Tải bản đầy đủ (.doc) (251 trang)

NGỮ VĂN 6 HK1 TỪ TUẦN 4 ĐẾN HẾT KỲ 1 CHI TIẾT, CHỈ VIỆC IN, CÓ MỘT SỐ GIÁO ÁN 5 HOẠT ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.36 KB, 251 trang )

TUẦN 4
NGỮ VĂN - BÀI 4
Kết quả cần đạt.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm, vẻ đẹp một số
hình ảnh chính trong truyện và kể được truyện.
- Nắm được thế nào là chủ đề của bài văn tự sự, bố cục và yêu cầu của các
phần trong bài văn tự sự.
Ngày soạn: 02/10/2018
Tiết 13 - Bài 4. Văn bản:

Ngày dạy:

/

/2018

Dạy lớp: 6A

SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
(Truyền thuyết)
( Hướng dẫn đọc thêm)
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- Nắm được nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
- Truyền thuyết địa danh.
- Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng
Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2. Kĩ năng:
- Đọc –hiểu văn bản truyền thuyết.
- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong
truyện.


- Kể lại được truyện.
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu mến, tự hào dân tộc.
4. Năng lực cần đạt
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thu một tác phẩm truyền thuyết.
- Năng lực sáng tạo, tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Sgk; Sgv; giáo án
2. Học sinh: Chuẩn bị sách vở, bút; vở soạn; đọc trước bài mới
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
2. Bài mới
* Lời vào bài (1’): Giữa Thủ đô Thăng Long – Đông Đô - Hà Nội, Hồ gươm đẹp
như một lẵng hoa lộng lẫy và duyên dáng. Nhưng tên gọi đầu tiên của hồ này là hồ
Thuỷ Lục, Tả Vọng, hồ Thuỷ Quân. Đến thế kỉ 15, hồ mới mang tên Hồ Gươm, hay
Hồ Hoàn Kiếm, gắn với sự tích nhận gươm, trả gươm của người anh hùng đất
Lam Sơn.
* Nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Đọc và tìm hiểu chung
1


GV: Hướng dẫn HS đọc và kể:
Sự tích Hồ Gươm là một trong những
truyền thuyết tiêu biểu nhất về hồ
Hoàn Kiếm và về Lê Lợi. Lê Lợi là
linh hồn của cuộc kháng chiếnvể vang
của nhân dân ta chống giặc Minh xâm

lược ở thế kỉ XV.
Chú ý: Giọng đọc chung toàn truyện:
Châm rãi, khơi gợi không khí cổ tích,
chú ý những chi tiết kì lạ hoang đường.
GV: Đọc mẫu một lần.
GV: Lưu ý học sinh chú thích Thuận
thiên, phó thác, nhuệ khí, tung hoành,
hoàn kiếm theo sách giáo khoa (T.42)

1. Đọc
HS: Lắng nghe hướng dẫn cách đọc;
nghe giáo viên đọc mẫu và thực hiện
theo mẫu

2. Tìm hiểu chung
- Thể loại:
HS phát biểu:
Văn bản thuộc loại truyền thuyết địa
danh: loại truyền thuyết giải thích
nguồn gốc lịch sử của một địa danh.
- Sự việc chính:
HS phát biểu:
+ Long Quân quyết định cho nghĩa
quân Lam Sơn mượn gươm đánh giặc
Minh.
+ Lê Thận thả lưới ba lần thu được
lưỡi gươm.
+ Lê Lợi tìm thấy chuôi gươm ở ngọn
cây.
+ Cả hai hợp lại thành gươm báu giúp

nghĩa quân Lê Lợi đánh thắng giặc
Minh
+ Sau khi thắng giặc, Lê Lợi du ngoạn
trên hồ Tả Vọng, nhân dịp đó Long
Quân sai Rùa Vàng nổi lên đòi gươm.
- Kể tóm tắt:
HS kể dựa vào các sự việc chính:
+ Kể từ đầu đến “vẫn không biết đó
là báu vật”.
+ Kể tiếp → (không còn một bóng tên
giặc nào trên đất nước”.
+ Kể tiếp phần còn lại.
- Bố cục: 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến → “không còn
một bóng tên giặc nào trên đất

GV: Qua tìm hiểu câu truyện ở nhà em
hãy cho biết văn bản thuộc loại truyền
thuyết nào?
GV: Câu chuyện có những sự việc
chính nào?

GV: Căn cứ vào các sự việc chính trên,
hãy kể lại câu chuyện Sự tích Hồ
Gươm?
GV: Theo dõi cách kể, nhận xét, uốn
nắn.
GV: Căn cứ vào nội dung các sự việc
trong truyện, văn bản có thể chia thành
2



mấy đoạn? cho biết nội dung chính của nước”→ Kể về sự tích Lê Lợi được
từng đoạn?
gươm thần.
+ Đoạn 2: Còn lại → Sự tích Lê Lợi
Chuyển: Để thấy rõ nội dung ý nghĩa trả gươm.
của truyện, chúng ta cùng tìm hiểu cụ
thể trong phần phân tích văn bản
II. Đọc hiểu
1. Sự tích Lê Lợi được gươm thần
(10’)
GV: Đọc đoạn đầu của văn bản và nhắc HS thực hiện theo yêu cầu của GV
lại nội dung chính của đoạn
- Đức Long Quân cho mượn gươm
GV: Theo em, vì sao đức Long quân thần vì đất nước đang rên xiết dưới
cho nghĩa quân mượn gươm thần?
ách đô hộ giặc Minh, lực lượng quân
khởi nghĩa Lam Sơn còn yếu, có
gươm thần sẽ giúp nghĩa Quân thắng
lợi.
GV: Như vậy truyền thuyết này có liên - Truyền thuyết này liên quan đến sự
quan đến sự thật lịch sử nào?
thật lịch sử, đó là: Cuộc khởi nghĩa
chống quân Minh xâm lược của nghĩa
quân Lam Sơn đầu thế kỉ 15.
GV: Gươm thần đã về tay nghĩa quân - Lưỡi gươm Lê Thận vớt từ sông lên,
Lam Sơn theo cách nào?
chuôi gươm Lê Lợi lấy từ ngọn cây
xuống, về sau chắp lại “vừa như in”

