Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở tỉnh vĩnh long hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455 KB, 116 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) cấp xã là cầu nối liền giữa Đảng với
nhân dân, nơi trực tiếp tổ chức, lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là nơi nắm mọi
tâm tư nguyện vọng và những yêu cầu chính đáng của nhân dân, thực hiện
đổi mới và phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội ở nông thôn, thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa (CNH, HĐH) xây dựng nông thôn mới.
Từ khi đổi mới và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung
ương lần thứ 3 khóa VII và Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII đến
nay, chất lượng của tổ chức cơ sở đảng nói chung - TCCSĐ ở nông thôn nói
riêng được nâng lên về mọi mặt, TCCSĐ trong sạch vững mạnh được củng
cố và phát triển về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, TCCSĐ ở nhiều nơi còn yếu kém, phương thức lãnh đạo
và sinh hoạt còn lúng túng, có tình trạng vừa thiếu dân chủ vừa thiếu kỷ
luật, kỷ cương. Một số cán bộ và cấp ủy chưa tôn trọng và thực hiện đúng
nguyên tắc tập trung dân chủ, bệnh quan liêu, độc đoán chuyên quyền, cục
bộ địa phương, kèn cựa địa vị, cá nhân chủ nghĩa còn nặng nề. Không Ýt
nơi nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng, nhiều nơi còn là "điểm nóng" chưa
được giải quyết dứt điểm. Sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của một bộ
phận TCCSĐ chưa theo kịp đòi hỏi của tình hình phát triển kinh tế - xã hội
ở cơ sở. Số TCCSĐ và số đảng viên yếu kém còn nhiều, công tác giáo dục
rèn luyện, quản lý đảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu, sự chuyển biến
giữa các loại hình TCCSĐ chưa đều.


2


Một số TCCSĐ khi đứng trước "điểm nóng" về tranh chấp ruộng
đất, những mâu thuẫn trong nội bộ nông dân không giải quyết được,
TCCSĐ ở Vĩnh Long cũng nằm trong tình trạng chung đó.
Vấn đề đặt ra nâng cao chất lượng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ cấp
xã ở Vĩnh Long nói riêng, về lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải được nghiên
cứu một cách có hệ thống và tìm ra những giải pháp thích hợp, cụ thể để
nâng cao chất lượng TCCSĐ cấp xã ở Vĩnh Long đáp ứng được trong thời
kỳ CNH, HĐH đất nước, đặc biệt là CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển
nông thôn mới. Vì vậy tác giả chọn vấn đề "Nâng cao chất lượng tổ chức
cơ sở Đảng cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay" làm luận văn cao học
chuyên ngành Xây dựng Đảng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đảng ta đã đề ra Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII, Nghị quyết
Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII về đổi mới chỉnh đốn Đảng. Các đồng chí
lãnh đạo Đảng và Nhà nước như: Đồng chí Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông
Đức Mạnh, Nguyễn Văn An... có bài viết, bài nói mang tính định hướng và
chỉ đạo rất quan trọng trong việc xây dựng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ cấp
xã nói riêng. Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu
nâng cao chất lượng TCCSĐ ở nông thôn như:
- Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn đồng bằng
sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng của Đỗ
Ngọc Ninh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1995.
- Khắc phục sự thoái hóa, biến chất của đảng viên trong công cuộc
đổi mới ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây
dựng Đảng của Ngô Kim Ngân, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội, năm 1996.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ
nông thôn tỉnh Long An hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành



3

Xây dựng Đảng của Nguyễn Văn Dũng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội, năm 2000.
Các bài nói, bài viết đã tạo tiền đề cho tác giả kế thừa về tư tưởng,
nội dung và phương pháp.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên
cứu có hệ thống về "Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở
tỉnh Vĩnh Long hiện nay". Vì vậy, tác giả chọn vấn đề này làm đề tài luận
văn của mình nhằm đáp ứng phần nhỏ sự đòi hỏi đó.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của
luận văn
3.1. Mục đích
Góp phần nâng cao chất lượng các Đảng bộ cấp xã tỉnh Vĩnh Long
trong giai đoạn cách mạng mới.
3.2. Nhiệm vụ
+ Làm rõ vị trí, vai trò của TCCSĐ nông thôn, từ đó khẳng định
việc nâng cao chất lượng TCCSĐ nông thôn là một nhiệm vụ đặc biệt quan
trọng, góp phần thắng lợi của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới,
đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Phân tích thực trạng chất lượng của các Đảng bộ cấp xã ở tỉnh
Vĩnh Long, xác định rõ nguyên nhân của mặt mạnh, thiếu sót tồn tại trong
công tác lãnh đạo của các Đảng bộ trong thời gian từ năm 1996 đến nay.
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để giải quyết một số vấn đề cấp thiết
đang đặt ra nhằm nâng cao chất lượng các Đảng bộ cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long.
3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các Đảng bộ cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long. Thời gian nghiên cứu, khảo
sát thực tế chủ yếu từ năm 1996 đến năm nay.



4

4. Cơ sở lý luận - thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận - thực tiễn
+ Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng TCCSĐ.
+ Các văn bản nghị quyết, tổng kết chuyên đề, đề tài khoa học.
+ Thực tiễn xây dựng TCCSĐ ở tỉnh Vĩnh Long từ năm 1996 đến nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử,
phương pháp điều tra khảo sát thực tế, so sánh, thu thập số liệu thống kê,
phân tích, tổng hợp, gắn lý luận với thực tiễn.
5. Đóng góp mới của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về xây dựng TCCSĐ.
- Làm rõ thực trạng của các Đảng bộ cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long.
- Cơ sở lý luận thực tiễn làm sáng tỏ yêu cầu mới về nâng cao chất
lượng TCCSĐ cấp xã ở Vĩnh Long trong tình hình mới.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu, đồng bộ có tính khả thi nhằm
nâng cao chất lượng của các Đảng bộ xã, góp phần xây dựng Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Long vững mạnh.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Cung cấp cơ sở khoa học cho quá trình nâng cao chất lượng của
Đảng bộ cấp xã nói riêng và các loại hình TCCSĐ tỉnh Vĩnh Long nói
chung đạt hiệu quả thiết thực.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết.



