tuổi đời không còn trẻ. Với sức sáng tạo dồi dào và cách làm việc nghiêm túc,
Đỗ Phấn liên tục cho ra đời nhiều tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau, từ tản văn đến
truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết và ở thể loại nào cũng có những dấu ấn. Các tác
phẩm của ông gần như viết duy nhất một đề tài là Hà Nội. Mỗi tác phẩm là một thế giới
khác nhau thể hiện một cảm quan sinh thái về Hà Nội, thành phố đang từng ngày thay đổi
trong bối cảnh đương đại.
Về sự nghiệp văn học, sau hơn 10 năm cầm bút viết Đỗ Phấn là nhà văn có sức sáng
tạo đáng kinh ngạc. Ông đã cho ra đời các tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau, từ tiểu
thuyết đến truyện dài, truyện ngắn, tản văn. Năm 2010, tiểu thuyết Vắng mặt được lọt vào
chung khảo giải văn Bách Việt. Năm 2014, truyện dài Dằng dặc triền sông mưa của Đỗ
Phấn đã dành giải thưởng ở hạng mục Văn xuôi của Hội nhà văn Hà Nội.
Ở lĩnh vực tiểu thuyết là các sáng tác: Vắng mặt (Nxb Trẻ - 2010); Rừng người (Nxb
Phụ nữ - 2011); Chảy qua bóng tối (Nxb Trẻ - 2011); Gần như là sống (Nxb Trẻ - 2013);

16



Con mắt rỗng (Nxb Văn học - 2013); Ruồi là ruồi (Nxb Trẻ - 2014); Rụng xuống ngày hư
ảo (Nxb Trẻ - 2015); Vết gió (Nxb Trẻ - 2016); Rong chơi miền kí ức (Nxb Trẻ - 2016).
Ngoài ra, ông còn cho ra mắt bạn đọc các tập truyện ngắn và truyện dài: Đêm tiền sử
(Nxb Hội nhà văn - 2009); Thác hoa (Nxb Trẻ - 2010); Kiến đi đằng kiến (Nxb Phụ nữ 2009); Dằng dặc triền sông mưa (Nxb Trẻ - 2013).
Ông cũng là người viết nhiều ở thể loại tản văn và đa phần là viết về thủ đô Hà Nội
với các tác phẩm: Chuyện vãn trước gương (Nxb Hội nhà văn - 2005); Ông ngoại hay
cười (Nxb Lao động - 2011); Phượng ơi (Nxb Dân Trí - 2012); Hà Nội thì không có tuyết
(Nxb Trẻ - 2013); Ngồi lê đôi mách với Hà Nội (Nxb Trẻ - 2015); Ngẫm ngợi phố
phường (Nxb Trẻ - 2015); Đi chơi bờ hồ (Nxb Trẻ - 2018); Bâng quơ một thời Hà Nội
(Nxb Trẻ - 2018).
1.2.2. Cảm quan sinh thái của nhà văn Đỗ Phấn.
Nghiên cứu về vấn đề sinh thái là một chủ đề mang tính thời sự từng được đặt ra
trong bối cảnh của đời sống xã hội và đời sống văn học hơn một thập niên gần đây. Thời kì
văn học đương đại, vấn đề sinh thái mới được thể hiện một cách đa dạng trong nhiều tác
phẩm. Trong các sáng tác của mình, các nhà văn đã lên án sự hủy hoại môi trường của con
người, nhất là môi trường sinh thái đô thị. Giống như các nhà văn đương thời, Đỗ Phấn
cũng quan tâm đến vấn đề sinh thái. Ông sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thăng Long văn
hiến lâu đời, ông hiểu rất rõ từng sự thay đổi, sự chuyển mình của đô thị nhất là những
năm gần đây khi quá trình đô thị diễn ra nhanh chóng, con người được tiếp cận với nền
văn minh tiến bộ nhưng cũng để lại nhiều hệ lụy khi tự nhiên bị phương hại, con người trở
nên bất an, con người muốn tìm về trạng thái cân bằng sinh thái. Ông viết về Hà Nội bằng
tất cả tấm lòng, bằng những chiêm nghiệm, những hồi ức xa xưa của mình.
Đỗ Phấn luôn tâm niệm “cả đời, tôi sẽ chỉ viết sách về Hà Nội” [32]. Chỉ trong
khoảng thời gian ngắn, Đỗ Phấn đã cho ra đời nhiều tiểu thuyết viết về Hà Nội: Vắng mặt,
Chảy qua bóng tối, Rừng người, Rong chơi miền kí ức, Ruồi là ruồi, Rụng xuống ngày hư
ảo, Vết gió... Tất cả đều là một bức tranh chân thực về phố phường Hà Nội. Ở đó ta thấy
được con người sống trong đô thị ngột ngạt đến mức nào? Họ được sống đầy đủ hơn về