thành thanh gươm báu.
GV: Hai nửa chắp lại thành thanh - Thanh gươm thể hiện ý nguyện đoàn
gươm báu điều đó có ý nghĩa gì?
kết chống giặc ngoại xâm của nhân
dân ta.
GV: Khi lưỡi gươm được vớt, Lê Thận - Ca ngợi tính chất nhân dân của cuộc
là dân đánh cá. Khi gươm được chắp khởi nghĩa Lam Sơn.
lại, Lê Thận đã là nghĩa quân tài giỏi
của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sự việc
đó nói lên điều gì về cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn?
GV: Thanh gươm báu mang tên - Đề cao tính chất chính nghĩa của
“Thuận Thiên” nghĩa là thuận theo ý cuộc kháng chiến chống giặc Minh
trời lại được nghĩa quân Lê Thận dâng xâm lược của cha ông ta và đề cao
lên chủ tướng Lê Lợi. Điều đó có ý người anh Hùng Lê Lợi.
nghĩa gì?
GV: Ở phần truyện này xuất hiện các - Ba lần thả lưới ở ba chỗ khác nhau,
chi tiết kì ảo nào? tác dụng của các chi đều vớt được duy nhất một lưỡi gươm
tiết đó là gì?
có chữ thuận Thiên”: Lưỡi gươm sáng
rực một góc nhà; chuôi gươm nằm ở
ngọn đa, phát sáng.
- Tác dụng của các chi tiết kì ảo đó là:
3


Tăng sức hấp dẫn cho truyện; thiêng
liêng hoá gươm thần, thanh gươm của
ý trời cho chính nghĩa.
- Trong tay Lê Lợi, thanh gươm báu

có sức mạnh đó là:
+ Tung hoành khắp trận địa khiến cho
quân Minh khiếp sợ, kinh hồn bạt vía.
+ Mở đường để cho nghĩa quân đánh
cho không còn một tên giặc nào trên
đất nước ta.
- Sức mạnh đó chính là sức mạnh của
cả hai yếu tố: Có vũ khí sắc bén trong
tay, tướng tài sẽ có sức mạnh vô
địch; chỉ có ở trong tay Lê Lợi - một
vị tướng tài giỏi, thao lược, thanh
gươm mới có sức mạnh như thế.
 Thể hiện ý nguyện đoàn kết chống
giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Ca
ngợi tính chất chính nghĩa, tính nhân
dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh
xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu
thế kỉ XV.
2. Sự tích Lê Lợi trả gươm (10’)
- Hoàn cảnh:
+ Giặc tan, đất nước thái bình; Vua Lê
cưỡi thuyền rồng dạo chơi trên hồ Tả
Vọng.
+ Long Quân sai Rùa Vàng nổi lên
đòi lại thanh gươm và vua đã trả lại
thanh gươm đó.
- Ý nghĩa:
+ Gươm chỉ dùng để đánh giặc.
+ Không giữ gươm là thể hiện quan

điểm yêu chuộng hoà bình của dân tộc
ta.
- Truyền thuyết An Dương Vương:
Thần Kim Quy giúp vua xây thành,
chế nỏ thần.

GV: Trong tay Lê Lợi, Thanh gươm
báu có sức mạnh như thế nào? Theo
em, đó là sức mạnh của gươm hay là
sức mạnh của người?

GV: Qua việc tìm hiểu, em cảm nhận
được điều gì về sự tích Lê Lợi được
gươm thần?

GV: Đọc đoạn cuối truyện từ “Một
năm sau khi đuổi giặc Minh” cho đến
hết.
GV: Gươm thần được trao trả trong
hoàn cảnh nào?
GV: Việc đòi gươm và trả gươm trong
cảnh đất nước yên bình, hạnh phúc.
Điều đó có ý nghĩa gì?

GV: Trong truyện này Rùa Vàng xuất
hiện đòi gươm. Em còn biết truyền
thuyết nào xuất hiện rùa vàng nữa
không?
GV: Em hiểu gì về yếu tố kì ảo này - Rùa vàng là con vật linh thiêng, luôn
trong truyện dân gian?

làm điều thiện trong các truyện dân
gian nước ta.
GV: Bức tranh trong SGK đã minh hoạ - Giải thích nguồn gốc của Hồ Gươm
đầy đủ sự tích Lê Lợi hoàn gươm. Từ hay là hồ Hoàn Kiếm (trả lại kiếm).
4


đây, em hiểu thêm ý nghĩa nào của
truyền thuyết?
GV: Em hãy khái quát nội dung đoạn 2  Thể hiện quan điểm yêu chuộng hoà
bình của dân tộc ta và giải thích
nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm hay hồ
Hoàn Kiếm.
III. Tổngkết (5’).
GV: Em hãy khái quát nghệ thuật và HS xâu chuỗi kiến thức toàn bài và
nội dung câu truyện vừa tìm hiểu?
trả lời
GV nhấn mạnh:
1. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật: Yếu tố kì ảo xen lẫn các - Xây dựng các tình tiết thể hiện ý
yếu tố hiện thực.
nguyện, tinh thần của nhân dân ta
- Nội dung:
đoàn kết một lòng đánh giặc xâm
+ Đề cao tính chất toàn dân, tính chất lược.
chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam - Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết
Sơn.
tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa như
+ Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ gươm thần, Rùa Vàng (mang ý nghĩa
Gươm.

tượng trưng cho khí thiêng, hồn thiêng
+ Thể hiện khát vọng hoà bình của dân sông núi, tổ tiên, tư tưởng, tình cảm
tộc.
và trí tuệ, sức mạnh của chính nghĩa,
của nhân dân).
2. Nội dung:
Truyện Sự tích Hồ Gươm ca ngợi
tính chất chính nghĩa, tính chất nhân
dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh
xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu
thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải
thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời
thể hiện khát vọng hoà bình của dân
tộc.
3. Ý nghĩa văn bản.
GV: Nêu ý nghĩa văn bản?
HS phát biểu
Truyện giải thích tên gọi hồ Hoàn
Kiếm,ca ngợi cuộc kháng chiến chính
nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh
đạo đã chiến thắng vể vang và ý
nguyện đoàn kết ,khát vọng hoà bình
của dân tộc ta.
GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và
Đọc thêm “Ấn kiếm Tây Sơn” (SGK
Tr.43)
GV: Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm
rất đậm yếu tố lịch sử. Đó là yếu tố


HS đọc ghi nhớ (SGK, Tr 43).
IV. Luyện tập (4)
HS làm bài tập vào vở bài tập
- Những yếu tố lịch sử truyền thuyết:
5


nào?

