Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Báo cáo thực hành vi sinh đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***

BÁO CÁO THỰC HÀNH VI SINH
ĐẠI CƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn:

ThS Trần Hồng Thủy

Nhóm sinh viên thực hiện:
1.
2.
3.
4.
5.

Võ Phạm Danh
Trần Đình Đức
Đặng Võ Phong
Trần Thị Tuyết
Nguyễn Hữu Xuân

17111020
17111028
17125215
17111164
17111177
11 – 2018


1


MỤC LỤC
BÀI 1:............................................................................................................................ 3
PHƯƠNG PHÁP KHỬ TRÙNG................................................................................3
BÀI 2:............................................................................................................................ 6
MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG.................................................................................6
BÀI 3:............................................................................................................................ 7
PHÂN LẬP GIỐNG THUẦN KHIẾT.......................................................................7
BÀI 4:............................................................................................................................ 9
PHƯƠNG PHÁP CẤY VI KHUẨN...........................................................................9
BÀI 5:.......................................................................................................................... 11
CÁCH QUAN SÁT HÌNH THÁI VI SINH VẬT.....................................................11
BÀI 6:.......................................................................................................................... 14
PHƯƠNG PHÁP NHUỘM GRAM..........................................................................14
BÀI 7:.......................................................................................................................... 18
PHƯƠNG PHÁP THỬ PHẢN ỨNG SINH HÓA...................................................18
BÀI 8:.......................................................................................................................... 23
CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI...........................................................................23
BÀI 9:.......................................................................................................................... 25
PHƯƠNG PHÁP ĐẾM SỐ LƯỢNG VI SINH VẬT...............................................25

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
VSV: Vi sinh vật
VK: Vi khuẩn

2



THỰC HÀNH VI SINH ĐẠI CƯƠNG

BÁO CÁO THỰC HÀNH
BÀI 1:
PHƯƠNG PHÁP KHỬ TRÙNG
I.



MỤC ĐÍCH
Khử trùng (Sterilisation) khu vực thí nghiệm, dụng cụ và thiết bị xung quanh.
Làm chết hoàn toàn mọi mầm móng VSV, kể cả các VSV có bào tử. Tránh sự

phát triển lẫn lộn giữa các hệ VSV ngoại lai vào giống VSV đang nghiên cứu.
II.
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỬ TRÙNG
1.
Phương pháp vật lý:
1.1. Khử trùng bằng nhiệt:
1.1.1. Nhiệt khô:
Hơ trên ngọn lửa đèn cồn: đối với dụng cụ cấy kim loại (que cấy), đôi khi cả
thủy tinh.

Flaming (đốt cháy)
-

Tủ sấy

Lò sấy: ống thủy tinh, ống nghiệm, bình tam giác… Gói và sấy ở 160 trong 2


giờ hoặc 180 trong 30 phút.
1.1.2. Nhiệt ẩm:
Phương pháp Pasteur: chỉ diệt VK gây bệnh, không diệt bào tử và VK hoại sinh.
Nhiệt độ 70-750C trong 10-15 phút.
Phương pháp Tyndall (chưng cách thủy nhiều lần): ở nhiệt độ 70-800C trong 1
giờ mỗi ngày, tiến hành trong 3 ngày liên tiếp.

3


-

Nước sôi: cho vật khử trùng vào nước sôi, nhiệt sẽ thấm nhanh vào mẫu vật làm

cho protein đông kết, dẫn đến giết chết VSV. Chỉ diệt tế bào sinh dưỡng, bào tử vẫn
còn. Nhiệt độ 1000C, 5 phút.
Dùng Autoclave (hơi nước bão hòa ở áp suất cao):
1210C/20 phút: môi trường đã có VK
105-1150C /15-20 phút: môi trường dinh dưỡng

1.2.