17


vật chất nhưng họ lại phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường sinh thái trong cuộc
sống. Đối với người thành phố để hướng đến một đời sống an nhàn hòa hợp với thiên
nhiên cũng khó khăn. Mong mỏi của Đức trong Rụng xuống ngày hư ảo là một thực tế.
Muốn uống trà ngon thì cần phải có quá nhiều điều kiện. Chẳng hạn, mang trà Thái
Nguyên về thành phố pha với nước máy đun sôi thì thấy nhạt phèo, đắng ngắt, chẳng còn
là vị của trà Thái Nguyên nữa. Rồi đến việc ngắm một vùng trời bình yên ở thành phố mới
thật là khó khăn, xung quanh họ chỉ thấy nhà cao tầng mọc lên san sát, đường phố lúc nào
cũng đông nghịt người nhất là lúc tan tầm. Khói bụi xe thì mù mịt, ra đường là phải đội mũ
bảo hiểm, đeo khẩu trang, bịt kín mít. Nhiều người phải sống trong một căn hộ tập thể chật
chội, trong các tòa nhà cao tầng quanh năm không nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Sống trong
thành phố văn minh mà lúc nào cũng cảm thấy bất an. Có lẽ thế, mà cái cảm giác lạc loài,
cô đơn ngay chính trong “rừng người” của các nhân vật là không tránh khỏi. Nhân vật
chính thường phảng phất nỗi buồn khi những vẻ đẹp nguyên sơ của thủ đô không còn nữa
và rất muốn phục sinh lại nó. Những dòng sông, những làng mạc, những bờ ao tự nhiên
biến mất mà thay vào đó là những tòa nhà cao tầng, những khách sạn sang trọng hiện đại,
những hàng quán mọc lên san sát... chỉ trong một thời gian ngắn. Do cuộc sống bộn bề nên
tình người cũng ngày càng chia cắt. Không còn những bữa cơm anh em, bạn bè quây quần
trong những ngày Tết. Những ngày Tết họ rất ngại đến nhà nhau, họ đi du lịch khắp nơi để
thưởng thức không khí trong lành khác hẳn không khí ngột ngạt trong thành phố.
Có lẽ, sự can thiệp của quá trình đô thị hóa, nông thôn dần mất đi những ruộng lúa,
bờ tre, những cánh đồng quê trong trẻo, thanh bình, những hồn người mộc mạc. Thay vào
đó là những ngôi nhà san sát, những lớp thị dân lạc lõng, bơ vơ. Nhiều nhân vật trong tiểu
thuyết của Đỗ Phấn không dễ giữ mình để khỏi bị tha hóa theo lối sống thành thị. Đọc tiểu
thuyết của Đỗ Phấn, có thể thấy rất nhiều nhân vật đã trốn chạy khỏi thành phố đô hội. Họ
lên rừng, xuống biển, đi đến một nơi nào đó thật xa, nơi đó họ có thể được hưởng thụ
những gì mà thiên nhiên ban tặng mà thành phố không có. Một niềm ao ước giản đơn đối
với cư dân thành phố: một chuyến đi xa để họ được sống là chính mình, được hòa với


