Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN môn GDCD _ Giáo dục pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.79 KB, 16 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tuần giáo, ngày 4 tháng 04 năm 2015
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, BẢN CHẤT, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm thực hiện nội dung giáo dục pháp
luật có hiệu quả môn GDCD lớp 12 – Trường THPT Tuần Giáo”.
- Tên cá nhân thực hiện: Mai Thị Kim Huệ
- Thời gian đã được triển khai thực hiện:Từ ngày: 25/8/2015 đến ngày:
30/3/2015
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Thời gian gần đây, dư luận xã hội đang lên án mạnh mẽ về sự suy thoái đạo đức
trong đời sống xã hội, đặc biệt ở trẻ vị thành niên. Hiện tượng những học sinh
không những cả là nam giới mà là nữ giới đánh bạn có tổ chức, cởi bỏ hết đồ
trên người bạn, những vụ đua xe, đánh võng lạng lách ở ngoài đường, hành vi
con cái xúc phạm cha mẹ, thậm chí có những học sinh sa ngã vào con đường
nghiện hút và trở thành người vận chuyển ma túy … Nguyên nhân nào dẫn đến
hiện tượng đó? Trong nhiều nguyên nhân cơ bản dẫn đến hành vi sai trái về đạo
đức, lối sống, vi phạm pháp luật của học sinh thì nguyên nhân cơ bản là do học
sinh thiếu kĩ năng sống, thiếu kiến thức về pháp luật…
Môn giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT là môn học trang bị cho học sinh
những kiến thức pháp luật cơ bản, gần gũi đối với các em học sinh, cho các em
biết được vai trò của pháp luật trong cuộc sống, biết được một số quyền và
nghĩa vụ của công dân trong xã hội…
Tuy nhiên, do đây là môn học không nằm trong chương trình thi tốt nghiệp, cao
đẳng và đại học do đó học sinh thường coi nhẹ môn học này, hơn nữa nội dung


môn học khô khan, đơn điệu nên học sinh thường không hứng thú học tập, có
chăng học qua để lấy điểm thậm chí có khi không thèm học…
Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến thanh niên hiện nay vi


phạm pháp luật ngày càng gia tăng.
Trường THPT Tuần Giáo là ngôi trường lớn nằm ngay trung tâm huyện, số
lượng học sinh theo học rất đông trên 1100 học sinh, trong đó học sinh lớp 12
gần 400 học sinh, các em đa phần là người dân tộc thiểu số, nhà ở xa trường nên
cũng ảnh hưởng trình độ nhận thức của các em.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân, dặc biệt đối với học
sinh lớp 12 tôi luôn cố gắng trang bị cho các em những tri thức pháp luật cơ bản
để các em có thể làm chủ được bản thân, tránh xa những hành vi vi phạm pháp
luật, trở thành công dân có ích để xây dựng quê hương đất nước, tôi luôn băn
khoăn trăn trở tìm ra các biện pháp giáo dục mang lại hiệu quả cao để giúp các
em tiếp cận thông tin pháp luật một cách dễ dàng, thoải mái và hiệu quả nhất.
Qua thực tiễn giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 12, học hỏi kinh nghiệm
của đồng nghiệp, cá nhân tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số kinh nghiệm thực hiện
nội dung giáo dục pháp luật có hiệu quả môn GDCD lớp 12 – Trường THPT
Tuần Giáo” nhằm trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc giáo dục
pháp luật cho học sinh lớp 12 THPT thông qua môn Giáo dục công dân.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
- Phạm vi kiến thức: Giáo dục pháp luật trong chương trình GDCD lớp 12.
- Phạm vi đối tượng: Học sinh lớp 12 trường THPT Tuần Giáo
3. Mô tả sáng kiến .
Sáng kiến của tôi bao gồm 3 phương pháp giảng dạy cơ bản dùng để giảng dạy có
hiệu quả nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua chương trình môn học
giáo dục công dân lớp 12.