Diệt trùng bằng cách lọc

Dụng cụ lọc thường là những màng xốp bằng sứ, aminate, cellulose,… có kích thước
lỗ lọc từ 0,2-0,45 µm, thường dùng để lọc những vật phẩm lỏng không khử trùng bằng
nhiệt được.
Máy lọc khí có trang bị màng lọc hay hấp phụ VK để khử trùng không khí.
1.3.
-


Diệt trùng bằng bức xạ
Tia tử ngoại hay UV: chỉ sát trùng bề mặt, không xuyên sâu.
Tia âm cực: dùng trong diệt trùng dụng cụ giải phẫu, thuốc, thực phẩm được gói

kính.
2.
2.1.
2.2.
III.
-

Phương pháp hóa học:
Sát trùng ngoài da: cồn, xà phòng, iode, phẩm màu (như xanh methylene).
Diệt khuẩn, tẩy uế: phenol, formol, hợp chất clor…
CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Những người không có nhiệm vụ không được vào phòng thí nghiệm.
Khi vào phòng thí nghiệm phải mặc áo Blouse (cài khuy kín), cột tóc gọn gàng.
Rửa tay kỹ với xà phòng (hoặc cồn) trước và sau khi thực hiện thao tác cấy.
Cẩn thận bảo vệ mắt và vùng da bị trầy xước để tránh nhiễm khuẩn.
Trước và sau khi kết thúc thí nghiệm, phải sát trùng mặt bàn bằng cồn 70%

hoặc dung dịch diệt khuẩn khác (lysol 5%, amphyl 10%, chlorox 10%) và lau khô
bằng giấy vệ sinh.

-

Sử dụng các mẫu xét nghiệm, gốc VK một cách cẩn thận tránh ngoại nhiễm.
4



-

Sau khi dùng phải khử khuẩn tất cả dụng cụ.
Không hút thuốc lá hay ăn uống trong phòng thí nghiệm.
Đối với phòng vô trùng hay tủ cấy vô trùng có trang bị đèn cực tím (tia UV):

mở đèn 2 giờ trước khi làm việc và phải ra khỏi phòng tránh bị ảnh hưởng làm hỏng
mắt và da.
Lưu ý: Cần đọc bài trước để hiểu nội dung và công việc sẽ làm. Thực hiện thí nghiệm
theo đúng hướng dẫn của giảng viên, khi gặp vướng mắc, không rõ cẩn hỏi lại giảng
viên hướng dẫn.

THỰC HÀNH VI SINH ĐẠI CƯƠNG

BÁO CÁO THỰC HÀNH
BÀI 2:
MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG
I.
1.

PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG
Dựa vào công dụng

5


-

Môi trường căn bản: là môi trường dùng để nuôi cấy hầu hết các loại VSV hoại


sinh.
-

Môi trường tiềm tăng sinh: là môi trường tăng sinh không chọn lọc
Môi trường tăng sinh: là môi trường tăng sinh chọn lọc
Môi trường phân lập: là môi trường chọn lọc dạng đặc
Môi trường phân biệt: là môi trường phân lập được bổ sung một chất chỉ thị nào

đó
-

Môi trường thử phản ứng sinh hóa: là môi trường chẩn đoán phản ứng phân biệt

dùng để xác định một vài tính chất sinh hóa ở các dòng VK đã được phân lập
2.
Dựa vào thành phần
Môi trường tự nhiên
Môi trường bán tổng hợp
Môi trường tổng hợp
3.
Dựa vào tính chất lý học
Môi trường dạng lỏng hay môi trường dịch thể: tăng sinh, tiềm tăng sinh, giữ
giống (môi trường canh thịt, pepto)
Môi trường đặc: cấy phân lập, cấy truyền, đếm tế bào VSV
Môi trường bán lỏng: nghiên cứu sự di động của VSV → định danh VSV

6



THỰC HÀNH VI SINH ĐẠI CƯƠNG

BÁO CÁO THỰC HÀNH
BÀI 3:
PHÂN LẬP GIỐNG THẦN KHIẾT
I.

MỤC ĐÍCH

Giống thuần khiết là giống VSV được tạo ra từ một tế bào ban đầu.
Mục đích:
Tách rời khuẩn lạc để tạo giống VSV thuần khiết
Bảo tồn VSV nuôi thuần khiết.
Để nghiên cứu hình thái, tính chất vật lý, sinh hóa của VSV.
II.

CÁCH TIẾN HÀNH

Tạo ra các khuẩn lạc riêng rẽ từ quần thể VSV ban đầu
Phân lập VSV thuần khiết
Kiểm tra độ tinh khiết của các khuẩn lạc
Các phương pháp:
1.
2.
3.
4.