18


thiên nhiên, được sống trong sự ưu ái của thiên nhiên, đồng thời cũng để cho họ thanh lọc
tâm hồn, tránh xa phố phường hỗn tạp, bất an.
Với cảm quan tinh tế, Đỗ Phấn có một cách nhìn mới mẻ về mối quan hệ giữa tự
nhiên và con người. Hà Nội trong tình cảm trân quý của nhà văn được hiện lên một cách
chân thực với vẻ đẹp xưa cũ, một vẻ đẹp hiện đại của những ngôi cao tầng kết hợp với nét
cổ kính của những ngôi nhà rêu phong nơi phố cổ vẻ đẹp yên bình, sâu lắng của một kinh
thành sầm uất xưa kia. Với nhịp sống hối hả, tấp nập ngày nay, người ta vẫn không quên
tìm về Hà Nội với nét đẹp xưa cũ, một vẻ đẹp thanh bình, tĩnh lặng. Tất cả những vẻ đẹp
đó được thể hiện một cách khéo léo và sâu sắc trong các tiểu thuyết của nhà văn Đỗ Phấn.
Tiểu kết chương
Cùng với dòng chảy viết về sinh thái trong văn học như các nhà văn đương thời, Đỗ
Phấn đã thể hiện một cảm quan nghệ thuật riêng, đó là cảm quan sinh thái đô thị. Gần như
ở tác phẩm nào Đỗ Phấn cũng đề cập đến cảnh quan thiên nhiên, cuộc sống và con người
thủ đô. Trong tâm trí của nhà văn, thủ đô Hà Nội ngày xưa đã để lại cho ông nhiều kỉ niệm
tuổi thơ, nhiều hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, nhiều ấn tượng sâu sắc, còn thủ đô Hà Nội
ngày nay đã để lại cho ông nhiều lo âu, băn khoăn, trăn trở về cuộc sống, môi trường và
văn hóa đô thị. Thủ đô Hà Nội đang từng ngày phát triển về mọi mặt, người dân Hà thành
được hưởng thành quả của nền văn minh tiến bộ, song cũng để lại nhiều hệ lụy của sự phát
triển thủ đô, một trong những vấn đề đó là môi trường sinh thái. Nó không chỉ là nỗi trăn
trở của các nhà văn mà còn là nỗi trăn trở của nhiều ngành khoa học. Đỗ Phấn là nhà văn
có tình cảm đặc biệt với Hà Nội nên những lo âu, trăn trở về môi trường sinh thái ở thủ đô
được tác giả thể hiện trong các sáng tác của mình, đặc biệt là trong các tiểu thuyết.

