Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ chuẩn bị tốt tâm thế để vào trường tiểu học cho trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.88 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Từ thủa sinh ra trong lòng mẹ, lớn lên bé được đến trường học dưới sự
chăm sóc nuôi dạy của các cô giáo trường Mầm non, là nền móng đầu tiên để
giúp trẻ hình thành nên nhân cách về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ của con
người.
Ngày nay, đất nước ta đang có nhiều đổi mới, nền kinh tế ngày càng phát
triển, sự hội nhập quốc tế đòi hỏi ngày càng cấp bách - Nguồn nhân lực con
người là yếu tố quyết định sự phát triển toàn diện của xã hội. Vì vậy, bản thân là
giáo viên Mầm non tôi đã nhận thấy rằng nếu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
trẻ tốt ngay từ những năm tháng đầu đời thì sẽ nâng cao hiệu quả chất lượng
giáo dục hiện nay. Chăm sóc, nuôi dưỡng thì những búp non ấy sẽ xanh tươi và
phát triển, trở thành thế hệ mầm non tương lai của đất nước biết kế thừa và phát
huy những gì tốt đẹp nhất của loài người. {1}
Tuổi mầm non là những bậc thang, là nền móng cho những bậc thang kế
tiếp cho cuộc đời cho một đứa trẻ, Giai đoạn chuyển từ mầm non sang lớp 1 là
một bước chuyển lớn đối với trẻ. Việc thay đổi thói quen cũng như môi trường
khiến nhiều trẻ bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn khi bước vào lớp 1. Vì vậy để
việc chuẩn bị tâm lí và kĩ năng cho trẻ trước khi vào lớp 1 là rất quan trọng trong
cuộc đời của trẻ, là một bước chuyển mang tính chất nhảy vọt. {2}
Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường tiểu học là một quá trình
lâu dài, ngay từ tuổi nhà trẻ đến khi có đủ điều kiện vào lớp 1, và chỉ có trường
mầm non mới làm tốt công tác này, vì mục tiêu của giáo dục mầm non là: Giúp
trẻ phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm, hình thành những yếu tố đầu tiên của
nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hình thành và phát triển ở trẻ những kỷ
năng sống cần thiết, phù hợp với độ tuổi.
Với trẻ mẫu giáo hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi, học mang tính
chất "Học mà chơi,chơi mà học". Giai đoạn chuyển từ mầm non sang lớp 1 là
một bước chuyển lớn với các bé. Nhiều trẻ sẽ bỡ ngỡ và có thể gặp không ít khó
khăn lúc mới vào lớp 1, khi đang quen được chăm sóc, vui chơi phải chuyển
sang môi trường mới, với hoạt động học tập là chính, ngồi một chỗ, viết bài, làm


toán trong thời gian dài... Vì vậy để việc chuẩn bị tâm lí và kĩ năng cho trẻ trước
khi vào lớp 1 là rất quan trọng. Trẻ rất hiếu động tò mò, ham muốn học hỏi, tìm
hiểu thế giới xung quanh. Trẻ thực sự học trong khi chơi. Ở trẻ mẫu giáo lớn các
yếu tố của hoạt động học tập đã xuất hiện, nhưng mới ở dạng sơ khai. Chương
trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, học bằng
hành, giải quyết vấn đề, trải nghiệm tìm tòi, khám phá...giúp trẻ phát triển nhận
thức, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kĩ năng thực hành, giao tiếp ứng xử.
Không nên dạy trước những gì mà sau này trẻ phải học một cách bài bản ở
trường phổ thông. Hành trang cho trẻ vào lớp 1 nên “nhỏ gọn" để phù hợp với
sức vóc của trẻ mới qua lớp mầm non. Những bài học đầu tiên của trẻ mầm non
là qua các bài đồng dao, bài thơ, bài hát, có tiết tấu vui tươi ngộ nghĩnh, tình
1


cảm, bé thích và nhớ nhanh. Trường mầm non là nơi trẻ làm quen với ngôn ngữ
văn học nghệ thuật, trẻ được học cách hòa đồng với bạn bè, biết giữ yên lặng
trong những giờ ngủ trưa, biết cảm ơn xin lỗi...những bài học nề nếp về sinh
hoạt, sự tự lập và mối quan hệ trong môi trường tập thể sẽ góp phần hình thành
nhân cách của trẻ. {3}
Xuất phát từ các lý do đã nêu ở trên, bản thân tôi đã nhiều năm kinh
nghiệm dạy trẻ, nắm được đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ, tâm lý của phụ huynh
học sinh, tôi thấy việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi vào trường tiểu
học là vô cùng cần thiết và quan trọng. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: "Một số
biện pháp giúp trẻ chuẩn bị tốt tâm thế để vào trường tiểu học cho trẻ 5- 6
tuổi ở trường Mầm Non Đông Tiến - Đông Sơn – Thanh hoá".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Với mục đích tìm ra các giải pháp để nghiên cứu một số biện pháp dạy trẻ
5- 6 tuổi, trường mầm non Đông Tiến chuẩn bị tốt tâm thế để vào trường tiểu
học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Trẻ em thuộc độ tuổi 5- 6 được
xem là độ tuổi “vàng” cho sự phát triển trí tuệ toàn diện cho trẻ để trẻ mạnh dạn