Pha loãng
Cấy ria (thông dụng nhất)
Pha loãng rồi dàn đều lên môi trường đặc

Phân lập trong bình chân không

Sau khi nuôi cấy ở nhiệt độn thích hợp, tùy thuộc vào đặc điểm của nhóm VSV cần
phân lập, sau 24-48h thu được những khuẩn lạc riêng rẽ cho từng dòng VSV.

7


Kiểm tra độ

tinh khiết của các khuẩn lạc.

Phương pháp kiểm tra độ thuần khiết: kiểm tra với cấy trên môi trường thạch đĩa, kiểm
tra độ thuần các khuẩn lạc, kiểm tra đặc điểm các khuẩn lạc so với khuẩn lạc chủng
mẫu, kiểm tra hình dạng VSV bằng phương pháp làm tiêu bản nhuộm soi dưới kính
hiển vi, tiến hành thực hiện một số phản ứng sinh hóa định tính đặc trưng.
Phương pháp lưu trữ: bảo quản trên môi trường thạch nghiên, phương pháp lạnh sâu,
phương pháp đông khô.
III.

KẾT QUẢ

8


THỰC HÀNH VI SINH ĐẠI CƯƠNG

BÁO CÁO THỰC HÀNH
BÀI 4:
PHƯƠNG PHÁP CẤY VI KHUẨN

I.
MỤC ĐÍCH
Cấy là sự truyền VK từ môi trường trong đó chúng đang sống sang môi trường mới để
chúng có thể tiếp tục phát triển trong những điều kiện thuận lợi nhất.
Mục đích:
Bảo tồn VK nuôi thuần khiết.
Ly trích VK có trong nước, mẫu đất, mẫu thực phẩm, mẫu bệnh lý.
II.
CÁCH TIẾN HÀNH
Các bước cấy truyền:
Lau bàn và rửa tay, khử trùng bằng alcol
Ngồi đối diện ngọn đèn cấy
Giá ống nghiệm để bên trái. Tất cả các dụng cụ còn lại ở bên phải.
Chuẩn bị ống môi trường để cấy: ghi tên VK cần cấy và ngày cấy
Tay phải cầm que cấy như cầm bút viết và khử trùng trên ngọn lửa đèn cồn cho đến
khi nóng đỏ dây cấy
Tay trái cầm ống nghiệm có VK xuôi theo lòng bàn tay. Tay phải nắm nút bông giữa
ngón út và cạnh bàn tay, tay trái xoay nghẹ ống nghiệm, kéo nút bông ra
Hơ nóng để khử trùng không khí ở miệng ống nghiệm
Đợi khi que cấy vừa nguội, khéo léo đưa que cấy tiếp xúc với VK trong ống giống.
Rút que cấy ra, không để que cấy chạm vào thành ống nghiệm. Khử trùng lại phần
không khí nơi miệng ống nghiệm rồi dậy nút bông lại.
Lấy ống môi trường mới, mở nút bông như trên và khử trùng miệng ống nghiệm. Thực
hiện sự cấy VK
9


Khi cấy xong, hơ nóng lại đầu ống nghiệm rồi đậy nút bông lại và đặt lên giá ống
nghiệm
Khử trùng lại que cấy sau khi đã sử dụng xong

Nếu ống giống là môi trường lỏng có VK thì dùng pipet hút môi trường thay que cấy

THỰC HÀNH VI SINH ĐẠI CƯƠNG

10


BÁO CÁO THỰC HÀNH
BÀI 5:
CÁCH QUAN SÁT HÌNH THÁI VI
SINH VẬT
I.
1.

MỤC ĐÍCH
Quan sát đại thể

Vi khuẩn: quan sát khuẩn lạc trên đĩa petri (hình dạng, kích thước, màu sắc, bề mặt,
mép khuẩn lạc).
Mốc: quan sát mặt trên và dưới khuẩn lạc, màu sắc, sắc tố do nấm mốc tiết ra môi
trường thạch, lông tơ...
2.

Quan sát vi thể

Quan sát hình thái, cấu tạo, tế bào VSV, chỉ có thể thực hiện khi có kính hiển vi quang
học hoặc kính hiển vi điện tử.
Quan sát hình thái bên ngoài của VK: màu sắc, kích thước, hình dáng, cách mọc.
II.
1.

a.