5

Chng 1
S CN THIT NNG CAO CHT LNG CC NG B CP
X TNH VNH LONG
các Đảng bộ cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long

1.1. V TR, VAI TRề, CHC NNG, NHIM V CA CC NG B
CP X TNH VNH LONG

1.1.1. V trớ, vai trũ ca cỏc ng b cp xó
Ngay t nhng ngy u ca phong tro Cng sn v cụng nhõn
quc t, vn TCCS ó c C.Mỏc Ph.ngghen nhn mnh. C.Mỏc,
Ph.ngghen l nhng ngi u tiờn a ra cỏc t tng, quan im v v
trớ, vai trũ ca TCCS; TCCS l mt b phn cu thnh nờn ng vi vai
trũ l nn tng ca ng, bo m cho ng l mt chnh th thng nht,
khụng cú TCCS thỡ khụng cú ng, s vng chc t nn tng ca ng
bo m s vng chc ca ton ng.
iu l Liờn on ca nhng ngi Cng sn xỏc nh: "V c cu
liờn on gm nhng chi bộ, khu b, tng khu bộ, Ban chp hnh Trung
ng v i hi" [36, tr. 132].
T nhng kinh nghim ca cuc cỏch mng 1848-1849, C.Mỏc Ph.ngghen kt lun:
khỏi mt ln na b tt xung lm vai trũ ca k v
tay hoan nghờnh bn dõn ch t sn, cụng nhõn v trc ht l
Liờn on phi c gng thnh lp song song vi phỏi dõn ch
chớnh thc mt t chc ng riờng bit, bớ mt v cụng khai ca
cụng nhõn v bin mi chi b thnh trung tõm v ht nhõn ca
cỏc hi Liờn hip cụng nhõn [37, tr. 348].



6

Như vậy, tuy C.Mác Ph.Ăngghen chưa dùng thuật ngữ TCCSĐ,
song những tư tưởng và quan điểm của hai ông về vị trí, vai trò đặc biệt
quan trọng của TCCSĐ đã được nêu ra.
V.I. Lênin trung thành kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác Ph.Ăngghen về Đảng trong quá trình xây dựng và lãnh đạo Đảng
Bônsêvích Nga - Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Khi chuẩn bị
thành lập Đảng dân chủ - xã hội Nga. V.I. Lênin đã chỉ rõ: "Xây dựng các
tiểu tổ, các nhóm cộng tác trong công nhân công xưởng, nhà máy ở thành
thị là nhiệm vụ đầu tiên và cấp bách của những người dân chủ xã hội" [29,
tr. 557]. V.I. Lênin coi trọng TCCSĐ là nơi giáo dục, rèn luyện; phân công
công tác, quản
lý, sàng lọc đảng viên để họ luôn luôn là chiến sĩ tiên phong của giai cấp.
V.I. Lênin đưa ra nguyên tắc mỗi đảng viên phải liên hệ chặt chẽ với Đảng
bằng việc tự mình tham gia sinh hoạt và hoạt động trong một tổ chức của
Đảng, là điều kiện cho mỗi đảng viên trau dồi tính chiến đấu và chấp hành
tốt điều lệ của Đảng.
Thuật ngữ TCCSĐ được V.I. Lênin chính thức dùng trong bài báo
viết về "Cải tổ Đảng" [29, tr. 108], Người chỉ rõ các chi bộ lúc Êy là TCCSĐ;
V.I. Lênin coi các TCCSĐ là nền tảng của Đảng, nơi liên hệ chặt chẽ với
quần chúng lao động, là hạt nhân chính trị của các tập thể lao động, giáo
dục dẫn dắt quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng.
Sau Cách mạng tháng mười Nga, Đảng Bônsêvich Nga trở thành đảng
cầm quyền, lãnh đạo toàn diện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH)
vai trò của TCCSĐ càng quan trọng trong thời kỳ Đảng tập trung lãnh đạo
kinh tế, Người cho rằng: "Phải đem sức lực, đem hết chú ý để tạo ra, để
phát huy mọi tính chủ động lớn hơn ở cơ sở" [34, tr. 279]. Chỉ bằng con
đường thực hiện nhiều biện pháp nâng cao vai trò của TCCSĐ thì những



7

nhiệm vụ, mục tiêu của công cuộc xây dựng kinh tế mới thực hiện có hiệu
quả trong thực tế.
Những tư tưởng, quan điểm của học thuyết Mác - Lênin về xây dựng
Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vận dụng và phát triển; đặc
biệt về xây dựng TCCSĐ trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Trong hoạt
động bí mật, Đảng ta chú trọng tổ chức và phát triển các chi bộ cộng sản ở
các khu công nghiệp tập trung đông công nhân và trong học sinh, sinh viên,
trí thức, để nhằm giáo dục, tuyên truyền quần chúng đứng lên cùng với
Đảng đấu tranh giành chính quyền và TCCSĐ đã làm được điều Êy trong
các thời kỳ cách mạng, xứng đáng với vai trò, vị trí đối với cách mạng Việt
Nam. Trong Đại hội lần thứ III của Đảng đã khẳng định: "Tổ chức cơ sở
Đảng là nền tảng của Đảng" [7, tr. 140]. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người
sáng lập, tổ chức, giáo dục rèn luyện Đảng ta đã phân tích vai trò, vị trí nền
tảng của TCCSĐ ở những mặt chủ yếu như quan hệ giữa xây dựng nội bộ
và nâng cao chất lượng của Đảng và chất lượng lãnh đạo thực hiện đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở, với quan hệ mật
thiết giữa Đảng với quần chúng. Người khẳng định: "Chi bộ là nền móng
của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt" [39, tr. 210]. Luận điểm đó của
Người đã trở thành phương châm hành động của mỗi cán bộ đảng viên và
tổ chức Đảng trong lãnh đạo và xây dựng nội bộ.
Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về TCCSĐ, Đảng ta
khẳng định: TCCSĐ là khâu nối liền giữa Đảng với nhân dân, là nơi trực
tiếp đưa đường lối, chính sách của Đảng vào quần chúng, tuyên truyền, vận
động, tập hợp, giáo dục, thuyết phục quần chúng thấu hiểu sự đúng đắn của
đường lối, chính sách Êy; chủ động tìm giải pháp lãnh đạo, tổ chức quần
chúng thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước,

chủ trương kế hoạch công tác của cấp trên, nhằm phát triển sản xuất, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.


