Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Chính sách thuế đối với người tiêu dùng khi là khách du lịch của Chính phủ đối với sự phát triển du lịch nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.26 KB, 17 trang )

Mở đầu
Tại buổi tọa đàm về “Luật du lịch, động lực thúc đẩy du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn” ngày 9/6/2017, ông Vũ Thế Bình, phó chủ tịch Thường trực
Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, điểm mới của Luật du lịch (sửa đổi) lần
này là thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Do đó, cần xem xét đến nguồn
thu thuế trực tiếp từ khách du lịch, có thể là 1USD/người. Vậy trước đó, các
chính sách thuế liên quan đến du lịch được Chính phủ áp dụng như thế nào,
nhất là đối với khách du lịch? Chính vì vậy nhóm 5 xin chọn đề tài: “Chính
sách thuế đối với người tiêu dùng khi là khách du lịch của Chính phủ đối với sự
phát triển du lịch nước ta” làm đề tài nghiên cứu.

Nội dung
Phần I. Cơ sở lý luận về các chính sách Thuế liên quan đến du lịch của Chính
phủ đối với sự phát triển du lịch.


Du lịch được coi là một nguồn thu thế của Nhà nước, mà nguồn thu này có
thể sử dụng để tài trợ lại cho ngành hoặc để nhập vào ngân sách nói chung
của Nhà nước. Các nhà hoạch định chính sách thường cho rằng du lịch thuộc
loại nhu cầu không cơ bản, nên hình thức thuế gián thu đối với các dịch vụ
du lịch có thể lũy tiến theo thu nhập của người tiêu dùng. Giống như các loại
thuế gián tiếp khác, các loại thuế đối với sản phẩm du lịch có thể là thuế theo
giá hàng (phần trăm của giá bán) hoặc thuế theo số lượng. Chúng có thể
được chia thành ba loại:
1.1.
-

-

1.2.


1.3.

Thuế sản phẩm du lịch có tính chất thương mại
Thuế đối với người tiêu dùng khi là khách du lịch
Thuế sử dụng tiện nghi du lịch
Thuế sản phẩm du lịch có tính chất thương mại
Thuế sản phẩm du lịch có tính chất thương mại là các loại thuế tiêu thụ (thuế
doanh thu hoặc thuế giá trị gia tăng). Chúng được thu từ người sản xuất, sau
đó người sản xuất phải chuyển sự tác động của thuế tới người tiêu dùng du
lịch.
Đối tượng phổ biến của loại thuế này là các dịch vụ lưu trú , ăn uống và thuê
xe. Thuế dịch vụ lưu trú được áp dụng ở hầu hết các quốc gia là điểm đến du
lịch. Giống như thuế doanh thu kinh doanh hàng ăn và cho thuê xe hoặc thuế
VAT, chúng hoàn toàn được tính theo giá bán các dịch vụ.
Loại thuế này ảnh hưởng tới mức độ cân bằng của thị trường du lịch thông
qua chi phí biến đổi trong thời kỳ ngắn hạn như một mùa vụ.
Thuế đối với người tiêu dùng khi là khách du lịch
Vì thuế tiêu thụ phụ thuộc vào các mức độ co giãn cầu, nên Chính phủ có
thể áp đặt một mức thuế trực tiếp lên du khách mà không căn cứ vào loại
hàng hóa và dịch vụ được mua. Những loại thuế này thường được áp dụng
cho khách du lịch quốc tế và được thu ở các cửa khẩu của quốc gia. Chúng
có thể tồn tại dưới một số hình thức sau:
Đánh thuế đối với cư dân khi đi du lịch nước ngoài hoặc giảm thuế đi du lịch
để khuyến khích ra nước ngoài du lịch.
Đánh thuế nhập cảnh đối với khách du lịch.
Đánh thuế khởi hành khi du khách bắt đầu chuyến đi du lịch nước ngoài và
khi trở về.
Thuế hải quan- thuế đánh vào những hàng hóa mà du khách mang vượt quá
số lượng theo quy định của mỗi quốc gia.
Thuế sử dụng tiện nghi du lịch