KẾT QUẢ
Quan sát đại thể
Nấm men

Khuẩn lạc hình tròn, màu trắng, khoảng 2 mm
b.

E.coli

11


VK làm đục
c.

Staphylococcus

Tạo váng trên môi trường
d.

Streptococcus

Tạo váng trên môi trường
e.
Bacillus

12



Tạo sợi
f.
Aeromonas hydrophila

2.
a.
b.
c.
d.
e.
f.

Quan sát vi thể (sử dụng phương pháp nhuộn Gram_KẾT QUẢ BÀI 6)
Nấm men
E.coli
Staphylococcus
Streptococcus
Bacillus
Aeromonas hydrophila

THỰC HÀNH VI SINH ĐẠI CƯƠNG

BÁO CÁO THỰC HÀNH
13


BÀI 6:
PHƯƠNG PHÁP NHUỘM GRAM
I.




MỤC ĐÍCH
Quan sát được hình dạng và kích thước của tế bào vi sinh vật
Nhằm phân biệt các loài VK thành hai nhóm Gram (-) và Gram (+) dựa trên các

đặc tính hóa lý của thành tế bào.
II. CÁCH TIẾN HÀNH
Bước 1, dàn tiêu bản và cố định tiêu bản:
-

Dùng que cấy vô trùng lấy một ít VK từ ống thạch nghiêng (hoặc dịch cơ thể,

mẫu sinh thiết bị nghi ngờ nhiễm khuẩn) hòa vào một giọt nước muối sinh lý hoặc
nước vô trùng ở giữa phiến kính, để khô trong không khí.
Cố định tiêu bản bằng cách hơ nhanh trên ngọn lửa đèn cồn 2-3 lần, để giết chết
VK, gắn chặt VK vào phiến kính và làm vết bôi bắt màu tốt hơn (do VK chết bắt màu
tốt hơn VK còn sống).
Bước 2, nhuộm màu:
Thứ nhất, nhuộm tiêu bản bằng Crystal violet trong 1 phút, rửa nước.
Thứ hai, nhuộm lugol trong 1 phút, rửa nước.
Thứ ba, khử màu: Tẩy bằng cồn trong 30s (cho đến khi vừa thấy mất màu), rửa nước.
Thứ tư, nhuộm tiếp bằng Fucshin trong 1 phút, rửa nước.
Bước 3, quan sát kết quả:
Thấm khô và quan sát ở vật kính 100 trong giọt dầu.
III.

Thứ tự
1

2
3
4

KẾT QUẢ VÀ GIẢI THÍCH

Thuốc thử
Grystal Violet
Lugol
Tẩy màu
Fuchsin

Gram (+)
Tím
Tím
Tím
Tím

Gram (-)
Tím
Tím
Không màu
Hồng
14


Kết quả

Tím


Hồng

Bắt màu tím: Gram (+)
Bắt màu hồng: Gram (-)
a)

E. coli: trực khuẩn, màu hồng, Gram (-)

b)

Bacillus: trực khuẩn, màu tím, G (+)

c)

Staphylococcus: trực khuẩn, màu tím (G+)

d)

Streptococus: cầu khuẩn, màu hồng (-)
15


e)

Aeromonas hydrophila: trực khuẩn, màu hồng, G(-)

f)

Nấm men: cầu khuẩn (thành cụm), nhuộm đơn


Giải thích:
Gram (+) có vách tế bào dày (15-50 mm), dạng lưới, cấu tạo bởi peptidoglycan có khả
năng giữ phức hợp tím tinh thể iode.
16


Trong khi Gram (-), vách tế bào peptidoglycan mỏng hơn và có thêm lớp màng
lipopolysaccharde (LPS) bên ngoài. Sau khi nhuộm với phức hợp tím tinh thể iode,
mẫu được xử lý tiếp với hỗn hợp khử màu, làm mất núc của các lớp peptidoglycan
trong vách tế bào Gram dương, từ đó làm giảm khoảng trống giữa các phân tử và
khiến vách tế bào bắt giữ phức hợp tím tinh thể iode bên trong tế bào.

17


THỰC HÀNH VI SINH ĐẠI CƯƠNG

BÁO CÁO THỰC HÀNH
BÀI 7:
PHƯƠNG PHÁP THỬ PHẢN ỨNG
SINH HÓA
I.