19



Chương 2
CẢM QUAN VỀ SINH THÁI TỰ NHIÊN TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA ĐỖ PHẤN
2.1. Kí ức và sự tái hiện vẻ đẹp tự nhiên (nguyên sơ) của Hà Nội
Khi nói đến Hà Nội, chúng ta không khỏi tự hào về mảnh đất “nghìn năm văn
hiến”. Hà Nội là nơi đã trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, cũng là nơi
lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống lâu đời. Từ xa xưa, nhân dân ta đã có
câu “Thứ nhất kinh kì, thứ nhì phố Hiến”. Đó là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh
tế, giáo dục, y tế... bậc nhất của cả nước, trong đó có cả vẻ đẹp của Hà Nội về mọi
mặt như văn hóa ẩm thực, về phố phường, cây cối, sông ngòi...
Trong văn học Việt Nam vẻ đẹp của thủ đô Hà Nội đã đi vào tâm thức của cả
người viết và người đọc. Từ xưa, qua các bài ca dao, tác giả dân gian đã ca ngợi
vẻ đẹp của kinh thành Thăng Long “ngàn năm văn hiến”: “Gió đưa cành trúc la
đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương/ Mịt mù khói tỏa ngàn sương/
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ” (Ca dao). Vẻ đẹp của thủ đô Hà Nội
được nhiều văn nghệ sĩ lấy làm nguồn cảm hứng sáng bằng tất cả tấm lòng trân
trọng và nâng niu. Văn học trung đại, tác giả Trần Quang Khải có tác phẩm Phò
giá về kinh, Lê Hữu Trác (Thượng kinh kí sự), Nguyễn Du (Long Thành cầm giả
ca)... Văn học hiện đại, tác phẩm Những chiếc ấm đất, Chén trà sương của nhà
văn Nguyễn Tuân; Hà Nội 36 phố phường, Dưới bóng hoàng lan, Trở về của nhà
văn Thạch Lam; Món ngon Hà Nội của nhà văn Vũ Bằng... Văn học đương đại
các tác giả viết nhiều về vẻ đẹp của Hà Nội hiện tại như: Đỗ Phấn với tác phẩm
Dằng dặc triền sông mưa, Hà Nội thì không có tuyết, Vết gió, Rụng xuống ngày
hư ảo;... Nguyễn Trương Quý với tác phẩm Hà Nội là Hà Nội, Tự nhiên như
người Hà Nội, Mỗi góc phố một người đang sống;... Nguyễn Việt Hà với tác
phẩm Con giai phố cổ, Cơ hội của Chúa... Nguyễn Ngọc Tiến với Đi dọc Hà Nội,
Đi ngang Hà Nội, 5678 bước chân quanh Hồ Gươm... Ở mỗi tác phẩm, các nhà

20



văn, nhà thơ đã dành nhiều tình cảm trân quý của mình để tái hiện vẻ đẹp của Hà
Nội xưa và nay.
Đỗ Phấn là một trong những nhà văn đương đại viết nhiều về Hà Nội, bởi Hà
Nội luôn in dấu trong kí ức của nhà văn. Vẻ đẹp tự nhiên của Hà Nội được nhà
văn thể hiện ở nhiều góc nhìn về văn hóa, con người, xã hội cũ được bảo tồn và
lưu giữ qua thời gian và không gian trải dài trong suốt quá trình phát triển của
thành phố. Chúng tôi nhận thấy, trong sáng tác của Đỗ Phấn vẻ đẹp tự nhiên
(nguyên sơ) của Hà Nội được tái hiện qua sự thứ nhận của chính tác giả về cảnh
quan thủ đô (làng hoa, loài hoa), từ những con phố, khúc giao mùa đến các loài
động vật, cũng như âm thanh đặc trưng của Hà Nội, không gian của thủ đô “ngàn
năm văn hiến”.
Nhớ lại kí ức về vẻ đẹp của Hà Nội xưa, nhà văn Đỗ Phấn tái hiện lại hình
ảnh các làng hoa ở Hà Nội như làng hoa Nhật Tân, Ngọc Hà, Hữu Tiệp. Ngày
xưa, đây là những làng hoa nổi tiếng bậc nhất của Việt Nam, ngày nay các làng
hoa này tuy không còn nữa hoặc đã bị thu hẹp bởi các làng hoa đã dần trở thành
các khu phố nhưng vẫn gợi nhớ về giấc mơ hoa của người Hà Nội. Đỗ Phấn đã
tưởng tượng đến bầu không khí trong lành xưa kia của các làng hoa, nơi vốn đã
làm đẹp cho phố phường Hà Nội một thuở. Trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn có hình
ảnh những mảnh vườn đầy đủ các loài hoa xanh đỏ tím vàng đua nhau khoe sắc
rực rỡ dưới ánh nắng lung linh. Bước vào làng hoa người đọc thấy mình như đang
ở trong rừng hoa: hoa cẩm chướng, hoa bướm, hoa sushi, hoa hồng, hoa dã quỳ...
tạo nên một sắc màu quyến rũ: “những mảnh vườn trồng hoa cẩm chướng và hoa
bướm. Lung lay những cánh mỏng hồng tím đỏ như đàn bướm chao liệng giữa
ngời ngợi xanh. Phải có những ô vườn nhỏ trồng hoa sushi vàng rượi như đàn trẻ
ngoan ngoãn xếp hàng thấp lè tè bên những luống violet tím mỡ màng và đám
hồng ta đầy gai góc. Rồi cũng phải có đâu đây thoang thoảng mùi ngọc lan mùi
hoa hồng mùi dã quì” [49, tr.131].

