1. Đề tài:
SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP GIẢ ĐỊNH CÓ GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC
THIỂU SỐ LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG ĐỘ - TX HÀ GIANG HỌC TỐT
HƠN TẬP LÀM VĂN NÓI KHÔNG?
2. Tên tác giả, đơn vị công tác:
Đàm Thị Hoà
Đỗ Thị Thảo
Bế Thu Hoa
Hoàng Thị Chi
Khoa Tiểu học - Trường CĐSP Hà Giang
3. Lý do chọn đề tài (hiện trạng)
Ngày 9/11/2001 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định số 43/ 2001/QĐ -
Bộ GD & ĐT ban hành chương trình tiểu học áp dụng thống nhất trong cả nước. Chương trình
Tiểu học sau năm 2000 đã trở thành chương trình giáo dục quốc gia của bậc Tiểu học, đóng góp
vào quá trình đào tạo nhân lực phục vụ cho giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Một trong những trọng tâm của chương trình là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy
học. Thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong môi
trường giáo dục với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, góp phần hình thành những phương
pháp và nhu cầu học của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học luôn luôn đặt trong mối quan hệ với đổi mới mục tiêu, nội
dung dạy học, đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học
để phối hợp dạy học theo cá nhân, nhóm, cả lớp, giữa dạy học trong lớp học và ngoài lớp học.
Thực tế ở Hà giang từ khi thực hiện chương trình tiểu học mới đến nay còn gặp những
khó khăn nhất định. Đặc biệt là khi dạy môn Tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số.
Trường Tiểu học Phương Độ thuộc địa bàn thị xã Hà Giang (cách trung tâm thị xã Hà
Giang 6 km), có 100% học sinh là người dân tộc Tày. Việc sử dụng Tiếng Việt trong học tập và
giao tiếp của học sinh còn có những hạn chế nhất định: đa số các em chưa mạnh dạn, còn có thói
quen sử dụng tiếng mẹ dẻ, khả năng sử dụng tiếng Việt còn yếu: Phát âm chưa chuẩn; dùng từ
chưa chính xác, chưa hay; câu còn thiếu thành phần… Việc học mang tính thụ động: HS thực
hiện các tình huống giao tiếp theo mẫu của bài tập trong sách giáo khoa.
Nguyên nhân: việc hướng dẫn học sinh sử dụng tiếng Việt trong học tập và giao tiếp còn
mang tính khuôn mẫu. Đặc biệt việc dạy Tập làm văn nói (môn Tiếng Việt) được thực hiện theo
đúng chương trình, nội dung của SGK và SGV, chưa có độ mở, chưa sáng tạo trong xây dựng các
bài tập có tình huống giao tiếp đa dạng. Do đó, chức năng hành dụng của tiếng Việt trong Tập
làm văn nói đạt hiệu quả chưa.
Nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Tập làm văn là rèn kỹ năng tạo lập ngôn bản (nói và
viết) cho học sinh. Dạy ngôn ngữ nói để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngôn ngữ viết.
Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng tình huống giao tiếp giả
định có giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 2 trường tiểu học Phương Độ – Thị xã Hà
Giang học tốt hơn tập làm văn nói không?”
Đề tài đi sâu nghiên cứu và mở rộng, nâng cao nội dung dạy học phân môn Tập làm văn
lớp 2 - phần Tập làm văn nói: dạy cho học sinh các nghi thức lời nói tối thiểu gắn với những tình
huống giao tiếp mà các em thường gặp trong đời sống hàng ngày, với mong muốn góp phần cải
thiện thực trạng, giúp cho việc dạy và học Tập làm văn nói đạt hiệu quả cao hơn.
4. Giải pháp thay thế
- Thực hiện nguyên tắc dạy Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp, ngoài bài tập trong sách
giáo khoa, giáo viên đưa ra các tình huống giao tiếp giả định là các bài tập mang tính cập nhật, có
nội dung mở rộng, phù hợp với trình độ học sinh. Cụ thể là tình huống về các nghi thức lời nói:
Luyện đáp lời chào, lời tự giới thiệu; đáp lời cảm ơn, lời xin lỗi; đáp lời chia vui trong dạy Tập
làm văn nói.