-

Người sử dụng phải trả các khoản thanh toán nhưng không phân biệt rõ ràng
giữa các khoản trả này là giá mua dịch vụ hay là thuế sử dụng dịch vụ đó.
Ví dụ: một vé vào cửa công viên giải trí cho một người là 20 nghìn đồng,
trong đó có 8 nghìn đồng được xác định liên quan trực tiếp đến các chi phí
quản lý công viên và 12 nghìn đồng còn lại là thuế.
Phần II. Chính sách “Thuế đối với người tiêu dùng khi là khách du
lịch” của Chính phủ
2.1. Giới thiệu ngành du lịch việt nam

Ngành Du lịch tại Việt Nam chính thức có mặt khi Quốc trưởng Bảo Đại cho
lập Sở Du lịch Quốc gia ngày 5/06/1951.
Đối với miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì ngày thành lập ngành Du
lịch Việt Nam được tính là ngày 09 tháng 7 năm 1960[36]
-

-

-

Ngày 16/3/1963, Bộ Ngoại thương ban hành Quyết định số 164-BNT-TCCB
quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Công ty Du lịch Việt Nam.
Ngày 18/8/1969, Chính phủ ban hành Nghị định số 145 CP chuyển giao
Công ty Du lịch Việt Nam sang cho Phủ Thủ tướng quản lý.
Ngày 27/6/1978, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết nghị số 262
NQ/QHK6 phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc
Hội đồng Chính phủ.

Ngày 23/1/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 32-CP quy
định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch Việt
Nam.
Ngày 15/8/1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 120-HĐBT về
chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.

-

Ngày 9/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 119-HĐBT
thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam.

-

Ngày 31/12/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 447-HĐBT về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hóa - Thông
tin - Thể thao và Du lịch.

-

Ngày 26/10/1992, Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP thành lập Tổng
cục Du lịch.

-

Ngày 27/12/1992, Chính phủ ban hành Nghị định số 20-CP về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.


-


Ngày 7/8/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/CP về cơ cấu tổ chức
của Tổng cục Du lịch.

-

Ngày 25/12/2002, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV về
việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

“Timeless Charm” - Vẻ đẹp bất tận, được chọn là slogan của du lịch Việt
Nam, với biểu tượng hoa sen. Biểu tượng này được sử dụng từ cuối năm 2015, với
5 cánh 5 sắc màu hé nở khẳng định giai đoạn phát triển mới của ngành với ý nghĩa
giai đoạn sẽ tỏa hương sắc.
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng
khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt
Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước
được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng
nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch
là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi. Một cách tiếp cận
đa chiều về đánh giá chất lượng du lịch sẽ góp phần hình thành các giải pháp đúng
đắn nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
-

-

-

-

Tính đến tháng 8 năm 2017, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh
trong đó có hơn 3.300 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di

tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh
vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt
Nam.
Hiện nay Việt Nam có 32 vườn quốc gia gồm Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng
Liên, Tam Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương,….
Tới năm 2017, có 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại
Việt Nam bao gồm: Quần thể danh thắng Tràng An, Thành nhà Hồ, Hoàng
thành Thăng Long, Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội
An, Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Các di sản
thế giới hiện đều là những điểm du lịch hấp dẫn.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về
văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng. Ngành du lịch và các địa
phương đã nỗ lực xây dựng được một số điểm du lịch độc đáo, như du lịch
cộng đồng Sa Pa, du lịch Bản Lát ở Mai Châu...
Hiện cả nước Việt Nam có xấp xỉ 8000 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân
gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo
(chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ












-


-

hội khác (chiếm 0,5%). Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc
Ninh, Hà Nam, Hải Dương và Phú Thọ.
Việt Nam có 7 vùng du lịch với 24 trọng điểm du lịch:
Vùng trung du và miền núi phía Bắc: Bao gồm 14 tỉnh: Hòa Bình, Sơn
La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà
Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang
Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc: Gồm Thủ đô Hà
Nội và các tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái
Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Vùng Bắc Trung Bộ: Gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: gồm các tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Vùng Tây Nguyên: gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông,
Lâm Đồng.
Vùng Đông Nam Bộ: gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình
Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh
Vùng Tây Nam Bộ: Gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên
Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền
Giang, Hậu Giang và TP. Cần Thơ.
Việt Nam có 40 điểm du lịch quốc gia: Điểm du lịch thành phố Lào Cai,
Điểm du lịch Pắc Bó, Điểm du lịch thành phố Lạng Sơn, Điểm du lịch Mai
Châu, Điểm du lịch Hoàng thành Thăng Long, Điểm du lịch Yên Tử, Điểm
du lịch thành phố Bắc Ninh, Điểm du lịch Chùa Hương, Điểm du lịch Cúc
Phương, Điểm du lịch Vân Long, Điểm du lịch Phố Hiến, Điểm du lịch Đền
Trần-Phủ Giầy, Điểm du lịch Thành nhà Hồ,
Việt Nam quy hoạch 12 đô thị du lịch gồm: Đô thị du lịch Sa Pa, thuộc tỉnh

Lào Cai; Đô thị du lịch Đồ Sơn, thuộc Thành phố Hải Phòng; Đô thị du
lịch Hạ Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh; Đô thị du lịch Sầm Sơn, thuộc tỉnh
Thanh Hóa; Đô thị du lịch Cửa Lò, thuộc tỉnh Nghệ An; Đô thị du lịch Huế,
thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế; Đô thị du lịch Đà Nẵng, thuộc thành phố Đà
Nẵng; Đô thị du lịch Hội An, thuộc tỉnh Quảng Nam; Đô thị du lịch Nha
Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa; Đô thị du lịch Phan Thiết, thuộc tỉnh Bình
Thuận; Đô thị du lịch Đà Lạt, thuộc tỉnh Lâm Đồng; Đô thị du lịch Vũng
Tàu, thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.


Năm 2017, doanh thu du lịch đạt gần 515 nghìn tỷ đồng, đóng góp 7% vào GDP
của đất nước.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8/2018 ước đạt 1.323.546 lượt,
tăng 11,3% so với tháng 7/2018 và tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2017. Tính
chung 8 tháng năm 2018 ước đạt 10.403.893 lượt khách, tăng 22,8% so với cùng
kỳ năm 2017.
2.2. Phân tích tác động của chính sách “thuế đối với người tiêu dùng khi là khách
du lịch” đối với sự phát triển của du lịch nước ta
1. Một số quốc gia đánh thuế đối với cư dân của họ khi đi du lịch nước ngoài.
Loại thuế này được thiết lập chủ yếu nhằm ngăn cản du lịch ra nước ngoài và dẫn
đến kết quả là ngăn cản dòng chảy ngoại tệ ra khỏi quốc gia. Trường hợp ngược lại
là giảm thuế đi du lịch để khuyến khích du lịch ra nước ngoài đôi khi cũng được
các quốc gia sử dụng khi thặng dư cán cân thanh toán lớn.
Tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh du lịch chủ yếu phát triển lĩnh vực kinh doanh
nhận khách, do vậy để làm giảm rò rỉ nội tệ, một trong số những phương án đặt ra
áp dụng trong ngành du lịch đó là tăng lệ phí khi xin hộ chiếu, áp dụng thuế giá trị
gia tăng, áp dụng mức giá vận chuyển hàng không cao hơn so với các hãng hàng
không tư nhân hoặc quốc tế,…
Ví dụ: Giá vé vận chuyển của VietNam AirLines luôn luôn có mức dao động cao
hơn so với các hãng hàng không nội địa và một số hãng quốc tế khác:

Giá vé vận chuyển từ Hà Nội- Bangkok( Thái Lan) tháng 9/2018 vé khứ hồi đối
với người lớn của VietNam Airlines là 2.572.000 vnđ của Vietjet Air là 2.388.924
vnđ còn đối với các hãng hàng không của quốc tế như Asia Air có giá dao động từ
1.600.000-2.200.000 vnđ, của Qatar Airways có mức giá dao động khoảng
2.200.000,…
2. Một số quốc gia đánh thuế nhập cảnh đối với khách du lịch. Đó là cách làm
công khai, còn để giảm sự nặng nề của loại thuế này, các quốc gia sẽ thường áp
dụng thuế ẩn thông qua mức lệ phí cao khi xin thị thực hoặc giấy tờ nhập cảnh
( mức lệ phí này thường cao hơn nhiều lần so với các chi phí quản lí thực tế việc
cung ứng các dịch vụ). Loại thuế này cũng làm tăng đáng kể nguồn thu từ thuế của
Chính Phủ.
Cụ thể, Việt Nam hiện nay đang áp dụng thuế ẩn khi xin thị thực hoặc giấy tờ
nhập cảnh.


BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ CẤP HỘ CHIẾU, THỊ THỰC
VÀ CÁC LOẠI GIẤY TỜ VỀ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH VÀ
CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 157/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 10 năm 2015
của Bộ Tàichính)
I. Mức thu đối với công dânViệt Nam.
TT Tên lệ phí
1

Mức thu (Đồng)

Hộ chiếu:
+ Cấp mới

200.000


+ Cấp lại do bị hư hỏng hoặc bị mất

400.000

2

Giấy thông hành:

100.000

a)

Giấy thông hành biên giới Việt Nam – Lào hoặc Việt 50.000
Nam - Cămpuchia:

b)

Giấy thông hành xuất nhập cảnh cho nhân viên mậu 50.000
dịch, cán bộ vùng biên giới Việt Nam sang vùng biên
giới của Trung Quốc:

c)

Giấy thông hành xuất nhập cảnh cho dân cư ở các xã 5.000
biên giới Việt nam qua lại các xã biên giới Trung Quốc
tiếp giáp Việt Nam:

d)


Giấy thông hành nhập xuất cảnh cho công dân Việt 50.000
nam sang công tác, du lịch các tỉnh, thành phố biên
giới Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam.

3

Cấp giấy phép xuất cảnh.

200.000

4

Cấp công hàm xin thị thực nhập cảnh nước đến.

10.000

5

Cấp công hàm xin thị thực quá cảnh nước thứ ba.

5.000

6

Cấp tem AB.

50.000

7


Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự.

100.000

Ghi chú phụ lục I:


1. Trường hợp bổ sung, sửa đổi nội dung của hộchiếu, giấy thông hành thì thu bằng
25% mức thu tương ứng cùng loại.
2. Trẻ em đi cùng thân nhân có hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu
thu bằng 25% mức thu tương ứng cùng loại.
II. Mức thu đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước
ngoài.
TT

Tên lệ phí

Mức thu

1

Cấp thị thực có giá trị một lần

25 USD

2

Cấp thị thực có giá trị nhiều lần:

a)


Loại có giá trị đến 03 tháng

50 USD

b)

Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng

95 USD

c)

Loại có giá trị trên 06 tháng đến 01 năm

135 USD

3

Chuyển ngang giá trị thị thực, thẻ tạm trú, thời hạn tạm trú 5 USD
còn giá trị từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới

4

Cấp thẻ tạm trú:

a)

Có thời hạn từ 01 năm đến không quá 02 năm


145 USD

b)

Có thời hạn từ 02 năm đến không quá 05 năm

155 USD

c)

Đối với người nước ngoài được Cơ quan đại diện ngoại 5 USD
giao Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực nhiều lần ký hiệu
LĐ, ĐT thời hạn trên 01 năm

5

Gia hạn tạm trú

10 USD

6

Cấp mới, cấp lại thẻ thường trú

100 USD

7

Cấp giấy phép vào khu vực cấm, vào khu vực biên giới; 10 USD
giấy phép cho công dân Lào sử dụng giấy thông hành biên

giới vào các tỉnh nội địa của Việt Nam

8

Cấp thẻ du lịch (đối với khách du lịch Trung Quốc đi 10 USD
trong tỉnh biên giới)

