Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Khảo sát thực trạng, cải tiến và đánh giá thời gian chờ đợi có thuốc và được tư vấn sử dụng thuốc theo đơn của người bệnh nội trú xuất viện tại bệnh viện quận 11 trong năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

BÙI THỊ HỒNG DANH

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ
THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC VÀ ĐƯỢC TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC
CỦA NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ XUẤT VIỆN
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Tp. HCM – 2018

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

BÙI THỊ HỒNG DANH

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ
THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC VÀ ĐƯỢC TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC
CỦA NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ XUẤT VIỆN
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN DƯỢC PHẨM
Mã số


: 52720401

Hướng dẫn khoa học: DS.CKII ĐÀO DUY KIM NGÀ
ThS. HUỲNH TÂN

Tp. HCM – 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.

Chữ ký SV

SV. BÙI THỊ HỒNG DANH

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa DượcTrường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng như giúp
đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà – Trưởng Khoa Dược Bệnh Viện Quận 11,
Phó trưởng bộ môn Dược Lâm Sàng Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch.
- Ths. Huỳnh Tân, cùng Các Cộng Sự Khoa Dược đã trực tiếp hướng dẫn và
chỉ bảo tận tình cho chúng em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.

Chúng em xin trân trọng cảm ơn:
- Quý Thầy-Cô của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tạo điều kiện cho
Khối Dược Đại học chính quy khóa 2013 có cơ hội học tập nâng cao kiến thức
chuyên môn.
- Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ chúng em trong
suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng

năm 2018.

Chữ ký SV

SV. BÙI THỊ HỒNG DANH

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ .................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.........................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ.................................................................................................3
1.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................................5
1.2.1. Điều trị nội trú ...................................................................................................5
1.2.2. Quy trình xuất viện............................................................................................6
1.2.3. Kê toa thuốc sau điều trị nội trú ........................................................................9

1.2.4. Tổng quan về quản lý chất lượng bệnh viện ...................................................10
1.2.5. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tại Bệnh viện ................11
1.2.6. Một số mô hình quản lý chất lượng bệnh viện đạt hiệu quả tại Việt Nam .....12
1.2.7. Tổng quan quy trình phát thuốc và tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh xuất
viện tại bệnh viện quận 11 .......................................................................................13
1.3. TỔNG QUAN BỆNH VIỆN QUẬN 11 ............................................................20
1.3.1. Vài nét về Bệnh viện .......................................................................................20
1.3.2. Vài nét về Khoa Dược Bệnh viện Quận 11.....................................................23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................28
2.1. ĐỐI TƯỢNG .....................................................................................................28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................28
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................28
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................28
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................28

iv


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................28
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................29
2.2.3. Mẫu nghiên cứu...............................................................................................29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...............................................................32
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT .....................................................................................32
3.1.1. Duyệt phiếu .....................................................................................................32
3.1.2. Soạn thuốc và chuẩn bị thuốc cho người bệnh ...............................................36
3.1.3. Phát thuốc và tư vấn sử dụng thuốc cho người bênh nội trú xuất viện ...........42
3.2. BÀN LUẬN .......................................................................................................46
3.2.1. Duyệt phiếu .....................................................................................................46
3.2.2. Soạn thuốc .......................................................................................................46
3.2.3. Thời gian phát thuốc và tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh xuất viện tại

các khoa .....................................................................................................................46
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................48
4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................48
4.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................48
4.2.1. Những hạn chế, khó khăn................................................................................49
4.2.2. Đề xuất ............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................51

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Thuật ngữ Tiếng Việt

BS

Bác sĩ

BV

Bệnh viện

BVQ11

Bệnh viện Quận 11

CB


Chữa bệnh

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐD

Điều dưỡng

KB

Khám bệnh

KD

Khoa Dược

KLS

Khoa lâm sàng

NB

Người bệnh

TTT

Thông tin thuốc


TVSDT

Tư vấn sử dụng thuốc

HĐTVĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

QLCL

Quản lý chất lượng

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Quy trình phát thuốc và tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh xuất viên. . 14
Hình 2.3. Nhân viên kho nội viện soạn thuốc cho các khoa phòng. ........................... 17
Hình 2.4. Nhãn thuốc của thuốc xuất viện. .................................................................. 17
Hình 2.5. Phiếu công khai thuốc-VTYT. ..................................................................... 18
Hình 2.6. Một phần thuốc xuất viện của một người bệnh. .......................................... 19
Hình 2.7. Phát thuốc và tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh xuất viện. ................. 20
Hình 2.8. Bệnh viện Quận 11. ...................................................................................... 21
Hình 2.9. Tập thể Khoa Dược Bệnh viện Quận 11. .................................................... 23
Hình 2.10. Các công cụ phân tích hỗ trợ chuyên môn. ............................................... 25
Hình 2.11. Hoạt động dược tại khoa lâm sàng. ........................................................... 26
Hình 2.12 . Quy trình lấy mẫu ...................................................................................... 30
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện số phiếu các khoa lâm sàng trong thời gian 8h00 đến
9h50. .............................................................................................................................. 33