MỤC ĐÍCH

Phân loại và định danh VK
Khảo sát tính chất sinh lý của VK
II.
CÁC PHẢN ỨNG SINH HÓA
1.

Phản ứng SIMMON CITRATE (SC)
Dùng để thử phản ứng phân giải Citrate
Giải thích: Một số VK có khả năng sử dụng citrate như nguồn Carbon duy nhất trong
môi trường tổng hợp vô cơ. Khi Citrate bị biến dưỡng đến giai đoạn cuối cùng là CO2
có một sự mất thăng bằng về ion (sự phóng thích NH3) và làm môi trường bị kiềm
hóa, chuyển từ màu xanh lá cây sang màu xanh dương đậm
Môi trường: môi trường thạch Simmons citrat (dạng đông khô) được điều chế theo thể
thạch nghiêng. Thành phần môi trường chứa chỉ thị màu xanh bromtymol.
Kết quả: (Sau khi ủ 37 trong 48h)
- Kết quả dương(+): VK mọc trên mặt thạch nghiêng với sự đổi sang màu xanh
2.

dương hàn toàn, chút ít hay không
Kết quả âm(-): VK không mọc trên thạch và không đổi màu môi trường
Phản ứng KIA

Môi trường KIA (Kligler’s iron agar) dùng để quan sát sự lên men đường glucose,
lactose và khả năng sinh khí H2S, khí H2 và CO2 của VK. Trong môi trường có chỉ thị
màu phenol red dùng để phát hiện khả năng lên men đường của VK. Đây là môi
trường đặc, được chuẩn bị trong ống nghiệm ở thể thiêng sâu.
Kết quả:

18


-

Phần sâu và phần nghiêng vẫn giữ màu đỏ: lactose âm (Lac-(K)), Glucose âm

-


(Glu-(K)), kí hiệu (K/K)
Phần sâu bị acid hóa đổi màu vàng, phần nghiêng vẫn giữ màu đỏ: Lac-(K),

3.

Glu+ (A), kí hiệu: K/A
Phần nghiêng sâu đổi màu vàng: Lac+(A), Glu+(A), kí hiệu A/A
Có khả năng sinh khí, nứt thạch
Phản ứng indol

Gỉa thích: Một số VK có khả năng thủy giải trytophan trong môi trường thành indol.
Nhân pyrol sẽ kết hợp với p-dimetylamino benzaldehyt trong thuốc thử Kovacs tạo
thành một phức chất dạng quinon màu đỏ tía trên mặt thoáng của môi trường.
Kết quả: sau khi ủ 37 trong 48h, nhỏ 3-5 giọt thuốc thử Kovacs vào
-

Phản ứng Indol dương (+): một vòng màu đỏ sẫm xuất hiện trên bề mặt môi

trường
Phản ứng Indol âm (-): bề mặt môi trường giữ nguyên màu vàng của thuốc thử
III.
Kết quả
1.
AE trong môi trường Simmon citrate (SC)
Môi trường SC xanh lá → xanh dương ở giữa
→ Phản ứng SC (+)
-

2.

AE trong môi trường Simmon citrate (SC)
Môi trường từ xanh lá → xanh dương, hơn 2/3 ống nghiệm
→ Phản ứng SC (+)

19


3.

AE trong môi trường KIA

Trên màu đỏ, dưới màu vàng cam
Đẩy đáy, nứt thạch
Váng tạo đục
→ Sinh hơi (+); Sinh H2S (-); Glu (+); Lac (-)

4. Stephylococcus trong môi trường KIA: làm nứt thạch, tạo sợi trắng
→ Glu (-), Lac (-), sinh hơi (+), sinh H2S (-)

20


5.

Staphylococcus trong môi trường KIA

Váng tạo đục
Trên có một chút màu đỏ, dưới vàng, nứt thạch
→ Sinh hơi (+); sinh H2S (-); Glu (+); Lac (-)


6. Phản ứng indol
- Streptococcus: mặt thoáng màu vàng → Indol (-)

21


22


THỰC HÀNH VI SINH ĐẠI CƯƠNG

BÁO CÁO THỰC HÀNH
BÀI 8:
CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI
I.

Mục đích:

Sử dụng kính hiển vi để quan sát và đếm tế bào VSV: nấm mốc, nấm men, VK.
II.

