Sử dụng kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng mềm và
hỗ trợ HV trong dạy học
Mục tiêu học tập
1 . Mô tả vai trò, tác động và cách sử dụng lời nói
trong dạy học
2 . Mô tả vai trò , tác động và cách sử dụng ngôn
ngữ không lời trong dạy học.
3. Luyện tập sử dụng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
mềm và làm được các bài tập trong bài
4. Thể hiện mong muốn cải thiện kỹ năng mềm.
3 điều cần quan tâm khi giao tiếp
trong dạy học
• 1- Giảm thiểu giao tiếp một chiều (kiểu độc thoại
dài , thày giảng trò ghi) và áp đặt bản sắc văn
hoá giao tiếp của mình cho những người thuộc
văn hoá khác
• 2 - Tăng cường giao tiếp hai chiều và nhiều
chiều, kết hợp ngôn ngữ có lời và không lời
• 3 - Tạo ra nhiều phản hồi ( nội sinh và ngoại
sinh) để hỗ trợ cho học viên và giáo viên trong
quá trình dạy và học
- Phản hồi ngoại sinh:Từ thày, bạn, BN, C.Đồng
- Phản hồi nội sinh: Tự quan sát,đối chiếu,suy
xét... để tìm ra cách ứng xử phù hợp – Là quyết
định trong tự học và tự tiến bộ- BK+Test&Đ.án
Giao tiếp bằng lời nói và cách nói trong dạy học
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Lựa chọn lời nói cho phù hợp với : hoàn cảnh, địa điểm, thời
gian ; văn hoá, tâm sự, tuổi, giới, tôn giáo , phong tục... của
học viên / người đối thoại ( Thí dụ : Chọn từ cách nói dân giã
khi nói chuyện với người học vấn thấp, tế nhị với phụ nữ và
vị thành niên, thân mật dân chủ với người tự ty...)
Dùng câu đơn giản , ngắn gọn. Dùng từ phổ thông dễ hiểu.Có
thuật ngữ mới phải giải thích, cho thí dụ. Ngắt câu rõ ràng.
Tránh câu dài , phức tạp. Tránh nói dài/ độc thoại một chiều.
Diễn cảm, thay đổi ngữ điệu , tốc độ, cường độ, tránh nói đều
đều dễ gây ức chế. Nói to, đủ cho mọi người nghe rõ (tránh
dùng micro khi có thể ) . Giọng ”nói chuyện bình thường ”
gây thiện cảm hơn giọng rao giảng ”cao đạo hàn lâm ”.
Chống nói đều đều
Có thể dùng cách nói cực đoan, nghịch lý, cường điệu, hài
hước để dễ nhớ
Tránh : nói ngọng, nói lắp, dùng phương ngữ không phổ
thông, lặp lại vài từ cố định (Hiểu không? Rõ chưa ?...).
Nhắc lại, nhấn mạnh, tóm tắt, khái quát hoá bằng từ mấu
chốt/ chữ đầu từ- Bảo gạch chân, đóng khung, vẽ ***
Lời nói của nhà giáo/ thày thuốc CÓ LỢI ÍCH và GÂY TÁC
HẠI rất lớn !
Giao tiếp không lời
- Tác dụng cũng lớn như dùng lời, có thể còn ” thực ” hơn ( HV tin
vào cái nhìn thấy hơn là cái nghe thấy. Gương mẫu là mệnh lệnh
không lời.) Có thể tác dụng trái ngược với lời nói (TD: GV động
viên HV cố gắng, tích cực nhưng lại ngáp và tỏ ra uể oải...)
- Sử dụng ngôn ngữ không lời trong dạy học :
+ Chú trọng ấn tượng đầu tiên : Thí dụ : Ân tượng tốt ban đầu có
thể do: nét mặt tươi tỉnh , trang phục tề chỉnh, tác phong đúng
mực... Ân tượng đầu tiên có thể kéo dài và lan rộng
+ Giữ liên lạc bằng mắt , tránh quay lưng, luôn quan sát cả lớp và
có đáp ứng phù hợp ( Chú ý khi viết bảng, khi dùng Overhead và
powerpoint, khi sử dụng mô hình / tranh vẽ / thiết bị...)
+ Di chuyển hợp lý (không đứng một chỗ mà chọn chỗ đứng phù
hợp; không đi lại rối loạn; nên đi về phía có vấn đề), ngồi cùng
HV...