Một là: Sử dụng phương pháp đóng vai, đóng kịch. Phương pháp này, cá nhân tôi
thường sử dụng để mở đầu bài học, đặt vấn đề trong những tiết học thực hành ngoại
khóa nằm trong chương trình môn học.
Hai là : Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, đưa ra tình huống có vấn đề để học sinh
lựa chọn hướng giải quyết sau đó giáo viên kết luận hoặc hướng dẫn học sinh kết

luận vấn đề
Ba là: Sử dụng những câu chuyện pháp luật có thực ở địa phương để giáo dục ý
thức thực hiện pháp luật cho các em học sinh. Bởi đây là những câu chuyện sảy ra
trong thực tiễn trên địa bàn huyện và nằm trong lứa tuổi vị thành niên để các em rút
ra bài học thực tiễn.
Sau đây, tôi xin mô tả chi tiết từng bản chất, cách thực hiện mà tôi đã áp dụng của
từng phương pháp trong quá trình giảng dạy:
3.1. Phương pháp đóng vai
3.1.1. Đặc điểm của phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành làm thử một số
cách ứng xử trong một tình huống đạo đức hoặc pháp luật giả định.
3.1.2. Tác dụng của phương pháp đóng vai
Khi sử dụng phương pháp đóng vai trong bộ môn giáo dục công dân, một bộ môn
có nhiều tình huống đạo đức, pháp luật sẽ có những tác dụng sau:
Thư nhất: Phương pháp đóng vai gây được hứng thú và sự chú ý cho người học.
Thứ hai: Rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước đông người.
Thứ ba: Đóng vai giúp học sinh thực hành những kĩ năng trong môi trường an toàn,
được giám sát trước khi xảy ra các tình huống thực.


Thứ tư: Đóng vai khích lệ thay đổi thái độ, hành vi của người học theo hướng định
trước. Ta có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các
vai diễn.
Thứ năm: Phương pháp đóng vai buộc giáo viên và học sinh phải dành thời gian để
chuẩn bị bài trên lớp. điều đó sẽ nâng cao được hiệu quả giờ dạy, học bộ môn.
3.1.3. Các bước tiến hành:
Phương pháp đóng vai có thể thực hiện dưới dạng hoạt cảnh tình huống để giới
thiệu bài hay để tìm hiểu mục đặt vấn đề. Phương pháp đóng vai có thể xây dựng
thành tiểu phẩm để củng cố bài học. Nghĩa là ở mỗi phần của bài học chúng ta đều
có thể sử dụng phương pháp đóng vai tuỳ theo nội dung và mục đích của bài dạy.

Để phương pháp đóng vai thực sự có hiệu quả ta cần tiến hành theo các bước:
Bước 1. Giáo viên giới thiệu tình huống vào cuối tiết học tuần trước để học sinh các
tổ nhóm xây dựng kịch bản và phân công sắm vai.
Bước 2. Thể hiện kịch bản (tình huống)
Bước 3. Học sinh nhận xét rút ra bài học.
Bước 4: Giáo viên nhận xét đánh giá
3.1.4. Ví dụ minh họa
Sử dụng tiểu phẩm được biên soạn theo câu chuyện “ Thể hiện đẳng cấp” trong
những câu chuyện phápluật, sử dụng trong tiết dạy thực hành ngoại khóa về các
quyền tự do cơ bản của công dân.
Nhân vật:


......trong vai Hùng
.....Trong vai Hằng
.....Trong vai Lan
.....trong vai Ngọc
.....trong vai Thầy hiệu trưởng
.....trong vai Bác bảo vệ.
.....Dẫn chuyện
Tiếng trống tan trường điểm rộn rã, học sinh trong các lớp ùa ra như bầy ong vỡ
tổ. An,Hùng, Hằng và Lan vừa đi vừa rôm rả bàn luận về thầy Tuấn dạy tin học,
cô Bích dạy văn và cả về lớp trưởng mới. Gần đến lối rẽ đường về nhà, Lan quay
lại nói với An và Hùng:
Lan: “Dừng lại, tớ có chuyện cần các cậu giúp”.
An: hỏi ngay: “Có chuyện gì thế? Nhanh lên, đói lắm rồi”.
Lan : đưa mắt nhìn cả nhóm đầy dò xét hỏi: “Hai cậu có dám đánh nhau không?”.
Hùng: “Đánh nhau với ai? Vì sao lại đánh nhau?”.
An: lẩm bẩm: “Tớ không đánh nhau đâu, bố tớ mà biết được thì tớ no đòn”.
Lan: “Chán các cậu quá, bảo đánh thì cứ đánh, đồ nhát như thỏ đế. Thôi về đi,