- Tác động dự kiến: HS sẽ học tốt hơn Tập làm văn nói khi có sử dụng tình huống giao
tiếp giả định. Góp phần bổ trợ để học tốt các phân môn: luyện từ và câu, kể chuyện của môn
Tiếng Việt.
- Quy trình thực hiện:
+ Nhóm đề tài nghiên cứu tài liệu, chương trình giảng dạy tại trường phổ thông, lên
kế hoạch thực hiện đề tài.
+ Dự giờ dạy trước tác động: 02 tiết (1 tiết lớp 2A, 1 tiết lớp 2B) bài: “Đáp lời cảm
ơn”, “Đáp lời xin lỗi”. Rút ra những ưu điểm, hạn chế về dạy và học Tập làm văn nói.
Đóng góp ý kiến cho giáo viên.
+ Nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu, xây dựng hệ thống bài tập luyện nói. Bài tập
là các tình huống giao tiếp giả định mà học sinh có thể gặp trong đời sống hàng ngày.
Cụ thể:
I. Đáp lời chào, lời giới thiệu
* Bài tập trong sách khoa:
Bài số 1: Theo em, các bạn HS trong hai bức tranh dưới đây sẽ đáp lại thế nào?
(tranh vẽ cảnh chị phụ trách đội đến sinh hoạt sao, chị nói lời chào và tự giới thiệu)
Bài số 2: Có một người lạ đến nhà em, gõ cửa và tự giới thiệu: “Chú là bạn bố cháu. Chú
đến thăm bố mẹ cháu”. Em sẽ nói thế nào:
a. Nếu bố mẹ em có nhà?
b. Nếu bố mẹ em đi vắng?
* Bài tập mở rộng, nâng cao:
Em sẽ đáp thế nào trong các tình huống sau:
1. Một chú bộ đội đến thăm đồng đội cũ ở bản em. Chú giới thiệu về mình và hỏi thăm em.
2. Một bạn sang bản em tìm dê lạc. Bạn chào em và tự giới thiệu về mình.
3. Em gặp một cụ già ở đầu bản, cụ hỏi thăm đường và tự giới thiệu về mình.
4. Hôm nay, lớp em tổ chức gặp mặt các thầy cô giáo thực tập. Các thầy cô chào chúng
em và tự giới thiệu về mình.
* Nhận xét: Bài tập trong sách giáo khoa đưa ra mẫu về nói lời chào, lời tự giới thiệu.
Học sinh tự tìm lời đáp. Ở bài tập mở rộng, ngoài việc đưa thêm các tình huống gần gũi, thiết
thực với học sinh, còn giúp cho học sinh sáng tạo trong sử dụng lời chào, lời tự giới thiệu và
lời đáp.
II. Đáp lời cảm ơn
* Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 (trang 30) gồm 2 bài tập:
Bài tập 1: tranh minh hoạ và mẫu lời nói (đọc lại lời các nhân vật trong tranh dưới đây: tranh
vẽ cảnh cháu nhỏ dắt bà cụ qua đường. Bà cụ nói: “Cảm ơn cháu”. Cháu đáp lời: “Không có gì
ạ”)
Bài tập 2: Em đáp lại lời cảm ơn trong các trường hợp sau như thế nào?
a. Em cho bạn mượn quyển truyện. Bạn em nói: “Cảm ơn bạn. Tuần sau mình sẽ
trả.”
b. Em đến thăm bạn ốm. Bạn em nói: “Cảm ơn bạn. Mình sắp khỏi rồi.”
c. Em rót nước mời khách đến nhà. Khách nói: “Cảm ơn cháu. Cháu ngoan quá!”
* Bài tập mở rộng, nâng cao:
1. Nhân ngày 20/11, chúng em đến tặng hoa cô giáo. Cô giáo cảm ơn chúng em.
2. Bác đến nhà tìm gặp bố. Bố em không ở nhà. Em mời bác vào nhà và ra vườn gọi bố
về. Bác cảm ơn em.
3. Bạn đi học quên không mang sách giáo khoa. Em cho bạn đọc chung sách. Bạn cảm ơn
em.
4. Đoàn khách du lịch đến thăm làng văn hoá thôn em, hỏi thăm nhà bác trưởng thôn. Em
đưa đoàn khách đến nhà bác. Đoàn khách cảm ơn em.