8

Khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng
và lãnh đạo, Đảng ta chỉ rõ: "Những thành tựu đã đạt được, những tiềm
năng được khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ
lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân lãnh đạo là TCCSĐ.
Nhưng mặt khác, sự yếu kém của nhiều TCCSĐ đã hạn chế những thành
tựu của cách mạng" [8, tr. 141]. Như vậy, rõ ràng chất lượng của TCCSĐ là
yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng lãnh đạo của Đảng đối với quá trình
lãnh đạo cách mạng. Trong mối quan hệ này, chất lượng của TCCSĐ là
nguyên nhân quan trọng trực tiếp, còn chất lượng thực hiện đường lối,
chính sách của Đảng tại cơ sở là kết quả và cũng là chuẩn mực, thước đo để
đánh giá chất lượng của TCCSĐ. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam do Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: "Tổ chức cơ sở Đảng (chi bộ
cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở"
[23, tr. 31].
Khi cách mạng đã chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước, đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với
TCCSĐ. Những quan điểm, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta
trên mọi lĩnh vực đời sống của xã hội, theo hướng dân chủ hóa mở rộng
phát huy vai trò sáng tạo, chủ động của đơn vị cơ sở, để khai thác tốt mọi
tiềm năng, lao động nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Đồng thời tiếp tục
khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên CNXH mà Đảng
và nhân dân ta đã lùa chọn. Sự nghiệp đó càng đề cao vị trí, nền tảng của
TCCSĐ trong hệ thống tổ chức và trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, đòi
hỏi TCCSĐ phải thật sự là hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở. Với vị trí vai trò đó,

TCCSĐ phải được nâng cao chất lượng trong hoạt động của mình, bảo đảm
cho công cuộc đổi mới được thực hiện trên thực tế ở đơn vị cơ sở; trên cơ
sở đó, qua thực tế cuộc sống đóng góp ý kiến với Đảng và Nhà nước để
nhằm tiếp tục bổ sung đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà


9

nước ngày càng hoàn thiện, góp phần vào công cuộc đổi mới đạt nhiều
thành tựu to lớn hơn.
Như vậy, cả về lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng: Dù ở giai
đoạn cách mạng nào dưới sự lãnh đạo của Đảng, với vị trí nền tảng của mình
các TCCSĐ luôn có vai trò là hạt nhân lãnh đạo chính trị, bảo đảm cho đường
lối, chính sách của Đảng được tổ chức thực hiện trôi chảy và đạt kết quả ở
đơn vị cơ sở và là cấp tổ chức trực tiếp tiến hành xây dựng nội bộ Đảng.
Ra đời và trưởng thành ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông
nghiệp lạc hậu, nông dân chiếm số đông trong dân cư, Đảng ta luôn quan tâm
đến vấn đề nông dân, do đó, ở nước ta các TCCSĐ ở nông thôn có vị trí vai
trò đặc biệt quan trọng trong mọi thời kỳ cách mạng dưới sự lãnh đạo của
Đảng; trên 20% tổng số cơ sở Đảng của toàn Đảng là TCCSĐ ở nông thôn
với số lượng đảng viên chiếm hơn 48% tổng số đảng viên của Đảng [47, tr.
13]. Khi trở thành Đảng cầm quyền, Đảng ta lãnh đạo đưa đất nước từ một
nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH, bá qua chế độ tư bản chủ
nghĩa (TBCN), thì vị trí, vai trò của TCCSĐ nông thôn càng có tầm quan
trọng đặc biệt, trong việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động sản xuất nông nghiệp,
nâng cao đời sống của nông dân, thực hiện chủ trương, đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong xây dựng CNXH Đảng ta chủ trương
nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, coi CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
là nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, thời gian qua Đảng ta luôn có đường lối,
chủ trương cho nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời Đảng ta luôn coi trọng

việc đổi mới phương thức lãnh đạo của TCCSĐ nói chung và TCCSĐ nông
thôn nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng các TCCSĐ nông thôn trong giai
đoạn cách mạng mới. Bởi lẽ, TCCSĐ nông thôn là nơi tiến hành trực tiếp
xây dựng nội bộ Đảng trên địa bàn nông thôn. TCCSĐ là nơi đại diện cho
lập trường giai cấp công nhân ở nông thôn, là hạt nhân khối đại đoàn kết


10

trong nông dân và khối liên minh công - nông - trí ở nông thôn, là pháo đài
chiến đấu cơ bản, là tế bào của Đảng trên mặt trận nông nghiệp và xây
dựng nông thôn mới, đưa nông thôn xích lại gần nhau với thành thị về mọi
mặt.
Cùng với các TCCSĐ nông thôn trong cả nước, các TCCSĐ cấp xã
ở tỉnh Vĩnh Long là cấp trực tiếp hàng giê, hàng ngày và thường xuyên,
liên tục gắn bó với quần chúng nhân dân, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Chất
lượng của TCCSĐ cơ sở ở tỉnh Vĩnh Long không chỉ đảm bảo cho các
Đảng bộ đạt được sự lãnh đạo của mình ở cơ sở mà còn góp phần xây dựng
tổ chức Đảng cấp trên vững mạnh. Song, hiệu quả lãnh đạo của các
TCCSĐ cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội góp
phần rất quan trọng đến sự phát triển đồng bộ về mọi mặt ở tỉnh Vĩnh
Long. Bởi vì, Vĩnh Long là tỉnh nông nghiệp chiếm hơn 80%, có điều kiện
tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Do Vĩnh Long có
sản lượng lương thực đứng thứ ba so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long, có nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản, gia sóc, gia cầm, vườn
cây ăn trái, cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Những tiềm năng sẵn có
của Vĩnh Long có được khai thác hiệu quả và giữ vững sự ổn định chính trị,
xây dựng cuộc sống mới hay không, điều Êy phụ thuộc vào chất lượng các
TCCSĐ cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long. Do vậy, việc nâng cao chất lượng các
TCCSĐ cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long là nhằm bảo đảm sự lãnh đạo của các