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % số phiếu các khoa lâm sàng trong thời gian 8h00
đến 9h50......................................................................................................................... 33
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện số phiếu các khoa lâm sàng trong thời gian sau 10h00. .. 34
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % số phiếu các khoa lâm sàng trong thời gian sau
10h00. ............................................................................................................................ 35
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % tổng số phiếu lĩnh các khoa lâm sàng trong 2
khoảng thời gian quy định khảo sát. ............................................................................. 36
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện thời gian soạn thuốc trung bình cho các khoa. ............... 41
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người bệnh được phục vụ xuất viện tại 2 khoa Tim
mạch và Nội tổng hợp so với tổng số người bênh xuất viện........................................ 43
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện thời gian phát thuốc cho người bệnh xuất viện tại các
khoa. ............................................................................................................................... 45
vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Bảng số liệu về số lượng phiếu lĩnh thuốc xuất viện của các khoa lâm
sàng trong thời gian từ 8h00 đến 9h50. .....................................................................32
Bảng 3.2. Bảng số liệu về số lượng phiếu lĩnh thuốc xuất viện của các khoa lâm
sàng trong thời gian sau 10h00. ................................................................................34
Bảng 3.3. Bảng số liệu về tổng số phiếu lĩnh thuốc xuất viện các khoa lâm sàng
trong 2 khoảng thời gian theo quy định khảo sát. .....................................................35
Bảng 3.4. Thời gian soạn thuốc cụ thể của từng khoa. .............................................41
Bảng 3.5. Thời gian soạn thuốc xuất viện cho cáckhoa lâm sàng. ...........................41
Bảng 3.6. Bảng số liệu về tổng số ca xuất viện trong tháng 05 và 06. .....................42
Bảng 3.7. Bảng thời gian soạn thuốc và chuẩn bị thuốc của từng khoa. ..................45
Bảng 3.8. Bảng thời gian trung bình soạn thuốc và chuẩn bị thuốc của các khoa. ..45

viii



Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học - Năm học 2013 – 2018
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ
THUỐC VÀ ĐƯỢC TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC THEO ĐƠN CỦA NGƯỜI BỆNH
NỘI TRÚ XUẤT VIỆN TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017
Bùi Thị Hồng Danh
Hướng dẫn khoa học: DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà
Th.S. Huỳnh Tân
TÓM TẮT
Mở đầu: Thông tư số 19/2013/TT-BYT hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ
khám, chữa bệnh tại bệnh viện. Với mục tiêu lấy người bệnh làm trung tâm, nhân viên y tế
là then chốt của hoạt động khám, chữa bệnh. Cải tiến nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho
người bệnh. Trong đó, có cải tiến thời gian chờ đợi có thuốc của người bệnh mà đặc biệt là
đối tượng nội trú xuất viện.
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng, cải tiến và đánh giá thời gian chờ đợi có thuốc và được tư
vấn sử dụng thuốc theo đơn của người bệnh nội trú xuất viện tại Bệnh viện Quận 11 trong
năm 2017.
Đối tượng: Người bệnh nội trú tại Bệnh viện Quận 11.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang từ tháng 05/2018-07/2018 và xử lý số liệu
bằng Microsoft Excel 2010.
Kết quả: Số phiếu lĩnh chuyển về Khoa Dược trong thời gian từ 8h00 đến 9h50: 169
phiếu, chiếm 55%. Từ sau 10h00: 141 phiếu, chiếm 45%. Thời gian soạn thuốc và chuẩn bị
thuốc xuất viện giữa các khoa chênh lệch không nhiều, từ 10 đến 15 phút. Trong đó Tim
mạch-chuyển hóa nhiều nhất: 16 phút, Nhi ít nhất: 10 phút. Thời gian phát thuốc và tư vấn
sử dụng thuốc cho người bệnh xuất viện tại khoa Nội tổng hợp: 34 phút. Kế đến là Tim
mạch-chuyển hóa, 23 phút. Cuối cùng là Ngoại chấn thương: 8 phút.
Kết luận: Khảo sát nhằm phân tích những khó khăn còn trong quy trình để từ đó đưa ra
những giải pháp cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh.
Từ khóa: Thời gian chờ đợi, nội trú xuất viện.