5. Trong tiết học Mỹ thuật, bút màu của một bạn bị gãy. Bạn hỏi mượn bạn bên cạnh
nhưng không có. Em cho bạn mượn bút. Bạn cảm ơn em.
Mục tiêu của các bài tập trên giúp học sinh biết sử dụng lời nói của mình trong các tình
huống giao tiếp: biết lựa chọn ngôn ngữ để nói lời cảm ơn và đáp lời cảm ơn.
III. Đáp lời xin lỗi
* Bài tập trong sách khoa: bài 1 gồm tranh minh hoạ và lời mẫu; bài 2: hướng dẫn học sinh
thực hành đáp lời xin lỗi.
* Bài tập mở rộng, nâng cao:
Nếu là em, trong các trường hợp sau em sẽ nói như thế nào?
1. Em hết vở viết, nói với mẹ. Nhưng mẹ bận việc quên không mua vở cho em. Mẹ xin lỗi em.
2. Em cho bạn mượn sách. Không may bạn làm mực giây vào sách, bạn xin lỗi em.
3. Trong giờ ra chơi, đang ngồi đọc truyện, các anh lớp 4 chơi đá bóng đã đá bóng vào các
em, các anh xin lỗi.
4. Các em đang ngồi chơi trên đường làng. Một bác nông dân gánh một gánh rơm to va phải
một bạn. Bác xin lỗi các em.
IV. Đáp lời chia vui
* Bài tập trong sách khoa (có cấu trúc tương tự như bài tập phần đáp lời xin lỗi)
* Bài tập mở rộng, nâng cao:
Em sẽ nói thế nào trong các tình huống sau:
1. Rừng xã em bị bọn lâm tặc đến phá, các em phát hiện và kịp thời báo cho kiểm lâm. Bọn
lâm tặc bị bắt gọn. Các em được khen tặng. Bạn bè đến chia vui.
2. Trong đợt thi đấu bóng đá nhi đồng cấp thị, em được phong tặng danh hiệu cầu thủ xuất sắc
nhất. Các bạn đến chia vui.
3.Trong cuộc thi “Thổi kèn lá”, anh trai em được giải đặc biệt. Em chúc mừng anh.
4. Gia đình em đạt danh hiệu “ Gia đình văn hoá”. Bạn bè đến chia vui và chúc mừng.
+ Giáo viên dạy thực nghiệm nghiên cứu các tình huống giao tiếp giả định.
+ Học sinh chuẩn bị thực hiện các bài tập nói theo yêu cầu của phiếu bài tập.
+ Thực hiện tác động :
. Thiết kế giáo án: 04 giáo án
. Dạy thực nghiệm:
Giờ học kiến thức mới (nhận xét, đóng góp ý kiến)
Giờ ôn tập (quay băng hình)
Bài tập nâng cao: tổ chức hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp, đưa học sinh vào
tình huống giao tiếp tự nhiên, rèn kỹ năng nói, củng cố kiến thức đã học về các nghi thức
lời nói : giới thiệu về làng văn hoá du lịch thôn Tha. (quay băng hình)
- Khung thời gian:
+ Thực hiện vào học kì II (từ tháng 2/2009 đến tháng 5/2009).
+ Thời gian chuẩn bị trước 2 tuần.
+ Thời gian xử lý kết quả, viết báo cáo 4 tuần.
- Giả thuyết: Sử dụng tình huống giao tiếp giả định sẽ có sự thay đổi về kết quả học Tập
làm văn nói của học sinh.
5. Thiết kế:
* Đối tượng:
- Lớp 2A có 20 HS học Tập làm văn nói có sử dụng tình huống giao tiếp giả định (Nhóm
thực nghiệm).
- Lớp 2B có 20 HS học Tập làm văn nói không sử dụng tình huống giao tiếp giả định
(Nhóm đối chứng).
- Số học sinh dân tộc thiểu số của 2 lớp là tương đương: mỗi lớp 20 HS.
- Cho 2 nhóm làm bài kiểm tra Tập làm văn nói:
+ 1 bài vào đầu học kỳ II (trước tác động). Nội dung kiểm tra: nói và đáp lời cảm
ơn, lời xin lỗi.