+ Kết hợp với các cử chỉ, động tác có ý nghĩa để hỗ trợ cho lời nói;
tránh những điệu bộ lố lăng hoặc gây mất tập trung (tung viên
phấn, lắc chìa khoá ...)
+ Tránh ngồi ở bàn kiểu chủ toạ , không luôn đứng trên bục cao vì
sẽ tạo ra sự xa cách. Khuyến khích HV ngồi/ nói đế tự do, không
cần dơ tay. Nếu dùng micro thì mọi người đều nên có micro
+ Không nhìn vào sách để nói, có thể giúp trí nhớ bằng cách thỉnh
thoảng xem tờ giấy nhỏ có ghi tóm tắt; không xem đồng hồ.
Các kỹ năng mềm
• Vai trò : Thiết yếu – Nhu cầu theo vị trí/ hoàn cảnh
• Các kỹ năng mềm : Nói trước đám đông; trình bày;
tranh luận, thuyết phục, mặc cả, nhân nhượng; hợp tác;
hỗ trợ; phản hồi; tổng hợp/định hướng nhanh; ra quyết
định; xử lý xung đột; chỉ huy ; quản lý…
• Phương pháp dạy –học kỹ năng mềm: GV tổ chức, HV
tham gia giao tiếp và hoạt động nhóm, hoạt động xã hội
Các kỹ năng giao tiếp và hỗ trợ HV
1. Kỹ năng sử dụng các loại câu hỏi
Bao giờ cũng hỏi chung cả lớp, cho thời gian suy nghĩ
rồi mới chọn người trả lời. Giảm đối thoại cá nhân.
– Câu hỏi đóng : Hỏi để trả lời “có” – “không” ,
“ đúng – sai” hoặc một dữ liệu cụ thể. Thường
kiểm tra trí nhớ mà không phải trí tuệ hoặc sự suy
nghĩ. Hỏi liên tiếp nhiều câu hỏi đóng có thể gây
cảm giác “ hỏi cung”
– Câu hỏi mở : Để chia xẻ thông tin hoặc quan
điểm, gợi cách suy nghĩ, cách giải quyết .
Hai câu hỏi điển hình : Thế nào ? và Tại sao?
Một loại câu hỏi mở tốt là “câu hỏi liên hệ thực tế
cụ thể “ , vì nó giúp HV cảm thấy nội dung đang
học là gần gũi , thiết thực .Thí dụ “ ở chỗ bạn
việc này thế nào ? “, “ tình hình hiện nay ra sao?“
2. Kỹ năng quan sát
- GV quan sát gì ? (bối cảnh chung, tinh thần-thái độ HV và Khách
hàng/ người bệnh, mối quan hệ, điều cản trở...). Rất tinh tế, chú ý
các biểu hiện không lời, các sắc thái thoáng qua...
- Quan sát thế nào ? (nhận xét và suy nghĩ về ý nghĩa của các
biểu hiện, đi đến gần nơi có vấn đề, nhìn và nghe cho rõ, tìm
hiểu cái ẩn dấu đàng sau...)
- Đáp ứng sau quan sát : (điều chỉnh nội dung / phương pháp;
trả lời/ giải thích; giải đáp thắc mắc ; nhận khuyết điểm; sửa
lại các mối quan hệ; an ủi, trấn an, giải toả ức chế...)
3. Kỹ năng động viên , khuyến khích
Giáo viên phải động viên khuyến khích , khen ngợi khi học viên làm/
nói điều tốt
- Nên khen nhiều hơn chê, khen trước chê sau
- Biểu hiện sự động viên, khuyến khích : nói: tốt lắm, đúng rồi,
hoan hô; cử chỉ phấn khởi, vỗ tay......
- Sử dụng động cơ bên trong là chính: Nói : “Điều này là quan
trọng trong hành trạng lập nghiệp...” – “Việc này có ích lâu dài cho
sự tiến bộ...”
- Kết hợp động cơ bên ngoài :Cho điểm cao;Trao phần thưởng nhỏ;
bình bầu / xếp loại xuất sắc
4. Kỹ năng phản hồi
•
Phản hồi là đáp ứng/ trả lời lại một hành vi đã sảy ra
– Cho phản hồi : Nên sớm nhưng đúng lúc, đúng chỗ.