ix


Final assay for the degree of BS Pharm - Academic year: 2013-2018

SURVER ON PATTERNS, IMPROVEMENTS, AND ASSESSMENTS TIME
WAITING FOR HAVE DRUG AND ADVICE OF USING PRESCRIPTION DRUGS
ON IN-PATIENT DISEAES IN THE HOSPITAL DISTRICT 11 IN 2017
Danh Bui Thi Hong
Supervisor: DS.CKII. Nga Dao Duy Kim
M.S. Tan Huynh

SUMMARY
Introduction: Circular No. 19/2013 / TT-BYT guiding the management of quality of
medical examination and treatment services in hospitals. With a patient-centered approach,
health care workers are the key to medical examination and treatment. Improved to bring
the best benefit to patients. In particular, there is improvement of patient waiting time with
drugs, especially inpatients discharge from hospital.
Objective: To investigate the status, improvement and assessment of medication waiting
time and to be counseled on the use of prescription drugs by inpatients discharged from
hospital at District 11 Hospital in 2017.
Subjects: Inpatient at District 11 Hospital.
Research Methods: Cross-sectional description from May 2018 to July 2018 and data
analysis using Microsoft Excel 2010.
Results: Through the survey, found: the votes transferred to the Faculty of Pharmacy in the
period from 8h00 to 9h50 has 169 votes, accounting for 55%. In the period after 10h00,
there are 141 votes, accounting for 45%. Time to prepare and distribute the medication to
the patient discharge has no significant difference, it is in the range of 10 to 15 minutes, In
which, cardiovascular – metabolics are the most: 16 minutes, pediatrics are the least: 10

minutes. Drug delivery time for patients discharged and prescription drug counseling for
patients discharged in the department of general internal medicine occupy the most time,
34 minutes. Next is cardiovascular-metabolic, 23 minutes, and finally the injury 8 minutes.
Conclusion: The survey aims to analyze the remaining difficulties in the process so that
solutions can be developed that shorten patient waiting time.
Key words: Waiting time, Inpatients discharged.

x


Khóa luận tốt nghiệp

Đặt vấn đề

ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý chất lượng bệnh viện đảm bảo và cải tiến chất lượng khám chữa
bệnh là nhiệm vụ cấp thiết, trọng tâm, được thực hiện xuyên suốt, liên tục và ổn
định của Ngành Y tế. Với nguyên tắc lấy người bệnh làm trung tâm, mục đích của
việc cải tiến là mang lại chất lượng khám dịch vụ y tế tốt nhất, đáp ứng được nhu
cầu được khám, chữa bệnh của người dân. Song song nhiệm vụ đó, việc mang lại sự
hài lòng về chất lượng phục vụ cũng là một việc mà tất cả nhân viên Ngành Y tế
luôn chú trọng thực hiện. Vấn đề thời gian chờ đợi và được tư vấn trong các khâu
thực hiện tại bệnh viện (BV) là một trong những nỗi lo của cả người bệnh (NB) và
các lãnh đạo BV. Đưa ra những cải tiến để giảm thiểu thời gian chờ đợi của NB là
một câu hỏi luôn được các cán bộ trong ngành quan tâm và tìm giải pháp thực hiện
để nâng cao chất lượng trong vấn đề quản lý. Bên cạnh đó, việc tư vấn cho NB cũng
rất quan trọng, tư vấn nhằm giúp cho NB hiểu về những thông tin liên quan đến
thuốc, giúp NB đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụng thuốc. Trong tất cả
các đối tượng được phục vụ trong dịch vụ Y tế thì NB xuất viện cũng là đối tượng
được hướng đến. Việc thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất viện cần được thực

hiện nhanh chóng, hiệu quả, tránh gây phiền hà cho NB. Trong quy trình xuất viện,
giai đoạn lĩnh thuốc sau khi điều trị nội trú, được nhân viên y tế tư vấn sử dụng
thuốc (TVSDT) cũng là một bước cần thiết. Bên cạnh đó phát thuốc cho NB xuất
viện nhằm duy trì phác đồ hiện đang được điều trị và TVSDT nhằm đưa ra các
thông tin cần thiết và hữu ích nhằm mang lại hiệu quả tối đa trong việc sử dụng
thuốc tại nhà sau nằm viện. Tuy nhiên, để có thuốc đến tay NB thì việc thực hiện
không chỉ đơn độc tại khoa Dược (KD) mà có sự kết hợp của các Khoa Lâm sàng
(KLS) và phòng công nghệ thông tin (CNTT) hiện có tại BV. Với sự hỗ trợ của
CNTT thì quy trình được diễn ra một cách liên tục và nhanh chóng. Tuy nhiên, vẫn
còn nhiều khó khăn tồn tại trong việc thực hiện.
Hiện nay, tại các BV những nghiên cứu về khảo sát thời gian chờ đợi và
TVSDT đã được thực hiện. Điển hình đề tài: “Thời gian khám bệnh của người bệnh
tại khoa khám bệnh, Bệnh viện da liễu Trung ương năm 2015”, “Khảo sát thời gian
1