21



Trong nhiều sáng tác của mình, Đỗ Phấn đã tái hiện lại kí ức về Hà Nội xưa
với vẻ thanh bình, nguyên sơ, không khí trong lành, cây cối trong phố tranh nhau
khoe sắc thắm. Mỗi con phố đặc trưng bởi từng loài cây, loài hoa. Môi trường sinh
thái ở mỗi góc phố thật đẹp khiến cho người đi đường chỉ muốn dừng lại để ngắm
các loài hoa. Vào khoảng tháng ba và tháng tám hàng năm là mùi hương thoang
thoảng của cánh đồng lúa đang thời kì trĩu hạt, “mùi ung ủng chua của hoa gạo”,
“mùi hoa dạ lan ngát hương vào ban đêm” [59, tr.75], vào tháng năm những con
phố rợp bóng “hoa bằng lăng phảng phất tím” [47, tr.202] và “những chùm nụ
chớm hồng” [47, tr.202] của hoa phượng bắt đầu lấp ló sau những tán lá xanh um.
Khám phá tiểu thuyết của Đỗ Phấn, có thể nhận thấy, vẻ đẹp của Hà Nội
được tác giả biểu hiện cụ thể qua từng con phố. Mỗi con phố có một vẻ đẹp riêng,
mang đậm sắc thái của thủ đô. Bước vào thế giới tiểu thuyết Rong chơi miền kí ức
của nhà văn, người đọc sẽ bắt gặp vẻ đẹp của con phố Hàng Hành, con phố này
xưa kia vốn nổi tiếng là một con phố êm đềm, thơ mộng, cả một con phố dài đều
rợp bóng hàng cây xà cừ cổ thụ. Từ xưa, con phố Hàng Hành cũng im ắng như
mọi con ngõ nhỏ Hà Nội. Những con đường dẫn vào phố vẫn còn lưu thông hai
chiều nhưng hầu như rất ít người đi vào con đường vắng vẻ ấy khiến cho con phố
tĩnh lặng, yên bình. Trong khu phố ấy chúng ta vẫn còn bắt gặp những ngôi nhà
kiến trúc Pháp nhỏ hẹp rêu phong và những mái nhà ngói một tầng rêu phong cũ
kĩ. Sống trong khu phố yên ả, tĩnh lặng như thế con người cảm thấy cuộc sống ở
giữa thủ đô giống như cuộc sống ở một thôn quê nào đó, với bầu khí quyển trong
lành, ít khói bụi của ô tô, xe máy.
Bằng tình cảm trân quý của mình đối với thủ đô, nhà văn tái hiện lại vẻ đẹp
của Hà Nội trong từng khoảnh khắc giao mùa. Thành phố Hà Nội có bốn mùa rõ
rệt trong năm, xuân hạ thu đông. Mùa nào cũng có những đặc trưng riêng, mùa
nào cũng quyến rũ lòng người. Trong sự cảm nhận của nhà văn, mùa xuân là mùa
của các loài cây đâm chồi nảy lộc, mùa của những con én gọi bầy sang xuân. Tiết
trời Hà Nội vào xuân như một bức tranh thủy mặc, thơ mộng, lãng mạn. Không


22


×