9

Cấp thị thực cho khách quá cảnh đường hàng không và 5 USD/người
đường biển vào thăm quan, du lịch (theo quy định tại


Điều 25 và Điều 26 Luật số 47/2014/QH13)
10

Cấp thị thực trong trường hợp người nước ngoài vào Việt 5 USD
Nam theo diện đơn phương miễn thị thực, sau đó xuất cảnh
và nhập cảnh trở lại Việt Nam trong thời gian chưa quá 30
ngày

11

Cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người nước ngoài 200.000 VNĐ
thường trú tại Việt Nam không có hộ chiếu

Ghi chú: Đối với trường hợp bị mất, hư hỏng các giấy tờ nêu trên phải cấp lại áp
dụng mức thu như cấp mới.
3.


Hình thức thuế khởi hành áp dụng cho cư dân khi bắt đầu một chuyến đi du
lịch nước ngoài và cho cả những du khách khi rời khỏi quốc gia nơi đến du
lịch để trở về nhà. Hình thức thuế này làm tăng nguồn thu của Chính Phủ
một cách phổ biến nhất. Ví dụ, hành khách phải mua lệ phí sân bay là một
hình thức danh nghĩa của loại thế nói trên mặc dù các quốc gia vẫn yêu cầu
các hãng hàng không phải tính các chi phí sân bay thực tế trong giá vé, tức là
hành khách sẽ phải mất phí cao hơn thực tế phải trả khi sử dụng các dịch vụ
vận chuyển đến sân bay do một phần là Chính Phủ đã áp thuế vào.

Bảng lệ phí sâm bay Việt Nam
Hành khách đi chuyến bay nội địa

Hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam


Bên cạnh đó, hiện tại Chính phủ cũng đang áp dụng một loại thuế du lịch khác
đó là thuế hải quan - thuế đánh vào những hàng hóa mà du khách mang vượt quá
số lượng qui định của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, loại thuế này thường nhỏ và không
ngăn cản nhu cầu đi du lịch hoặc không gây ra sự dịch chuyển của cầu từ điểm du
lịch này sang điểm đến khác.
Phí xử lí hành lí quá cỡ- hành lí mang vượt quá qui định của một số hãng
hàng không ở Việt Nam
1. Jetstar Airways
Phí xử lý hành lý quá cỡ – áp dụng cho mỗi đồ vật mỗi chuyến bay
Chuyến bay

Phí

Các chuyến bay Nội địa và Quốc tế với Jetstar Airways AUD / NZD $25
(JQ)


Các chuyến bay Nội địa và Quốc tế với Jetstar Japan JPY ¥2,000 / HKD $140 / TWD $550 /
(GK)
¥120
Các chuyến bay Quốc tế với Jetstar Asia (3K)

SGD $25

Các chuyến bay Nội địa Việt Nam với Jetstar Pacific VND 200,000₫ / USD $9
(BL)
Các chuyến bay Quốc tế với Jetstar Pacific (BL)

VND 400,000₫ / USD $18

Phí hành lý quá cỡ là loại phí xử lý riêng, trả theo từng đồ vật và không bổ sung
bất kỳ trọng lượng nào thêm vào hạn mức hành lý ký gửi của quý khách. Hãy đảm
bảo quý khách đã mua đủ hạn mức hành lý ký gửi để mang theo được cả hành lý
tiêu chuẩn và các đồ vật quá cỡ. Phí này không áp dụng cho các thiết bị di chuyển
và thiết bị hỗ trợ, thiết bị y tế và các đồ dùng cho em bé. Khi bay với nhiều nhà
vận chuyển thuộc Jetstar, mức phí cao nhất sẽ được áp dụng
2. Vietnam Airlines