TCCSĐ là cần thiết, cấp bách trong giai đoạn cách mạng mới về trước mắt
cũng như lâu dài trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc trên
địa bàn, góp phần thắng lợi vào công cuộc đổi mới ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long và cả nước.
1.1.2. Đặc điểm của các tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long


11

Vĩnh Long là tỉnh nằm trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, dân số
1.010.555 người, trong đó, người Kinh 978.893 người, người Khơ-me
20.204 người, còn lại là các dân téc khác. Tỉnh có 5 tôn giáo với 252.498
tín đồ sống xen kẽ ở các vùng nông thôn và thành thị. Đảng viên là người
dân téc Khơ-me và có đạo chiếm khoảng 0,2% so với tổng số đảng viên
toàn tỉnh.
Hiện nay trình độ năng lực của đảng viên cấp xã đều được nâng cao
lên về mọi mặt, nhưng so với yêu cầu và nhiệm vụ mới chưa đáp ứng
ngang tầm; đảng viên người dân téc, đảng viên có đạo trình độ năng lực,
hiểu biết về chính trị còn nhiều hạn chế so với đảng viên người Kinh,
nhưng đảng viên người dân téc và đảng viên có đạo là những người đóng
vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục người dân téc, tín đồ
hiểu và làm theo chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước dễ hơn đảng viên người Kinh trong thực tế thời gian qua.
Do điều kiện lịch sử, tự nhiên của từng vùng trong tỉnh mà các đảng
bộ cấp xã ở Vĩnh Long xác định nhiệm vụ chính trị khác nhau. Đối với các
đảng bộ cấp xã vùng sâu, vùng xa thì lãnh đạo chuyển đổi giống, cây trồng,
vật nuôi các loại, gắn với các ngành nghề thủ công truyền thống; đối với
các đảng bộ cấp xã ở vùng ven đô thị chủ yếu vừa phát triển nông nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân
dân.

1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở
tỉnh Vĩnh Long
Quy định số 50/QĐ-TW ngày 19/11/1992 đã chỉ rõ chức năng, nhiệm
vụ của các đảng bộ cấp xã. Tuy có nhiều loại hình TCCSĐ khác nhau, nhưng
các TCCSĐ nói chung đều thực hiện chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là hạt
nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở và tiến hành hoạt động xây dựng nội bộ Đảng.


12

Đối với các đảng bộ, chi bộ nông thôn có chức năng "là hạt nhân
chính trị lãnh đạo thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối
với Nhà nước" [15, tr. 1].
Trong giai đoạn cách mạng mới, muốn thực hiện tốt chức năng lãnh
đạo chính trị ở cơ sở, các đảng bộ cấp xã cần nắm vững, thông hiểu và chấp
hành, quán triệt, vận dụng đúng đắn, sáng tạo Nghị quyết, chủ trương, đường
lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và các cơ quan cấp trên cho
phù hợp với điều kiện thực tế ở nông thôn, trên cơ sở đó đề ra chủ trương,
đề án, giải pháp cho đảng bộ. Đồng thời, Đảng bộ lãnh đạo xây dựng các tổ
chức chính quyền, các tổ chức quần chúng, các tổ chức kinh tế, xã hội
khác. Mặt khác, có kế hoạch tiến hành kiểm tra thường xuyên các hoạt động
trong hệ thống chính trị ở cơ sở, nhằm kịp thời biểu dương những nơi làm
tốt, và phê phán, uốn nắn những nơi làm chưa tốt, ngăn chặn tiêu cực, để
bảo đảm cho đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà
nước, của cấp trên và của Đảng bộ thực hiện đem lại nhiều thành tựu thiết
thực.
Nội dung của toàn bộ các hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ nhằm
phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng đời sống văn hóa mới, nâng cao

đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, khơi dậy các phong trào cách
mạng của quần chúng nhân dân thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ đối với
công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc tại địa phương cơ sở. Mặt
khác, hoạt động lãnh đạo của các đảng bộ cấp xã còn phải tiến hành các
hoạt động xây dựng nội bộ Đảng để nhằm nâng cao chất lượng chính bản
thân mình, góp phần nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của
Đảng. Do đó, công tác xây dựng chính bản thân của các Đảng bộ cấp xã là


13

khâu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về
chính trị, tư tưởng, tổ chức và các mặt công tác khác.
Trên cơ sở chức năng cơ bản và căn cứ vào yêu cầu lãnh đạo của
Đảng bé trong tình hình mới, các Đảng bộ cấp xã cần thực hiện đúng các
nhiệm vô mà Đảng ta đã xác định trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: "Tất cả các Đảng bộ, chi bộ đều phải
phấn đấu thực hiện đúng chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở"
[22, tr. 55], vì vậy các TCCSĐ cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Xác định chủ trương, nhiệm vụ về các mặt chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và lãnh đạo các chủ trương nhiệm
vụ đó ở nông thôn.
Lãnh đạo xây dựng và thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ phát
triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN), đẩy mạnh CNH, HĐH; phát triển nông thôn, lâm, ngư nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây
trồng, vật nuôi cho thích hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng địa bàn cơ
sở, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển sự nghiệp văn hóa,
giáo dục, y tế, thông tin, dân số kế hoạch hóa gia đình; thực hiện tốt các
chính sách xã hội, tăng hộ giàu, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo, nâng cao đời

sống vật chất và tinh thần của nhân dân; động viên nhân dân hoàn thành
nghĩa vụ đối với nhà nước, xây dựng nông thôn giàu đẹp, văn minh.
Lãnh đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông
thôn, nhằm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện công bằng xã
hội, thực hiện công khai về tài chính và phân phối, chống tham nhòng, hà
lạm công quỹ, ức hiếp nhân dân, lấn chiếm ruộng đất, cho vay nặng lãi...