Khóa luận tốt nghiệp

Đặt vấn đề

và chi phí khám bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa Thống nhất Đồng Nai
năm 2014”. Những khảo sát về thời gian đối với dịch vụ ngoại trú nhìn chung đã
được thực hiện tại nhiều BV. Nhưng với dịch vụ điều trị nội trú thì nhận thấy rằng
có rất ít thông tin.
Bệnh viện Quận 11 (BVQ11) là một trong những đơn vị tiến hành khảo sát
thời gian về dịch vụ nội trú. Với mục đích cải tiến chất lượng phục vụ NB trong
khâu phát thuốc cho NB xuất viện, hạn chế tối đa thời gian chờ đợi và tối ưu thông
tin về TVSDT đến NB, đề tài “Khảo sát thực trạng, cải tiến và đánh giá thời
gian chờ đợi có thuốc và được tư vấn sử dụng thuốc theo đơn của người bệnh
nội trú xuất viện tại Bệnh viện Quận 11 trong năm 2017” được thực hiện để tìm

ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công việc, nâng cao chất lượng BV.
Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát thực trạng, cải tiến và đánh giá thời gian chờ đợi có thuốc và được
TVSDT theo đơn của NB xuất viện tại BVQ11 trong năm 2017.
Với 2 mục tiêu cơ bản:
1. Khảo sát thực trạng về thời gian chờ đợi có thuốc và được TVSDT theo
đơn của NB xuất viện;
2. Phân tích những tồn tại, đề xuất những giải pháp cải tiến quy trình và thực
hiện đánh giá lại để thu nhận về chất lượng của những đề xuất đã đưa ra.

2


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Căn cứ Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng BV Việt Nam”.
Với quan điểm chủ đạo của bộ tiêu chí là:“ Lấy người bệnh là trung tâm của hoạt
động điều trị và chăm sóc, nhân viên y tế là then chốt của toàn bộ hoạt động khám,
chữa bệnh”. Bộ tiêu chí được ban hành với mục tiêu chung hướng đến “khuyến
khích, định hướng và thúc đẩy các BV tiến hành các hoạt động cải tiến và nâng cao
chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả và đem lại sự
hài lòng cho NB, người dân và nhân viên y tế, đồng thời phù hợp với bối cảnh kinh
tế - xã hội đất nước”. Triển khai thực hiện phần A, tiểu mục A1.3 trong bộ 83 tiêu
chí “Cải tiến quy trình khám bệnh, đáp ứng sự hài lòng người bệnh”
Căn cứ thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của hội

đồng thuốc và điều trị trong BV. Theo như quy định tại thông tư, hội đồng thuốc và
điều trị (HĐTVĐT) có vai trò “Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử
dụng thuốc”, cụ thể là xác định các vấn đề liên quan đến thuốc trong suốt quá trình
từ khi tồn trữ, bảo quản đến kê đơn, cấp phát và sử dụng bao gồm:
a) Tồn trữ thuốc: Tình trạng trống kho do thiếu kinh phí, tồn kho do hệ thống
cung ứng yếu kém;
b) Bảo quản thuốc: Thuốc không bảo đảm chất lượng do điều kiện bảo quản
không đúng và không đầy đủ;
c) Kê đơn: kê đơn thuốc không phù hợp với tình trạng bệnh lý của người
bệnh; người kê đơn không tuân thủ danh mục thuốc, không tuân thủ phác đồ, hướng
dẫn điều trị, không chú ý đến sự tương tác của thuốc trong đơn;
d) Cấp phát thuốc: nhầm lẫn, không thực hiện đầy đủ 5 đúng (đúng thuốc,
đúng người bệnh, đúng liều, đúng lúc, đúng cách).

3


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

HĐTVĐT còn thực hiện việc “Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và
các sai sót trong điều trị” trong chu trình sử dụng thuốc tại bệnh viện từ giai đoạn
chẩn đoán, kê đơn của thầy thuốc, chuẩn bị và cấp phát thuốc của dược sĩ, thực hiện
y lệnh và hướng dẫn sử dụng của điều dưỡng (ĐD), sự tuân thủ điều trị của NB
nhằm bảo đảm an toàn cho NB trong quá trình điều trị.
Căn cứ thông tư 22/2011/TT-BYT về quy định tổ chức và hoạt động của
khoa Dược Bệnh viện, xác định vai trò của người dược sĩ (DS) lâm sàng trong việc
tư vấn, thông tin thuốc :
a) Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong BV, triển khai mạng lưới theo

dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốn của thuốc và công tác cảnh giác
dược.
b) Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho HĐTVĐT, cán bộ y tế và NB.
c) Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại
trú nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
d) Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong BV; chịu trách nhiệm
tính toán hiệu chỉnh liều đối với NB cần điều chỉnh liều; được quyền xem xét thay
thế thuốc (nếu phát hiện thấy có tương tác trong kê đơn, kê đơn cùng hoạt chất,
thuốc trong kho của KD hết) bằng thuốc tương đương đồng thời thông tin lại cho
khoa lâm sàng biết và thống nhất việc thay thế thuốc.
Căn cứ thông tư 54/2017/TT-BYT về ban hành bộ tiêu chí ứng dụng công
nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh (KB), chữa bệnh (CB). Thực hiện các tiêu
chí có cầu nối liên quan đến NB và đến thuốc.
Căn cứ “Luật khám, chữa bệnh” năm 2009 của Quốc hội khóa 12 quy định
quyền và nghĩa vụ của NB, người hành nghề KB, CB và cơ sở KB, CB.
Căn cứ thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 06 năm 2011 quy định về
hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở có giường bệnh. Thông tư có những
hướng dẫn cụ thể các bước liên quan đến việc sử dụng thuốc, từ hướng dẫn cách

4


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

thầy thuốc thực hiện kê đơn thuốc, tổng hợp thuốc tại khoa lâm sàng, nhiệm vụ của
KD trong quy trình thực hiện,...

1.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2.1. Điều trị nội trú
NB điều trị nội trú được thực hiện trong những trường hợp sau:
a) Có chỉ định điều trị nội trú của người hành nghề thuộc cơ sở KB, CB;
b) Có giấy chuyển đến cơ sở KB, chữa bệnh từ cơ sở KB, CB khác.
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc vào, chuyển hoặc ra
khỏi cơ sở KB, CB, chuyển khoa phải bảo đảm kịp thời và không gây phiền hà cho
NB.
 Quy trình điều trị nội trú theo quy định của Bộ Y tế:
a) Nhận NB vào cơ sở KB, CB.
Trường hợp NB mắc nhiều bệnh, người đứng đầu cơ sở KB, CB có trách
nhiệm xem xét, quyết định khoa sẽ tiến hành điều trị;
b) Hướng dẫn NB đến khoa nơi NB sẽ điều trị nội trú.
Việc chuyển khoa được thực hiện trong trường hợp phát hiện người mắc
bệnh mà bệnh đó không thuộc phạm vi chuyên môn của khoa đang tiến hành điều
trị hoặc bệnh liên quan chủ yếu đến chuyên khoa khác.
Các trường hợp sau đây phải chuyển cơ sở KB, CB:
a) Bệnh vượt quá khả năng điều trị và điều kiện vật chất của cơ sở KB, CB
b) Bệnh không phù hợp với phân tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định
của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Theo yêu cầu của NB.
Thủ tục chuyển khoa, chuyển cơ sở KB, CB được quy định như sau:
a) Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, tổng kết toàn bộ quá trình điều trị của NB;

5


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu


b) Nếu chuyển khoa thì chuyển toàn bộ hồ sơ bệnh án của NB đến khoa mới;
nếu chuyển cơ sở KB, CB thì gửi giấy chuyển cơ sở KB, CB, kèm tóm tắt hồ sơ
bệnh án đến cơ sở KB, CB mới.
Khi tình trạng bệnh của NB đã ổn định hoặc NB có yêu cầu được ra khỏi cơ
sở KB, CB và có cam kết của NB hoặc người đại diện của NB, sau khi đã có sự tư
vấn của người hành nghề thì cơ sở KB, CB có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, tổng kết toàn bộ quá trình điều trị của NB;
b) Hướng dẫn NB về việc tự chăm sóc sức khỏe;
c) Chỉ định chế độ điều trị ngoại trú trong trường hợp cần thiết;
d) Quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 16 của
Luật này;
đ) Làm giấy cho NB ra khỏi cơ sở KB, CB.

1.2.2. Quy trình xuất viện
Khi tình trạng bệnh của NB đã ổn định hoặc NB có yêu cầu được ra khỏi cơ
sở khám, chữa bệnh và có cam kết của NB hoặc người thân thì tiến hành làm thủ tục
xuất viện. Các thủ tục này cũng cần được tiến hành nhanh chóng theo quy định của
Bộ Y tế.
Quy trình xuất viện theo Quyết định 1895 của Bộ Y tế [3]:
a. BS điều trị có nhiệm vụ:
- Đánh giá tình trạng sức khỏe, bệnh tật của NB và đề nghị cho ra viện.
- Thông báo cho NB biết tình hình sức khỏe và kết quả điều trị.
b. BS trưởng khoa: thăm khám lại, nhận xét kết quả điều trị và quyết định
cho NB ra viện.
c. Y tá (ĐD) hành chính khoa hoặc y tá (ĐD) thường trực:
- Làm đầy đủ thủ tục cho NB ra viện.