+ Tên người thật: Lê Lợi, Lê Thận.
+ Tên địa danh thật: Lam Sơn, Hồ Tả
Vọng, Hồ Gươm.
+ Thời kì lịch sử có thật: Cuộc khởi
nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ
XV.

3. Củng cố (3’)
- Tóm tắt văn bán Sự tích Hồ Gươm.
- Đọc diến cảm một đoạn văn 10 dòng trong văn bản.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
a. Bài cũ:
- Đọc kĩ truyện,nhớ các sự việc chính,tập đọc diễn cảm và kể lại truyện bằng lời
văn của mình.
- Phân tích ý nghĩa của một vài chi tiết tưởng tượng trong truyện.
- Sưu tầm các bài viết về Hồ Gươm.
- Ôn tập về các tác phẩm thuộcthể loại truyền thuyết.
- Làm bài tập 2,3 (SGK,T.34)
+ Việc Lê Lợi được gươm và trả gươm cùng một nơi thì ý nghĩa của truyền thuyết
có bị thu hẹp không?
+ Việc trả gươm ở hồ Tả Vọng còn liên quan đến sự việc gì nữa?

- Phân tích ý nghĩa của một vài chi tiết tưởng tượng trong truyện .
- Sưu tầm các bài viết về Hồ Gươm.
- Ôn tập về các tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
b. Bài mới:
- Chuẩn bị: Tiết 14. Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- Yêu cầu: Đọc kĩ lý thuyết và chuẩn bị các bài tập luyện tập
RÚT KINH NGHIỆM

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

6


Ngày soạn: 02/10/2018

Ngày dạy:

/

/2018

Dạy lớp: 6A

Tiết 14 - Bài 4. Tập làm văn:
CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:

Giúp học sinh nắm được:
- Yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong một văn bản tự sự.
- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề,sự việc trong văn bản tự sự.
- Bố cục của văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự.
3. Thái độ: Học sinh thích thú với phân môn tập làm văn.
4. Năng lực cần đạt
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo, tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Sgk; Sgv; giáo án
2. Học sinh: Chuẩn bị sách vở, bút; vở soạn; đọc trước bài mới
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
2. Bài mới
* Lời vào bài (1’): Muốn hiểu một bài văn tự sự, trước hết người đọc cần nắm
được chủ đề của nó; Sau đó là tìm hiểu bố cục của bài văn. Vậy ủ đề là gì? Bố cục
có phải là dàn ý không? Làm thế nào để có thể xác định được chủ đề và dàn ý của
tác phẩm tự sự? Ta cùng tìm hiểu tiết học ngày hôm nay
* Nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của
bài văn tự sự (24’).
1. Ví dụ:
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: yêu cầu HS đọc bài văn trong - Các sự việc chính của truyện:
SGK Tr 44, 45 và hãy kể các sự việc 1) Tuệ Tĩnh là danh y lỗi lạc đời Trần,
chính của truyện?

là người hết lòng hương yêu cứu giúp
người bệnh.
2) Có nhà quý tộc trong vùng cho con
đến mời Tuệ Tĩnh vào tư dinh chữa
bệnh.
3) Ông sắp đi thì có hai sự chồng
người nông dân đưa con bị ngã gẫy
đùi đến.
7


GV: Truyện có những nhân vật nào?
GV: Trong câu chuyện, thầy Tuệ Tĩnh
đã chữa bệnh cho ai trước? Hành
động ấy nói lên phẩm chất gì của
thầy?
GV: Theo em, ý chính của bài văn
được thể hiện ở những lời nào? Vì sao
em biết? Những lời ấy nằm ở đoạn
nào của bài văn?

GV: Sự việc tiếp theo thể hiện ý chính
như thế nào?

GV: Tên nhan đê của bài văn thể hiện
chủ đề của bài văn. Cho các nhan đề
sau, em hãy chọn nhan đề nào thích
hợp và nêu lí do:
- Tuệ Tĩnh và hai người bệnh.
- Tấm lòng thương người của thầy

Tuệ ĩnh
- Y đức của Tuệ Tĩnh.

4) Mặc cho thái độ hậm hực của anh
con nhà quý tộc, thầy chữa bệnh cho
con nhà nông trước.
5) Trời tối, nhớ tới con nhà quý tộc,
thầy vội vã đi ngay không kịp nghỉ
ngơi.
- Nhân vật: Danh y Tuệ Tĩnh, con nhà
quý tộc, hai vợ chồng người nông dân,
cậu bé con nhà nông dân.
- Thầy đã chữa bệnh cho cậu bé bị gẫy
đùi - con người nông dân trước. Hành
động đó cho ta thấy ông là một thầy
thuốc hết lòng thương yêu cứu giúp
người bệnh.
- Ý chính của bài văn nằm ở hai câu
đầu của bài. Đó là: “Tuệ Tĩnh là nhà
danh y lỗi lạc đời Trần. Ông chẳng
những là người mở mang ngành y
dược dân tộc, mà còn là người hết
lòng thương yêu, giúp đỡ người
bệnh”.
- Ta biết được đó chính là ý chính của
bài văn bởi vì nó nói lên vấn đề chính,
chủ yếu của bài văn. Các câu, đoạn
văn sau là sự tiếp tục triển khai vấn đề
chính đó.
- Danh y Tuệ Tĩnh đặt trước sự lựa

chon: Đi chữa cho nhà quý tộc hay
chữa cho cậu bé con nhà nông nghèo
bị gãy chân trước? Không chần chừ,
ngay lập tức, ông chon ca chữa gãy
chân nguy hiểm hơn. Xong xuôi, ông
lại đến ngay để kịp chữa cho nhà quý
tộc.
- Có thể chọn cả ba nhan đề trên, vì
mỗi chủ đề có thể có những cách gọi
khác nhau, nhằm khái quát những khía
cạnh khác nhau.
- Chọn nhan đề đầu vì, nó nhắc tới ba
nhân vật chính của truyện.
- Chọn nhan đề thứ hai, vì nó khái
quát phẩm chất của Tuệ Tĩnh – Nhân
vật chủ chốt của truyện.
- Chọn nhan đề thứ ba vì lí do giống
như nhan đề hai, nhưng lại dùng từ
8


GV: Hãy đọc thầm lại bài văn và cho
biết, bài văn gồm mấy phần? Nhiệm
vụ của mỗi phần là gì?