chiều bàn tiếp.”
Dẫn chuyện: Cả nhóm đi về nhà. Bứt rứt về chuyện của Lan, sau khi ăn cơm trưa
xong, An liền gọi điện thoại cho Hằng để khai thác thông tin.
An: Alo! Hằng à


Hằng : vẻ ngái ngủ “Có chuyện gì đấy? Không ngủ trưa à?”.
An: Không ngủ được, bà dậy đi, cháy nhà, chết người đến nơi rồi mà còn ngủ.
Hằng: Ai cháy nhà, ai chết người, mặc kệ người ta…
An hét vào ống nghe: “Dậy”
Hằng: “Có chuyện gì, nói nhanh lên”.
An: Thì… chuyện cái Lan, chứ còn gì nữa.
Hằng :( nói giọng bí mật) “Tôi nói, ông không được kể cho ai nghe đấy nhé”.
An: Ừ, tôi có phải là kẻ ngồi lê đôi mách đâu mà…, kể đi.
Hằng: Cái Ngọc lớp D2, biết nó chứ?
An:Ừ, cũng biết mặt, thế thì sao?
Hằng: Nó nói cái Lan là lăng nhăng, thả câu một lúc ba, bốn thằng.
An: Hừm!
Hằng: Cái Lan bảo, phải dạy cho nó một bài học để chừa thói nói xấu, vu vạ người
khác.
An: Thế à! Có thế mà cũng đánh nhau à. Kệ nó, muốn nói thế nào thì nói, mình có
phải người như thế đâu mà lo. Bà khuyên cái Lan thôi đi, đừng chấp nó làm gì cho
mệt.
Hằng: Ừ, cũng khuyên rồi, nhưng nó chưa nghe, cứ nhất quyết phải xử lý cái Ngọc.
Cái Lan bảo, là người có đẳng cấp phải dạy cho cái Ngọc một bài học.
Dẫn chuyện: Trưa hôm sau, tiết trời oi ả, vẫn như mọi khi, tan học, cả nhóm chờ
nhau ngoài cổng trường nhưng chưa thấy Lan.
Đúng lúc Lan xuất hiện ( dắt xe đạp, vội vã gạt chân chống xe xuống)
Lan: “Chờ tao một tý”.
Ngọc xuất hiện.



Lan: chống nạnh giữa đường “Con kia” rồi lao vào túm tóc, cấu xé Ngọc.
Cả nhóm: vội chạy đến can ngăn.
Lúc này bác bảo vệ cũng có mặt, quát: Này, các cháu làm gì đấy! theo tôi lên phòng
hiệu trưởng.
Dẫn chuyện: Trong phòng có thầy Hiệu trưởng, Cả lũ đứng rúm lại một góc, cúi
mặt xuống đất. Cái Ngọc khóc thút thít, cái Lan văn văn tà áo.
Thầy Hiệu trưởng quát “Còn khóc lóc gì, đánh nhau là vi phạm pháp luật, gây rối
trật tự công cộng”.
Ngọc: nói trong nước mắt, phân bua: Thưa thầy, em bị đánh ạ.
Thầy Hiệu trưởng: Ai đánh?
Ngọc: Bạn Lan ạ.
Thầy: Lan, tại sao đánh bạn?
Lan: Dạ, vì Ngọc nói xấu em.
Thầy: Nói xấu như thế nào?
Lan, nói lí nhí: Nói là em có tính lăng nhăng…
Thầy: Có đúng thế không Ngọc?
Ngọc: Em chỉ đùa thôi ạ.
Thầy: Đùa à, nhân phẩm của người khác mà em mang ra đùa được à! Xúc phạm
danh dự, nhân phẩm của người khác là hành vi vi phạm pháp luật.
Lan: Đúng đấy ạ.
Thầy Hiệu trưởng quay ra nhìn Lan: Còn em, đánh bạn thì phạm tội gì?
Lan (nói lí nhí) Em..!!!
Thầy: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo hộ
về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến


sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác đều là hành vi vi phạm
pháp luật và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy sự việc xảy ra vừa rồi

chưa đến mức phải báo cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật hành chính hoặc
hình sự nhưng việc làm đó của các em đã vi phạm nội quy của nhà trường, do đó
nhà trường sẽ đưa ra biện pháp xử lý thích hợp đối với các em. Bây giờ, tất cả các
em viết ngay bản kiểm điểm, tường thuật lại sự việc.
Tất cả lục đục ngồi xuống, lấy giấy bút trong cặp ra và bắt đầu viết kiểm
điểm, nộp cho thầy Hiệu trưởng rồi ra về, mặt đứa nào đứa ấy buồn thiu chẳng ai
nói với ai lời nào.
Dẫn chuyện: Sáng thứ Hai, tại buổi lễ chào cờ, sau phần chào cờ hát quốc ca,
đoàn ca và điểm qua các hoạt động trong tuần đến phần xử lý kỷ luật, cái Lan bị
gọi lên đứng trước toàn trường, bị kỷ luật cảnh cáo và hạ một bậc hạnh kiểm, đồng
thời nếu còn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị buộc thôi học có thời hạn. Cái Ngọc cũng bị
phạt cảnh cáo vì nói xấu người khác. An, Hùng và Hằng bị nhận hình thức khiển
trách vì biết mà không thông báo cho thầy cô giáo biết để ngăn cản sự việc.

3.2. Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, đưa ra tình huống có vấn đề
trong giảng dạy.
3.2.1. Khái niệm phương pháp nêu vấn đề, đưa ra tình huống có vấn đề trong
giảng dạy:
Dạy học nêu vấn đề là 1 trong những phương pháp dạy học mà ở đó giáo
viên là người tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, điều khiển học sinh phát hiện
vấn đề, học sinh tích cực, chủ động, tự giác giải quyết vấn đề thông qua đó mà lĩnh
hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm đạt được mục tiêu dạy học.


3.2.2. Tác dụng của phương pháp nêu vấn đề, đưa ra tình huống có vấn
đề
Một là : Phương pháp nêu vấn đề góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê
phán, tư duy sáng tạo cho học sinh. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh
nghiệm đã có HS sẽ xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết.
Hai là: giúp học sinh phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ

khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, HS sẽ huy động được tri thức
và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra
cách giải quyết vấn đề tốt nhất
Ba là: Thông qua việc giải quyết vấn đề, học sinh được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và
phương pháp nhận thức.
3.2.3. Các bước tiến hành:
Phương pháp nêu vấn đề, đưa ra tình huống có vấn đề là đưa ra một tình
huống gợi ra cho học sinh những khó khăn về lí luận hay thực hành mà cần gải
quyết thông qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt
động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có. Để thực hiện phương pháp này cần tiến
hành theo các bước sau:
Bước 1. Phát hiện vấn đề
Bước 2: Tìm giải pháp (Tìm cách giải quyết vấn đề)
Bước 3. Trình bày giải pháp
Bước 4. Nghiên cứu sâu giải pháp.
3.2.4. Ví dụ:
Khi sử sụng phương pháp nêu vấn đề, đưa ra vấn đề trong một số bài dạy