6



Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

- Nhận lại chăn, màn, quần áo và vật dụng khác; hướng dẫn NB hoặc gia
đình NB thanh toán viện phí.
- Sau khi NB đã thanh toán viện phí, phát giấy ra viện và dặn dò NB về tự
chăm sóc sức khỏe.
- Nộp hồ sơ bệnh án cho phòng kế hoạch tổng hợp theo quy chế lưu trữ hồ sơ
bệnh án.
Quy trình xuất viện tại BV Nhi Đồng 2 – thành phố Hồ Chí Minh [15]:
1. BS điều trị khám, đánh giá tình trạng sức khỏe, bệnh của NB và quyết
định cho xuất viện; giải thích tình trạng sức khỏe, kết quả sau quá trình điều trị NB,
hướng dẫn thân nhân NB tiếp tục điều trị theo toa tại nhà, hẹn tái khám,......
2. BS điều trị tổng kết và hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, ghi mã ICD 10, làm giấy
xuất viện, ghi toa thuốc,…
3. ĐD hành chánh:
- Tổng kết các khoản để thanh toán viện phí (số ngày nằm viện, giường dịch
vụ, thuốc, xét nghiệm, thủ thuật, y dụng cụ, vật tư tiêu hao,…)
- In bảng kê chi tiết viện phí cho thân nhân ký tên xác nhận và ghi rõ họ tên
4. ĐD chăm sóc:
Thực hiện chỉ định BS trong ngày xuất viện
Hướng dẫn thân nhân NB:
- Dấu hiệu bệnh nặng, biến chứng có thể xảy khi chăm sóc tại nhà.
- Dùng thuốc theo toa.
- Chế độ ăn uống và vận động (tùy theo từng loại bệnh)
- Cách sử dụng dụng cụ và làm mẫu một số kỹ thuật chăm sóc NB (tùy theo
từng loại bệnh)

7



Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

- Tái khám đúng hẹn, mang theo đầy đủ các giấy tờ
5. BS Trưởng / Phó khoa hoặc người được ủy quyền ký duyệt xuất viện. Nếu
không đồng ý duyệt xuất viện, phản hồi cho BS điều trị.
6. ĐD hành chánh đem hồ sơ xuất viện đến phòng Phòng Kế Hoạch Tổng
Hợp
7. BS Trưởng/Phó phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc người được ủy quyền
duyệt xuất viện. Nếu không đồng ý duyệt xuất viện, phản hồi cho BS Trưởng/Phó
khoa và BS điều trị.
8. Nhân viên phòng kế hoạch tổng hợp đóng dấu vào bệnh án, lưu vào phòng
hồ sơ.
9. ĐD hành chánh đem phiếu tổng hợp các khoản viện phí đến phòng tài
chính kế toán
10. Nhân viên phòng Tài chính kế toán nhập thông tin và tính viện phí cho
các NB được xuất viện. Sau khi tính xong thì gọi điện thoại thông báo đến các khoa
có NB xuất viện
11. ĐD hướng dẫn thân nhân NB đến phòng Tài chính kế toán làm thủ tục
thanh toán viện phí
12. Thân nhân NB có khả năng thanh toán đến đóng viện phí tại phòng Tài
chính kế toán → nhận giấy xuất viện và toa thuốc
13. Thân nhân NB không có khả năng thanh toán viện phí, liên hệ ĐD trưởng
khoa NB đang điều trị hoặc tổ Công tác xã hội.
14. NB có BHYT → nhận thuốc tại quầy thuốc BHYT.
NB không có BHYT → mua thuốc tại quầy thuốc trong BV.
15. Thân nhân NB trình giấy xuất viện tại cổng bảo vệ.


8


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

1.2.3. Kê toa thuốc sau điều trị nội trú
Một số nguyên tắc khi thấy thuốc tiến hành kê đơn thuốc cho NB nói
chung:[4]
1. Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
2. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
3. Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ưu
tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
4. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán và điều
trị theo quy định của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa không quá 30 (ba
mươi) ngày, trừ trường hợp quy định kê đơn thuốc gây nghiện; kê đơn thuốc gây
nghiện để giảm đau cho NB ung thư hoặc NB AIDS; kê đơn thuốc hướng thần,
thuốc tiền chất;
5. Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu quy định của Bộ
Y tế.
6. Không được kê vào đơn thuốc các nội dung:
- Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
- Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam,
- Thực phẩm chức năng;
- Mỹ phẩm.
Đối với hình thức kê đơn thuốc đối với NB ngay sau khi kết thúc việc điều
trị nội trú được quy định như sau:
a) Trường hợp tiên lượng NB cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01 (một) đến đủ

07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào Đơn thuốc hoặc Sổ khám
bệnh của NB và Bệnh án điều trị nội trú hoặc phần mềm quản lý NB của cơ sở KB,
CB [9].