14

Lãnh đạo xây dựng và thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ quốc
phòng an toàn xã hội, đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, bảo vệ nội bộ,
bảo vệ tài sản nhà nước, của tập thể, tính mạng và tài sản của nhân dân.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm, là nội dung chủ yếu trong quá trình
thực hiện vai trò lãnh đạo ở các Đảng bộ cấp xã trong tình hình hiện nay.
Thứ hai: Lãnh đạo công tác tư tưởng.
Làm tốt công tác tư tưởng, tuyên truyền vận động trong các tầng líp
nhân dân, phát huy truyền thống yêu nước, yêu CNXH, tin tưởng vào con
đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã chọn, xây dựng tinh thần
làm chủ, đoàn kết trong nhân dân, gắn bó tình làng nghĩa xóm, đùm bọc lẫn
nhau; đoàn kết các dân téc, đoàn kết các tôn giáo.
Làm cho nhân dân hiểu và chấp hành đúng đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của cơ
sở. Hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân để kịp thời giải quyết và
báo cáo lên cấp trên. Chống tư tưởng và việc làm trái với đường lối chính
sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; chống tư tưởng cục bộ, bè phái, gia
trưởng và các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; chống âm mưu "diễn biến hòa
bình" của chủ nghĩa đế quốc.
Thứ ba: Lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ.
Lãnh đạo xây dựng tổ chức chính quyền, các đoàn thể nhân dân,

đơn vị kinh tế, các đơn vị sự nghiệp ở cơ sở. Xây dựng và thực hiện quy
hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngò cán bộ trong hệ thống chính trị ở
cơ sở.
Theo phân cấp của cấp trên, cấp ủy quyết định các vấn đề về tổ
chức và quản lý cán bộ, giới thiệu người vào cơ quan lãnh đạo của chính
quyền, đoàn thể nhân dân, đơn vị kinh tế và lãnh đạo thực hiện các chủ
trương đó.


15

Cấp ủy nhận xét, đánh giá, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ
luật, khen thưởng, đãi ngộ đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của cơ
sở; kiểm tra việc thực hiện chính sách cán bộ ở cơ sở.
Đối với việc chọn cán bộ, cấp ủy đề xuất ý kiến, giới thiệu cán bộ
tham gia vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền, các đoàn thể
nhân dân ở cấp trên và cán bộ chủ chốt ở cơ sở do cấp trên quản lý.
Thứ tư: Lãnh đạo các đoàn thể nhân dân.
Lãnh đạo các đoàn thể nhân dân là thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ theo điều lệ của mỗi đoàn thể, phát huy quyền làm chủ của các tầng líp
nhân dân thi đua thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Lãnh đạo các đoàn thể đổi mới nội dung, phương thức hoạt động,
mở rộng các hình thức tập hợp quần chúng. Lãnh đạo các đoàn thể và tầng
líp nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, trước hết là những chủ trương, chính
sách về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Thứ năm: Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh.
Đề ra những chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng Đảng bộ,
chi bé trong sạch vững mạnh; sắp xếp các tổ chức Đảng, thực hiện đúng
các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, duy trì thường xuyên nề nếp

sinh hoạt Đảng, tự phê và phê bình, thực hiện tốt các nội dung của công tác
đảng viên, tổ chức và kiểm tra việc học tập nâng cao trình độ của đảng
viên, chăm lo tạo nguồn phát triển Đảng, xây dựng cấp ủy và bí thư cấp ủy
có đủ phẩm chất, năng lực, là người tiêu biểu của Đảng bộ, được đảng viên
và nhân dân tín nhiệm. Kiểm tra các chi bộ và đảng viên thực hiện đường
lối của Đảng, nghị quyết của cấp trên và của TCCSĐ, chấp hành điều lệ
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.


16

Các nhiệm vụ nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ và không mâu
thuẫn với nhau, thể hiện đầy đủ chức năng của các Đảng bộ cấp xã; đòi hỏi
các Đảng bộ nói chung, các Đảng bộ cấp xã ở Vĩnh Long nói riêng cần
thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ trên.
1.1.4. Quan niệm và những tiêu chí để đánh giá chất lượng các
tổ chức cơ sở đảng cấp xã
1.1.4.1. Quan niệm về chất lượng của các TCCSĐ cấp xã
Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau, ở từng loại
hình TCCSĐ có những đặc điểm khác nhau, song khi nói đến chất lượng
TCCSĐ cần phải đề cập một cách đồng bộ, toàn diện trên hai lĩnh vực là
vai trò lãnh đạo và công tác xây dựng nội bộ Đảng của TCCSĐ. Bởi lẽ,
trong hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở thì các TCCSĐ
có vai trò đặc biệt quan trọng, vì chất lượng của TCCSĐ là yếu tố tạo nên
chất lượng lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng và uy tín của
Đảng với nhân dân. Vì vậy, nâng cao chất lượng của TCCSĐ không thể
thiếu được trong quá trình lãnh đạo của Đảng. Sự nghiệp CNH, HĐH theo
định hướng XHCN, xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng XHCN là việc làm khó
khăn, phức tạp, lâu dài, trải qua nhiều thử thách đòi hỏi sự lãnh đạo của

Đảng phải ngang tầm với thời kỳ mới. Do đó, Đảng cần phải nâng cao chất
lượng hoạt động lãnh đạo của mình.
Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về
xây dựng Đảng đánh giá: "Nhiều TCCSĐ giảm sút năng lực lãnh đạo, lúng
túng về nội dung và phương thức lãnh đạo, không đáp ứng được yêu cầu
khách quan của công cuộc đổi mới... Không Ýt TCCSĐ buông lỏng lãnh
đạo, có nơi mất phương hướng và tê liệt vai trò lãnh đạo..." [14, tr. 49]; "ở