Bài 1: Pháp luật và đời sống
Giáo viên nêu ra vấn đề: Pháp luật có phải là những điều cấm đoàn làm hạn chế tự
do của con người không?
Vấn đề được đặt ra là: Thoáng qua thì pháp luật là những điều cấm đoán làm hạn
chế mất quyền tự do của con người, nhưng vấn đề đặt ra cho học sinh giải quyết “
Pháp luật có phải là những điều cấm đoán làm hạn chế quyền tự do của con người
không?”
Hướng giải quyết vấn đề: Giáo viên tiếp tục nêu vấn đề: “ Trong xã hội hiện nay,
nếu như không có luật giao thông đường bộ thì sẽ như thế nào? Vì sao lại như
vậy?” hay “ Ở trường học, nếu như không có nội quy, quy định thì việc học tập, vui
chơi của các em có thuận lợi không? Vì sao?” …

Sau đó giáo viên kết luận hoặc hướng dẫn học sinh kết luận vấn đề: Pháp luật
không phải là những điều cấm đoán làm hạn chế quyền tự do của con người mà nó
bao gồm cả những qui định về những việc được làm, phải làm và những việc
không được làm.
3.3. Sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình thông qua những
câu chuyện pháp luật có thực ở địa phương
3.3.1. Khái niệm phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình thông qua câu
chuyện pháp luật
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình thông qua câu chuyện pháp
luật là phương pháp người dạy cung cấp cho học sinh những câu chuyện pháp luật
có thật diễn ra trong cuộc sống thực tiễn, thông qua câu chuyện để học sinh có thái
độ, ý kiến riêng của mình về câu chuyện đó. Tạo điều kiện cho các em được củng
cố hành vi của bản thân phù hợp với thực tiễn cuộc sống.


3.3.2. Mục đích, tác dụng của phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
thông qua câu chuyện pháp luật ở địa phương.
Một là : Nâng cao chất lượng của giờ học bằng cách đưa vào nội dung bài học
những câu chuyện pháp luật có thật trong cuộc sống hằng ngày, diễn ra tại địa
phương.
Hai là: Thông qua câu chuyện pháp luật, học sinh sẽ giải quyết những vấn đề đã
phát hiện được trong câu chuyện liên quan trực tiếp đến bài học. Cũng từ đó học
sinh được bộc lộ thái độ, ý kiến, cách làm riêng của mình, hoặc so sánh, đối chiếu
với nội dung bài học để hiểu sâu sắc hơn điều cần học. Học sinh cũng có thể so
sánh, đối chiếu thái độ, hành vi của mình với nội dung bài học để củng cố những
mặt tốt, kịp thời sửa chữa sai lầm.
Ba là : Học sinh học tập bằng dẫn chứng thực tiễn sẽ giúp cho các em tiếp thu bài
có hiệu quả hơn và giảm bớt được sự khô khan của môn học. Bằng câu chuyện
pháp luật có thật sẽ giúp học sinh có hứng thú tìm tòi các tình tiết liên quan đến bài
học để tìm ra hướng giải quyết hoặc phán đoán phù hợp với thưc tiễn.

Bốn là: Thông qua câu chuyện pháp luật giáo viên dễ dàng giáo dục cho các em có
những nhận thức phù hợp vì tính thực tiễn của câu chuyện pháp luật rất cao. Câu
chuyện pháp luật sẽ giúp học sinh có kinh nghiệm, thái độ ứng xử trong cuộc sống
một cách hợp lí nhất. Bài học rút ra từ câu chuyện pháp luật sẽ tác động thực tiễn
đến suy nghĩ của học sinh và nó có ý nghĩa giáo dục thiết thực.
Năm là : giúp học sinh nắm vững kiến thức bài học một cách sâu sắc, ghi nhớ lâu
hơn và vận dụng tốt hơn trong nội dung bài học.
3.3.3. Cách tiến hành phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình thông qua
câu chuyện pháp luật ở địa phương:


Bước 1: Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị các câu chuyện pháp luật có nội dung phù hợp với bài học.
- Phô tô, chiếu video, in nguyên văn câu chuyện pháp luật hoặc tóm tắt lại câu
chuyện cho ngắn gọn, dể hiểu, dễ đưa vào bài học.
- Giáo viên đặt câu hỏi theo cách “Cùng suy nghĩ” sau câu chuyện giúp học sinh
làm căn cứ trả lời.
Bước 2: Quy trình thực hiện:
- Học sinh đọc ( hoặc xem, hoặc nghe) về trường hợp điển hình
- Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó với người
khác).
- Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của học sinh đã thảo luận
hoặc tự tìm hiểu về nội dung câu chuyện pháp luật. Giáo viên tổng kết các nội dung
chính xác nhất giúp học sinh nắm vững bài học.
3.3.4 Ví dụ minh họa
Sử dụng câu chuyện pháp luật để giáo dục ý thức thực hiện pháp luật cho học sinh
thông qua tiết thực hành ngoại khóa với chủ đề ‘ Thực hiện pháp luật”
- Giáo viên chiếu câu chuyện pháp luật lên máy chiếu:
Vào đêm ngày 19 tháng 6 năm 2013, Lò Văn Danh sinh năm 1993 ở bản Đông

thấp xã Mường Thín, Huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đi đến nhà Lò Văn Doan
sinh năm 1994 ở cùng bản chơi và nói có nhìn thấy mấy con trâu ở khu rừng Huổi


Ớt thuộc xã Mường Thín và rủ Doan cùng đi bắt trộm lấy 1 con trâu đem bán lấy
tiền tiêu sài.
Doan thấy bạn rủ như vậy nghĩ là trâu ở rừng không có ai trông coi, lấy trộm cũng
dễ mà lại bán được tiền nên lòng tham nổi lên và nhất trí cùng đi với Danh. Lúc đó
có em Quàng Thị Cân sinh năm 1998 là em họ của Doan cũng ở đó, thấy Doan rủ
tham gia trộm trâu. Cân do thiếu hiểu biết về pháp luật, biết việc trộm trâu của
người khác là xấu nhưng nghĩ rằng không ai phát hiện ra và nếu trộm cắp và mang
trâu đi bán sẽ được tiền tiêu nên nhất trí tham gia cùng.
Ba người đi đến khu rừng Huổi Ớt, bắt được một con trâu cái 8 tháng tuổi, sừng
dài 30cm, nặng khoảng 100kg. Doan lấy dây thừng ở nhà mang sẵn đi buộc vào
dây sỏ mũi trâu dắt đi, Danh và Cân đi theo sau đuổi.
Khi đi ra khỏi rừng, Doan buộc trâu vào cây và dùng gậy đập vào đầu trâu cho
chết và mổ lấy thịt cho vào bao tải.
Sau đó thì Cân đi về còn Donh và Doan mang hai bao tải đựng thịt trâu đi xe máy
chở ra thị trấn đề bán. Đi được 1 đoạn thì bị công an huyện Tuần Giáo kiểm tra,
phát hiện, lúc đầu Danh và Doan đều khai là trâu của gia đình mổ mang đi bán.
Sau đó công an huyện Tuần Giáo tiến hành xác minh, xác định con trâu mà Danh
và Doan đem bán là do trộm cắp của gia đình ông Mùa A Lử ở bản Đông Cao, xã
Mường Thín. Biết là không thể che dấu được hành vi phạm tội nên Danh và Doan
đã thừa nhận hành vi tổ chức trộm trâu cùng Quàng Thị Cân.
Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Tuần Giáo đã ra quyết định khởi tố và
tạm giam đối với Danh và Doan, và quyết định xử phạt hành chính với Quàng Thị
Cân về hành vi trộm cắp tài sản, giao cho gia đình và địa phương quản lí.
Qua câu chuyện trên, giáo viên đưa ra một số câu hỏi cho học sinh suy nghĩ:



1. Hành vi trộm trâu của Danh, Doan và Cân thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
2. Vì sao cùng tham gia trộm trâu nhưng Cân chỉ bị xử phạt hành chính còn Doan
và Danh bị tạm giam?
3. Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? Nếu em là Cân trong
tình huống trên em sẽ sử sự như thế nào?Vì sao em lại làm như vậy?
Học sinh tiến hành suy nghĩ, thảo luận, đưa ra các ý kiến
GV tổng hợp ý kiến, nhận xét và rút ra kết luận:
1. Hành vi trộm trâu của Danh, Doan, Cân là hành vi vi phạm pháp luật dân sự
( trộm cắp tài sản công dân).
2. Cân bị xử phạt hành chính vì Cân sinh năm 1998 khi phạm tội em chưa đủ
16 tuổi và hành vi này chưa gây hậu quả nghiêm trọng nên chị bị xử phạt
hành chính, chủ yếu là giáo dục, răn đe
3. Học sinh tự rút ra bài học cho bản thân, biết lên án hành vi vi phạm pháp luật
và có thái độ ngăn cản những hành vi vi phạm pháp luật.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn, tôi nhận thấy học sinh
rất hứng thú, chủ động với việc học tập môn GDCD, làm cho tiết học không còn trở
nên khô khan, tẻ nhạt...
Qua việc theo dõi tình huống các em được xử lí, hay qua các câu chuyện mà học
sinh được hóa thân vào nhân vật và từ những câu chuyện pháp luật thực tế địa
phương , học sinh tự rút ra bài học cho bản thân mình. Đây là một cách để học sinh
tiếp cận kiến thức, vận dụng một cách nhẹ nhàng không gò bó ép buộc nhưng kết
quả thật tuyệt vời để đi đến hành động đúng trong cuộc sống nhờ vậy mà giờ học
GDCD trở nên hấp dẫn, có hiệu quả giáo dục cao. Bên cạnh đó, các em học sinh


tham gia đóng vai rất phấn khởi tự tin và lôi cuốn nhiều em khác xung phong nhận
vai diễn cho tình huống ở các giờ học tiếp theo, học sinh qua các tình huống có vấn
đề đã đưa ra được các hướng giải quyết phù hợp, và nhất là đối với những câu
chuyện pháp luật ngay tại địa phương học sinh rút ra bài học cho bản thân, thậm chí

các em còn là những tuyên truyền viên về pháp luật cho gia đình, người thân...
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã áp dụng và nhận thấy có ảnh hưởng
đến việc thay đổi nhận thức của các em học sinh về nội dung giáo dục pháp luật,
các em không còn cảm thấy nhàm chán trong tiết học mà luôn sôi nổi, hăng hái và
tự tin trình bày những hiểu biết của mình , hơn thế nữa tôi nhận thấy nội dung giáo
dục pháp luật đã tác động đến các em học sinh trong nhà trường THPT thông qua
những hành vi ứng xử trong cuộc sống, không có hành vi vi phạm pháp luật, biết
thực hiện các quy định của pháp luật phù hợp với lứa tuổi của mình
Nếu được áp dụng rộng rãi có thể tạo hiệu quả cao trong lĩnh vực chiếm lĩnh
kiến thức pháp luật trong môn học và những hiểu biết về pháp luật trong cuộc sống
hàng ngày.
6. Kiến nghị, đề xuất:
a) Về danh sách cá nhân được công nhận đồng tác giả sáng kiến: Không.
b) Kiến nghị khác: Đổi mới phương pháp dạy – học môn giáo dục công dân lớp 12,
chủ yếu là nội dung giáo dục pháp luật, thiết nghĩ là giải pháp để góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục nói chung và tạo ra một niềm say mê dạy và học môn học.
Đó cũng là cách người giáo viên tự tìm thấy niềm yêu, say nghề và tìm lại vị trí của
mình trên bục giảng trong tình hình hiện nay. Để thực tốt được đổi mới trong dạy
học - Đặc biệt là nội dung giáo dục pháp luật người giáo viên cần tâm huyết với
nghề, có năng lực chuyên môn, luôn tự đổi mới trong công tác giảng dạy. Ngoài ra
các đơn vị cơ sở nên quan tâm đầu tư cơ sở vật chất như mua sắm tài liệu …phục
vụ nhu cầu đọc và tìm hiểu của cán bộ, giáo viên và học sinh.


Ý kiến xác nhận
của Thủ trưởng đơn vị

Tuần Giáo, ngày 4 tháng 4 năm 2015
Người báo cáo


Mai Thị Kim Huệ



×