9


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

b) Trường hợp tiên lượng NB cần tiếp tục điều trị trên 07 (bảy) ngày người
kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của NB và bệnh án
điều trị ngoại trú hoạc phần mềm quản lý NB của cơ sở KB, CB hoặc chuyển tuyến
về cơ sở KB, CB phù hợp để tiếp tục điều trị [9].
Riêng với trường hợp cơ sở KB, CB khi chẩn đoán xác định NB ung thư
hoặc NB AIDS thì làm Bệnh án điều trị ngoại trú cho NB. Mỗi lần kê đơn thuốc
tối đa 30 (ba mươi) ngày, phải ghi đồng thời 03 đơn cho 03 đợt điều trị liên tiếp,
mỗi đơn không vượt quá 10 (mười) ngày (ghi rõ ngày bắt đầu và kết thúc của đợt
điều trị)[9]. Kê đơn thuốc gây nghiện phải do BS tại cơ sở KB, CB có giường bệnh
điều trị nội trú thực hiện, số lượng thuốc mỗi lần kê đơn tối đa là 10 (mười) ngày sử
dụng)[11].
Việc kê đơn và cấp thuốc cho NB xuất viện phải được lãnh đạo cơ sở khám,
chữa bệnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để tránh xảy ra tình trạng
lạm dụng thuốc trong quá trình kê đơn.

1.2.4. Tổng quan về quản lý chất lượng bệnh viện
Quản lý chất lượng (QLCL) là một tập hợp các kỹ thuật và các công cụ để
cải thiện hiệu suất tổng thể của hệ thống. Hệ thống QLCL toàn diện bao gồm các kỹ
thuật đảm bảo chất lượng; hệ thống quản lý toàn diện với các giá trị, sự tham gia

của toàn thể tổ chức, làm việc theo nhóm, trao quyền và các chu trình cải tiến hướng
tới sự đổi mới và phát triển bền vững. Công tác QLCL nằm trong công tác quản lý
BV đã được thực hiện ngay từ khi thành lập BV. Tuy nhiên, nó cần được hệ thống
hóa, thực hiện theo các phương pháp khoa học phù hợp, đánh giá đo lường được.
Trong những năm gần đây, Bộ Y tế Việt Nam đã tăng cường sự chỉ đạo QLCL và
an toàn NB thông qua các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn.
Các hoạt động về “Quản lý Chất lượng Bệnh viện - An toàn người bệnh” đã
thực sự trở thành một trong những tiêu chí phấn đấu và thực hiện ở các BV ở Việt
Nam. QLCLBV là toàn bộ các khía cạnh liên quan đến NB, người nhà NB, nhân
viên y tế, năng lực thực hiện chuyên môn kỹ thuật; các yếu tố đầu vào, yếu tố hoạt

10


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

động và kết quả đầu ra của hoạt động khám, chữa bệnh. Một số khía cạnh chất
lượng BV là khả năng tiếp cận dịch vụ, an toàn, NB là trung tâm, hướng về nhân
viên y tế, trình độ chuyên môn, kịp thời, tiện nghi, công bằng, hiệu quả… QLCL
nhằm hướng tới thay đổi sáu thành tố của chất lượng bao gồm: - An toàn - Hiệu quả
- NB là trung tâm - Kịp thời - Hiệu suất - Công bằng
Trách nhiệm thực hiện QLCL không những thuộc về ban giám đốc BV,
trưởng các phòng chức năng của BV mà còn có cả các trưởng khoa và các nhân
viên y tế trong BV. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị tiên phong trong triển
khai QLCLBV, đặc biệt là sự chỉ đạo của Sở Y tế đẩy mạnh triển khai đánh giá chất
lượng BV trong các BV nhà nước và BV tư nhân, theo Bộ Tiêu chí đánh giá chất
lượng bệnh viện. Tiến sĩ Tăng Chí Thượng, phó giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ
Chí Minh là một trong những người tiên phong làm công tác QLCL ở Việt Nam.


1.2.5. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tại Bệnh
viện
Để xây dựng được hệ thống quản trị chất lượng trong bệnh viện thành công,
các BV thường phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Phải có sự đồng thuận, quyết tâm và cam kết từ phía lãnh đạo BV.
2. Phải có tất cả đại diện từ từng phòng ban / bộ phận (đơn vị) trong BV
tham gia kiêm nhiệm vào hệ thống.
3. Phải quán triệt đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của BV, sẽ tiến hành
thường xuyên, liên tục và ổn định vì có liên quan đến sự an toàn và hài lòng của cả
nhân viên và NB.
4. Phải lôi kéo được sự tham gia và đồng thuận từ toàn thể tập thể nhân viên
trong BV.
5. Khi tổ chức thực hiện các hoạt động về quản trị chất lượng và an toàn
người bệnh, sẽ lấy NB làm trung tâm và các quyết định liên quan đến hoạt động
quản trị chất lượng và an toàn NB trong BV đều dựa trên cơ sở pháp luật, cơ sở

11


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

khoa học với các bằng chứng cụ thể và đáp ứng nhu cầu thực tiễn nâng cao chất
lượng của BV.