+ Vì lợi ích của người nhận , không nhằm thoả mãn ý định của người cho
+ Phản hồi cái dữ kiện/ cái biểu hiện ra/ cái quan sát thấy mà không phải cái
suy diễn / cái nghĩ ra ; Tập trung vào sự việc mà không chỉ trích con người;
Không suy rộng về nguyên nhân/ động cơ/ tầm quan trọng... Không nên
phán xét, xâm phạm văn hoá, phong tục...
+ Có thể bằng lời/ không lời ( chú ý phản tác dụng của ngôn ngữ không lời).
+ Hỏi lại, trao đổi để chắc chắn rằng người nhận đã hiểu rõ/ đúng
+ Lưu ý tính khả thi, tính thực tế ( chọn lọc / không quá nhiều; trong khả năng
của cá nhân...)
- Nhận phản hồi :+ Nên nghe, nên cảm ơn, nên hỏi lại điều chưa rõ
+ Không nên bào chữa, thanh minh, phản ứng gay gắt
- Trình tự phản hồi :
•
•
•
•
•
Khen ngợi trước, phê phán sau
Gợi ý tự đánh giá, nhận xét công việc đã làm (cả ưu và nhươc điểm).
Nên gợi các câu hỏi “nếu lần sau làm lại anh/chị sẽ làm như thế nào? “
“điều anh/chị thấy khó khăn nhất là gì?”.
Tranh thủ bình luận của nhóm , phản hồi đồng đẳng
Thảo luận, hướng dẫn lại trên hình vẽ, mô hình, bảng kiểm... cho đến khi họ
thật sự hiểu biết và làm được.
5. Kỹ năng sử dụng trò chơi
• Có 2 loại trò chơi:
- Trò chơi để thư giãn, làm quen, phá băng: 2 nửa, tranh
ghế, chim bay cò bay, 7 up, gỡ kẹp, đấm xoa, bão và
xuồng..
- Trò chơi để học tập: Hoa cúc, ném củ hành, quay chai,
vỗ tay và nhận phiếu, đố chữ, quay lưng đoán chữ....
. Nên để
HV tự tổ chức–Có trưởng trò (relaxer) .
Thưởng – Phạt .
. Phù hợp với văn hóa, phong tục. Tôn trọng.
Lựa chọn phương pháp dạy học hiệu quả
• Căn cứ để chọn:
- Mục tiêu, nội dung, đặc điểm
- Trình độ , thói quen của GV , HV.
- Hoàn cảnh điều kiện.
• Ưu tiên ngày nay: - Tích cực ,giảm thuyết trình,
học viên tham gia chủ động
- Giao tiếp 2 chiều và nhiều chiều
- Nghe nhìn, nhìn là chính
- Lồng ghép KKT, 0 rời rạc,Tạo năng lực
• TD: Kỹ năng trí tuệ: Bài tập tình huống có minh họa
- KN giao tiếp, thái độ/ ứng xử: Đóng vai/ xem bể cá.
- KN thủ thuật : Bảng kiểm + ghi hình
- KT: Truy cập Internet, viết tiểu luận, bình luận, nhóm
Bài tập về ngôn ngữ có, không lời & Trò chơi
(Chia nhóm- Làm việc theo nhóm)
• Bài tập 1 : Kết hợp ngôn ngữ có lời và không lời khi đọc
các từ : Hoa hồng, tên đáng ghét, Thơ tình ... để thể hiện
1 trong “ thất tình “ : Hỉ (vui); Nộ (giận); Ai (buồn), Lạc
(sung sướng); Aí (yêu); ố (ghen ghét); Dục (ham muốn).
• Bài tập 2: Biểu hiện sự trái ngược ( có thể gây phản tác
dụng) của ngôn ngữ có và không lời khi nói các lời
khuyên như :
- Em nên tỏ ra vui vẻ, phấn khởi ! ( thở dài, nét mặt ỉu
xìu...)
- Bạn hãy tích cực, cố gắng lên ! (buông thõng tay, nói
chậm và nhỏ... )
- Tôi rất tôn trọng bạn ! ( trợn mắt, chỉ tay, giọng quát
tháo...)
- Mọi người đều yêu mến bạn ( quay đi , xua tay, lắc
đầu...) !...
• Bài tập 3: Tổ chức chơi trong nhóm 1 trò chơi thư giãn, 1
trò chơi học tập