GV: Trong ba phần trên, có thể thiếu
một phần nào được không? Vì sao?

GV: Qua tìm hiểu bài văn trên, em có
nhận xét gì về chủ đề và dàn bài của

bài văn tự sự?

Hán - Việt nên trang trọng hơn.
- Bài văn gồm có ba phần:
+ Phần đầu gọi là: Mở bài → Nhiệm
vụ của nó là giới thiệu chung về nhân
vật và sự việc.
+ Phần thứ hai dài nhất, gọi là: Thân
bài  Nhiệm vụ của nó là phát triển
diễn biến của sự việc, câu chuyện.
+ Phần cuối gọi là kết bài → Nhiệm vụ
của nó là kể lại kết thúc của truyện.
- Trong ba phần, hai phần đầu và cuối
thường ngắn gọn. Phần thân bài dài
hơn, chi tiết hơn. Tuy nhiên trong một
bài văn, không thể thiếu bất cứ một
phần nào, cụ thể:
+ Không thể thiếu mở bài vì thiếu nó,
người đọc, sẽ khó theo dõi câu chuyện.
+ Không thể thiếu kết bài vì thiếu nó
người đọc không biết câu chuyện cuối
cùng sẽ ra sao...
+ Và tất nhiên, không thể thiếu được
phần thân bài, vì nó là cái xương sống
của truyện.
2. Nhận xét (10’)
HS phát biểu
- Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà văn
bản muốn nói đến.
- Chủ đề và sự việc có mối quan hệ

chặt chẽ với nhau: sự việc thể hiện
chủ đề, chủ đề thấm nhuần trong sự
việc.
- Chủ đề bài văn tự sự thể hiện qua sự
thống nhất giữa nhan đề, lời kể, nhân
vật, sự việc…
- Dàn bài văn tự sự thường gồm có ba
phần:
+ Mở bài giới thiệu chung về nhân vật
và sự việc.
+ Thân bài kể diễn biến của sự việc.
+ Kết bài kể kết cục của sự việc.

HS đọc và ghi nhớ
GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ Sgk
Tr 45
III. Luyện tập (10)
9


GV: Đọc truyện Phần thưởng (Sgk
Tr 45,46) và cho biết: Chủ đề của
truyện này nhằm biểu dương và chế
giễu điều gì? Sự việc nào thể hiện tập
trung cho chủ đề?

GV: Hãy chỉ ra ba phần: Mở bài, thân
bài, kết bài của câu chuyện?
- Xác định.
- Ghi kết quả lên bảng.

GV: Truyện này với truyện về Tuệ
Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và
khác nhau về chủ đề?
- Thảo luận nhóm (3 phút) → trình
bày kết quả.
- Nhận xét khái quát và chốt nội dung
bài tập.

GV: Sự việc trong phần thân bài thú
vị như thế nào?

1. Bài tập 1 (Sgk, Tr 45,46).
a) Chủ đề của truyện là ca ngợi trí
thông minh và lòng trung thành với
vua của người nông dân, đồng thời
chế giễu thói tham lam, cậu quyền thế
của viên quan nọ. Nhưng chủ đề
không nằm trong bất kì phần nào, câu
văn nào mà toát lên từ toàn bộ nội
dung câu chuyện.
b) Sự việc thể hiện tập trung cho chủ
đề đó là câu nói của người nông dân
với vua.
c) Ba phần của truyện:
- Mở bài: Câu đầu tiên.
- Thân bài: Từ câu “ông ta tìm đến
cung điện...” đến “thưởng cho mỗi
người hai mươi nhăm roi”.
- Kết bài: Câu cuối cùng.
d) So với truyện Tuệ Tĩnh ta thấy:

- Giống nhau:
+ Kể theo trật tự thời gian.
+ 3 phần rõ rệt.
+ Ít hành động, nhiều đối thoại.
- Khác nhau:
+ Nhân vật trong Phần thưởng ít hơn.
+ Chủ đề trong Tuệ Tĩnh nằm lộ ngay
ở phần mở bài còn trong Phần thưởng
lại nằm trong sự suy đoán của người
đọc.
+ Kết thúc Phần thưởng bất ngờ, thú
vị hơn.
d) Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ:
- Đòi hỏi vô lí của viên quan quen thói
hạch sách dân.
- Sự đồng ý dễ dàng của người nông
dân khiến ta có thể nghĩ rằng: Bác ta
đã biết rõ lệ này, muốn cho nhanh
việc.
- Câu trả lời của người nông dân thật
là bất ngờ. Nó thể hiện trí thông minh,
khôn khéo của bác nông dân mượn tay
nhà vua trừng phạt tên quan thích
nhũng nhiễu dân.
2. Bài tập 2 (Sgk Tr 46).
HS làm bài tập độc lập vào vở bài tập
10


GV: Đọc lại các bài Sơn Tinh, Thuỷ

Tinh và Sự tích Hồ Gươm xem cách
mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp
xảy ra chưa và kết bài đã kết thúc câu
chuyện như thế nào?

a) Phần mở bài:
- Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,
chưa giới thiệu rõ câu chuyên sắp sảy
ra, chỉ mới nói tới việc Hùng Vương
chuẩn bị kén rể.
- Trong truyện Sự tích Hồ Gươm, đã
giới thiệu rõ hơn cái ý cho mượn
gươm tất sẽ dẫn tới việc trả gươm sau
này.
b) Phần kết thúc:
- Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,
kết thúc truyện theo lối vòng tròn, chu
kì, lặp lại. Mỗi năm một lần, Thuỷ
Thần lại dâng nước đánh ghen. Trận
đại chiến giữa hai vị thần không bao
giờ hoàn toàn kết thúc.
- Trong truyện Sự tích Hồ Gươm, kết
thúc trọn vẹn hơn.