Hành Lý Tính Cước Hệ Kiện

(*) Áp dụng cho kiện hành lý thứ 2 trong trường hợp hành lý miễn cước hiển
thị trên vé là 1 kiện
Ghi chú: Cước phí được tính cước riêng cho từng loại: quá số kiện, quá trọng
lượng và quá kích thước. Ví dụ một kiện hành lý ngoài tiêu chuẩn miễn cước sẽ
được tính cước quá số kiện, cước quá trọng lượng và cước quá kích thước riêng

biệt.
Hành Lý Tính Cước Hệ Cân
Chặng bay nội địa Việt Nam
Giá hành lý tính cước trên phần hành trình nội địa áp dụng theo đoạn hành trình
từ điểm gửi hành lý đến điểm dừng tiếp theo.
Chặng bay
Chặng bay nội địa Việt Nam
Chặng bay quốc tế

Giá định
( Chưa bao gồm thuế VAT)
VND 50.000/1kg


Giá hành lý tính cước trên phần hành trình quốc tế áp dụng theo từng đoạn hành
trình từ điểm gửi hành lý đến điểm dừng tiếp theo.
Các mức giá trên được quy đổi ra đồng tiền địa phương tại thời điểm giao dịch
Từ / Đến
Khu vực A
Khu vực B
Khu vực C

Khu vực A
USD 5 / kg
USD 10 / kg
USD 20 / kg

Khu vực B
USD 10 / kg
USD 10 / kg

USD 30 / kg

Khu vực C
USD 20 / kg
USD 30 / kg
USD 30 / kg

Khu vực A: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
Singapore và Hồng Kông.
Khu vực B: Nga, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và các nước
châu Á khác ( trừ Khu vực A ).
Khu vực C: Pháp, Đức, Anh, các nước châu Âu/ châu Phi/ Trung Đông khác ( trừ
Nga ).
LƯU Ý: Mức phí áp dụng cho hành lý tính cước đối với các hành trình có sự tham
gia của hãng khác khai thác có thể khác với các mức phí trên đây.
2.3.Đánh giá tác động của chính sách thuế đối với người tiêu dùng khi là
khách du lịch
Một số chính sách thuế đối với người tiêu dùng khi là khách du lịch:
-

Thuế đối với dân cư của họ khi đi du lịch nước ngoài
Thuế nhập cảnh đối với khách du lịch
Thuế khởi hành áp dụng cho dân cư khi bắt đầu một chuyến đi du lịch nước
ngoài và cho cả những du khách khi rời khỏi quốc gia nơi đến du lịch để trở
về nhà.

a.

Một số quốc gia đánh thuế đối với dân cư của họ khi đi du lịch nước ngoài.


Tại Việt Nam một số loại thuế đối với dân cư khi đi du lịch nước ngoài chính là
các loại phí xin visa thị thực.
VD: + Lệ phí xin visa du lịch Hàn Quốc dưới 90 ngày là 20 đô la Mỹ (cập nhật
2018)
+ Lệ phí xin visa du lịch Hàn Quốc đi một lần trên 90 ngày là 50 đô la Mỹ (cập
nhật 2018)


+ Lệ phí xin visa công tác/ du lịch Mỹ là 160 đô la Mỹ (cập nhật 2018)
+ Lệ phí xin visa du lịch Úc là 140 đô la Mỹ (cập nhật từ ngày 1/7/2017)

-

-


-

-

b.

Đánh thuế cao khi đi du lịch nước ngoài:
Tích cực:
+Loại thuế này được thiết lập chủ yếu nhằm ngăn cản du lịch ra nước ngoài
và dẫn đến kết quả là ngăn cản dòng chảy ngoại tệ ra khỏi quốc gia. Thực tế
khi dân cư đi du lịch nước ngoài sẽ chi tiêu, mua sắm tại điểm đến khiến
dòng tiền rò rỉ, đồng nghĩa với việc mất đi một khoản thu đối với nhà nước.
Tiêu cực:
+ Việc nhà nước ngăn cản dân cư đi du lịch nước ngoài nhưng những điểm