tự tin hơn. Với mong muốn trẻ được hiểu sâu hiểu rộng hơn nữa về môi trường
mới mà trẻ chuẩn bị bước tới. Và cũng là xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu của trẻ
mà với trách nhiệm của một cô giáo tôi đã quyết định đi sâu nghiên cứu, sáng
tạo thêm nhiều hoạt động bổ ích giúp trẻ có tâm thế tốt để vào trường tiểu học.
Đây cũng là lí do giúp tôi lựa chọn để làm đề tài nghiên cứu viết sáng kiến kinh
nghiệm trong năm nay, tôi đi sâu nghiên cứu ‘‘Một số biện pháp giúp trẻ chuẩn
bị tốt tâm thế để vào trường tiểu học cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường Mầm Non Đông
Tiến - Đông Sơn – Thanh Hoá".
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp giúp trẻ chuẩn bị tốt tâm thế để vào trường tiểu học cho trẻ 56 tuổi ở trường Mầm Non Đông Tiến - Đông Sơn -Thanh hoá".
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài
liệu lý luận về chất lượng giáo dục; các văn kiện Đại hội Đảng các cấp; các văn
bản pháp quy về giáo dục và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát: Sử dụng biện pháp quan sát để thu thập các
thông tin có liên quan đến công tác nâng cao chất lượng trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn,
có tâm thế tốt ở trường mầm non xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh
Hóa. Để có cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện.
+ Phương pháp thảo luận: Thảo luận về thực trạng của trẻ trong nhà trường
nhằm làm căn cứ đề xuất các giải pháp một cách hiệu quả.
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm qua Đảng và nhà nước có rất nhiều các chủ trương,
chính sách về giáo dục trên phạm vi toàn Quốc, giáo dục mầm non đã có một
2


bước phát triển thất đáng kể vể chất lượng, số lượng, quy mô trường lớp đảm
bảo. Năm 2011 Bộ GD&ĐT đã xây dựng đề án phổ cập giáo dục mầm non cho

trẻ em 5 tuổi để chuẩn bị một tiền đề tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Sau 15 năm
thực hiện Nghị quyết TW2 khóa XIII và 10 năm thực hiện chiến lược phát triển
GD 2001 – 2010, GD Việt nam đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan
trọng vào sự nghiệp GD và đổi mới đất nước, song cũng còn không ít yếu kém,
bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. {4}
Chính vì thế, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 ( Gọi tắt là chiến
lược) là một căn cứ quan trọng để Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo
thực hiện Nghị quyết lần thứ 6 của BCH Trung ương Đảng khóa XI và chiến
lược phát triển KT- XH giai đoạn 2010 – 2020, Chiến lược phát triển nhân lực
Việt nam thời kỳ 2011 – 2020 và quy hoạch phát triển nhân lực việt nam giai
đoạn 2011 – 2020, nhằm đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; đưa giáo
dục nước ta trở thành một nước có nền giáo dục tiên tiến; thực hiện sứ mạng
nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao và bồi
dưỡng nhân tài; góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa, con người việt nam.
{5}
Việc chuẩn bị cho con trẻ vào học lớp 1 không chỉ là chuẩn bị đầy đủ
quần áo, sách vở, cặp bút dụng cụ học tập và cho con học trước chương trình lớp
1 là đủ mà phải chuẩn bị tâm lý cho trẻ, để trẻ bước vào lớp 1 với một tâm thế
vững vàng, đầy háo hức đón chờ một sự thay đổi nhiều điều mới lạ. Bởi lẽ trẻ có
háo hức muốn khám phá điều mới lạ thì trẻ mới ham thích đến trường, mới say
sưa tìm tòi để khám phá thế giới xung quanh. Đây là động cơ tốt, ta muốn trẻ
học tốt thì phải tạo động lực thúc đẩy. Quá trình dạy- học, là quá trình tương tác
diễn ra giữa người dạy và người học, cần tạo động lực thúc đẩy tác động trực
tiếp đến người học và người dạy thì kết quả đạt được mới cao.
Thực tế cho thấy khi trẻ Mầm non lên học tập ở trường Tiểu học một loạt
quan hệ xã hội cần được thay đổi: Quan hệ giữa trẻ với cô được thay thế bằng
quan hệ “ thầy - trò”, quan hệ giữa trẻ với trẻ ở trường Mầm non là quan hệ bạn
bè cùng chơi nay chuyển sang quan hệ bạn bè cùng học. Vì vậy việc cho trẻ làm
quen với hoạt động học tập, với quan hệ xã hội ở trường Tiểu học ngay trong

quá trình học tập ở trường Mầm non là rất cần thiết
Trẻ mẫu giáo đang sống trong một môi trường được sự chăm lo chu đáo
của cô về dạy dỗ, chăm sóc và nuôi dưỡng, được các cô chăm sóc nhiệt tình như
người mẹ thứ hai. Vì thế chuyển sang lớp 1, sang môi trường hoàn toàn mới lạ
khác với môi trường mẫu giáo trẻ sẽ rất bỡ ngỡ, dễ bị hoang mang, lo sợ, dao
động về mặt tâm lý, khó tiếp cận và thích nghi ngay được. Chính vì thế nhiệm
vụ của giáo viên mầm non là phải tạo cho trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ mẫu giáo
5- 6 tuổi một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào trường tiểu học để trẻ tiếp
cận môi trường mới một cách tốt nhất.
2.2. Thực trạng về chất lượng của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
Đông Tiến:
3