Cấu tạo:

Cấu tạo kính hiển vi
III.
-

Cách sử dụng
Cắm điện, bật công tắc, nhìn vào thị kính, điều chỉnh nguồn sáng để ảnh sáng


đều thị trường.
Bao giờ cũng xem mẫu vật ở vật kính nhỏ trước 10.
Đặt tiêu bản lên bàn kính và kẹp vào thước kẹp tiêu bản, điều chỉnh mẫu vật
vào đúng tâm nguồn sáng.

23


-

Nhìn dưới kính mang vật (lame), vặn nhẹ ốc sơ cấp xuống đến khi đầu vật kính

10 sắp sửa chạm nhẹ lame.
Sau đó, nhìn vào thị kính, vặn nhẹ ốc sơ cấp lên đến khi nhìn thấy rõ hình ảnh
mẫu vât. Nếu chưa rõ chi tiết vặn nhẹ ốc vi cấp để thấy rõ hơn.
Muốn xem ở độ phóng đại lớn hơn 40 thì đưa phần muốn xem vào giữa thị
trường. Nhìn bên ngoài lame, vặn sang vật kính lớn 40 sao cho không đụng lame là
được. Vặn nhẹ ốc sơ cấp lên hoặc chỉ dùng ốc vi cấp để chỉnh rõ hình ảnh.
Khi sử dụng vật kính có độ phóng đại lớn 100: Đầu tiên ta cũng dùng vật kính
có độ phóng đại nhỏ để xác định vi trí cần tìm trên tiêu bản. Sau đó nhỏ giọt dầu cèdre
lên tiêu bản, đổi sang vật kính có độ phóng đại lớn là 100. Điều chỉnh ốc vi cấp nhẹ
nhàng để nhìn thấy ảnh của mẫu vật khi vật kính vẫn chìm trong giọt dầu.
Vai trò của dầu cèdre khi sử dụng vật kính 100
Khi sử dụng vật kính 100 phải nhỏ một giọt dầu cèdre lên mẫu vật vì dầu cèdre có tác
dụng tập trung ánh sáng vào vật kính giúp cho nó quan sát ảnh rõ hơn (vì dầu cèdre tạo
được môi trường đồng chiết suất với thủy tinh n = 1,5).
Một số lưu ý:
-

Khi thấu kính bẩn lau nhẹ bằng vải bông mềm, sạch, tránh làm xước thấu kính.

Khi quan sát, cần thường xuyên nhấp nháy ốc vi cấp để thấy đầy đủ các mặt

phẳng khác nhau.
Vì ảnh thấy trong kính hiển vi luôn ngược chiều vật quan sát. Để cho hình ảnh
thuận chiều muốn xem, dễ quan sát thì khi đặt tiêu bản phải để ngược chiều.
Nên mở cả hai mắt để quan sát.
Ở độ phóng đại lớn cần nhiều ánh sáng hơn.
Không tự ý mở tháo kính, bật tắt làm cháy đèn. Dùng sau phải lau kính sạch sẽ,
tắt điện và trả lại vị trí cụ. Quá trình di chuyển cầm chắc chắn khung tay cầm, tránh va
chạm.

24


THỰC HÀNH VI SINH ĐẠI CƯƠNG

BÁO CÁO THỰC HÀNH
BÀI 9:
PHƯƠNG PHÁP ĐẾM SỐ LƯỢNG VI
SINH VẬT
I.

MỤC ĐÍCH

Nhằm xác định số lượng VSV trong một thể tích hay một trọng lượng mẫu nhất định.
II.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐẾM THƯỜNG DÙNG

Có 3 phương pháp thường dùng:

-

Đếm trực tiếp bằng phòng đếm hồng cầu (đếm tế bào nấm men).
Đếm gián tiếp số lượng VSV bằng cách đếm số khuẩn lạc mọc trên môi trường

-

đặc.
Phương pháp pha loãng tới hạn .

Cả 3 phương pháp trên đầu trải qua 2 giai đoạn:
1.
Thu mẫu
Lấy mẫu có tính chất đại diện
Mẫu lấy xong phải phân tích ngay trong ngày
Tất cả dụng cụ chứa mẫu phải được khử trùng
2.
Pha loãng mẫu

25


×