1.2.6. Một số mô hình quản lý chất lượng bệnh viện đạt hiệu quả tại
Việt Nam
Mô hình quản lý chất lượng tại bệnh viện Thủ Đức

Với mục tiêu rút ngắn thời gian chờ đợi tại 4 khoa: Khoa Cấp cứu, Khoa
Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Sinh hóa - Miễn dịch, Khoa Dược, Dự án Lean Hospital
đã được triển khai, bao gồm 4 dự án:
Dự án 1: Cải tiến quy trình cấp phát thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú tại BV
Quận Thủ Đức.
Dự án 2: Rút ngắn thời gian từ lúc NB nhập cấp cứu tới nhập khoa lâm sàng.
Dự án 3: Rút ngắn thời gian chờ đợi kết quả sinh hóa - miễn dịch.
Dự án 4: Rút ngắn thời gian chờ đợi kết quả X-quang.
Dựa trên việc xác định giá trị hữu ích đem lại cho NB, đặt NB làm trung tâm,
dự án đã đạt được 100% mục tiêu đề ra, góp phần đem lại sự hài lòng NB, giảm
lãng phí, nâng cao tinh thần học hỏi, kiến thức, kỹ năng của các nhóm dự án, đóng
góp nhiều ý tưởng cải tiến mới, nâng cao tinh thần làm việc nhóm, tạo nên văn hóa
cải tiến tại BV.
Mô hình quản lý chất lượng tại bệnh viện huyện Nga Sơn –
Thanh Hóa
BV đã thực hiện điều tra đánh giá tình hình thực tế; thảo luận tìm nguyên
nhân gốc rễ, cải tiến chất lượng ”Giảm thời gian chờ tại phòng khám”. Sau hơn 5
tháng, BV tổ chức đánh giá kết quả của các nhóm giải pháp can thiệp. Như vậy sau
167 ngày triển khai, BV đã giảm thời gian khám trung bình của NB xuống 20%.
Đặc biệt nhóm NB phải chờ khám trên 130 phút đã giảm đáng kể. Sau đó, BV tái
đánh giá kết quả lần 2, kết quả cho thấy thời gian chờ khám đã giảm đáng kể. Qua
quá trình cải tiến, BV Nga Sơn đã tạo được môi trường khám bệnh công bằng, sạch
12


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

sẽ, văn minh. Không còn hiện tượng chen lấn, xô đẩy khi khám bệnh. Người già, trẻ

em, người tàn tật, bệnh nặng được ưu tiên trong quá trình khám bệnh.

1.2.7. Tổng quan quy trình phát thuốc và tư vấn sử dụng thuốc cho
người bệnh xuất viện tại bệnh viện quận 11
Kho nội viện của KD BVQ11 hằng ngày phải chuẩn bị thuốc sử dụng nội trú
và giao thuốc đến từng KLS, song song đó nhiệm vụ phát thuốc cho NB xuất viện
và TVSDT cho NB cũng được thực hiện một cách liên tục. Hiện tại kho nội viện
phát thuốc cho NB xuất viện cho các khoa điều trị tại BV. Quy trình phát thuốc như
sau:

13


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

Khoa điều trị
- Điều dưỡng - Khoa điều trị lên phiếu lãnh thuốc
- Gọi điện thoại xuống kho nội viện duyệt phiếu

Kho nội viện - Khoa Dược
-

Duyệt phiếu cho khoa điều trị
In phiếu trên phần mềm
Phiếu công khai thuốc – VTYT
Phiếu lãnh thuốc thường
Soạn thuốc
- In nhãn thuốc cho NB


Khoa điều trị
-

Nhân viên KD
Xem hồ sơ bệnh án, điền thông tin còn thiếu
Chia thuốc theo đơn thuốc
Điều dưỡng khoa điều trị kiểm tra, ký tên phiếu công
khai thuốc

Phòng bệnh – khoa điều trị
- Phát thuốc cho NB
- TVSDT
- NB ký nhận đã lãnh thuốc

Hình 2.1. Quy trình phát thuốc và tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh xuất viên.
Quy trình chi tiết
Bước 1: Duyệt phiếu
- ĐD hành chính trên các KLS tổng hợp thuốc xuất viện của tất cả NB được
BS cho xuất viện trong ngày, tạo thành phiếu lãnh thuốc xuất viện.

14


×