17

nhiều cơ sở công tác giáo dục, kiểm tra, quản lý đảng viên bị buông lỏng.
Sinh hoạt Đảng không đều và chất lượng kém" [14, tr. 50].
Chất lượng của TCCSĐ chính là năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của các tổ chức Đảng ở cơ sở.
Năng lực lãnh đạo của các TCCSĐ phải được thể hiện ở phẩm chất
chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ lý luận, trình độ văn hóa, chuyên môn
nghiệp vụ, có vốn sống và kinh nghiệm thực tiễn, có điều kiện cần và đủ để
đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo khi cách mạng chuyển sang giai đoạn mới
mà TCCSĐ đã đáp ứng được nhiệm vụ lãnh đạo của mình.
Sức chiến đấu của TCCSĐ thể hiện TCCSĐ luôn xây dựng tổ chức
mình vững vàng về chính trị, thông suốt về tư tưởng và vững mạnh về tổ
chức; luôn thống nhất về ý chí và hành động, lạc quan, vượt mọi khó khăn,
thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mọi lúc, mọi nơi; có bản lĩnh đấu tranh
chống lại sự chống phá của các thế lực thù địch trên mọi lĩnh vực đời sống
xã hội, thể hiện vai trò tiên phong của đảng viên, thực hiện mối quan hệ
máu thịt giữa tổ chức Đảng với quần chúng nhân dân ở cơ sở, là nhịp cầu
nối liền giữa Đảng và nhân dân.
Từ quan niệm chung của Đảng ta về chất lượng TCCSĐ, có thể
quan niệm về chất lượng của các TCCSĐ xã như sau: chất lượng của

TCCSĐ cấp xã là chất lượng lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở
vững mạnh, chống quan liêu, cửa quyền, ức hiếp nhân dân, tham nhòng,
buôn lậu, xa hoa lãng phí... trên cơ sở đó phải lãnh đạo hoàn thành các
nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng đã được đề ra của
từng Đảng bộ và thực hiện có hiệu quả, thiết thực công tác xây dựng Đảng
theo điều lệ Đảng quy định.
Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã
đề ra phương châm chỉ đạo đổi mới và chỉnh đốn Đảng ở cơ sở: "Lấy yêu


18

cầu chất lượng là chính, lấy kết quả phát triển kinh tế, xã hội làm mục tiêu
và thước đo chủ yếu" [14, tr. 54].
1.1.4.2. Những tiêu chí để đánh giá việc nâng cao chất lượng các
TCCSĐ cấp xã
Từ cơ sở quan niệm về chất lượng các TCCSĐ cấp xã nêu trên,
những tiêu chí đánh giá việc nâng cao chất lượng các TCCSĐ cấp xã có thể
đưa ra các nội dung sau:
- Lãnh đạo hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế, xã hội.
Quán triệt và thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp và nông
thôn của Đảng, lãnh đạo và thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH: Phát triển nông nghiệp toàn diện,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để
tăng trưởng kinh tế đạt và vượt hàng năm theo chỉ tiêu đề ra, thu nhập đầu
người ngày càng tăng, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phục vụ cho sản
xuất và đời sống, phát huy vai trò kinh tế hợp tác ở nông thôn.
Hoàn thành nghĩa vụ của cơ sở đối với nhà nước, các chỉ tiêu thu
thuế, trả nợ và các nghĩa vụ khác.
Thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tạo thêm ngành nghề, giải

quyết việc làm cho người lao động theo kế hoạch của Đảng bộ. Phát triển
sự nghiệp văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa mới, dân chủ công bằng,
văn minh, gia đình hạnh phóc; giáo dục đấu tranh ngăn chặn và bài trừ có
hiệu quả các tệ nạn xã hội, thực hiện các chỉ tiêu về kế hoạch hóa gia đình.
Thực hiện xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học theo quy định
của Nhà nước. Có nhà trẻ, líp mẫu giáo, có đủ trường học bảo đảm cho các
cháu đến độ tuổi đều được đến trường học.


19

Cơ sở y tế, thực hiện các chương trình y tế cộng đồng, bảo đảm
phòng, chống bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
- Lãnh đạo tốt các nhiệm vụ an ninh quốc phòng.
Làm tốt việc giáo dục nhân dân thi hành đúng pháp luật; hoàn thành
tốt các chỉ tiêu tuyển quân, làm tốt các chính sách hậu phương quân đội và
các nhiệm vụ quân sự địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn ở cơ sở.
- Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các đoàn thể chính trị, xã hội vững
mạnh, xây dựng Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND)
hoạt động có hiệu quả, đúng pháp luật.
Lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội làm tốt công tác tập hợp,
giáo dục quần chúng tham gia thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa
phương cơ sở. Thực hiện đúng chính sách dân téc, tôn giáo của Đảng, Nhà
nước, bảo đảm đoàn kết các tầng líp nhân dân ở cơ sở.
- Lãnh đạo đấu tranh đẩy lùi các tệ nạn tham nhòng, buôn lậu và các
hiện tượng tiêu cực khác, xử lý đúng pháp luật những người vi phạm, thực
hành tiết kiệm chống xa hoa lãng phí trong sinh hoạt và trong đời sống.
- Thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong Đảng và

ngoài nhân dân, đấu tranh có hiệu quả chống các quan điểm, tư tưởng và
hành động trái với đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Trong nội bộ Đảng phải đoàn kết, các Đảng bộ cần xây dựng được quy chế
lãnh đạo và hoạt động, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, sinh hoạt
Đảng đúng kỳ, có nội dung thiết thực, tự phê bình và phê bình có lý, có
tình, trung thực, thẳng thắn.