*Thuận lợi:*
Được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường, bản thân được trực tiếp
giảng dạy lớp mẫu giáo lớn (Độ tuổi 5 - 6 tuổi). Dạy theo chương trình giáo dục
mầm non mới, được cung cấp các tài liệu tham khảo về kiến thức chuẩn bị tốt
tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Nhà trường tạo mọi điều kiện bản thân được học các
chuyên đề hàng năm, được tham khảo nhiều tài liệu, sách báo… những thông tin
trên mạng về kiến thức chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 đã giúp cho bản thân
có nhiều kiến thức để viết đề tài.
Được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh đã phối hợp chu đáo, nhiệt
tình trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Lớp lớn tôi chủ nhiệm được BGH ưu tiên về phòng nhóm lớp có đầy đủ các
trang thiết bị hiện đại như: Ti vi, đầu đĩa, băng hình các loại, đồ dùng đồ chơi
đầy đủ phục vụ cho chương trình GD Mầm non mới của Bộ Giáo Dục, phòng
học rộng rãi, thoáng mát, có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động. Tỷ lệ huy động trẻ 5
tuổi ra lớp là 100%, 100% trẻ ăn bán trú tại trường.
Đa số các cháu có cùng độ tuổi, cháu đi học đều và ngoan, lễ phép, biết

vâng lời cô giáo. Lớp 5 - 6 tuổi tôi phụ trách có 30 cháu cùng độ tuổi, hầu như
các cháu đã học qua chương trình lớp Mẫu giáo nhỡ(4-5 tuổi) nên việc thực hiện
các nội dung sinh hoạt hằng ngày trẻ đã thực hiện tốt và đi vào nề nếp, nhiều
cháu có khả năng lao đông tự phục vụ. Qua đó cũng giúp tôi thành công hơn
trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ trước khi vào tiểu học. Bên cạnh đó thì tôi
cũng được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh khi đem con đến lớp gửi nên
điều đó cũng phần nào giúp tôi có động lực trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
và chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ lớp tôi khi vào trường tiểu học.
* Khó khăn:
Trường mầm non Đông Tiến là một trường thuộc vùng nông thôn, hầu hết
phụ huynh làm nông nghiệp, kinh tế còn khó khăn chưa có thời gian quan tâm
đến con cái, vì vậy việc học tập của trẻ chưa đạt kết quả cao, việc nhận thức vấn
đề cho con vào lớp 1 còn lệch lạc. Một số phụ huynh chưa thực sự hiểu về bậc
học mầm non, họ cho rằng “trăng đến rằm thì trăng tròn”, trẻ đến 6 tuổi thì hiển
nhiên đi học lớp 1, không cần phải chuẩn bị tâm thế cho trẻ cũng như không cần
biết khả năng nhận thức và sức khỏe của trẻ có thể đảm bảo được cho trẻ học tập
hay không. Mặt khác, đa số trẻ nông thôn phạm vi giao tiếp còn hạn chế, trẻ còn
dụt dè tự ti bỡ ngỡ, nhiều cháu còn nói tiếng địa phương…
Bản thân chưa nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục chuẩn bị tốt tâm thế
cho trẻ vào lớp 1.
Căn cứ vào tình hình trên trước khi tiến hình nghiên cứu đề tài bản thân đã
tiến hành khảo sát trên trẻ như sau.
* Kết quả.
Bản thân tôi sau khi được phân công chủ nhiệm lớp 5- 6 tuổi, tôi đã đi sâu
vào tìm hiểu đánh giá từng trẻ, xem sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ để từ đó tôi có
thêm tư liệu về từng cá nhân trẻ và nắm đựơc tình hình học tập cũng như sức
khoẻ của trẻ. Từ đó tôi bắt đầu khảo sát chất lượng trên trẻ, kết quả đạt như sau:
4



Nội dung đánh giá
Trẻ hứng thú
Nề nếp kỷ luật

TS
cháu
30
30

Kỷ năng tự phục vụ
30
Kỷ năng giao tiếp, tự tin

30

Khả năng tư duy, giải
quyết vấn đề
30

Kết quả đầu năm
Đạt

Chưa đạt

SC
15
Đạt
SC
20
Đạt

SC
10
Đạt
SC
11
Đạt

%
SC
%
50% 15
50%
Chưa đạt
%
SC
%
67% 10
33%
Chưa đạt
%
SC
%
33% 20
67%
Chưa đạt
%
SC
%
36% 19
64%

Chưa đạt

SC

%

SC

%

17
57% 13
43%
Lảm quen với chữ viết
Đạt
Chưa đạt
30
SC
%
SC
%
10
33% 20
67%
Đứng trước tình hình trên, tôi thiết nghĩ cần phải có kế hoạch để nâng cao
chất lượng chăm sóc, phát triển đầy đủ các mặt giáo dục cho trẻ để trẻ có tâm
thế sẵn sàng bước vào trường tiểu học. Đồng thời tìm ra biện pháp để chuẩn bị
tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 đạt kết quả tốt nhất. Dựa vào vốn kiến
thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng các
bạn đồng nghiệp một số biện sau.

2.3. Một số biện pháp giúp trẻ chuẩn bị tốt tâm thế để vào trường tiểu học
cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm Non Đông Tiến - Đông Sơn – Thanh hoá".
*Biện pháp 1: Chú trọng phát triển toàn diện cho trẻ
- Chuẩn bị tâm thế để trẻ vào trường tiểu học thông qua lĩnh vực phát triển
thể lực, thể chất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu: “ Một tâm hồn minh mẫn trong một cơ thể
cường tráng” và thể lực được cho là một điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình học tập của học sinh. Một cơ thể khỏe mạnh là tiền đề vật chất
giúp cho trẻ phát triển năng lực hoạt động trí tuệ ở trường Tiểu học.
Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng
phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị về chất, năng
lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ
bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan …
Ở trường mầm non trẻ được hoạt động hàng ngày để phát triển thể lực như:
thông qua thực hiện tập thể dục sáng thường xuyên lồng ghép các bài tập Erobic
5


vào BTPT chung giúp trẻ rất hứng thú và qua đó trẻ có cơ thể khỏe mạnh phát
triển. Khi lên kế hoạch chủ đề tôi cố gắng mỗi tuần 1 lần cho trẻ thực hiện 1 bài
tập vận động cơ bản để phát triển thể chất cho trẻ.