GV: yêu cầu HS đọc thêm những cách HS thực hiện theo yêu cầu của GV
mở bài trong bài văn kể chuyện
(SGK,T.47).
3. Củng cố (3’)
- Thế nào là chủ đề của của bài văn tự sự.
- Xác định ba phần của truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh

4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’).
a. Bài cũ
- Xem lại nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ (SGK, T.45).
- Nắm được bài văn tự sự cần có chủ đề thống nhất và bố cục rõ ràng.
- Xác định chủ đề và dàn ý của một truyện dân gian đã học.
- Đọc lại các văn bản: Thánh Gióng, Bánh chưng, bánh giầy” và tìm chủ đề của
mỗi văn bản đó.
b. Bài mới
- Đọc kĩ và chuẩn bị tiết 15: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
- Yêu cầu: trả lời câu hỏi trong SGK.
RÚT KINH NGHIỆM

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

11


12


Ngày soạn: 6/10/2018

Ngày dạy: 8/10/2018

Dạy lớp: 6A

Tiết 15. Tập làm văn:


TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: giúp HS nắm được:
- Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề)
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.
- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
2. Kĩ năng:
- Luyện kĩ năng tìm hiểu đề: đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm
một bài văn tự sự.
- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.
3. Thái độ : Giáo dục HS ý thức yêu thích văn tự sự
4. Năng lực cần đạt
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo, tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Sgk; Sgv; giáo án
2. Học sinh: Chuẩn bị sách vở, bút; vở soạn; đọc trước bài mới
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ (5’):
* Câu hỏi: Chủ đề là gì? dàn bài văn tự sự gồm mấy phần? nêu y/c mỗi phần?
* Đáp án:
- Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản
- Dàn bài trong văn tự sự gồm 3 phần:
+ MB: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
+ TB: Kể diễn biến sự việc
+ KB: Kết cục của sự việc
2. Bài mới:
*Lời vào bài (1’): Đề và cách làm bài văn tự sự là vấn đề quan trong của bài văn

tự sự.Vậy chúng ta phải tìm hiểu đề như thế nào và cách làm bài văn này ra sao?
Chúng ta cùng tìm hiểu.
b. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài
văn tự sự (15’).
1. Đề văn tự sự:
a. Ví dụ:
GV: yêu cầu học sinh đọc 6 đề trong HS thực hiện theo yêu cầu của GV
sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi:
13


1) Kể một câu chuyện em thích bằng
lời văn của em.
2) Kể chuyện về một người bạn tốt.
3) Kỉ niệm ngày thơ ấu.
4) Ngày sinh nhật của em.
5) Quê em đổi mới.
6) Em đã lớn rồi.
GV: Lời văn đề (1) nêu ra những yêu - Yêu cầu của đề 1:
cầu gì?
+ Kể chuyện.
+ Câu chuyện em thích.
+ Bằng lời văn của em.
GV: Đề (3), (4), (5), (6) không có từ - Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ
kể, có phải là đề tự sự không? Vì sao? kể nhưng vẫn là đề tự sự vì vẫn yêu
cầu có việc, có chuyện về những ngày
thơ ấu, ngày sinh nhật, quê em đổi

mới, em đã lớn nhơ thế nào?
GV: Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là - Các từ trọng tâm của từng đề: Câu
từ nào? Hãy gạch dưới và cho biết đề chuyện em thích, chuyện người bạn
yêu cầu làm nổi bật điều gì?
tốt, kỉ niệm ấu thơ, sinh nhật em, quê
đổi mới, em đã lớn.
- Các đề yêu cầu làm nổi bật:
1) Câu chuyện từng làm em thích thú.
2) Những lời nói, việc làm chứng tỏ
người bạn ấy là tốt.
3) Một câu chuyện kỉ niệm khiến em
không thể nào quên.
4) Những sự việc và tâm trạng của
em trong ngày sinh nhật.
5) Sự đổi mới cụ thể ở quê em.
6) Những biểu hiện về sự lớn lên của
em: Thể chất, tinh thần...
GV: Có đề tự sự nghiêng về kể người, - Các đề 5, 4, 3 nghiêng về kể việc.
có đề nghiêng về kể việc, có đề - Các đề 2, 6 nghiêng về kể người.
nghiêng về tường thuật lại sự việc. - Các đề 5, 4, 3 nghiêng về tường
Trong các yêu cầu trên, đề nào thuật sự việc.
nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về
kể người, đề nào nghiêng về tường
thuật sự việc?
b. Nhận xét:
GV: Qua việc phân tích ví dụ trên em HS phát biểu
hãy cho biết cấu trúc của đề văn tự sự? - Cấu trúc đề: đề văn tự sự có thể diễn
Yêu cầu của đề văn tự sự được thể đạt ở nhiều dạng:
hiện qua phương diện nào?
+ Đề yêu cầu tường thuật, kể chuyện.

+ Đề chỉ nêu ra một đề tài của câu
chuyện.
14


- Yêu cầu của đề văn tự sự được thể
hiện qua những lời văn được diễn đạt
trong đề (xác định nội dung tự sự,
cách thức trình bày)
2. Cách làm bài văn tự tự (20’).
2.1. Ví dụ:
GV: Cho đề văn: Kể một câu chuyện HS kể
em thích bằng lời văn của em.
a. Tìm hiểu đề:
Ví dụ: Kể chuyện Thánh Gióng bằng - Thể loại: Kể chuyện.
lời văn của em.
- Nội dung: Truyện Thánh Gióng.
- Giới hạn: Kể bằng lời của em.
GV: Truyện Thánh Gióng, em thích b. Tìm ý.
nhân vật nào? Sự việc nào?
- Nhân vật Thánh Gióng.
- Sự ra đời kì lạ của Gióng.
- Tuổi thơ kì lạ của Gióng.
- Gióng đánh giặc.
- Gióng bay về trời.
- Chủ đề: Sức mạnh đoàn kết chống
giặc cứu nước của cha ông ta.
c. Lập dàn ý:
GV: Truyện thể hiện chủ đề gì?
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự

việc (Bắt đầu từ sự ra đời và tuổi thơ
kì lạ của Gióng)
GV: Với truyện Thánh Gióng, phần
mở bài nên bắt đầu từ sự việc nào?
- Thân bài: Diễn biến câu chuyện.
.
GV: Diễn biến câu chuyện, em sẽ kể
những gì?
GV giảng:
- Kết bài: kết thúc câu chuyện.
- Gióng lớn lên và đi đánh giặc.
- Gióng bay về trời.
GV: Với câu chuyện này nên kết thúc
ở những sự việc nào?
GV gợi ý:
- Sắc phong Phù Đổng Thiên Vương.
- Những dấu tích để lại của Gióng.
GV nhấn mạnh: Khi kể chuyện quan
trọng nhất là xác định chỗ bắt đầu và
chố kết thúc. từ đó sẽ dễ dàng xác định
được diễn biến.Ví dụ:
- Thánh Góng yêu cầu làm ngựa sắt.
- Thánh Gióng ăn khoẻ, lớn nhanh.
- Khi có ngựa ssắt, roi sắt, Thánh
Gióng vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi
15


ngựa cầm roi ra trận.
- Thánh Gióng xông trận giết giặc.

- Roi sắt gẫy, lấy tre làm vũ khí
- Thắng giặc, Thánh Gióng bỏ lại giáp
sắt...cưỡi ngưa bay về trời.
GV: Sau khi lập dàn ý xong, bước tiếp
theo là làm gì?
GV: Em hiểu thế nào là viết bằng lời
văn của em?

GV: qua việc tìm hiểu trên, em hãy rút
ra bài học về cách làm bài văn tự sự?
(Khi tìm hiểu đề, cần chú ý điều gì?
Thế nào là lập ý, lập dàn ý? Viết thành
văn cần đảm bảo yêu cầu gì?)
\

- Bước tiếp theo là viết lời kể theo
dàn bài
d. Viết lời kể.
- Viết bằng lời văn của em là suy nghĩ
thật kĩ rồi viết ra bằng chính lời văn
của mình. Nghĩa là không sao chép
của người khác, bất kể là ai. Nếu cần
viện dẫn phải để trong ngoặc kép
2.2. Bài học
HS phát biểu
- Yêu cầu của đề văn tự sự được thể
hiện qua những lời văn được diễn đạt
trong đề (để xác định nội dung tự sự,
cách thức trình bày).
- Lập ý là xác định nội dung sẽ viết

theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác
định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết
quả và ý nghĩa của câu chuyện.
- Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể
trước, việc gì kể sau để người đọc
theo dõi được câu chuyện và hiểu
được ý định của người viết.
- Cuối cùng phải viết thành văn theo
bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài,
Kết bài.

3. Củng cố, luyện tập (3’):
? Yêu cầu HS đọc lại mục ghi nhớ sgk
? Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý là làm gì?
4. Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà (1')
a. Bài cũ: Học theo ghi nhớ sgk
b. Bài mới: Chuẩn bị tiết 16: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (Chuẩn bị
phần luyện tập)
RÚT KINH NGHIỆM

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
16


.................................................................................................................
Ngày soạn: 8/10/2018

Ngày dạy: 10/10/2018


Dạy lớp: 6A

Tiết 16. Tập làm văn:
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
(tiếp)
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: giúp HS nắm được:
Củng cố kiến thức lý thuyết; vận dụng vào việc làm bài tập theo yêu cầu
2. Kĩ năng:
- Luyện kĩ năng tìm hiểu đề: đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm
một bài văn tự sự.
- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.
3. Thái độ : Giáo dục HS ý thức yêu thích văn tự sự
4. Năng lực cần đạt
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo, tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Sgk; Sgv; giáo án
2. Học sinh: Chuẩn bị sách vở, bút; vở soạn; đọc trước bài mới
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ (5’):
* Câu hỏi: Em hãy nêu cách làm bài văn tự sự?
* Đáp án: Để làm một bài văn tự sự, ta phải tiến hành qua 4 bước với những
yêu cầu sau: (2đ)
- Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững
yêu cầu của đề bài. (2đ)
- Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định:
nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện. (2đ)

- Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi
được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết. (2đ)
- Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài
(2đ)
2. Bài mới
* Lời vào bài (1’) Tiết TLV trước, các em đã nắm được đặc điểm đề văn tự
sự và các bước làm một bài văn tự sự, tiết học này, chúng ta cùng đi củng cố kiến
thức qua việc làm bài tập.
b. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. Luyện tập
GV: Treo bảng phụ chép 4 mở bài về 1. Bài tập 1 (10’)
17


truyện Thánh Gióng; yêu cầu cả lớp
quan sát bảng phụ và trả lời các câu
hỏi ở dưới:
a. Thánh gióng là một vị anh hùng
đánh giặc nổi tiếng trong truyền
thuyết. Đã lên ba mà Thánh Gióng
vẫn không biết nói, biết cười, biết đi.
Một hôm…
b. Ngày xưa tại làng Gióng có một
chú bé rất lạ. Đã lên ba mà vẫn không
biết nói, biết cười, biết đi…
c. Ngày xưa, giặc Ân xâm phạm bời
cõi nước ta, vua sai sứ giả đi cầu
người tài ra đánh giặc. Khi tới làng

Gióng, một đứa bé lên ba mà không
biết nói, biết cười, biết đi tự nhiên nói
được, bảo bố mẹ mời sứ giả vào. Chú
bé ấy là Thánh Gióng.
d. Người nước ta không ai là không
biết Thánh Gióng. Thánh Gióng là
một người đặc biệt. Khi đã ba tuổi
vẫn không biết nói, biết cười, biết
đi…
GV: Các cách diễn đạt trong 4 mở bài
trên khác nhau như thế nào? Từ đó,
em có nhận xét gì?

- Cách a: giới thiệu người anh hùng;
- Cách b: nói đến chú bé lạ
- Cách c: nói tới sự biến đổi
- cách d: nói tới một nhân vật mà ai
cũng biết.
 Từ đó ta thấy rằng, có nhiều cách
diễn đạt phần mở bài khác nhau, miễn
sao giới thiệu được nhân vật và chủ đề
của bài văn mình sẽ viết.