du lịch trong nước còn kém hấp dẫn lại không đáp ứng được nhu cầu của
người dân cũng không thể tăng thu từ hoạt động du lịch.
Nguyên nhân dẫn tới sự tiêu cực: do cơ sở vật hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật
du lịch của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu cao về du lịch.
Giảm thuế khi đi du lịch nước ngoài:
Tích cực:
+ Đối với một số quốc gia khi tổng thu của họ lớn hơn so với tổng chi họ
giảm thuế cho dân cư khi đi du lịch nước ngoài để điều chỉnh cân bằng cán
cân thương mại.
Tiêu cực:
+ Khi giảm thuế đi du lịch nước ngoài có thể dẫn đến tình trạng dân cư đi du
lịch nước ngoài ồ ạt, nhà nước mất kiểm soát, nếu không điều chỉnh thuế kịp
thời sẽ tạo thành dòng chảy ngoại tệ ra nước ngoài.
Nguyên nhân dẫn tới sự tiêu cực: Là do sự mất kiểm soát, không điều chỉnh
chính sách thuế kịp thời.
Một số quốc gia đánh thuế nhập cảnh đối với khách du lịch.
Loại thuế này ẩn qua mức lệ phí cao khi làm thủ tục nhập cảnh:
VD: Hiện nay tại Việt Nam mức thu phí đối với người nhập cảnh theo thông
tư số 157/2015/TT-BTC.
+
Cấp
thị
thực

giá
trị
một
lần 25
+
Cấp

thị
thực

giá
trị
nhiều
_
Loại

giá
trị
đến
03
tháng 50
_ Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng 95
_ Loại có giá trị trên 06 tháng đến 01 năm 135 USD

USD
lần:
USD
USD



-

-




-

-

-

Đánh thuế cao khi nhập cảnh:
Tích cực:
+ Tăng đáng kể nguồn thu cho chính phủ từ thuế.
+ Hạn chế khách du lịch từ một số nước.
Tiêu cực:
+ Ngược lại cũng có thể làm giảm lượng khách đến du lịch, giảm thu,…
Nguyên nhân dẫn tới sự tiêu cực: thuế cao khi nhập cảnh là nguyên nhân
khiến du khách có thể quyết định không thực hiện chuyến đi hoặc thực hiện
chuyến đi tới nước khác.
Miễn thuế khi nhập cảnh:
Hiện nay Việt Nam miễn thị thực đối với một số quốc gia để khuyển khích
họ tới du lịch Việt Nam.
VD: +) Công dân mang hộ chiếu phổ thông của các nước Thái Lan,
Malaysia, Singapore, Indonesia, Lào và Campuchia được miễn thị thực
vào Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 30 ngày.
+) Việt Nam được Thái Lan: Miễn visa cho người mang Hộ chiếu phổ
thông với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Singapore: Miễn visa cho
người mang Hộ chiếu phổ thông, thời gian tạm trú không quá 30 ngày và có
vé khứ hồi hoặc vé đi tiếp nước khác, có khả năng tài chính chi trả trong thời
gian tạm trú và có đủ các điều kiện cần thiết để đi tiếp nước khác.
Tích cực:
+ Khi miễn thị thực sẽ khuyến khích người dân nước khác tới nước mình du
lịch nhiều hơn (đặc biệt là người dân từ các nước phát triển với khả năng chi
trả cao), tăng thu, quảng bá được du lịch nước nhà,…

+ Tăng mối quan hệ với một số quốc gia được miễn thị thực
Tiêu cực:
+ Nếu quản lý không chặt thì đây sẽ là lỗ hổng an ninh, dễ gây ra việc tội
phạm nhập cảnh để lẩn trốn, sinh ra các tệ nạn xã hội khi người nước ngoài
lưu trú tại Việt Nam,…
Nguyên nhân dẫn tới sự tiêu cực: chưa thể kiểm soát hết các trường hợp lợi
dụng miễn visa để quá cảnh.