Hình ảnh 1: Trẻ tập thể dục
Ngoài thể dục sáng ra tôi còn thường xuyên lồng ghép giáo dục thể chất vào các
môn học ở các chủ đề như chủ đề “Bản thân” tôi dạy trẻ hiểu được chức năng,
sự cần thiết của việc chăm sóc giữ gìn vệ sinh cơ thể, dạy trẻ nhận biết được bốn
nhóm thực phẩm, biết được lợi ích của bốn nhóm thực phẩm với sức khỏe của
bản thân. Cho trẻ biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ chất, sự cần thiết của việc
luyện tập thể dục đối với sức khỏe bản thân, dạy trẻ cách lao động tự phục vụ
bản thân như dạy trẻ tự thắt quai giày, tự cài nút áo, tự xếp quần áo sau khi thay

đồ, từ đó cho trẻ hình thành tính độc lập, không phụ thuộc, ỷ lại vào người khác.
Ngoài công việc lao động tự phục vụ bản thân ra tôi còn cho trẻ biết giữ gìn vệ
sinh môi trường trong và ngoài lớp, biết giúp cô một số công việc đơn giản.
Ví dụ: Trong giờ ăn trẻ tự gấp khăn, xếp thìa, bát, chia cơm cho các bạn phụ cô,
tạo cho trẻ hứng thú khi được lao động tự phục vụ mình và bạn.

6


Hình ảnh 2: Hoạt động giờ ăn của trẻ ở lớp Lớn A1
Ngoài việc thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ trên lớp tôi
thường xuyên quan tâm đến việc rèn luyện thể chất cho trẻ một cách hợp lý và
khoa học thông qua các hoạt động chung, hoạt động ngoài trời...
Bên cạnh đó Tôi còn thường xuyên tổ chức các trò chơi vận động, trò
chơi dân gian… cho trẻ tham gia một cách tích cực nhằm rèn luyện sự khéo léo,
nhạy bén của các giác quan.
Ví dụ: Trò chơi :"Kéo co”, “ Mèo đuổi chuột”...

Hình ảnh 3: Vui chơi của cô và trẻ
7


- Chuẩn bị tâm thế để trẻ vào trường tiểu học thông qua lĩnh vực phát triển
ngôn ngữ và trí tuệ;
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tồn tại và phát triển theo sự
tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc
biệt. Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con
người. Nhờ có ngôn ngữ, con người mới có phương tiện để nhận thức và thể
hiện nhận thức của mình, để giao tiếp và hợp tác với nhau… Ngôn ngữ vừa là
phương tiện, vừa là điều kiện để con người hoạt động và giao lưu. Trong hoạt

động học tập, ngôn ngữ vừa là công cụ để tư duy, lĩnh hội tri thức, vừa nói lên
khả năng trí tuệ của con người. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi vừa giúp
cho việc phát triển trí tuệ của trẻ, vừa là công cụ để tư duy. Vì vậy việc chuẩn bị
cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày là việc quan
trọng nhất để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển
tốt, thì đồng thời các quá trình tâm lý như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác…
của trẻ cũng phát triển tốt.
Để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 một cách khoa học ngay từ đầu năm
học tôi phải xây dựng kế hoạch rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ một
cách thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động
Ví dụ: Thông qua trò chuyện, giao tiếp thường ngày, thông qua các hoạt động
học tập nhất là hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học: đọc thơ, đồng
dao, kể lại chuyện…

Hình ảnh 4: Dạy giờ kể chuyện
8


Thông qua đọc thơ, kể chuyện nhằm cung cấp cho trẻ vốn từ phong phú
về thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc. Thông qua ngôn ngữ,
lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu những đặc
điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng... của chúng và trẻ học được từ tương ứng
(từ và hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻ cùng một lúc). Ngôn ngữ giúp
trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ ngữ giúp cho việc củng cố
những biểu tượng đã được hình thành.
Sự phát triển của ngôn ngữ giúp cho hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy
ngày càng được hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực, sáng tạo hoạt động trí tuệ.
Tận dụng mọi cơ hội để kích thích hứng thú của trẻ đối với hoạt động trí
óc: tự giải quyết 1 số tình huống xảy ra hàng ngày, có sự hiểu biết cơ bản về bản
thân, gia đình, xã hội, biểu tượng về thời gian, không gian, một số kĩ năng cơ