20

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt của
TCCSĐ, chính quyền, tổ chức kinh tế, các đoàn thể chính trị - xã hội của cơ
sở, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được phân công.
Thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng đội ngò đảng viên;
có chương trình tổ chức cho đảng viên học tập nâng cao trình độ chính trị,
văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ; làm tốt công tác quản
lý, phân công đảng viên, bảo đảm 100% đảng viên được phân công công
tác. Nâng cao chất lượng, phân tích đảng viên bảo đảm khách quan, chính
xác; kiểm tra đảng viên chấp hành điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước,
xử lý nghiêm minh những đảng viên vi phạm, đưa những người không đủ
tư cách đảng viên ra khỏi Đảng; chủ động tạo nguồn và làm tốt công tác kết
nạp đảng viên mới có chất lượng tốt.
1.2. THỰC TRẠNG - NGUYÊN NHÂN - NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ
YÊU CẦU MỚI ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG CẤP XÃ Ở
TỈNH VĨNH LONG

1.2.1. Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh
Long
Vĩnh Long là một trong 12 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long, nằm
giữa hai nhánh chính của sông Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu); phía

Bắc giáp sông Tiền, phía Đông giáp hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh, phía
Nam giáp tỉnh Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
Vĩnh Long không có biển và núi đồi, địa hình chia cắt bởi nhiều
sông rạch, có cù lao An Bình, Bình Hòa Phước, Đông Phú, Quới Thiện.
Tên Vĩnh Long ra đời khá sớm trong lịch sử khẩn hoang Nam Bộ
(năm 1698). Hiện nay Vĩnh Long có 6 huyện, 1 thị xã, 6 thị trấn, 7 phường,
94 xã, 734 Êp, khóm. Diện tích tự nhiên 148.738 ha, dân số 1.010.555


21

người, trong đó số người sống ở nông thôn chiếm 85,33%, số người ở
thành thị 14,67%, mật độ dân số 764 người/km 2. Các thành phần dân téc
sinh sống: dân téc Kinh 978.893 người, chiếm tỷ lệ 97,40%; dân téc Khơme 20.204 người, chiếm tỷ lệ 2,01%, dân téc Hoa 5.710 người chiếm tỷ lệ
0,56%, số còn lại các dân téc khác 223 người chiếm 0,3%; các tín đồ tôn
giáo có 252.498 người, chủ yếu tín đồ Phật giáo có 167.973 người; tín đồ
Công giáo 36.752 người, tín đồ Tin lành 3.028 người, còn lại các tôn giáo
khác; không tôn giáo 752.299 người.
Vĩnh Long là tỉnh sản xuất nông nghiệp, lao động trong độ tuổi
chiếm 59% trên tổng số dân trong đó lao động nông nghiệp chiếm 71%, và
mới đạt khoảng 60% quỹ thời gian lao động, lao động thất nghiệp chiếm
5,8%; trình độ của nhân dân nông thôn phổ biến còn thấp (tiểu học có 72%,
phổ thông cơ sở có 16%, trung học phổ thông có 10%) và có khoảng 10%
lao động ở nông thôn được qua đào tạo tay nghề; tỷ lệ tăng dân số ở nông
thôn cao hơn thành thị.
Năm 2000 tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 6,6%, GDP đầu người tăng
1,65 lần so với năm 1995 [53, tr. 12], cây lúa năng suất bình quân đạt 4,4
tấn/ha/vụ, kinh tế vườn tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 10,41%/năm,
chăn nuôi gia sóc, gia cầm tăng bình quân 8,67%/năm [53, tr. 13].
Kinh tế hợp tác được củng cố và phát triển, hiện có 48 hợp tác xã,

một hiệp hội ngành nghề và 2.789 tổ hợp tác, trong đó có 2.746 tổ hợp tác
trong sản xuất nông nghiệp.
Điện lưới quốc gia về đến trung tâm các xã, có 80% hộ dân có điện
sử dụng; 83% Êp có xe hai bánh chạy thông suốt, 58/94 xã có đường ô tô đi
tới trung tâm xã, có 70% diện tích đất nông nghiệp được khép kín thủy lợi;
năm 1997 xóa xong phòng học 3 ca, đến năm 2000 có 99% trường phổ
thông được xây dựng kiên cố và bán kiên cố; có 104/107 trạm y tế cơ sở
được xây dựng kiên cố. Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình


22

quân đầu người năm 2000 là 4,468 triệu đồng (năm 1995 là 2,7 triệu đồng);
tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,24, giảm 0,32% so với năm 1995, giải
quyết việc làm hàng năm 20.000 lao động; tỷ lệ hộ nghèo năm 2000 còn
4,7%, giảm 8,3% so với năm 1995, không còn hộ đói, đời sống văn hóa ở
cơ sở được nâng lên, mức hưởng thụ cao gấp 5 lần so với năm 1995.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến động phức tạp và
chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch luôn chống phá, nhưng
tình hình an ninh trật tự xã hội trong những năm qua vẫn ổn định và ngày
càng được củng cố, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể luôn
được quan tâm, các cấp ủy và TCCSĐ đã thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội
VI của tỉnh Đảng bộ và các Nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết
Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII của Đảng. Kiện toàn tổ chức bộ máy, quy
hoạch đào tạo cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở. Trình độ văn hóa, chuyên
môn nghiệp vụ, trình độ lý luận của đảng viên trong tỉnh được nâng lên về số
lượng và chất lượng; số TCCSĐ đạt trong sạch vững mạnh toàn diện 73,53%,
vững mạnh từng mặt 24%; công tác phát triển đảng viên mới được quan tâm,
trong 5 năm 1996-2000 phát triển 3.922 đảng viên mới, so với nhiệm vụ kỳ
trước tăng 78,67%, nâng tổng số đảng viên toàn tỉnh lên 14.788 người [53,

tr. 21].
Bên cạnh những thành tựu kinh tế - xã hội nêu trên, nông thôn Vĩnh
Long còn một số yếu kém khuyết điểm, nền kinh tế vẫn chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp, chuyển hướng sản xuất hàng hóa chậm, hiệu quả chưa cao,
nền kinh tế tăng trưởng thiếu vững chắc, chất lượng và hiệu quả của nền
kinh tế chưa cao, chất lượng cạnh tranh kém; hầu hết các chỉ tiêu về tăng
trưởng kinh tế không đạt so với Nghị quyết Đại hội VI, GDP bình quân đầu
người thấp hơn so với mức bình quân cả nước [53, tr. 14].