GV: Hãy viết phần MB, KB cho đề 2. Bài tập 2 (10’)
kể chuyện Thánh Gióng
HS viết mở bài, kết bài truyện Thánh
Gióng và đọc trước lớp
* Mở bài: Ngày xưa, giặc Ân xâm
phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc rất
mạnh. Nhà vua bèn sai sứ giả đi tìm

người tài giỏi cứu nước. Khi tới làng
Gióng thì có một đứa bé lên ba mà
không biết nói, biết cười, cũng chẳng
biết đi bỗng tự nhiên nói được. Đứa trẻ
bảo mẹ ra mời sứ giả vào và xin nhận
nhiệm vụ đi đánh giặc. Chú bé ấy là
Thánh Gióng.
* Kết bài: Đất nước được thanh bình,
vua nhớ công ơn của Thánh Gióng
nhưng không biết lấy gì đền đáp bèn
phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập
đền thờ ngay ở quê nhà.
18


Đề: Kể lại câu chuyện Bánh chưng, 3. Bài tập 3 (20’)
bánh giầy bằng lời văn của em.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Đọc đề, xác định từ ngữ quan * Tìm hiểu đề
trọng trong đề bài?
- Các từ ngữ quan trọng: Kể, chuyện
Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn
GV: Trên cơ sở các từ ngữ quan trọng của em.
bạn đã chỉ ra, hãy xác định kiểu bài, - Kiểu bài: Văn tự sự; nội dung giới
nội dung giới hạn, yêu cầu của đề?
hạn: chuyện bánh chưng, bánh giầy;
GV: Truyện Bánh chưng, bánh giầy yêu cầu: bằng lời văn của em.
em thích nhân vật, sự việc nào?
- Thích nhân vật Lang Liêu, thích sự
GV: Hãy nêu chủ đề của truyện? Cho việc Lang Liêu làm bánh lễ Tiên Vương

biết, em chọn chủ đề nào để kể?
và chàng đã được nối ngôi.
- Chủ đề của truyện gồm 2 chủ đề: Vua
Hùng truyền ngôi không theo lệ con
trưởng và Lang Liêu làm bánh dâng
vua được vua cha truyền ngôi.
- Chọn chủ đề: Lang Liêu làm ra hai
thứ bánh quý dâng vua cha và được nối
GV: Em sẽ đi lập dàn ý bài văn này ngôi.
theo mấy phần, đó là những phần * Lập dàn ý:
nào?
HS: Lập dàn ý theo 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật
+ Lang Liêu là hoàng tử thứ mười tám
con trai vua Hùng.
+ Lang Liêu yêu lao động sống gắn bó
với đồng ruộng quê hương.
- Thân bài:
+ vua cha đã già muốn truyền ngôi đưa
ra yêu cầu các lang làm lễ dâng Tiên
Vương để chọn người nối ngôi.
+ Các lang đua nhau làm cỗ thật hậu.
+ Lang Liêu được thần báo mộng,
chàng suy nghĩ và sáng tạo ra hai loại
bánh dâng Tiên Vương.
+ Vua cha chọn hai loại bánh của Lang
Liêu, đặt tên là bánh chưng, bánh giầy.
+ Lang Liêu được nối ngôi vua.
* Kết bài: Tục làm bánh chưng, bánh
GV: Các em hãy dựa vào dàn ý trên giầy trong ngày tết.

để viết theo lời kể của mình. Yêu cầu * Thực hành viết bài
bài văn không quá 400 chữ.
HS viết theo hướng dẫn của GV
GV gọi HS trình bày- gọi HS nhận
xét- GV nhận xét, uốn nắn.
19


3. Củng cố (3’):
Qua bài học hôm nay các em đã biết vận dụng kiến thức lý thuyết để thực hành;
nắm chắc được việc phân tích đề và lập dàn ý bài văn tự sự
4. Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà (1')
a. Bài cũ: Hoàn thiện các bài tập luyện tập
b. Bài mới: Chuẩn bị tiết 17,18: Viết bài tập làm văn số 1
RÚT KINH NGHIỆM

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

20


Ngày soạn: 8/10/2018

Ngày kiểm tra: 13/10/2018

Kiểm tra lớp: 6A


Tiết 17 + 18 Bài 5 . Tập làm văn : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I. Mục tiêu bài kiểm tra :
1. Về kiến thức:
- Học sinh viết được một bài văn kể chuyện cụ thể: có nội dung, nhân vật, sự việc,
thời gian, đặc điểm, nguyên nhân, kết quả; có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài
theo đúng yêu cầu của bài văn tự sự.
2. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu trong bài viết của mình một cách hợp lí.
3. Về thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác, độc lập suy nghĩ trong học tập.
4. Năng lực cần đạt
- Năng lực thu thập thông tin .
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực trình bày
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Giáo án, đề bài, đáp án, biểu điểm
2. Học sinh: Chuẩn bị các kiến thức để làm bài kiểm tra
III. Tiến trình bài kiểm tra
1. Hình thức kiểm tra: Tự luận
2. Thời gian: 90 phút
3. Nội dung đề
3.1. Ma trận đề :
Mức độ
Vận dụng
Nhận biết Thông hiểu
Cộng
Thấp
Cao
Chủ đề
Nhận diện Xác

định - Viết bài - Bài viết
được kiểu được
câu văn đủ bố văn phong
bài,
viết chuyện kể là cục
ba mạch lạc,
đúng kiểu “Thánh
phần.

cảm
văn tự bài văn kể Gióng” nội - Trình tự xúc
chuyện.
dung
kể kể các chi - Liên hệ
sự
đảm bảo chi tiết hợp lý. với
bản
tiết
chính - Đảm bảo thân
trong
nội
dung
chuyện.
yêu cầu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

số câu:
số điểm:5

Tỉ lệ: 50%

số câu:
số điểm:3
Tỉ lệ: 30%

số câu:
số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
21

số câu:
số câu:1
số điểm:1 số điểm:10
Tỉ
lệ: Tỉ lệ: 100%
10%


3.2. Đề bài: Em hãy kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.
3.3. Đáp án
a. Yêu cầu chung cần đạt
* Về nội dung
- Học sinh kể lại được truyện truyền thuyết “Thánh Gióng” bằng lời văn của
mình đảm bảo đầy đủ các sự việc chính gắn với nhân vật chính, có nguyên nhân,
diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện.
- Lời kể thể hiện được sự hiểu biết sâu sắc về nội dung, thể loại, tránh sao
chép văn bản trong sách giáo khoa.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để viết bài văn tự sự.
* Về hình thức