bản về toán học.
Ví dụ:
Trong giờ học tôi cho trẻ làm quen một số thuật ngữ toán học " nhiều hơn,
ít hơn", những con số...
Trong giờ chơi cho trẻ chơi một số trò chơi: Bán hàng: trẻ đóng vai người
bán hàng, người mua hàng. Trò chơi Bác sĩ: trẻ biết dùng bút ghi tên thuốc…..
Góc khoa học: ghi lại kết quả thí nghiệm, lập bảng.
- Chuẩn bị tâm thế để trẻ vào trường tiểu học thông qua lĩnh vực phát triển
tình cảm và kĩ năng xã hội;
Sự phát triển các mặt tình cảm và kỹ xã hội là tiền đề quan trọng cho việc
học và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, khả năng tập trung, chấp hành
những qui định chung và sự chỉ dẫn của cô là vô cùng cần thiết, là yếu tố giúp
trẻ học tập tốt ở trường Tiểu học sau này. Khi trẻ tự tin vào chính bản thân mình,
trẻ sẽ học được cách chủ động, độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ đến
cùng.
Để chuẩn bị về mặt tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ đạt kết quả tốt Tôi
còn chuẩn bị một số việc sau:
Tôi thường xuyên giáo dục trẻ ý thức về bản thân như đặt các câu hỏi để kích
thích trẻ biểu lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình thông qua tranh ảnh, hình
vẽ, thơ, chuyện.
Khuyến khích trẻ tự tổ chức các trò chơi đặc biệt là trò chơi phân vai theo
chủ đề, giáo dục các cháu có thói quen tự phục vụ bản thân.
Bên cạnh đó Tôi còn giúp trẻ tự lựa chọn và tham gia các hoạt động chơi nhằm
phát triển tính tự tin, tự lực và sáng tạo của trẻ. Giúp trẻ ham học bằng cách thiết
kế những hoạt động thú vị vui nhộn, vừa sức cho trẻ như chơi xếp hình, nấu ăn,
gieo hạt và quan sát sự lớn lên của cây….
Giáo dục trẻ có quan hệ tốt đẹp với bạn bè, cô giáo và những người
lớn khác trong trường mầm non đồng thời giúp trẻ có những biểu tượng chính
xác về trường Tiểu học.
*Biện pháp 2: Cho trẻ làm quen với đọc, viết và tập cho trẻ kĩ năng cầm

bút, cầm sách, tư thế ngồi đọc viết...
9


- Chuẩn bị cho việc học đọc sau này của trẻ:
Tôi luôn nghĩ mục đích của việc cho trẻ làm quen với chữ cái là giúp trẻ
nhận được mặt chữ, cách phát âm chính xác từng chữ cái. Trên cơ sở đó trẻ thích
ứng được với tập đọc, tập viết ở lớp một. Cho trẻ làm quen với chữ cái là nhiệm
vụ quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 nên ngay từ đầu năm học tôi
đã xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen chữ cái một cách
thích hợp. Tôi sử dụng các trò chơi, nhất là trò chơi lô tô, tranh ảnh có chứa từ,
chữ cái, sử dụng các trò chơi trên máy tính cho trẻ làm quen với việc đọc, cầm
bút viết. Tôi còn cho trẻ làm quen với chữ cái trong các hoạt động giáo dục theo
chương trình Giáo dục Mầm non mới. Dạy trẻ biết phát âm, tô và tập viết các
chữ cái.
Hướng dẫn trẻ làm quen cách đọc các từ, câu đơn giản như hướng dẫn trẻ
tìm ký hiệu chữ trong bảng danh sách lớp, gọi tên một số đồ vật được ghi trên
những đồ dùng cá nhân, bảng chữ ghi tên đồ vật thường dùng (như bút chì, giấy,
góc sách, vở bài tập của trẻ...) nhận biết và viết tên của bản thân, nhận biết và
viết tên của bản thân trong các loại đồ dùng cá nhân(tên dép của trẻ, khăn mặt ,
cốc, túi hồ sơ cá nhân của trẻ, tên trẻ trong nhãn vở…)
Tôi thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe, khi đọc cho trẻ nghe, Tôi cho trẻ
ngồi cùng hướng với cô, khi trẻ nghe và nhìn cách cô đọc sách trẻ có thể học
được những kiến thức từ nội dung sách, cách sử dụng sách và nguyên tắc đọc,
hướng dẫn trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ sách.Tôi lựa chọn những sách có hình
ảnh sinh động ở ngoài bìa nhằm gây hứng thú cho trẻ đối với sách. Từ việc đọc
sách trẻ nhận ra các từ mới trong truyện, mong muốn được đọc truyện.

Hình ảnh 5: Cô và trẻ cùng xem sách
10



Thông qua việc đọc sách trẻ khám phá các ký hiệu và mẫu chữ khác nhau,
kích thích sự tò mò tìm hiểu các từ và chữ.
*Chuẩn bị cho việc học viết sau này của trẻ:
Tôi thường xuyên tổ chức, lên kế hoạch các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi
như: tập tô, tập vẽ giúp trẻ làm quen với các nét cơ bản của chữ viết tiếng việt và
biết cách đưa nét tạo thành chữ viết, cũng từ đó tôi luyện được cho trẻ cách cầm
bút đúng, cầm sách đúng, cách mở sách, tư thế ngồi đúng…và biết cách đưa nét
tạo thành chữ viết

Hình ảnh 6: Hoạt động ngoài trời của trẻ ở sân trường
Ngoài ra Tôi còn tổ chức cho trẻ các trò chơi luyện ngón tay nhằm rèn
luyện vận động của các cơ nhỏ và sự khéo léo của các ngón tay, sự phối hợp tay
mắt như chơi buộc dây, cài cúc, xếp hột hạt, chơi lăn bóng, chuyền bóng. Khi trẻ
chơi ở góc phân vai làm bác sĩ tôi thường chuẩn bị giấy bút cho trẻ để trẻ dùng
để viết ghi tên bệnh nhân, ghi thuốc cho bệnh nhân, góc bán hàng trẻ dùng bút
dể ghi tên tên các mặt hàng , góc khám phá khoa học trẻ ghi lại các kết quả
nghiên cứu….đối với trẻ việc viết như thế chỉ là một vài chữ , vài nét bút không
rõ chữ nhưng đó chính là những hứng thú đầu tiên về chữ mà trẻ được thực hành
trong quá trình chơi bắt chứơc hành động của người lớn
Ví dụ: Trò chơi: Nắm tay tạo ra các kiểu chữ theo ý thích
Bên cạnh đó, Tôi cũng chú ý đến việc tổ chức các hoạt động tạo hình như:
11