Phần 3. Đề xuất giải pháp và Kiến nghị với Chính Phủ nhằm nâng cao hiệu
quả của chính sách “Thuế đối với người tiêu dùng khi là khách du lịch”.
Du lịch được coi như là một nguồn thu thuế của Nhà nước, mà nguồn thu
này có thể sử dụng để tài trợ lại cho ngành hoặc để nhập vào ngân sách nói chung


của Nhà nước. Trong đó, thuế đối với người tiêu dùng khi là khách du lịch đóng vai
trò khá lớn trong việc gây dựng ngân sách đó. Du lịch Việt Nam cần chú trọng
trong việc đưa ra các biện pháp thực hiện nhằm áp dụng các chính sách thuế một
cách có hiệu quả hơn, cụ thể là:
1: Đánh thuế đối với dân cư của nước mình khi đi du lịch nước ngoài
-

Cần linh hoạt trong việc tăng giảm điều chính thuế, khi thặng dư cán cân
thanh toán lớn, để khuyến khích du lịch ra nước ngoài thì lại giảm thuế đi du

-

lịch.
Tăng số ngày miễn visa từ 15-30 ngày cho công dân 12 nước được miễn
Visa, bổ sung thêm 6 nước( Canada, New Zealand, Bỉ, Thụy Sỹ, Hà Lan,


-

Úc) vào diện miễn Visa Du lịch.
Đánh thuế khởi hành áp dụng cho dân cư khi bắt đầu một chuyến du lịch đi
nước ngoài và cho cả những du khách khi rời khỏi quốc gia nơi đến du lịch
trở về nhà (không áp dụng cho hàng hóa mà KDL mua) để làm tăng nguồn
thu của Chính phủ một cách phổ biến nhất, từ đó ngăn cản và hạn chế sự rò
rỉ ngoại tệ ra khỏi nền kinh tế nước nhà.

2: Đánh thuế xuất, nhập cảnh, quá cảnh và cư trú đối với khách du lịch
-

Có thể là đánh thuế cao khi nhập cảnh hoặc miễn thuế khi nhập cảnh tùy
Nên áp dụng thuế ẩn qua mức lệ phí cao khi xin thị thực hoặc giấy tờ nhập
cảnh để hạn chế việc tội phạm nhập cảnh lẩn trốn, phạm pháp, khi lưu trú
tại Việt Nam.

4: Đánh thuế hải quan – thuế tăng cường
Nên đánh thuế vào những hàng hóa mà du khách mang vượt quá số lượng
theo quy định.
5: Ngoài ra, Chính phủ cần cải thiện một số chính sách thuế như là:
-

Biết cân đối điều chỉnh trong việc thu thuế KDL bởi hiện nay DLVN cũng
đã thu thuế các doanh nghiệp thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại phí tham


quan. Nếu thêm 1 khoản thu thuế hoặc phí nữa thì ngành DL nước ta sẽ mất
-


đi sức cạnh tranh.
Tăng cường hiệu quả chính sách hoàn thuế cho du khách, kích cầu DLVN

-

bằng cách hiện đại hóa hồ sơ hoàn hàng, cơ quan hải quan, ngân hàng, …
Lưu ý cách thu thuế sao cho tế nhị, hợp lý để tránh gây cho KDL cảm giác
khó chịu.

Kết luận
Các chính sách mà Chính phủ ta đưa ra đối với khách du lịch nhằm phát triển du
lịch nước nhà này là vô cùng cần thiết. Tuy bên cạnh còn có những tiêu cực, nhưng
phần tích cực luôn mang lại lợi ích to lớn. Như Malaysia đã chính thức thu thuế đối
với khách du lịch từ 1/8/2017. Còn ở Châu âu, các quốc gia như Áo, Bỉ, Pháp, Tây
Ban Nha đã áp dụng thuế lưu trú đối với du khách từ 1/7/2016. Do đó, việc thu
thuế trực tiếp đối với khách du lịch là điều hết sức bình thường. Mong rằng Bộ văn
hóa thể thao và du lịch và các ban ngành liên quan sẽ sớm đưa việc đó đi vào thực
tiễn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.


TS. Vũ Đức Minh(2009), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Thống kê, Hà
Nội.
Http://www.vietnamairlines.com
Http://www.jestar.com
/> /> /> />Http://www.moj.gov.vn



×