- Viết đúng kiểu bài tự sự, có đủ bố cục ba phần; đảm bảo tính hoàn chỉnh.
- Rèn kĩ năng diễn đạt, sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí.
- Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp; trình bày khoa học.
b. Yêu cầu cụ thể
* Dàn ý
- Mở bài: (Giới thiệu nhân vật và sự việc).
+ Sự ra đời và tuổi thơ kì lạ của Gióng:
+) Người mẹ ra đồng thấy một vết chân lạ, ướm thử, về thụ thai mười hai
tháng, sinh ra một cậu bé.
+) Cậu bé lên ba, không biết nói, không biết cười cũng chẳng biết đi.
- Thân bài: (kể diễn biến sự việc)
+ Gióng lớn lên và đi đánh giặc:
+) Nghe thấy xứ giả tìm người hiền tài giết giặc giúp nước, cậu bé bỗng cất
tiếng nói và xin đi đánh giặc.
+) Từ khi gặp xứ giả, bỗng lớn nhanh như thổi.
+) Thế nước đã rất nguy, cũng là lúc xứ giả mang roi sắt, áo giáp sắt, ngựa
sắt đến. Cậu bé bỗng vươn vai thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong,
lẫm liệt. Tráng sĩ mặc giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra nơi có
giặc.
+) Tráng sĩ đánh hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
+) Roi sắt gẫy tráng sĩ nhổ tre bên đường làm vũ khí.
+ Gióng bay về trời: Thắng giặc Gióng bỏ lại vũ khí, cưỡi ngựa bay về trời.
- Kết bài:
+ Sắc phong Phù Đổng Thiên Vương.
22


+ Những dấu tích để lại của Gióng.
3.4. Biểu điểm
a. Mở bài: (2 điểm)

- Đảm bảo như dàn ý, đúng thể loại văn tự sự.
- Giới thiệu nhân vật, sự việc (thời gian, địa điểm, nhân vật).
b. Thân bài (6 điểm)
- Gióng lớn lên và đi đánh giặc:
+ Nghe thấy xứ giả tìm người hiền tài giết giặc giúp nước, cậu bé bỗng cất
tiếng nói và xin đi đánh giặc. (1 điểm)
+ Từ khi gặp xứ giả, bỗng lớn nhanh như thổi. (1 điểm)
+ Thế nước đã rất nguy, cũng là lúc xứ giả mang roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt
đến. Cậu bé bỗng vươn vai thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong,
lẫm liệt. Tráng sĩ mặc giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra nơi có
giặc. (1 điểm)
+ Tráng sĩ đánh hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. (1 điểm)
+ Roi sắt gẫy tráng sĩ nhổ tre bên đường làm vũ khí. (1 điểm)
- Gióng bay về trời:
+ Thắng giặc Gióng bỏ lại vũ khí, cưỡi ngựa bay về trời. (1 điểm)
c. Kết bài (2 điểm)
- Sắc phong Phù Đổng Thiên Vương. (1 điểm)
- Những dấu tích để lại của Gióng. (1 điểm)
* Yêu cầu về hình thức – nội dung: đảm bảo các ý như dàn ý, bài viết có sự
sáng tạo, gây hứng thú cho người đọc.
- Đảm bảo phần diễn biến theo trình tự hợp lí, tạo ra được ý nghĩa sâu sắc
cho người đọc.
- Hành văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy, dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp.
- Trình bày sạch đẹp không mắc lỗi chính tả.
* Lưu ý:
- Trừ điểm tối đa của bài viết không đảm bảo bố cục (2 điểm)
- Trừ điểm tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi lập luận (1 điểm)
- Trừ điểm tối đa với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, chính tả (1 điểm )
4. Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới
- Về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về văn tự sự;

- Nắm chắc cách tìm hiểu đề và các cách làm bài văn tự sự.
- Đọc và chuẩn bị bài
23


- Xem trước bài tập trong sách giáo khoa
- Chuẩn bị tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Yêu cầu: Đọc kĩ bài ở nhà; Trả lời hệ thống câu hỏi trong Sgk
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

NGƯỜI RA ĐỀ

Lò Văn Minh

24


Ngày soạn: 12/10/2018

Ngày dạy: 15/ 10/ 2018

Dạy lớp: 6A

Tiết 19 – Bài 5. Tập làm văn:
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: giúp HS nắm được:
- Từ nhiều nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
2. Kĩ năng:

- Nhận diện được từ nhiều nghĩa.
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
3. Thái độ: Giáo dục HS Yêu thích say mê môn học.
4. Năng lực cần đạt
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo, tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Sgk; Sgv; giáo án
2. Học sinh: Chuẩn bị sách vở, bút; vở soạn; đọc trước bài mới
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
2. Bài mới
* Lời vào bài (1’) Trong quá trình sử dụng từ tiếng Việt, các em thường hay
gặp những hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Vậy hiện nghĩa là gì? Thế nào là hiện
tượng chuyển nghĩa của từ? Tiết học này chúng ta cùng trả lời những câu hỏi trên.
* Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Từ nhiều nghĩa (10’)
1. Ví dụ:
GV: yêu cầu học sinh đọc bài thơ: Những HS đọc ví dụ và lần lượt trả lời
cái chân trong Sgk Tr55 và trả lời các câu các câu hỏi của GV
hỏi
GV: Trong bài thơ, từ chân được nhắc lại - Từ chân được nhắc lại đến 6
mấy lần?
lần.
GV: Bài thơ miêu tả có mấy sự vật có chân? - Bài thơ miêu tả có 4 sự vật có
Mấy sự vật không có chân?
chân, đó là: Cái gậy, chiếc compa, cái kiềng, cái bàn → đây là

những cái chân có thể nhìn thấy
và sờ thấy được.
- Có một sự vật không có chân.
Đó là cái võng → Nó được đưa
vào để ca ngợi anh bộ đội đang
25


×