vẽ tranh, nặn, xé dán, đồ, in hình, vò giấy,… đặc biệt các hoạt động có sử dụng
bút, giấy như làm sách, hoàn thiện bức tranh, làm các tấm thiệp chúc mừng với
nội dung về các ngày hội ngày lễ. Từ đó tôi luyện được sự khéo léo cho trẻ và
cũng kết hợp đựơc những dòng chữ tên đề tài của tranh và tên tác giả, tôi khuyến

khích trẻ khi vẽ xong bài của mình thì kí tên mình vào góc trái của bức tranh để
ghi lại sản phẩm sau đó mới treo tranh trẻ lên. Sau mỗi lần như vậy tôi quan sát
thấy trẻ rất hứng thú với việc kí tên sau mỗi lần hoàn thành xong sản phẩm, có
số ít trẻ còn có thể viết được rõ tên mình lên giấy.

Hình ảnh 7: Giờ hoạt động tạo hình của trẻ
*Biện pháp 3: Chuẩn bị một số kĩ năng cần thiết tạo hứng thú cho hoạt
động học tập sau này của trẻ.
Nhận thấy nhiệm vụ của bản thân là vô cùng quan trọng trong việc chuẩn bị
hành trang cho trẻ vào trường tiểu học nên Tôi luôn tạo điều kiện rèn luyện 1số
kĩ năng cơ bản của hoạt động học tập cần thiết như giúp trẻ: cách cầm bút, tư thế
viết…nhằm giúp trẻ thích ứng với hoạt động học tập mới, tránh được những bỡ
ngỡ ban đầu dễ gây cho trẻ cảm giác sợ sệt, thiếu tự tin. Để đạt được hiệu quả
cần tạo điều kiện cho trẻ làm quen dần với môi trường học tập như: bố trí bàn
ghế cho trẻ ngồi học, cung cấp và cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với sách,
12


truyện, bút, thước…hướng dẫn trẻ sử dụng các dụng cụ học tập đó như thế nào
cho đúng thông qua việc làm mẫu, quan sát và uốn nắn trực tiếp cho trẻ.
Việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo trước khi vào trường tiểu học được Tôi tiến
hành thường xuyên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp thông qua các trò
chơi hay các hoạt động hấp dẫn mà trẻ yêu thích. Tôi luôn phải dặn mình cần
tránh nôn nóng, áp đặt trẻ học trước những gì mà trẻ được tiếp thu một cách bài
bản ở trường tiểu học sau này .
Trong quá trình giáo dục, Tôi thường khơi gợi ở trẻ lòng mong mỏi, háo
hức được đi học. Qua các hoạt động vui chơi, học tập, lao động, trò chuyện với
trẻ về sự hiểu biết của trẻ các nghề, hỏi cháu lớn lên con thích làm nghề gì: Bác
sỹ, cô giáo, kỹ sư…và nhấn mạnh với trẻ muốn làm được những nghề đó các
con phải đi học. Qua trò chơi đóng vai có chủ đề, qua tham quan lớp học ở

trường Tiểu học, tôi giúp trẻ hiểu biết về trường Tiểu học, về nhiệm vụ của học
sinh lớp 1, mối quan hệ xã hội trong trường Tiểu học, những yêu cầu của nhà
trường. Qua những hoạt động này các cháu được làm quen, tiếp xúc với các hoạt
động ở trường Tiểu học, với quan hệ xã hội và nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong
trường….dần dần hình thành ở các cháu tâm lý muốn được học tập ở trường
Tiểu học.
*Biện pháp 4: Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc thực hiện mục tiêu
giáo dục trẻ
Thời điểm bắt đầu vào lớp 1 là một giai đoạn chuyển biến rất lớn từ môi
trường vui chơi là chủ đạo sang giai đoạn học là chủ đạo. Sự thay đổi này dễ tác
động đến tâm lý, nếu không được gia đình chuẩn bị chu đáo rất dễ tạo cho các
cháu cảm giác chán nản, lo sợ ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài cho cả quá trình
tiếp nhận kiến thức về sau. Trẻ học tốt trong năm đầu tiên ở trường Tiểu học có
ảnh hưởng tích cực cho những năm học sau đó, và sự chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1
không chỉ là việc của cô mà còn là của gia đình trẻ.
Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch phối hợp với phụ
huynh để chăm sóc, giáo dục trẻ, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.Trao đổi, thống nhất
với gia đình về mục tiêu, nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức chuẩn bị
cho trẻ vào lớp 1. Giải thích cho phụ huynh hiểu tầm quan trọng việc cho trẻ 56 tuổi chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào trường tiểu học. Sự chuẩn bị này cần tập
trung vào các mặt: thể chất, dinh dưỡng, nhận thức, ngôn ngữ, cảm xúc, quan hệ
xã hội, động cơ học tập. Việc chuẩn bị này không phải tập trung vào kỹ năng
học tập (viết, đọc) mà là phát triển các chức năng tâm lý đảm bảo cho việc học.
Tuyên truyền cho phụ huynh vấn đề quan tâm hàng đầu của tôi, vì phụ
huynh là trợ thủ đắc lực trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi thường
xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và vui chơi của trẻ ở lớp,
những gì mà trẻ quan tâm...Tôi trao đổi cho phụ huynh hiểu và ủng hộ những gì
mà tôi đã chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào trường tiểu học.