23

Lao động xã hội có nguồn năng lực dồi dào nhưng phần lớn chưa
qua đào tạo tay nghề, chất lượng lao động thấp, lao động thiếu việc làm còn
nhiều, nhất là ở nông thôn. Văn hóa phẩm độc hại, các tệ nạn xã hội còn
xảy ra một số nơi, phong trào thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn
hóa chưa đồng đều; thực hiện các chính sách xã hội, chính sách đào tạo và
sử dụng nhân lực chưa đồng bé [53, tr. 14].
Về quốc phòng an ninh và thực thi pháp luật, việc thực hiện kế hoạch
sẵn sàng chiến đấu ở cơ sở có nơi bổ sung chậm, giáo dục ý thức quốc
phòng chống tội phạm chưa mạnh; công tác điều tra, truy tố, xét xử vẫn còn
sai sót [53, tr. 16].
Về công tác quần chúng còn một số cấp ủy và cơ quan chính quyền
nhận thức chưa đầy đủ quan điểm quần chúng và công tác vận động quần
chúng của Đảng, thực hiện "quy chế dân chủ ở cơ sở" còn nhiều hạn chế. Việc
đổi mới nội dung và hình thức hoạt động vẫn chưa theo kịp yêu cầu [53, tr.
17].
Công tác xây dựng Đảng, chính quyền còn một số đảng viên sa sót
ý chí, phai nhạt lý tưởng, một Ýt nơi nội bộ mất đoàn kết, trong 5 năm
1996-2000 xử lý kỷ luật 724 đảng viên. Công tác cải cách hành chính

chậm, chất lượng sinh hoạt ở nhiều Đảng bộ chưa cao; công tác quy hoạch
cán bộ và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ còn nhiều vướng mắc về cơ
chế chính sách và thiếu đồng bộ; cơ chế hoạt động giữa Đảng, chính quyền,
mặt trận và các đoàn thể chính trị, xã hội còn một vài đơn vị chưa xác định
rõ về chức năng, nhiệm vụ, nên công tác có lúc còn chồng chéo [53, tr. 18].
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VI tỉnh Đảng bộ Vĩnh
Long đề ra, đòi hỏi phải có sự phấn đấu nỗ lực của toàn hệ thống chính trị
và nhân dân trong tỉnh, nhưng các TCCSĐ nông thôn có vai trò vị trí quan
trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ, để nhằm phát huy


24

mặt làm được, khắc phục những mặt còn hạn chế, từng bước nâng cao chất
lượng lãnh đạo của các TCCSĐ nói chung và các TCCSĐ cấp xã ở Vĩnh
Long trong thời gian tới nói riêng.
1.2.2. Thực trạng chất lượng của các tổ chức cơ sở Đảng cấp xã
ở tỉnh Vĩnh Long
Bước vào giai đoạn mới Vĩnh Long có những thuận lợi:
- Trung ương đã có định hướng dài hạn đối với việc xây dựng cơ sở
hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bằng sông Cửu Long.
- Tiềm năng về lao động, đất đai phong phú, đa dạng, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế mở ra nhiều triển vọng phát triển công nghiệp, khai thác tốt
các lĩnh vực thuộc về nông nghiệp, nền kinh tế tăng trưởng khá.
- Trung ương định ra việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam đã tạo lợi thế so sánh rất lớn đối với tỉnh, tạo nhiều tiềm năng rất lớn
để phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch miệt vườn và thu
hót vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước cũng như nước ngoài.
- Hòa cùng với cả nước và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sự
hội nhập với quốc tế là nhân tố quan trọng để Vĩnh Long phát triển kinh tế

đối ngoại, mở rộng hợp tác đầu tư, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành
phần, khơi dậy và động viên mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.
- Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Long có truyền thống đoàn kết, sáng
tạo trong lao động sản xuất; hệ thống chính trị được kiện toàn, kỷ cương
phép nước được tăng cường.
- Đường lối, chủ trương của Đảng từng bước được thể chế hóa bằng
pháp luật ngày càng đồng bộ và sát hợp với tình hình địa phương.
Song, tỉnh Vĩnh Long cũng còn nhiều khó khăn. Ngoài bốn nguy cơ
được Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII) đã nêu ra và


25

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tiếp tục khẳng định, Vĩnh
Long còn những khó khăn riêng:
- Quá trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới vừa
là lợi thế nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn đối với Vĩnh Long.
- Nền kinh tế của tỉnh quy mô còn nhỏ, tăng trưởng thấp và chưa ổn
định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tỷ trọng nông nghiệp còn lớn, công
nghiệp chưa thật sự trở thành động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác
phát triển. Công nghệ sản xuất phần lớn lạc hậu; chất lượng, tính cạnh tranh
và thị trường tiêu thụ hàng hóa, nhất là hàng nông sản còn nhiều khó khăn.
- Đất hẹp, người đông, tài nguyên, khoáng sản Ýt. Lực lượng lao động
dồi dào nhưng phần lớn chưa qua đào tạo nghề, tỷ lệ lao động thiếu việc
làm còn cao. Khả năng tích lũy của nền kinh tế kém; thu nhập bình quân
đầu người đang tiếp tục giảm dần so với bình quân của cả nước, hạn chế
cho quá trình tích lũy và đầu tư cho sản xuất.
- Cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi thiếu, chưa đáp ứng
yêu cầu CNH, HĐH và khả năng đối tác với các doanh nghiệp trong và
ngoài nước.

- Trong những năm qua các Đảng bộ cấp xã ở Vĩnh Long đã kiên
định mục tiêu, con đường đi lên CNXH mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta
đã lùa chọn, nhất quán với đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và
lãnh đạo. Các Đảng bộ đã quán triệt các quan điểm, nguyên tắc của Đảng
trong công cuộc đổi mới đất nước, từng bước khắc phục khó khăn, năng
động, sáng tạo, từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo của các Đảng bộ
đối với chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở, đẩy mạnh sự
nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; đồng thời làm tốt công tác vận
động nhân dân, đoàn kết dân téc, lương, giáo, đẩy mạnh phát triển kinh tế,
ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Thực hiện tốt phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.


×