13



Hình ảnh 8: Cô trao đổi với phụ huynh
Tôi luôn nhấn mạnh cho phụ huynh biết rằng khi trẻ được tới trường
Mầm non để học thì có thể nói hầu hết trẻ đã hoàn thành chương trình mẫu giáo
5 tuổi đều đạt được các chuẩn phát triển nói trên ở mức cơ bản, tối thiểu.
Song từ đó tôi cũng giải thích cho phụ huynh biết rằng do đặc điểm phát
triển và hoàn cảnh sống cụ thể của từng trẻ khác nhau nên mức độ và sự hoàn
thiện trong từng lĩnh vực luôn có sự khác biệt. Bởi vậy, các bậc phụ huynh rất
cần tìm hiểu các chỉ số cơ bản trong “Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi” từ đó
mà các phụ huynh cần phải biết và kết hợp cung với cô giáo để giúp con mình
bổ sung phát triển hoàn thiện những chỉ số quan trọng chuẩn bị cho hoạt động
học tập ở lớp 1.
Và để giải thích cho một số phụ huynh nôn nóng, mong muốn cho con học
trước chương trình tôi thường xuyên giải thích cho phụ huynh hiểu rằng ở
trường mầm non chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng chương trình dạy làm quen với
chữ cái và con số. Học chữ ở tuổi mầm non chỉ tạo nền tảng bước đầu, vào lớp 1
trẻ mới thực sự được dạy theo chương trình đúng chuẩn. Mục đích giáo dục
mầm non là chăm sóc, nuôi dưỡng, tổ chức hoạt động vui chơi. Các cô giáo
mầm non cũng không có chức năng và nhiệm vụ dạy học cho trẻ như các cô giáo
lớp 1. Đồng thời tôi còn nhắc nhở phụ huynh kết hợp cùng với cô giáo giúp trẻ
có những kĩ năng sống tốt nhất. Bởi khi bước vào trường tiểu học vấn đề kĩ năng
sống cho trẻ rất quan trọng. Vì thế tôi thường xuyên liên lạc với phụ huynh qua
bảng “ Cha mẹ cần biết” để phụ huynh hiểu được các kĩ năng học tập, lao động
tự phục vụ bản thân của trẻ qua các chủ đề trong năm học và từ đó giúp họ hiểu
hơn về công tác chuẩn bị để sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1.
14


2.4. Hiu qu ca sỏng kin kinh nghim i vi hot ng giỏo dc.
*i vi bn thõn

Qua quỏ trỡnh thc hin tụi thy mỡnh c nõng cao hn v chuyờn mụn,
nghip v s phm cng nh phng phỏp ging dy, c bit l bin phỏp
ging dy tr linh hot, sỏng to, t tin hn.
Bn thõn cng tớch ly dc nhiu kinh nghim trong vic chun b hnh
trang cho tr mu giỏo ln vo trng tiu hc.
Mt khỏc tụi cũn nm bt v hiu rừ hn v tõm sinh lý ca tr theo la
tui t ú cú th dờ dng giỳp tr nhng sm thớch nghi vi mụi trng hc
tp mi.
Ph huynh tớn nhim tin yờu.Tõm lý tr tt, n np k lut cao, cú k
nng t phc v,Kh nng t duy, gii quyt vn , phõn loi tt, hiu bit rng
v t nhiờn cng nh v xó hi. Bản thân tôi đã đút rút đợc nhiều
kinh nghiệm hn trong việc lựa chọn các trò chơi, các hình
thức phong phú và đặc biệt tạo cho trẻ các tình huống hấp,
dẫn lôi cuốn trẻ vào hoạt động tích cực, có hiệu quả mà không
thấy nhàm chán khi tham gia vào các hoạt động.
* i vi tr:
Qua mt thi gian theo dừi trờn tr cựng vi vic s dng thnh cụng cỏc
bin phỏp trờn, ng thi so sỏnh vi kt qu kho sỏt u nm hc, Tụi thy tr
ó tin b rừ rt. Kt qu c th nh sau:
Ni dung TS
ỏnh giỏ
chỏu
Tr
hng
30
thỳ
N np k
lut
30


Kt qu u nm

Kt qu cui nm

t
SC
%

Cha t
%
SC

t
SC
%

15

15

50%

t
SC %
20
67%

K nng t
phc v


t
30

K
nng
giao tip, t
30
tin
Kh nng t 30

50% 30

30

0%

Cha t
t
SC
%
SC
%
10
33% 30
100%

Cha t
SC %
30 0%


Cha t

Cha t

t

SC

%

SC

%

10

33%

20

67% 30

SC
11

100%

Cha t
SC %


SC

%

SC

%

100%

30

0%

t

Cha t

t

%
36%
t

SC
%
SC
%
19
64% 30

100%
Cha t
t

Cha t
SC %
30 0%
Cha t

15


duy,
gii
quyt vn

Lm quen
vi ch vit

SC

%

SC

%

17

57%


13

43% 30

t
30

SC
10

%
33%

SC

%

SC

%

100%

30

0%

Cha t
SC

%

t
SC
%

Cha t
SC %

20

30

30

67%

100%

0%

Ngoi nhng kt qu nờu trờn cũn rt nhiu tr n cui nm hc ó
mnh dn, nhanh nhn v t tin hn rt nhiu. iu ỏng mng l tr rt hng
thỳ tham gia cỏc hot ng v vi kt qu t c nh vy ph huynh rt nhit
tỡnh ng h tụi trong mi lnh vc cụng tỏc chun b tt tõm th cho tr vo
trng tiu hc.
* i vi ph huynh :
Cỏc bc ph huynh ó nhn thc rừ c tm quan trng ca vic dy tr
khỏm phỏ khoa hc, to iu kin cựng cụng tỏc vi cụ giỏo c lm quen
vi mụi trng xung quanh ca tr t hiu qu cao nht, ú cng ó gúp phn

nõng cao cht lng chun b tt tõm th cho tr vo lp 1.
3. KT LUN KIN NGH
- Kt lun.
Qua việc tìm hiểu lý luận công tác chuẩn bị tõm th cho trẻ
vào lớp 1 tôi thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc chuẩn bị
cho trẻ đến trờng phổ thông, thấy đợc phải làm nh thế nào
để công tác chuẩn bị đợc tốt, vừa phù hợp với yêu cầu của
ngành đã đề ra, vừa phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Đồng thời cũng
thấy đợc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không phải là việc làm của
riêng ai, của ngành học nào, gia đình nào mà là của toàn xã
hội. Và việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 cần chuẩn bị một cách
toàn diện, không coi trọng mặt nào, buông lỏng mặt nào.
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 sẽ tạo tiền đề cho việc học tập
sau này của trẻ.
Vỡ vy giỏo viờn ng lp ln phi luụn hc hi trau di kin thc
nuụi dy tr ngy cng tt hn.
thc hin tt vic "chun b tt tõm th cho tr vo trng
tiu hc" thỡ khụng riờng gỡ nhim v ca giỏo viờn m cũn phi cú s phi
hp tt v s h tr ca gia ỡnh, nh trng v xó hi.
Cn nhn thc rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục mầm non
nói chung và của đội ngũ giáo viên trực tiếp chăm sóc và giáo
dục trẻ nói riêng. Từ đó làm sao để hoàn thành tốt nhiệm vụ
đợc giao.

16


Cần có ý kiến báo cáo đề xuất kịp thời cho Ban giaùm hiệu trong quá
trình chăm sóc giáo dục trẻ để đảm bảo sao cho trẻ được chăm sóc tốt về thể
chất và tin thần. Phải biết lắng nghe tham khảo học hỏi kinh nghiệm góp ý của

ban giám hiệu cùng đồng nghiệp để chọn lọc ý kiến tiếp thu ý kiến hay.
- Kiến nghị.
Với tình hình hiện nay của bậc học mầm non tôi xin một số ý kiến đề xuất sau:
*Đối với nhà trường
Ban giám hiệu nhà trường cùng với tập thể giáo viên thường xuyên phát
động phong trào tổ chức các buổi tham quan, dạo chơi, ngoại khóa ở trường tiểu
học để trẻ được làm quen với môi trường mới, tổ chức các hoạt động tập thể để
trẻ thường xuyên được học tập, vui chơi, trải nghiệm và tích lũy được nhiều kinh
nghiệm sống
* Đối với các cấp
Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác chăm sóc và giáo
dục trẻ.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi nghiên cứu về "Một số biện
pháp giúp trẻ chuẩn bị tốt tâm thế để vào trường tiểu học cho trẻ 5- 6 tuổi ở
trường Mầm Non Đông Tiến - Đông Sơn – Thanh hoá".
" mà tôi đã rút ra được từ trong quá trình giảng dạy.
Những gì đạt được còn rất khiêm tốn và mới chỉ là nền tảng cho những
năm tiếp theo. Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của hội đồng khoa học
trường mầm non Đông Tiến, Hội đồng khoa học phòng GD&ĐT Huyện Đông
Sơn để bản thân tôi có được những kinh nghiệm quý báu trong việc chăm sóc
giáo dục nuôi dưỡng trẻ được tốt hơn.
HĐKH TRƯỜNG MN ĐÔNG TIẾN
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
Người viết
mình viết, không sao chép nội dung
Nhất trí xếp loại SKKN Loại : ........... của người khác.
T/M HĐKH CẤP TRƯỜNG
ThanhHóa ngày....Tháng....Năm 2019
HIỆU TRƯỞNG
Người viết


Lê Thị Phương

Chu Thị Nhung

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
{1}-
{2}-
{3}-
{4}- Giáo dục việt nam
{5}- Quyết định 1042/QĐ-TTg 2017 chiến lược phát triển thanh niên Việt
Nam giai đoạn II (2016- 2020)

18


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Chu Thị Nhung
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường mầm non Đông Tiến
Kết
quả
Cấp đánh giá đánh
xếp loại
giá xếp

TT
Tên đề tài SKKN
(Phòng, Sở,
loại
Tỉnh...)
(A, B,
hoặc
C)
1. Một số biện pháp sử dụng đồ PhòngGD&DT
C
dùng đồ chơi hấp dẫn cho trẻ
làm quen với toán 5-6 tuổi.
2. Sử dụng ứng dụng phần
PhòngGD&DT
B
mềm tin học vào trong việc
dạy trẻ học.
3. Một số biện pháp nâng cao
PhòngGD&DT
B
chất lượng tổ chức hoạt dộng
âm nhạc cho trẻ 4 -5 tuổi.
4. Một số biện pháp nâng cao
PhòngGD&DT
B
chất lượng giáo dục an toàn
giao thông cho trẻ 4-5 tuổi
trường mầm non Đông Tiến
5. Một số biện pháp giúp trẻ 5- PhòngGD&DT
B

6 tuổi học môn Khám phá
khoa học đạt kết quả cao ở
trường mầm non Đông Tiến
Huyện Đông Sơn Tỉnh
Thanh Hóa

Năm học
đánh giá xếp
loại

2010- 2011
2011- 2012
2012-2013
2015-2016

2017- 2018

19


20



×